Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN một số biện pháo nâng cao chất lượng bộ môn sinh học lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.33 KB, 25 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
BỘ MÔN SINH HỌC LỚP 12

Quảng Bình, tháng 9 năm 2018


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
BỘ MÔN SINH HỌC LỚP 12

Họ và tên: Nguyễn Thị Bình
Chức vụ: giáo viên
Tổ: Sinh- CN

Quảng Bình, tháng 9 năm 2018

2


1. Phần mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
Môn Sinh học trong Trường trung học phổ thông là một môn khoa học về
sự sống . Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá
thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả


những đặc điểm và tập tính của sinh vật , cách thức các cá thể và loài tồn tại...
Môn Sinh học có một vị trí quan trọng đặc biệt trong chương trình của cấp học
THPT. Ngoài việc cung cấp kiến thức như các môn học khác, Sinh học cũng là
một môn học tuyệt vời dành cho những học sinh muốn tìm hiểu về thế giới
xung quanh chúng ta. Tất cả kiến thức của Sinh học đều rất thú vị, khiến ta
muốn đào sâu hơn để tìm ra điều cốt lõi của mọi vấn đề. Sẽ không bao giờ hết
những câu hỏi trong đầu ta, những câu hỏi về Sinh học đa dạng và phong phú.
Hiện nay Sinh học nằm trong tổ hợp môn KHTN( lí , hóa, sinh) trong kì thi
THPT quốc gia, Cao Đẳng và Đại học, …Tuy nhiên tại hầu hết các trường phổ
thông bộ môn sinh học hầu như các em không chú trọng, đặc biệt ở trường
THPT tôi đang công tác đa số học sinh chỉ học khối A, điểm môn sinh chỉ là
điều kiện tốt nghiệp nên khi thi chỉ vượt điểm tử là đủ điểm tốt nghiệp nên kết
quả điểm thi THPT chưa cao.
Để góp phần giúp học sinh yêu thích bộ môn Sinh học, nâng cao chất
lượng bộ môn sinh học lớp 12, đặc biệt kết quả kì thi THPT, không ai khác hơn
đó chính là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Sinh học ở trường trung học phổ
thông. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng kì thi, trong quá trình giảng dạy
bộ môn Sinh học tìm hiểu thực tế dạy – học môn Sinh học ở trường sở tại cá
nhân tôi với tư cách là một giáo viên trẻ, đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi
bạn bè, đồng nghiệp để nâng cao kiến thức và phương pháp giảng dạy bộ môn,
đồng thời mạnh dạn nghiên cứu và sử dụng “ một số biện pháp nâng cao chất
lượng bộ môn Sinh học lớp 12”.
Điểm mới sáng kiến:
Điểm mới của sáng kiến đó là: giáo viên nắm và phân loại được các đối
tượng học sinh để điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học một cách khoa
3


học có hiệu quả, dạy học lấy học sinh làm trung tâm rèn luyện và phát triển các
năng lực cho học sinh.

Với các giải pháp trong đề tài các em lĩnh hội được các kiến thức sinh học
cô động nhất, hướng dẫn các em cách tự học, giúp các em ngày càng tiến bộ
hứng thú với môn học, khắc phục được tình trạng nặng nề đạt chất lượng trong
dạy học.
1.2 Phạm vị áp dụng:
Với đề tài này tôi đã và đang áp dụng ở lớp 12 tôi được phân công giảng
dạy trong năm học 2017-2018( kì II) ; 2018-2019.
2. Phần nội dung
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu
Thực tế hiện nay, mục tiêu dạy và học môn sinh học bị sai lệch bởi việc
dạy môn này chủ yếu theo nhu cầu trước mắt của học sinh là để thi THPT quốc
gia và thi tuyển sinh đại học , phụ huynh chú trọng để đầu tư học tập “thành tài”.
Trong khi đó, ở các lớp ban KHXH môn sinh không phải là môn thi THPT bắt
buộc; các trường đại học, cao đẳng tuyển sinh khối có môn Sinh lại không
nhiều hoặc có khá nhiều ngành liên quan đến sinh học nhưng chưa thật sự cuốn
hút người học nên dẫn tới thực tế là người học ham mê môn Sinh học ngày càng
giảm.
Một là học sinh học chương trình chính khóa phải học quá nhiều môn, lại
phải học thêm những môn khác do vậy người học có rất ít thời gian để tự nghiên
cứu, tìm hiểu, phần lớn chỉ đơn thuần nhận thông tin một chiều từ giáo viên, tiếp
thu một cách thụ động hoặc lĩnh hội kiến thức đã được giáo viên giảng dạy,
nghiên cứu thay vì học sinh tự tìm tòi nghiên cứu để nâng cao kiến thức.
Mặt khác, giáo viên và học sinh chưa bắt kịp với sự đổi mới phương
pháp dạy và học. Việc dạy môn sinh học trong nhà trường hiện nay mới chỉ
dừng lại ở dạy lý thuyết do điều kiện về thực hành thí nghiệm còn hạn chế,
người học thì lại không có điều kiện tham quan thiên nhiên, sống xa rời với
thiên nhiên...số tiết thực hành quy định trong chương trình và sách giáo khoa rất
hạn chế khiến hiệu quả môn học thấp.
4



Điều tra cụ thể số học sinh lớp 12 qua các năm trước khi áp dụng giải
pháp như sau:
- Chỉ có một số ít học sinh hứng thú môn Sinh (25%)
- Số học sinh thờ ơ với tiết học, không yêu thích bộ môn Sinh(55% ).
- Đa số các em không biết tư duy lôgic, phân tích, tổng hợp, chứng
minh, không vận dụng được kiến thức đã học vào làm bài tập, giải quyết được
các vấn đề thực tiễn (70%).

