Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Định tội danh đối với các tội liên quan đến đánh bạc trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh thanh hóa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 110 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

TRNH VN SN

ĐịNH TộI DANH ĐốI VớI CáC TộI Có LIÊN QUAN ĐếN ĐáNH BạC
TRONG LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thanh Hóa)

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2017


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

TRNH VN SN

ĐịNH TộI DANH ĐốI VớI CáC TộI Có LIÊN QUAN ĐếN ĐáNH BạC
TRONG LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thanh Hóa)
Chuyờn ngnh: Lut Hỡnh s v t tng hỡnh s
Mó s: 60 38 01 04

LUN VN THC S LUT HC

Ngi hng dn khoa hc: GS.TSKH Lấ VN CM

H NI - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo
tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn
học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có
thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

TRỊNH VĂN SƠN


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ ĐỊNH TỘI DANH
CÁC TỘI ĐÁNH BẠC, TỘI TỔ CHỨC ĐÁNH BẠC HOẶC
GÁ BẠC .............................................................................................. 8
1.1.

Một số khái niệm có liên quan đến định tội danh tội đánh

bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc .............................................. 8

1.1.1.

Khái niệm về hành vi đánh bạc, đánh bạc trái phép ............................ 8

1.1.2.

Khái niệm tội đánh bạc ...................................................................... 11

1.1.3.

Khái niệm hành vi tổ chức đánh bạc và hành vi gá bạc..................... 13

1.1.4.

Khái niệm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc ..................................... 14

1.2.

Định tội danh, đặc điểm, ý nghĩa định tội danh các tội đánh
bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc ............................................ 14

1.2.1.

Một số quan điểm về định tội danh các tội đánh bạc, tội tổ chức
đánh bạc hoặc gá bạc ......................................................................... 14

1.2.2.


Đặc điểm cơ bản của định tội danh các tội đánh bạc, tội tổ chức
đánh bạc hoặc gá bạc ......................................................................... 18

1.2.3.

Định tội danh các tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
(đối với tội phạm hoàn thành) ............................................................ 20

1.2.4.

Định tội danh các tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
trong những trƣờng hợp đặc biệt........................................................ 23


1.3.

Căn cứ pháp lý, căn cứ khoa học và ý nghĩa hoạt động định
tội danh các tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc ....... 27

1.3.1.

Căn cứ pháp lý của hoạt động định tội danh các tội đánh bạc, tội
tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc............................................................. 27

1.3.2.

Những căn cứ khoa học của hoạt động định tội danh các tội đánh
bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc ................................................ 29

1.3.3.


Ý nghĩa việc định tội danh các tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc
hoặc gá bạc ......................................................................................... 30

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 32
Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỊNH TỘI DANH CÁC TỘI ĐÁNH BẠC,
TỘI TỔ CHỨC ĐÁNH BẠC HOẶC GÁ BẠC TẠI ĐỊA BÀN
TỈNH THANH HÓA ..................................................................................34
2.1.

Tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc quy định
trong BLHS năm 1999 ..................................................................... 34

2.2.

Những yếu tố ảnh hưởng và thực trạng định tội danh các tội
đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa ........................................................................................ 42

2.2.1.

Những yếu tố ảnh hƣởng đến tình hình tội phạm đánh bạc, tổ
chức đánh bạc hoặc gá bạc ................................................................. 42

2.2.2. Thực trạng định tội danh các tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc
hoặc gá bạc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ........................................... 42
2.3.

Những khó khăn vướng mắc trong định tội danh các tội đánh
bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trên địa bàn tỉnh

Thanh Hóa ........................................................................................ 61

2.4.

Nguyên nhân của thực trạng định tội danh các tội đánh bạc, tội
tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá .......... 74

2.4.1.

Nguyên nhân khách quan ................................................................... 74

2.4.2.

Nguyên nhân chủ quan ....................................................................... 75

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 78


Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ ĐỊNH TỘI DANH CÁC TỘI ĐÁNH BẠC,
TỘI TỔ CHỨC ĐÁNH BẠC HOẶC GÁ BẠC TRONG
THỜI GIAN TỚI ............................................................................. 79
3.1.

Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy phạm pháp luật hình sự
về tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc ........................ 79

3.2.

Hoàn thiện quy phạm pháp luật hiện hành quy định tại điều 321,

điều 322 BLHS 2015 thay thế điều 248, điều 249 BLHS năm 1999 ... 81

3.2.1.

Hoàn thiện điều 321 BLHS năm 2015 ............................................... 81

3.2.2.

Hoàn thiện điều 322 BLHS năm 2015 ............................................... 83

3.3.

Giải pháp hoàn thiện một số quy định tại Nghị quyết số
01/2010/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định tại Điều 248,
Điều 249 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 .................................. 85

3.4.

Một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả định tội
danh các tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc ............ 89

3.4.1.

Giải pháp đối với chủ thể định tội danh ............................................. 89

3.4.2.

Nhóm giải pháp kiện toàn hệ thống cơ quan thi hành pháp luật
(lực lƣợng trực tiếp tiến hành định tội danh chính thức đối với tội
đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc) ...................................... 89


3.4.3.

Nhóm giải pháp liên quan đến hoàn thiện cơ chế bổ trợ tƣ pháp ........... 91

3.4.4.

Tăng cƣờng kiểm tra, giám đốc xét xử và xây dựng án lệ về tội
danh đánh bạc; Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc .................................. 92

3.4.5.

Nhóm giải pháp về tăng cƣờng hoạt động giám sát của nhân dân
đối với hoạt động tƣ pháp .................................................................. 93

3.4.6.

Nhóm giải pháp về tuyên truyền phổ biến pháp luật, đẩy mạnh
công tác nghiên cứu pháp luật hình sự tại các nhà trƣờng ................. 93

3.4.7.

Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tƣ pháp ............. 94

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 95
KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................... 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 99


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ANTT:

An ninh trật tự

ATTTCC:

An toàn trật tự công cộng

ATXH:

An toàn xã hội

BLHS:

Bộ luật hình sự

BLTTHS:

Bộ luật tố tụng hình sự

BKS:

Biển kiểm soát

BCA:

Bộ Công An

Cơ quan CSĐT:


Cơ quan cảnh sát điều tra

CQĐT:

Cơ quan điều tra

CTTP:

Cấu thành tội phạm

CSND:

Cảnh sát nhân dân

ĐTV:

Điều tra viên

HĐTP:

Hội đồng thẩm phán

HĐTPTANDTC: Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
KSV:

Kiểm sát viên

TAND:

Tòa án nhân dân


TANDTC:

Tòa án nhân dân tối cao

TNHS:

Trách nhiệm hình sự

TP:

Thẩm phán

TTCC:

Trật tự công cộng

TTATXH:

Trật tự an toàn xã hội

VNSND:

Viện Kiểm sát nhân dân

VNĐ:

Việt Nam đồng



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1: Số vụ, số bị cáo xét xử theo điều 248, 249 / tổng số vụ,
tổng số bị cáo đƣa ra xét xử trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa giai đoạn từ năm 2012-2016

44

Bảng 2.2: Tổng số vụ, số bị cáo do Tòa án xét xử theo điều 248
và điều 249 BLHS tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai
đoạn từ năm 2012-1016

48

Bảng 2.3: Số vụ, số bị cáo xét xử theo điều 248, 249 so sánh với
tổng số vụ, số bị cáo đã đƣa ra xét xử thuộc chƣơng tội
phạm xâm phạm an toàn công công, trật tự công cộng
(chƣơng XIX) BLHS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai
đoạn từ năm 2012-2016

50

Bảng 2.4: Phân tích hình phạt và các biện pháp tha miễn TNHS do
Toà án áp dụng đối với bị cáo bị xét xử theo điều 248 và
điều 249 tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn từ năm

2012 - 2016

52

Bảng 2.5: Phân tích đặc điểm nhân thân các bị cáo phạm tội đánh
bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa giai đoạn từ năm 2012 - 2016

54

Bảng 2.6: Thống kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ
thẩm tội đánh bạc tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn
từ năm 2012-2016

62

Bảng 2.7: Thống kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ
thẩm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc tại địa bàn tỉnh
Thanh Hóa giai đoạn từ năm 2012-2016

63


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Đánh bạc là một tệ nạn xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử loài ngƣời, bị
cấm ở nhiều quốc gia bởi những tác động tiêu cực của nó đối với nhiều lĩnh
vực của đời sống xã hội. Ở Việt Nam, nền kinh tế thị trƣờng đang giúp quốc
gia ngày một có vị trí cao hơn trên trƣờng quốc tế, thúc đẩy nhanh quá trình
hội nhập về kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ làm cho xã hội trở

nên đa dạng, con ngƣời có nhiều cơ hội phát triển toàn diện … đồng hành với
tích cực đó, hội nhập cũng đem lại nhiều hệ lụy do sự du nhập của nhiều loại
hình tệ nạn xã hội, tội phạm mới, trong đó các hành vi đánh bạc, tổ chức đánh
bạc, gá bạc đã biến đổi đa dạng, tinh vi so với truyền thống, nhằm che dấu,
tránh sự phát hiện, xử lý của cơ quan chức năng.
Tại tỉnh Thanh Hóa cũng nhƣ nhiều tỉnh trong cả nƣớc, nạn đánh bạc
đang gây lãng phí một nguồn lực kinh tế lớn, chỉ tính từ năm 2012 đến 2016
Công an tỉnh Thanh Hóa đã điều tra, khám phá 1.057 vụ án đánh bạc, 5.570
ngƣời bị khởi tố, 40 vụ tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc với 270 bị can để
chuyển VKS và Tòa án xử lý, số tiền, hiện vật có giá trị sử dụng đánh bạc lên
tới hàng chục nghìn tỷ đồng.
Nạn cờ bạc còn đem lại sự nghèo đói, suy thoái đạo đức, sinh ra lối
sống thực dụng, thích hƣởng thụ bằng tài sản, sức lao động của ngƣời khác,
đồng thời là nguyên nhân phát sinh các tệ nạn, tội phạm khác nhƣ: cƣỡng đoạt
tài sản, cƣớp, cố ý gây thƣơng tích, giết ngƣời, hiếp dâm, mại dâm… đặc biệt
theo đánh giá của cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa thì đánh bạc, tổ
chức đánh bạc, gá bạc còn đem lại nguồn tài chính quan trọng cho các băng
nhóm tội phạm tồn tại, hoạt động.
Trƣớc tình hình tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc diễn

