Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ hồ TIÊU tại THỊ xã BUÔN hồ, TỈNH DAK LAK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.65 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ


PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ HỒ TIÊU TẠI THỊ XÃ
BUÔN HỒ, TỈNH DAK LAK

HOÀNG THỊ THU HƯƠNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh
1


Tháng 12/2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ


PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ HỒ TIÊU TẠI THỊ XÃ
BUÔN HỒ, TỈNH DAK LAK

HOÀNG THỊ THU HƯƠNG

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Giáo viên hướng dẫn: Th.S. LÊ VĂN LẠNG

2


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2016
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa kinh tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chi Minh xác nhận khóa luận “Phân tích chuỗi giá trị
hồ tiêu tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Dak Lak” do Hoàng Thị Thu Hương, sinh viên khóa
39, ngành Kinh Doanh Nông Nghiệp, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

LÊ VĂN LẠNG
Người hướng dẫn
(Chữ ký)

Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(chữ ký


(chữ ký

Họ tên)

Họ tên)

tháng

năm

Ngày tháng

3

năm


LỜI CẢM TẠ
Sau thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh, tôi thực hiện bài nghiên cứu khóa luận tôt nghiệp với đề tài: “Phân tích
chuỗi giá trị hồ tiêu tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Dak Lak” nhờ sự dẫn dắt của TS. Lê
Văn Lạng, giảng viên khoa Kinh tế, Trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh.
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã
giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt những năm đại học và trong quá trình thực hiện khóa
luận.
Xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn TS. Lê Văn Lạng đã tận tình chỉ
dạy, dìu dắt tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cơ quan chức năng tại địa phương nơi tôi

thực hiện nghiên cứu và các đáp viên trả lời phỏng vấn đã giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi
điều kiện để tôi hoàn tất quá trình khảo sát, điều tra.
Mặc dù đã rất cố gắng hoàn thành bài khóa luận nhưng do còn nhiều hạn chế
trong kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm để thực hiện bài nghiên cứu khoa học chưa
nhiều và một số điều kiện khách quan khác khiến bài khóa luận còn nhiều sai sót. Rất
mong được sự góp của quý thầy, cô giáo và hội đồng chấm báo cáo để bài khóa luận
được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Thu Hương

4


NỘI DUNG TÓM TẮT
HOÀNG THỊ THU HƯƠNG. Tháng 12 năm 2016. “Phân tích chuỗi giá trị hồ
tiêu tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Dak Lak”.
Khóa luận tìm hiểu về chuỗi giá trị hồ tiêu tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Dak Lak đến
với người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh thông qua các thành phần trung gian.
Trên cơ sở phân tích số liệu điều tra từ 36 nông hộ trồng hồ tiêu, 8 thương lái thu gom
tại địa phương, 4 đại lí thu mua, 2 cơ sở chế biến và 4 cửa hàng bán lẻ, bài khóa luận
đã đưa ra các kết quả đánh giá tình hình hoạt động của các chủ thể tham gia chuỗi trên,
lập ra sơ đồ chuỗi giá trị và phân tích kinh tế chuỗi theo từng kênh phân phối. Từ khảo
sát tình hình thực tế, bài khóa luận cũng đã đưa ra những thuận lợi và khó khăn trong
việc vận hành chuỗi giá trị trên và từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị để chuỗi được hoạt
động với hiệu quả tối ưu nhất.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
1. Hiện tại trong toàn chuỗi giá trị hồ tiêu, người sản xuất còn còn gặp nhiều khó khăn,


bất lợi nhất là ở khâu bán sản phẩm. Sản phẩm từ người sản xuất đến tay người tiêu
dùng phải qua nhiều khâu trung gian làm tăng giá trị gia tăng cho toàn chuỗi.
2. Lợi nhuận và thu nhập chuỗi phân bố không đều giữa các thành phần trong chuỗi, chủ

yếu tập trung cho cơ sở chế biến và cửa hàng bán lẻ.
3. Hồ tiêu là loại cây được đánh giá là cho hiệu quả kinh tế cao, hàng năm loại cây này

cho sản lượng rất cao. Tuy nhiên, loại cây dài ngày này rất khó trồng và dễ nhiễm
bệnh, giá cả giao dịch trong mua, bán còn phụ thuộc nhiều vào thị trường thu mua và
các thành phần khác trong chuỗi.
4. Từ những thuận lợi và khó khăn của tòa chuỗi cần có những giải pháp thiết thực để

cải thiện tình hình, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện việc nâng cấp
chuỗi giá trị.

