Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

GIÁO dục kỷ NĂNG SỐNG CHO học SINH QUA môn NGỮ văn 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.45 KB, 19 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“GIÁO DỤC KỶ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
QUA MÔN NGỮ VĂN 6”

Họ và tên:Trần Thị Hải Duyên
Chức vụ:Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS An Ninh

Quảng Ninh, tháng 10 năm 2018

1


MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1.1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm.........................................................1
1.2. Điểm mới của sáng kiến...........................................................................2
2. PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................2
2.1. Thực trạng.................................................................................................2
2.1.1. Thuận lợi............................................................................................2
2.1.2. Khó khăn............................................................................................3
2.2. Giải pháp...................................................................................................4
2.2.1. Đối với giáo viên................................................................................4
2.2.1.1. Giáo viên cần nắm vững nội dung giáo dục kĩ năng sống...............4
2.2.1.2. Giáo viên cần xác định mục tiêu cần đạt của bài học......................5
2.2.2. Đối với học sinh..................................................................................5
2.2.2.1. Kỹ năng tự nhận thức:......................................................................5


2.2.2.2. Kỹ năng cảm thụ thẩm mỹ................................................................6
2.2.2.3. Kỹ năng tư duy sáng tạo...................................................................7
2.2.2.4. Kỹ năng giao tiếp.............................................................................7
2.2.2.5. Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.............................................................7
2.2.2.6. Kỹ năng tự học.................................................................................8
2.2.2.7. Kỹ năng thực hành, ứng dụng..........................................................8
2.2.2.8. Kỹ năng giải quyết vấn đề................................................................8
3. PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................14
3.1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của sáng kiến..............................................14
3.2. Những kiến nghị, đề xuất.......................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................16

2


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm
Giáo dục trong xu thế hiện nay không chỉ hướng vào mục tiêu tạo ra
nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, mà còn hướng đến
mục tiêu phát triển đầy đủ và tự do giá trị của mỗi cá nhân nhằm giúp con người
có năng lực để cống hiến, đồng thời có năng lực để sống một cuộc sống có chất
lượng và hạnh phúc.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đang trở thành một nhiệm vụ quan
trọng đối với giáo dục cả nước. Vì vậy, việc vận dụng các biện pháp và hình
thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là việc làm cần thiết, thông qua
các hoạt động cũng như các hình thức giáo dục mà các kỹ năng sống của học
sinh sẽ được hình thành và phát triển.
Trong nhà trường không có môn học nào có thể thay thế được môn Ngữ
văn. Đây là môn học vừa hình thành nhân cách, vừa hình thành tâm hồn. Một
giờ học văn không chỉ đơn thuần là khám phá vẻ đẹp của một tác phẩm văn

chương mà còn là một giờ học bồi dưỡng nhân cách, lối sống, rèn kỹ năng sống,
kỹ năng ứng xử trước những vấn đề của xã hội hiện đại, giúp các em hòa nhập
kịp guồng quay của thời đại công nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước. Như vậy,
giáo dục kĩ năng sống được tích hợp trong môn Ngữ văn là việc cần thiết để tạo
điều kiện giúp học sinh nâng cao năng lực lĩnh hội trong học tập, hình thành thái
độ, hành vi, có động lực tìm hiểu, cân nhắc, lựa chọn và có quyết định đúng đắn
để giải quyết mọi vấn đề.
Thực tế cho thấy có một bộ phận không nhỏ học sinh trong các trường
thiếu hụt hiểu biết về môi trường xung quanh, lúng túng khi ứng xử trong cuộc
sống. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến những hành vi, lối sống
đạo đức của các em chưa chuẩn mực. Bởi lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình
thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám
phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi
kéo, kích động….Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường
hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích
cực có, tiêu cực cũng có. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, thiếu kĩ năng
sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ,
thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc nhân cách.
Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là điều cần thiết.Với đối
tượng là học sinh Trung học cơ sở, đặc biệt là họa sinh lớp 6, các em vừa chuyển
từ cấp Tiểu học lên, bắt đầu một chu trình mới thì việc giáo dục kĩ năng sống là
điều vô cùng hệ trọng để ngay từ năm đầu cấp học này, các em sẽ được trang bị
những kiến thức, giá trị, thái độ, kĩ năng để phát triển hài hòa về thể chất, trí
1


tuệ, tinh thần, đạo đức.
Chính sự cần thiết ấy, bản thân tôi cũng như bao đồng nghiệp khác luôn
trăn trở làm sao để có hiệu quả khi lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống
vào trong phân môn mình được phân công giảng dạy. Đó là lý do khiến tôi

