Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Sự gắn kết của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực củ chi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.24 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

DOÃN HUY HIẾU

SỰ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC CỦ CHI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

DOÃN HUY HIẾU

SỰ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC CỦ CHI

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
(KT & QTLVSK)
Mã số: 8310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHAN QUỐC TẤN

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Doãn Huy Hiếu, học viên cao học khóa 27 – Chuyên ngành Kinh tế và
Quản trị lĩnh vực sức khỏe – Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Đầu tiên tôi
gửi lời cám ơn chân thành đến tập thể cán bộ, giảng viên trường Đại học Kinh tế TP.
Hồ Chí Minh vì đã truyền đạt cho tôi những kiến thức, những kinh nghiệm trong suốt
thời gian tôi theo học tại trường, tôi rất trân quý và xem những kiến thức được học là
hành trang theo suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình. Tiếp theo xin gửi lời cám ơn
sâu sắc đến TS. Phan Quốc Tấn – Người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin cam đoan luận văn “Sự gắn kết của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa
khoa khu vực Củ Chi” là công trình nghiên cứu do bản thân tôi tự xây dựng dưới sự
huớng dẫn tận tình của TS. Phan Quốc Tấn. Trong suốt quá trình nghiên cứu, cơ sở
lý thuyết tôi tham khảo được trích dẫn chi tiết trong phần tài liệu tham khảo phía cuối
luận văn này, có nguồn gốc chính thống, kết quả nghiên cứu hoàn toàn trung thực và
chưa được công bổ ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng 7 năm 2019

Tác giả

Doãn Huy Hiếu


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ ................................................................ 01
1.1.
Tổng quan Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi ...................................... 01
1.1.1.

Lịch sử hình thành ................................................................................... 01

1.1.2.

Chức năng ................................................................................................ 02

1.1.3.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bệnh viện................................................................ 04

1.1.4.

Tình hình khám chữa bệnh của bệnh viện ............................................... 05

1.2.

Nhận diện vấn đề ...................................................................................... 06

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 09


1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 10

1.5.

Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 10

1.6.

Ý nghĩa nghiên cứu .................................................................................. 11

1.7.

Kết cấu đề tài ............................................................................................ 11

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ GẮN KẾT CỦA NGƯỜI LAO
ĐỘNG VỚI TỔ CHỨC ............................................................... 13
2.1.

Khái niệm và vai trò về sự gắn kết của người lao động ........................... 13

2.1.1.

Khái niệm về sự gắn kết của người lao động .......................................... 13

2.1.2.

Vai trò và tầm quan trọng của sự gắn kết của người lao động với tổ chức

................................................................................................................. 14

2.2.

Các nghiên cứu có liên quan về ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao
động với tổ chức ....................................................................................... 16

2.2.1.

Các nghiên cứu nước ngoài ..................................................................... 16

2.2.1.1 Mô hình nghiên cứu của Alan M.Saks (2006)....................................... 16


2.2.1.2 Mô hình nghiên cứu của Hassan Jafri (2013) ....................................... 17
2.2.1.3 Mô hình nghiên cứu của Anitha J (2014) .............................................. 18
2.2.2.

Các nghiên cứu trong nước ..................................................................... 19

2.2.2.1 Nghiên cứu của Quan Minh Nhựt và Đặng Thị Kim Loan (2015) ....... 19
2.2.2.2 Nghiên cứu của Phạm Thế Anh và Nguyễn Thị Hồng Đào (2013) ........ 20
2.2.2.3 Nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005) ................................................ 21
2.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa
khoa khu vực Củ Chi ................................................................................ 22

2.3.1.


Môi trường làm việc ................................................................................ 24

2.3.2.

Lãnh đạo .................................................................................................. 25

2.3.3.

Đồng nghiệp ............................................................................................. 26

2.3.4.

Đào tạo và phát triển ............................................................................... 27

2.3.5.

Trả công lao động .................................................................................... 28

2.3.6.

Sự gắn kết vì tình cảm .............................................................................. 29

2.3.7.

Sự gắn kết vì lợi ích ................................................................................. 30

2.3.8.

Sự gắn kết vì đạo đức ............................................................................... 31


CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN SỰ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC CỦ CHI ...................................... 33
3.1.

Tổng quan kết quả nghiên cứu ................................................................. 33

3.1.1.

Kết quả thống kê mô tả ............................................................................ 33

3.1.2.

Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha ..................................... 34

3.1.3.

Kết quả phân tích nhân tố EFA ............................................................... 35

3.2.

Thực trạng sự gắn kết của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu
vực Củ Chi .............................................................................................. 35

3.3.

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên y tế tại
Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi ....................................................... 37

3.3.1.


Môi trường làm việc ................................................................................ 37

3.3.2.

Lãnh đạo ................................................................................................. 40

3.3.3.

Đồng nghiệp ............................................................................................. 44

3.3.4.

Đào tạo và phát triển ............................................................................... 46

3.3.5.

Trả công lao động ................................................................................... 49

3.4.

