Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Đảng bộ tỉnh lào cai lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử ở địa phương từ năm 2000 đến năm 2015 =

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 148 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THU THỦY

ĐẢNG BỘ TỈNH LÀO CAI LÃNH ĐẠO BẢO TỒN VÀ PHÁT
HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ Ở ĐỊA PHƢƠNG
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

1


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THU THỦY

ĐẢNG BỘ TỈNH LÀO CAI LÃNH ĐẠO BẢO TỒN VÀ PHÁT
HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ Ở ĐỊA PHƢƠNG
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2015

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60.22.03.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS. TS. Lê Văn Thịnh


Hà Nội - 2017
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

2


liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được
trích dẫn đầy đủ theo quy định.

Tác giả

Nguyễn Thị Thu Thuỷ

3


LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn thiện, bên
cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của Quý
Thầy cô cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời
gian học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận văn thạc sĩ.
Xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Lê Văn
Thịnh người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn
thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý thầy cô khoa Lịch
sử trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đã tận tình truyền đạt những
kiến thức quý báy cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và cho đến khi hoàn thành luận văn tốt

nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai
đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện
Luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn tới tập thể Ban giám hiệu, giáo viên
trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn đã tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành quá trình học tập của mình.
Hà Nội, tháng 11 năm 2017
Học viên

Nguyễn Thị Thu Thuỷ

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 6
3. Mục đích, nhiệm vụ của Luận văn .............................................................. 12
3.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 12
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 13
4.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 13
4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 13
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................. 14
5.1. Nguồn tư liệu ............................................................................................ 14
5.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 15
6. Đóng góp về khoa học của đề tài ................................................................ 15
7. Kết cấu của Luận văn .................................................................................. 16

CHƢƠNG 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC BẢO
TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ CỦA ĐẢNG BỘ
TỈNH LÀO CAI TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2005 ..................................... 17
1.1. Những nhân tố tác động đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di
tích lịch sử ở tỉnh Lào Cai ............................................................................... 17
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thực trạng công tác bảo tồn, phát
huy các giá trị di tích lịch sử ở tỉnh Lào Cai trước năm 2000 ....................... 17
1.1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ................................... 28
1.2. Đảng bộ tỉnh Lào Cai lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di
tích lịch sử trên địa bàn tỉnh từ năm 2000 đến năm 2005 ............................... 35
1.2.1. Chủ trương và giải pháp của Đảng bộ tỉnh Lào Cai về công tác bảo tồn
và phát huy giá trị các di tích lịch sử .............................................................. 35
1.2.2. Đảng bộ tỉnh Lào Cai chỉ đạo công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di
tích lịch sử ....................................................................................................... 37
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 44

1


CHƢƠNG 2: CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC
DI TÍCH LỊCH SỬ CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH LÀO CAI TỪ NĂM 2006
ĐẾN NĂM 2015 ............................................................................................. 46
2.1. Chủ trương của Đảng và sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Lào Cai ............... 46
2.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước .................................. 46
2.1.2. Chủ trương và giải pháp của Đảng bộ tỉnh Lào Cai ............................ 51
2.2. Đảng bộ tỉnh Lào Cai chỉ đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di
tích lịch sử ....................................................................................................... 53
2.2.1. Chỉ đạo xây dựng cơ chế, tổ chức bộ máy quản lý công tác bảo tồn,
phát huy các di tích lịch sử ............................................................................. 54
2.2.2. Chỉ đạo điều tra, xếp hạng, bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử ........... 59

2.2.3. Chỉ đạo công tác tuyên truyền, xây dựng cơ sở hạ tầng phát huy giá trị
các di tích lịch sử ............................................................................................ 73
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 82
CHƢƠNG 3: MỘT VÀI NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM .................... 84
3.1. Một vài nhận xét....................................................................................... 84
3.1.1. Ưu điểm ................................................................................................. 84
3.1.2. Hạn chế ................................................................................................. 91
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 101
KẾT LUẬN .................................................................................................. 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 105
PHỤ LỤC .................................................................................................... 128