chọn sáng kiến “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua môn Ngữ văn 6”
1.2. Điểm mới của sáng kiến
Qua nghiên cứu, giảng dạy và rút kinh nghiệm tôi thấy đề tài này có
những điểm mới sau:
Thứ nhất, đổi mới phương pháp dạy học và học tập của học sinh, trang bị
cho học sinh một số kỹ năng sống để bước vào đời; góp phần cải thiện, nâng cao
chất lượng đào tạo con người theo mục đích giáo dục toàn diện phù hợp với 4
trụ cột của giáo dục theo quan niệm của UNESCO “Học để biết, học để làm,
học để tồn tại, học để chung sống”.
Thứ hai, trang bị các kiến thức, giá trị, thái độ, kỹ năng phù hợp giúp học
sinh mạnh dạn trong trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ. Từ đó các
em hình thành những thói quen, các hành vi lành mạnh, tích cực, loại bỏ hành vi
và thói quen tiêu cực, xây dựng môi trường “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng
2.1.1. Thuận lợi
- Bộ GD - ĐT đã đổi mới về nội dung giảng dạy theo hướng tích cực
nhằm lấy học sinh làm trung tâm.
- Sở GD - ĐT đã thực hiện tập huấn đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm
tra đánh giá bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Với trường:
+ Nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học đặc
biệt là lồng ghép kỹ năng sống trong các môn học. Bên cạnh đó, trường luôn có
truyền thống đi đầu trong công tác triển khai thực hiện các mục tiêu giáo dục,
các phong trào thi đua của Bộ của Ngành.
+ Các giáo viên của trường nói chung môn Ngữ văn nói riêng đều đạt
trình độ chuẩn và trên chuẩn, với kinh nghiệm vững vàng thường xuyên góp ý,
trao đổi, làm thế nào để rèn luyện kĩ năng sống có hiệu quả để đưa trường chúng
tôi trở thành môi trường giáo dục tin cậy về mọi mặt.
+ HS của trường các em ngoan, có điều kiện kinh tế, có tố chất, nắm bắt

nhanh những thay đổi của xã hội.
2


2.1.2. Khó khăn
- Về phía học sinh: Số lượng học sinh của trường đông. Các em được gia
đình nuông chiều có nhiều thói quen xấu, khó thay đổi. Hơn thế do sức ép điểm
số, do kỳ vọng của gia đình nên có sự thiên lệch về kiến thức. Các em rất khó
xác định mình vừa tiếp cận kĩ năng nào, mình đã có được kĩ năng nào và vận
dụng kĩ năng nào cho phù hợp mục đích giao tiếp.
- Về phía giáo viên:
+ Chương trình giảng dạy nặng do đó phải nghiêng nhiều về kiến thức.
+ Một số còn lúng túng khi vận dụng chưa thực sự khởi động, chưa gương
mẫu, chưa thực sự bắt kịp những thay đổi của xã hội.
+ Chưa thực sự nắm vững về tâm lý lứa tuổi mặc dù chuyên môn rất vững.
- Về phía phụ huynh học sinh: Có ý kiến cho rằng việc giáo dục con em
chủ yếu nhờ thầy cô giáo, nhà trường dạy như thế nào thì các em sẽ như thế
đó. Đa số phụ huynh chưa hiểu kĩ năng sống thực chất là gì, chưa hiểu được giáo
dục kĩ năng sống không phải chỉ trong ngày một ngày hai mà là một quá trình
lâu dài, liên tục. Vì vậy, hơn bao giờ hết giáo dục kĩ năng sống cần có sự phối
hợp chặt chẽ giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội.
Năm học 2017-2018, tôi đã chọn một số kĩ năng cần thiết nhất để lồng
ghép vào nội dung những tiết dạy. Nhưng thực tế cho thấy học sinh đã thực hành
còn những tồn tại sau:
- Chưa mạnh dạn thể hiện kĩ năng của bản thân.
- Ngại nói, ngại bộc lộ chia sẻ.
- Kĩ năng phản hồi ý kiến còn hạn chế.
* Qua khảo sát trên các phương diện tôi nhận thấy như sau:
Đối tượng
Mức độ

đánh giá
Phương diện
Ý
STT
đánh giá
Sĩ Không
Rất
Lớp
Thích
kiến
số
thích
thích
khác
1
1
Kỹ năng tự nhận thức
6
34
12
15
7
1
2
Kĩ năng cảm thụ thẩm mỹ
6
34
8
15
11

1
3
Kĩ năng tư duy sáng tạo
6
34
20
12
02
1
4
Kĩ năng giao tiếp
6
34
25
7
02
1
5
Kĩ năng nghe nói đọc viết
6
34
17
11
06
1
6
Kỹ năng tự học
6
34
20

12
02
1
7
Kỹ năng thực hành ứng dụng
6
34
16
12
07
1
8
Kỹ năng giải quyết vấn đề
6
34
25
5
04
3


2.2. Giải pháp.

Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng đánh giá rất cao lứa tuổi học sinh
trong nhà trường như sau “lứa tuổi từ 7 đến 17 là rất nhạy cảm, thông minh lạ
lùng lắm”. Qua tìm hiểu thực trạng dạy học môn Ngữ văn 6, để vận dụng tốt
“Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua môn Ngữ văn lớp 6” tôi xin đưa ra
một số giải pháp sau:
2.2.1. Đối với giáo viên
2.2.1.1. Giáo viên cần nắm vững nội dung giáo dục kĩ năng sống

