Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn – vệ sinh lao động tại công ty cổ phần ở tỉnh bình thuận trong tình hình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.39 KB, 15 trang )

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
An toàn, vệ sinh lao động là một chính sách kinh tế xã hội quan trọng trong
chiến lược phát triển của Đảng và Nhà nước ta. Ngày nay trong xu thế toàn cầu
hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, việc thực hiện các chính sách xã hội của doanh
nghiệp không chỉ là nghĩa vụ chấp hành pháp luật của doanh nghiệp mà còn là
tiêu chí để doanh nghiệp cạnh tranh tồn tại hay không tồn tại trên thương trường
Quốc tế. Công tác thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động không chỉ để bảo
đảm an toàn sức khoẻ cho người lao động mà còn bảo vệ sản xuất và nâng cao
sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Cùng với việc phát triển mạnh mẽ của các
hoạt động sản xuất kinh doanh thì hoạt động thanh tra lao động đóng một vai trò
hết sức quan trọng trong việc phát hiện, phòng ngừa, xử lý những vi phạm pháp
luật về lao động. Hiện nay, doanh nghiệp tư nhân đang có xu hướng gia tăng,
đặc biệt là loại hình Công ty cổ phần, trong khi đó công tác thanh tra lao động
cũng như thanh tra về an toàn, vệ sinh lao động hiện nay còn thiếu và yếu cả về
số lượng lẫn chất lượng.
Nhận thấy được vai trò cũng như tầm quan trọng của công tác thanh tra an
toàn, vệ sinh lao động ở các doanh nghiệp hiện nay, em đã quyết định chọn đề
tài: “ Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn – vệ sinh lao
động tại Công ty cổ phần ở tỉnh Bình Thuận trong tình hình hiện nay” để làm đề
tài viết tiểu luận môn Thanh tra lao động.
Do còn hạn chế về kiến thức nên bài viết còn nhiều thiếu sót, mong cô có
thể giúp đỡ để em hoàn thiện hơn bài tiểu luận của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.
1.1.1.



1.1.2.

1.1.3.

1.1.4.

1.2.

-

-

Một số khái niệm
Thanh tra lao động
Thanh tra lao động là một hoạt động xem xét, đánh giá và xử lý việc thực
hiện pháp luật lao động của một tổ chức, cá nhân do cơ quan có thẩm quyền
trong lĩnh vực lao động thực hiện theo trình tự mà pháp luật quy định nhằm phục
vụ cho hoạt động quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thủ thể lao
động.
Thanh tra Nhà nước
Theo Điều 3, Luật Thanh tra 2010, Thanh tra Nhà nước là hoạt động xem
xét, đánh giá và xử lý theo trình tự do pháp luật quy định của cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn
của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thanh tra Bộ LĐTBXH
Thanh tra Bộ LĐTBXH là cơ quan giúp việc cho Bộ trưởng, giúp Bộ
LĐTBXH quản lý Nhà nước về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng chống
tham nhũng, và là cơ quan thực hiện thanh tra hành chính và thanh tra chuyên
ngành.

Thanh tra Sở
Thanh tra Sở là cơ quan giúp giám đốc Sở tiến hành thanh tra hành
chính và chuyên ngành để giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý.
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của thanh tra lao động
Theo Điều 7, Nghị định số 110/20117/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2017
về, vị trí, chức năng của thanh tra:
Thanh tra Sở là cơ quan của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, giúp Giám
đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thanh tra hành chính, thanh
tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống
tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Giám đốc Sở); chịu sự chỉ đạo về công tác
thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của
Thanh tra Bộ
Thanh tra Sở là cơ quan của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, giúp
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thanh tra hành chính,
thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng,
chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Trang 3


Thanh tra lao động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 24 Luật
thanh tra, Điều 13 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về
điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các cơ quan, đơn vị thuộc Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quy định của pháp luật về
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham

nhũng.
- Tham mưu cho Giám đốc Sở về công tác tiếp công dân theo quy định của
pháp luật khi được Giám đốc Sở giao.
- Tổng hợp, báo cáo Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra tỉnh về kết quả
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham
nhũng; báo cáo Chánh Thanh tra Bộ về công tác thanh tra chuyên ngành, giải
quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật
hoặc do Giám đốc Sở giao.
1.3. Mục đích
Theo Điều 2, Chương I, Luật Thanh tra 2010, mục đích hoạt động thanh
tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến
nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa,
phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân
thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần
nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1.4 . Nguyên tắc thanh tra lao động
Quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động –
Thương binh và Xã hội, nguyên tắc thanh tra lao động gồm:
- Hoạt động của thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội phải
tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan, công khai,
dân chủ và kịp thời.
Trang 4


