Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.94 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU
Hiện nay, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã đưa ra pháp luật
trách nhiệm sản phẩm đối với nhà sản xuất nhằm bảo vệ quyền lợi của người
tiêu dùng. Ở nước ta, các quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm sản
phẩm của nhà sản xuất tại các quy định pháp luật trong đó có Luật Bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng 2010 (Luật BVQLNTD 2010). Trong các trách nhiệm của
nhà sản xuất thì trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật được xem là một
trong những trách nhiệm cơ bản và quan trọng nhất trong các trách nhiệm của
nhà sản xuất.
Với mong muốn làm rõ hơn các quy định này, em xin chọn đề tài số 11:
“Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của tổ chức, cá nhân kinh
doanh với người tiêu dùng theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010”
làm nội dung cho bài tập học kỳ của mình.

Trang | 1


NỘI DUNG
1. Khái quát về hàng hóa có khuyết tật
1.1. Khái niệm tố tụng cạnh tranh
Khoản 3 Điều 3 Luật BVQLNTD 2010 quy định về hàng hóa có
khuyết tật như sau: Hàng hóa có khuyết tật là hàng hóa không bảo đảm an toàn
cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản
của người tiêu dùng, kể cả trường hợp hàng hóa đó được sản xuất theo đúng tiêu
chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật hiện hành nhưng chưa phát hiện được khuyết tật
tại thời điểm hàng hóa được cung cấp cho người tiêu dùng, bao gồm:
- Hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật;
- Hàng hóa đơn lẻ có khuyết tật phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến,
vận chuyển, lưu giữ; - Hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn trong quá
trình sử dụng nhưng không có hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ cho người tiêu dùng
Tại Việt Nam và trên thế giới, khuyết tật phát sinh từ quá trình sản xuất,


chế biến, vận chuyển và lưu trữ là loại khuyết tật dễ xảy ra. Các dạng khuyết tật
này có thể diễn ra đối với mọi loại hàng hóa, từ hàng tiêu dùng cho đến những
hàng hóa xa xỉ phẩm như ô tô, điện thoại, xe máy...
Nhiều khuyết tật ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng hàng hóa của người
tiêu dùng như các lỗi kỹ thuật liên quan đến phanh, dầu động cơ của xe máy, ô
tô,..
Một số khuyết tật có thể không trực tiếp ảnh hưởng tới tính mạng, sức
khỏe, tài sản của người tiêu dùng nhưng có thể gây ra những tâm lý lo ngại cho
người tiêu dùng, ví dụ như hiện tượng đóng cặn xảy ra đối với nước mắm
Miwon Hải Ngư hoặc tiếng kêu lạ trên vành bánh sau xe Liberty trong thời gian
vừa qua. Điều quan trọng đối với các tổ chức, cá nhân là ngay khi phát hiện
hoặc nhận được thông tin do khách hàng cung cấp về bất kỳ sự không hài lòng
nào liên quan đến hàng hóa thì cần tiến hành các chương trình kiểm tra.
Nếu phát hiện khuyết tật và khuyết tật này xảy ra trên phạm vi nhiều sản
phẩm thì cần ngay lập tức dừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật ra thị
trường và kịp thời thông báo về khuyết tật này tới người tiêu dùng. Tùy theo

Trang | 2


phạm vi thị trường phân phối tổ chức, cá nhân cũng cần thông báo rộng rãi tới
người tiêu dùng về cách thức mà tổ chức, cá nhân khắc phục khuyết tật đó.
2. Nội dung quy định của theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
2010 về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của tổ chức, cá nhân
kinh doanh với người tiêu dùng
2.1. Tạm dừng lưu thông và thông báo về hàng hóa có khuyết tật và
chương trình thu hồi hàng hóa có khuyết tật.
Ngay khi xác nhận khuyết tật xảy ra, tổ chức, cá nhân phải kịp thời tiến
hành mọi biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật
trên thị trường; đồng thời thực hiện việc công bố hàng hóa có khuyết tật trên các