số
học
sinh

Kém
0 <= Điểm
< 3.5
SL
TL

42

1

41

0

2.38%
0.00
%


Yếu
3.5 <= Điểm
<5
SL
TL

TB
5 <= Điểm <
6.5
SL
TL

Khá
6.5 <= Điểm
<8
SL
TL

Giỏi
8 <= Điểm
<= 10
SL
TL

TB trở lên
5 <= Điểm
<= 10
SL
TL


Dưới TB
0 <= Điểm <
5
SL
TL

9

21.43%

11

26.19%

12

28.57%

9

21.43%

32

76.19%

10

23.81%


4

9.76%

19

46.34%

11

26.83%

7

17.07%

37

90.24%

4

9.76%

2.2. Các giải pháp:
Qua những lần kiểm tra chất lượng các lớp và tìm hiểu trực tiếp các giáo
viên trong trường tôi thấy: học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức- kĩ năng luôn là
vấn đề trăn trở của mỗi giáo viên. Đa số học sinh còn phụ thuộc vào khuôn mẫu,
bắc chước, chưa có ý thức tự giác học tập. Để khắc phục tình trạng học sinh

chưa đạt chuẩn kiến thức- kĩ năng theo tôi chúng ta không được nóng vội, có lộ
trình hợp lý, có biện pháp hiệu quả và kịp thời, có kế hoạch riêng cho mỗi học
sinh. Trên cơ sở đó tôi đã xây dựng một số biện pháp:
2.2. 1. Đối với giáo viên
Giáo viên tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân
Cuộc sống xã hội biến đổi từng ngày từng giờ nên dù giáo viên đều được
đào tạo chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ nhưng cần tích cực, thường xuyên tự
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân. Từ năm học 2008 – 2009 là năm
mà Bộ Giáo dục lấy là năm ứng dụng công nghệ thông tin vào trong việc dạy học. Vì thế tất cả các trường trong cả nước đều được hỗ trợ lắp đặt mạng
Internet. Việc lắp đặt mạng sẽ giúp các thầy cô giáo bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ. Có thể tìm kiếm thông tin phục vụ giảng dạy, trao đổi với các thầy cô
giáo trên mọi miền tổ quốc (VD: Bài giảng Bạch kim, Xa lô.Vn, E.Văn, Thi

5


viên.Nét; Sachhay.com,...). Bên cạnh đó cũng có thể học hỏi bạn bè đồng nghiệp
để tích luỹ nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Thay đổi cách kiểm tra bài cũ
Thông thường, phần kiểm tra bài cũ được giáo viên tiến hành ở đầu giờ.
Đây là việc làm theo đúng tiến trình dạy học. Tuy nhiên, sự lặp đi lặp lại cách
làm đó sẽ khiến học sinh nhàm chán, đôi khi gây áp lực, tạo sự căng thẳng cho
học sinh trong suốt tiết học hôm đó. Theo tôi giáo viên có thể lồng ghép các câu
hỏi kiểm tra kiến thức đã học trong quá trình dạy bài mới để làm giảm bớt đi sự
căng thẳng không đáng có. Đối với môn sinh học đặc thù đề thi có 60% lý
thuyết, lý thuyết không phải là thuộc lòng mà chủ yếu cho dưới dạng hiểu nên cá
nhân ít chọn phương án kiểm tra bài cũ hay bắt học sinh học thuộc lòng, sử dụng
câu hỏi trắc nghiệm...
Ví dụ: không kiểm tra bài cũ đầu giờ nhưng khi dạy mục I.1 bài 13, giáo
viên yêu cầu học sinh nhắc lại kết quả thí nghiệm menđen về lai hai cặp tính

trạng tương phản, so sánh và nhận xét với thí nghiệm hình 13.1, sau đó giáo viên
nhận xét và cho điểm.
Thay đổi cách đặt vấn đề vào bài mới( hoạt động khởi động)
Trong một giờ học, nếu ngay từ phần vào bài giáo viên đã tạo ra sự hứng
thú cho học sinh, chắc chắn trong những phút tiếp theo, các em sẽ hào hứng hơn
với những hoạt động do giáo viên tổ chức. Do đó phần vào bài có vai trò quan
trọng đến hoạt động dạy cũng như kích thích quá trình tiếp thu kiến thức của học
sinh trong một tiết dạy. Kinh nghiệm của tôi để có cách dẫn dắt vào bài mới hấp
dẫn hơn là: Mở đầu bằng một câu chuyện ngắn vui, li kì, hấp dẫn…; mở đầu
bằng một đoạn phim hay hình ảnh... Một điều cần lưu ý là: khởi động hay góp
phần làm tăng tính hấp dẫn cho bài học, tạo hứng thú cũng như làm cho không
khí học tập trở nên thoải mái hơn. Tuy nhiên, cũng cần chú ý đến thời gian cho
phần vào bài để tránh ảnh hưởng đến thời lượng dành cho bài mới.
Ví dụ: khi dạy bài 23 mục III tạo giống bằng phương pháp gây đột biến,
tôi đưa ra hình ảnh về sản phẩm giống dưa không hạt, nho không hạt, bí ngô
khổng lồ....và dưa, nho, bí ngô 2n các e thường thấy. Yêu cầu HS nhận xét sự
6


khác nhau, giống quả mới lạ đó là sản phẩm của quá trình tạo giống bằng
phương pháp nào? Quy trình nó ra sao?
Thay đổi cách giao tiếp
Trong hoạt động dạy học luôn đòi hỏi sự tương tác qua lại thường xuyên
giữa thầy và trò. Một trong những điều kiện để học sinh có thể học sâu là các em
phải có cảm giác thoải mái. Trong quá trình giao tiếp với học sinh, giáo viên cần
có thái độ nhẹ nhàng, vui vẻ, tạo cho học sinh cảm giác được yêu thương, nhưng
khi cần vẫn phải nghiêm khắc để học sinh hiểu được giới hạn của sự thoải mái.
Vì nếu quá dễ dãi, học sinh không kính nể sẽ rất khó dạy; quá nghiêm khắc, học
sinh sẽ bị ức chế khó tiếp thu bài học. Hơn ai hết, giáo viên phải nhận thức được
tầm quan trọng của vấn đề trên đối với công tác giáo dục. Khi cảm thấy mình

được tôn trọng có nghĩa là các em sẽ thêm phần tự tin vào bản thân mình, sẽ đáp
lại bằng thái độ tôn trọng, yêu quý đối với thầy cô, nhờ đó mà cũng sẽ yêu thích
hơn bộ môn những thầy cô giáo đó đang giảng dạy. Bên cạnh đó, người giáo
viên cũng cần quan tâm đến những học sinh chậm tiến của lớp, quan tâm nhắc
nhở các em học bài và chỉ cách học bài cho học sinh; kịp thời khen ngợi khi học
sinh tiến bộ.
Ví dụ, có em học sinh chậm tiến lần thứ nhất kiểm tra bài cũ chỉ được 3
điểm, nhưng lần thứ hai được 5 điểm, giáo viên cần khen ngợi để học sinh cảm
thấy mình có tiến bộ, từ đó sẽ cố gắng nhiều hơn, tạo cơ hội phát biểu xây dựng
bài có tích lũy điểm cộng.
Đổi mới cách thức soạn bài và thiết kế các hoạt động dạy học
Nên nắm vững kiến thức chung cho chương trình cấp học để có cái nhì
bao quát. Trong mỗi bài dạy, giáo viên cần đặc biệt dạy kĩ phần kiến thức trọng
tâm của bài. Hoàn thành đầy đủ câu hỏi lệnh, câu hỏi cuối bài trong sách giáo
khoa.
Trước hết, giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung của bài học trong sách
giáo khoa, kết hợp nghiên cứu những tài liệu tham khảo khác như sách giáo
viên, sách giải bài tập sinh học, chuẩn kiến thức kĩ năng,… để chỉ ra được mục
tiêu chính là những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, năng lực và thái độ cần hướng
7