2


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BCH

: Ban Chấp hành

BVHTTDL

: Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch

DSVH

: Di sản Văn hoá

GDP


: Tổng thu nhập quốc nội

HĐND

: Hội đồng Nhân dân

KH

: Kế hoạch



: Quyết định

SVHTTDL

: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

TTr

: Tờ trình

UBND

: Ủy ban Nhân dân

3



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo luật Di sản Văn hóa của Việt Nam, di tích lịch sử - văn hóa được
quy định: “Là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học”
[61, tr.1].
Di tích là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọng, minh
chứng về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. “Di tích giúp
con người biết được cội nguồn của dân tộc mình, hiểu về truyền thống lịch sử,
đặc trưng văn hoá của đất nước và do đó có tác động ngược trở lại tới việc
hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại” [46, tr. 27].
Sau khi giành được độc lập, dù trong hoàn cảnh đất nước đang “nghìn
cân treo sợi tóc” với thù trong, giặc ngoài, ngày 23 tháng 11 năm 1945, chủ
tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 65 về việc bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Việt
Nam. Nội dung Sắc lệnh chỉ vẻn vẹn 256 chữ nhưng đã khẳng định quan
điểm, đường lối, chính sách và những biện pháp cấp bách của Đảng và nhà
nước Việt Nam đối với di sản văn hoá của dân tộc; thể hiện sự vận dụng sáng
tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin về việc kế thừa tinh hoa văn hoá
dân tộc trong xây dựng và phát triển văn hoá đất nước. Sắc lệnh đã khẳng
định “…. Việc bảo tồn cổ tích là việc rất cần thiết trong công cuôc kiến thiết
nước Việt Nam” [153, tr. 21].
Di tích là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa. Mà di sản văn hóa
dân tộc là một trong những cội nguồn sức mạnh to lớn của dân tộc, được tạo ra
trong quá khứ, cần được bảo vệ, duy trì và phát huy trong xã hội hiện đại. Do
đó, việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, trong đó có các di tích lịch sử là
quy luật tất yếu của văn hóa. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện

4



nay, vấn đề bảo tồn và phát huy di dản văn hóa có ý nghĩa vô cùng quan trọng
nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc để hội nhập mà không bị hòa
tan. Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại, làm giàu văn hóa dân tộc.
Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được sau 15 năm thực hiện Nghị
quyết Trung ương 5, khóa VIII, Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản
Việt Nam khóa IX tiếp tục xây dựng Nghị quyết số 33 về xây dựng, phát triển
văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Trong đó có nhấn mạnh đến nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị các di tích
lịch sử ….

“ Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn,

phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội. Bảo tồn, tôn tạo các di
tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển
kinh tế; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch” [37,
tr.42]. Điều này đã cho thấy ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo tồn,
phát huy giá trị các di tích lịch sử.
Lào Cai là một tỉnh vùng cao, biên giới có vị trí địa – kinh tế - chính trị
hết sức quan trọng. Vùng đất Lào Cai cũng là nơi có truyền thống lịch sử và
văn hóa lâu đời với nhiều di tích lịch sử, văn hóa. Trong đó có 11 di tích cấp
quốc gia, 10 di tích cấp tỉnh. Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát
huy giá trị các di di tích lịch sử của Lào Cai đã đạt được nhiều thành tựu cả về
phương pháp và nội dung thực hiện. Hệ thống di tích lịch sử của Lào Cai
không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân địa
phương mà còn đang trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội. Do đó, việc tìm hiểu về hệ thống di tích lịch sử ở Lào Cai,
hoạt động bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử này là điều vô cùng cần
thiết. Đặc biệt, qua tìm hiểu, nghiên cứu đánh giá lại những kết quả đã đạt


5


được, đồng thời tổng kết, đúc rút các bài học kinh nghiệm để tiếp tục áp dụng,
triển khai vào thực tiễn địa phương để công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di
tích đạt hiệu quả cao hơn nữa trong thời gian tới.
Là một giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường phổ thông, tôi luôn
quan tâm đến việc tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa. Đặc biệt, thông qua
các phương tiện thông tin đại chúng, tôi được biết Lào Cai là địa phương có
hệ thống các di tích lịch sử khá phong phú và là một tỉnh miền núi có thành
tựu lớn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử. Điều này, thôi
thúc tôi muốn tìm hiểu về hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch
sử của tỉnh Lào Cai.
Với những lý do trên tôi chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Lào Cai lãnh đạo
bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử ở địa phương từ năm 2000
đến năm 2015” để làm làm văn tốt nghiệp Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến chủ đề bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử đã
có một số công trình nghiên cứu, có thể chia làm hai nhóm:
Một là, những nghiên cứu về di sản văn hoá, di tích lịch sử nói chung
Cuốn sách ”Tìm hiểu về đường lối văn hóa của Đảng cộng sản Việt
Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội (2008) của tác giả Nguyễn Đình
Hãng đã cung cấp những kiến thức đầy đủ, chi tiết về chủ trương, đường
lối của Đảng cộng sản Việt Nam về lĩnh vực văn hóa, bảo tồn và phát huy
di sản văn hoá.
Trong cuốn ”Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc”, Nxb Văn hoá Thông tin (2002) do tác giả Nguyễn Khoa Điềm là
chủ biên, các tác giả đã đi từ cách tiếp cận văn hóa, những yếu tố cấu thành


