Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

KHẢO sát CHỨC NĂNG TUYẾN GIÁP ở PHỤ nữ vô SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.52 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

KHẢO SÁT CHỨC NĂNG TUYẾN GIÁP
Ở PHỤ NỮ VÔ SINH

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

KHẢO SÁT CHỨC NĂNG TUYẾN GIÁP
Ở PHỤ NỮ VÔ SINH
Chuyên ngành : Nội tiết
Mã số
: 8720107

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Vũ Bích Nga



HÀ NỘI - 2019


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

LS

: Lâm sàng

DLS

: Dưới lâm sàng

CKKN

: Chu kỳ kinh nguyệt

TRH

: Thyrothopin Releasinh Hormon

GnRH

: Gonadotropin Releasing Hormon

PRL

: Prolactin


AACE

: American Association of Clinical Endocrinologist

ATA

: American Thyroid Association

WHO

: World Health Organization

BMI

: Body Mass Index

ASRM

: American Society for Reproductive Medicine

ICMART

: International Committee Monitoring Assisted
Reproductive Technologies

ETA

: European Thyroid Association



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.............................................................................3
1.1. Vô sinh..................................................................................................3
1.1.1. Định nghĩa vô sinh..........................................................................3
1.1.2. Tình hình vô sinh trên Thế giới và Việt Nam..................................4
1.1.3. Nguyên nhân vô sinh.......................................................................4
1.1.4. Chẩn đoán vô sinh...........................................................................8
1.2. Suy giáp................................................................................................10
1.2.1. Định nghĩa suy giáp.......................................................................11
1.2.2. Chẩn đoán suy giáp.......................................................................11
1.2.3. Nguyên nhân của suy giáp............................................................13
1.2.4. Xét nghiệm sử dụng trong chẩn đoán suy giáp.............................15
1.2.5. Điều trị suy giáp............................................................................16
1.3. Cường giáp...........................................................................................17
1.3.1. Định nghĩa cường giáp .................................................................17
1.3.2. Dịch tễ cường giáp........................................................................18
1.3.3. Nguyên nhân gây cường giáp........................................................18
1.3.4. Chẩn đoán cường giáp...................................................................19
1.3.5. Biến chứng của cường giáp...........................................................21
1.3.6. Điều trị cường giáp........................................................................22
1.4. Rối loạn chức năng tuyến giáp và vô sinh..........................................27
1.4.1. Suy giáp và vô sinh:......................................................................27
1.4.2. Cường giáp và vô sinh:.................................................................29
1.5. Tỷ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp ở phụ nữ vô sinh........................29
1.6. Điều trị rối loạn chức năng tuyến giáp ở phụ nữ vô sinh.....................29
1.6.1. Điều trị suy giáp ở phụ nữ vô sinh................................................29
1.6.2. Điều trị cường giáp ở phụ nữ vô sinh............................................30
1.7. Một số nghiên cứu về suy giáp ở phụ nữ vô sinh trên thế giới và Việt Nam30
1.7.1. Trên thế giới..................................................................................30

1.7.2. Việt Nam.......................................................................................32


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............33
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................33
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu...................................33
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu.....................................33
2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.................................................34
2.1.4. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................34
2.1.5. Cỡ mẫu..........................................................................................34
2.1.6. Biến số và chỉ số nghiên cứu.........................................................34
2.1.7. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu.............................................35
2.1.8. Sơ đồ nghiên cứu...........................................................................36
2.1.9. Phân tích và xử lý số liệu..............................................................36
2.1.10. Sai số và cách khống chế............................................................36
2.1.11. Đạo đức nghiên cứu.....................................................................37
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ................................................................38
3.1. Các thông tin chung của bệnh nhân.....................................................38
3.1.1. Tuổi...............................................................................................38
3.1.2. BMI...............................................................................................38
3.1.3. Thời gian vô sinh...........................................................................39
3.1.4. Tiền sử gia đình có bệnh lý tuyến giáp..........................................39
3.1.5. Tiền sử bản thân có bệnh lý tuyến giáp.........................................39
3.1.6. Tiền sử xảy thai, thai lưu...............................................................40
3.2. Tỷ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp ở phụ nữ vô sinh.........................40
3.2.1. Tỷ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp ở phụ nữ vô sinh..................40
3.3. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn chức năng tuyến giáp ở phụ nữ vô sinh.. . .40
3.3.1. Mối liên quan giữa mức TSH ở phụ nữ vô sinh............................40
3.3.2. Rối loạn chức năng tuyến giáp và thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.. .41
3.3.3. Mối liên quan giữa rối loạn chức năng tuyến giáp và mức prolactin....41

3.3.4. Mối liên quan giữa rối loạn chức năng tuyến giáp với hội chứng
buồng trứng đa nang......................................................................41
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN............................................................42
DỰ KIẾN KẾT LUẬN....................................................................................43
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.

Tuổi ở phụ nữ vô sinh.................................................................38

Bảng 3.2.

BMI ở phụ nữ vô sinh.................................................................38

Bảng 3.3.

Thời gian vô sinh ở phụ nữ vô sinh.............................................39

Bảng 3.4.

Tiền sử bệnh lý tuyến giáp ở phụ nữ vô sinh..............................39

Bảng 3.5.

Tiền sử bản thân có bệnh lý tuyến giápở phụ nữ vô sinh............39


Bảng 3.6.

Suy giáp và tiền sử xảy thai, thai lưu ở phụ nữ vô sinh..............40

Bảng 3.7.

Tỷ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp ở phụ nữ vô sinh................40

Bảng 3.8.

Mối liên quan giữa TSH ở phụ nữ vô sinh..................................40

Bảng 3.9.

