Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu sản phẩm cá tra việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-----------

Nguyễn Thị Thúy Nga

QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG QUÁ TRÌNH XUẤT KHẨU
SẢN PHẨM CÁ TRA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-----------

Nguyễn Thị Thúy Nga

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH
XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CÁ TRA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Hướng Ứng dụng)
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO


TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ với đề tài “Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu
sản phẩm cá tra Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được nêu
trong luận văn là trung thực, mọi trích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nghiên cứu
của luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng

năm 2019

Tác giả Luận văn

Nguyễn Thị Thúy Nga


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
2.1

Mục tiêu chung ............................................................................................... 2


2.2

Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2

3. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 2
5. Phương pháp thực hiện nghiên cứu ................................................................... 3
5.1

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 3

5.2

Phương pháp thu thập dữ liệu ....................................................................... 3

6. Cấu trúc luận văn ................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO ............................ 4
I.

TỔNG QUAN VỀ RỦI RO..................................................................................... 4
1. Khái niệm .............................................................................................................. 4
1.1

Rủi ro .............................................................................................................. 4


1.2

Rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu ............................................. 6


2. Đặc điểm của rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu ............................................ 6
2.1

Rủi ro xảy ra với tần suất lớn hơn................................................................. 6

2.2

Rủi ro xảy ra với mức độ nghiêm trọng hơn ................................................. 7

2.3

Rủi ro ngày càng đa dạng và phức tạp hơn .................................................. 7

3. Rủi ro cơ bản trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu ..................................... 7
3.1

Rủi ro thiên nhiên .......................................................................................... 7

3.2

Rủi ro tỷ giá hối đoái ...................................................................................... 8

3.3

Rủi ro lãi suất ................................................................................................. 8

3.4

Rủi ro biến động giá cả .................................................................................. 8


3.5

Rủi ro cạnh tranh ........................................................................................... 9

3.6

Rủi ro thanh toán ........................................................................................... 9

3.7

Rủi ro tuân thủ ............................................................................................. 11

II. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
XUẤT KHẨU ................................................................................................................ 12
1. Khái niệm ............................................................................................................ 12
2. Sự cần thiết phải quản trị rủi ro trong doanh nghiệp .................................... 13
3. Chương trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp ......................................... 14
3.1

Nhận diện – Phân tích – Đo lường rủi ro ................................................... 14

3.1.1

Nhận diện rủi ro .................................................................................... 14

3.1.2

Phân tích rủi ro ..................................................................................... 17


3.1.3

Đo lường rủi ro ...................................................................................... 18

3.2

Kiểm soát rủi ro (Risk control) .................................................................... 20

3.2.1

Nhóm biện pháp né tránh rủi ro (Risk avoidance) .............................. 20


3.2.2

Nhóm biện pháp ngăn ngừa rủi ro (Risk prevention) ......................... 21

3.2.3

Nhóm biện pháp giảm thiểu rủi ro (Risk reduction) ........................... 21

3.2.4

Nhóm biện pháp đa dạng hóa rủi ro (Risk diversification) ................. 21

3.3

Tài trợ rủi ro (Risk financing) ..................................................................... 21

3.3.1


Chấp nhận rủi ro (Risk retention) và lập quỹ dự phòng để bù đắp tổn

thất nếu rủi ro xảy ra .......................................................................................... 22
3.3.2

Chuyển giao hoặc chia sẻ rủi ro (Risk transfer or sharing) ................ 22

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG QUÁ TRÌNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CÁ TRA VIỆT NAM ............... 25
I.

TỔNG QUAN NGÀNH CÔNG NGHIỆP NUÔI TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÁ

TRA XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM ......................................................................... 25
1. Giới thiệu sơ lược về cá tra và cá tra thương phẩm ....................................... 25
1.1

Cá tra (Pangasius Hypophthalmus) .......................................................... 25

1.2

Cá tra thương phẩm (Pangasius Hypophthalmus Sauvage) ................... 26

1.3

Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về nuôi cá tra xuất khẩu so với các nước

trong khu vực và trên thế giới – Phân tích dựa trên mô hình kim cương của

Micheal Porter (1990) ........................................................................................... 26
1.3.1

Điều kiện về yếu tố sản xuất ................................................................. 26