-

-


-

-

-

Hoạt động thanh tra hành chính được tiến hành theo Đoàn thanh tra; hoạt
động Thanh tra chuyên ngành được tiến hành theo Đoàn thanh tra hoặc do
Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành độc lập.
1.5. Cơ cấu tổ chức
Theo 110/2017/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh
tra ngành Lao động, Thương binh và Xã hội:
Các cơ quan thanh tra nhà nước: Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội và Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:Tổng cục
Dạy nghề và Cục Quản lý Lao động ngoài nước
1.6.Hình thức hoạt động
Có hai hình thức thanh tra lao động:
Thanh tra theo kế hoạch là hoạt động thanh tra tiến hành trên cơ sở kế
hoạch thanh tra đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Điều
này đồng nghĩa với quyền chủ động của cơ quan thanh tra lao động trong việc
xây dựng kế hoạch và tiến hành kế hoạch thanh tra.
Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân
có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo yêu cầu, theo yêu cầu của việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
1.7.Phương thức hoạt động
Công tác thanh tra lao động tiến hành bằng phương thức thanh tra viên
phụ trách vùng thông qua phiếu tự kiểm tra (Quyết định số 01/2006/QĐBLĐTBXH ngày 16 tháng 02 năm 2006 về việc ban hành quy chế hoạt động thanh

tra nhà nước về lao động theo phương thức thanh tra viên phụ trách vùng, Quyết
định 02/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02/2006 của Bộ LĐTBXH về việc
ban hành quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động)
1.8.Nội dung thanh tra lao động
Theo Điều 15, Nghị định số 110/2017/NĐ-CP, thanh tra lao động, thanh tra
về an toàn vệ sinh lao động những nội dung sau:
Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật lao động: Việc chấp hành
các nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động; hợp đồng lao động;
học nghề, tập nghề; đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước
lao động tập thể; tiền lương; thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi; kỷ luật lao
động, trách nhiệm vật chất; việc thực hiện những quy định riêng đối với lao
động nữ, lao động chưa thành niên và một số loại lao động khác; việc thực hiện
Trang 5


các quy định khác của pháp luật lao động.
Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao
động: Việc thực hiện các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố
có hại cho người lao động; các biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn,
vệ sinh lao động và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bảo đảm an toàn, vệ
sinh lao động đối với một số lao động đặc thù; bảo đảm an toàn, vệ sinh lao
động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh; hoạt động của các tổ chức dịch vụ an
toàn, vệ sinh lao động.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
2.1. Giới thiệu về tỉnh Bình Thuận và Công ty cổ phần tại Bình Thuận
2.1.1. Giới thiệu về tỉnh Bình Thuận
Bình Thuận là một tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, liền kề với vùng kinh tế

trọng điểm phía nam. Diện tích tự nhiên 7.830 km2, dân số khoảng 1,165 triệu
người. Phía Bắc và Đông Bắc giáp Ninh Thuận, phía Tây Bắc giáp Lâm Đồng,
phía Tây giáp Đồng Nai và phía Tây Nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu. Tỉnh có 10
đơn vị hành chính bao gồm: 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện. Thành phố Phan
Thiết là trung tâm văn hoá - chính trị - kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận.
Bình Thuận có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế, cách Thành phố Hồ
Chí Minh 200 km, cách Bà Rịa Vũng Tàu 120 km, có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 55,
Quốc lộ 28, đường sắt Bắc - Nam đi qua. Thiên nhiên đã ưu đãi cho Bình Thuận
nguồn tài nguyên tương đối phong phú và đa dạng để phát triển ngành kinh tế
biển, nông lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, khai thác và đặc biệt là dịch vụ du
lịch.
Tiềm năng thuỷ sản: Bình Thuận có ngư trường rộng 52.000 km2, biển
Bình Thuận là một trong những ngư trường lớn của cả nước, trữ lượng hải sản từ
220 đến 240 ngàn tấn, phong phú về chủng loại với nhiều loại hải sản đặc sản
quý hiếm có giá trị kinh tế cao như tôm, điệp, sò lông, dòm, bàn mai vv...
Nông - lâm nghiệp Bình Thuận phát triển đa dạng, toàn tỉnh có hơn 200
ngàn ha đất nông nghiệp, với các loại cây trồng chính là lương thực, điều, cao
su, thanh long... trong đó thanh long là sản phẩm nổi tiếng, sản lượng hàng năm
khoảng 140 ngàn tấn.
Trang 6