Rối loạn chức năng tuyến giáp và đặc điểm chu kỳ kinh nguyệt.....41

Bảng 3.10. Mối liên quan giữa rối loạn chức năng tuyến giáp và mức
prolactin......................................................................................41
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa rối loạn chức năng tuyến giáp với
HCBTRĐN ở phụ nữ vô sinh......................................................41


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vô sinh đang là một trong những vấn đề nổi cộm của xã hội hiện nay, là
nỗi lo lắng và sợ hãi của rất nhiều cặp vợ chồng, là gánh nặng về kinh tế với
gia đình và xã hội, thậm chí nó còn là lý do gây đổ vỡ hôn nhân. Vô sinh đang
trẻ hóa, diễn biến phức tạp, việc chẩn đoán nguyên nhân đòi hỏi thăm khám tỷ

mỷ, xét nghiệm chính xác.
Theo thống kê của WHO, tỷ lệ vô sinh trên thế giới là 6 – 12% trong đó
Khu vực Châu Á Thái Bình Dương bao gồm cả Việt Nam có tỷ lệ sinh thấp
nhất và tỷ lệ vô sinh cao nhất. WHO cũng đưa ra cảnh báo, vô sinh là căn
bệnh nguy hiểm thứ ba sau bệnh ung thư và tim mạch ở thế kỷ XXI. Tại Việt
Nam, nghiên cứu của Hỗ Sỹ Hùng (2015), tỷ lệ vô sinh ở Việt Nam là 7,7%,
đang có xu hướng ngày càng tăng và đáng báo động là 50% cặp vợ chồng vô
sinh có độ tuổi dưới 30.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vô sinh như: thói quen sinh hoạt, bất
thường cơ quan sinh dục, lạc nội mạc tử cung, rối loạn phóng noãn, hormone
… và một trong các nguyên nhân đó là các bất thường về tuyến giáp. Tỷ lệ
mắc suy giáp ở nhóm tuổi sinh sản 2- 4%, được cho là một trong những
nguyên nhân quan trọng gây vô sinh và hỏng thai [1], [2].
Macros Abalonic nghiên cứu trên 244 nữ vô sinh và 155 nữ khỏe mạnh
thấy 13,9 % phụ nữ vô sinh có suy giáp so với 3,9% suy giáp ở nhóm khỏe
mạnh [3]. G. Grassi nghiên cứu trên 149 nữ vô sinh thấy nữ bất thường tuyến
giáp và rối loạn chức năng rụng trứng có thời gian vô sinh lâu hơn nhóm
chứng [4], [5]. Lincoln SR, nghiên cứu trên 704 nữ vô sinh, tỷ lệ TSH tăng là
2,3% trong nhóm TSH tăng thì có 69% rối loạn chức năng rụng trứng và khi
điều trị hormone giáp thì tỷ lệ mang thai thành công chiếm 64% [6]. Theo
nghiên cứu của Indu Verma nghiên cứu trên 394 phụ nữ vô sinh có 94 người


2

bị suy giáp (chiếm 26,7%) và sau điều trị hormone giáp có 72 người (76,62%)
thụ thai, trong đó 45 (62,5%) thụ thai sau 6 tuần đến 3 tháng, 27 người
(37,5%) thụ thai sau điều trị 3 tháng đến 1 năm.
Vô sinh do rối loạn chức năng tuyến giáp có thể dễ dàng xác định bằng
các xét nghiệm miễn dịch TSH, FT4 và có thể điều trị bằng hormone giáp

trạng. Ở Hoa kỳ, TSH và PRL đã được đưa vào kiểm tra tại thời điểm tư vấn
ban đầu cho các cặp vợ chồng vô sinh.
Ở Việt Nam những năm gần đây, vấn đề suy giáp trên phụ nữ vô sinh đã
được quan tâm nhiều hơn, tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh cãi về việc có nên
sàng lọc tuyến giáp trên phụ nữ vô sinh hay không. Các dữ liệu và nghiên cứu
về suy giáp ở phụ nữ vô sinh cũng như hậu quả và các mối liên quan của nó
vẫn còn rất ít nên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát chức năng tuyến
giáp ở phụ nữ vô sinh” với hai mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp ở phụ nữ vô sinh.
2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến rối loạn chức năng tuyến giáp
ở phụ nữ vô sinh.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

Vô sinh
1.

Định nghĩa vô sinh
Theo WHO, ICMART (2009) Vô sinh được định nghĩa là không có khả

năng thụ thai sau 12 tháng giao hợp thường xuyên và không áp dụng các
biện pháp bảo vệ . Đánh giá vô sinh thường được bắt đầu sau 1 năm cố gắng
thụ thai, nhưng ở những cặp vợ chồng có tuổi nữ cao (> 35 tuổi), thường bắt
đầu đánh giá chẩn đoán sau khi không thể thụ thai trong 6 tháng [7].
Ủy ban Thực hành của Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ (ASRM) đã
công bố các hướng dẫn để đánh giá tiêu chuẩn vô sinh [8]. Nó bao gồm phân

tích tinh dịch, đánh giá rụng trứng, chụp ảnh hysterosalpingogram và nếu
được chỉ định, xét nghiệm dự trữ buồng trứng và nội soi. Khi kết quả đánh giá
các tiêu chuẩn vô sinh là bình thường, sẽ được chẩn đoán vô sinh không rõ
nguyên nhân. Mặc dù ước tính khác nhau, khả năng tất cả các kết quả xét
nghiệm như vậy đối với một cặp vợ chồng vô sinh là bình thường (nghĩa là
cặp vợ chồng vô sinh không giải thích được) là khoảng 15% đến 30%. [9] vô
sinh là hiện tượng mất hay thiếu khả năng sinh sản xảy ra trong khoảng 1015% các cặp nam nữ muốn có con.
Một cặp vợ chồng gọi là vô sinh nguyên phát nếu trong tiền sử họ chưa
có thai lần nào. Nhưng nếu trong tiền sử họ đã có ít nhất một lần mang thai,
sanh sẩy hoặc phá thai kế hoạch, rồi quá thời hạn một năm sau đó muốn có
thai mà vẫn không có thai trở lại gọi là vô sinh thứ phát.


4

Vô sinh có thể là nguyên phát với người vợ hay với người chồng hay với
cả chồng và vợ. Tương tự như vậy, vô sinh có thể là thứ phát đối với người
chồng và người vợ hoặc cả hai.
Vô sinh nguyên phát còn được gọi là Vô sinh I và vô sinh thứ phát còn
được gọi là vô sinh II.
2.