học sinh tìm hiểu và đạt được. Tiếp theo, giáo viên xác định số lượng hoạt động,
hình thức tổ chức và nội dung các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu ở trên.
Tuy nhiên, để hướng đến sự thích thú, say mê của học sinh với mỗi hoạt động đó
thì giáo viên cần lựa chọn cách tổ chức phù hợp nhất, làm sao để học sinh phát
huy tối đa khả năng và hiểu biết của bản thân, đồng thời có sự liên kết chặt chẽ
với tập thể. Trong quá trình thiết kế, giáo viên nên có sẵn những dự kiến và
phương án giải quyết cho những tình huống không theo ý muốn có thể xảy ra để
có thể chủ động điều chỉnh nhằm tránh sự lúng túng, kéo dài thời gian, thậm chí

là không đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Ví dụ: đối với bài tập chương II có 11 bài tập tự luận, chúng ta không thể
hướng dẫn xong trong 1 tiết, giáo viên phải chon lọc các dạng và thiết kế các
hoạt động phù hợp.
Hoạt động 1: khởi động
-Kiểm tra bài cũ : kiểm tra qua vận dụng làm bài tập
- Giáo viên cho học sinh nghiên cứu tình huống.
Liệt kê các quy luật di truyền đã học vào bảng lai một hay nhiều cặp tính trạng?
Lai một cặp tính trạng
-

Lai nhiều cặp tính trạng
-

Hoạt động 2: hình thành kiến thức
1. GV sử dụng câu hỏi trắc nghiệm SGK yêu cầu HS hoàn thành
Tr¾c nghiÖm: 1A, 2C, 3B, 4C, 5A, 6A, 7C, 8A, 9B.
2. -Phân lớp thành5 nhóm
Nhóm 1 : Gv yêu cầu Hs n/c SGK làm bài tập số 2, 6
Nhóm 2: Gv yêu cầu Hs n/c SGK làm bài tập số 2,6
Nhóm 3 : Gv yêu cầu Hs n/c SGK làm bài tập số 2,6
Nhóm 4: Gv yêu cầu Hs n/c SGK làm bài tập số 2,6
Nhóm 5 : Gv yêu cầu Hs n/c SGK làm bài tập số 2,6
- HS làm việc từng cá nhân : HS tự nghiên cứu các nội dung trong SGK, tài liệu
tham khảo, suy nghỉ và làm bài tập
- Làm việc theo nhóm :

8



+ Nhóm chuyên sâu : Lần lượt các thành viên trong nhóm trình bày kết quả thực
hiện nhiệm vụ của mình. Thư ký tổng hợp ý kiến, tiến hành thảo luận, bổ sung
và chốt lại kiến thức để báo cáo trong nhóm mảnh ghép.
+ Nhóm mảnh ghép: Trong mỗi nhóm mảnh ghép có 9 thành viên của mỗi
nhóm chuyên sâu. Mỗi nhiệm vụ có 1 thành viên nhóm chuyên sâu đại diện trình
bày qua bảng cá nhân, đại diện nhóm chuyên sâu bổ sung, đóng góp ý kiến đi
đến thống nhất. Các thành viên ghi chép nội dung đã thống nhất vào vở.
Mỗi thành viên phải ghi được nội dung sau khi đã được thống nhất ý kiến
-

Đại diện từng nhóm báo cáo qua bảng cá nhân
-Giáo viên tổng hợp ý kiến và chốt những vấn đề cần giải quyết
Gợi ý đáp án các bài tập.
Câu a: F1: 74,9% đỏ thẩm: 25,1% xanh lục ⇔ tỷ lệ 3:1
⇒ Kết quả của phép lai Aa (đỏ thẩm) × Aa (đỏ thẩm).

Câu b: F1100% Đỏ thẩm ⇒ P có thể có hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: AA (đỏ thẩm) × AA (đỏ thẩm).
Trường hợp 2: AA (đỏ thẩm) × Aa (đỏ thẩm).
Câu c: F1: 50,2% đỏ thẩm : 49,8% xanh lục ⇔ tỷ lệ 1:1
⇒ Kết quả của phép lai Aa (đỏ thẩm) × aa (trắng).

Bài tập 6:
Câu a: Vì F2 phân li theo tỷ lệ Nếu các gen phân li độc lập và tác động riêng lẻ
lên sự hình thành tính trạng thì F 2 sẽ phân ly theo tỷ lệ 9:3:3:1. Kết quả này
không phù hợp ⇒ Các gen phân li độc lập nhưng không tác động riếng lẻ. Trong
khi đó, ở F2 có tỷ lệ phân ly như đề cho là kết quả của sự tương tác bổ sung.
Quy ước:
A- B- (Mào hình hạt đào); A-bb (Mào hình hoa hồng hoặc hinh hạt đậu); aa B(Mào hình hạt đậu hoặc Mào hình hoa hồng); aa bb (Mào hình lá)
Câu b: Để thế hệ sau sinh ra 1mào hình hạt đào: 1 mào hình hoa hồng: 1 mào

hình hạt đậu: 1 Mào hình lá thì bố mẹ có thể là:
Trường hợp 1: AaBb(hạt đào) × aabb(hình lá)
Trường hợp 2: Aabb(Hạt đậu) × aaBb(Hoa hồng).
9


Hoạt động 3: luyện tập, thực hành
- Làm bài số 10 SGK
Hoạt động 4: vận dụng tìm tòi, mở rộng
- Tiếp tục hoàn thiện các bài tập còn lại
- GV hướng dẫn chuẩn bị bài thực hành lai giống
Chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo cho các tiết dạy
Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên không thể bỏ
qua vai trò của các đồ dùng, phương tiện dạy học. Việc lựa chọn được những đồ
dùng phù hợp và có chất lượng không chỉ làm tăng hiệu quả của việc khai thác,
phát hiện kiến thức mà còn tạo ra sự thích thú cho học sinh. Ngay từ khâu soạn
bài, giáo viên đã phải xây dựng kèm theo đó là danh sách các đồ dùng dạy học
có liên quan( ngay từ đầu năm học tôi đã lập kế hoạch chi tiết sử dụng ĐDDH
cho cả năm học). Từ danh sách này, giáo viên phải kiểm tra trên thực tế tại các
phòng đồ thiết bị xem các đồ dùng đó có đủ để đáp ứng về số lượng và chất
lượng hay không, nếu không thì phương án giải quyết là gì. Trong nhiều trường
hợp, giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị những đồ dùng nhất
định. Khi được tự chuẩn bị, học sinh sẽ phải nghiên cứu tài liệu để hiểu về vấn
đề được giao tức là các em đã được học tập thêm một lần nữa.
Ví dụ: Khi sử dụng tranh hình 56.1, 56.2, 56.3 để khai thác phát hiện
kiến thức mới, giáo viên phải hướng học sinh chỉ ra được: sự giống và khác
nhau trong ba mối quan hệ trên hình. Từ đó, hướng học sinh đến kết luận về
hoạt động mối quan hệ hỗ trợ trong quần xã.
Nhằm tăng cường tính tích cực và trải nghiệm sáng tạo của học sinh, các
phương tiện trực quan và thí nghiệm, thực hành có ý nghĩa rất quan trọng.