Công nghiệp Bình Thuận phát triển khá ổn định, tăng trưởng bình quân
hàng năm khoảng 16 - 17%; công nghiệp chế biến xuất khẩu sử dụng nguyên
liệu lợi thế của địa phương có xu hướng phát triển nhanh.
Nguồn khoáng sản tương đối đa dạng với trữ lượng lớn. Các loại khoáng
sản chính như cát thuỷ tinh, đá Granit, sét Bentonit, nước suối khoáng, sét làm
gạch ngói, sa khoáng nặng, muối công nghiệp. Dầu khí là nguồn tài nguyên gần
bờ biển, có tiềm năng khai thác với các mỏ trữ lượng lớn như Sư Tử Đen, Sư Tử
Trắng, Sư Tử Nâu, Sư Tử Vàng, Rubi...

Kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật đã được cải thiện đáng kể. Hiện nay các
địa bàn trong tỉnh đều có điện; nguồn cung cấp điện được bảo đảm từ lưới điện
quốc gia. Hệ thống thông tin liên lạc thường xuyên được nâng cấp, mở rộng và
hiện đại hoá.
Những năm gần đây tỉnh Bình Thuận cũng đã thu hút nhiều nhà đầu tư
trong và ngoài nước đến đầu tư kinh doanh, đạt hiệu quả cao, góp phần làm cho
nền kinh tế của tỉnh ngày càng sôi động.
2.1.2. Giới thiệu về Công ty cổ phần trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Công ty cổ phần là loại hình thành lập công ty được nhiều nhà đầu tư và
doanh nghiệp lựa chọn khi thành lập công ty vì công ty cổ phần được góp vốn từ
các cổ đông nên trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản của công ty thuộc
phạm vi vốn đã góp nên mức độ rủi ro sẽ thấp hơn. Chính vì vậy, đây là loại
hình doanh nghiệp được rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn.
Những năm gần đây tỉnh Bình Thuận đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và
ngoài nước đến đầu tư kinh doanh. Đặc biệt số lượng các Công ty cổ phần phát
triển rất nhanh và mạnh mẽ.
Số lượng Công ty cổ phần đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời
điểm 31/12 hàng năm tỉnh Bình Thuận
Năm

2014
2015
2016

Công ty TNHH tư
Công ty cổ phần
nhân, Công ty cổ
có vốn Nhà nước
phần không có vốn từ 50% vốn điều lệ
Nhà nước

trở xuống

Tổng số

1.605
168
1.773
1.795
192
1.987
1984
231
1987
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận 2017)
Trang 7


Có thể thấy, số lượng Công ty cổ phần tại tỉnh Bình Thuận ngày càng gia
tăng. Điều này không chỉ giúp tỉnh Bình Thuận giải quyết việc làm cho rất nhiều
lao động mà còn thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về đây. Vì vậy, kinh tế
tỉnh Bình Thuận đang ngày một khởi sắc, phát triển hơn.
2.2. Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh
lao động tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
2.2.1. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
Thanh tra Sở LĐTBXH có nhiệm vụ giúp giám đốc Sở tiến hành thanh tra
hành chính và chuyên ngành để giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản
lý. Đồng thời thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo Quyết định số
01/2015/QĐ- UBND về việc Ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của thanh tra tỉnh Bình Thuận.
2.2.2. Lực lượng thanh tra lao động