Đánh giá chung......................................................................................... 56

3.4.1.

Ưu điểm .................................................................................................... 56


3.4.2.


Hạn chế .................................................................................................... 57

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN Y
TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC CỦ CHI ......... 59
4.1.
Cơ sở xây dựng giải pháp ........................................................................ 59
4.1.1.

Mục tiêu phát triển của bệnh viện. ........................................................... 59

4.1.2.

Mức độ tác động của những yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân
viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi ...................................... 59

4.2.

Các giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa
khoa khu vực Củ Chi . ............................................................................. 60

4.2.1.

Giải pháp về chính sách trả công cho người lao động ........................... 60

4.2.2.

Giải pháp về hoàn thiện đào tạo và phát triển ....................................... 68

4.2.3.


Giải pháp về các vấn đề liên quan đến đồng nghiệp ............................... 71

4.3.

Kiến nghị.................................................................................................. 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4
PHỤ LỤC 5
PHỤ LỤC 6
PHỤ LỤC 7
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu, từ viết tắt

Chi tiết

1

BYT

Bảo hiểm y tế


2

ĐKKV

Đa khoa khu vực

3

ĐVT

Đơn vị tính

4

VNĐ

Việt Nam đồng


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Kết quả khám, chữa bệnh của Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi giai
đoạn 2016 - 2018 .........................................................................................................05
Bảng 1.2: Tình hình biến động nhân sự tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi giai
đoạn năm 2016 - 2018 .................................................................................................08
Bảng 1.3: Thống kê nguyên nhân nghỉ việc tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi
năm 2018. ....................................................................................................................08
Bảng 2.1: Thang đo Môi trường làm việc ...................................................................25
Bảng 2.2: Thang đo Lãnh đạo ....................................................................................26
Bảng 2.3: Thang đo Đồng nghiệp ..............................................................................27

Bảng 2.4: Thang đo Đào tạo và phát triển .................................................................28
Bảng 2.5: Thang đo Trả công lao động .....................................................................29
Bảng 2.6: Thang đo Sự gắn kết vì tình cảm ................................................................30
Bảng 2.7: Thang đo Sự gắn kết vì lợi ích ..................................................................31
Bảng 2.8: Thang đo Sự gắn kết vì đạo đức ................................................................31
Bảng 3.1: Bảng thống kê mô tả kết quả khảo sát ........................................................33
Bảng 3.2: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha ..........................................................35
Bảng 3.3: Kết quả khảo sát về Sự gắn kết tình cảm tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ
Chi ...............................................................................................................................36
Bảng 3.4: Kết quả khảo sát về Sự gắn kết lợi ích tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ
Chi ...............................................................................................................................36
Bảng 3.5: Kết quả khảo sát về Sự gắn kết đạo đức tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ
Chi ..............................................................................................................................37
Bảng 3.6: Kết quả khảo sát về yếu tố môi trường tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ
Chi ...............................................................................................................................38
Bảng 3.7: Quy định làm việc tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi ........................ 39
Bảng 3.8: Chi phí về trang thiết bị, văn phòng phẩm và đồng phục tại Bệnh viện Đa
khoa khu vực Củ Chi từ năm 2016 – 2018 .................................................................40
Bảng 3.9: Kết quả khảo sát về yếu tố lãnh đạo tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi
.....................................................................................................................................41
Bảng 3.10: Trình độ chuyên môn và thâm niên của lãnh đạo Bệnh viện giai đoạn từ
năm 2016 - 2018..........................................................................................................42


Bảng 3.11: Kết quả tổng hợp mức độ đồng ý về yếu tố lãnh đạo ...............................43
Bảng 3.12: Kết quả khảo sát về yếu tố đồng nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa khu vực
Củ Chi .........................................................................................................................44
Bảng 3.13: Quy tắc ứng xử giữa đồng nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi
.....................................................................................................................................45
Bảng 3.14: Kết quả khảo sát về yếu tố đào tạo và phát triển tại Bệnh viện Đa khoa

khu vực Củ Chi ...........................................................................................................47
Bảng 3.15: Các chương trình đào tạo tổ chức tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi
từ năm 2016 - 2018 .....................................................................................................48
Bảng 3.16: Kết quả khảo sát về yếu tố trả công lao động tại Bệnh viện Đa khoa khu
vực Củ Chi .................................................................................................................49
Bảng 3.17: Thống kê mức tiền lương tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi và Bệnh
viện Xuyên Á từ năm 2016 – 2018 ............................................................................50
Bảng 3.18: Mức chi trả lương làm thêm ngoài giờ ....................................................52
Bảng 3.19: Mức phụ cấp cho nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi
.....................................................................................................................................53
Bảng 3.20: Các chính sách phúc lợi tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi ............54
Bảng 3.21: Chi phí công đoàn hỗ trợ người lao động bệnh viện từ năm 2016 – năm
2018 .............................................................................................................................55
Bảng 3.22: Các chính sách về khen thưởng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi
.....................................................................................................................................56
Bảng 4.1: Bảng kết quả phân tích hồi quy ..................................................................60
Bảng 4.2: Đề xuất mức phụ cấp cho nhân viên y tế tại Bệnh viện ĐKKV Củ Chi ....63
Bảng 4.3: Đề xuất các chính sách khen thưởng tại Bệnh viện ĐKKV Củ Chi...........64
Bảng 4.4: Đề xuất các chính sách phúc lợi tại Bệnh viện ĐKKV Củ Chi..................66
Bảng 4.5: Tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo Bệnh viện .................................................69