6


của nền văn hóa, những tiền đề lý luận và thực tiễn hoạt động văn hóa qua
hơn nửa thế kỷ lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam để phản ảnh tính tiên
tiến của nền văn hóa mà nhân dân ta đang xây dựng, những bản sắc văn hóa
dân tộc. Từ việc tổng kết thực tiễn công tác xây dựng, phát triển văn hóa
của đất nước, kết hợp với kinh nghiệm xử lý vấn đề văn hóa ở một số nước
trên thế giới, cuốn sách đã đưa ra những giải pháp để xây dựng nền văn hóa
Việt Nam đáp ứng những yêu cầu của tình hình mới, đưa ra những định
hướng chiến lược cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc.
Cuốn sách ”Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân
tộc”, Nxb Chính trị Quốc Gia (2002) của tác giả Hoàng Vinh đề cập đến
những vấn đề lý luận về di sản văn hóa, vai trò, chức năng của di sản văn
hóa. Tác giả đã phân tích cụ thể chính sách về bảo tồn và phát triển di sản
văn hóa dân tộc qua các kỳ Đại hội của Đảng. Trên cơ sở những phân tích,
đánh giá về thực trạng di sản văn hóa, tác giả đã đưa ra những giải pháp cụ
thể về giữ gìn và phát huy di sản văn hóa (đặc biệt có tham khảo kinh
nghiệm của Nhật Bản).
Cuốn sách ”Di sản văn hóa – bảo tồn và phát triển”, Nxb Thành phố
Hồ Chí Minh (2008) của nhóm tác giả Nguyễn Đình Thanh, Lê Minh Lý cũng
đưa ra những vấn đề lý luận chung về di sản văn hóa, công tác bảo tồn và phát
triển di sản văn hóa, đánh giá thực trạng bảo tồn, phát triển di sản văn hóa ở
nước ta trong thời gian qua, bước đầu đưa ra một số giải pháp để bảo tồn và
phát triển di sản văn hóa trong tình hình mới.
Cuốn sách ”Di sản văn hóa - bảo tồn và trùng tu”, Nxb Văn hoá
Thông tin (2002) là kết quả tổng kết kinh nghiệm qua nhiều năm làm công tác
bảo tồn, trùng tu các di sản văn hóa của Giáo sư – Tiến sĩ, kiến trúc sư Hoàng

Đạo Kính.

7


Cuốn giáo trình ”Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa”, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội (2008) của tác giả Trịnh Minh Đức đã đưa ra những
kiến thức tổng quan, đầy đủ về các lĩnh vực trong công tác bảo tồn di
tích lịch sử văn hóa.
Cuốn sách “Giáo trình quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch”,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (2010) do nhóm tác giả Lê Hồng Lý, Dương
Văn Sáu, Đặng Hoài Thu thực hiện đã giới thiệu những kiến thức cơ bản về
một số vấn đề liên quan đến văn hóa, di sản văn hóa, du lịch văn hóa và
những sản phẩm du lịch văn hóa , những quan điểm quản lí và khai thác di
sản văn hoá. Từ đó chỉ ra những nội dụng và nguyên tắc quản lí các di sản
văn hóa nhằm phục vụ việc phát triển du lịch. Cuốn sách cũng trình bày
một cách cơ bản quy trình tổ chức và quản lí nhằm tạo ra những sản phẩm
du lịch văn hóa.
Giáo sư, tiến sĩ khoa học Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội Di sản Việt
Nam, Chủ tịch Hội đồng Di sản Quốc gia là nhà nghiên cứu chuyên về công
tác di sản văn hóa. Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu về công tác di sản
nói chung và di tích nói riêng. Những nghiên cứu của ông được công bố trên
Tạp chí Di sản Văn hóa về lĩnh vực di sản văn hóa có: ”Mấy vấn đề về nguồn
nhân lực trong hoạt động bảo tồn di sản văn hoá” (Tạp chí Di sản Văn hoá,
số 3 (40), năm 2012), “Mấy vấn đề về hoạt động tu bổ, phục hồi di tích lịch
sử - văn hoá” (Tạp chí Di sản Văn hoá, số 3 (36), năm 2011),..... Những
nghiên cứu này đã đưa ra những gợi mở quan trọng về công tác bảo tồn và
phát huy di tích.
Tiến sĩ Đặng Văn Bài, Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng là nhà nghiên cứu,
đồng thời là nhà quản lý với nhiều năm giữ trọng trách Cục Trưởng tại Cục di

sản Văn hóa. Bằng kinh nghiệm quản lý và nghiên cứu chuyên sâu, các ông
đã có nhiều bài viết được công bố trên Tạp chí Di sản Văn hóa như: ”Một số