- Tổng số cán bộ, thanh tra viên: 6 người, trong đó:
+ Chánh Thanh tra Sở: 1 người
Phạm Văn Hải
+ Phó Chánh Thanh tra Sở: 2 người
Bùi Thành Trung
Lê Thị Kim Tuyết
+ Thanh tra viên: 3 người
Hồ Văn Hai
Đào Duy Vũ
Trần Vương Việt
Như vậy, lực lượng thanh tra Sở LĐTBXH hiện nay của tỉnh Bình Thuận đã
tăng để đáp ứng được công tác thanh tra trong khi lao động tuy nhiên thì vẫn
chưa thể đáp ứng được sự gia tăng các doanh nghiệp ngày càng nhiều trong địa
bàn tỉnh.
2.2.3. Hình thức thanh tra lao động
- Thanh tra theo kế hoạch: Giám đốc Sở chỉ đạo Chánh Thanh tra Sở
tham mưu xây dựng chương trình kế hoạch thanh tra trình Giám đốc Sở phê
duyệt.
- Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện doanh nghiệp có dấu
hiệu vi phạm pháp luật lao động nghiêm trọng.
2.2.4. Phương thức thanh tra
- Thực hiện Quyết định 01/2006/QĐ- BLĐTBXH, thanh tra lao động
tỉnh Bình Thuận hoạt động theo phương thức thanh tra viên phụ trách vùng.
Hằng năm căn cứ Luật Thanh tra, Quyết định số 01/2006 và trên cơ sở hướng
Trang 8


dẫn thực hiện xây dựng chương trình kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ,
Giám đốc Sở đã chỉ đạo Chánh Thanh tra Sở tham mưu xây dựng chương trình
kế hoạch thanh tra trình Giám đốc Sở phê duyệt.

Đối với Chánh Thanh tra Sở LĐTBXH: hằng năm đã phối hợp với Trưởng
vùng, Thanh tra tỉnh để xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Lãnh
đạo Sở phê duyệt. Sau đó triển khai thực hiện thanh tra tại các đơn vị, doanh
nghiệp theo kế hoạch đã được Giám đốc Sở phê duyệt ( đạt 100% kế hoạch).
Việc tự kiểm tra được phân công cho từng thah tra viên phụ trách vùng theo địa
bàn huyện, thị xã, thành phố; sau đó phân công phụ trách theo lĩnh vực, ngành.
- Thanh tra viên phụ trách vùng tỉnh Bình Thuận sử dụng công cụ phiếu
tự kiểm tra theo Quyết định 02/2006/QĐ- BLĐTBXH ngày 16 tháng 2 năm
2006 về việc ban hành quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao
động. Chánh Thanh tra Sở tha mưu Giám đốc Sở ra văn bản và tổ chức hội nghị
triển khai việc phát phiếu tự kiểm tra và hướng dẫn ghi phiếu tự kiểm tra cho các
donh nghiệp trong tỉnh. Biểu Phiếu tự kiểm tra và hướng dẫn nội dung ghi phiếu
được đưa lên trang Web của Sở để các doanh nghiệp biết thực hiện. Từ năm
2006 đến tháng 6 năm 2016, đã triển khai phát phiếu tự kiểm tra và hướng dẫn
ghi phiếu tự kiểm tra cho 2.606 doanh nghiệp, có quy định thời gian doanh
nghiệp gửi báo cáo kết quả về Thanh tra Sở để tổng hợp và xử lý ( các doanh
nghiệp có thể báo cáo qua mail); nếu doanh nghiệp không thực hiện, Thanh tra
Sở sẽ đôn đốc, nhắc nhở thực hiện. Kết quả, hầu hết các doanh nghiệp thực hiện
và báo cáo Phiếu tự kiểm tra khá đầy đủ.
Việc xử lý phiếu được thực hiện thủ công. Từ năm 2016 đến nay, đã thu về,
tổng hợp, phân tích tổng cộng 3759/ 5238 lượt Phiếu phát ra, chiếm tỷ lệ 72,4%.
2.2.5. Nội dung thanh tra
- Việc thực hiện các quy phạm, tiêu chuẩn an toàn đối với máy, thiết bị, vật
tư, nhà xưởng, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất trong đó tập trung vào các
máy và hóa chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động như nồi
hơi, thiết bị áp lực, thiết bị nâng, vật liệu nổ, thuốc bảo vệ thực vật...
- Việc thực hiện tiêu chuẩn vệ sinh lao động: tiếng ồn, độ rung, ánh sáng,
nhiệt độ.
- Việc lập và thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động.
- Công tác tự kiểm tra về an toàn lao động của cơ sở.