5


MỤC LỤC
Trang

6


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DT

: Doanh thu

CP


: Chi phí

LN

: Lợi nhuận

TN

: Thu nhập

CSCB

: Cơ sở chế biến

7


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang

8


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang

9



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong giai đoạn đổi mới và phát triển đất nước hiện nay, cùng với sự phát triển
của các ngành công nghiệp, dịch vụ thì ngành nông nghiệp cũng không ngừng phát
triển cả về chất lượng lẫn số lượng, ngày càng đem lại cho người dân sự ấm no và ổn
định. Nói đến những loại cây mang lại giá trị kinh tế lớn trong nông nghiệp hiện nay
thì ta phải kể đến cây công nghiệp dài ngày, đặc biệt là Hồ tiêu. Hồ tiêu là loại cây
công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao, có thể nói là cao nhất nhì trong những năm
gần đây, và nó mang lại hiệu quả lớn, góp phần thúc đẩy người Nông dân ổn định và đi
lên trong cuộc sống.
Là một loại nông sản được ưa chuộng bởi nhiều quốc gia. Trong những năm
2010 đến năm 2012, giá hồ tiêu chuyển biến tăng mạnh từ 42,000 đồng/kg lên đến
115,000 đồng/kg, trong đó các nước xuất khẩu chủ lực như Việt Nam, Indonesia, Ấn
Độ, Malaysia, Brazil… là những nước chiếm đến 80% sản lượng Hồ tiêu toàn cầu đều
bị giảm sản lượng do bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu và sâu bệnh hại, mất mùa…
Hồ tiêu được trồng nhiều ở trên đất nước ta như: Dak lak, Gia Lai, Bình Phước,
Vũng Tàu,…Nhưng nói đến hồ tiêu thì không thể không kể đến Thị xã Buôn Hồ, nơi
đây được mệnh danh là xứ sở hồ tiêu, không chỉ nổi tiếng ở riêng vùng Tây nguyên,
mà còn được rộng mở sang các vùng miền Bắc, Trung, Nam và lan rộng ra tầm quốc
tế. Buôn Hồ là thị xã lớn thuộc tỉnh Dak Lak với tổng diện tích 28.205.89 ha, quỹ đất
đỏ bazan lớn, màu mỡ, có thể trồng nhiều loại cây công nghiệp xuất khẩu chủ lực như
Cà phê, điều,… và đặc biệt rất ưu đãi cho viêc trồng Hồ tiêu, trở thành loại cây công
nghiệp xuất khẩu chủ lực cho cả nước, nơi đây cây Hồ tiêu cho năng suất cao nhất cả
nước, hơn hẳn những vùng trồng tiêu khác như Phú Quốc (Kiên Giang), Vĩnh Linh
(Quảng Trị), Đồng Nai,…
10



Riêng về chất lượng thì nồng độ cay và vị thơm ngon đặc trưng, các chỉ tiêu lí
hóa đều đạt tốt… đã giúp cho hồ tiêu buôn hồ không chỉ chinh phục được thị trường
trong nước mà còn chinh phục được cả những thị trường khó tính như châu Mỹ, Âu,
đưa số nước mà Hồ tiêu Buôn hồ có mặt tên tới hơn 80 quốc gia, bỏ qua các nước có
truyền thống trồng tiêu lâu đời như: Malaixia, Ấn Độ, Indonexia,… Nhưng trước tình
hình đó, một vấn đề đặt ra là Hồ tiêu Việt Nam vẫn đang đứng trước vướng mắc về
quy mô sản xuất còn theo hướng nhỏ lẻ, chưa tập trung, thị trường chưa ổn định, thiếu
tính chủ động, chưa có nhiều nhà thu mua, các phương tiện bảo quản cần thiết đã làm
giảm giá trị của hồ tiêu, hiệu quả kinh tế mang lại vẫn chưa được cao.
Vấn đề đặt ra là cây hồ tiêu đã thực sự đáp ứng được kì vọng của người dân và
chính phủ chưa? Làm thế nào để nông dân chúng ta được yên tâm sản xuất một cách
ổn định, không phải chạy theo giá cả cũng như thị trường biến động? Hiệu quả kinh tế
của cây hồ tiêu đối với nông hộ nói riêng và tỉnh Dak Lak nói chung như thế nào?
Vậy để tìm hiểu rõ hơn về tình hình trồng tiêu, quá trình tiêu thụ sản phẩm cũng như
hiệu quả kinh tế, thuận lợi và khó khăn trong sản xuất Hồ tiêu, đồng thời cũng xác
định rõ những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất, giá cả hồ tiêu để từ đó đưa ra các giải
pháp, biện pháp thích hợp giúp cho bà con nông dân tại thị xã Buôn Hồ không ngừng
tăng năng suất và mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao mức sống của người
dân và thu hẹp dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài “Phân tích chuỗi Giá Trị Hồ Tiêu tại Thị Xã Buôn Hồ, Tỉnh Dak Lak”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích chuỗi giá trị Hồ Tiêu tại Thị Xã Buôn Hồ, Tỉnh Dak Lak.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát thực trạng sản xuất và kinh doanh Hồ tiêu tiêu thụ nội địa của nông
dân trên địa bàn nghiên cứu,
- Xác định Chuỗi Giá Trị và phân tích các thành phần tham gia trong Chuỗi Giá
Trị cây Hồ tiêu tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Dak Lak,
- Đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao Chuỗi Giá Trị và phát triển ngành Hồ
Tiêu tại địa phương.