Thứ nhất: Giáo viên phải nắm vững khái niệm kỹ năng sống
Kỹ năng sống (theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) là tập hợp các
hành vi tích cực và khả năng thích nghi cho phép mỗi cá nhân đối phó hiệu quả
với các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày; nói cách khác là khả
năng tâm lý xã hội. Đó là tập hợp các kỹ năng mà con người tiếp thu qua giáo
dục hoặc trải nghiệm trực tiếp được dùng để xử lý các vấn đề và câu hỏi thường
gặp trong đời sống con người. Các chủ đề rất đa dạng tùy thuộc vào chuẩn mực
xã hội và mong đợi của cộng đồng. Kỹ năng sống có chức năng đem lại hạnh
phúc và hỗ trợ các cá nhân trở thành người tích cực và có ích cho cộng đồng.
Thứ hai: Giáo viên phải nắm vững những kĩ năng sống được lồng ghép
trong môn Ngữ văn:
Kĩ năng tự nhận thức.
Kĩ năng cảm thụ thẩm mỹ
Kĩ năng xác định giá trị bản thân
Kĩ năng nghe, nói, đọc, viết
Kĩ năng thể hiện sự tự tin
Kĩ năng tự học
Kĩ năng giao tiếp
Kĩ năng thực hành ứng dụng
Kĩ năng lắng nghe tích cực.
Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.
Kĩ năng thể hiện sự cảm thông
Kĩ năng đặt mục tiêu.
Kĩ năng hợp tác.
Kĩ năng giải quyết vấn đề
Kĩ năng tư duy sáng tạo.
Thứ ba: Giáo viên cần nắm vững 5 nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh.
Tương tác: Khi cho học sinh hoạt động nhóm, các em cùng thảo luận về
câu hỏi chốt kiến thức.

Trải nghiệm: Qua các tình huống thực tế các em được trải nghiệm để từ
đó hình thành những kĩ năng sống hữu ích.
Tiến trình: Giáo dục kĩ năng sống là cả một quá trình: nhận thức- hình
thành thái độ-thay đổi hành vi.
Thay đổi hành vi: Thông qua bài học được học sinh có dịp thay đổi hay
định hướng lại các giá trị, thái độ, hành động của mình…
4


Thời gian, môi trường giáo dục: Giáo dục kĩ năng sống cần thực hiện ở mọi
nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em.
2.2.1.2. Giáo viên cần xác định mục tiêu cần đạt của bài học
a. Chọn những kĩ năng sống thiết thực, phù hợp với nội dung bài học
và thực tế địa phương
Giáo viên chọn những kĩ năng phù hợp, gần gũi, thiết thực với học sinh để
các em có khả năng thực hành kĩ năng sau khi tiếp cận.
Ví dụ 1: Khi dạy Tập làm văn các tiết Luyện nói (29, 43, 83, 84, 96), giáo
viên sẽ giáo dục cho học sinh kỹ năng suy nghĩ sáng tạo, nêu vấn đề, kĩ năng
giao tiếp giúp học sinh ứng xử lịch sự, xưng hô đúng mực, nói năng lưu loát
trước tập thể.
Ví dụ 2: Khi dạy tiếng Việt các em cần có các kỹ năng như nhận thức, tư
duy sáng tạo, nghe, nói đọc viết, thực hành ứng dụng, giải quyết vấn đề. Khi
giao tiếp, biết trình bày suy nghĩ, ý tưởng, chia sẻ những cảm nhận cá nhân
thông qua cách sử dụng từ để diễn đạt
Ví dụ 3: Qua phần văn hình thành cho học sinh có kỹ năng giao tiếp phản
hồi, lắng nghe trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình đối với những vấn đề trong
cuộc sống.
b. Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo giáo án có lồng ghép kĩ năng sống
- Thể hiện rõ trong giáo án: Ghi rõ kĩ năng, phương pháp, kĩ thuật giáo
dục kĩ năng sống trong “mục tiêu cần đạt” và thể hiện cụ thể trong các câu hỏi

thảo luận nhóm, trong các bài tập vận dụng hoặc bài tập củng cố.
- Thể hiện ở các phương tiện cần thiết phục vụ cho tiết dạy (bảng phụ,
tranh ảnh, tư liệu, máy chiếu…)
c. Hướng dẫn học sinh làm quen các kĩ năng sống: Giáo viên phải
chuẩn bị các câu hỏi gợi ý, tình huống để hướng dẫn các em tự xác định, làm
quen các kĩ năng sống cần đạt. Đó là các phương pháp, kĩ thuật động não để suy
nghĩ, thảo luận nhóm để trình bày, cặp đôi để chia sẻ, hợp tác … để tự tin bộc lộ
những suy nghĩ của mình.
d. Dự đoán kĩ năng: Trong bước hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài , giáo
viên yêu cầu học sinh đọc nội dung bài học, gợi ý dự đoán các kĩ năng và yêu
cầu của kĩ năng cần đạt được sau nội dung bài học.
2.2.2. Đối với học sinh
2.2.2.1. Kỹ năng tự nhận thức:
Đối với học sinh THCS đặc biệt là học sinh lớp 6 các em dù không còn
nhỏ nhưng cũng chưa gọi là lớn. Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi luôn tìm
5


cách khơi gợi, xác định trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với bản thân và đối với
mọi người.
Ví dụ 1: Giáo viên đưa ra những tấm gương vượt khó học tập, gương cứu
người quên mình với một tinh thần nhân ái đáng trân trọng và khâm phục, thậm
chí có cả những “tấm gương” xấu, mặt trái xã hội, những nhân vật phản diện
trong tác phẩm…để qua đó các em có ý thức tự nhìn và tự đánh giá bản thân
mình đã “sống” đến đâu, tự thấy được những nhược điểm và ưu điểm của mình
nhằm tự soi rọi lại mình mà có thái độ và hành động sống tích cực hơn nữa. Đặc
biệt những em học sinh cá biệt, yếu kém cũng sẽ dần chuyển biến theo kiểu
“mưa dầm thấm lâu”, ít nhất là trong nhận thức con non trẻ của các 6 em
Ví dụ 2: Thông qua các văn bản văn học như những câu chuyện ngụ ngôn
là những bài học có ý nghĩa nhắc nhở, khuyên bảo tất cả mọi người ở mọi lứa