1.3.2

Các điều kiện cầu .................................................................................. 27

1.3.3

Ngành công nghiệp phụ trợ và tổ chức có liên quan .......................... 27

1.3.4

Chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa ............................ 27

2. Vị thế ngành công nghiệp nuôi trồng - chế biến cá tra trong các ngành xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam ...................................................................................... 28


II. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG CỦA NGÀNH NUÔI TRỒNG VÀ TÌNH HÌNH
XUẤT KHẨU CÁ TRA VIỆT NAM .......................................................................... 29
1. Tiềm năng của ngành nuôi trồng cá tra Việt Nam ......................................... 29
2. Diện tích nuôi trồng và sản lượng khai thác cá tra ......................................... 29
3. Kim ngạch xuất khẩu cá tra .............................................................................. 30
4. Giá cả xuất khẩu ................................................................................................ 31
5. Thị trường tiêu dùng.......................................................................................... 32
5.1


Thị trường nội địa ....................................................................................... 32

5.2

Thị trường xuất khẩu .................................................................................. 33

5.2.1

Thị trường Mỹ........................................................................................ 33

5.2.2

Thị trường Trung Quốc ........................................................................ 34

5.2.3

Thị trường EU ....................................................................................... 34

5.2.4

Thị trường ASEAN ................................................................................ 35

5.2.5

Các thị trường khác ............................................................................... 35

6. Sản phẩm cá tra xuất khẩu ............................................................................... 36
6.1

Các sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh ....................................................... 36


6.2

Các sản phẩm giá trị gia tăng ..................................................................... 36

6.3

Các sản phẩm phụ phẩm ............................................................................ 36

6.4

Các sản phẩm khác ..................................................................................... 37

7. Đối thủ cạnh tranh ............................................................................................. 37
7.1

Cạnh tranh trong ngành cá tra .................................................................. 37

7.2

Cạnh tranh với các sản phẩm thay thế ..................................................... 38

III. THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT KHẨU CÁ TRA TẠI VIỆT NAM ...... 38


1. Các rủi ro thường gặp trong quá trình xuất khẩu sản phẩm cá tra Việt Nam
.............................................................................................................................. 38
1.1


Rủi ro thiên nhiên ........................................................................................ 38

1.2

Rủi ro tỷ giá hối đoái .................................................................................... 38

1.3

Rủi ro lãi suất ............................................................................................... 40

1.4

Rủi ro biến động giá cả ................................................................................ 41

1.5

Rủi ro cạnh tranh ......................................................................................... 43

1.6

Rủi ro trong quá trình thanh toán ............................................................... 43

1.7

Rủi ro pháp lý ............................................................................................... 45

2. Các biện pháp thường được sử dụng trong quản trị rủi ro tại các doanh
nghiệp ......................................................................................................................... 46
1.1


Nhận diện – Phân tích – Đo lường rủi ro .................................................. 46

1.1.1

Nhận diện rủi ro .................................................................................... 46

1.1.2

Phân tích - Đo lường rủi ro .................................................................. 47

1.2

Kiểm soát rủi ro ........................................................................................... 48

1.2.1

Về các biện pháp né tránh rủi ro .......................................................... 48

1.2.2

Về các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro ............................... 48

1.2.3

Về các biện pháp giảm thiểu tổn thất ................................................... 48

1.3

Tài trợ rủi ro ................................................................................................ 48


1.3.1

Chấp nhận rủi ro và lập quỹ dự phòng để tài trợ khi rủi ro xảy ra .... 49

1.3.2

Chuyển giao hoặc chia sẻ rủi ro ........................................................... 49

3. Đánh giá công tác quản trị rủi ro của các doanh nghiệp ............................... 50
3.1

Những kết quả đạt được ............................................................................. 51

3.2

Những hạn chế và nguyên nhân ................................................................. 52


3.2.1

Hạn chế .................................................................................................. 52

3.2.2

Nguyên nhân ......................................................................................... 52

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 56
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CÁ TRA TRONG
THỜI GIAN ĐẾN ............................................................................................................ 57

I.