Phương tiện dạy học sinh học rất đa dạng, giáo viên có thể sử dụng tranh
ảnh, sơ đồ, biểu đồ, mẫu vật thật như cây, con,... hoặc kết hợp các phương tiện
công nghệ thông tin như video, trình chiếu, e-learning, trường học kết nối,...
Bằng cách riêng, giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi mở giúp học sinh khai
thác kiến thức từ những phương tiện hoặc công nghệ thông tin trong dạy học.
Tổ chức các hoạt động dạy học
10


Cải tiến các phương pháp dạy học (PPDH) truyền thống: Đổi mới PPDH
không có nghĩa là loại bỏ các PPDH truyền thống. Cần sử dụng các phương
pháp dạy học một cách linh hoạt, phù hợp vì phương pháp dạy học truyền thống
không phải lúc nào cũng hạn chế, phương pháp mới cũng không phải lúc nào
cũng tốt. Làm sao để học sinh tự mình làm chủ kiến thức, tự ghi bài theo hướng
dẫn của giáo viên.
Để có thể phát triển năng lực học sinh, giáo viên cần chú ý đến hệ thống
câu hỏi dẫn dắt học sinh đi từ dễ đến khó, hạn chế hỏi học sinh những câu hỏi
đúng hay sai.
Nếu có hỏi dạng này, giáo viên cần yêu cầu học sinh giải thích tại sao
đúng, tại sao không? Giáo viên nên tăng cường những câu hỏi dạng hiểu, vận
dụng.
Kết hợp đa dạng các PPDH: Phương pháp dạy học là cách thức giáo
viên hướng dẫn học sinh tìm kiến thức. Nếu giáo viên chỉ chọn một PPDH nhất
định nào đó thì sẽ không mang lại hiệu quả cao trong dạy học.
Vì vậy, đòi hỏi cần phải kết hợp đa dạng các phương pháp và hình thức
dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học để phát huy tính tích cực chủ động của
học sinh và nâng cao chất lượng dạy học.
Tùy vào nội dung của bài học, giáo viên lựa chọn PPDH phù hợp; tùy
vào cách đặt câu hỏi, nội dung của câu hỏi, giáo viên có thể cho từng cá nhân trả
lời trực tiếp, hay cho học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi trong phiếu học tập

với thời gian qui định (theo nhóm 2 học sinh hay nhóm lớn có nhiều học sinh).
Dạy học giải quyết vấn đề: Dạy học giải quyết vấn đề có nghĩa là giáo
viên giới thiệu 1 tình huống có vấn đề hoặc cho 1 bài tập có vấn đề, tạo sự mâu
thuẫn giữa kiến thức cũ với kiến thức mới để kích thích học sinh phải tư duy tìm
ra đáp án, giải thích tại sao lại xảy ra như vậy.
Dạy học theo chủ đề: Dạy học theo chủ đề là quan điểm dạy học gắn lý
thuyết với thực tiễn, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức
hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Dạy học theo

11


chủ đề bao gồm dạy học theo chủ đề đơn môn hoặc dạy học theo chủ đề liên
môn.
Dạy học theo chủ đề có nghĩa là giáo viên hệ thống kiến thức lại thành
những chủ đề riêng biệt, các chủ đề này có thể nằm trong chương trình một khối
lớp, hai khối lớp hoặc ba khối lớp. Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho
mỗi nhóm thảo luận và báo cáo các chủ để của mỗi nhóm, giáo viên nhận xét và
bổ sung kiến thức. Ví dụ sinh học 12, giáo viên có thể sắp xếp mỗi chương là 1
chủ đề để dạy.
Qua việc dạy học theo chủ đề, học sinh có thể vận dụng kiến thức học
được ở 1 môn, 2 môn hoặc 3 môn để giải quyết những tình huống trong thực tiễn
trong cuộc sống.
Ví dụ, giáo viên sắp xếp kiến thức môn Sinh học thành những chủ đề có
liên quan đến những môn học khác (như Vật lí, Hóa học,..) như chủ đề đột biến
nhiễm sắc thể, đột biến gen, gen, prôtêin,....
Dạy học theo dự án: Dạy học theo dự án là hình thức dạy học mà học
sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm, có sự kết hợp
linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân. Mỗi nhóm cùng nhau
thảo luận tìm kiếm thông tin, hình ảnh, số liệu,… tự lực hoàn thành nhiệm vụ

học tập mà giáo viên phân công. Mỗi nhóm có tạo ra các sản phẩm có thể công
bố sản phẩm.
Trong dạy học theo dự án, có thể vận dụng nhiều nguyên lý và quan
điểm dạy học hiện đại như lý thuyết kiến tạo, dạy học định hướng học sinh, dạy
học hợp tác, dạy học tích hợp, dạy học khám phá, sáng tạo,…
Ví dụ, khi dạy bài 46 sinh học 12, giáo viên có thể cho mỗi nhóm hoàn
thành 1 chủ đề (như tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước khí,.) ở địa phương
mà các em đang sinh sống, có tìm, số liệu minh chứng và báo cáo.
Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học: Sơ đồ tư duy trong dạy học môn
Sinh học là một trong những hình thức dạy học giúp học sinh có thể hệ thống
được kiến thức môn sinh học 1 cách tổng thể và vận dụng kiến thức môn học 1
cách linh hoạt để giải các đề thi.
12