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi .......................04
Hình 2.1: Mô hình đánh giá kết quả gắn kết người lao động ......................................16
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của Hassan Jafri, 2013 ...............................................17
Hình 2.3: Mô hình các yếu tố tác động đến gắn kết và tác động của sự gắn kết đến
hiệu suất của người lao động.......................................................................................18
Hình 2.4: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động .............19
Hình 2.5: Mô hình về sự gắn kết của người lao động với tổ chức ..............................20

Hình 2.6: Mối quan hệ về sự thỏa mãn của người lao động và mức độ gắn kết với tổ
chức ............................................................................................................................21
Hình 2.7: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên y tế tại Bệnh
viện Đa khoa khu vực Củ Chi .....................................................................................23



TÓM TẮT
Tiêu đề: Sự gắn kết của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi
Tóm tắt:
Nguồn nhân lực là tài sản quý giá của mọi tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là
trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Nhân viên y tế là một trong những nguồn lực quan
trọng nhất, yếu tố then chốt quyết định đến sự tồn tại và phát triển của bất kì tổ chức
y tế nào.
Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi là một trong những đơn vị đi đầu trong
thành phố Hồ Chí Minh về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sự chuyên nghiệp trong
công tác khám chữa bệnh tại cửa ngõ Tây Bắc thành phố. Do đó, đề tài “Sự gắn kết
của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi” là chìa khóa giúp bệnh
viện có thể phát triển trong thời gian sắp tới thông qua các chính sách nâng cao sự
gắn kết của nhân viên y tế nhằm cải thiện chất lượng, giữ chân và thu hút nhân tài…
Đề tài xác định được những vấn đề hiện nay tại bệnh viện như biến động nhân
sự, “chảy máu chất xám” xảy ra trong những năm gần đây. Vi vậy, tác giả đã nghiên
cứu những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên y tế tại
Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi như: môi trường làm việc, lãnh đạo, đồng nghiệp,
đào tạo phát triển và trả công lao động. Qua đó đưa ra nhận định ưu điểm và hạn chế,
làm cơ sở đề xuất 3 nhóm giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên y tế liên quan
quan đến trả công lao động, đào tạo phát triển và đồng nghiệp.
Mong rằng kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học khách quan giúp cho Ban
giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi hiểu rõ hơn và đưa ra giải pháp thích
hợp nhằm nâng cao sự gắn kết của nhân viên y tế, xây dựng bộ máy nhân sự ổn định,

đạt được các mục tiêu đề ra và từng bước đưa bệnh viện phát triển vững mạnh theo
định hướng.
Từ khóa: sự gắn kết, chăm sóc sức khỏe, bệnh viện.


ABSTRACT
Title: Engagement of Medical staff at Củ Chi General Hospital.
Abtract:
Human Resource is one of the most valuable resources in a business or
an organization, especially in health care area. Medical staff is the most
important and essential factor that can determine the maintain and
development of any health care organization.
Cu Chi General Hospital, one of the leading organizations, provides the
most professional and best services in health care in North West area of Ho
Chi Minh City. Hence, the topic of “Engagement of Medical staff at Cu Chi
General Hospital” indicates the policies that enhance the engagement and
cooperation in order to improve the quality, maintain and attracting the human
resources. Potentially, this can be a support for this hospital’s improvements
in the near future.
This topic identifies the issues in this organization such as turn-over
ratios, loss of potential employees in recent years. Therefore, the writer has
directly research on the factors that can directly affect the engagement of
medical staff such as: working environment, managers, leaders, colleagues,
training, promotion and welfare. Through that, it provides the assumptions on
advantages and disadvantages as a base to suggest three types of solution to
improve the training, welfare and colleagues.
Hopefully the research can be an objective base which can support
Hospital’s Board of Management to have a better view, to establish proper and
appropriate solutions to enhance the engagement of medical staff as well as
maintain the smooth and stable operations in order to reach the targets and

goals also to step-by-step develop as long-term plan.
Key: employee engagement, health care, hospital.