NHỮNG XU HƯỚNG MỚI TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO

TRÊN THẾ GIỚI VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHO DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CÁ
TRA VIỆT NAM ........................................................................................................... 57
1. Những xu hướng mới trong hoạt động quản trị rủi ro trên thế giới ............. 57
1.1

Về hoạt động nhận diện rủi ro ..................................................................... 58

1.2

Về hoạt động đo lường rủi ro ...................................................................... 59

1.3

Mô hình mới trong quản trị rủi ro .............................................................. 60

2. Định hướng hoạt động quản trị rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra
Việt Nam .................................................................................................................... 61
II. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI
RO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CÁ TRA ...................................... 62
1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về tầm quan
trọng của hoạt động quản trị rủi ro ........................................................................ 63
1.1

Tổ chức các diễn đàn, hội thảo về quản trị rủi ro giúp các doanh nghiệp

nhận thức đúng và đầy đủ về hoạt động quản trị rủi ro ....................................... 64

1.2

Nâng cao nhận thức của các thành viên trong doanh nghiệp về quản trị rủi

ro

....................................................................................................................... 64

2. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực phát hiện và đo lường rủi ro ...... 64
2.1

Nắm bắt đầy đủ thông tin về môi trường hoạt động của doanh nghiệp .... 65


2.2

Thiết lập hệ thống thông tin giám sát rủi ro liên tục .................................. 66

2.3

Xây dựng các chương trình đánh giá, đo lường rủi ro .............................. 67

3. Nhóm giải pháp nhằm phát triển hoạt động quản trị rủi ro trong doanh
nghiệp ......................................................................................................................... 68
3.1

Tổ chức bộ phận chịu trách nhiệm về đánh giá rủi ro ............................... 68

3.2


Xây dựng chương trình quản trị rủi ro ....................................................... 69

3.2.1

Đánh giá rủi ro ...................................................................................... 69

3.2.2

Lập kế hoạch đối phó rủi ro .................................................................. 69

3.2.3

Giám sát và kiểm soát rủi ro ................................................................. 70

3.3

Phân bổ nguồn lực tài chính một cách hợp lý cho hoạt động quản trị rủi ro
....................................................................................................................... 71

3.4

Tăng cường khả năng vận dụng các công cụ quản trị rủi ro .................. 71

3.4.1

Hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ............................................... 71

3.4.2

Hợp đồng phái sinh ............................................................................... 72


3.4.3

Xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả .......................................... 72

3.4.4

Dịch vụ tài trợ thương mại của ngân hàng, như L/C, đặc biệt là nghiệp

vụ bao thanh toán ............................................................................................... 73
3.4.5

Lập dự phòng ......................................................................................... 74

4. Nhóm giải pháp khác ......................................................................................... 76
4.1

Phát triển sự hợp tác với các cơ quan, bộ, ngành ...................................... 76

4.2

Tiến hành các liên kết và tham gia các hiệp hội ........................................ 76

4.3

Đào tạo nguồn nhân lực thực hiện hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro ... 76

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
1.

COSO

Nghĩa đầy đủ Tiếng Việt

Nghĩa đầy đủ Tiếng Anh

Ủy ban thuộc Hội đồng quốc The
gia Hoa Kỳ

Committee

of

Sponsoring Organizations of
the Treadway Commission

2.

DN

Doanh nghiệp

3.

ERM


Quản trị rủi ro doanh nghiệp

Enterprise Risk Management

4.

EU

Liên minh Châu Âu

The

European

Commmunities
5.

EVFTA

Hiệp định thương mại tự do The EU – Vietnam Free
giữa Liên minh Châu Âu – Việt Trade Agreement
Nam

6.

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông Food


and

Agriculture

nghiệp Liên Hiệp Quốc hay Tổ Organization of the United
chức Nông lương Liên Hiệp Nations
Quốc
7.

GLOBAL GAP Bộ tiêu chuẩn về nông trại được Global Good Agricultural
công nhận quốc tế dành cho Practice
việc Thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt

8.

IIA

Hiệp hội Kiểm toán nội bộ Hoa The Institute of Internal
Kỳ

Auditors


9.