Tình hình vô sinh trên Thế giới và Việt Nam
Theo WHO, tỷ lệ vô sinh trên Thế giới là 6- 12%, Trong đó khu vực

châu Á Thái Bình Dương bao gồm Việt Nam đang có tỷ lệ sinh thấp nhất và
tỷ lệ vô sinh cao nhất. WHO cũng dự báo vô sinh, hiếm muộn đang là căn
bệnh nguy hiểm đứng thứ 3 sau bệnh ung thư và tim mạch ở thể ký XXI.
Tại Việt Nam, theo Hồ Sỹ Hùng, nghiên cứu trên toàn quốc tại Việt Nam
do Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Đại học Y Hà Nội tiến hành năm 2015

trên 14.300 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15 đến 49) ở 8 tỉnh thành
đại diện cho 8 vùng sinh thái ở nước ta, cho thấy tỷ lệ vô sinh của các cặp vợ
chồng trong độ tuổi sinh đẻ là 7,7%. Ước tính hiện có khoảng một triệu cặp
vợ chồng vô sinh, trong đó vô sinh nguyên phát là 3,9%, vô sinh thứ phát là
3,8%. Đặc biệt khoảng 50% cặp vợ chồng vô sinh ở độ tuổi dưới 30.
Nó không còn chỉ là chuyện riêng của những cặp vợ chồng trẻ, liên quan
đến chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng tới dân số và các chỉ số về lao
động tương lai.
3.

Nguyên nhân vô sinh
Theo Hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ, [7]. khoảng 6,1 triệu người Mỹ bị vô

sinh, một phần ba là do yếu tố ở nữ, một phần ba là ở nam và còn lại là do cả
hai nam và nữ hoặc do những yếu tố không rõ.
Nguyên nhân của vô sinh vô cùng phức tạp. Việc chẩn đoán nguyên nhân
đòi hỏi một quá trình thăm khá tỉ mỉ, kết hợp với những xét nghiệm thăm dò
phong phú, chính xác. Với vô sinh nguyên phát cần chú ý đến noãn và tinh
trùng. Vời vô sinh thứ phát, cần chú ý đến tắc nghẽn vòi trứng. 


5

3.1.1.1. Nguyên nhân gây vô sinh nam


Sản xuất hoặc chức năng tinh trùng bất thường do tinh hoàn không
di chuyển, khiếm khuyết di truyền, các vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu
đường hoặc nhiễm trùng như chlamydia, lậu, quai bị hoặc HIV. Các tĩnh
mạch mở rộng trong tinh hoàn (varicocele) cũng có thể ảnh hưởng đến

chất lượng tinh trùng.



Các vấn đề với việc cung cấp tinh trùng do các vấn đề tình dục,
chẳng hạn như xuất tinh sớm; một số bệnh di truyền, chẳng hạn như xơ
nang; vấn đề cấu trúc, chẳng hạn như tắc nghẽn trong tinh hoàn; hoặc
thiệt hại hoặc tổn thương cho các cơ quan sinh sản.



Tiếp xúc quá nhiều với các yếu tố môi trường nhất định, chẳng hạn
như thuốc trừ sâu và các hóa chất khác, và bức xạ. Hút thuốc lá, rượu,
cần sa hoặc dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như kháng sinh chọn lọc,
thuốc chống tăng huyết áp, steroid đồng hóa hoặc các loại khác, cũng có
thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Thường xuyên tiếp xúc với nhiệt,
chẳng hạn như trong phòng tắm hơi hoặc bồn nước nóng, có thể làm tăng
nhiệt độ cơ thể cốt lõi và có thể ảnh hưởng đến sản xuất tinh trùng.



Thiệt hại liên quan đến ung thư và điều trị của nó, bao gồm xạ trị
hoặc hóa trị. Điều trị ung thư có thể làm giảm sản xuất tinh trùng, đôi khi
nghiêm trọng.

3.1.1.2. Nguyên nhân gây vô sinh nữ


Rối loạn rụng trứng, ảnh hưởng đến việc giải phóng trứng từ buồng
trứng. Chúng bao gồm các rối loạn nội tiết tố như hội chứng buồng trứng

đa nang. Hyperprolactinemia, một tình trạng mà bạn có quá nhiều
prolactin, hormone kích thích sản xuất sữa mẹ, cũng có thể cản trở sự
rụng trứng. Hoặc quá nhiều hormone tuyến giáp (cường giáp) hoặc quá ít
(suy giáp) có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc gây vô


6

sinh. Các nguyên nhân cơ bản khác có thể bao gồm tập thể dục quá mức,
rối loạn ăn uống, chấn thương hoặc khối u.


Tử cung hoặc bất thường cổ tử cung, bao gồm bất thường với việc
mở cổ tử cung, polyp trong tử cung hoặc hình dạng của tử cung. Các
khối u không ung thư (lành tính) trong thành tử cung (u xơ tử cung) hiếm
khi gây vô sinh bằng cách chặn ống dẫn trứng. Thường xuyên hơn, u xơ
can thiệp vào việc cấy trứng đã thụ tinh.



Tổn thương hoặc tắc nghẽn ống dẫn trứng, thường do viêm ống dẫn
trứng (viêm salpingian). Điều này có thể là kết quả của bệnh viêm vùng
chậu, thường được gây ra bởi nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục,
lạc nội mạc tử cung hoặc dính.



Lạc nội mạc tử cung, xảy ra khi mô nội mạc tử cung phát triển bên
ngoài tử cung, có thể ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng, tử cung
và ống dẫn trứng.




Suy buồng trứng nguyên phát (mãn kinh sớm), khi buồng trứng
ngừng hoạt động và kinh nguyệt kết thúc trước tuổi 40. Mặc dù nguyên
nhân thường không được biết, một số yếu tố liên quan đến mãn kinh
sớm, bao gồm các bệnh về hệ miễn dịch, một số bệnh di truyền như hội
chứng Turner hoặc người mang mầm bệnh Hội chứng mong manh X, xạ
trị hoặc hóa trị, và hút thuốc.



Kết dính vùng chậu, các dải mô sẹo liên kết các cơ quan sau khi bị
nhiễm trùng vùng chậu, viêm ruột thừa hoặc phẫu thuật bụng hoặc xương
chậu.


7

Các nguyên nhân khác ở phụ nữ bao gồm:


Ung thư và điều trị của nó. Một số bệnh ung thư - đặc biệt là ung thư
sinh sản nữ - thường làm suy giảm nghiêm trọng khả năng sinh sản của
nữ giới. Cả xạ trị và hóa trị có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.