8


vấn đề đặt ra sau ba năm thi hành Luật di sản văn hoá” (Tạp chí Di sản văn
hoá số 2 (11) năm 2005) của tác giả Đặng Văn Bài, “Tu bổ và tôn tạo các di
tích lịch sử và văn hoá là hoạt động có tính đặc thù chuyên ngành” Tạp chí
Di sản Văn hoá số 2 (15) năm 2006 của tác giả Đặng Văn Bài, “Bảo tồn di
sản văn hoá trong quá trình phát triển” (Tạp chí Di sản Văn hoá, số 2 (19)
năm 2007) của tác giả Đặng Văn Bài, “Phát huy giá trị di tích phục vụ sự
nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước” (Tạp chí Di sản Văn hoá,
số 3 (20) năm 2007) của tác giả Nguyễn Thế Hùng, “10 năm thực hiện Luật
di sản Văn hoá” (Tạp chí Di sản Văn hoá số 3 (40) năm 2012) của tác giả
Nguyễn Thế Hùng, “Vai trò của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá
trị di sản văn hoá” (Tạp chí di sản văn hoá, số 1 (50) năm 2015) của tác
giả Nguyễn Thế Hùng,.... Những nghiên cứu này đều mang tính thực tiễn,
cụ thể sâu sắc.
Những nghiên cứu trên đã cung cấp những kiến thức mang tính lý luận
cơ bản, những vấn cụ thể về công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích.
Luận văn thạc sĩ “Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo công tác bảo tồn và
phát huy giá trị cá di tích lịch sử, văn hóa từ năm 1991 đến năm 2012” của
tác giả Vũ Thị Thanh Tú bảo vệ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn năm 2013; Luận văn thạc sĩ “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo công
tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa từ năm 2001 đến
năm 2010” của tác giả Ngô Thị Ngà bảo vệ tại trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn năm 2013; Luận văn thạc sĩ “Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo
công tác bảo tồn và phát huy giá trị cá di tích lịch sử từ năm 1998 đến năm
2014” của tác giả Lê Văn Đin, bảo vệ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn năm 2015. Những công trình trên nghiên cứu về công tác bảo tồn
và phát huy giá trị các di tích lịch sử tại một địa phương cụ thể là những gợi
mở quan trọng để tôi tiếp thu trong luận văn của mình.

9


Hai là, những nghiên cứu về di tích lịch sử và bảo tôn phát huy giá trị
các di tích lịch sử ở Lào Cai
Cuốn sách ”Du lịch Lào Cai”, Nxb Văn hoá Dân tộc (2000) của nhóm
tác giả Trần Hữu Sơn, Nguyễn Quang Đức, Mã A Lềnh, Đức Đảm, Đoàn Hữu
Nam và Đình Dũng, do Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Lào Cai xuất bản. Đây
là công trình giới thiệu khái quát về bản sắc văn hoá các dân tộc ở Lào Cai và
các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh.
Cuốn sách ”Lào Cai vận hội mới”, Nxb Công ty Cổ phần Hợp tác
Truyền thông Việt Nam (2005), với sự tham gia của nhiều tổ chức, ban
ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Cuốn
sách tổng hợp những thông tin tổng quan về lịch sử phát triển cũng như tiềm
năng, lợi thế của vùng đất Lào Cai. Cuốn sách gồm 5 phần trong đó phần II
với tựa để “Sản phẩm văn hóa – Du lịch” từ trang 148 đến đến 198. Phần này
đã giới thiệu những di tích lịch sử, truyền thống văn hoá đặc sắc của Lào Cai
được khai thác trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
Cuốn sách ”20 năm tái lập tỉnh Lào Cai (01/10/1991 – 01/10/2011)”,
Nxb Công ty cổ phần In và Thương mại Lào Cai (2011) của nhóm nhiều tác
giả là lãnh đạo và nguyên lãnh đạo tỉnh Lào Cai, những nhà khoa học, nhà
hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu, nhà văn nhà thơ… được Báo Lào Cai
tổng hợp và xuất bản. Đây là một công trình tổng hợp công phu gồm 4 phần
nội dung chính là: Lào Cai – Thành tựu mới, Nỗ lực xây dựng quê hương Lào
Cai, Chặng đường mới, Lào Cai qua tác phẩm. Cuốn sách chính là một nhật
ký về kinh tế, văn hóa, xã hội trong 20 năm xây dựng và phát triển của lãnh

đạo và nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai. Trong bài “Góp phần bảo tồn và
phát huy di sản văn hóa dân tộc” từ trang 148 đến 150 của tác giả Thu
Phương đã điểm lại những chương trình, đề án, dự án về việc bảo tồn và phát