phương tiện thông tin đại chúng và bằng những cách thức khác nhằm nhanh
chóng đưa thông tin đến với người tiêu dùng.
Theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các nội dung cơ
bản trong thông báo về hàng hóa có khuyết tật bao gồm:
1. Mô tả hàng hóa phải thu hồi;
2. Lý do thu hồi hàng hóa và cảnh báo nguy cơ thiệt hại do khuyết tật của
hàng hóa gây ra;
3. Thời gian, địa điểm, phương thức thu hồi hàng hóa;
4. Thời gian, phương thức khắc phục khuyết tật của hàng hóa;
5. Các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá
trình thu hồi hàng hóa.
Cách thức thông báo theo quy định của Luật là thông báo công khai về
hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi hàng hóa đó ít nhất 05 số liên tiếp trên
báo ngày hoặc 05 ngày liên tiếp trên đài phát thanh, truyền hình tại địa phương
mà hàng hóa đó được lưu thông.
Trên thực tế, nhiều tổ chức, cá nhân khi ra thông báo về hàng hóa khuyết
tật thường đăng tải 05 số liên tiếp trên báo giấy Nhân dân, Hà Nội mới...và kết
hợp với việc đăng tải trên các trang thông tin điện tử. Đặc biệt, với những tổ
chức, cá nhân đã xây dựng hệ thống thông tin (website, hệ thống thông tin nội
bộ...) trong hoạt động của tổ chức, cá nhân và hình thành mạng lưới phân
phối/chăm sóc khách hàng thì một trong những kênh truyền tin quan trọng với
người tiêu dùng là thông qua website của tổ chức, cá nhân và mạng lưới đại lý
Trang | 3


phân phối sản phẩm. Cách thức này hiện đã được các công ty Toyota Việt Nam,
Công ty Honda Việt Nam...thực hiện hiệu quả trong các chương trình thu hồi đã
diễn ra.
Từ phía nội bộ tổ chức, cá nhân, để có thể kịp thời xử lý các vụ việc thu hồi
thì cần chủ động xây dựng quy trình phát hiện và thu hồi sản phẩm khuyết tật

làm sao để rút ngắn tối đa và chi tiết hóa các bước xử lý khi có vụ việc thu hồi
sản phẩm khuyết tật xảy ra.
2.2. Báo cáo cơ quan có thẩm quyền về hàng hóa và chương trình thu
hồi hàng hóa có khuyết tật.
Tùy theo phạm vi thực hiện thu hồi, tổ chức, cá nhân phải báo cáo kết quả
thực hiện cho cơ quan có thẩm quyền ở địa phương (trường hợp thu hồi trên địa
bàn một tỉnh) hoặc cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng ở trung ương (trường hợp thu hồi trên địa bàn hai tỉnh trở lên). Thực tế,
ngay khi bắt đầu thực hiện chương trình thu hồi, các tổ chức, cá nhân trong thời
gian vừa qua đều chủ động thông báo về chương trình tới Cục Quản lý cạnh
tranh và báo cáo tiến độ theo từng mốc thời gian thực hiện của chương trình. Sự
chủ động phối hợp này từ phía các tổ chức, cá nhân không chỉ tăng cường hiệu
quả của chương trình thu hồi mà còn góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu
của tổ chức, cá nhân trong suy nghĩ của người tiêu dùng.
Nhằm cung cấp và tổng hợp dữ liệu về các vụ việc thu hồi hàng hóa có
khuyết tật cho các đối tượng tham khảo và tra cứu, Cục Quản lý cạnh tranh mới
đây đã đưa vào vận hành Trang thông tin bảo vệ người tiêu dùng Địa chỉ truy
cập Trang thông tin: . Tại Trang tin này, người tiêu dùng
có thể cập nhật và tìm hiểu về các vụ việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật đã và
đang diễn ra tại thị trường Việt Nam.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm thực tế được thực hiện tại các quốc gia có hoạt
động bảo vệ người tiêu dùng phát triển, hoạt động phát hiện, tiếp nhận và thông
báo về các chương trình thu hồi được phân công cho từng bộ, ngành trong từng
lĩnh vực cụ thể.