11


1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện nghiên cứu trong phạm vi không gian ở thị xã Buôn Hồ,
tỉnh Dak Lak.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 9/2016 đến tháng
1/2017. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng bảng câu hỏi phỏng vấn Nông hộ trồng tiêu,
Thương lái và Cơ sở chế biến tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Dak Lak.
1.4. Cấu trúc luận văn
Luận văn chia thành 5 chương, trong đó:
Chương 1: Đặt vấn đề
Chương này đề cập đến lí do chọn đề tài, mục tiêu, ý nghĩa nghiên cứu và phạm
vi thực hiện đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Tổng quan về tài liệu tham khảo.
Mô tả những đặc điểm về địa bàn nghiên cứu như: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội, vị trí địa lí, khí hậu, thủy văn, giáo dục… Giới thiệu về vị trí trồng cây hồ tiêu
cũng như là Chuỗi giá trị và các thành phần chính tham gia trong Chuỗi của mặt hàng
Hồ tiêu.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Giới thiệu một số khái niệm chung về chỉ tiêu kinh tế, chỉ tiêu hiệu quả kinh tế,
phương pháp thu thập số liệu và xử lí số liệu, một số công cụ hỗ trợ trong việc thu
thập, xữ lí, phân tích số liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận:
Phân tích các thành phần tham gia trong chuỗi giá trị và tiến hành thu thâp số
liệu, xữ lí số liệu.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Phần kết luận nêu lại kết quả một cách ngắn gọn, ý nghĩa những nội dung của
khóa luận. phần kết luận sẽ làm nền tảng cho việc đề xuất các kiến nghị, các giải pháp,
chính sách cần thực hiện nhằm nâng cao tính khả thi của vấn đề.

12


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về Thị Xã Buôn Hồ
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lí
Thị xã Buôn Hồ nằm về phía đông bắc tỉnh Đắk Lắk, cách thành phố Buôn Ma
Thuột 42 km. Có tọa độ địa lý: Từ 12046' - 12055' vĩ độ bắc, từ 10802' - 108023' kinh độ
đông.
- Phía đông giáp huyện Krông Năng
- Phía tây giáp huyện Cư M’gar.
- Phía nam giáp huyện Krông Pắc.
- Phía bắc giáp huyện Krông Búk.

13


b) Đặc điểm tự nhiên
Hiện nay, Buôn Hồ đã là "tâm điểm" của vùng chuyên canh cây Hồ tiêu nổi
tiếng, được trải rộng ra các Huyện lân cận, bao gồm Huyện Cư M'gar, Krông Năng, Ea
H'Leo. Ðồng thời, đây cũng là vùng có hệ sinh thái phong phú và đa dạng với các khu
rừng đặc dụng, rừng phòng hộ tiêu biểu như: đèo Hà Lan, rừng thông Buôn Tring...
nên rất có tiềm năng trong việc phát triển du lịch sinh thái, gắn với văn hóa truyền

thống của người dân bản địa. Ở đó Buôn Hồ được coi như một "địa chỉ đỏ" có sức lan
tỏa, ảnh hưởng rộng khắp toàn vùng. Với những đặc trưng đó, Buôn Hồ được xác định
là đô thị kinh tế - sinh thái - văn hóa cấp vùng của tỉnh.
c) Đặc điểm địa hình
Thị xã Buôn Hồ nằm ở độ cao khoảng 650 - 700m, địa hình đồi dốc thoải, chia
cắt nhẹ, thấp dần từ bắc xuống nam, có 2 dạng địa hình chính:
+ Địa hình đồng bằng: Tập trung dọc hai bên đường quốc lộ 14 có độ cao trung
bình 600 – 700 m, thấp dần về phía đông.
+ Địa hình đồi dốc: Tập trung ở khu vực phía tây của thị xã, chia cắt nhẹ, độ
cao trung bình 650 – 750m. Địa hình thấp dần về phía đông. Hiện nay phần lớn diện
tích trồng cây hồ tiêu, cà phê, cao su và cây hàng năm.
Với hai loại địa hình khá rõ rệt tạo thuận lợi cho thị xã trong việc quy hoạch các
vùng cho đô thị (công nghiệp, dịch vụ) và vùng sản xuất nông nghiệp.
b) Thủy văn
Nguồn nước trên địa bàn nhìn chung khá ổn định, rất thuận lợi cho sự phát triển
các loại cây công nghiệp và cây lương thực.
Về nguồn nước mặt: Thị xã Buôn Hồ có nhiều suối và hợp thủy tương đối đều
giữa các khu vực, dòng chảy phân bố không đều. Nguồn nước phân thành hai mùa:
mùa mưa từ tháng 8 -11, mùa cạn từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau. Lượng dòng chảy
mùa cạn chỉ chiếm 20 - 25% tổng lượng dòng chảy cả năm, nên khai thác phục vụ sản
xuất rất hạn chế.
Các con suối chính gồm: suối Krông Búk bắt nguồn từ độ cao 700-800m chảy
theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, lòng suối rộng khoảng 10 mét, hiện nay đã xây
dựng đập thủy lợi Buôn Trinh tưới 150 ha cà phê. Ngoài ra có các suối nhỏ, ngắn, lưu
lượng thấp, khai thác phục vụ sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.
14


