Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN áp dụng phương pháp dạy học dự án phát huy năng lực toàn diện và khả năng hoạt động nhóm trong các bài học kĩ năng nghe, nói và đọc ở tiếng anh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.53 KB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ TÀI:

Áp dụng phương pháp dạy học dự án
phát huy năng lực toàn diện và khả năng hoạt động nhóm
trong các bài học kĩ năng nghe, nói và đọc ở tiếng Anh THPT

Quảng Bình, tháng 01 năm 2019
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

1


ĐỀ TÀI:

Áp dụng phương pháp dạy học dự án
phát huy năng lực toàn diện và khả năng hoạt động nhóm
trong các bài học kĩ năng nghe, nói và đọc ở tiếng Anh THPT

Họ và tên: Trần Thị Huyền Trang
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Quảng Bình, tháng 01 năm 2019
1. Phần mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
Khi nhắc tới tiếng Anh, người ta nghĩ ngay đó là ngôn ngữ toàn cầu. Tiếng anh
có vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và trong sự phát triển


của đất nước. Để có thể tiếp cận tri thức thế giới, trước hết là phải giỏi tiếng Anh
nhằm nuôi dưỡng hiểu biết ngang tầm thời đại. Đối với Việt Nam, một nước đang
trong thời kỳ phát triển, mở rộng ra với cánh cửa toàn cầu hoá, thì tiếng anh đóng vai
trò vô cùng quan trọng. Với các bạn học sinh, sinh viên, những thế hệ tương lai của
đất nước, việc học tiếng Anh lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
2


Với mục tiêu" đưa tiếng Anh trở thành một ngôn ngữ thứ hai của Việt Nam",bộ
GD&ĐT trong thời gian đang triển khai đẩy mạnh nâng cao chất lượng dạy và học
theo hướng chú trọng đến chất lượng thiết thực và đi vào chuyên sâu dạy và học tiếng
Anh trong các trường THPT. Đổi mới phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra
đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh luôn là một yếu tố đóng vai
trò then chốt. Đổi mới - không có nghĩa là phủ sạch phương pháp dạy truyền thống,
mà nó dựa trên cơ sỡ đó để cải tiến những cái còn tồn động, những cái làm chưa tốt và
phát huy hơn nữa năng lực của học sinh, giúp các em học tập tích cực, chủ động hơn.
Hiện nay, trên thế giới, việc triển khai phương pháp dạy học dự án trong các tiết dạy
ngôn ngữ đã phát huy được tính hiệu quả. Ở Việt Nam, phương pháp này cũng đã
được áp dụng và có hiệu quả tích cực trong các lớp chuyên ngữ, các trường có chất
lượng cao. Tuy nhiên, việc triển khai phương pháp dạy học dự án môn tiếng Anh trong
các trường THPT đại trà vẫn còn khá mới lạ. Bản thân tôi, trong thời gian qua, đã ứng
dụng phương pháp này vào trong các bài dạy kĩ năng nghe, nói và đọc ở tiếng anh khá
hiệu quả, vì thế, tôi chọn đề tài:
"Áp dụng phương pháp dạy học dự án phát huy năng lực toàn diện và khả
năng hoạt động nhóm trong các bài học kĩ năng nghe, nói và đọc ở tiếng Anh
THPT"
Với mong muốn đề tài này sẽ được chia sẽ, góp ý và hoàn thiện hơn nữa, để có
thể phát huy tính hiệu quả và nâng cao năng lực chủ động, gây hứng thú cho học sinh
với môn học tiếng Anh.
1.2. Phạm vi áp dụng đề tài