Ví dụ, để dạy nội kiến thức phần biến dị trong chương trình sinh học 12,
giáo viên có thể đưa sơ đồ tư duy giúp học sinh hệ thống kiến thức, hiểu và vận
dụng kiến thức tốt hơn.
Sử dụng thí nghiệm, thực hành: Thí nghiệm, thực hành trong dạy học
môn Sinh học là 1 phương pháp dạy học có thể phát triển năng lực của học sinh,
giúp học sinh chủ động tìm kiến thức và vận dụng kiến thức linh hoạt vào thực
tiễn cuộc sống.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và CNTT hợp lý hỗ trợ dạy
học: Môn Sinh học là một môn gắn lý thuyết với thực tiễn, vì vậy phương tiện
dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
Khi được hỗ trợ bởi công nghệ thông tin thì khả năng truyền tải ý tưởng
của giáo viên cũng dễ dàng và phong phú hơn. Để có thể sử dụng hiệu quả công
nghệ thông tin trong dạy học, giáo viên cần phải đầu tư nhiều thời gian để học
tập, nghiên cứu cho thành thạo cách thiết kế bài giảng, cách khai thác các ứng

dụng khác.
Đồng thời, giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy để thiết kế
những hoạt động dạy học phù hợp, có kế hoạch sắp xếp và khai thác hợp lí các
tranh, ảnh, mô hình, băng hình,… sưu tầm được theo trật tự nhất định phù hợp
với nội dung kiến thức từng phần.
Trong quá trình dạy học phải gắn kiến thức với thực tiễn
Sự gần gũi của kiến thức lí thuyết với thực tế giúp học sinh dễ dàng
kiểm chứng, liên hệ đã trở thành một trong những yếu tố thúc đẩy tính tích cực
của học sinh.
Trong quá trình dạy học, ngay từ khâu soạn bài, giáo viên phải luôn đặt
cho mình câu hỏi: Mỗi nội dung kiến thức có trong bài được gắn với những vấn
đề nào trong cuộc sống? Làm thế nào để học sinh nhận thấy sự liên quan đó?
Với bài dạy cụ thể trên lớp, giáo viên tìm cách để cho học sinh kết nối kiến thức
vừa tìm hiểu với chính thực tiễn cuộc sống, nhờ đó một lần nữa khắc sâu kiến
thức của bài học.
13


Ví dụ: khi dạy các bài trong phần sinh thái học. Giáo viên có thể hỏi
học sinh: vì sao trong hồ nuôi cá ta có thể thả các loài cá khác nhau? Vì sao
động vật ở đới lạnh thường có kích thước cơ thể lớn, bộ lông thay đổi theo
mùa...
Đối với hình thức thi trắc nghiệm, với mỗi nội dung cần truyền đạt
giáo viên chọn phương án giảng dạy theo trình tự:
+ Bước 1: Giảng dạy lý thuyết cơ bản theo yêu cầu của bài.
+ Bước 2: Dạy nâng cao, hướng dẫn hình thành, chứng minh các công
thức và lồng ghép bài tập tự luận tương ứng.
+ Bước 3: Giao bài tập trắc nghiệm (từ cơ bản đến nâng cao, thông
thường giao bài tập phù hợp để giáo viên có thể hướng dẫn giải trong một tiết)
cho học sinh tự giải ở nhà.

+ Bước 4: Yêu cầu học sinh giải bài tập trắc nghiệm trên lớp. Trong
tiết sửa bài tập trên lớp (Đối với lớp chọn giáo viên chỉ giải những câu học sinh
đặt vấn đề; đối với lớp yếu giáo viên phải yêu cầu học sinh lên bảng giải từng
câu, khi cần giáo viên tham gia hướng dẫn ngay).
+ Bước 5: Hướng dẫn học sinh phương pháp giải nhanh, những thủ
thuật nhẫm đáp án, kĩ thuật đọc lướt tìm từ khóa trong câu trắc nghiệm để có đáp
án nhanh nhất vì một số dạng câu hỏi không nhất thiết học sinh phải đọc hết các
từ trong câu hỏi.
Sau mỗi chương, mỗi chuyên đề cần:
+ Hệ thống lại kiến thức chương, nhắc lại các công thức một cách tổng
quát (nếu có thể thì nhắc lại dưới dạng sơ đồ hóa, sơ đồ tư duy, ...) thực chất
không cần tốn nhiều thời gian; việc nhắc lại khái quát nhưng giúp học sinh nhớ
lâu hơn.
+ Có bài tập tổng hợp chương hoặc giao đề luyện cho học sinh; tốt
nhất nên tổ chức kiểm tra ngay sau tiết ôn tập chương.
Ví dụ bài tập chương I
Câu 1: Trên một đoạn mạch khuôn của phân tử ADN có số nuclêôtit các loại như
sau: A = 60, G = 120, X = 80, T = 30. Sau một lần nhân đôi đòi hỏi môi trường
nội bào cung cấp số nuclêôtit mỗi loại là bao nhiêu?
14


A. A = T = 180, G = X = 110.
B. A = T = 150, G = X = 140.
C. A = T = 90, G = X = 200.
D. A = T = 200, G = X = 90.
Câu 2: Phân tử ADN dài 1,02 mm. Khi phân tử này nhân đôi một lần, số
nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cần cung cấp là
A. 1,02 × 105.
B. 6 × 105.

C. 6 × 106.
D. 3 × 106.
Câu 3: Thể lệch bội nào dưới đây dễ xảy ra hơn?
A. Thể hai (2n + 2).
B. Thể một (2n – 1 - 1).
C. Thể ba (2n + 1)
D. Thể không (2n - 2).
Câu 4: Những tế bào mang bộ NST lệch bội nào sau đây được hình thành trong
nguyên phân?
A. 2n + 1, 2n – 1, 2n + 2, 2n – 2.
B. 2n + 1, 2n – 1, 2n + 2, n – 2.
C. 2n + 1, 2n – 1, 2n + 2, n + 2.
D. 2n + 1, 2n – 1, 2n + 2, n + 1.
Câu 5. Gen B 3600 liên kết hidro và tỉ lệ A: G = 3: 2 bị đột biến ở 1 căp
nuclêôtit thành alen bcó 3599 liên kết hidro nhưng chiều dài không đổi. Số
lượng từng loại nuclêôtit trong gen b là
A. A= T= 600; G = X = 900
B. A= T= 900; G = X = 600
C. A= T= 901; G = X = 599
D. A= T= 601; G = X = 899
* Một phân tử AND dài 1,02mm thực hiện nhân đôi 3 đợt. Sử dụng dự kiện này
để trả lời từ câu 6 đến 11
Câu 6. Số lượng các ADN con được hình thành là
A. 2 phân tử B. 4 phân tử
C. 6 phân tử D. 8 phân tử
Câu 7. Số lượng các ADN con trong cấu trúc còn chứa mạch đơn của ADN mẹ