Trang | 4


Ví dụ: Ngành giao thông chịu trách nhiệm về các vụ thu hồi liên quan đến
các sản phẩm trong ngành; ngành y tế liên quan đến các vụ thu hồi thuốc, sản

phẩm y tế; ngành vệ sinh an toàn thực phẩm chịu trách nhiệm tới các sản phẩm
tiêu dùng như thực phẩm, đồ uống…tuy nhiên, chịu trách nhiệm chung đối với
các vụ việc thu hồi nói riêng và các vấn đề bảo vệ người tiêu dùng khác nói
chung vẫn là cơ quan quản lý nước1.
Từ mô hình này, Cục Quản lý cạnh tranh – với chức năng là cơ quan quản
lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng dự định xây dựng một quy trình tiếp nhận
và phối hợp thông báo về các thông tin thu hồi sản phẩm với các doanh nghiệp,
góp phần đơn giản thủ tục và giảm thiểu thời gian trao đổi giữa doanh nghiệp
với người tiêu dùng.
Cùng với đó, doanh nghiệp cũng cần lưu ý là hiện nay hoạt động thông báo
về thu hồi sản phẩm không chỉ giới hạn trong phạm vi một nước, một quốc gia.
Do tính chất lưu thông tự do của hàng hóa trong nền kinh tế thị trường, một sản
phẩm có thể sản xuất tại một quốc gia nhưng phạm vi tiêu thụ thì trải khắp trên
toàn thế giới. Chính vì vậy, thông qua các chương trình cam kết phối hợp trong
từng khu vực, chính phủ các nước hiện nay đã thực hiện các chương trình trao
đổi thông tin về các vụ việc thu hồi, cũng như cảnh báo về các sản phẩm tiêu
dùng không an toàn giữa các nước với nhau.
Hiện nay, Cục Quản lý cạnh tranh đã tham gia vào Nhóm trao đổi và cảnh
báo thông tin giữa các nước Asean, theo đó, các thông tin về thu hồi sản phẩm
và cảnh báo sản phẩm có nguy cơ gây mất an toàn cho người tiêu dùng đều được
các nước Asean chia sẻ và công bố công khai tại website chung
là />2.3. Ví dụ minh họa về trường hơp thu hồi hàng hóa có khuyết tật của
tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng
Vụ việc thu hồi dòng xe Honda Rebel 300 nhập khẩu từ Thái Lan của
Công ty Honda Việt Nam để khắc phục lỗi trục số sơ cấp của động cơ
1 ngày truy cập 12/10/2019.

ngày truy cập 12/10/2019
2


Trang | 5


Theo đó, ngày 19 tháng 6 năm 2019, công ty Honda Việt Nam công bố
chiến dịch triệu hồi sản phẩm cho mẫu xe Honda Rebel 300 nhập khẩu từ Thái
Lan để khắc phục lỗi trục số sơ cấp của động cơ nhằm đảm bảo sự an toàn tối ưu
cho khách hàng. Theo đó mẫu xe được Honda Việt Nam thu hồi là dòng xe
Rebel 300 có xuất xứ từ Thái Lan, sản xuất năm 2018 với số lượng xe bị ảnh
hưởng là 2.358 chiếc.
Những chiếc xe này bị lỗi về kỹ thuật theo quy định tại Điểm a Khoản 3
Điều 3 Luật BVQLNTD 2010. Trong quá trình chuyển số sang số 2 (bao gồm
lên số và về số), xe phát sinh tiếng kêu bất thường ở động cơ. Trong một số
trường hợp, có thể dẫn đến bánh sau bị kẹt cứng và động cơ dừng hoạt động.
Nguyên nhân gốc của hiện tượng:
Phe cài định vị bánh răng trên trục chính bị trượt ra khỏi rãnh giữ dẫn đến
bánh răng số bị hư hỏng. Do 2 nguyên nhân sau đây:
- JIG kẹp trục chính bị nghiêng trong quá trình gia công tiện rãnh. Nhân
viên thao tác không nhận thấy độ nghiêng của JIG, đã điều chỉnh chương trình
gia công để đưa kích thước gia công về tiêu chuẩn, việc này dẫn đến tạo một bậc
gia công bên cạnh rãnh phe cài.
- Trong quá trình lắp phe cài, đường kính của JIG lắp quá lớn. Có nguy cơ
làm phe cài mở rộng và dễ bị lỏng lẻo sau khi lắp ráp3.
Biện pháp khắc phục:
- Tất cả chủ sở hữu của các xe trong diện triệu hồi sẽ được thông báo các
thông tin chi tiết liên quan đến việc triệu hồi bởi Honda Việt Nam qua thư
và/hoặc điện thoại trực tiếp.
- Chi phí vận chuyển và chi phí kiểm tra, thay thế phụ tùng sẽ do Honda
Việt Nam chi trả.
- Việc thay thế sẽ được thực hiện sau khi các phụ tùng đã sẵn sàng.
Thông qua ví dụ trên ta thấy, công ty Honda Việt Nam đã làm rất tốt trách

nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp mình đối với người tiêu
dùng. Theo đó, doanh nghiệp này đã thông báo cụ thể về sự cố đối với dòng xe
mới, nguyên nhân của khuyết tật trên hàng hóa và đưa ra giải pháp khắc phục
đến từng khách hàng. Ngoài ra, Honda Việt Nam cũng đã hỗ trợ toàn bộ chi phí
3 ngày truy cập 12/10/2019.