1

CHƯƠNG 1: NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ
1.1

Tổng quan Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi:
Bệnh viện ĐKKV Củ Chi có địa chỉ tại đường Nguyễn Văn Hoài, Ấp Bàu

Tre 2, Xã Tân An Hội, Huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là bệnh viện
được phân loại hạng 2, với qui mô 1.000 giường bệnh, đảm bảo nhu cầu chăm sóc
sức khỏe, khám và điều trị, tiếp nhận cấp cứu cho người dân tại huyện Củ Chi, các
tỉnh lân cận như Bình Dương, Long An, Tây Ninh và cả nước bạn Campuchia.
Năm 2007, Bệnh viện ĐKKV Củ Chi được trao tặng danh hiệu Anh hùng lao
động thời kỳ đổi mới. Tiếp theo vào năm 2014, Bệnh viện được trao tặng Huân
chương lao động hạng 3.
Hiện nay, bệnh viện đang trên lộ trình đi đến tự thu tự chi về tài chính hoàn
toàn, hoạt động dưới sự quản lý của Sở Y tế và Ủy ban nhân dân Thành phố. Dự án
tân trang bệnh viện cũng đã được thông qua và được khởi công từ đầu năm 2018.
1.1.1 Lịch sử hình thành:
Huyện Củ Chi nằm ở ngoại thành thuộc cửa ngõ Tây Bắc thành phố Hồ Chí
Minh, cách vị trí trung tâm 36 km về hướng Tây Bắc, với tổng diện tích 434,9 km2
và dân số 294.293 người, nơi nối liền thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Tây Ninh và
sang nước Campuchia bằng tuyến đường Xuyên Á. Hầu hết người dân tại đây sinh
sống làm nghề nông và tiểu thủ công nghiệp.
Năm 1984, nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
người dân, Trung tâm Y tế huyện Củ Chi được thành lập dưới sự quản lý của Huyện

ủy - Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi và Sở Y tế thành phố. Trải qua thời gian đi vào
hoạt động, Trung tâm đã không ngừng phát triển và hoàn thiện, càng ngày càng có
nhiều người dân đến khám và điều trị. Đặc biệt là việc thu hút được số lượng lớn
bệnh nhân từ tỉnh Tây Ninh và nước Campuchia, góp phần hỗ trợ giải quyết vấn đề
quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.
Đến năm 2002, Trung tâm Y tế huyện Củ Chi được xây dựng mới và cải
thiện khoa khám bệnh với diện tích 3.000 m2 với cơ sở vật chất hiện đại nhất lúc


2

đó. Một năm sau đó, số lượng giường bệnh tăng lên thành 200 giường. Đến năm
tiếp theo, Trung tâm xây dựng thêm khu điều trị nội trú mới với qui mô là 3.000
m2, bao gồm 48 phòng và phân bổ 160 giường cho bệnh nhân các Khoa Nội tim
mạch, Nội tổng quát, và Khoa Sản.
Đầu năm 2005, chỉ tiêu giường bệnh tăng lên 400. Nhận được sự quan tâm,
hỗ trợ từ các bệnh viện đầu ngành trong thành phố và Sở Y tế, Trung tâm đã đẩy
mạnh nâng cao về nhân sự và đầu tư cơ sở vật chất để thực hiện đào tạo và chuyển
giao kỹ thuật như dẫn lưu não thất, phẫu thuật u não, cấp cứu chấn thương sọ não,…
và đồng thời các chương trình trọng điểm khác như phẫu thuật nội soi tổng quát,
phẫu thuật thay khớp háng phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, lọc máu ngoài thận,
nội soi khớp vai, tái tạo dây chằng,…
Năm 2007, nhờ vào những tiến bộ vượt bậc, Sở Y tế ban hành quyết định
thành lập Bệnh viện ĐKKV Củ Chi trên cơ sở tách ra từ Trung tâm Y tế huyện, bắt
đầu đi vào hoạt động từ tháng 01/2008 với quy mô 600 giường. Và đến cuối năm
2008 tăng chỉ tiêu thành 800 giường, năm 2009 chỉ tiêu là 1.000 giường để có thể
tiếp nhận và chữa trị cho khoảng hơn 700.000 lượt bệnh hằng năm.
1.1.2

Chức năng:


Bệnh viện ĐKKV Củ Chi hiện có các bác sĩ chuyên khoa nhiều kinh nghiệm
để thực hiện nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho người dân với đầy đủ lĩnh vực như:
khoa Ngoại Chỉnh Hình, khoa Ngoại Niệu, khoa Nội Tiết – Tim Mạch, khoa Ngoại
Thần Kinh, khoa Nội Thần Kinh, khoa Nội Tổng Hợp, khoa Sản, khoa Mắt, khoa
Tai Mũi Họng, khoa Răng Hàm Mặt, khoa Nhi, khoa Y Học Cổ Truyền và khoa Vật
Lý Trị Liệu…
Bệnh viện hiện nay thực hiện thông tuyến BHYT với các cơ sở y tế khám
chữa bệnh cùng tuyến. Bên cạnh đó có áp dụng BHYT khám ngoài giờ để tăng
cường khả năng đáp ứng nhu cầu cho bệnh nhân. Ngoài ra, Khu Khám Bệnh Theo
Yêu Cầu được đưa vào hoạt động với sự tham gia của toàn bộ các bác sĩ có chuyên
môn cao. Đặc biệt, còn có Phòng khám Chuyên gia để thực hiện tư vấn và khám
chuyên sâu theo yều cầu từ bệnh nhân.