IPPF

Chuẩn mực kiểm toán nội bộ


The

International

Professional

Practices

Framework
10. ITC

Trung tâm thương mại quốc tế

International Trade Center

11. ISO

Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế

International

Organization

for Standardization
12. QTRR

Quản trị rủi ro

13. RR


Rủi ro

14. TMCP

Thương mại cổ phần

15. VASEP

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Vietnam

Association

Thủy sản Việt Nam

Exporters

Seafood

of
and

Producers
16. VPA

Hiệp hội cá tra Việt Nam

Vietnam
Association

Pangasius



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Các thị trường xuất khẩu chính của cá tra Việt Nam năm 2017 và 2018………...31
Bảng 3.1 Sự khác biệt giữa mô hình quản trị rủi ro truyền thống và mô hình quản trị rủi ro
trên toàn bộ doanh nghiệp………………………………………………………………...60


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Cá tra (Pangasius Hypophthalmus)…………………………………………..…25
Hình 2.2 Diện tích nuôi thương phẩm và sản lượng thu hoạch cá tra (2012 – 2018)………30
Hình 2.3 Kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam từ 2007 – 2018…………………………..31
Hình 2.4 Tương quan giá nguyên liệu, giá cá giống và giá xuất khẩu cá tra phi lê đông lạnh
năm 2017 – 2018………………………………………………………………………....32
Hình 2.5 Sản lượng cá tra tại một số quốc gia từ năm 2014 – 2018……………………….38
Hình 2.6 Diễn biến lãi suất từ năm 2009 đến Quý 1/2017………………………………...41
Hình 2.7 Diễn biến giá cá tra nguyên liệu size 700 – 900 gr/con tại các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long………………………………………………………………………………...42


QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH XUẤT KHẨU
SẢN PHẨM CÁ TRA VIỆT NAM
TÓM TẮT: Cá tra là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong
thời gian qua. Tuy nhiên, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cá tra vẫn còn gặp nhiều
khó khăn trong quá trình đưa sản phẩm này cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để giải
quyết vấn đề trên, bài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh và phân
tích để tìm hiểu thực trạng rủi ro và hoạt động quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp xuất
khẩu cá tra ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề xuất các
giải pháp cũng như kiến nghị nhằm tăng cường và hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại
các doanh nghiệp này trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Từ khóa: Rủi ro, Quản trị rủi ro, Cá tra, Xuất khẩu, Doanh nghiệp, Việt Nam


RISK MANAGEMENT IN THE PROCESS OF EXPORTING
PANGASIUS PRODUCTS IN VIETNAM
ABSTRACT: Pangasius is one of the key export products of Vietnam in recent years.
However, pangasius export enterprises still face numerous difficulties in the process of
bringing this product to compete in the international market. To solve this problem, this
study has used descriptive, comparative and analytical methods to look at risk and risk
management activities of pangasius export enterprises in the Mekong Delta. On that basis,
the study has proposed solutions as well as recommendations to enhance and improve risk
management activities in these enterprises in the context of international economic
integration.
Keywords: Risk, Risk Management, Pangasius, Export, Enterprise, Vietnam


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cá“tra Việt Nam là loại cá da trơn vô cùng đặc biệt, bởi từ thịt đến mỡ cá đều mang lại
hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe, được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài
nước ưa dùng. Nắm bắt được những ưu thế tối ưu của cá tra, và vai trò của ngành xuất
khẩu cá tra trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước, nhiều doanh nghiệp trong
nước đã mạnh dạn đầu tư và xuất khẩu sản phẩm cá tra ra thị trường nước ngoài như cá
tra phi lê đông lạnh, cùng các sản phẩm giá trị gia tăng có giá trị.”
Thật vậy, sau 20 năm xuất khẩu, cá tra Việt Nam đã có những bước phát triển không
ngừng và mang “tầm vóc” quốc tế. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP)
cho biết, bức tranh xuất khẩu cá tra Việt Nam trong 20 năm qua (1998 – 2018) có nhiều
chuyển biến rất rõ nét, trong đó có sự gia tăng cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu, sự