Về nước ngầm: Độ dày tầng chứa nước biến động từ 60-160m, trung bình 100m
và giảm dần từ bắc xuống nam. Mực nước ngầm tương đối phong phú, có thể khai thác

phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh, bổ sung cho nguồn nước mặt
ở những vùng khó khăn.
c) Khí hậu
Thị xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc trưng cho vùng Cao
nguyên Nam Trung Bộ, mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa
bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.700mm,
nhiệt độ trung bình là 23,40C rất thuận lợi cho các loại cây công nghiệp như cà phê,
cao su, ca cao, tiêu và cây lương thực như ngô lai, đậu tương và các loại cây ăn trái
khác.
d) Thổ nhưỡng
Diện tích đất đỏ Bazan phì nhiêu, màu mỡ nằm trên địa hình cao từ 600 đến
800m. Ngoài ra, trên địa bàn còn có đất vàng đỏ trên phiến sét, đất vàng trên đá cát,
đất nâu vàng trên đá Bazan và đất dốc tụ thung lũng.
Khí hậu thị xã Buôn Hồ mang đặc tính của khí hậu nhiệt đới gió mùa cao
nguyên. Trong năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ không khí trung
bình năm 23,4oC (Nhiệt độ không khí trung bình cao nhất 26,5 oC và thấp nhất là
20,8oC).
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 92% lượng mưa cả năm.
Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8 và tháng 9 (255mm/tháng). Lượng mưa trung
bình năm 1518mm. Lượng mưa cao nhất là 1890mm, thấp nhất là 1191mm. Mùa mưa
đảm bảo đủ nước cho các loại cây trồng phát triển, tuy nhiên ở những khu vực có độ
dốc lớn dễ bị xói mòn và rửa trôi. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng
mưa chiếm 8% lượng mưa cả năm, nhiều năm không có mưa. Độ ẩm không khí thấp,
lượng bốc hơi lớn làm cho mức độ khô hạn càng trở nên khốc liệt.
Độ ẩm không khí trung bình năm 85% (Độ ẩm không khí trung bình năm cao
nhất 95% và thấp nhất 70%). Hướng gió chủ đạo là gió mùa tây nam (mùa mưa) và
đông bắc (mùa khô).
Nhìn chung, khí hậu Buôn Hồ mát mẻ và trong lành là điều kiện thuận lợi cho
thị xã phát triển du lịch, nhất là du lịch nghỉ dưỡng.
15



2.1.2 Tổng quan về Thị xã Buôn Hồ
Hình 2.1 Tổng quan về Thị xã Buôn Hồ

Thị xã Buôn Hồ được thành lập vào ngày 23/12/2008 theo Nghị định số 07/NĐCP của Chính phủ, là đô thị trung tâm có vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, văn
hóa, khoa học kỹ thuật của khu vực phía Bắc tỉnh Đắk Lắk, có vị trí an ninh quốc
phòng đặc biệt quan trọng nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Buôn Ma Thuột, cách
trung tâm tỉnh lỵ Đắk Lắk 40 km về phía Đông Bắc, chạy dọc theo Quốc lộ 14.
Bên cạnh đó Thị xã Buôn Hồ còn có các tuyến quốc lộ huyết mạch nối liền các
tỉnh Gia Lai, Kon Tum với Thành phố Buôn Ma Thuột. Hệ thống giao thông thuận lợi,
đường ô tô đến hầu hết các trung tâm đông dân cư theo tuyến Quốc lộ 14, quốc lộ 29
và các tuyến đường liên xã, liên phường, thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng
hóa, dịch vụ thương mại.
a) Kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm của Buôn Hồ đạt trên 14%; cơ
cấu nông – lâm - thủy sản chiếm 51,03%; công nghiệp - xây dựng 13,7%; thương mại
- dịch vụ 35,27%.Tổng thu ngân sách năm 2012 là 158,515 tỷ đồng, tăng 121% so với
năm 2009. Huy động đầu tư toàn xã hội trong 3 năm (2010-2012) đạt 3.133 tỷ đồng,
bằng 32,93% so với kế hoạch; tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân/năm đạt 5,7%...Với
những kết quả đã đạt được, năm 2013 thị xã Buôn Hồ vinh dự được Chủ tịch nước trao
16