A. 1 phân tử
B. 2 phân tử
C. 3 phân tử D. 4 phân tử

Câu 8. Tổng số ADN được cấu tạo hoàn toàn từ các nuclêôtit tự do của môi
trường nội bào cung cấp cho các đợt nhân đôi là
A. 2 phân tử
B. 4 phân tử
C. 6 phân tử D. 8 phân tử
Câu9. Số lượng đơn phân có trong mỗi phân tử ADN là
A. 3. 103 nuclêôtit B. 3. 106nuclêôtit C. 6. 103 nuclêôtit D. 6. 106 nuclêôtit
Câu 10. Số lượng nuclêôtit tự do môi trường cung cấp khi ADN mẹ hoàn thành
đợt nhân đôi lần thứ nhất là
A. 6. 103 nuclêôtit B. 6. 106nuclêôtit C. 12 103 nuclêôti D. 12. 106 nuclêôtit
Câu 11. Tổng số nucleotit tự do môi trường nội bào cần cung cấp khi hoàn
thành các đợt nhân đôi là
A. 42.106 nucleotitB. 42.103 nucleotit C. 48.106 nucleotit
D.48.103 nucleotit
Gen B dài 4080 A0 xảy ra đột biến tạo thành gen b có 2400 nucleotit. Sử dụng
dữ kiện này để trả lời từ câu 12 đến câu 18.
Câu 12. Chiều dài của gen b là
A. 4080A0
B. 4076A0
C. 2040A0
D. 2046A0
Câu 13. Đột biến làm thay đổi cấu trúc gen b thuộc dạng
A.Tăng . nucleotit
B. Thay thế 1 nucleotit
C.Giảm 1 cặp nucleoti
D.Thay thế 1 cặp nucleotit
Câu 14. Gen b phiên mã tạo ra mARN có số lượng mã di truyền là
A.400 codon
B.800 codon
C.1306 codon D.2720 codon


15


Câu 15.Khi có 5 riboxom cùng tham gia trượt trên mARN được phiên mã từ gen
b. Số lượng các chuổi polypeptit được hình thành là
A. 1 polypeptit B. 5 polypeptit
C.10 polypeptit
D. 32 polypeptit
Câu 16. Trình tự các axitamin của các chuổi polypeptit được dịch mã từ gen b
gồm
A. 1 loại
B. 2 loại
C. 5 loại
D 10 loại
Câu 17. Số lượng axitamin tụ do môi trường nội bào cần thiết cung cấp cho
toàn bộ quá trình dịch mã của polyxom là
A.398
B.1995
C.399
D.2000
Câu 18, Số lượng axitamin cấu trúc nên mỗi chuổi polypeptit hoàn chỉnh là
A.1900
B.990
C.399
D.398
19: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Có thể dự đoán số lượng
nhiễm sắc thể trong thể tứ nhiễm (2n + 2) của loài này là
A. 48.
B. 28.

C. 22.
D. 26.
Câu 20: Một gen có 2640 nuclêôtit thì có bao nhiêu liên kết hoá trị giữa đường
và gốc axit?
A. 5280
B. 5279
C. 5278
D. 5277
Câu 21: Một gen có 1198 liên kết hoá trị giữa các nuclêôtit. Chiều dài của gen
đó (tính bằng micromet) bằng:
A. 0,204
B.0,306
C. 0,408
D. 0,51
Câu 23: Gen có 90 vòng xoắn và có 20% ađênin. Số lượng từng loại nuclêôtit
của gen là:
A. A = T = 360; G = X = 540 B. A = T = 540; G = X = 360 C. A = T = 180;
G = X = 270 D. A = T = 270; G = X = 180
Câu 22: TRên một mạch của gen chứa 899 liên kết hoá trị giữa các nuclêôtit và
có 150 ađênin cùng 250 timin.
a) Số lượng từng loại nuclêôtit của gen bằng:
A. A = T = G = X = 450
B. A = T = G = X = 225 C. A = T = 500; G = X
= 400 D A = T = 400; G = X = 500.
b) Tổng số liên kết hoá trị của gen trên là: A. 1798
B. 1799
C. 3598
D. 3599
c) Số liên kết hiđrô giữa 2 mạch của gen là A. 2300
B. 1799

C. 1350
D. 900
Câu 23: Khối lượng của một gen là 372600 đvC. Gen phiên mã 5 lần, mỗi bản
phiên mã đều có 8 ribôxom trượt qua, mỗi riboxom đều dịch mã 2 lượt. Số lượt
phân tử tARN tham gia quá trình dịch mã là:
A. 16560
B. 16480
C. 16400
D. 3296
Câu24: Một phân tử mARN có hiệu số giữa G và A bằng 5%, giữa X và U bằng
15% số ribonu của mạch. Tỉ lệ % nu của gen tổng hợp nên mARN trên:
A. A = T = 35%; G=X= 15% B. A=T=15%; G=X= 35%
C. A=T= 30%; G =X = 15%
D. A=T=20%; G=X=30%
Câu 26: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với
thân thấp do gen a qui định. Cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen AAa tự thụ phấn
thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là
A. 35 cao: 1 thấp.B. 5 cao: 1 thấp.C. 3 cao: 1 thấp.D. 11 cao: 1 thấp.
16


Câu 27: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên 2 cặp tương
đồng được gọi là
A. thể ba.B. thể ba kép. C. thể bốn.
D. thể tứ bội
Câu 28: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với
thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao có kiểu gen Aaa giao phấn với
cây thân cao có kiểu gen Aaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là
A. 35 cao: 1 thấp.B. 5 cao: 1 thấp.C. 3 cao: 1 thấp.D. 11 cao: 1 thấp.
Câu 29: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với

thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao 4n có kiểu gen AAaa giao phấn
với cây thân cao 4n có kiểu gen Aaaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là
A. 35 cao: 1 thấp.B. 11 cao: 1 thấp.C. 3 cao: 1 thấp.D. 5 cao: 1 thấp.
Câu 30: Ở cà độc dược 2n = 24. Số dạng đột biến thể ba được phát hiện ở loài
này là A. 12.
B. 24. C. 25.
D. 23.
Câu 31: Ở một loài thực vật, gen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a
qui định quả vàng. Cho cây 4n có kiểu gen aaaa giao phấn với cây 4n có kiểu
gen AAaa, kết quả phân tính đời lai là
A. 11 đỏ: 1 vàng.B. 5 đỏ: 1 vàng.C. 1 đỏ: 1 vàng.D. 3 đỏ: 1 vàng.
Câu 32: Một loài sinh vật có bộ NST 2n = 14 và tất cả các cặp NST tương đồng
đều chứa nhiều cặp gen dị hợp. Nếu không xảy ra đột biến gen, đột biến cấu trúc
NST và không xảy ra hoán vị gen, thì loài này có thể hình thành bao nhiêu loại
thể ba khác nhau về bộ NST?A. 7.
B. 14. C. 35.
D. 21.
Câu 33: Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng hạt đỏ trội hoàn toàn so
với gen a qui định tính trạng lặn hạt trắng. Cho cây dị hợp 4n tự thụ phấn, F 1
đồng tính cây hạt đỏ. Kiểu gen của cây bố mẹ là
A. AAaa x AAAa
B. AAAa x AAAa
C. AAaa x AAAA
D. AAAA x AAAa
Câu 34: Khi xử lí các dạng lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa bằng tác nhân
cônsixin, có thể tạo ra được các dạng tứ bội nào sau đây? 1. AAAA ; 2. AAAa ;
3. AAaa ; 4. Aaaa ; 5. aaaa
A. 2, 4, 5. B. 1, 2, 3. C. 1, 3, 5.
D. 1, 2, 4.
Câu 35: Phép lai AAaa x AAaa tạo kiểu gen AAaa ở thế hệ sau với tỉ lệ