đa dạng sản phẩm và thị trường xuất khẩu. Đặc biệt giới chuyên môn dự báo, năm 2019,
xuất khẩu cá tra Việt Nam sẽ đạt khoảng 2,4 tỷ USD giá trị kim ngạch xuất khẩu, ghi
nhận kỷ lục mới của ngành sản xuất chế biến xuất khẩu cá tra Việt Nam.
Tuy đã và đang đạt được nhiều thành công, nhưng trong quá trình xuất khẩu cá tra, các
doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro tiềm ẩn đến từ
tác động của nhiều yếu tố trên nhiều phương diện, như sự biến động giá cá tra nguyên
liệu, phương pháp, kĩ thuật nuôi thủ công, công nghệ thay đổi chậm, cũng như các tiêu
chuẩn về mặt chất lượng và môi trường, như chất lượng nguồn nước, chất lượng con
giống, dư lượng kháng sinh, dịch bệnh, … chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến chất lượng cá
tra xuất khẩu trên thị trường thế giới. Hơn nữa, áp lực từ thuế chống bán phá giá cao, rào
cản kỹ thuật gia tăng của cá nước nhập khẩu như Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu
(EU), … và sự cạnh tranh không lành mạnh ở các thị trường như Tây Ban Nha, Romania,
… đã làm cho hình ảnh và chất lượng cá tra trên thị trường quốc tế bị ảnh hưởng tiêu cực.


2

Với đề tài “Quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu sản phẩm cá tra Việt Nam”,
tác giả mong muốn được nghiên cứu chuyên sâu dựa trên các căn cứ khoa học và thực
tiễn để đề xuất các giải pháp nhằm góp phần tháo gỡ các vấn đề nêu trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro, giảm
thiểu tác động tiêu cực, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung, các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể là:
-

Thứ nhất, hệ thống lại những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro trong

doanh nghiệp, nhận diện những rủi ro thường gặp trong quá trình kinh doanh xuất
khẩu cũng như những bài học kinh nghiệm xuất khẩu thủy sản.

-

Thứ hai, phân tích thực trạng quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu cá tra, thu
thập dữ liệu để nhận diện rủi ro và xác định các nguyên nhân gây ra rủi ro đó để có
biện pháp khắc phục.

-

Thứ ba, đề xuất các giải pháp cụ thể, nhằm tăng cường và hoàn thiện hiệu quả của
công tác quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu cá tra Việt Nam trước những thời
cơ và thách thức.

3. Đối tượng nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro và quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu sản phẩm
cá tra Việt Nam.

-

Khách thể nghiên cứu: Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam.

-

Đối tượng khảo sát: Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam.

4. Phạm vi nghiên cứu



3

-

Không gian nghiên cứu: Tác giả nghiên cứu về quản trị rủi ro trong quá trình xuất
khẩu cá tra Việt Nam, trong đó tập trung chủ yếu tại các tỉnh có diện tích nuôi trồng
cá tra lớn như Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre, ... theo công bố
của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).

-

Thời gian thực hiện nghiên cứu: Trong vòng 10 năm từ 2008 – 2018.

5. Phương pháp thực hiện nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu
Để phân tích dữ liệu, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phản ánh
những đặc tính của hiện tượng nghiên cứu thông qua các chỉ tiêu số tương đối, số tuyệt
đối, và số bình quân. Bên cạnh đó, phương pháp so sánh cũng được sử dụng để thấy sự
thay đổi của số liệu qua các năm, là cơ sở để đánh giá bản chất hiện tượng.
5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
Nghiên cứu chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp, được thu thập từ báo cáo kết quả của Hiệp
hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Trung tâm Thương mại Quốc
tế (ITC) từ năm 2008 đến 2018. Ngoài ra, tác giả còn tham khảo thêm các bài báo, tạp
chí về tình hình xuất khẩu cá tra Việt Nam, cũng như báo cáo thường niên được công
bố trên website nội bộ của 05 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam (2010
– 2018) theo báo cáo của VASEP.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung

chính của luận văn gồm 3 chương:
-

Chương 1: Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

-

Chương 2: Thực trạng rủi ro và hoạt động quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu
sản phẩm cá tra Việt Nam

-

Chương 3: Các giải pháp tăng cường hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tại các
doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam trong thời gian đến


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO

I.