tặng Huân chương Lao động hạng Nhì. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2012
đạt trên 45.800 tấn. Chăn nuôi tuy bị ảnh hưởng của dịch bệnh gia súc, gia cầm, song
vẫn có sự phát triển cả về tổng đàn và giá trị sản phẩm. Khoa học công nghệ từng bước
được ứng dụng, chuyển giao theo hướng sử dụng giống mới, giống lai với phương
thức canh tác tiên tiến làm cho năng suất một số cây trồng, vật nuôi tăng lên. Bên cạnh
đó, ngành công nghiệp trên địa bàn thị xã cũng đang từng bước phát triển, chủ yếu tập

trung vào chế biến nông sản, khai thác đá xây dựng và phát triển tiểu, thủ công nghiệp
phục vụ nhu cầu của nhân dân trên địa bàn. Trong đó, một số ngành đạt tỷ lệ tăng
trưởng khá như ngành điện, tỷ lệ tăng trưởng bình quân trong 5 năm là 6,19%; đá xây
dựng khai thác, tỷ lệ tăng trưởng bình quân trong 5 năm đạt 19,64%; chế biến cà phê
bột năm 2013 ước đạt khoảng 45 tấn, tỷ lệ tăng trưởng bình quân trong 5 năm là
22,98%.
b) Cỡ sỡ hạ tầng
Trong những năm qua, thị xã Buôn Hồ không ngừng tranh thủ mọi nguồn vốn
từ Trung ương, địa phương đầu tư xây dựng và từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng,
góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.
Xác định hạ tầng giao thông phải đi trước một bước, từ năm 2010 đến nay, thị
xã Buôn Hồ đã triển khai xây dựng 66 công trình, hạng mục, với tổng kinh phí 370 tỷ
đồng từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Trong đó, hệ thống đường giao thông thị xã ngày
càng hoàn thiện, 100% tuyến từ trung tâm thị xã đến các xã, phường; 47% các tuyến
đường chính nội thị và 65% đường liên thôn, buôn, tổ dân phố được nhựa hóa, bảo
đảm giao thông thông suốt.
Cùng với hạ tầng giao thông, Buôn Hồ còn dành nguồn lực thỏa đáng từ ngân
sách đầu tư và tranh thủ các nguồn lực ưu tiên phát triển một số công trình hạ tầng
khác như hệ thống cấp nước, điện… Đến nay, khu vực trung tâm thị xã đã được đầu tư
xây dựng, mở rộng mạng lưới cung cấp nước với 8.000 m 3/ngày, đêm, bảo đảm cho
90% dân cư trung tâm đô thị có nước sinh hoạt; người dân nông thôn được sử dụng
nước sinh hoạt hợp vệ sinh cũng đạt 90%; hệ thống lưới điện được triển khai đến
100% thôn, buôn, tổ dân phố, với 99,7% số hộ trong quy hoạch khu dân cư được dùng
điện…

17


Cơ sở hạ tầng từng bước được hoàn thiện, tạo đà cho thương mại, dịch vụ, công
nghiệp trên địa bàn thị xã phát triển mạnh, từng bước chiếm vai trò chủ đạo trong phát

triển kinh tế của địa phương với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng bình quân
16,6%/năm, riêng năm 2015 ước đạt 2.769 tỷ đồng, gấp 2,1 lần so với năm 2010; giá
trị sản xuất công nghiệp năm 2015 đạt 815 tỷ đồng, tăng hơn 3 lần so với năm 2010…
Thời gian tới, bên cạnh việc đẩy mạnh đầu tư hoàn thiện tiêu chí đô thị loại III,
Thị xã Buôn Hồ chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng vùng nông thôn; thúc đẩy kêu gọi
thu hút đầu tư mở rộng và xây dựng các khu đô thị hành chính - dịch vụ tại các
phường An Lạc, An Bình, Đạt Hiếu, khu đô thị văn hóa thể dục-thể thao tại phường
Đoàn Kết và Thiện An trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt.
c) Văn hóa xã hội
Dân cư
Trên địa bàn thị xã có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống như Ê Đê, GiaRai,
Kinh, Tày…đã tạo nên một nền văn hóa phong tục đa dạng, phong phú, đậm đà bản
sắc dân tộc.
Giáo dục
Thị xã có 3 trường THPT


THPT Buôn Hồ (Đường Quang Trung, Phường An Bình)



THPT Hai Bà Trưng (Đường Chu Văn An, Phường An Bình)