tuổi, mọi lĩnh vực, mọi nghề nghiệp công việc cụ thể…. Mục đích là để các em
tự nâng cao nhận thức qua từng bài học khác nhau. Qua đó chẳng những kiến
thức bài học được khắc sâu hơn mà kỹ năng tự nhận thức của các em luôn được
củng cố, nâng cao. Từ đó có thể đề ra phương châm hành động và quan niệm
sống tích cực cho mình.
2.2.2.2. Kỹ năng cảm thụ thẩm mỹ
Đây cũng là một trong những “thế mạnh” khác của môn Ngữ văn cần
được khai thác, vận dụng. Bởi “văn học là nhân học”. Tính nhân văn và giáo dục
thẩm mỹ đã luôn nằm trong tác phẩm rồi. Trước hết bồi dưỡng cho học sinh tình
yêu tiếng Việt, văn học, văn hóa, tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước và lòng
tự hào dân tộc; nâng cao ý chí tự lập tự cường; thậm chí đến những điều bình
thường tưởng như đơn giản nhất như tình bạn, lẽ sống, lòng thương yêu, sự bao
dung tha thứ…
Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” khai thác cái đẹp không chỉ có thân
hình cường tráng khỏe đẹp của Dế Mèn mà cái đẹp nằm ở bài học hối hận, ăn
năn, ray rức. Ở Dế Choắt, dù dưới một thân hình gầy còm ốm yếu nhưng lại ẩn
chứa bên trong một lòng vị tha hiếm có, làm Dế Choắt đẹp hơn lên. Lúc đó cái
đẹp lại nằm trong bản chất, tâm hồn chứ không chỉ là ngoại hình, thể chất!
Văn bản “Bức tranh của em gái tôi” cái đẹp trong tâm hồn của nhân vật
Kiều Phương (người em) là điều dễ thấy, nhưng cái đẹp bên trong của nhân vật
người anh mới là điều đáng nói khi ta thấy nhân vật này biết tự nhìn lại mình và
nhìn lại người khác lúc mà sự hối hận rưng rức cứ bao quanh, bào mòn nội tâm
ta. Nếu không có một tâm hồn đẹp và cảm xúc đẹp, một cách sống và suy nghĩ
đẹp thì làm gì có những con người như thế dù là nhân vật. Văn học đã hướng
cho các em một cách sống đẹp.
6


Văn bản “Buổi học cuối cùng”, vì tình yêu tiếng mẹ đẻ đã khiến cho cậu
bé học trò Phrăng nghịch ngợm rong chơi la cà trở nên “người lớn”, suy nghĩ già

dặn và đẹp hơn biết bao. Vì tình yêu tiếng mẹ đẻ mà người thầy Hamen tội
nghiệp đã xúc động nghẹn ngào day dứt không nói được nên lời, phải đứng dựa
vào tường mới đủ sức viết lên dòng chữ cuối cùng “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”!
2.2.2.3. Kỹ năng tư duy sáng tạo
Với kỹ năng này, thường chúng tôi rèn luyện qua phân môn Tập làm văn.
Bởi Tập làm văn là môn tổng hợp kiến thức, đòi hỏi khả năng tư duy và sáng tạo
rất cao. Thông thường các em làm bài theo một “lối mòn” có sẵn do lười suy
nghĩ, thiếu cố gắng, máy móc, rập khuôn, không sáng tạo… Trong khi đó, Tập
làm văn thì phải tường thuật, kể chuyện, tường trình một sự kiện, một câu
chuyện, một nhân vật nào đó, nên thiếu khả năng tư duy, sáng tạo thì khó đạt
được yêu cầu của một bài làm trọn vẹn, chặt chẽ. Qua đó còn rèn kỹ năng nhận
thức, khiến các em bày tỏ quan điểm của mình về lẽ sống, tình cảm yêu thương,
đồng cảm, chia sẻ, nghĩa tình trong cuộc sống.
2.2.2.4. Kỹ năng giao tiếp
Mục đích của giao tiếp là truyền tải được các thông điệp, những điều
mình muốn nói qua suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận… đến với người nghe, người
tiếp nhận. Chúng tôi chú ý rèn luyện kỹ năng này cho học sinh bằng những hoạt
động sau: Thuyết trình trước lớp, trường… Truyền đạt thông tin từ một bài học,
sự việc, sự kiện nào đó. Lắng nghe và thu thập thông tin hoặc nhận xét như sau
một lần tham quan, dã ngoại, di tích lịch sử, văn hóa nào đó. Hoạt động nhóm
đặc biệt là các tiết luyện nói. Hoặc rải rác qua các bài học trên lớp mà nội dung
có thể lồng ghép kỹ năng này.
Bài “Bức tranh của em gái tôi”: Em hãy tranh luận và cho biết, người anh
cảm thấy mình dằn vặt điều gì nhất khi đứng trước bức tranh em gái vẽ mình rất
giống và đẹp? Như “Lợn cưới áo mới”: Nếu là em trong vai “anh áo mới” hay
“anh lợn cưới” em sẽ xử lý như thế nào?
2.2.2.5. Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết
Đây là loại kỹ năng cơ bản. Kỹ năng này tưởng như đơn giản nhưng thực
sự cần thiết cho mọi môn học và cho cả cuộc sống sau này. Một lần nữa môn Ngữ
văn lại có thế mạnh riêng do đặc trưng môn học. Để có được bốn kỹ năng trên,

chúng tôi rèn luyện qua các giờ học trên lớp là chủ yếu. Có thể vận dụng thêm
trong các tiết ngoài chính khóa để nâng cao kỹ năng này cho các em được thành
thục hơn. Ngoài những việc thường làm trong kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của
môn Ngữ văn qui định trên lớp, có thể nâng cao kỹ năng này qua các hoạt động
ngoại khóa, các cuộc thi đố vui, sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ văn học, các cuộc thi
sáng tác, các tiết tập làm thơ, các lần thuyết trình văn học, hoạt động nhóm…
7