- Công tác huấn luyện về an toàn lao động.
- Việc thực hiện các quy định về an toàn lao động đối với các đối tượng có
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (chế tạo, sử dụng, bảo dưỡng)
- Việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động: bồi dưỡng, chống độc hại bằng
hiện vật, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
Trang 9


ngơi...
- Tình hình khai báo, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Hồ sơ, tài liệu có liên quan.
2.2.6. Kết quả thanh tra
Năm 2017, Sở LĐTBXH đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra lao động về việc
thực hiện pháp luật lao động; pháp luật an toàn, vệ sinh lao động; pháp luật bảo
hiển xã hội đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Trong đó, có
07 cuộc thanh tra được tiến hành đối với các Công ty cổ phần ( 03 cuộc thanh tra
về việc thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động).
Ngày 15/02/2017 UBND tỉnh Bình Thuận ban hành Kế hoạch số 493/KHUBND về việc tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động lần thứ 1
năm 2017 với chủ đề:“ Thúc đẩy công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
để phòng ngừa các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp”. Vì vậy, từ ngày 22
tháng 5 đến ngày 30 tháng 5 năm 2017, Thanh tra Sở LĐTBXH Bình Thuận đã
phối hợp với các cơ quan Sở Y tế tỉnh, Liên Đoàn Lao động tỉnh, Ban Quản lý
các Khu công nghiệp tỉnh, Phòng LĐTBXH các huyện, thị xã, thành phố- nơi
các doanh nghiệp trú đóng trên địa bàn tiến hành thanh tra chấp hành các quy
định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại 05 doanh nghiệp trong
tỉnh (Công ty TNHH BEX; Công ty TNHH Granite Rạng Đông; Công ty CP
Khai thác & chế biến khoáng sản Hàm Tân; Công ty CP May Bình Thuận Nhà
Bè và Văn phòng đại diện Công ty TNHH công nghiệp nặng Doosan Việt Nam
tỉnh Bình Thuận).
Như vậy, trong số 5 doanh nghiệp được tiến hành thanh tra có 2 doanh nghiệp

loại hình Công ty cổ phần: Công ty CP Khai thác & chế biến khoáng sản Hàm
Tân, Công ty CP May Bình Thuận Nhà Bè.
Kết luận thanh tra về việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn, vệ
sinh lao động như sau:
- Đã thực hiện báo cáo định kỳ về công tác an toàn, vệ sinh lao động và tình
hình tai nạn lao động với Sở Lao động - TB&XH Bình Thuận.
- 100% người lao động thuộc diện ký kết HĐLĐ đã được ký kết hợp đồng lao
động, đã thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động về một số nội dung có liên
quan đến an toàn, vệ sinh lao động (điều kiện làm việc của NLĐ, trang bị
phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ,…).
- Có bố trí người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động. Có xây dựng kế hoạch
an toàn, vệ sinh lao động hàng năm. Có thực hiện tự kiểm tra về công tác an
toàn, vệ sinh lao động.

Trang 10


- Có lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khi lắp
đặt, sử dụng, lưu giữ máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh
lao động.
- Có 22/36 máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đã thực
hiện kiểm định an toàn trước khi đưa vào sử dụng. Có xây dựng và ban hành nội
quy, quy trình vận hành an toàn đối với máy, thiết bị.
- Có trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm công việc
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Năm 2017, có tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung mà phần lớn các doanh nghiệp chưa thực hiện
hoặc thực hiện chưa đầy đủ, đúng quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao
động, gồm các nội dung như:
- Chưa rà soát, thống kê phân loại đầy đủ số người lao động làm các công việc