1


biến phức tạp, ngày một nghiêm trọng, tăng cả về số vụ, số bị can, số tiền,
hiện vật sử dụng đánh bạc, ảnh hƣởng tiêu cực đến việc thực hiện các chỉ tiêu
về kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh Thanh Hóa, trong khi quá trình điều tra,
truy tố, xét xử loại tội phạm này còn bất cập, quan điểm trái chiều trong định
tội danh, quy định pháp luật hình sự chƣa hoàn chỉnh.
Điều đó đặt ra phải có sự nghiên cứu nghiêm túc về công tác định tội
danh các tội có liên quan đến đánh bạc trong mối quan hệ với nhau, dựa trên

số liệu thực tiễn của cơ quan CSĐT, VKS, Tòa án tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa,
nhằm nêu lên thực trạng vƣớng mắc và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định
của pháp luật hình sự trên phƣơng diện lập pháp, thực tiễn áp dụng pháp luật
hình sự trong giải quyết, xử lý các vụ án hình sự liên quan đến đánh bạc đúng
pháp luật, đúng ngƣời, không bỏ lọt tội phạm. Đây là lý do tôi lựa chọn
nghiên cứu đề tài: “Định tội danh các tội có liên quan đến đánh bạc trong
Luật Hình Sự Việt Nam trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn Thanh Hóa” làm
luận văn tốt nghiệp thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Đánh bạc là tệ nạn đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử loài ngƣời và đƣợc
pháp điển hóa thành quy định cụ thể trong luật hình sự Việt Nam. Do đó, việc
nghiên cứu về những tội danh có liên quan đến đánh bạc đƣợc nhiều chuyên
gia pháp luật hình sự, tội phạm học, xã hội học… quan tâm nghiên cứu, thể
hiện ở nhiều công trình nghiên cứu khoa học, sách giáo khoa, bình luận khoa
học luật hình sự, bài viết… tiêu biểu là:
2.1. Giáo trình, sách tham khảo: “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam”
phần các tội phạm tập 2 của tập thể giáo viên trƣờng Đại học cảnh sát nhân
dân năm 2000; “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam tập 2” trƣờng Đại học luật
Hà Nội do giáo sƣ, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nhà xuất bản Công an
nhân dân in năm 2013; “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam” (phần các tội

2


phạm) của khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003; “Bình luận khoa học
Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009”, nhà xuất bản chính trị
quốc gia, năm 2013; “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự” tập 1 (đã đƣợc
chỉnh sửa) do giáo sƣ, tiến sĩ Trần Minh Hƣởng, Học viện Cảnh sát Nhân dân
làm chủ biên;
2.2. Các đề tài nghiên cứu là luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, đề tài

nghiên cứu khoa học: đề tài nghiên cứu (cấp bộ) của Viện nghiên cứu nhà
nƣớc và pháp luật năm 2000 về “Những luận cứ khoa học cho các giải pháp
phòng chống các tệ nạn xã hội ở nước ta”; Đề tài KX.04.14 năm 1992 của
Tổng cục Cảnh sát - Bộ công an về “Đổi mới chính sách xã hội nhằm khắc
phục tệ nạn xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường”; luận án tiến sĩ của Phan
Đình Khánh - Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nghiên cứu về “Tăng
cường đấu tranh chống tệ nạn xã hội bằng pháp luật ở Việt Nam hiện nay”
năm 2001; Luận văn thạc sĩ của Cao Thị Oanh - Đại học Quốc gia Hà Nội
nghiên cứu đề tài “Đấu tranh phòng chống các tội cờ bạc trên địa bàn thành
phố Hà Nội năm 2002”; Luận văn thạc sĩ của Bùi Minh Giang - Đại học
Quốc gia Hà Nội nghiên cứu đề tài “Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt nam
và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”;
2.3. Các bài viết: “Những điểm mới của tội đánh bạc trong pháp luật
hình sự” do các luật sƣ tranh luận tại website:
“Tội phạm cờ bạc - Thực trạng và
các biện pháp phòng, chống” của tác giả Trần Thị Thu Hà - Ban tuyên truyền
và thông tin, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam có nguồn tại website:
/>“những bất cập và một vài kiến nghị hoàn thiện đối với hướng dẫn áp dụng
tội đánh bạc” của tác giả Thái Chí Bình - Tòa án nhân dân thị xã Châu Đốc,
tỉnh An Giang tại website: ...

3


Tuy nhiên chƣa có tài liệu nào nghiên cứu một cách hệ thống về định
tội danh những tội có liên quan đến đánh bạc trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau đƣợc quy định tại BLHS Việt Nam 5 năm trở lại đây.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích tổng quát
Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật một cách có hệ

thống những vấn đề cơ bản về định tội danh các tội quy định tại điều 248, 249
Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 dƣới góc độ pháp luật hình sự và thực
tiễn giải quyết các vụ án trên địa bàn tại tỉnh Thanh Hóa (bao gồm số liệu xử
lý của các cơ quan điều tra, VKS, bản án xét xử sơ thẩm của Tòa án) nhằm
đƣa ra các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật các tội đánh bạc, tội tổ
chức đánh bạc hoặc gá bạc, nâng cao hiệu quả trong thực tiễn định tội danh
của các chủ thể đƣợc giao quyền công tác tại các cơ quan tƣ pháp.
3.2. Mục đích cụ thể
Để thực hiện mục tiêu tổng quát luận văn tập trung nghiên cứu những
nội dung cụ thể nhƣ:
1. Phân tích, làm rõ những nội dung lý luận về định tội danh nói chung
và định tội danh tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc đƣợc quy định
tại BLHS Việt Nam.
2. Thực tiễn định tội danh đối với các tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc
hoặc gá bạc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Phản ánh và phân tích đặc điểm,
những vƣớng mắc trên thực tiễn khi áp dụng pháp luật trong hoạt động tố
tụng của các cơ quan tƣ pháp.
3. Đƣa ra phƣơng án, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác định
tội danh trong hoạt động tiến hành tố tụng tránh gây tình trạng oan sai, bỏ lọt
tội phạm và hoàn thiện quy định của pháp luật đối với các tội danh đánh bạc,
tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong tƣơng lai.

4


3.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu
lý luận định tội danh; Định tội danh đối với các tội liên quan trực tiếp đến
hành vi đánh bạc đƣợc quy định tại điều 248; điều 249 của BLHS năm 1999
và một số nội dung đổi mới trong BLHS 2015.