3

Hiện nay tất cả các chuyên khoa đã có đầy đủ tại bệnh viện và đủ khả năng
thực hiện các các kỹ thuật chuyên môn cao như:
 Cấp cứu và chuyển viện an toàn cho những trường hợp như: Ngộ độc cấp,
Nhồi máu cơ tim cấp, …
 Phẫu thuật thay khớp gối, khớp háng, thoát vị đĩa đệm, cột sống xâm lấn,…
 Phẫu thuật cắt bỏ u tủy, u nang buồng trứng, u não, …
 Phẫu thuật cắt đại tràng, dạ dày, túi mật, …
 Phẫu thuật nội soi lấy sỏi đường mật, hệ niệu,..
Về cơ sở vật chất hiện nay:
 Máy móc hiện đại như: máy chụp xquang số hóa, máy MRI, máy CT scaner
64 lát cắt, …
 Phòng xét nghiệm có những thiết bị y tế hiện đại, thực hiện các xét nghiệm
huyết học và sinh hóa máu.

 Ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác khám chữa bệnh và quản lý
nhân viên y tế.
Ngoài ra, Bệnh viện quản lý nhân viên y tế, kinh phí, dược, vật tư trang thiết
bị y tế. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ y tế đảm bảo cơ cấu hợp lý,
thực hiện đúng theo các chính sách, qui định của Ngành. Chủ động phối hợp các
Ban ngành, đoàn thể trong huyện Củ Chi để làm công tác truyền thông giáo dục sức
khỏe, phòng chống bệnh tật và tham gia các hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khỏe
nhân dân.


4

1.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bệnh viện:

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ)
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Bệnh viện ĐKKV Củ Chi
1.1.4 Tình hình khám chữa bệnh của bệnh viện
Từ năm 2016 - 2018, Bệnh viện ĐKKV Củ Chi luôn hoàn thành chỉ tiêu kế
hoạch năm, với mục tiêu cải tiến, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ, lấy người
bệnh làm trung tâm, xem người bệnh là khách hàng, an toàn người bệnh là mục tiêu
chính yếu và gia tăng sự hài lòng của người bệnh khi đến khám, chữa bệnh tại đây.
Bệnh viện đã đề ra các giải pháp lớn, điều chỉnh cơ cấu và nâng cao năng lực hệ
thống, đưa dịch vụ có chất lượng đến gần người dân, tập trung thực hiện các chính


5

sách lớn nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu. Đổi mới nội dung,
phương thức hoạt động toàn diện của đơn vị trên cơ sở bảo đảm kinh phí hoạt động
thường xuyên và bổ sung đủ nhân lực để phục vụ sức khỏe nhân dân. Đội ngũ nhân

viên bệnh viện luôn rèn luyện, gắn kết “đức và tài” để thực hiện tốt nhiệm vụ Ngành
y tế.
Bảng 1.1: Kết quả khám, chữa bệnh của Bệnh viện ĐKKV Củ Chi
giai đoạn 2016 - 2018
Chỉ tiêu
Tổng số lượt khám và
chữa bệnh (người)
Tổng số bệnh nhân điều trị
nội trú (người)
Tổng số ca phẫu thuật (ca)

2016

2017

2018

472.231

582.018

627.642

50.272

55.587

56.648

8.623


12.796

10.071

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp)
Nhìn chung, kết quả khám và chữa bệnh tăng dần hàng năm, hay nói cách
khác số lượng bệnh nhân đến bệnh viện để khám, chữa bệnh và điều trị gia tăng
trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018. Đối với tổng số lượt khám chữa bệnh,
năm 2017 đạt 582.018/427.231 người (tăng 23,2% so với năm 2016) và năm 2018
đạt 627.642/427.231 người (tăng 46,9% so với năm 2016). Đối với tổng số bệnh
nhân nội trú trong năm 2017 đạt 55.578/50.272 người (tăng 10,6% so với năm
2016) và năm 2018 đạt 56.648/50.272 người (tăng 12,6% so với năm 2016). Đối với
tổng số ca phẫu thuật, năm 2017 đạt 12.796/8.623 ca (tăng 48,4% so với năm 2016)
và năm 2018 đạt 10.071/8.623 ca (tăng 16,8% so với năm 2016).
Bệnh viện ĐKKV Củ Chi sắp xếp, bố trí khoa khám bệnh hợp lý; tiếp tục cải
tiến Quy trình khám bệnh cho bệnh nhân có BHYT, ngoài BHYT, tăng cường khám
trong những ngày, giờ cao điểm. Áp dụng hệ thống công nghệ thông tin, nâng cấp
phần mềm quản lý bệnh viện; triển khai phần mềm quản lý kê toa BHYT. Duy trì