Trang | 6


đi lại cho khách hàng gặp phải sự cố trên và chịu mọi chi phí liên quan đến thay
thế phụ tùng. Những thông tin này đã được doanh nghiệp thông báo rộng rãi trên
các phương tiện thông tin đại chúng và Cổng thông tin điện tử của doanh
nghiệp.
3. Một số bình luận các quy định của pháp luật hiện hành về hàng hóa
có khuyết tật
3.1. Sự không thống nhất trong quy định về “hàng hóa không đảm bảo
chất lượng” quy định trong BLDS 2015 và “hàng hóa có khuyết tật” trong
Luật BVQLNTD 2010
Điều 608 của BLDS năm 2015 đề cập đến chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng
hóa không đảm bảo chất lượng hàng hóa mà gây thiệt hại cho NTD thì phải bồi
thường. Mặc dù, BLDS năm 2015 đã thu hẹp phạm vi chủ thể đó là “Chủ thể
khác” nhưng về bản chất thì không thay đổi. Từ đó cho thấy, BLDS chỉ nêu ra
hàng hóa không đảm bảo chất lượng nhưng không có tiêu chí để đánh giá thế
nào là hàng hóa không đảm bảo chất lượng. Luật quy định chung chung, không
cụ thể và không đưa ra được tiêu chí để áp dụng. Để hiểu được thế nào là hàng
hóa không đảm bảo chất lượng thì không tìm ra một định nghĩa cụ thể, không
một cuốn sách, không một quy định và không có bất cứ một tác giả nào đề cập
đến vấn đề này mà chỉ bắt gặp những khái niệm mang tính đơn lẻ.
Theo quy định tại Điều 432 của BLDS năm 2015 chất lượng của tài sản
được quy định như sau: Chất lượng của tài sản mua bán do các bên thoả

thuận. Trường hợp tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố hoặc
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thỏa thuận của các bên về
chất lượng của tài sản không được thấp hơn chất lượng của tài sản được xác
định theo tiêu chuẩn đã công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
Khác với BLDS năm 2015 thì Luật BVQLNTD năm 2010 không sử dụng
cụm từ “hàng hoá không đảm bảo chất lượng” mà đề cập thẳng đến “hàng hóa
có khuyết tật”. Theo khoản 3 Điều 1 Luật BVQLNTD quy định “Hàng hóa có
khuyết tật là hàng hóa không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, có khả năng
Trang | 7


gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả trường
hợp hàng hóa đó được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật
hiện hành nhưng chưa phát hiện được khuyết tật tại thời điểm hàng hóa được
cung cấp cho người tiêu dùng”. Hàng hóa có khuyết tật bao gồm: Hàng hóa sản
xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật; Hàng hóa đơn lẻ có
khuyết tật phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, lưu giữ; Hàng
hóa tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình sử dụng nhưng không có
hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ cho NTD4
Không những từ trong định nghĩa mà trong việc quy định vấn đề bồi thường
thiệt hại cũng có một sự bất hợp lý. Nếu như BLDS quy định chủ thể kinh doanh
hàng hóa không đảm bảo chất lượng thì phải bồi thường thì Luật BVQLNTD
quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt
hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến
tính mạng, sức khỏe, tài sản của NTD.
Như vậy, hàng hóa có khuyết tật và hàng hóa không đảm bảo chất lượng
không giống nhau và ngữ nghĩa của hai cụm từ “Khuyết tật” và “Không đảm
bảo chất lượng” cũng không đồng nhất với nhau. Điều này cho thấy, có một sự
không thống nhất giữa BLDS và Luật BVQLNTD.