Nghiên cứu việc định tội danh các tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc
trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn từ năm 2012
đến năm 2016.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở nghiên cứu của luận văn dựa trên hệ thống quan điểm chủ nghĩa
duy vật biện chứng Mác - Lê Nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản
Việt Nam về xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa; Khoa học luật
hình sự; Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi 2009); Luật Tố tụng
hình sự Việt Nam năm 2003; Triết học; Bộ luật hình sự 2015; Bộ luật TTHS
năm 2015; Xã hội học; Tội phạm học; Các công trình nghiên cứu, sách
chuyên khảo; Các bài viết tại các website, tạp chí...
4.2. Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn của luận văn dựa trên cơ sở tài liệu thụ lý, điều tra của
cơ quan cảnh sát điều tra, số liệu thống kê các bản án đã xét xử sơ thẩm, báo
cáo tổng kết của ngành tòa án nhân tỉnh Thanh Hóa về tội đánh bạc, tội tổ
chức đánh bạc hoặc gá bạc giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp hệ thống đƣợc sử dụng xuyên suốt đề tài nhằm tổng hợp,
phát triển, trình bày nội dung đề tài theo yêu cầu đã xác định.
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp để rõ nội dung cơ bản, yếu tố, đặc
điểm, dấu hiệu trong quá trình nghiên cứu định tội danh của luận văn;

5


Phƣơng pháp thống kê đƣợc áp dụng cho việc phân tích, so sánh số liệu
thực tế trong quá trình nghiên cứu;
Phƣơng pháp trừu tƣợng sử dụng để xây dựng hệ thống luận điểm, luận
cứ khoa học dựa trên các kết quả nghiên cứu nhằm xây hoàn thiện pháp luật

hình sự về các tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc;
Ngoài ra còn áp dụng một số phƣơng pháp lịch sử, logic, cụ thể:
Chƣơng 1, tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, logic, lịch
sử và trừu tƣợng để khái quát lại khái niệm, đặc điểm, phƣơng pháp định tội
danh các tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc;
Chƣơng 2, tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, thống kê,
so sánh, đối chiếu số liệu thực tiễn nhằm làm nổi bật đặc điểm tình hình định
tội danh các tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc tại địa bàn tỉnh
Thanh Hóa, tìm ra nguyên nhân của thực trạng.
Chƣơng 3, tác giả sử dụng chủ yếu phƣơng pháp tổng hợp, hệ thống,
trừu tƣợng đƣa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về định tội danh đối với các
tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc.
5. Tính mới và đóng góp của đề tài
Nƣớc ta hiện nay đang trong giai đoạn cải cách tƣ pháp việc nghiên cứu
một cách có hệ thống nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về
định tội danh các tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc quy định
trong BLHS Việt Nam là yêu cầu bức thiết của khoa học luật hình sự nhằm
khắc phục tình trạng không thống nhất trong định tội danh, điều này có ý
nghĩa trên các phƣơng diện:
Về phƣơng diện lập pháp, việc nghiên cứu hoàn thiện các quy định
các tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong BLHS năm 1999
(đƣợc thay thế bằng BLHS năm 2015 có hiệu lực vào 01/01/2018) nhằm
nâng cao hiệu quả định tội danh trên thực tiễn đóng vai trò quan trọng để
giải quyết cơ bản hiện tƣợng không thống nhất trong áp dụng và giải thích

6


pháp luật gây tạo khe hở cho tình trạng “lách luật”, vi phạm pháp chế, làm
giảm tính răn đe của luật pháp.

Đối với thực tiễn định tội danh các tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc
hoặc gá bạc, đề tài nghiên cứu sẽ nêu đƣợc khó khăn, vƣớng mắc khi áp dụng
pháp luật của các chủ thể định tội danh đặc biệt đối với hoạt động định tội
danh của các cơ quan tƣ pháp đồng thời chỉ ra nguyên nhân, thực trạng yếu
kém của một bộ phận cán bộ thực thi pháp luật, hạn chế oan sai, bỏ lọt tội
phạm trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc
gá bạc góp phần tích cực trong đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ quyền
con ngƣời, quyền công dân và những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Về mặt lý luận mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về tội
đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc nhƣng chƣa có đề tài nào đề cập
tới định tội danh các tội có liên quan đến đánh bạc trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa, do đó đề tài góp phần giải quyết một phần yêu cầu cải cách tƣ pháp,
nâng cao khả năng áp dụng pháp luật về định tội danh của các chủ thể đƣợc
giao quyền, công tác ở các cơ quan tƣ pháp tỉnh Thanh Hóa.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể đƣợc sử dụng tham khảo cho
cho sinh viên, cán bộ, học viên đang nghiên cứu, học tập, giảng dạy tại các
trƣờng, cơ sở đào tạo luật…
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì đề tài
đƣợc xây dựng theo cấu trúc 3 chƣơng, gồm:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lí luận về định tội danh các tội đánh bạc, tội
tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc;
Chƣơng 2: Thực trạng định tội danh các tội đánh bạc, tội tổ chức đánh
bạc hoặc gá bạc tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
Chƣơng 3: Hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả định
tội danh các tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong thời gian tới;