10


huy di sản văn hóa dân tộc cũng như đánh giá kết quả thực hiện các chương
trình này. Cũng trong cuốn này tác giả Mạnh Tuấn cũng đã có bài “Miền đất
in dấu thời gian”. Nhằm để khẳng định giá trị di sản văn hóa của miền đất
vùng biên cương, tác giả đã tổng hợp những công trình, di tích mang tính lịch
sử văn hóa của tỉnh. Trong đó, các di tích cũng đã được tác giả đề cập và giới
thiệu khá chi tiết cả về lịch sử hình thành, vị trí và vai trò trong việc khẳng
định chủ quyền của tổ quốc – là biểu tượng văn hóa của nhân dân các dân tộc
tỉnh Lào Cai trong quá trình xây dựng, gìn giữ và phát triển đất nước.
Cuốn sách ”Văn hóa dân gian Lào Cai”, Nxb Văn hoá Dân tộc (1997)
của tác giả Trần Hữu Sơn là một nghiên cứu công phu về sắc thái văn hóa dân
gian của các dân tộc hiện đang cư trú trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Từ trang 17 đến
trang 19, sách đã giới thiệu và khẳng định vị trí chiến lược quan trọng của Lào
Cai nói chung và các di tích thuộc quần thể di tích Đền Thượng, đền Đôi Cô.
Cuốn sách ”Địa chí Lào Cai khái lược”, Nxb Văn hoá Dân tộc (2001),
chủ biên Nguyễn Đức Thăng. Đây là một công trình nhằm cung cấp những
thông tin cơ bản về tỉnh Lào Cai. Cuốn sách đề cập đến những thông tin về
diện tích, dân số, dân tộc, lịch sử, di tích, danh lam thắng cảnh và một số nét
về đặc trưng kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai.
Trong quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào
Cai đã ra các Nghị quyết, xây dựng và ban hành các chương trình, đề án về
bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, các di tích lịch sử và hàng năm,
hàng nhiệm kỳ đều có báo cáo, đánh giá khái quát kết quả đạt được. Nguồn tư

liệu trong các công trình, tài liệu, văn kiện đó là cơ sở để tác giả sử dụng, kế
thừa trong quá trình phân tích, đánh giá, khái quát trong luận văn.

11


Như vậy, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách
toàn diện và đầy đủ về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Lào Cai đối với công
tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử ở địa phương trong giai
đoạn từ năm 2000 đến năm 2015. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu
trên đã đưa ra những nhận xét, đánh giá, đúc rút ra những định hướng cho
công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử ở Lào Cai để tác giả
luận văn tiếp thu và kế thừa trong quá trình thực hiện Luận văn.
3. Mục đích, nhiệm vụ của Luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Lào Cai đối với
công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ
năm 2000 đến năm 2015.
Từ sự lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử
của Đảng bộ tỉnh Lào Cai (2000 – 2015), luận văn đưa ra một số nhận xét về
ưu điểm, hạn chế và bước đầu rút ra một số bài học kinh nghiệm nhằm cung
cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chủ trương, giải pháp trong công tác
bảo tồn phát huy giá trị các di tích trong giai đoạn tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp, hệ thống hóa nguồn tài liệu liên quan đến đề tài.
- Nêu và phân tích những nhân tố tác động đến chủ trương, giải pháp và
quá trình chỉ đạo công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử của
Đảng bộ tỉnh Lào Cai đối với các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh.
- Quá trình chỉ đạo thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di
tích lịch sử ở địa phương của Đảng bộ tỉnh Lào Cai.


12


- Đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong công tác bảo tồn, phát huy giá
trị các di tích lịch sử của Đảng bộ tỉnh. Đồng thời đúc rút những kinh nghiệm
để tham khảo cho hiện tại.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tập trung tìm hiểu những chủ trương, giải pháp và sự chỉ đạo
công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử của Đảng bộ tỉnh Lào Cai
từ năm 2000 đến năm 2015.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu sự lãnh chỉ đạo của đảng bộ tỉnh Lào Cai trong
công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử ở địa phương. Cụ thể:
Việc xây dựng cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy; việc nghiên cứu, xây dựng
hồ sơ di tích, kiểm kê di tích; trùng tu, tôn tạo các di tích; tuyên truyền, phát
huy các di tích trong đời sống kinh tế, xã hội ở địa phương.
Về thời gian nghiên cứu: từ năm 2000 đến năm 2015
Từ năm 2000, Tỉnh ủy Lào Cai đã cụ thể hóa các Nghị quyết của Ban
chấp hành Đảng bộ tỉnh bằng việc xây dựng các Đề án trọng tâm của các
ngành, các lĩnh vực, trong đó có công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di
tích lịch sử trên địa bàn tỉnh. Do đó, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu sự lãnh
đạo của đảng bộ tỉnh Lào Cai về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử
xuyên suốt qua 3 nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai: Đại hội XII (2000
– 2005), Đại hội XIII (2005 – 2010), Đại hội XIV (2010 – 2015) để nghiên
cứu, tổng kết, đánh giá.