THPT Huỳnh Thúc Kháng (Phường Thống Nhất
11 trường THCS và 25 trường Tiểu học
2.2. Tổng quan về tình hình sản xuất Hồ tiêu
2.2.1. Tình hình sản xuất Hồ tiêu trên thế giới
Trong thập niên qua, ngành hàng Hồ tiêu thế giới thay đổi rất nhanh về sản

lượng và hoạt động xuất khẩu. Đặc điểm nổi bật nhất là giá hồ tiêu và tình trạng không
rõ ràng của tương lai đối với các nước sản xuất Hồ tiêu chủ lực. Tuy nhiên, sau năm
2010, giá Hồ tiêu bắt đầu không còn là vấn đề lo lắng của nước sản xuất, bởi vì nó vẫn
18


biểu thị được xu hướng tăng giá vượt ngưỡng dự báo của nhà quản lý kinh tế và kỳ
vọng của những người sản xuất, những người xuất khẩu tiêu trên toàn thế giới.
Số liệu của 15 năm gần đây cho thấy, không có thêm quốc gia sản xuất Hồ tiêu
mới thuộc loại hình “ông lớn”, trong khi đó có quá nhiều thay đổi xảy ra ở các nước
sản xuất Hồ tiêu truyền thống. Việc mở rộng sản xuất Hồ tiêu nhìn chung chưa có thay
đổi nào, ngoại trừ Việt Nam đã và đang gia tăng diện tích trồng Hồ tiêu từ 36.106 Ha
vào năm 2001 lên đến 57.000ha thu hoạch năm 2015 (hiện đang tăng nhiều hơn), bên
cạnh đó, Trung Quốc tăng diện tích trồng lên đến 14.300 ha. Lý do hiện tượng đứng
yên như vậy xét về tổng thể (overall stagnation), có thể do việc tái điều chỉnh việc mở
rộng sản xuất hồ tiêu tại Ấn Độ vào năm 2008. Chính quyết định này đã dẫn đến sự
giảm đi 50.000 ha theo các dữ liệu của thống kê hàng năm.
Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn là vùng trồng Hồ tiêu lớn nhất với 195.000 ha trên toàn
lãnh thổ. Indonesia duy trì ổn định ở con số 116.000 ha. Việt Nam vừa báo cáo diện
tích trồng tiêu đạt 57.000 ha với tốc độ tăng dần đều theo mỗi năm. Brazil hiện báo
cáo có 45.000 ha trong năm 2004 nhưng giảm xuống còn 35.000 ha vào năm 2006. Từ
2007 đến 2015, thống kê chính thức của Brazil cho con số trồng Hồ tiêu là 20.000 ha.
Sri Lanka tăng diện tích đạt con số 32.470 ha vào năm 2015, đứng hạng tư trong sáu
nước thành viên của IPC có diện tích trồng Hồ tiêu tăng. Mã Lai đạt thấp nhất là
16.300 ha. Diện tích trồng Hồ tiêu của Trung Quốc hiện nay đã đạt con số 25.000 ha.
Sự thay đổi này xét về tổng quát không có ý nghĩa trong các nước khác cũng sản xuất
Hồ tiêu.
Báo cáo của JHA, chuyên viên kinh tế của IPC vào tháng 3/2016 cho biết:
Ngành trồng Hồ tiêu thế giới trong thời gian từ 1996 đến 2015 có sản lượng Hồ tiêu
hạt tăng nhanh, với sự đóng góp tích cực của Việt Nam kể từ năm 2003. Trước đó,

nước dẫn đầu luôn là Ấn Độ và Indonesia. Năm 1990, Việt Nam chỉ đóng góp 4% sản
lượng Hồ tiêu thế giới, nhưng đến năm 2000 là 14%, năm 2003 là 25%. Năm 2015,
Việt Nam đóng góp 32% sản lượng Hồ tiêu thế giới; kế đó là Ấn Độ góp 18%,
Indonesia góp 16%, Malaysia góp 7%, Sri Lanka góp 6% và phần còn lại của thế giới
đóng góp 12%. Trong 10 năm qua, diện tích trồng Hồ tiêu tăng 29% và sản lượng Hồ
tiêu tăng 85%. Sản lượng Hồ tiêu xuất khẩu tăng 204% trong 30 năm qua, có nghĩa là
trung bình mỗi năm tăng được 6,8%. IPC dự đoán Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng 34%
19


sản lượng Hồ tiêu xuất khẩu của mình trong 8 năm tới. Câu hỏi đặt ra là khi nào nhu
cầu tiêu thụ hồ tiêu sẽ bảo hòa? Tranh luận vẫn chưa có lời giải thỏa đáng.