TỔNG QUAN VỀ RỦI RO
1. Khái niệm
1.1 Rủi ro
Rủi ro là một khái niệm phổ biến và quen thuộc, hầu như ai cũng có thể biết đến phạm
trù này. Tuy nhiên, hiện nay lại không có một quan điểm thống nhất nào về rủi ro.
Những trường phái khác nhau, các tác giả khác nhau đưa ra các góc nhìn và quan điểm
khác nhau về rủi ro, có thể kế đến hai trường phái tiêu biểu là:
Trường phái truyền thống nhìn nhận rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm

hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể
xảy ra cho con người. Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong
quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát
triển của một doanh nghiệp. Những định nghĩa về rủi ro trong trường phái truyền thống
được đề cập đến như:
Rủi ro là những điều không chắc chắn dẫn đến sự biến đổi bất lợi về lợi nhuận, hay dẫn
đến thua lỗ (Besis, 2002).
Rủi ro là những biến cố xuất hiện một cách ngẫu nhiên gây ra những thiệt hại cho các
chủ thể liên quan (Taleb, 2007).
Rủi ro được định nghĩa trong tài liệu thương mại và kinh doanh là một sự kiện không
chắc chắn, có thể tác động tiêu cực đến việc đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đề
ra (Ojasalo, 2009).
Trường phái trung hòa cho rằng rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủi ro vừa
mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang tới những tổn thất, mất
mát, nguy hiểm cho con người, nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội. Nếu tích
cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế


5

những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai.
Có thể kể đến các định nghĩa về rủi ro như sau:
Theo (Knight, 1922), rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được.
Theo (Willet, 1952), rủi ro là sự bất trắc, liên quan đến xác suất, cụ thể liên quan đến
việc xuất hiện một biến cố không mong đợi.
Theo (Pfeffer, 1956), rủi ro được hiểu là tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường
được bằng xác suất.
Theo (Chance and Brooks, 2010), rủi ro là một thuật ngữ tài chính dùng để đo lường
tính biến động hoặc sự không chắc chắn của một giao dịch hoặc một danh mục.
Ngoài ra, rủi ro cũng là vấn đề thường xuyên được quan tâm bởi các tổ chức, hiệp hội

hành nghề. Do đó, trong các văn bản, tiêu chuẩn được ban hành, rủi ro luôn luôn được
đề cập và định nghĩa một cách rõ ràng để phù hợp với từng ngành nghề và lĩnh vực cụ
thể.
Theo Chuẩn mực kiểm toán nội bộ (IPPF), 2017 của Hiệp hội Kiểm toán nội bộ Hoa
Kỳ (IIA), rủi ro là khả năng của một sự kiện xảy ra sẽ có tác động vào việc hoàn thành
các mục tiêu.
Theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 về hệ thống quản lý chất lượng – các yêu cầu do Tổ
chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành, rủi ro là ảnh hưởng của sự không chắc chắn và
cũng như bất kỳ sự bất định nào cũng có thể có những tác động tích cực hay tiêu cực.
Theo quan điểm của COSO- ERM 2018, rủi ro được định nghĩa trong hệ thống kiểm
soát nội bộ là khả năng mà các sự kiện khi xảy ra sẽ ảnh hưởng đến việc đạt được các
mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích các nghiên cứu trên có thể thấy, dù ít nhiều khác nhau về định nghĩa rủi ro,
song đều đề cập đến cùng ba vấn đề:
Một là, tính ngẫu nhiên của biến cố rủi ro.


6

Hai là, khả năng có thể đo lường được sự xuất hiện của biến cố rủi ro, làm ảnh hưởng
đến mục tiêu của chủ thể một cách tích cực (cơ hội) hoặc tiêu cực (tổn thất). Đây chính
là tính hai mặt của rủi ro.
Ba là, chỉ khi có mục tiêu thì mới có rủi ro, bất kỳ sự thay đổi nào của mục tiêu cũng
sẽ làm thay đổi rủi ro của chủ thể.
Như vậy, có thể kết luận: “Rủi ro là khả năng xuất hiện biến cố ngẫu nhiên (có thể
đo lường được), làm kết quả thực tế sai khác so với kế hoạch.”. Khi có rủi ro, người
ta không thể dự đoán chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định, và
nguy cơ rủi ro xuất hiện bất cứ khi nào cũng có thể dẫn đến khả năng được và mất
không thể đoán trước.
1.2 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu

Hoạt động kinh doanh xuất khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, diễn
ra trên mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề, trong mọi điều kiện của nền kinh tế. Đây là hoạt
động hàm chứa nhiều rủi ro và bất ổn, bởi sự cách biệt về khoảng cách địa lý, sự bất
đồng trong ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán, cũng như môi trường chính trị - luật
pháp giữa các quốc gia, có thể gây nên những xáo trộn bất ngờ và dẫn đến hiệu quả của
doanh nghiệp bị giảm sút một cách nhanh chóng. Do đó, rủi ro trong hoạt động kinh
doanh xuất khẩu thông thường đa dạng và phức tạp hơn hoạt động kinh doanh nội địa.
Vì vậy, có thể đi đến khái niệm về rủi ro xuất khẩu như sau: “Rủi ro trong kinh doanh
xuất khẩu là những bất trắc có thể xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình kinh doanh
xuất khẩu, gây thiệt hại cho doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng cũng có thể đem lại lợi
ích, cơ hội sinh lời nếu doanh nghiệp có chương trình quản trị rủi ro hiệu quả.”.
2. Đặc điểm của rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu
2.1 Rủi ro xảy ra với tần suất lớn hơn
Với môi trường kinh doanh ngày càng biến động, chủ doanh nghiệp luôn phải đối mặt
với nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương. Các nguyên nhân chủ
quan và khách quan ở cả trong nước và nước ngoài đã làm cho rủi ro xảy ra thường


7

xuyên hơn, với tần suất lớn hơn so với kinh doanh trong nước, bởi sự khác biệt về
khoảng cách địa lý, văn hóa, chính trị, kinh tế, và hệ thống pháp lý, …
2.2 Rủi ro xảy ra với mức độ nghiêm trọng hơn
Rủi ro thường gây hiệu quả nghiêm trọng hơn cho nhà kinh doanh xuất khẩu vì hai lý
do chính là giá trị của thương vụ xuất khẩu thường lớn hơn so với các thương vụ kinh
doanh trong nước, và quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu thường liên quan tới nhiều
bên hơn, nên khi xảy ra rủi ro có thể tất cả các bên cùng phải gánh chịu. Tóm lại, mức
độ nghiêm trọng hơn được thể hiện ở phạm vi ảnh hưởng của rủi ro, tổn thất rộng lớn
hơn.
2.3 Rủi ro ngày càng đa dạng và phức tạp hơn

Vốn dĩ hoạt động kinh doanh quốc tế luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro có tính chất phức tạp
hơn so với hoạt động kinh doanh trong nước. Bởi đặc trưng của hợp đồng mua bán
ngoại thương là có yếu tố nước ngoài, thể hiện ở chủ thể của hợp đồng là các bên có
quốc tịch khác nhau hoặc có trụ ở ở các nước khác nhau, hàng hóa là đối tượng của
hợp đồng, thường được di chuyển qua biên giới quốc gia, hoặc từ khu vực pháp lý này
sang khu vực pháp lý khác, đồng tiền tính giá, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ với
một trong các bên, luật điều chỉnh hợp đồng hoặc cơ quan giải quyết tranh chấp
phát sinh từ hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Vì vậy rủi ro xảy ra trong quá trình thực
hiện hợp đồng xuất khẩu đa dạng và phức tạp hơn.
3. Rủi ro cơ bản trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu
3.1 Rủi ro thiên nhiên
Rủi ro thiên nhiên là thiệt hại có thể gây ra về người, tài sản, môi trường sống, các hoạt
động kinh tế, xã hội trong một khoảng thời gian xác định. Đó là những rủi ro do các
thảm họa tự nhiên như lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần, cháy rừng, tình trạng thời
tiết khắc nghiệt (El Nino, La Nina), dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, … Đặc biệt, đối
với những doanh nghiệp mà hàng hóa xuất khẩu mang tính thời vụ, thì khi xảy ra những
sự cố thiên tai, không những làm cho cá nhân doanh nghiệp bị tổn thất nặng nề về giá