Đề tài này cũng có thể được áp dụng trong các tiết dạy kĩ năng nghe, nói và đọc
tiếng Anh ở các trường trung học phổ thông, trung học cở sở và ở mọi cấp học có học
môn Tiếng Anh ở Việt Nam.
2. Phần nội dung
2.1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
Trong thực tế, thực trạng dạy và học tiếng Anh ở các trường THPT ở Việt Nam
đều gặp không ít những vấn đề khó khăn bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Chúng ta,
đội ngữ giáo viên dạy bộ môn tiếng Anh, phải mạnh dạn nhìn thẳng vào thực tế nói
tiếng Anh yếu kém của học sinh THPT hiện nay. Đa số các học sinh ở trường tôi nói
riêng và ở Việt Nam nói chung, khả năng sử dụng tiếng Anh còn rất hạn chế.
Qua khảo sát tại đơn vị trường nhằm tìm ra những yếu tố cản trở khả năng sử
dụng tiếng Anh của học sinh, một số khó khăn sau là chủ yếu:
3


- Sự chênh lệch về trình độ tiếng Anh giữa học sinh trong lớp với nhau.
- Nhiều hoạt động còn chưa phù hợp với trình độ cụ thể của từng học sinh.
- Cơ hội sử dụng tiếng Anh hạn chế.
- Học sinh có thói quen viết ra giấy mà không trình bày.
- Học sinh sợ mắc lỗi trong quá trình trình bày (sợ không phát âm đúng, sợ nói sai ngữ
pháp ...).
- Học sinh còn hạn chế trong hoạt động nhóm ( chưa rõ nhiệm vụ, sự phân công chưa
rõ ràng, sự tham gia chưa đều ...).
- Khả năng tiếp thu không đều nhau.
Hơn nữa, việc vận dụng phương pháp, kĩ năng lên lớp của giáo viên cũng còn
những hạn chế nhất định. Nhiều giáo viên vẫn còn nặng nề bởi tư duy chú trọng vào
việc học sinh làm bài tập trên giấy hơn là khả năng hoạt động tích cực, trình bày giao
tiếp của học sinh. Nhận thức sai lần này từ giáo viên cần phải được thay đổi, bởi vì
sau một quá trình lâu dài, nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sử dụng tiếng Anh
của học sinh.

2.2. Các giải pháp:
Qua nghiên cứu thực trạng vấn đề, tôi nhận thấy rằng yếu tố quan trọng trong
một tiết dạy là gây hứng thú cho học sinh, kích thích được tính sáng tạo của chúng. Từ
việc áp dụng các phương pháp khác nhau vào trong các bài giảng hằng ngày, phương
pháp dạy học dự án, theo tôi, là một phương pháp hiệu quả và phát huy được năng lực
toàn diện trong các bài học kĩ năng nghe, nói và đọc môn tiếng Anh. Vì thế, trong đề
tài này, tôi xin được chia sẽ giải pháp áp dụng dạy học dự án vào bài giảng.
Trong nội dung này bao gồm:
- Khái niệm phương pháp dạy học dự án.
- Quy trình dạy học dự án.
- Những bài dạy có thể sử dụng phương pháp này.
- Những lưu ý khi sử dụng phương pháp này.
2.2.1. Khái niệm phương pháp dạy học dự án:
Dạy học theo dự án ( Project based - learning) là một hình thức dạy học, trong
đó học sinh dưới sự điều khiển và giúp đỡ của giáo viên tự lực giải quyết một nhiệm
4


vụ học tập mang tính phức hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực
hành, thông qua đó tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bố được.
2.2.2. Quy trình dạy học dự án
Tiến trình thực hiện dự án trong một bài giảng di theo các bước như sau:
- Lập dự án
- Phát triển dự án
- Báo cáo dự án
- Đánh giá dự án
2.2.2.1. Lập dự án
Trong bước này, giáo viên phải xây dựng ý tưởng, lựa chọn chủ đề, xây dựng kế
hoạch thực hiện. Dự án được áp dụng trong các bài dạy kĩ năng nghe, nói, đọc, lòng
ghép trong phần "production", thời gian thực hiện tầm 10-15 phút