Các điều kiện khác. Các điều kiện y tế liên quan đến dậy thì muộn
hoặc không có kinh nguyệt (vô kinh), như bệnh celiac, tiểu đường được

kiểm soát kém và một số bệnh tự miễn như lupus, có thể ảnh hưởng đến
khả năng sinh sản của phụ nữ. Bất thường di truyền cũng có thể làm cho
việc thụ thai và mang thai ít có khả năng.

3.1.1.3. Các yếu tố nguy cơ
Nhiều yếu tố nguy cơ cho cả vô sinh nam và nữ là như nhau:


Tuổi tác. Khả năng sinh sản của phụ nữ giảm dần theo tuổi tác, đặc biệt
là ở độ tuổi 30 và giảm nhanh sau tuổi 37. Vô sinh ở phụ nữ lớn tuổi có
thể là do số lượng và chất lượng trứng, hoặc do các vấn đề sức khỏe ảnh
hưởng đến khả năng sinh sản. Đàn ông trên 40 tuổi có thể ít sinh sản hơn
nam giới trẻ tuổi và có thể có tỷ lệ mắc bệnh nhất định ở trẻ em cao hơn,
chẳng hạn như rối loạn tâm thần hoặc một số bệnh ung thư.



Sử dụng thuốc lá. Hút thuốc lá hoặc cần sa của một trong hai đối tác
làm giảm khả năng mang thai. Hút thuốc cũng làm giảm lợi ích có thể
của điều trị sinh sản. Sảy thai thường xuyên hơn ở những phụ nữ hút
thuốc. Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ rối loạn cương dương và số
lượng tinh trùng thấp ở nam giới.



Sử dụng rượu. Đối với phụ nữ, không có mức độ sử dụng rượu an toàn
trong quá trình thụ thai hoặc mang thai. Tránh uống rượu nếu bạn đang
có kế hoạch mang thai. Sử dụng rượu làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh,
và có thể góp phần gây vô sinh. Đối với nam giới, sử dụng rượu nặng có
thể làm giảm số lượng và khả năng vận động của tinh trùng.



8



Thừa cân. Trong số phụ nữ Mỹ, lối sống không hoạt động và thừa cân
có thể làm tăng nguy cơ vô sinh. Số lượng tinh trùng của một người đàn
ông cũng có thể bị ảnh hưởng nếu anh ta thừa cân.



Bị thiếu cân. Phụ nữ có nguy cơ mắc các vấn đề về sinh sản bao gồm
những người mắc chứng rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chán ăn hoặc
chứng cuồng ăn, và phụ nữ tuân theo chế độ ăn kiêng rất ít calo hoặc hạn
chế.



Vấn đề tập thể dục. Tập thể dục không đủ góp phần gây béo phì, làm
tăng nguy cơ vô sinh. Ít gặp hơn, các vấn đề rụng trứng có thể liên quan
đến việc tập thể dục cường độ cao, thường xuyên ở những phụ nữ không
thừa cân.

4.

Chẩn đoán vô sinh

4.1.1.1. Đánh giá vô sinh nam
Bằng tiền sử, kiểm tra và phân tích tinh dịch. Các yếu tố quan trọng của

tiền sử bao gồm quan hệ cha con trước đó, tiền sử bệnh và phẫu thuật, rối loạn
chức năng tình dục và bất kỳ việc sử dụng thuốc, thuốc lá, rượu hoặc chất
cấm. Khi khám thực thể, có thể phát hiện thấy bất thường ở tinh hoàn như
varicocele hoặc không có ống dẫn tinh.
4.1.1.2. Đánh giá rụng trứng
khiếm khuyết trong chức năng rụng trứng biểu hiện ở rối loạn kinh
nguyệt và có thể được xác định bởi tiền sử ở phần lớn phụ nữ. Một bệnh nhân
có bất thường về kinh nguyệt nên được điều tra về các nguyên nhân cơ bản
như hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh tuyến giáp, tăng prolactin máu và
vùng dưới đồi gây ra thay đổi cân nặng. Eumorremat Nam có chu kỳ kinh
nguyệt bình thường trong tiền sử. Đây là một dấu hiệu chính xác cao về sự
rụng trứng và mức độ giải phẫu của progesterone huyết thanh (<3 ng / mL)
chỉ được tìm thấy ở một số rất nhỏ bệnh nhân bị bệnh bạch cầu [15].


9

Ngoài tiền sử kinh nguyệt kỹ lưỡng, các phương pháp khác được sử
dụng để đánh giá sự rụng trứng bao gồm ghi lại nhiệt độ cơ thể (BBT), bộ
dụng cụ dự đoán rụng trứng hormone luteinizing (LH), xét nghiệm
progesterone huyết thanh giữa và sinh thiết nội mạc tử cung để đánh giá sự
phát triển của nội mạc tử cung. Mặc dù bản ghi BBT là công cụ ít tốn kém
nhất ở một bệnh nhân đáng tin cậy, chúng khó diễn giải và thường gây khó
chịu cho bệnh nhân. Bộ dụng cụ dự đoán rụng trứng rất hữu ích cho những
phụ nữ không có chu kỳ kinh nguyệt rất dài và có thể được các cặp vợ chồng
sử dụng để giao hợp thời gian thích hợp. Mức progesterone giữa hoàng thể
được đo vào khoảng ngày 21 ở phụ nữ có chu kỳ (∼ 28 ngày) thường
xuyên. Tuy nhiên, chúng thường có thời gian kém nếu chúng được vẽ vào chu
kỳ ngày 21 ở những phụ nữ có kinh nguyệt không đều. Ở những phụ nữ như
vậy, tốt hơn là sử dụng một bộ dụng cụ rụng trứng và đo mức progesterone 7