6

thực hiện việc lấy và trả kết quả xét nghiệm tại chỗ cho người bệnh, nhận diện mã
vạch giúp rút ngắn thời gian từ 120 phút còn 61 phút trong tổng quy trình khám,
chữa bệnh, tăng mức độ hài lòng từ người bệnh, giảm thời gian chờ đợi. Kết quả,
lượt bệnh nhân khám bệnh ngoại trú tăng đáng kể (trung bình 2.400 - 2.500 lượt
khám ngoại trú, tăng khoảng 500 lượt bệnh ngoại trú/ ngày và điểm khảo sát hài
lòng người bệnh tăng từ 3,78 lên 4,0 so với cùng kỳ năm 2017).
Ngoài ra luôn duy trì hoạt động Đường dây nóng 24/24 giờ để kịp thời tiếp

nhận và xử lý những phản ánh bức xúc của người bệnh. Duy trì Trạm cấp cứu vệ
tinh 115 tại khoa Cấp Cứu Tổng Hợp để cấp cứu ngoại viện. Công khai số điện
thoại đường dây nóng tại những nơi mọi người dân dễ dàng nhận thấy để phản ánh
khi cần, nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh, bảo đảm công khai và minh bạch
trong quản lý khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế tại đơn vị. Không ngừng
đầu tư trang thiết bị hiện đại cho Khu Khám Bệnh Theo Yêu Cầu, các khoa thực
hiện cận lâm sàng và lâm sàng nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người
dân như: máy giúp thở BIPAP, máy X quang di động, máy đo loãng xương, máy
khoa, cưa sọ cao cấp, kính vi phẫu, C.Arm có phần mềm số hóa nền… Hỗ trợ Trung
tâm y tế Huyện Củ Chi giám sát các dịch bệnh như sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp,
tay, chân miệng, cúm A, Zika... Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho người bệnh
qua các phương tiện truyền thông đại chúng như: Loa phát thanh, tờ rơi, Website
Bệnh viện, Fanpage Facebook Bệnh viện…
1.2

Nhận diện vấn đề:
Theo quan điểm Triết học phương Đông, việc dùng người rất quan trọng, là

một trong những điều tiên quyết của sự thành công: “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.
Nguồn nhân lực cũng chính là tài sản quý giá nhất của mọi doanh nghiệp, tổ chức.
Đặc biệt là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe con người, nhân viên y tế là một trong
những nguồn lực quan trọng nhất, yếu tố then chốt quyết định đến sự tồn tại và phát
triển của bất kì tổ chức y tế nào.
Những năm qua, ngành Y tế nước ta đã có những bước tiến vượt bậc, đặc
biệt là hoạt động khám, chữa bệnh nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.


7

Đóng góp không nhỏ vào thành tựu chung đó là hoạt động của hệ thống Bệnh viện

trên cả nước. Bệnh viện công lập là đơn vị sự nghiệp được Đảng, Nhà nước xây
dựng hệ thống từ trung ương đến địa phương nhằm đảm bảo cho mọi người dân tiếp
cận được các dịch vụ y tế dễ dàng, thuận lợi. Cùng với quá trình toàn cầu hóa, khoa
học công nghệ phát triển không ngừng đã tác động tích cực đến Ngành Y tế cả nước
nói chung và Ngành Y tế TP. Hồ Chí Minh nói riêng. Ngành Y tế TP. Hồ Chí Minh
là một trong những đơn vị mũi nhọn, đi đầu trong cả nước. Đó là sự đa dạng các
loại hình dịch vụ khám và điều trị bệnh, nhiều các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sự
chuyên nghiệp trong công tác khám, chữa bệnh. Bên cạnh những mặt thuận lợi thì
có những khó khăn, thách thức đặt ra đối với các bệnh viện công hiện nay là đội ngũ
y tế phải đáp ứng với nhu cầu khám, điều trị bệnh sử dụng kỹ thuật cao của người
dân,…
Ban Giám đốc Bệnh viện ĐKKV Củ Chi gồm 03 thành viên, có vai trò quyết
định những vấn đề quan trọng như: qui định hoạt động, xây dựng định hướng phát
triển, điều hành toàn bộ các hoạt động và chịu trách nhiệm với cấp trên có thẩm
quyền. Bệnh viện hiện nay có 06 phòng ban, 16 khoa Lâm sàng và 04 khoa Cận lâm
sàng. Các khoa Lâm sàng có tổng số 864 nhân viên, chiếm tỉ lệ: 72,3% (đảm bảo tỷ
lệ là 60 – 65% theo qui định của Thông tư 08/BNV). Các Khoa Cận lâm sàng (Xét
nghiệm, Chống nhiễm khuẩn, Chẩn đoán hình ảnh, Dược): tổng số 163 nhân viên,
chiếm tỉ lệ: 13,6% (chưa đảm bảo tỷ lệ 22 – 25% theo qui định của Thông tư
08/BNV) . Khối phòng Hành chính: tổng số 167 chiếm tỉ lệ : (13.9) ~14 % (18 –
65% theo TT 08/BNV)
Bệnh viện ĐKKV Củ Chi nằm tại cửa ngõ thành phố, đây là tuyến đầu tiên
tiếp xúc và giúp người dân huyện Củ Chi cũng như các tỉnh lân cận có thể tiếp cận
với các dịch vụ y tế đơn giản, thuận tiện nhất. Do đó, để đáp ứng được kỳ vọng đặt
ra cho bệnh viện về nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe thì việc xây dựng sự gắn bó của
nhân viên y tế có năng lực chuyên môn, trình độ cao, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình
công tác càng trở nên cần thiết. Thế nhưng, trong thời gian qua, với áp lực cạnh
tranh ngày càng gia tăng từ các cơ sở y tế ngoài công lập, kèm theo chính sách thu