- Về phía giáo viên:
+ Xây dựng câu hỏi định hướng : xuất phát từ nội dung học và mục tiêu cần đạt
được
+ Thiết kế dự án: đưa ra ý tưởng và tên dự án, số lượng học sinh nhóm và thời
gian trình bày
+ Thiết kế nhiệm vụ cho học sinh: thiết kế phù hợp với trình đọ của học sinh
+ Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ cho học sinh thực hiện dự án
Về phía học sinh:
+ Làm việc theo nhóm, phân chia nhiệm vụ dựa trên năng lực và điểm mạnh của
mỗi thành viên trong nhóm ( ví dụ: bạn có năng khiếu vẽ, trang trí; bạn có năng
khiếu trình bày; bạn viết nội dung trình bày ...)
+ Xây dựng kế hoạch dự án: thảo luận và xác định những công việc cần làm, thời
gian dự kiến, phương pháp tiến hành
+ Thống nhất với giáo viên về các tiêu chí đánh giá
Ví dụ:
Unit 6: Competition - Lesson B: Speaking ( SGK lớp 11 )
5


Project: Present your favorite TV show to the class.
Teacher asks students to work in groups to design a poster of the TV show which they
like on a large-sized sheet of paper and make a presentation to persuade others to vote
for it. Teacher will give guiding questions.
- The name of the favorite TV show
- The channel it is on
- The time it is on
- The M.C of the TV show
- The reason you like it
2.2.2.2. Phát triển dự án
Trong quá trình thực hiện dự án, giáo viên sẽ đóng vai trò người định hướng,

còn học sinh sẽ là người chủ động thực hiện:
Về phía giáo viên:
+ Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá học sinh trong quá trình thực hiên
+ Chuẩn bị cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho các em thực hiện dự án
+ Bước đầu thông qua sản phẩm của các nhóm
Về phía học sinh:
+ Tiến hành thu thập xử lý thông tin thu được từ thảo luận nhóm
+ Xây dựng sản phẩm và bản trình bày
+ Nhóm trưởng kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm
+ Liên hệ với giáo viên để giải đáp các thắc mắc nếu cần
2.2.2.3. Báo cáo dự án
Về phía giáo viên:
+ Lắng nghe và theo dõi phần thể hiện của các nhóm
+ Đặt một số câu hỏi để kiểm tra mức độ hiểu và mở rộng vấn đề
Về phía học sinh:
6


+ Tiến hành giới thiệu sản phẩm dự án
+ Trình bày minh họa cho sản phẩm
+ Tự đánh giá sản phẩm của nhóm
+ Quan sát và đánh giá sản phẩm của các nhóm khác theo tiêu chí đã đưa ra
Ví dụ: Một số sản phẩm của dự án
- Unit 6: Competition - Lesson B: Speaking ( SGK lớp 11 )
Project: Present your favorite TV show to the class.

- Unit 13: Films and Cinema - Lesson A: Reading ( SGK lớp 10 )
Project: Present the different kinds of films.

7



- Unit 4: School Education System- Lesson B: Speaking ( SGK lớp 12 )
Project: Present the school education system in Vietnam.

2.2.2.4. Đánh giá dự án

8


Giáo viên có thể dựa vào các tiêu chí đánh giá kết quả của dự án. Trên cơ sở các
năng lực thành phần được cụ thể hóa tương ứng với các nhiệm vụ học tập của học
sinh, giáo viên có thể thiết kế các bảng kiểm quan sát đánh giá năng lực của học sinh
trong cả 3 bước: chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và báo cáo dự án
2.2.3. Những bài dạy có thể áp dụng phương pháp này
Như tôi đã nói từ đầu, đề tài này này nên được áp dụng cho các bài kĩ năng
nghe, nói, viết, nhất là các bài có nội dung liên quan đến bản thân học sinh, vấn đề
được quan tâm của xã hội. Chúng ta có thể sử dụng phương pháp dạy học dự án này
cho cả ba khối - Tiếng Anh 10
- Tiếng Anh 11
- Tiếng Anh 12
lòng ghép vào phần " production". Đây là ý tưởng của tôi khi khai thác phương pháp
này ở môn tiếng Anh trong trường THPT, nhưng tôi nhấn mạnh, đây là một hướng phù
hợp để phát triển năng lực của của sinh, năng lực hoạt động nhóm, phù hợp với mọi
trình độ kể cả mức độ sự dụng tiếng Anh hạn chế như ở trường tôi, tùy vào mức độ
thực tế để có hướng khai thác sao cho hiệu quả.
2.2.4. Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp này
- Các dự án cần được thiết kế sao cho gần gủi với học sinh
- Nhiệm vụ của dự án phải phù hợp với trình độ của học sinh
- Nội dung học tập phải gây được hứng thú, kích thích được ý tưởng cá nhân