đến 8 ngày sau khi phát hiện tăng LH. Nồng độ progesterone trong huyết
thanh cao hơn 3 ng / mL cho thấy sự rụng trứng đã xảy ra và mức cao hơn 10
ng / mL là tối ưu. Mặc dù kết quả sinh thiết nội mạc tử cung trước đây được
sử dụng để chẩn đoán khiếm khuyết giai đoạn hoàng thể, chúng không tương
quan với tình trạng sinh sản và do đó không còn được khuyến cáo [16].
4.1.1.3. Đánh giá dự trữ buồng trứng
Phụ nữ có tuổi cao hoặc tiền sử phẫu thuật buồng trứng trước có nguy cơ
bị suy giảm chức năng buồng trứng hoặc dự trữ. Xét nghiệm bao gồm
hormone kích thích nang trứng trong chu kỳ 3 ngày (FSH) và nồng độ
estradiol, thử nghiệm thử thách clomiphene citrate và / hoặc số lượng nang
noãn buồng trứng siêu âm [8]. Kết quả của các xét nghiệm này không phải là
chỉ số tuyệt đối về vô sinh mà là mức độ bất thường tương quan với giảm đáp
ứng với thuốc cảm ứng rụng trứng và giảm tỷ lệ sinh sống sau IVF.
4.1.1.4. Đánh giá tử cung và ống dẫn trứng


10

[8] Điều này có thể đạt được bằng phương pháp hysterosalpingography
bao gồm đánh giá X quang khoang tử cung và ống dẫn trứng sau khi tiêm chất
cản quang qua ống cổ tử cung, nó có thể đánh giá tốt nhất mức độ ổn định của
ống dẫn trứng.
Đánh giá siêu âm trong giai đoạn nang trứng được sử dụng để xác định u
xơ tử cung, polyp và dị tật khoang bẩm sinh như tử cung bị nhiễm
trùng. Đồng thời, thông tin về thể tích buồng trứng và số lượng nang noãn có
thể thu được, làm cho siêu âm vùng chậu của công việc ban đầu cho vô
sinh. Tuy nhiên, một đánh giá khoang đầy đủ đòi hỏi phải có siêu âm cho các
tình trạng như polyp tử cung, u nguyên bào dưới niêm mạc hoặc hội chứng
Asherman (synechia tử cung) [18] Sonohapseography, một thủ tục, liên quan
đến việc đánh giá khoang tử cung bằng siêu âm. Một số bác sỹ thích phẫu

thuật nội soi chẩn đoán vì nó cho phép hình dung trực tiếp khoang tử cung.
4.1.1.5. Vai trò của nội soi trong đánh giá vô sinh
Theo hướng dẫn của ASRM, nội soi ổ bụng nên được thực hiện ở những
phụ nữ bị vô sinh không rõ nguyên nhân hoặc các dấu hiệu và triệu chứng của
lạc nội mạc tử cung hoặc nghi ngờ mắc bệnh ống dẫn trứng [8].
1.2. Suy giáp
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết lớn nhất cơ thể, có nhiều chức năng
quan trọng. Là tuyến có chức năng tiết ra hormon giáp trạng gồm Thyroxine
(hay gọi là T4 vì có 4 phân tử iod trong thành phần), hormon tri-io dothyronine (hay gọi là T3) và Calcitonin (thyrocalcitonin) để chuyển hóa calci
và phospho.
Tác dụng của T3,T4:


Làm tăng hoạt động tế bào, tăng cường chuyển hóa glucid làm tăng

đường huyết và tăng cường chuyển hóa lipid tạo năng lượng cho cơ thể hoạt
động, gây giảm cân.


Tác động lên hoạt động tuyến sinh dục và tuyến sữa


11



Tăng nhịp tim, tăng lưu lượng máu qua tim, tăng hô hấp để cung cấp

oxy cho sự chuyện hóa ở các mô cơ quan.



Tăng cường hoạt động của bộ não và hệ thần kinh



Tác dụng trên sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, đặc biệt là bộ não.



Duy trì ổn định lượng canxi trong máu.

1.2.1. Định nghĩa suy giáp
Suy giáp là hội chứng đặc trưng bằng tình trạng suy giảm chức năng
tuyến giáp, sản xuất hormon tuyến giáp không đầy đủ so với nhu cầu của cơ
thể, gây nên tổn thương ở các mô, cơ quan, các rối loạn chuyển hóa trên lâm
sàng và xét nghiệm.
Gồm: suy giáp lâm sàng và suy giáp cận lậm sàng
Bệnh thường gặp ở phụ nữ, chiếm tỉ lệ 2%; trong khi ở nam giới chỉ có
0,1%. Suy giáp cận lâm sàng gặp ở 7,5% phụ nữ và 3% ở nam giới, tăng dần
theo tuổi. Suy giáp bẩm sinh gặp ở 1/5000 trẻ sơ sinh [19].
1.2.2. Chẩn đoán suy giáp
Lâm sàng:
Bệnh nhân mệt mỏi không rõ nguyên nhân, tăng cân dù ăn uống kém, sợ
lạnh, chậm chạp, giảm trí nhớ.
Tổn thương da-niêm mạc, lông tóc móng: thâm nhiễm da và niêm mạc
làm bệnh nhân biến đổi hình thể. Mặt tròn, ít biểu lộ cảm xúc. Da khô, vàng
sáp. Niêm mạc lưỡi bị xâm nhiễm làm lưỡi bị to ra, giọng khàn. Thâm nhiễm
niêm mạc mũi làm cho ngủ có tiếng ngáy. Tóc khô dễ rụng.
Triệu chứng tim mạch: tim nhịp chậm < 60 chu kỳ/phút, huyết áp thấp,
tốc độ tuần hoàn giảm, cung lượng tim thấp, tim to do thâm nhiễm cơ tim, thể

nặng có thể có tràn dịch màng tim. Nghe tim thấy tim mờ, chậm đều hoặc
không đều.
Rối loạn tiêu hoá: táo bón dai dẳng do giảm nhu động ruột.