8

hút và duy trì chưa được sâu sắc nên bệnh viện liên tục gặp tình trạng “chảy máu
chất xám” trong những năm gần đây.
Bảng 1.2: Tình hình biến động nhân sự tại Bệnh viện ĐKKV Củ Chi
giai đoạn năm 2016 - 2018
Năm

2016

2017

2018

1.229

1.203

1.201

Số lượng nghỉ việc (người)

48

51

54

Tỷ lệ nghỉ việc (%)


3,9

4,2

4,5

Tổng nhân viên (người)

(Nguồn Phòng Tổ chức cán bộ)
Năm 2016 số lượng người lao động nghỉ việc (ngoại trừ nghỉ hưu) là 48
người, tương ứng tỷ lệ là 3,9%, năm 2017 số lượng người lao động nghỉ việc tăng
lên là 51 người, tương ứng tỷ lệ là 4,2%, năm 2018 số lượng người lao động nghỉ
việc là 54 người, tương ứng tỷ lệ tăng lên là 4,5%.
Căn cứ trên tình hình người lao động nghỉ việc năm 2018, đề tài đã có thể
thống kê các nguyên nhân ở bảng 1.3.
Bảng 1.3: Thống kê nguyên nhân nghỉ việc tại Bệnh viện
ĐKKV Củ Chi năm 2018
Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Thu nhập thấp

32

59,3

Cơ hội được đào tạo ít và thăng tiến không rõ ràng

6


11,1

Môi trường làm việc không phù hợp

4

7,4

Quản lý của Ban lãnh đạo

4

7,4

Hoàn cảnh gia đình

3

5,6

Lý do khác

5

9,3

Nguyên nhân

(Nguồn Phòng Tổ chức cán bộ)



9

Năm 2018, số lượng người lao động nghỉ việc chủ yếu là do thu nhập thấp là
32 người với tỷ lệ 56,3%. Tiếp đến là 06 người vì cơ hội thăng tiến không rõ ràng
với tỷ lệ 11,1%, lý do khác với 5 người với tỷ lệ tương ứng 16,6%, môi trường làm
việc không phù hợp và quản lý của Ban lãnh đạo cùng là 04 người với tỉ lệ 7,4%
mỗi nguyên nhân và thấp nhất là hoàn cảnh gia đình với 3 người, tương ứng tỉ lệ
5,6%.
Dựa trên những nguyên nhân nghỉ việc của nhân viên y tế từ Phòng Tổ chức
cán bộ bệnh viện thống kê thì tương đồng với kết quả của một số nghiên cứu như
của Anitha J (2014), Hassan Jafri (2013), Quan Minh Nhựt và Đặng Thị Kim Loan
(2015), Trần Kim Dung (2005)… về sự gắn kết của người lao động và tổ chức. Cụ
thể đối với nghiên cứu của Anitha J (2014) cho rằng 7 yếu tố tác động đến sự gắn
kết của người lao động là: môi trường làm việc, lãnh đạo, quan hệ đồng nghiệp, đào
tạo và phát triển, trả công lao động, an sinh nơi làm việc và các chính sách và thủ
tục. Bài nghiên cứu của Hassan Jafri (2013) thể hiện sự gắn kết thông qua 4 thành
phần của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực là: đào tạo và phát triển, đánh giá hiệu
quả công việc, cân bằng giữa công việc và người lao động, khen thưởng. Mô hình
nghiên cứu của Quan Minh Nhựt và Đặng Thị Kim Loan (2015) đề xuất các yếu tố
ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động bao gồm: Lương, Môi trường làm
việc, Phúc lợi và thăng tiến, Đặc điểm công việc, Phong cách lãnh đạo, Sự tuyển
dụng; Sự hứng thú trong công việc. Kết quả nghiên cứu Trần Kim Dung (2005) có 5
yếu tố của thang đo sự thỏa mãn công việc gồm: Tiền lương, Bản chất công việc,
Đào tạo và thăng tiến, Điều kiện làm việc, Lãnh đạo, Đồng nghiệp, Phúc lợi.
Từ đó đề tài thấy rằng, vấn đề tại Bệnh viện ĐKKV Củ Chi là sự gắn kết của
nhân viên y tế cần phải nghiên cứu và đề xuất giải pháp. Điều này dẫn đến sự cần
thiết phải hình thành đề tài “Sự gắn kết của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa
khu vực Củ Chi”.