7



Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ ĐỊNH TỘI DANH CÁC
TỘI ĐÁNH BẠC, TỘI TỔ CHỨC ĐÁNH BẠC HOẶC GÁ BẠC
1.1. Một số khái niệm có liên quan đến định tội danh tội đánh bạc,
tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
Đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc là những hành vi có nhiều quan
điểm trái chiều trong nhận thức pháp luật ở nhiều quốc gia và tại Bộ luật hình
sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi 2009) ba hành vi trên đƣợc quy định thống
nhất thành hai tội danh là đánh bạc (điều 248), tội tổ chức đánh bạc hoặc gá
bạc (điều 249) do đó trƣớc khi nghiên cứu về lý luận định tội danh loại tội
phạm này chúng ta cần có sự phân biệt một số khái niệm có liên quan.
1.1.1. Khái niệm về hành vi đánh bạc, đánh bạc trái phép
Nhiều quốc gia trên thế giới coi đánh bạc nhƣ một ngành công nghiệp
giải trí kèm theo là du lịch và các ngành dịch vụ phụ trợ đem lại lợi ích vô
cùng lớn cho các nền kinh tế nhƣ: Macao (Trung Quốc), Lasvegas (Mỹ), Thái
Lan, Campuchia… tuy nhiên mối quan hệ giữa đánh bạc với nền kinh tế đƣợc
website wiki phân tích nhƣ sau:
Tác động lên kinh tế địa phương: Nếu sòng bạc hoạt động như một
phần của một khu du lịch và người chơi không phải là dân địa phương, thì
doanh số bán lẻ địa phương sẽ có thể tăng lên từ những dịch vụ đi kèm như
nhà hàng, khách sạn... Tuy nhiên, nếu phần lớn các khách hàng của Casino
là dân địa phương, thì kinh tế địa phương (do đó, thuế doanh thu từ doanh
nghiệp) chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực do hiệu ứng thay thế: người
tiêu dùng thay vì tiêu dùng hàng hóa thì lại bỏ tiền ra chơi cờ bạc tại
Casino, tiền thua bạc của họ sẽ rơi vào túi ông chủ Casino chứ không được
đưa vào nền kinh tế.

8



Thuế thu được từ sòng bạc: Điều quan trọng cần nhận ra là thuế thu
nhập từ sòng bạc không phải là "tiền mới" cho xã hội. Thuế thu từ sòng bạc
chỉ là sự chuyển thu nhập từ nhóm này sang nhóm khác, ông chủ sòng bạc thu
tiền từ người chơi bị thua, rồi chia lại một phần cho chính quyền thông qua
hình thức thuế. "Tiền mới" chỉ được tạo ra khi con bạc là người nước ngoài
(khi đó một khoản tiền từ người chơi nước ngoài sẽ thuộc về chính quyền
trong nước). Nhưng nếu người chơi là dân trong nước thì sẽ không có giá trị
tăng thêm, thuế mà chính quyền thu được thực ra được lấy từ túi của chính
người dân nước mình, còn phần tiền không phải đóng thuế sẽ được chủ sòng
bạc chuyển ra nước ngoài, nền kinh tế khi ấy sẽ còn bị thất thoát tiền ra nước
ngoài chứ không được lợi gì [44].
Hiện nay có khá nhiều quan niệm về đánh bạc trong đó đối với các tôn
giáo nhƣ Hồi giáo thì: “luật sharia có nhiều cách giải thích trong thế giới Hồi
giáo, đồng thuận của các ulema là cờ bạc là haraam (tội lỗi)” [45].
Đối với Phật giáo đánh bạc đƣợc quan niệm là “gian dối”, nguyên nhân
của khánh kiệt tài sản, sinh ra nhiều phiền muộn, khổ đau.
Nhƣ vậy những quan điểm trên chƣa nêu ra đƣợc các đặc điểm cơ bản
của hành vi đánh bạc mà chỉ dừng lại ở nhận thức hết sức đơn giản phản ánh
mặt trái của hành vi, đƣa ra lời khuyên, điều cấm nhằm răn đe, giáo dục các
thành viên trong giáo hội của mình.
Bách khoa toàn thƣ mở wikipedia đƣa ra khái niệm: “Đánh bạc là được
thua bằng tiền hay một vật có giá trị dựa vào kết quả chưa rõ ràng của một
sự kiện với một mục đích có thêm tiền bạc hoặc giá trị vật chất. Do vậy đánh
bạc dựa trên 3 yếu tố: sự tính toán, cơ hội và giải thưởng” [46].
Khái niệm này đã chỉ ra đƣợc những đặc điểm cơ bản của hành vi đánh
bạc là dựa vào kết quả chƣa rõ ràng (chƣa biết) với mục tiêu gia tăng số tiền
hoặc “vật có giá trị” đem ra để “đánh cƣợc”, dựa trên các yếu tố “sự tính toán,

9



cơ hội, và giải thưởng”, nhƣng chỉ dựa vào những thông tin đƣa ra nhƣ trên
ngƣời đọc khó mà phân biệt đƣợc hành vi đánh bạc với hoạt động đầu tƣ kinh
tế nhƣ đầu tƣ vàng, đầu tƣ giá vàng trạng thái, đầu tƣ chứng khoán, các loại
hình chứng khoán phái sinh… hoặc các hình thức đầu tƣ khác.
Điều I của Sắc lệnh 168/SL ngày 14/4/1948 của Chủ tịch nƣớc nƣớc
Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định hành vi đánh bạc nhƣ sau:
Đánh bạc là: “Tất cả các trò chơi cờ bạc, dù là có tính cách may rủi
hay là có thể dùng trí khôn để tính nước, mà được thua bằng tiền” [10].
Theo giáo sƣ, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hòa:
Đánh bạc đƣợc hiểu là hành vi tham gia vào các trò chơi
mà trong đó, ngƣời thắng đƣợc nhận một khoản lợi ích vật chất từ
ngƣời thua hoặc ngƣời tổ chức. Đƣợc coi là trò chơi khi việc
thắng thua phụ thuộc vào khả năng của ngƣời chơi hoặc do ngẫu
nhiên [17, tr.304]
Quan điểm của luật sƣ, tiến sĩ Nguyễn Đức Mai cho rằng “Đánh bạc
trái phép”là hành vi đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được
thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cho phép hoặc được cơ quan nhà nước cho phép nhưng thực hiện không đúng
với quy định trong giấy phép được cấp [22, tr. 640]. Đồng thời cũng là định
nghĩa đánh bạc trái phép quy định tại khoản 1 điều 1 nghị quyết của HĐTP
Số: 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22 tháng 10 năm 2010.
Đối với giáo sƣ, tiến sĩ Trần Minh Hƣởng - Phó giám đốc Công an tỉnh
Điện Biên nguyên là giáo viên Học viện CSND quan niệm “Hành vi đánh bạc
được biểu hiện dưới bất cứ hình thức nào được thua bằng tiền hoặc dùng hiện
vật để gán nợ. Hiện vật có thể là vàng, đá quý, xe máy, ô tô.v.v…
Các hình thức đánh bạc có thể là đánh bài, tổ tôm, xóc đĩa, đánh ba
cây, cá độ bóng đá.v.v..” [18, tr. 85]