Giá hồ tiêu
Giá Hồ tiêu là mối quan tâm hàng đầu của người trồng, nhà doanh nghiệp và
người tiêu thụ. Giá Hồ tiêu bắt đầu tăng tốc vào đầu thế kỷ 21, với nhiều mô phỏng
suy đoán về giá cả trong tương lai. Một vài nước trồng Hồ tiêu đã không chú ý đến sự
phát triển ngành hàng này, hoặc chỉ mong muốn duy trì cái hiện có mà thôi. Tuy nhiên,
vào năm 2009, giá Hồ tiêu trên thị trường quốc tế có hiện tượng tăng đột biến, vượt cả
dự báo về giá trong tương lai; không ai dám chắc nó sẽ diễn biến như thế nào và tính
ổn định của nó trong tương lai, khi ấy, người ta rất cần có những phân tích mang tính
chất hệ thống.
Hình 2.2. Tình hình giá cả hồ tiêu qua các năm

2.2.2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu Hồ tiêu tại Việt Nam.
a) Diện tích, năng suất, sản lượng gieo trồng Hồ tiêu khu vực Tây Nguyên

(Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, số liệu sơ bộ)
20



21


Bảng 2.1. Tình hình sản xuất Hồ tiêu khu vực Tây Nguyên
Tỉnh
Tây Nguyên

Tổng DT

Trồng mới

DT thu

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(ha)

hoạch (Ha)

(Tạ/Ha)

(tấn)

43.938,90


8.200,50

26.422,20

31,4

83.076,00

82

16

65

15,4

100

Gia Lai

13.104,00

837

10.065,00

39,4

39.650,00


Đắk Lắk

16.074,60

4.289,30

8.056,20

30,7

24.695,00

Đắk Nông

13.896,00

2.758,00

7.798,00

22,7

17.682,00

Lâm Đồng

782,3

300,2


438

21,7

949

Kon Tum

b) Tình hình xuất khẩu Hồ tiêu năm 2015-2016
Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam.
Tính đến hết tháng 10, Việt Nam xuất khẩu được 160.395 tấn H ồ tiêu các
loại, trong đó tiêu đen đạt 142.673 tấn, tiêu trắng đạt 17.722 tấn. Tổng kim
ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt 1 tỷ 298,29 triệu USD, tiêu đen đạt 1 t ỷ 98,36
triệu USD, tiêu trắng đạt 199,93 triệu USD. So với cùng kỳ 2015, l ượng xuất
khẩu tăng 34,3% tương đương 40.966 tấn, trong đó tiêu đen tăng 39.387 tấn,
tiêu trắng tăng 1.579 tấn. Giá trị tăng 14,26% tương đương 162,03 tri ệu USD. Giá
xuất khẩu bình quân tiêu đen 10 tháng đạt 7.698 USD/tấn. tiêu tr ắng đ ạt 11.281
USD/tấn, so cùng kỳ giá xuất khẩu tiêu đen giảm 1.283 USD, tiêu tr ắng gi ảm
1.642 USD.
Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu cao nhất trong tháng cũng như cao nhất từ
trước tới nay sau 10 tháng với 36.439 tấn, chiếm 22,72%. Phúc Sinh cũng là doanh
nghiệp đứng đầu về xuất khẩu Hồ tiêu với giá trị đạt gần 150 triệu USD, chiếm
11,55% tổng lượng xuất khẩu của Hồ tiêu Việt Nam.

22


CHƯƠNG 3
CƠ SỠ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu

3.1.1. Chuỗi Giá Trị
a) Khái niệm Chuỗi Giá Trị
Chuỗi Giá Trị là một hệ trống các hoạt động trao đổi được tổ chức chặt chẽ từ
khâu sản xuất đến tiêu thụ nhằm mục đích tạo ra giá trị và tính cạnh tranh cao hơn.
(Raphael Kaplinsky và Mike Morris, 2006).
Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động
của các chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được một số giá trị nào
đó. Chuỗi các hoạt động cung cấp cho các sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá
trị gia tăng của tất cả các hoạt động cộng lại.
Chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động sản xuất kinh doanh có quan hệ lẫn
nhau, từ việc cung cấp đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến và cuối cùng là sản phẩm
cho người tiêu dùng.
b) Đặc điểm chuỗi giá trị
Trong các chuỗi giá trị có “chức năng” của Chuỗi và cũng được gọi là các khâu
trong Chuỗi. Các khâu chúng ta có thể mô tả cụ thể bằng các “ hoạt động” để làm rõ
các công việc của khâu. Bên cạnh các chức năng ,Chuỗi giá trị có các “thành phần”.
Thành phần là những người thực hiện các chức năng trong Chuỗi, ví dụ như cung cấp
đầu vào cho sản xuất, nông dân sản xuất Hồ tiêu, thương lái vận chuyển hàng hóa,…
Bên cạnh các thành phần Chuỗi giá trị chúng ta còn có các “nhà hỗ trợ giá trị” .
Nhiệm vụ của các nhà hỗ trợ chuỗi giá trị là giúp sự phát triển của Chuỗi bằng cách
tạo điều kiện nâng cấp Chuỗi giá trị.
23