13



Mặt khác, bắt đầu từ năm 2000, Lào Cai triển khai thực hiện đồng bộ
và quyết liệt Nghị quyết Trung ương V khóa VIII (1998) với nhiều giải pháp
sáng tạo và hiệu quả.
Hơn thế nữa, từ năm 2001, Luật di sản văn hóa bắt đầu có hiệu lực thực
hiện với những quy định mới về công tác quản lý di tích.
Ngày 24/7/2001, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch) đã ban hành Quyết định số 1760/2000/QĐ-BVHTT “Phê duyệt
quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và
danh lam thắng cảnh đến năm 2020”. Quyết định này đã làm rõ các quan điểm
bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh. Đồng
thời đây là kim chỉ nam cho các địa phương xây dựng quy hoạch và tổ chức
thực hiện các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch.
Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Lào Cai
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu mà Luận văn sử dụng là:
Các Văn kiện của Đảng; văn kiện các hội nghị Trung ương Đảng, các
Văn bản của Chính phủ, của Bộ Văn hóa Thông tin, Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch về bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử.
- Các văn kiện của Đảng bộ tỉnh Lào Cai, Các văn bản của UBND tỉnh
Lào Cai, Các văn bản của Sở Văn hóa Thông tin và Thể thao, Sở Văn hóa
Thông tin, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai.
- Các sách, báo, các công trình nghiên cứu liên quan đến công tác bảo
tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử nói chung và công tác bảo tồn và
phát huy giá trị các di tích lịch tại Lào Cai nói riêng.

14



5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận xuyên suốt được luận văn sử dụng là chủ nghĩa Mác
– Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam
về Văn hóa và Di sản Văn hóa.
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng
hợp, đối chiếu, so sánh, thống kê, khảo sát thực địa, điều tra xã hội học nhằm
trình bày kết quả mà tỉnh Lào Cai đã đạt được trong công tác bảo tồn, phát
huy giá trị các di tích lịch sử, đánh giá chính xác những chủ trương, biện pháp
của Đảng bộ tỉnh Lào Cai trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích
lịch sử trên địa bàn tỉnh,
6. Đóng góp về khoa học của đề tài
- Thông qua đánh giá khách quan kết quả lãnh đạo bảo tồn, phát huy
giá trị các di tích lịch sử của Đảng bộ tỉnh Lào Cai, đề tài sẽ phân tích những
thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong quá
trình Đảng bộ tỉnh lãnh đạo bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử tỉnh
Lào Cai từ năm 2000 đến năm 2015. Từ đó góp phần làm sáng tỏ thêm
quan điểm của Đảng về lãnh đạo bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử
và sự vận dụng sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Lào Cai vào điều kiện thực tế
của địa phương.
- Bước đầu đúc kết một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ tỉnh
Lào Cai lãnh đạo bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử.
- Đề tài sau khi bảo vệ thành công có thể dùng làm tài liệu tham khảo
giảng dạy ở Trường Chính trị tỉnh, các trường phổ thông về văn hóa, du lịch

15


và lịch sử địa phương; phục vụ công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng

bộ tỉnh Lào Cai thời kỳ đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Chủ trương và sự chỉ đạo công tác bảo tồn, phát huy giá trị
các di tích lịch sử của Đảng bộ tỉnh Lào Cai từ năm 2000 đến năm 2005
Chương 2: Công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử của
Đảng bộ tỉnh Lào Cai từ năm 2006 đến năm 2015
Chương 3: Một vài nhận xét và kinh nghiệm

16


Chƣơng 1
CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT
HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH LÀO
CAI TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2005
1.1. Những nhân tố tác động đến công tác bảo tồn và phát huy giá
trị các di tích lịch sử ở tỉnh Lào Cai
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thực trạng công tác bảo
tồn, phát huy các giá trị di tích lịch sử ở tỉnh Lào Cai trước năm 2000
1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế, xã hội và truyền thống lịch sử
Về điều kiện tự nhiên, Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính
giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km
theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Tỉnh Lào Cai được tái lập tháng
10/1991 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn. Từ ngày 01/01/2004 (sau
khi tách huyện Than Uyên sang tỉnh Lai Châu), diện tích tự nhiên: 6.383,88
km2 (chiếm 2,44% diện tích cả nước, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/63 tỉnh,
thành phố cả nước).
Tỉnh Lào Cai giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với 182,086

km đường biên giới giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); phía Nam giáp với
tỉnh Yên Bái, phía Đông giáp với tỉnh Hà Giang, phíaTây giáp với tỉnh Lai
Châu. Lào Cai có điểm cực bắc 22051’, vĩ độ Bắc thuộc xã Pha Long,
huyện Mường Khương; điểm cực đông 104038’ kinh đông thuộc xã Vĩnh
Tiến, huyện Bảo Yên.
Lào Cai là tỉnh có dãy núi và đỉnh núi cao nhất nước ta. Điểm thấp nhất
của tỉnh thuộc thung lũng sông Hồng ở khu vực làng Thíp (Bảo Yên) khoảng
80 - 90m và cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng (Sapa) cao 3143m so với mực