có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và số người lao động làm các công
việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thực hiện các chính sách chế độ có liên
quan theo quy định.
- Chưa bố trí đủ số người làm công tác y tế có trình độ đúng theo quy định hoặc
ký hợp đồng với cơ sở khám, chữa bệnh có đủ năng lực để thực hiện công tác y
tế theo quy định.
- Có 14 máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động chưa
thực hiện kiểm định an toàn và khai báo với Sở Lao động - TB&XH Bình
Thuận trước khi đưa vào sử dụng.
- Có lập sổ theo dõi quản lý bình chịu áp lực nhưng phản ánh chưa đầy đủ các
nội dung theo quy định như: lịch bảo dưỡng, kiểm định. Có lập sổ nhật ký vận
hành đối với thiết bị áp lực nhưng chưa cập nhật thường xuyên.
- Chưa thực hiện huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động lần đầu (hoặc định kỳ)
cho toàn bộ số người lao động thuộc diện huấn luyện.
- Lập sổ theo dõi cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân chưa đúng mẫu quy định.
- Chưa tổ chức đánh giá, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi
làm việc.
- Chưa thực hiện quan trắc các yếu tố môi trường vệ sinh lao động hàng năm tại
tất cả vị trí làm việc của người lao động.
- Chưa thống kê, phân loại lao động người lao động làm trong môi trường nặng
nhọc, độc hại có thời làm việc tiếp xúc với các yếu tố độc hại theo quy định để
tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp hàng năm.
- Chưa lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động. Chưa lập hồ sơ quản lý theo dõi
sức khỏe và bệnh tật của người lao động.
Trang 11


- Có trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế tại nơi làm việc nhưng chưa đầy đủ
(thiếu trang bị thiết bị trong 01 túi cấp cứu và trang thiết bị của khu vực cấp
cứu).

2.2.7. Đánh giá
2.2.7.1. Những mặt đạt được
Thứ nhất, Chánh Thanh tra Sở đã thực hiện tốt nhiệm vụ phối hợp với
Trưởng vùng, Thanh tra tỉnh để xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra tránh
trùng lặp.
Việc báo cáo kết quả tổng hợp phiếu với Giám đốc Sở, Trưởng vùng: Định kỳ 06
tháng và hàng năm, Thanh tra Sở đều thực hiện báo báo kết quả tổng hợp phiếu
cho Giám đốc Sở, Trưởng vùng (Thanh tra Bộ).
Thứ hai, số lượng doanh nghiệp nộp phiếu tự kiểm tra ngày một tăng, điều
này cho thấy Thanh tra Sở đang làm tốt nhiệm vụ trong việc phát và thu hồi
Phiếu tự kiểm tra.
2.2.7.2. Những mặt hạn chế
Thứ nhất, lực lượng thanh tra lao động của Bình Thuận còn mỏng ( chỉ có 4
người) trong khi đó công việc quản lý nhà nước về thanh tra của ngành
rộng, đa lĩnh vực, các doanh nghiệp ngày càng nhiều, thanh tra lao động không
thể đi thanh tra hầu hết doanh nghiệp.
Thứ hai, Thanh tra Sở chưa thực hiện việc trình cấp có thẩm quyền ban hành
quyết định thanh tra đột xuất khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm
pháp luật lao động nghiêm trọng.
Thứ ba, phiếu tự kiểm tra quá nhiều nội dung, chưa thể áp dụng đại trà cho
tất cả các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có ít lao động.
Thứ tư, số lượng và tần suất các cuộc thanh tra về lao động tại các doanh
nghiệp còn rất thấp dẫn đến hiệu quả của công tác thanh tra nhà nước về lao
động chưa mang tính rộng khắp và cơ sở để đánh giá về mức độ thực hiện pháp
luật lao động chưa thực sự đầy đủ và chính xác.
Thứ năm, trình độ thanh tra viên, công chức thanh tra chưa đáp ứng yêu cầu
để thực hiện nhiệm vụ “ Một thanh tra – Một doanh nghiệp”, một thanh tra phải
thanh tra nhiều lĩnh vực về lao động; bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động;