8

trị sử dụng và giá trị thương mại của hàng hóa, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển bền
vững của một nền kinh tế.
Mặc dù xã hội loài người đã có những bước phát triển vượt bậc, con người đã có những
cố gắng rất lớn nhằm giảm bớt những nguy cơ đe dọa từ môi trường tự nhiên, nhưng
thực tế cho thấy các hiện tượng thiên tai vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của con người.
Rủi ro thiên nhiên vẫn thường xuyên rình rập cuộc sống của con người.
3.2 Rủi ro tỷ giá hối đoái
Rủi ro tỷ giá hối đoái là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá hối đoái, làm ảnh
hưởng tới doanh thu, hoặc chi phí của doanh nghiệp, qua đó tác động tới tỷ suất sinh

lợi kỳ vọng của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất
khẩu, rủi ro về tỷ giá hối đoái xảy ra khi tỷ giá hối đoái vào thời điểm thanh toán tăng
hoặc giảm so với tỷ giá hối đoái lúc ký kết hợp đồng ngoại thương. Đặc biệt, hiện nay
xu hướng biến động liên tục và bất thường của các đồng tiền sử dụng chủ yếu trong
kinh doanh quốc tế như USD, JPY, EUR ngày càng phổ biến và không có dấu hiệu suy
giảm.
3.3 Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là rủi ro phát sinh do sự biến động của lãi suất gây ra. Rủi ro này xảy đến
khi lãi suất trên thị trường có sự biến động, đặt trong bối cảnh doanh nghiệp có huy
động vốn từ hoạt động vay nợ, làm chi phí lãi vay biến động lớn hơn dự kiến, ảnh hưởng
tới tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào lượng tiền vay của doanh
nghiệp và sự biến động của lãi suất mà mức độ tiêu cực của rủi ro lãi suất cũng sẽ khác
nhau. Hơn nữa, biến động lãi suất gây khó khăn cho việc huy động vốn, ảnh hưởng đến
khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có nguồn vốn vay
chủ yếu từ ngân hàng.
3.4 Rủi ro biến động giá cả
Biến động giá cả hàng hóa cũng là một rủi ro mà các doanh nghiệp phải quan tâm đến.
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, biến động giá cả hàng hóa xảy ra khi giá bán sản


9

phẩm xuống thấp hoặc giá nguyên liệu đầu vào tăng, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh
thu bán hàng hoặc chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Mặt khác, các hợp đồng xuất
khẩu thường được các doanh nghiệp kí trước khi tiến hành mua hàng để xuất khẩu, do
đó khi giá cả biến động, nguyên vật liệu đầu vào tăng, nhưng giá bán sản phẩm đã cố
định từ trước, thì nguy cơ thua lỗ là rất lớn. Ngày nay, biến động giá cả hàng hóa ngày
càng trở nên khó dự đoán, mà nguyên nhân cũng ngày càng khó xác định không chỉ ở
bản thân hàng hóa, mà còn từ sự ảnh hưởng qua lại của các hàng hóa khác.
3.5 Rủi ro cạnh tranh

Rủi ro cạnh tranh có thể xuất hiện do sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng, hay sự
gia tăng số lượng cũng như quy mô của các doanh nghiệp sản xuất trong cùng một
ngành, sẽ tạo áp lực cạnh tranh trong nội bộ ngành. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp
xuất khẩu luôn phải cạnh tranh gay gắt với các nước khác về năng suất, chất lượng, mẫu
mã và giá thành. Mức độ cạnh tranh trong nội bộ ngành càng cao, thì khả năng để một
doanh nghiệp bị thôn tính trên thị trường cũng tăng rất cao. Rủi ro cạnh tranh có thể
xảy ra khi doanh nghiệp gặp bất lợi trong điều kiện:
-

Thiếu thông tin về sản phẩm và công nghệ của đối thủ cạnh tranh.

-

Doanh nghiệp không đưa ra được chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị
trường.

-

Doanh nghiệp không lường trước được sự cạnh tranh không lành mạnh từ phía đối
thủ, hay của hàng giả, hàng nhái, …

Có thể nói rủi ro cạnh tranh có khả năng xảy ra rất cao đối với các doanh nghiệp khi
tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
3.6 Rủi ro thanh toán
Thanh toán quốc tế là một khâu rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
Những rủi ro mà các doanh nghiệp có thể gặp phải là khả năng không thu được hoặc
không thu đủ, đúng hạn tiền hàng. Rủi ro thanh toán thường nảy sinh từ việc áp dụng
các phương thức thanh toán quốc tế.



×