17


nước biển. Toàn tỉnh địa hình phân thành 4 đai cao: thấp hơn 200m, từ 200 500m, từ 500 - 1000m, từ 1000 - 1500m.
Bên cạnh sự phân hoá đai cao, địa hình Lào Cai còn có tính phân bậc
rõ ràng với 7 bậc. Hình thái địa hình có các đặc điểm cơ bản: đặc điểm chia
cắt sâu, đặc điểm chia cắt ngang, đặc điểm độ dốc của địa hình, đặc điểm
sơn văn.
Nằm ở phía Tây Bắc lãnh thổ Việt Nam, Lào Cai mang đặc trưng của
khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, gió mùa, mùa đông lạnh, biến động mạnh và phân
hóa đa dạng. Đặc biệt, địa hình có sự chia cắt mạnh tạo nên sự chênh lệch
nhiệt độ giữa các vùng tương đối lớn.
Với những đặc điểm về địa chất, môi trường tự nhiên, khí hậu khắc
nghiệt, biến đổi liên tục theo mùa đã gây ra những tác động lớn đến các di
tích chủ yếu được làm từ chất liệu gỗ.
Về kinh tế - xã hội, Lào Cai là tỉnh có nhiều tài nguyên để phát triển
kinh tế. Tài nguyên đất của tỉnh đa dạng với 30 loại đất chia làm 10 nhóm
chính, trong đó có một số nhóm chính có độ phì tự nhiên cao như nhóm đất
phù sa, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mùn vàng đỏ, nhóm đất mùn alit trên núi,
nhóm đất đỏ vàng,…. Toàn tỉnh có 278.907 ha rừng, chiếm 43,87% tổng diện
tích tự nhiên toàn tỉnh, với hệ động thực vật phong phú và có giá trị kinh tế

cao. Khoáng sản Lào Cai đa dạng, có trữ lượng lớn với 150 điểm quặng và
trên 30 loại khoáng sản. Tài nguyên nước của Lào Cai tương đối phong phú
với hệ thống sông suối dày đặc, phân bố khá đều với hai con sông lớn chảy
qua là sông Hồng và sông Chảy.
Những tiềm năng trên là điều kiện để Lào Cai khai thác phát triển các
ngành kinh tế nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Sau 25 năm tái lập
tỉnh, kinh tế Lào Cai đã có những bước phát triển vượt bậc. Tốc độ tăng

18


trưởng luôn ở mức 2 chữ số, cao hơn những năm đầu tái lập tỉnh, cao hơn so
với mức tăng của cả nước và nhiều địa phương khác. Tính đến hết năm 2015,
GDP của Lào Cai đạt 18.212.330 triệu đồng [24, tr.15]. Sự tăng trưởng này đã
giúp Lào Cai dần ra khỏi danh sách các tỉnh nghèo, chậm phát triển của khu
vực. Đây là những điều kiện để quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tu
bổ, phục hồi các di tích lịch sử ở địa phương.
Dân cư, dân tộc, Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009,
toàn tỉnh Lào Cai có 614.595 người, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số trong
tỉnh Lào Cai với 212.528 người. Số lượng người Kinh đến từ hơn 40 tỉnh
thành trong cả nước. Dân tộc Hmông có 146.147 người; Dân tộc Tày có
94.243 người; Dân tộc Dao có 88.379; Dân tộc Giáy có 28.606 người; Dân
tộc Nùng có 25.591 người; Dân tộc Phù Lá có 8.926; Dân tộc Hà Nhì có
4.026; Dân tộc Thái có 1.971 người; Dân tộc Bố Y có 1.398; Dân tộc Mường
có 958 người; Dân tộc Hoa có 822 người; Dân tộc La Chí có 619 người [23,
tr.23-24].
Có thể nói, ngay từ thời cổ đại, Lào Cai đã là nơi hội tụ của nhiều tộc
người. Lào Cai là nơi cư trú của 3/4 ngữ hệ lớn của Việt Nam: ngữ hệ Nam Á,
ngữ hệ Hán – Tạng, ngữ hệ Thái, với 6/8 nhóm ngôn ngữ của Việt Nam: Việt
– Mường, Tày – Thái, Ka Đai, Hmông – Dao, Hán, Tạng – Miến. Có 13 dân

tộc với 23 nhóm ngành khác nhau. Mỗi một dân tộc lại có bản sắc văn hóa
riêng; trong cùng một dân tộc nhưng mỗi nhóm, ngành mang một đặc điểm
sắc thái riêng tương tự như một tộc người. Mặc dù có tộc danh khác nhau, quê
quán khác nhau nhưng các dân tộc Lào Cai không xảy ra xung đột về dân tộc,
tôn giáo. Các đặc điểm trên tạo cho Lào Cai là tỉnh giàu bản sắc văn hóa,
đồng thời là nơi thuận lợi cho giao lưu, hội tụ văn hoá.