12

Khám tuyến giáp: thường không sờ thấy được.
Dấu hiệu cơ bắp: yếu cơ, chuột rút, đau cơ hay gặp.
Cận lâm sàng
FT3, FT4 giảm, TSH tăng đây là dấu hiệu giúp chẩn đoán xác định suy
giáp và chẩn đoán phân biệt suy giáp tại tuyến, suy giáp ngoài tuyến và suy
giáp cận lâm sàng gồm:
Suy giáp tại tuyến: TSH tăng (>10 μU/ml), FT4 giảm.
Suy giáp ngoài tuyến: TSH bình thường hoặc giảm, FT4 giảm.
Trong suy giáp nguyên phát gồm:
Suy giáp lâm sàng: FT4 giảm, TSH tăng > 4,2 mlU/l và suy giáp cận lâm
sàng: FT4 trong giới hạn bình thường, TSH tăng trên mức giới hạn tham chiếu.
Suy giáp cận lâm sàng lại chia ra hai loại theo mức tăng của hormone
kích thích tuyến giáp (TSH) trong huyết thanh: nồng độ TSH tăng nhẹ (4.010.0 mU / l) và tăng giá trị TSH nghiêm trọng hơn (> 10 mU / l)). [20].
Mức TSH được xác định theo phạm vi (tất cả các số liệu tính bằng mU /
L 2007 milliunits mỗi lít). Dưới đây là các phạm vi, theo Hiệp hội Tuyến giáp
Hoa Kỳ. Tuy nhiên, những con số này không cố định. Phạm vi bình thường có
thể thay đổi theo từng cá nhân và thậm chí chúng có thể thay đổi trong suốt
một ngày. Ngoài ra, phạm vi có thể thay đổi một chút từ phòng thí nghiệm
đến phòng thí nghiệm:
0,4: bình thường
2,5: có nguy cơ
4.0: suy giáp nhẹ
10,0: suy giáp.

Chẩn đoán suy giáp CLS trong thai kỳ [ 21].
Suy giáp CLS chỉ có thể được chẩn đoán dựa trên kết quả xét nghiệm
miễn dịch vì các triệu chứng của cả suy giáp CLS và suy giáp là các triệu
chứng không đặc hiệu.


13

Chẩn đoán suy giáp nguyên phát trong thai kỳ dựa trên việc tìm thấy
nồng độ TSH huyết thanh tăng cao, được xác định bằng cách sử dụng phạm vi
tham chiếu TSH đặc trưng cho ba tháng cho phụ nữ mang thai. Khoảng tham
chiếu của các xét nghiệm chức năng tuyến giáp ở phụ nữ mang thai khác với
dân số nói chung và khác nhau giữa 3 thời kỳ (3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3
tháng cuối) trong cùng một bệnh nhân. Vì mức TSH trung bình thấp hơn
trong ba tháng đầu của thai kỳ khi so sánh với phạm vi tham chiếu không
mang thai, nên thực hiện các phạm vi tham chiếu cụ thể của ba tháng để tránh
phân loại sai chức năng tuyến giáp trong thai kỳ [22].
Ở những vùng có đủ lượng iốt hàng ngày, tuyến giáp của mẹ được kích
thích trong ba tháng đầu bởi gonadotrophin màng đệm ở người. Mối quan hệ
nghịch đảo của nồng độ gonadotrophin và TSH màng đệm ở người trong thời
kỳ đầu mang thai đã được ghi nhận rộng rãi và đặc biệt rõ ràng trong nhóm
phụ nữ có giá trị TSH ở mức thấp hơn [23].
Trên cơ sở các nghiên cứu được công bố, hầu hết từ các nước phương
tây, hoặc các hướng dẫn của Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ ATA hoặc Hiệp hội
Nội tiết Hoa Kỳ AACE đã đề xuất phạm vi tham chiếu sau: 3 tháng đầu là
0,1 đến 2,5 mU / l; 3 tháng giữa là 0,2 đến 3,0 mU / l; 3 tháng cuối 0,3 đến
3,0-3,5 mU / l [24 , 25 , 26 , 27 , 28].
Theo hướng dẫn của hiệp hội tuyến giáp châu âu ETA 2014, các giới hạn
trên của phạm vi tham chiếu của TSH trong mỗi 3 tháng được khuyến nghị : 3
tháng đầu là 2,5 mU / l; 3 tháng giữa là 3,0 mU / l; 3 tháng cuối là 3,5 mU / l.

1.2.3. Nguyên nhân của suy giáp
1.2.3.1. Nguyên nhân của suy giáp tiên phát
Nguyên nhân tại tuyến giáp:


14

Viêm tuyến giáp mạn tính tự miễn Hashimoto giai đoạn muộn: là loại
viêm giáp trạng tăng lympho bào, có sự thâm nhiễm lympho tbào vào tổ chức
giáp trạng và có kháng thể kháng giáp trạng.
Tuyến giáp teo ở phụ nữ mãn kinh.
Viêm tuyến giáp bán cấp tái phát nhiều lần.
Một số nguyên nhân hiếm gặp:
- Những khiếm khuyết bẩm sinh trong quá trình tổng hợp và bài tiết
hormon giáp trạng.
- Rối loạn sinh tổng hợp tuyến giáp biểu hiện muộn.
- Rối loạn chuyển hoá Iod: thừa hoặc thiếu Iod.
- Không có tuyến giáp.
Nguyên nhân do điều trị:
Sau phẫu thuật tuyến giáp (Cắt quá nhiều hoặc cắt toàn bộ tuyến giáp).
Sau điều trị bằng Iod 131 hoặc bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp quá liều.
1.2.3.2. Nguyên nhân của suy giáp thứ phát:
Khối u lành hoặc ác tính của tuyến yên.
Sau phẫu thuật tuyến yên hoặc chấn thương tuyến yên.
Hoại tử tuyến yên do mất máu sau đẻ (Hội chứng Sheehan).
Chiếu tia xạ vào vùng tuyến yên.
Rối loạn chức năng vùng dưới đồi.
Chú ý: Ở các nước đang phát triển, nguyên nhân gây suy giáp thường
gặp nhất là do thiếu iốt nghiêm trọng, trong khi ở các nước phát triển là do
viêm tuyến giáp tự miễn mãn tính (CAT). Kháng thể tự động tuyến giáp được

phát hiện ở khoảng 50% phụ nữ mang thai mắc bệnh suy giáp cận lâm sàng
và hơn 80% bị suy giáp quá mức. Do đó ở những bệnh nhân mắc suy giáp
CLS, việc đo kháng thể peroxidase của tuyến giáp (TPOAb) được khuyến
nghị kiểm tra nếu người phụ nữ có khả năng mắc bệnh tự miễn của tuyến