A. 2/9
B. 1/4
C. 1/8
D. 1/2.
Câu 36: Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu:
AaBbDdEe bị rối loạn phân li trong phân bào ở 1 nhiễm sắc thể kép trong cặp
Dd sẽ tạo ra 2 tế bào con có kí hiệu nhiễm sắc thể là:
A. AaBbDDdEe và AaBbddEe.
B. AaBbDddEe và AaBbDEe.
C. AaBbDDddEe và AaBbEe.
D. AaBbDddEe và AaBbddEe.
Câu 37: Xét 2 cặp gen: cặp gen Aa nằm trên cặp NST số 2 và Bb nằm trên cặp
NST số 5. Một tế bào sinh tinh trùng có kiểu gen AaBb khi giảm phân, cặp NST
số 2 không phân li ở kì sau I trong giảm phân thì tế bào này có thể sinh ra những
loại giao tử nào?
A. AaBb, O. B. AaB, b. C. AaB, Aab, B, b.
D. AaB, Aab, O.
Dành nhiều thời gian cho công tác ôn tập ở cuối năm (trước khi dự thi
THPT QG). Việc tự học của học sinh trong thời gian này quan trọng hơn bao giờ
hết, giáo viên cần giao nhiệm vụ trọng tâm và phù hợp với nhóm đối tượng.
17


Cần thiết phải có bộ đề thi thử phù hợp với đề minh họa của Bộ GD, đề
phải được xây dựng, chuẩn hóa và bổ sung cập nhật hằng năm. Với bản thân tôi
đây cũng là một trong những yếu tố quan trong quyết định kết quả ôn thi.
+ Khi bắt đầu luyện đề, với 3 đề đầu tiên giáo viên cần sửa sai kịp thời
cho học sinh (thậm chí cần xem từng học sinh đề xem học sinh nào yếu phần
kiến thức nào để động viên các em về nhà tự ôn tập lại).
+ Trong mỗi đề thi yêu cầu đủ dạng toán theo đề thi hằng năm của Bộ

GD, cố gắng tương đương với đề thi của Bộ GD.
+ Với lớp yếu, đề luyện tập trung vào những dạng toán cơ bản, những
dạng thường xuất hiện trong đề thi qua các năm.
Đề thi tốt nghiệp, đại học, cao đẳng, THPT QG qua các năm là nguồn
tài liệu đã được chuẩn hóa, giáo viên cần thiết phân dạng lại cho phù hợp với
nhu cầu sử dụng từng thời điểm.
Phân tích đề thi minh họa và đề thi chính thức để lập đề thi thử và
ôn luyện cho các em
Ví dụ nội dung đề minh họa 2017
Cơ chế di truyền và biến dị - cấp độ phân tử
Cơ chế di truyền và biến dị - cấp độ tế bào
Các quy luật di truyền - mỗi gen trên một NST
Các quy luật di truyền - nhiều gen trên một NST
Di truyền học quần thể
Di truyền học người
Ứng dụng di truyền học
Tiến hóa
Sinh thái học

Số câu hỏi
4
4
4
5
4
2
1
6
10


Dựa vào đề thi minh họa cũng có thể thấy, đề thi gồm: lý thuyết chiếm 62,5%,
bài tập chiếm 37,5% trong đó câu hỏi khó chỉ chiếm khoảng 10% và không có
câu hỏi quá khó.
Kết hợp giữa học chính khoá và học chuyên đề (Học thêm, phụ đạo)
Bộ GD&ĐT đã cho phép các trường tổ chức học thêm để nâng câo chất
lương dạy học các môn nói chung và môn Sinh học nói riêng. Vì thế khi tổ chức

18


các lớp học chuyên đề giáo viên phải biết lựa chon những kiến thức cơ bản nhất
để dạy có hiệu quả và gây sự hứng thú học tập bộ môn.
Khi dạy học cần quan tâm nhiều hơn đến việc kiểm tra, đánh giá vì dạy
chuyên đề có nhhiều thời gian so với dạy chính khoá.
Ở mỗi khối lớp, cần chia theo các nội dung lớp để giảng dạy cho có hệ
thống
VD: chuyên đề cơ chế di truyền và biến dị, các quy luật di truyền, di
truyền quần thể, di truyền người...
Phối hợp chặt chẽ với, nhà trường, với GVCN
Thông báo cho Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập
chung của học sinh, nhất là những học sinh chưa chịu khó, chưa tích cực đề xuất
các hình thức khen thưởng, kỉ luật kịp thời.
Kết hợp gia đình học sinh
Phối hợp với gia đình để nâng cao chất lượng dạy - học để gia đình đôn
đốc nhắc nhở, kiểm tra học sinh giúp học sinh chăm chỉ tích cực hơn nhằm nâng
cao chất lượng học tập bộ môn. Có thể đề nghị nhà trường tổ chức họp phụ
huynh từng lớp hoặc theo đối tượng học sinh (Trung bình, Yếu) để thông báo
với gia đinh, bàn với gia đình những biện pháp nâng cao chất lượng học tập.
2.2.2. Đối với học sinh
Sinh học là một trong những môn học sinh tự chọn thi THPT QG. Học

sinh phải tự giác học tập đối với môn học. Không được chọn theo các bạn, chọn
môn thi theo .... mà phải dựa vào năng lực sở trường của bản thân và ý thức
ngành nhề trong tương lai.
Tham gia đầy đủ các buổi học, có ý thức tiếp thu bài, có động lực học tập
cho bản thân.
Chuẩn bị bài, hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao cho (học sinh yếu có
thể hỏi các bạn, hỏi thầy phần nhiệm vụ khó).
Giải pháp học, ôn phù hợp bản thân (sơ đồ hóa kiến thức ôn tập).
Đặt mục tiêu môn học lâu dài và theo từng thời điểm.
Đối với lớp chọn cần tự mua thêm sách để luyện thêm.
19