2.2.2.6. Kỹ năng tự học
Tự học là một nhu cầu cần thiết và tự giác của con người. Sự tiến bộ và
kết quả trong học tập và công việc nói chung, bộ môn Văn nói riêng có được là
nhờ một phần lớn do công sức, ý thức cao trong việc tự học của người học. Sau
đây là một số kỹ năng tự học mà chúng tôi thường rèn cho học sinh trong môn
Ngữ văn:
Tự vạch kế hoạch: Tức là học tập có hệ thống, có nghiên cứu, sắp xếp
điều gì nên làm trước, điều gì làm sau.
Học vào lúc nào cảm thấy có lợi nhất cho môn học: ví dụ đối với tác
phẩm văn học (giảng văn,văn bản) thì hãy học ngay sau khi nghe giảng bài (về
nhà). Đối với bài học thuộc lòng hoặc trả lời câu hỏi thì nên học trước khi
đến lớp.
Phải hiểu rõ các ghi chép: Tức là tìm ra những ý quan trọng mà thầy cô đã
nhấn mạnh, có thể dùng các kí hiệu riêng cần thiết (trừ trong bài làm) để tiết
kiệm thời gian, tập trung cho ý khác.
Học một cách chủ động chứ không thụ động: Có chủ động thì mới sáng
suốt và thoải mái để học. Tránh học vẹt mà phải tìm cách suy nghĩ, liên tưởng
những điều có liên quan để khắc sâu.
Luôn học tại bàn: Đây là một thái độ nghiêm túc và tự giác cao. Hơn nữa
tốt cho cả hai ưu thế : trí tuệ lẫn thể hình. Càng không được nằm trên giường để
học sẽ khiến buồn ngủ và lâu dần tạo thói quen lười biếng.

2.2.2.7. Kỹ năng thực hành, ứng dụng
Thực hành, ứng dụng trong môn Ngữ văn chính là qua hệ thống các bài
tập, bài làm, bài viết… mà các em thực hiện trong quá trình học tập. Chỉ có chủ
động và tích cực thì các em mới có thể làm tốt việc này. Các em có thể hiểu bài,
có kiến thức bài học nhưng chưa hẳn sẽ làm bài tập tốt, viết tốt, vận dụng đúng.
Để rèn được kỹ năng này, chúng tôi thường thực hiện các dạng sau từ mức độ
thấp đến cao, dễ đến khó hơn và chú ý đến các đối tượng học sinh.
Cho các bài tập ngắn trong “Từ mượn” yêu cầu các em tìm các từ thuộc từ
thuần Việt và từ mượn của các nước khác.
Trong bài “Danh từ, cụm danh từ”, “Động từ cụm động từ”, “Tính từ và
cụm tính từ” cho một đoạn văn, một Đoạn thơ yêu cầu các em tìm các từ loại và
cụm từ loại trong đó. Hoặc các em có thể thi sáng tác thơ, văn thông qua các bài
thi làm thơ.
2.2.2.8. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Đây là kỹ năng cần có trong mọi lĩnh vực đời sống, mọi môn học. Mặc dù
cách giải quyết vấn đề trong đời sống và cách giải quyết vấn đề trong môn học
8


không phải hoàn toàn trùng khớp nhưng cũng là “một cách thức suy nghĩ nhằm
làm rõ và đưa ra giải pháp thực thi…” để giải quyết, đáp ứng một yêu cầu nào
đó. Với môn Ngữ văn, giải quyết vấn đề không ngoài các tình huống, các vấn đề,
các yêu cầu đặt ra từ bài học và theo khả năng ứng xử, quan điểm của mỗi cá nhân.
Chúng tôi xin minh họa một số đoạn trong bài có lồng ghép các kỹ năng
trên trong tiết dạy của chương trình Ngữ văn 6.
Tiết 38: Văn bản:
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
Chúng tôi đưa ra các câu hỏi cho các nhóm như sau:
? Ếch được giới thiệu là con vật thế nào?
? Với tính kiêu ngạo  ếch đã có suy nghĩ gì về  mình và mọi vật xung