15

giáp. Mặc dù trong dân số nói chung, chỉ có các xét nghiệm TPOAb dương
tính đã được chứng minh là có liên quan đáng kể với bệnh suy giáp, nhưng
không nên coi nhẹ việc đo kháng thể thyroglobulin (TgAb). Trong một nghiên
cứu liên quan đến 992 phụ nữ được lựa chọn tư vấn cho một trung tâm giới
thiệu về y học sinh sản, tỷ lệ tự miễn dịch tuyến giáp là 16%; trong 8% cả hai
loại kháng thể đều có mặt, trong 5% phụ nữ được phân lập TgAb dương tính
và 4% đã phân lập TPOAb dương tính; những phụ nữ bị TgAb bị cô lập có
nồng độ TSH huyết thanh cao hơn đáng kể so với những phụ nữ không có tự
miễn tuyến giáp [29].
1.2.4. Xét nghiệm sử dụng trong chẩn đoán suy giáp
Xét nghiệm cơ bản
Siêu âm tuyến giáp: siêu âm tuyến giáp bằng đầu dò 7.5 hoặc 10 Hz,
tuyến giáp teo nhỏ hoặc không quan sát đựơc nhu mô tuyến giáp trên siêu âm
(trong các trường hợp suy giáp sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp), đậm độ
nhu mô tuyến giảm âm, có thể có nhiều xơ hoá (do viêm tuyến giáp mạn tính
Hashimoto).
Công thức máu: thường có thiếu máu, hồng cầu bình thường hoặc to.
Sinh hoá máu:
- FT4, TSH.
- Cholesterol, Triglycerid: tăng.
- Glucose, Natri giảm; CK, CKMB tăng.
Siêu âm tim: phát hiện tràn dịch màng ngòai tim, viêm màng ngoài tim.

Chụp XQ tim phổi: bóng tim to do thâm nhiễm cơ tim, có thể có tràn dịch
màng tim.
Điện tâm đồ: nhịp chậm xoang, QRS điện thế thấp lan toả ở tất cả các
chuyển đạo.
Xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân gây suy giáp


16

Suy giáp tại tuyến
Anti-TPO hoặc anti-TG thường tăng trong suy giáp tại tuyến do viêm
tuyến giáp tự miễn mạn tính Hashimoto.
Hình ảnh giải phẫu bệnh điển hình của viêm tuyến giáp tự miễn mạn tính
Hashimoto: nhu mô tuyến bị phá huỷ, thay vào đó là các tổ chức lympho bào.
Suy giáp ngoài tuyến
Phải định lượng các hormon tuyến thượng thận và tuyến sinh dục vì có
thể suy giáp nằm trong bệnh cảnh suy đa tuyến.
Chụp MRI sọ não để phát hiện khối u tuyến yên (trong một số trường
hợp nghi ngờ do nguyên nhân tuyến yên, kết hợp khám chuyên khoa mắt: đo
thị trường, thị lực.
1.2.5. Điều trị suy giáp
- Mọi trường hợp suy giáp phải điều trị, trừ các trường hợp nhẹ mới có
biến đổi về xét nghiệm ở những bệnh nhân có nguy cơ mạch vành. Điều trị
bằng hormon thay thế đường uống, vĩnh viễn.
- Thuốc thường dùng là L_Thyroxin (L-T4): là lựa chọn đầu tiên để điều
trị suy giáp, an toàn khi sử dụng cho phụ nữ có thai và có thể sử dụng trong
hôn mê do suy giáp; hấp thu 60-80%, thời gian bán huỷ dài, khoảng 7 ngày.
Đóng dạng viên nén, hàm lượng 50μg và 100μg (biệt dược L-Thyroxine,
Thyrax…). Uống 1 lần mỗi ngày, vào lúc đói, trước bữa ăn sáng 30 phút. Cần
lưu ý không uống thuốc naỳ cùng thời điểm với các chế phẩm calcium

carbonate, sắt, cholestyramine, sucralfate, nhôm hydroxide. Các triệu chứng
lâm sàng của bệnh cải thiện sau vài tuần uống thuốc (thường khỏang 6-8 tuần).
Cần tiên lượng trước tai biến mạch vành ở các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ.
Cần loại trừ hoặc điều trị suy thượng thận trước khi điều trị thay thế
hormon tuyến giáp [29]. Liều 1,6- 2 Mcg/Kg tùy trường hợp cử thể và đáp
ứng thuốc.
Theo hội tuyến giáp châu âu ETA, 2013, Suy giáp cận lâm sàng nên
được xem xét ở hai loại theo mức tăng của hormone kích thích tuyến giáp


17

(TSH) trong huyết thanh: nồng độ TSH tăng nhẹ (4.0-10.0 mU / l) và tăng giá
trị TSH nghiêm trọng hơn (> 10 mU / l). Ngay cả khi không có triệu chứng,
điều trị thay thế bằng L-thyroxine được khuyên dùng cho bệnh nhân trẻ tuổi
(<65-70 tuổi) với TSH huyết thanh> 10 mU / L. Ở những bệnh nhân suy giáp
CLS trẻ tuổi (TSH huyết thanh <10 mU / l) với các triệu chứng gợi ý suy
giáp, một thử nghiệm, liều điều trị thay thế -thyroxine nên được xem xét. Đối
với những bệnh nhân đã được bắt đầu L-thyroxine cho các triệu chứng do suy
giáp CLS, đáp ứng với điều trị nên được xem xét 3 hoặc 4 tháng sau khi đạt
được TSH huyết thanh trong phạm vi tham chiếu. Nếu không có sự cải thiện
trong các triệu chứng, Điều trị -thyroxine thường nên được dừng lại. Phạm vi
tham chiếu địa phương cụ thể theo tuổi cho TSH huyết thanh nên được xem
xét để thiết lập chẩn đoán suy giáp CLS ở người lớn tuổi. Các đối tượng cũ
lâu đời nhất (> 80-85 tuổi) với TSH huyết thanh tăng ≤10 mU / l nên được
theo dõi cẩn thận với chiến lược chờ đợi, thường tránh điều trị nội tiết tố. Nếu
quyết định là điều trị suy giáp CLS, thì uống L-thyroxine, dùng hàng ngày, là
lựa chọn điều trị. TSH huyết thanh nên được kiểm tra lại 2 tháng sau khi bắt
đầu điều trị L-thyroxine, và điều chỉnh liều lượng phù hợp. Mục đích của hầu
hết người trưởng thành là đạt được TSH huyết thanh ổn định ở nửa dưới của

phạm vi tham chiếu (0,4-2,5 mU / l). Khi bệnh nhân mắc suy giáp CLS được
bắt đầu vào L-thyroxine điều trị, sau đó TSH huyết thanh nên được theo dõi ít
nhất hàng năm sau đó [20].
1.3. Cường giáp.
1.3.1. Định nghĩa cường giáp : [44].
Bệnh cường giáp được đặc trưng bởi sự tăng tổng hợp và bài tiết hormon
tuyến giáp từ tuyến giáp, trong khi đó, thyrotoxicosis đề cập đến hội chứng
lâm sàng của các hormone tuyến giáp dư thừa, không phân biệt nguồn gốc.