1.3

Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là đề xuất giải pháp nâng cao sự gắn

kết của nhân viên y tế tại Bệnh viện ĐKKV Củ Chi. Để đạt được mục tiêu chính


10

này, đề tài cần thực hiện những mục tiêu cụ thể như sau:
 Phân tích thực trạng sự gắn kết của nhân viên y tế tại Bệnh viện ĐKKV Củ
Chi
 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên y tế tại Bệnh
viện ĐKKV Củ Chi.
Từ đó đưa ra nhận định ưu điểm và hạn chế của sự gắn kết tại bệnh viện để
làm cơ sở xây dựng và đề xuất các giải pháp khả thi nhằm nâng cao sự gắn kết của
nhân viên y tế và gián tiếp nâng cao hoạt động hiệu quả của Bệnh viện ĐKKV Củ
Chi.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

1.4

 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự gắn kết và các yếu tố ảnh hưởng đến
sự gắn kết của nhân viên y tế tại Bệnh viện ĐKKV Củ Chi.
 Đối tượng khảo sát của đề tài là nhân viên y tế đang làm việc tại Bệnh viện
ĐKKV Củ Chi.
 Phạm vi nghiên cứu:
 Về mặt không gian: đề tài được nghiên cứu tại Bệnh viện ĐKKV Củ Chi.
 Về mặt thời gian:

Dữ liệu thứ cấp: được sử dụng từ các báo cáo tổng kết từ năm 2016 – 2018
của Bệnh viện ĐKKV Củ Chi và Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh.
Dữ liệu sơ cấp: được thực hiện thông qua phát phiếu khảo sát từ tháng 12
năm 2018 đến tháng 02 năm 2019 tại Bệnh viện ĐKKV Củ Chi.
Phương pháp nghiên cứu:

1.5

Đề tài sử dụng hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, cụ thể
như sau:
 Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn
nhóm tập trung bao gồm 02 nhóm: nhóm đầu tiên là Ban Giám đốc bệnh viện, các
trưởng phòng ban chức năng; nhóm thứ hai là nhân viên y tế nhằm xác định các yếu
tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên y tế tại Bệnh viện ĐKKV Củ Chi, đồng


11

thời điều chỉnh thang đo cho phù hợp tại bệnh viện này.
Bên cạnh đó, đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, mô tả từ các
dữ liệu thứ cấp (báo cáo thường niên của bệnh viện...) để phân tích thực trạng các
yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên y tế tại Bệnh viện ĐKKV Củ Chi.
 Phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định độ tin cậy thang đo và
giá trị trung bình thang đo từ việc phát phiếu khảo sát các nhân viên y tế, đồng thời
phân tích để xác định mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của
nhân viên y tế tại Bệnh viện ĐKKV Củ Chi làm cơ sở để đề xuất giải pháp.
1.6

Ý nghĩa nghiên cứu:
Thông qua kết quả nghiên cứu này có thể giúp được lãnh đạo Bệnh viện


ĐKKV Củ Chi có thêm thông tin từ nhân viên về những yếu tố ảnh hưởng đến sự
gắn kết của họ. Qua đó, đề tài hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học
khách quan giúp cho Ban giám đốc Bệnh viện ĐKKV Củ Chi hiểu rõ hơn và đưa ra
giải pháp thích hợp nhằm nâng cao sự gắn kết của nhân viên y tế, xây dựng bộ máy
nhân sự ổn định, đạt được các mục tiêu đề ra và từng bước đưa bệnh viện phát triển
vững mạnh theo định hướng.
Đề tài này cũng có thể là tài liệu tham khảo cho sinh viên liên quan đến
ngành quản trị nguồn nhân lực, quản trị bệnh viện…, và những ai muốn nghiên cứu
chủ đề về sự gắn kết của nhân viên với tổ chức, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, bệnh
viện.
1.7

Kết cấu đề tài:
Đề tài này được bao gồm 04 chương như sau:

 Chương 1: Nhận diện vấn đề
 Chương 2: Cơ sở lý thuyết về sự gắn kết của nhân viên y tế với tổ chức.
 Chương 3: Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của
nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi.
 Chương 4: Giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên y tế tại Bệnh viện
Đa khoa khu vực Củ Chi.


12

Tóm tắt chương 1
Trong chương này, đề tài giới thiệu tổng quan chung về Bệnh viện ĐKKV
Củ Chi bao gồm: lịch sử hình thành, chức năng, cơ cấu tổ chức, tình hình khám
chữa bệnh của bệnh viện.

Kế tiếp, đề tài nhận diện vấn đề liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng sự gắn
kết cho nhân viên y tế tại Bệnh viện ĐKKV Củ Chi và tính cần thiết để hình thành
đề tài.
Ngoài ra, trong chương này đề tài trình bày chi tiết các nội dung liên quan
đến mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu, ý nghĩa của việc nghiên cứu và kết cấu của đề tài.


×