* Kết quả khảo sát ban đầu cho thấy:
Số học sinh hứng thú khi học giờ Sinh tăng lên đáng kể (từ 25% ban
đầu lên 80%).
Số học sinh thờ ơ với môn Sinh đã giảm đáng kể (20% so với 55%
ban đầu).
Nhiều học sinh nắm chắc kiến thức, biết tư duy lôgic, phân tích, tổng
hợp, chứng minh, vận dụng được kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề
đặt ra (75%).
* Kết quả chất lượng sau khi vận dụng đề tài: tỉ lệ học sinh trên trung
bình, khá, giỏi tăng cao trong kiểm tra học kì vừa qua cao hơn những năm trước.

số
học
sinh
45
43


Kém
0 <= Điểm
< 3.5
SL
TL
0.00
0
%
1 2.33%

Yếu
3.5 <= Điểm
<5
SL
TL

TB
5 <= Điểm <
6.5
SL
TL

Khá
6.5 <= Điểm
<8
SL
TL

Giỏi
8 <= Điểm

<= 10
SL
TL

TB trở lên
5 <= Điểm
<= 10
SL
TL

Dưới TB
0 <= Điểm <
5
SL
TL

3

6.67%

7

15.56%

14

31.11%

21


46.67%

42

93.33%

3

6.67%

5

11.63%

11

25.58%

15

34.88%

11

25.58%

37

86.05%


6

13.95%

3. Phần kết luận:
3.1. Ý nghĩa của sáng kiến:
Giáo dục luôn là yếu tố then chốt thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước. Thực tế ngày càng khẳng định nâng cao chất lượng dạy
học là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển nhân tài của đât
nước. Chất lượng học sinh 12 là yếu tố góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục
của nhà trường.
Chất lượng giáo dục có vai trò quan trọng vì nó phản ánh trình độ dân trí,
hiểu biết của người dân một nước, là nền tảng cho chiến lược phát triển con
người. Bác Hồ đã căn dặn chúng ta: “Dù cho có khó khăn đến đâu cũng phải thi
đua dạy tốt và học tốt”.

Vì vậy việc nâng cao chất lượng học tập môn Sinh

học và học sinh lớp 12 là rất cần thiết, nó góp phần quan trọng trong việc trang
bị kiến thức chắc chắn cho các em, taọ cho các em sự tự tin vững chắc bước tiếp
con đường học vấn và tích lũy kĩ năng sống, có bản lĩnh, có trình độ, có đạo
đức, có kiến thức để tham gia lao động sáng tạo đạt hiệu quả cao nhất về sau.

20


Dạy học là trực tiếp đào tạo con người, sản phẩm của nghề dạy học chính
là con người:

“ Vì lợi ích mười năm trồng cây

Vì lợi ích trăm năm trồng người”

Qua việc vận dụng đề tài này vào thực tiễn rất nhiều học sinh tỏ ra đam
mê, yêu thích môn học, đặc biệt nhiều học sinh có sự chuyển biến thật sự trong
học tập, có tinh thần tự giác, tích cực học tập. Kết quả đạt được là mục tiêu của
lãnh đạo nhà trường và của giáo viên, học sinh lẫn phụ huynh học sinh. Bởi
chính kết quả ấy thể hiện rõ khả năng học tập, lĩnh hội và vận dụng kiến thức
của học sinh; thể hiện công sức đầu tư của thầy cô giáo, cũng qua đó thể hiện
khả năng vượt trội của một số học sinh trong từng bộ môn, từ đó tài năng của
học sinh có điều kiện để phát triển trong tương lai qua từng lĩnh vực mà các em
yêu thích .
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
Hiện nay giáo viên ở các trường THPT rất tích cực trong công tác giảng
dạy, được xem như là bước đi quan trọng nhằm thúc đẩy phong trào thi đua dạy
tốt, học tốt trong mỗi nhà trường, khơi dậy truyền thống hiếu học và phát huy
tiềm năng phát triển trí tuệ của mỗi người và tạo nên nhân tài phục vụ cho sự
nghiệp công nghiệp hóa, xây dựng đất nước.
Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng bộ môn được đánh gia qua kì thi
hiện nay cũng gặp phải những khó khăn nhất định như điều kiện dạy học còn
nhiều hạn chế, do lượng kiến thức nhiều song thời gian cho môn sinh không
nhiều, đa số học sinh ko đăng kí học thêm. Vì vậy tôi xin có một vài đề xuất nhỏ
như sau:
Đối với ngành giáo dục:
Cần nâng cao chất lượng GV toàn diện, đẩy mạnh các hoạt động nội
khoá, ngoại khóa làm cơ sở vững chắc cho việc áp dụng các biện pháp có hiệu
quả. Tăng thời lượng các tiết thực hành, thực tế gắn liền với thiên nhiên. Rút gọn
lượng kiến thức trong mỗi bài học, gắn liền với vận dụng.
Đối với nhà trường:
21



Cần quan tâm về cơ sở vật chất : mua đầy đủ sách giáo khoa, tài liệu tham
khảo, dụng cụ thực hành... Tổ chức nhiều sân chơi, các ngoại khóa tìm hiểu về
giáo dục giới, môi trường sống… cho học sinh tham gia. Động viên khen thưởng
kịp thời cho giáo viên và học sinh có thành tích cao trong học tập.
Bản thân với trăn trở của một người giáo viên trực tiếp giảng dạy
bộ môn sinh học tôi xin mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình, mong góp một phần
nhỏ vào thực hiện “ một số biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn Sinh học lớp
12” hiện nay.
Trong quá trình tích lũy kinh nghiệm và viết đề tài không tránh khỏi
những khiếm khuyết, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây
dựng của bạn bè, đồng nghiệp và hội đồng chuyên môn đánh giá, bổ sung để đề
tài của tôi thêm hoàn thiện, khả thi và có giá trị hơn nữa trong thực tiễn.

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1.

Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá
trình dạy học, NXB Giáo dục

2.

Bộ Giáo dục – Đào tạo (2012), “Sách giáo khoa Sinh học 12”, NXB Giáo
dục

3.


Bộ Giáo dục – Đào tạo (2012), “Sách giáo viên Sinh học 12”, NXB Giáo
dục

4.

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn sinh học( Bộ giáo dục – Vũ Đức Lưu chủ
biên).

5.

Tài liệu những điều giáo viên cần biết để giáo dục kỹ năng sống

23


ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

XẾP LOẠI : ...................................................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

24


MỤC LỤC

25



×