3.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật
Mặc dù có mâu thuẫn trong quy định về chất lượng của hàng hóa tuy nhiên,
Luật BVQLNTD năm 2010 và BLDS năm 2015 có tính thống nhất ở chỗ khi
hàng hóa không đạt chất lượng gây thiệt hại thì phải bồi thường. Tuy nhiên, Luật
BVNTD còn hạn chế về mặt ngữ nghĩa, đồng thời cũng hạn chế nếu có trường
hợp cụ thể xảy ra. Khi đã xác định hàng hóa không đảm bảo chất lượng thì
không thể áp dụng Luật BVQLNTD. Nếu ý kiến chủ quan của Thẩm phán, mặc
nhiên để xác định đó là hàng hóa không đảm bảo chất lượng hoặc đó là hàng hóa
có khuyết tật, thì dẫn đến sự thao túng khi áp dụng các quy định pháp luật.
4 Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công Thương (2016), Hỏi – Đáp pháp luật về bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr.49.
Trang | 8


Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là các văn bản quy định pháp luật
không thống nhất. Thực tiễn một số vụ án, các nhà làm luật mặc nhiên hiểu rằng
hàng hóa có khuyết tật cũng là hàng hóa không đảm bảo chất lượng, hàng hóa có
khuyết tật được quy định trong Luật BVQLNTD còn BLDS năm 2015 không hề
đề cập đến cụm từ này, nhưng thực tiễn xét xử lại cố tình áp dụng, khi nhận định
là “hàng hóa có khuyết tật” nhưng khi quyết định lại áp dụng điều luật của
BLDS. Từ những lập luận trên tác giả kiến nghị như sau:
Nếu BLDS đã quy định rõ về vấn đề này thì Luật BVQLNTD nên thống
nhất tránh những trường hợp thực tế đã mắc phải. Kiến nghị sửa, đổi Luật
BVQLNTD như sau tại khoản 1 Điều 23 Luật BVQLNTD quy định:
“1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt
hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật……”
Nên sửa lại:
“Tổ chức, cá nhân kinh doang hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt
hại trong trường hợp hàng hóa không đảm bảo chất lượng….”.

Đồng thời, kiến nghị Hội đồng Thẩm phán TANDTC ban hành Nghị Quyết
hướng dẫn về “hàng hóa không đảm bảo chất lượng” tại Điều 608 của BLDS
năm 2015.
Cần phải đưa ra các tiêu chí để đánh giá một sản phẩm không đảm bảo chất
lượng, để việc xét xử có một quy chuẩn thống nhất, tránh tình trạng áp dụng tùy
tiện và áp đặt ý chí chủ quan trong quá trình xét xử.

Trang | 9


KẾT LUẬN
Hàng hóa có khuyết tật là hàng hóa không đảm bảo an toàn cho người tiêu
dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu
dùng, kể cả trường hợp hàng hóa có được sản xuất đúng theo tiêu chuẩn hoặc
quy chuẩn kỹ thuật hiện hành nhưng chưa phát hiện ra được khuyết tật tại thời
điểm hàng hóa được cung cấp cho người tiêu dùng, bao gồm: Hàng hóa sản xuất
hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật; Hàng hóa đơn lẻ có khuyết
tật phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, lưu giữ; Hàng hóa tiềm
ẩn nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình sử dụng nhưng không có hướng dẫn,
cảnh báo đầy đủ cho người tiêu dùng. Chính vì vậy, pháp luật bảo vệ QLNTD đã
quy định cụ thể trách nhiệm của cá nhân, tổ chức kinh doanh với NTD khi cung
cấp hàng hóa có khuyết tật đến tay NTD.
Để giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng ít tốn kém hơn đối với biện
pháp thu hồi sản phẩm, hàng hóa khuyết tật thì pháp luật cần quy định rõ hơn về
những trường hợp nào thì sử dụng biện pháp thu hồi, trường hợp nào thì bồi
thường,... quyền yêu cầu thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền và người tiêu dùng cùng các biện pháp chế tài cụ thể.

Trang | 10



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2012;
2. Trường Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010;
3. Bộ luật Dân sự năm 2015;
4. Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công Thương (2016), Hỏi – Đáp pháp luật về bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội.
5. Các link đã truy cập:
 />
ngày

truy

cập

12/10/2019.


/>
ngày

truy

cập

12/10/2019


ngày truy cập

12/10/2019.

Trang | 11


MỤC LỤC

Trang | 12



×