18

Bệnh cường giáp có thể bị quá mức hoặc dưới lâm sàng. Bệnh cường
giáp lâm sàng được đặc trưng bởi nồng độ hormone kích thích tuyến giáp
(TSH) trong huyết thanh thấp và nồng độ hormone tuyến giáp tăng: thyroxine
(T 4 ), tri-iodothyronine (T 3), hoặc cả hai. Bệnh cường giáp dưới lâm sàng
được đặc trưng bởi TSH huyết thanh thấp, nhưng nồng độ T 4 và T 3 huyết
thanh bình thường [40], [41].
1.3.2. Dịch tễ cường giáp
Tỷ lệ mắc bệnh cường giáp là 0 - 8% ở châu Âu, và 1 - 3% ở Mỹ. Bệnh
cường giáp tăng theo tuổi và thường gặp hơn ở phụ nữ. Tỷ lệ mắc bệnh cường
giáp lâm sàng là 0,5 tới 0,8% ở châu Âu, và 0 - 5% ở Mỹ [42] [43].
1.3.3. Nguyên nhân gây cường giáp
Cơ chế gây bệnh và nguyên nhân gây ra thyrotoxicosis
Thyrotoxicosis với cường giáp (hấp thu iốt phóng xạ bình
thường hoặc cao)
Tác dụng tăng kích thích tuyến giáp
Kháng thể thụ thể TSH
Bệnh Graves
Bài tiết TSH không phù hợp

TSH tiết tuyến yên; đề kháng tuyến yên
với hormone tuyến giáp
Bài tiết hCG dư thừa
Khối u Trophoblastic (choriocarcinoma
hoặc hydatidiform mol); chứng nôn nghén
Chức năng tuyến giáp tự trị
Kích hoạt đột biến ở thụ thể TSH
Adenoma đơn độc tăng cường; bướu cổ đa
hoặc protein G s α
bào; bệnh cường giáp không tự miễn
Thyrotoxicosis không cường giáp (hấp thu iốt phóng xạ thấp)
Viêm và giải phóng hormone được lưu trữ
Tự hủy tuyến giáp
Viêm tuyến giáp thầm lặng (không đau);
viêm tuyến giáp sau sinh
*
Nhiễm virus
Viêm tuyến giáp bán cấp (đau) (De Quervain
viêm tuyến giáp)
Tác dụng của thuốc độc
Viêm tuyến giáp do thuốc (amiodarone,
lithium, interferon α)
Nhiễm vi khuẩn hoặc nấm
Viêm tuyến giáp cấp tính
Sự bức xạ
Viêm tuyến giáp bức xạ
Nguồn nội tiết tố
Lượng hormone tuyến giáp dư thừa
Hormon tuyến giáp ngoại sinh dư thừa
(iatrogenic hoặc factitious)

Bệnh cường giáp ngoài tử cung
Struma ovarii; di căn ung thư tuyến giáp


19

(hormone tuyến giáp được sản xuất
bên ngoài tuyến giáp)
Nuốt phải thức ăn bị ô nhiễm
Tiếp xúc với iốt quá mức
Hiệu ứng Jod-Dựa trên

Hamburger thyrotoxicosis 1

Bệnh cường giáp do iốt (iốt, thuốc có
chứa iốt, chất tương phản phóng xạ)
TSH = hormone kích thích tuyến giáp. hCG = gonadotropin màng đệm ở
người. G s α = G tiểu đơn vị protein alpha.
*
Aetiology không dứt khoát.

1.3.4. Chẩn đoán cường giáp [44].
TSH huyết thanh nên được đo trước, bởi vì nó có độ nhạy và độ đặc hiệu
cao nhất trong chẩn đoán rối loạn tuyến giáp. Nếu thấp, FT4 nên được đo để
phân biệt giữa các cường giáp dưới lâm sàng (với hormone lưu hành bình
thường) và cường giáp lâm sàng (với hormone tuyến giáp tăng). Nó cũng xác
định các rối loạn với tăng nồng độ hormone tuyến giáp và nồng độ TSH bình
thường hoặc chỉ tăng nhẹ, như ở những bệnh nhân bị u tuyến yên tiết TSH
hoặc kháng ngoại biên với hormone tuyến giáp. Các phương thức ưa thích để
đánh giá nguyên nhân gây ra bệnh thyrotoxicosis rất khác nhau. Đặc điểm dân

số khác nhau, nền tảng văn hóa và lý do kinh tế xã hội phần nào giải thích
những khác biệt này. Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ (ATA) và Hiệp hội Bác sĩ
Nội tiết lâm sàng Hoa Kỳ (AACE) hướng dẫn điều trị cường giáp và
thyrotoxicosis đề nghị xét nghiệm hấp thu iod phóng xạ tuyến giáp, trừ khi
chẩn đoán bệnh Graves lâm sàng. Việc sử dụng siêu âm tuyến giáp và đánh
giá các kháng thể thụ thể TSH (TRAb; tức là các globulin miễn dịch kích
thích tuyến giáp, hoặc các kháng thể kích thích tuyến giáp) được ưa thích ở
Châu Âu, Nhật Bản, và Hàn Quốc. Các hướng dẫn của Hoa Kỳ coi việc đo
TRAb như một cách khác để chẩn đoán bệnh Graves, đặc biệt là khi xét
nghiệm hấp thu iốt phóng xạ không có sẵn hoặc chống chỉ định. Khuyến cáo
này được chia sẻ bởi Đồng thuận tuyến giáp Brazil, xem xét xét nghiệm
TRAb chỉ hữu ích trong các trường hợp được chọn và thích hấp thu iốt phóng


×