10



Tập thể tác giả Học viện CSND do giáo sƣ, tiến sĩ Trần Minh Hƣởng
chủ biên Bình luận khoa học hình sự, nhà xuất bản Hồng Đức, năm 2013 đã
tổng hợp các một số quan điểm về đánh bạc, đánh bạc trái phép:
Đánh bạc được hiểu là nhiều người (ít nhất là từ hai người trở lên)
cùng tham gia thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được
thua bằng tiền hay hiện vật. [19, tr.536].
Tóm lại có thể hiểu đánh bạc là hành vi của tối thiểu hai chủ thể dựa
vào trò chơi, biến cố ngẫu nhiên hay dƣới bất cứ hình thức nào đƣợc thua
bằng tiền hoặc hiện vật có giá trị;
Đánh bạc trái phép là hành vi đánh bạc không được nhà nước cho
phép hoặc thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép.
1.1.2. Khái niệm tội đánh bạc
Qua nghiên cứu các khái niệm, tác giả nhận thấy có nhiều cách diễn
đạt, trình bày khác nhau về tội đánh bạc nhƣng có hai cách trình bày phổ biến
là: tƣ tƣởng của các nhà khoa học nghiên cứu về luật hình sự Việt Nam thể
hiện trong giáo trình luật hình sự phần tội phạm cụ thể của một số trƣờng đại
học (Đại học Quốc Gia, đại học Luật Hà Nội…) trình bày tội phạm đánh bạc
dƣới dạng mô tả các đặc điểm: Mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã
hội; Mặt pháp lý là hành vi đánh bạc trái pháp luật hình sự và phải chịu hình
phạt; Mặt chủ quan là tội phạm phải do ngƣời có năng lực trách nhiệm hình
sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và thực hiện một cách có lỗi (ở đây là lỗi
cố ý) hay ở một số Bình luận khoa học hình sự lại trình bày theo cấu thành tội
phạm: Khách thể tội phạm bị xâm hại; Chủ thể của tội phạm; Mặt khách quan
của tội phạm; Mặt chủ quan của tội phạm.
Tội đánh bạc đƣợc quy định tại Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi năm
2009) chỉ điều chỉnh đối với hành vi đánh bạc trái phép:

11



Ngƣời nào đánh bạc trái phép dƣới bất kỳ hình thức nào đƣợc
thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dƣới năm
mƣơi triệu đồng hoặc dƣới hai triệu đồng nhƣng đã bị kết án về tội
này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật này, chƣa đƣợc xóa
án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm
mƣơi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ
ba tháng đến ba năm”.
Trên quan điểm nghiên cứu khoa học luật hình sự theo tác giả nên hiểu
đầy đủ tội đánh bạc theo hƣớng sau:
Tội đánh bạc là hành vi của người có năng lực, đủ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự tham gia đặt cược dưới bất kỳ hình thức nào thắng thua bằng
tiền hay hiện vật có giá trị mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép
(không được cấp phép) từ đủ giá trị định lượng quy định của luật hình sự
hoặc dưới mức quy định nhưng đã bị xử phạt hành chính hay bị kết án về tội
này hoặc tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, chưa được xóa án tích mà còn vi
phạm, xâm phạm đến trật tự, an toàn công cộng.
Tôi cho rằng khái niệm ghi trên đã phản ánh đầy đủ các dấu hiệu của
khái niệm về tội đánh bạc vì:
Thứ nhất khắc phục đƣợc việc quy định hình thức đánh bạc, vì trên
thực tế hành vi đánh bạ rất đa dạng, thay đổi theo từng thời kỳ lịch sử (từ
đánh bạc truyền thống nhƣ cá cƣợc các trò chơi dân gian, thể thao, đánh bài,
chọi các con vật… đến các hình thức đánh bạc hiện đại nhƣ sử dụng mạng
máy tính, mạng internet, mạng viễn thông để cá độ thể thao, đánh bạc trực
tuyến, lợi dụng các sự kiện kinh tế, chính trị để cá độ…).
Thứ hai khắc phục đƣợc định lƣợng về giá trị thắng (thua), số tiền hoặc
vật chất sử dụng đánh bạc theo quy định của pháp luật qua các thời kỳ.
Thứ ba chỉ cần nêu khái niệm tội đánh bạc không cần thêm cụm từ trái