19


Về truyền thống lịch sử văn hóa, Với vị trí cửa ngõ biên giới phía Bắc
của Tổ quốc, từ xa xưa trong lịch sử, Lào Cai đã là mảnh đất “phên dậu” của
đất. Đặc điểm này đã tạo nên cho Lào Cai không chỉ có vị trí địa kinh tế, địa
chính trị quan trọng mà còn là mảnh đất giàu giá trị lịch sử văn hóa.
Sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi soạn năm 1438 có ghi Hưng Hoá
xưa là bộ Tân Hưng. Bộ Tân Hưng là một trong số 15 bộ của nước Văn Lang
thời các Vua Hùng. Dưới thời Âu Lạc, nước ta được chia thành 17 bộ . Vùng
phía đông và phía nam Lào Cai thuộc bộ lạc Tây Vu. Trong thời kỳ Bắc
thuộc, Lào Cai là vùng đất biên giới được cai quản theo chế độ kimi (tức là
ràng buộc lỏng lẻo).
Dưới thời phong kiến độc lập, vùng đất Lào Cai nhiều lần được thay
đổi về duyên cách và địa lý với các tên gọi: Châu Đăng (thời Lý), huyện Thủy
Vĩ, huyện Văn Bàn thuộc châu Quy Hóa (thời Trần); châu Thủy Vĩ, châu Văn
Bàn (thuộc phủ Quy Hóa, thừa tuyên Hưng Hóa (Thời Lê); Châu Thủy Vĩ và
Châu Văn Bàn (Thời Nguyễn). Sau khi chiếm đóng được Lào Cai, năm 1907,
thực dân Pháp thành lập tỉnh dân sự Lào Cai. Tháng 11 năm 1946, khi được
giải phóng khỏi sự chiếm đóng của quốc dân Đảng, Lào Cai là một tỉnh thuộc
liên khu 10. Thực dân Pháp quay trở lại chiếm đóng Lào Cai, chia Lào Cai
xứ Thái tự trị và xứ Nùng tự trị. Ngày 28-1-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký
sắc lệnh số 134-SL thành lập khu Tây Bắc. Lào Cai cùng với các tỉnh Yên

Bái, Sơn La, Lai Châu ra nhập khu Tây Bắc.
Sau khi thống nhất đất nước, ngày 27/12/1975, Quốc hội nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà khoá V, kỳ họp thứ 2 ra Quyết nghị hợp nhất 3 tỉnh
Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ (trừ huyện Bắc Yên và Phù Yên) thành tỉnh
Hoàng Liên Sơn.

20


Ngày 12/8/1991, Nghị quyết Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 9 ban
hành Nghị quyết chia tỉnh Hoàng Liên Sơn thành hai tỉnh mới là tỉnh Lào
Cai và tỉnh Yên Bái. Ngày 1/10/1991 tỉnh Lào Cai được tái thành lập. Sự
thay đổi về đơn vị hành chính, gắn liền với đó là sự thay đổi của bộ máy tổ
chức chính quyền đã tác động to lớn đến công tác quản lý di tích trên địa
bàn tỉnh.
Nhân dân các dân tộc Lào Cai rất giàu truyền thống yêu quê hương, đất
nước. Lịch sử dân tộc đã ghi dấu nhiều chiến công hiển hách của nhân dân
biên giới Lào Cai trong việc cản bước quân thù, làm cho kẻ thù phải thất điên
bát đảo ngay khi chúng đặt chân vào lãnh thổ như ta như trong kháng chiến
chống Mông – Nguyên, kháng chiến chống quân Minh, góp phần quan trọng
vào chiến thắng chung của dân tộc. Trong thời cận đại, nhân dân các dân tộc
Lào Cai đã chiến đấu chống lại thực dân Pháp ngay từ khi chúng đặt chân đến
Lào Cai. Những cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Quang Bích, rồi Giàng Chẩn
Dùng, Giàng Chẩn Hùng khởi xướng,… hay những cuộc đấu tranh tự phát
của đồng bào các dân tộc ở Ý Tý, Sa Pa,… đã minh chứng cho lòng yêu nước
của nhân dân Lào Cai. Trong suốt những năm tháng chiến đấu để giải phóng
tỉnh nhà, nhân dân các dân tộc Lào Cai đã anh dũng tham gia vào các trận
tuyến để chống giặc. Sau ngày tỉnh Lào Cai được giải phóng (1/11/1950),
nhân dân Lào Cai lại tích cực tham gia tiễu phỉ và phục vụ chiến dịch Điện
Biên Phủ. Sau năm 1954, nhân dân các dân tộc Lào Cai đoàn kết, thi đua lao

động sản xuất xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chiến đấu chống chiến tranh
phá hoại của đế quốc Mỹ, vừa chi viện cho chiến trường miền Nam. Rất nhiều
người con của Lào Cai đã ngã xuống cho nền độc lập của dân tộc. Những
trang sử hào hùng của nhân dân các dân tộc Lào Cai minh chứng cho sự có
mặt, xây dựng và bảo vệ mảnh đất biên cương của tổ quốc được ghi dấu trong
các di tích lịch sử như: Đền Mẫu – ra đời từ thời nhà Nguyễn, Đền Thượng

21


×