quanh?
? Tại sao ếch lại tưởng như vậy?
? Những chi tiết ấy cho biết điều gì về cuộc sống của ếch?
Để trả lời được câu hỏi trên học sinh phải có các kỹ năng:
­ Kỹ  năng giao tiếp: Con  ếch trong câu chuyện có thái độ  huênh hoang,
nghĩ mình là chúa tể, coi thường những con vật nhỏ bé xung quanh. Chính thái
độ ứng xử này trong giếng đã tạo thành thói quen nên khi ra khỏi giếng, vẫn giữ
cách  ứng xử, giao tiếp như  vậy nên nó bị  con trâu đi qua giẫm bẹp. Nên trong
cuộc sống cần có tháo độ ứng xử đúng mực, biết cảm thông, quan tâm đến người
khác sẽ được mọi người tin tưởng, yên quý. 
­ Kỹ năng nhận thức: Con ếch chỉ sống trong giếng, thấy mình là lớn nhất
nên tưởng mình là chúa tể, nó không biết rằng trong cuộc sống rộng lớn thì nó
chỉ là một con vật bé nhỏ, tầm thường. Vì không biết mình biết hoàn cảnh nên
nó phải trả  giá đắt. trong cuộc sống phải biết mình, hiểu mình, xác định những
cảm xúc, nhu cầu, đặc điểm của bản thân để có cách ứng xử phù hợp. 
­ Kỹ  năng xác định giá trị: Con  ếch tự  đề  cao bản thân, có tính huênh
hoang, tự  kiêu, nó đã “phát huy” không đúng tính cách của mình nên bị  giẫm
bẹp. Bài học rút ra là cần xác định điểm mạnh của bản thân để  phát huy nhưng
cũng phải thấy được điểm yếu của mình để sửa chữa. Phát huy điểm mạnh, hạn
chế điểm yếu đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng.
­ Kỹ  năng tư  duy sáng tạo: Cuộc sống không phải lúc nào cũng theo ý
muốn của chúng ta, hoàn cảnh đôi khi sẽ xô đẩy chúng ta vào những tình huống
khó khăn, phức tạp, lúc này cần suy nghĩ để tìm ra cách thích ứng và giải quyết
tốt nhất chứ không như con ếch khi ra khỏi giếng vì bảo thủ nên mất mạng. Với
mỗi tình huống cần thích ứng nhanh với môi trường sống mới, muốn thích ứng
được phải có tư duy sáng tạo.

9



Tiết 39: Văn bản:            THẦY BÓI XEM VOI
Các em vận dụng kỹ năng thực hành ứng dụng để  trả  lời câu hỏi sau khi
học xong bài học
? Hãy hoàn thiện kiến thức bài học bằng cách điền vào chỗ trống trong
bản đồ tư duy sau: 
+ HS: thảo luận nhóm ( 3 nhóm), mỗi nhóm hoàn thiện một nhánh bản đồ 
tư duy 
GV: Cho các nhóm nhận xét
GV đưa đáp án

Bài tập SGK  trang 103
? Kể  một số  ví dụ  của em hoặc của bạn về  những tr ường hợp mà em
hoặc các bạn đã nhận định, đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm
theo kiểu  “Thầy bói xem voi” và hậu quả của những đánh giá sai lầm
Tiết 98. Tiếng Việt:
ẨN DỤ
Để giúp các em phân biệt được các kiểu ẩn dụ các em phải có các kỹ năng
tự nhận thức, cảm thụ thẩm mỹ, tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề.
* Ẩn dụ cách thức.

10


- Loại ẩn dụ này được hình thành trên cơ sở nét tương đồng về cách thức
hành động giữa các đối tượng. Ẩn dụ cách thức đã đem lại cho người đọc bao
cảm xúc sâu xa.
Dòng Hương giang thơ mộng và trữ tình hiện lên trong đoạn thơ đầy nhức
nhối trong khi viết về cuộc đời tủi nhục thê thảm của người con gái giang hồ
trong chế độ cũ:
Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng’

Và:
Em đi với chiếc thuyền không
Khi mô vô bến rời dòng dâm ô
(Tiếng hát sông Hương)
Học sinh phân tích được hình ảnh ẩn dụ bến - dòng dâm ô cùng với chiếc
thuyền nan, chiếc thuyền không chỉ phương tiện được gắn kết liền mạch với các
từ chỉ cách thức hành động như đi - vô - rời của chủ thể trữ tình tạo nên những
ẩn dụ cách thức quen thuộc. Cách nói quen thuộc mà không nhàm chán bởi nhà
thơ đã đưa vào đó tâm trạng chất chứa khổ đau của người kĩ nữ trong chế độ cũ.
Thấm thía nỗi nhục nhã ê chề của mình, cô gái muốn thoát ra khỏi cảnh đời ô
nhục bằng hành động vô bến để rời dòng dâm ô. Câu chuyện sông nước với
thuyền, bến, dòng chảy…mà thực chất lại là chuyện cuộc đời dâu bể của con người.
*Ẩn dụ hình thức
- Ẩn dụ hình thức được hình thành trên cơ sở nét tương đồng về hình thức
giữa các đối tượng. Con đường hình thành ẩn dụ hình thức có thể xuất phát từ
nét tương đồng giữa hình thức của sự vật, hiện tượng và con người .
Sự hi sinh của chú bé liên lạc là một trong những thiên anh hùng ca.
“Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!”
(Lượm)
Hình ảnh dòng máu tươi trong câu thơ cuối là cách nói ẩn ngầm chỉ sự hi
sinh anh dũng của chú bé Lượm. Dòng máu ấy là biểu hiện ngời sáng của lòng
yêu nước thương nòi, là đỉnh cao của sự dâng hiến cho quê hương. Đó cũng là
cội nguồn của sức mạnh giúp nhân dân ta chiến đấu và chiến thắng:
*Ẩn dụ phẩm chất.
- Có thể được dùng theo lối chuyển nghĩa lấy tên gọi chung thay tên riêng
hoặc lấy tên riêng thay tên chung.
11