- Nội dung dự án sẽ hấp dẫn hơn nếu có tính tích hợp giữa các môn học
- Các dự án nên được thực hiện theo nhóm, có sự cộng tác và phân công công việc rõ
ràng giữa các thành viên trong nhóm
3. Phần kết luận
3.1 Ý nghĩa của đề tài:
Quan quá trình giảng dạy của tôi từ đầu năm học 2008 đến nay, tôi thấy trước
khi chưa áp dụng phương pháp mới học sinh rất ngại trình bày, không hứng thú khi
tham gia các hoạt động nhóm, nhưng từ khi áp dụng các phương pháp này vào giảng
dạy, hiệu quả học tập của các em đều nâng lên rõ rệt. Học sinh các khối lớp nói chung
càng ham mê, hào hứng trong các tiết học. Kết quả đạt được rất khả quan
9


Nhận thấy rằng, dạy học theo dự án lấy học sinh làm trung tâm. Nó giúp phát
triển kiến thức và các kỹ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang tính mở,
khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hoá những kiến thức đã học trong quá trình
thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Chương trình dạy học theo dự án
được xây dựng dựa trên những câu hỏi định hướng quan trọng, lồng ghép các chuẩn
nội dung và tư duy bậc cao trong những bối cảnh thực tế.
Bài học thiết kế theo dự án chứa đựng nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau, có thể
lôi cuốn được mọi đối tượng học sinh. Thông thường học sinh sẽ được làm việc theo
nhóm để giải quyết vấn đề, hiểu sâu nội dung hơn. Các phương tiện kỹ thuật cũng
được sử dụng để hỗ trợ việc học. Trong quá trình thực hiện dự án có thể vận dụng
nhiều cách đánh giá khác nhau để giúp học sinh tạo ra những sản phẩm có chất lượng.
3.2. Kiến nghị
* Đối với giáo viên:
- Cần tạo ra môi trường học tập thân thiện, gây hứng thú với học sinh.
- Không ngừng nghiên cứu các phương pháp mới, hiệu quả để nâng cao chất lượng
giảng dạy.
- Học tập, tham khảo các kiến thức về các bộ môn khác để có kiến thức liên môn góp

phần tạo ra những bài giảng đa dạng, phong phú.
- Tích cực nâng cao công nghệ thông tin để bắt kịp với những công cụ giảng dạy mới,
hiệu quả.
- Tìm ra những phương thức giúp học sinh hoạt động nhóm hiệu quả, phát huy được
năng lực các thành viên trong nhóm.
* Đối với các nhà quản lý giáo dục:
- Thay đổi tư duy về việc quản lý tiết học với giáo viên và học sinh.
- Thường xuyên trao đổi ý kiến với giáo viên và học sinh để có sự phối hợp chặt chẽ
và sự lãnh đạo sát sao về chuyên môn.
- Tạo điều kiện về cơ sỡ vật chất để giáo viên và học sinh có thể được giảng dạy và
học tập trong môi trường thuận lợi nhất có thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Coursebooks:
10


Leslie Opp-Beckman Shaping the way we teach English University of Oregon
Website:
1. />2. />3. />4. />%C3%A1p_d%E1%BA%A1y_h%E1%BB%8Dc_theo_d%E1%BB%B1_
%C3%A1n

11



×