12


phép vì nhà nƣớc ta chỉ xử lý với hành vi đánh bạc trái phép, đồng thời đã
phân biệt đƣợc hành vi này với các hành vi đầu tƣ khác nhƣ đầu tƣ vàng trạng
thái, chứng khoán… cũng nhƣ các hành vi đánh bạc mà nhà nƣớc cho phép tại
các sòng bài (Casino), xổ số kiến thiết, các hình thức đánh lô tô…
1.1.3. Khái niệm hành vi tổ chức đánh bạc và hành vi gá bạc
Hành vi tổ chức đánh bạc và hành vi gá bạc là hai hành vi độc lập, chỉ
phát sinh khi có hành vi đánh bạc, hầu hết các tài liệu nghiên cứu, giáo trình,
bình luận khoa học hình sự đều đƣa ra khái niệm khá tƣơng đồng về dấu hiệu
pháp lí. Theo tiến sĩ Phạm Văn Beo thì:
Hành vi tổ chức đánh bạc: thể hiện ở hành vi rủ rê, lôi kéo, tụ
tập… những ngƣời đánh bạc với nhau. Ngƣời tổ chức đánh bạc
cũng có thể đồng thời là ngƣời đánh bạc.
Hành vi gá bạc thể hiện ở hành vi dùng nhà ở của mình hay
thuê chỗ để những ngƣời đánh bạc cùng đánh với nhau. Ngƣời gá
bạc cũng có thể là ngƣời tổ chức, ngƣời đánh bạc. Khi đó, ngƣời
phạm tội bị truy cứu về 3 tội [1, tr.326]
Tập thể tác giả Học viện CSND do giáo sƣ, tiến sĩ Trần Minh Hƣởng
và giảng viên chính Khổng Văn Hà bổ sung tình tiết:
Hành vi tổ chức đánh bạc là hành vi rủ rê lôi kéo, tụ tập, tập
hợp các con bạc (ngƣời đánh bạc), bố trí địa điểm cho ngƣời khác
cùng đánh bạc, ngƣời tổ chức cũng có thể cùng tham gia đánh bạc.
Hành vi gá bạc là chứa các đám bạc tại nhà mình hoặc địa
điểm do mình bố trí để thu tiền hồ, để cầm đồ cho những ngƣời
đánh bạc [15, tr.86]
Trong khi giáo sƣ, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hòa quan niệm: Tổ chức đánh
bạc được hiểu là những hành vi cần thiết cho việc đánh bạc có thể diễn ra từ
hành vi rủ rê, tập hợp người đánh bạc đến chuẩn bị địa điểm và các điều kiện

khác cũng như điều hành hoạt động đánh bạc v.v…

13


Hành vi gá bạc được hiểu là cách hành vi tạo điều kiện về địa điểm cho
việc đánh bạc để thu lời (tiền hồ) [17, tr 306]
Quan điểm của tác giả cũng thống nhất với trình bày của giáo sƣ, tiến sĩ
Nguyễn Ngọc Hòa tại Giáo trình luật hình sự Việt nam của Đại học luật Hà
Nội vì nó thể hiện một cách tổng quát và dễ hiểu, phản ánh đầy đủ các dấu
hiệu bản chất nhất về 2 hành vi đánh bạc và gá bạc.
1.1.4. Khái niệm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
Qua nghiên cứu về khái niệm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thì hầu
hết các tác giả đồng quan điểm với khái niệm theo quy định tại BLHS Việt
Nam năm 1999:
Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc là hành vi của người có năng lực, đủ
tuổi chịu trách nhiệm hình sự tạo những điều kiện cần thiết cho việc đánh bạc
có thể diễn ra như hành vi rủ rê, tập hợp người đánh bạc, chuẩn bị địa điểm
và các điều kiện khác cũng như điều hành hoạt động đánh bạc trái phép
v.v…hoặc hành vi tạo điều kiện về địa điểm cho việc đánh bạc để thu lời (hồ)
với quy mô lớn hay quy mô không lớn nhưng chủ thể đã bị xử phạt hành chính
về hành vi trên (tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc) hoặc hành vi đánh bạc trái
phép, đã bị kết án về các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Xâm
phạm đến trật tự, an toàn công cộng.
1.2. Định tội danh, đặc điểm, ý nghĩa định tội danh các tội đánh
bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
1.2.1. Một số quan điểm về định tội danh các tội đánh bạc, tội tổ chức
đánh bạc hoặc gá bạc
Định tội danh là cách thức các chủ thể (ngƣời tiến hành tố tụng, tham
gia tố tụng, nhà nghiên cứu luật hình sự, luật sƣ...) đƣa các quy phạm pháp

luật hình sự vào thực tiễn đời sống pháp lí, nhằm phân hóa trách nhiệm hình
sự, cá thể hóa hình phạt có căn cứ, đúng pháp luật, làm cơ sở cho việc áp

14


dụng chính xác quy phạm pháp luật đƣợc quy định trong BLHS, về tình tiết
loại trừ tội phạm của hành vi, khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, tạm giam,
xác định thẩm quyền điều tra, tái phạm, tái phạm nguy hiểm, xét xử, quyết
định hình phạt… định tội danh còn có ý nghĩa trong hoạt động tranh tụng, bảo
vệ quyền lợi cho thân chủ của các luật sƣ, ngƣời bào chữa… hoặc đơn thuần
chỉ là việc nâng cao nhận thức nhằm thực hiện đúng pháp luật.
Định tội danh không còn là chủ đề mới nhƣng chƣa bao giờ bị coi là lạc
hậu hay nhàm chán, bởi tồn tại xã hội luôn luôn diễn ra trƣớc ý thức xã hội,
mặc dù ý thức xã hội có tính dự báo, vƣợt trƣớc tồn tại xã hội và định tội danh
cũng không ngoài quy luật đó. Từ thực tiễn áp dụng pháp luật nó chỉ ra những
sơ hở, quy định đã lạc hậu so với tình hình của thực tế khách quan để các nhà
lập pháp sửa đổi, bổ sung đồng thời giúp cho lý luận định tội danh trở nên
hoàn thiện, các luận điểm khoa học luật hình sự đƣợc lý giải có căn cứ, nâng
cao trình độ lý luận, nhận thức cho các những ngƣời có quan tâm đến khoa
học luật hình sự, nhà nghiên cứu, giảng viên, học viên, các cá nhân, cơ quan
có chức năng, nhiệm vụ bảo vệ pháp luật (cơ quan điều tra, viện KSND, tòa
án) áp dụng chính xác các quy phạm pháp luật hình sự vào thực tế, từ đó cá
thể hóa vai trò phạm tội và hình phạt.
Tuy nhiên nhận thức và định nghĩa về định tội danh trên thế giới còn
nhiều quan điểm khác nhau:
Viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa học Liên Xô cũ (Liên bang Nga hiện
nay) Kuđriavtxev V.N.coi “định tội danh là việc xác định và ghi nhận về
mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi được thực
hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm do quy phạm pháp luật hình