Chuỗi giá trị bao gồm các chức năng trực tiếp như sản xuất hàng hóa cơ bản,
thu gom, chế biến, bán sỉ, bán lẻ, cũng như các chức năng hỗ trợ như cung cấp vật tư
nguyên liệu đầu vào, dịch vụ tài chính, đóng gói và tiếp thị (Sonja Vermeulen et al…
2008) . Khái niệm Chuỗi giá trị bao gồm các vấn đề về tổ chức và điều phối, chiến
lược và mối quan hệ quyền lực của các thành phần khác nhau trong Chuỗi. Chuỗi giá
trị còn gắn liền với các khía cạnh xã hội và môi trường, việc thiết lập (hoặc sự hình

thành) các Chuỗi giá trị có thể gây sức ép tới nguồn tài nguyên thiên nhiên (nước, đất
đai…) có thể làm thoái hóa đất, mất đa dạng sinh học hoặc gây ô nhiễm. Đồng thời sự
phát triển của Chuỗi giá trị có thể ảnh hưởng đến các mối ràng buộc xã hội và tiêu
chuẩn truyền thống.
c) Sơ đồ Chuỗi Giá Trị
Sơ đồ thể hiện các hoạt động sản xuất / kinh doanh (khâu) các thành phần chính
trong Chuỗi và những mối liên kết của họ. Sơ đồ chuỗi giá trị có nghĩa là vẽ một sơ đồ
về hiện trạng của hệ thống Chuỗi giá trị được Thể hiện qua sơ đồ Chuỗi giá trị dưới
đây.
Hình 3.1: Sơ đồ Chuỗi Giá Trị cây Hồ tiêu tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Dak Lak
NÔNG DÂN

THƯƠNG LÁI

ĐẠI LÍ

CHẾ BIẾN
TRONG NƯỚC

CHẾ BIẾN XUẤT
KHẨU

TIÊU DÙNG

XUẤT KHẨU
24


Các thành phần tham gia trong Chuỗi giá trị này đều có một vai trò rất quan
trọng, nếu thiếu bất kì một thành phần nào hay thành phần nào kém hiệu quả đều ảnh

hưởng đến hiệu quả hoạt động của toàn Chuỗi. Trong Chuỗi giá trị cây hồ tiêu thì
người trồng có vai trò rất quan trọng là người cung cấp sản phẩm, nguyên liệu cho
người thu gom, thu mua, đại lí thu mua, công ty hoặc cơ sở chế biến Hồ tiêu. Do đó,
bước đầu tiên để Chuỗi giá trị này hoạt động tốt thì cần phải quản lí tốt khâu này.
Thành phần tiếp theo là nguồn thu gom (gồm người thu gom nhỏ và đại lí thu mua
nông sản) là người thu mua hạt tiêu từ người nông dân và cung cấp nguồn nguyên liệu
cho công ty (cơ sở) chế biến xuất khẩu hoặc trong nước, nếu khâu này hoạt động
không tốt, kém hiệu quả, kinh doanh không lành mạnh sẽ gây cản trở, làm gián đoạn
sự phát triển của Chuỗi. Vì vậy, cần có sự quản lí, giám sát của cơ quan địa phương,
công ty chế biến để Chuỗi phát triển ổn định và hiệu quả hơn. Một thành phần cuối
cùng của Chuỗi có vai trò quan trọng trong việc quyết định sự tồn tại của Chuỗi đó là
công ty chế biến hạt tiêu xuất khẩu; nếu không có người tiêu thụ hạt tiêu thì sẽ không
có sự tồn tại của người thu gom và nông dân trồng tiêu do đó hiệu quả của các thành
phần này rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến các thành phần còn lại trong chuỗi. Vì vậy,
để Chuỗi giá trị này hoạt động hiệu quả hơn thì cần có sự phối hợp tốt giữa các thành
phần trong Chuỗi với nhau, Chuỗi giá trị chỉ đạt được hiệu quả cao nhất khi mỗi thành
phần trong chuỗi cũng có được lợi nhuận cao nhất.
3.1.2. Kênh phân phối hàng hóa
a) Khái niệm
Kênh phân phối là tập hợp những cá nhân hay cơ sở kinh doanh phụ thuộc lẫn
nhau, liên quan đến quá trình tạo ra và chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ người sản xuất
đến người tiêu dùng và tạo ra luồng phân phối nhằm phân phối sản phẩm từ nơi thừa
đến nơi thiếu , tạo mức giá cân bằng.
Kênh phân phối nằm giữa người sản xuất và người tiêu dùng và cuối cùng là
các nhà trung gian như nhà bán buôn, nhà bán lẻ, đại lí, nhà chế biến, nhà phân phối.
- Người sản xuất: bao gồm nông dân, các doanh nghiệp nhà nước, tập thể và tư nhân,
các doanh nghiệp hợp tác và đầu tư nước ngoài. Ở các nước đang phát triển, nông dân
chiếm vị trí trọng yếu trong việc cung cấp phần lớn các sản phẩm nông nghiệp.

25



×