Trong câu thơ:
Những hồn Trần Phú vô danh
Sóng xanh biển cả, cây xanh núi ngàn
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Tác giả đã dùng tên riêng của đồng chí Trần Phú để chỉ những liệt sĩ cách
mạng đã hi sinh như đồng chí Trần Phú. Hiệu quả của tu từ trở nên rõ nét nhờ sự
xuất hiện của từ vô danh bên cạnh tên riêng Trần Phú. Các anh hùng liệt sĩ vô
danh đã hóa thân cho dáng hình xứ sở "Làm nên đất nước muôn đời"
*Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
- Là sự kết hợp của hai hay nhiều từ chỉ những cảm giác sinh ra từ trung
khu cảm giác khác nhau làm cho cảm giác phong phú, đa chiều, đa vị, đa nghĩa.
Ẩn dụ cảm giác được chia ra một số loại như sau:
+ Thị giác + nhiệt: Cái màu xanh này mát quá
+ Thính giác + vị giác: Câu chuyện nhạt phèo
+ Thị giác + khứu giác: Thấy thơm rồi đó
+ Khứu giác + vị giác: Một mùi đăng đắng
+ Thính giác + xúc giác: Một tiếng sắc nhọn
Ví dụ:
Đoạnvăn
“…Chao ôi, trông con sông, vui sướng thấy nắng giòn tan. Sau kì mưa
dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quảng…”
H: Trong cuộc sống, từ “Giòn tan”Thường dùng chỉ đặc điểm cụ thể của
những vật nào?
- Dùng chỉ đặc điểm của những vật cứng cụ thể khi bị gãy, vỡ như bánh,
gỗ, kính… Chứ không dùng để chỉ hiện tượng tự nhiên như “Nắng”
H: Theo em, Cụm từ: “ Nắng giòn tan” Có gì đặc biệt so với cách nói
thông thường?
- Đây là một ẩn dụ chuyển đổi cám giác của nhà văn Nguyễn Tuân ( Từ vị

giác, thính giác sang thị giác)
*Ví dụ:
Khi phân tích ví dụ 1 sách giáo khoa
“ Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm”
12


“ Đêm nay Bác không ngủ” - Minh Huệ
H: Ở đây “ Người cha” dùng để chỉ ai?
-> Chỉ Bác Hồ
H: Vì sao em biết được điều đó?
-> Nhờ ngữ cảnh của khổ thơ, bài thơ.
H: Tại sao tác giả lại dùng “ Người cha” thay thế cho “ Bác Hồ” ?
-> Giữa người cha và Bác Hồ có những phẩm chất giống nhau: Về tuổi
tác, tình yêu thương, sự chăm sóc chu đáo đối với con - Người chiến sĩ.
H: Em có nhận xét gì về cách diễn đạt này?
-> Tạo cho câu thơ có tính hình tượng, tính hàm súc, cô đọng hơn cách
diễn đạt bình thường.
Ví dụ 2:
(1)
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
(2)
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
“ Viếng lăng Bác” – Viễn Phương
Đặt trong khung cảnh bài thơ, câu thơ ta thấy:
- Mặt trời (1): Là hình ảnh có thật trong tự nhiên, soi sáng, sưởi ấm cho
vạn vật.

- Mặt trời (2: Là hình ảnh ẩn dụ.
H: Tác giả dùng để chỉ ai?
-> Tác giả dùng mặt trời để chỉ Bác Hồ, vị lãnh tụ của dân tộc: Người soi
sáng, dẫn đường chỉ lối cho dân tộc ta thoát khỏi cuộc sống nô lệ tối tăm để đi
tới tương lai độc lập, tự do.
Từ hai ví dụ trên ta thấy, cũng nói đến Bác Hồ nhưng ở phương diện khác
nhau nên mỗi tác giả đã sử dụng một hình ảnh ẩn dụ khác nhau để diễn đạt tư
tưởng, tình cảm của mình, Từ đó các em thấy được khi tìm hiểu các văn bản
nghệ thuật cần chú ý phân tích các hình ảnh ẩn dụ (Nếu có) để hiểu sâu hơn ý
nghĩa của văn bản.
Bằng những cách làm khác nhau bằng giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống
cho học sinh chúng tôi thấy các em nhận biết được một số kỹ năng sống mà qua
môn Ngữ văn và một số hoạt động đã chuyển tải. Các em không còn rụt rè, thụ
động mà tích cực, linh hoạt sôi nổi hơn trong học tập và sinh hoạt. Hạn chế được
các em có lỗi sống khép kín hoặc quá say mê thế giới ảo xây dựng được môi
trường trường học thân thiện, học sinh tích cực. qua đó các em thích ứng được
với cuộc sống mà đôi khi những biến động, bất trắc khôn lường có thể xảy ra.
13


Đặc biệt là tích cực cho việc đổi mới phương pháp học tập của học sinh, tăng
năng lực thích nghi và điều khiển chính cuộc sống của mình.

14


* Sau khi áp dụng sáng kiến vào công tác dạy học chúng tôi thu được kết
quả như sau:
Đối tượng
Mức độ

đánh giá
STT
Phương diện đánh giá
Không
Rất Ý kiến
Lớp Sĩ số
Thích
thích
thích khác
1
1 Kỹ năng tự nhận thức
6
34
6
10
18
1
2 Kĩ năng cảm thụ thẩm mỹ
6
34
5
15
14
1
3 Kĩ năng tư duy sáng tạo
6
34
13
12
09

1
4 Kĩ năng giao tiếp
6
34
12
12
10
1
5 Kĩ năng nghe nói đọc viết
6
34
04
21
09
1
6 Kỹ năng tự học
6
34
13
09
12
1
7 Kỹ năng thực hành ứng dụng
6
34
04
10
20
1
8 Kỹ năng giải quyết vấn đề