sự quy định” [9, tr19]. Trên lập trƣờng quan điểm ghi trên của Kuđriavtxev
V.N thì ông cho rằng việc định tội danh do chủ thể “xác nhận” và “ghi nhận”
về mặt pháp lý sự phù hợp giữa “dấu hiệu” của hành vi nguy hiểm diễn ra

15


thực tế với các “dấu hiệu” của cấu thành tội phạm đƣợc quy định trong pháp
luật hình sự.
Quan điểm của tiến sĩ khoa học luật, cố giáo sƣ Kurinôv B.A. ở bộ môn
luật hình sự và tội phạm học - trƣờng đại học tổng hợp quốc gia Maxcơva
mang tên Lômônôxôv M.V. thì:
Trong lí luận và trong thực tiễn, khái niệm định tội danh
đƣợc hiểu theo hai nghĩa: a) Định tội danh là một quá trình logic
nhất định, là hoạt động của ngƣời này hay ngƣời khác trong việc
xác định phù hợp (sự đồng nhất) của một trƣờng hợp đang đƣợc
xem xét cụ thể với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm đƣợc chỉ ra
trong quy phạm thuộc Phần các tội phạm của BLHS; b) Định tội
danh là sự đánh giá về mặt pháp luật nhất định một hành vi nguy
hiểm cho xã hội [9, tr19].
Tại khái niệm của cố giáo sƣ Kurinôv B.A. lại không thể hiện rõ chủ thể
định tội danh mà nêu lên nội hàm của hoạt động định tội danh là hoạt động tƣ
duy logic trong việc “xác định sự phù hợp (đồng nhất)” của một trƣờng hợp cụ
thể đang “xem xét” có nghĩa là trong trƣờng hợp có thể diễn ra trên thực tế
nhƣng cũng có thể là giả định tình huống trong hoạt động nghiên cứu có đủ các
dấu hiệu cấu thành tội phạm đƣợc quy định ở những quy phạm trong phần tội
phạm cụ thể của BLHS hay không; Nghĩa thứ hai hiểu theo hƣớng là sự đánh
giá hành vi nguy hiểm cho xã hội trên thực tế có đƣợc quy định trong pháp luật
hình sự hay chƣa, việc quy định cụ thể của hành vi này nhƣ thế nào...
Nhà khoa học - luật gia về tố tụng hình sự, giáo sƣ Sliapôchikôv

A. C. thì cho rằng: Định tội danh là một giai đoạn của hoạt động
bảo vệ pháp luật do các cơ quan điều tra, truy tố và xét xử thực
hiện trên cơ sở các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự và dựa
vào các tình tiết thể hiện sự nguy hiểm cho xã hội của một hành

16


vi cụ thể để xác định dấu hiệu của cấu thành tội phạm tƣơng ứng
với hành vi đó [9, tr20].
Nhƣ vậy giáo sƣ Sliapôchikôv A quan niệm định tội danh là một một
hoạt động tố tụng (giai đoạn hoạt động bảo vệ pháp luật) chỉ dành cho chủ
thể là các cơ quan bảo về pháp luật (điều tra, truy tố, xét xử) để “xác định”
hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể, có đủ yếu tố cấu thành tội phạm đƣợc
quy định ở quy phạm pháp luật tƣơng ứng.
Tác giả Gaukhman L.Đ ở viện Nghiên cứu khoa học của Bộ
Nội Vụ Liên bang Nga quan niệm: Định tội danh là một phạm trù
chủ quan và là sự phản ánh trong nhận thức của ngƣời đƣa ra sự
đánh giá dƣới góc độ pháp lý một hành vi, tức là chủ thể định tội
danh: a) Một là, các dấu hiệu của hành vi đƣợc thực hiện; b) Hai là,
các dấu hiệu của cấu thành tội phạm do luật hình sự quy định; c) Ba
là, so sánh nhóm dấu hiệu thứ nhất và thứ hai [9, tr20].
Quan điểm của giáo sƣ, tiến sĩ khoa học Lê Cảm là sự tổng hợp các
quan điểm trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn thì định tội danh đƣợc định nghĩa
nhƣ sau:
Định tội danh là một quá trình nhận thức lý luận có tính logic,
đồng thời là một trong những dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng
pháp luật hình sự, cũng nhƣ pháp luật tố tụng hình sự đƣợc tiến hành
bằng cách - trên cơ sở các chứng cứ, các tài liệu thu thập đƣợc và
các tình tiết thực tế của vụ án hình sự để đối chiếu, so sánh và kiểm

tra nhằm xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy
hiểm cho xã hội đƣợc thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội
phạm cụ thể tƣơng ứng do luật hình sự quy định [9, tr21].
Định tội danh theo tác giả có thể hiểu là hoạt động nhận thức logic, so
sánh sự “đồng nhất” giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội diễn ra trên thực tế

17


×