Trang 12


CHƯƠNG 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Thứ nhất, Sở LĐTBXH cần tiến hành rà soát, kiểm tra lại hệ thống thanh tra:
nhằm đưa ra các biện pháp tăng thêm quân số cho lực lượng thanh tra, tăng biên
chế cho thanh tra lao động. Ban hành tiêu chuẩn thanh tra viên và tổ chức thi
tuyển công chức hoạt động trong lĩnh vực thanh tra an toàn, vệ sinh lao động.
Thứ hai, Thanh tra Sở nên thực hiện việc trình cấp có thẩm quyền ban hành
quyết định thanh tra đột xuất khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm
pháp luật lao động nghiêm trọng.
Thứ ba, Thanh tra Sở nên xây dựng Phiếu tự kiểm tra riêng, phù hợp cho
từng ngành nghề sản xuất kinh doanh, từng doanh nghiệp khác nhau. Làm như
vậy kết quả phiếu tự kiểm tra sẽ phản ánh đúng tình hình của từng doanh nghiệp,
giúp Thanh tra Sở nắm rõ và kiểm soát tốt các doanh nghiệp trong địa bàn về
việc thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động.
Thứ tư, cần tăng cường số lượng và tần suất các cuộc thanh tra về an toàn, vệ
sinh lao động với thời gian, quy mô nhanh, gọn có hiệu quả và chất lượng tại các
doanh nghiệp để tránh các rủi ro có thể xảy ra. Từ các cuộc thanh tra đó, thanh
tra viên sẽ đôn đốc, nhắc nhở và xử lý vi phạm để doanh nghiệp kịp thời thay
đổi, khắc phục, từ đó giảm thiểu được các nguy hiểm tiềm ẩn, tránh xảy ra tai
nạn lao động.
Thứ năm, tăng cường hoạt động đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác
thanh tra an toàn, vệ sinh lao động. Đồng thời, để giảm nhẹ khối lượng công
việc cho ngành thanh tra, cần tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện để người
sử dụng lao động, định kỳ theo quý hoặc theo năm, mở các lớp tạp huấn về an
toàn, vệ sinh lao động cho doanh nghiệp để đảm bảo họ có đủ khả năng tự điều
chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Kết hợp
việc đào tạo này cùng với cùng với tư vấn hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện

pháp luật. Kết hợp việc đào tạo này cùng với tư vấn hướng dẫn doanh nghiệp
thực hiện pháp luật trên các phương tiện khác như: quan hệ lao động, bảo hiểm
xã hội... để tiết kiệm thời gian cho đơn vị thanh tra cũng như doanh nghiệp.

Trang 13


KẾT LUẬN
Từ những nội dung phân tích ở trên, theo em bài tiểu luận đã đạt được
những
kết quả sau:
- Đã tổng quát hóa được nội dung thanh tra lao động, thấy được: vị trí,
chức
năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức... của thanh tra lao động.
- Đã thu thập, phân tích và đánh giá được thực trạng công tác thanh tra về
an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty cổ phần ở tỉnh Binh Thuận trong
tình hình hiện nay. Qua đó thấy được thực trạng công tác thanh tra về an toàn, vệ
sinh lao động hiện nay còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết.
- Và từ thực trạng trên, bài tiểu luận đã tập trung đề xuất một số kiến nghị
đối với công tác thanh tra về an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty cổ phần. Để
cải thiện tình trạng hiện nay thì cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp, trong
đó đặc biệt là phải nhanh chóng bổ sung, củng cố lực lượng thanh tra viên lao
động; đồng thời cần hoàn thiện cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy thanh tra; tăng
cường hoạt động đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thanh tra an toàn,
vệ sinh lao động...
Công tác thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động không chỉ để bảo
đảm an toàn sức khoẻ cho người lao động mà còn bảo vệ sản xuất và nâng cao
sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, công tác thanh tra lao động về
an toàn, vệ sinh lao động cần phải được quan tâm, chú trọng hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Ths Lưu Thu Hường đã nhiệt tình

hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thiện bài tiểu luận này.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng môn Thanh tra lao động, Giảng viên Ngô Kim Tú, Đại học

Lao động Xã hội
2. Bộ luật lao động ( sửa đổi, bổ sung 2012)
3. Luật Thanh tra 2010
4. Nghị định số 110/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2017 quy
định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động – Thương
binh và Xã hội
5. Quyết định số 01/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02 năm 2006 về
việc ban hành quy chế hoạt động thanh tra nhà nước về lao động theo phương
thức thanh tra viên phụ trách vùng
6. Quyết định 02/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02/2006 của Bộ
LĐTBXH về việc ban hành quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp
luật lao động
7. Quyết định số 01/2015/QĐ- UBND về việc Ban hành quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của thanh
tra tỉnh Bình Thuận.
8. Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2017

/>9. Sở Lao động Thương binh- Xã hội tỉnh Bình Thuận



×