6
34
8
15
11
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của sáng kiến

Kỹ năng sống là một hoạt động nhu cầu thiết yếu, bổ ích đối với mọi
người đặc biệt là học sinh đầu cấp. Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình đòi
hỏi con người phải biết đối diện với rất nhiều tình huống khác nhau, phải thích
nghi, lựa chọn quyết định và tìm cách giải quyết chúng một cách tối ưu nhất để
tồn tại, phát triển và thành công. Kỹ năng sống bắt nguồn từ cuộc sống nhưng
không phải chỉ để sống mà là công cụ rất hữu hiệu để đạt đến thành công, hạnh
phúc trong cuộc sống nói chung. Nếu các em không được sớm giáo dục kỹ năng
sống thì các em sẽ “chơ vơ, lạc lõng” và thụ động trong công việc, tình huống
dù là nhỏ nhất.
Tuy nhiên do mỗi khối học, mỗi lớp học, mỗi giáo viên và mỗi học sinh
không phải hoàn toàn như nhau cho nên để thực hiện và áp dụng được kinh
nghiệm này vào công tác giảng dạy bộ môn Ngữ văn đặc biệt cho học sinh đầu
cấp ở trường THCS, đòi hỏi các đồng nghiệp phải:
Cần có tâm huyết với nghề, luôn tự học và tự rèn, thực hiện linh hoạt các
phương pháp dạy học.
Phải có sự cải tiến trong cách biên soạn, có chiều sâu trong giảng dạy,
khích thích sự ham học của các học sinh bằng phương pháp tích cực.
Phối hợp với thư viện, với giáo viên bộ môn để giới thiệu một số địa danh
có quang cảnh thiên nhiên, môi trường làm tư liệu cho những tiết học.

15



Cần định hướng cho học sinh những nội dung chuẩn bị ở nhà, sau đó
kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, quan tâm học sinh yếu, kém. Có thái độ tuyên
dương hay động viên kịp thời đối với những học sinh làm tốt, học tập tích cực là
tiền đề để giúp các em yêu thích bộ môn học.
Phải biết linh hoạt tổ chức các hoạt động trong tiết dạy thì mới giúp cho
học sinh khắc sâu kiến thức một cách chủ động. Tuy nhiên không phải lúc nào
cũng áp dụng một cách cứng nhắc. Nếu sử dụng không đúng cách, không đúng
chỗ sẽ làm giảm chất lượng bài giảng, mất thời gian. Do đó yêu cầu người giáo
viên phải có nghệ thuật sư phạm trong giảng dạy, từ đó biết phân tích,nhận xét,
có kĩ năng tốt.
Tuy nhiên, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh để đạt hiệu quả đòi hỏi
nhiều yếu tố chứ không phải chỉ từ các bài giảng. Nhân tố ảnh hưởng đến quá
trình giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường chính là thầy cô giáo, ngoài cộng
đồng chính là các bậc phụ huynh, người thân trong gia đình, thôn xóm và các tập
thể xã hội khác.
3.2. Những kiến nghị, đề xuất
Với Phòng GD&ĐT: Thường xuyên tổ chức chuyên đề, hội thảo về tiết
dạy có lồng ghép, tích hợp kĩ năng sống cho học sinh để giáo viên các trường
có tiếng nói chung về phương pháp và có điều kiện giao lưu, học hỏi kinh
nghiệm của nhau.
Với Nhà trường: Nhà trường, Liên đội cần đổi mới,tăng cường tổ chức
thêm giờ hoạt động ngoại khóa, các “diễn đàn”, “câu lạc bộ”,… để các em được
trải nghiệm, rèn luyện thêm các kĩ năng sống. Đồng thời cần thay đổi cách sinh
hoạt ở một số các hoạt động của các em như giao lưu học tập, văn nghệ, trò chơi…
Với phụ huynh: Kết hợp chặt chẽ với Nhà trường để quan tâm hơn đến
việc học hành của con em mình, đầu tư nhiều về thời gian cho con cái học tập.
Nắm bắt tâm sinh lý của các em nhằm tạo cho con thói quen đọc sách; chia sẻ,
tư vấn, bồi dưỡng tâm hồn cho con để các em có nhiều thuận lợi trong việc bộc
lộ và phát triển cảm xúc, tình cảm trong giao tiếp.

Với giáo viên: Trong giờ học cần tạo cơ hội cho các em được trình bày
chính kiến của bản thân trước nhóm bạn hoặc trước tập thể lớp, nhất là các em
còn rụt rè, khả năng giao tiếp kém, qua đó góp phần tích lũy kỹ năng sống cho
các em.
Trên đây là những vấn đề mà tôi đã đúc kết được trong quá trình giảng
dạy giáo dục kỹ năng sống qua bộ môn Ngữ văn 6. Sáng kiến vẫn còn nhiều
thiếu sót và chưa hoàn thiện nên rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chỉnh
sửa của quý thầy cô để sáng kiến hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng
bộ môn Ngữ văn ở trường THCS nói chung và môn Ngữ văn 6 nói riêng.
16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa và sách giáo viên, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 6 tập 1,2
2. Giáo dục kỹ năng sống trong môn Ngữ văn, NXB giáo dục Việt Nam
3. Phương pháp dạy học ngữ văn ở trường THCS theo hướng tích hợp và
tích cực - Đoàn Thị Kim Nhung - NXB Đại học quốc gia TPHCM
4. Dạy học tập làm văn ở trung học cơ sở - Nguyễn Trí - NXB Giáo dục

17



×