Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

CÁC NHÂN tố ẢNH HƢỞNG đến KHỦNG HOẢNG TIỀN tệ TRƢỜNG hợp của VIỆT NAM LUẬN văn THẠC sĩ tài CHÍNH NGÂN HÀNG đà nẵng năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ TRẦN HOÀI THƢƠNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ - TRƢỜNG HỢP
CỦA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Đà Nẵng - Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ TRẦN HOÀI THƢƠNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ - TRƢỜNG HỢP
CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã Số : 60.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. VÕ THỊ THÚY ANH

Đà Nẵng - Năm 2017



LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Đà Nẵng, tháng năm 2017

LÊ TRẦN HOÀI THƢƠNG


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Võ Thị Thúy Anh, ngƣời đã
hƣớng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên và chỉ bảo rất nhiệt tình của các
anh chị đi trƣớc và tất cả bạn bè.
Mặc dù đã cố gắng nỗ lực hết sức mình, song chắc chắn luận văn không tránh
khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự thông cảm và chỉ bảo tận tình từ quý
Thầy cô và các bạn.
Đà Nẵng, tháng năm 2017


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.2: Các dấu hiệu cảnh báo rủi ro ........................................................................ 11
Bảng 2.1: Giải thích các biến độc lập ............................................................................ 31
Bảng 2.2: Các nhân tố ảnh hƣởng đến khủng hoảng tiền tệ .......................................... 32
Biểu đồ 3.1. Biến động cán cân thƣơng mại bình quân tháng qua các năm ................. 37
Biểu đồ 3.2. Biến động GDP bình quân tháng qua các năm ......................................... 38
Biểu đồ 3.3. Biến động cung tiền M2 bình quân tháng qua các năm ............................ 39

Biểu đồ 3.4. Biến động dự trữ ngoại hối trung bình tháng qua các năm....................... 40
Biểu đồ 3.5. Biến động tỷ giá hối đoái trung bình tháng qua các năm ......................... 40
Biểu đồ 3.6. Biến động lãi suất trung bình tháng qua các năm ..................................... 41
Biểu đồ 3.7. Chỉ số EMPI của Việt Nam giai đoạn 1995 - 2016 .................................. 43
Bảng 3.1. Các tháng có EMPI vƣợt ngƣỡng ................................................................. 44
Biểu đồ 3.8. Xác suất dự báo khủng hoảng giai đoạn 06/2006 – 06/2008 .................... 59
Biểu đồ 4.1. Xác suất dự báo khủng hoảng tiền tệ khi n = 2 ...... Error! Bookmark not
defined.
Biểu đồ 4.1. Xác suất dự báo khủng hoảng tiền tệ khi n = 3 ...... Error! Bookmark not
defined.7


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1
Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2
Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................2
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................2
Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..........................................................3
Kết cấu luận văn ...............................................................................................3


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC NGHIỆM VỀ KHỦNG HOẢNG
TIỀN TỆ .........................................................................................................................4
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm .......................................................................................................4
1.1.2. Các lý thuyết về khủng hoảng tiền tệ .............................................................6
1.1.3. Các dạng mô hình nhân tố ảnh hưởng đến khủng hoảng tiền tệ .................10
1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU............................................................................13
1.2.1. Các nghiên cứu theo hướng tiếp cận phi tham số ........................................13
1.2.2. Các nghiên cứu theo hướng tiếp cận tham số ..............................................16
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ...........................................................................................18
CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ .......................................................................................19
2.1. LỰA CHỌN PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ
PHÙ HỢP CHO VIỆT NAM .....................................................................................19
2.2. KHÁI NIỆM KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN
CỨU ...........................................................................................................................20
2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .........................22
2.3.1. Biến phụ thuộc – biến dự báo khủng hoảng Yt ............................................22
2.3.2. Các biến độc lập trong mô hình ...................................................................22
2.3.3. Mô hình thực nghiệm ...................................................................................29
2.3.4. Giả thuyết nghiên cứu của đề tài .................................................................30
2.4. DỮ LIỆU VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU TRONG MÔ HÌNH ........................................30
2.4.1. Thu thập dữ liệu ...........................................................................................30
2.4.2. Xử lý dữ liệu .................................................................................................32
2.5. ƢỚC LƢỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ......................................................33
2.5.1. Ước lượng mô hình ......................................................................................33
2.5.2. Kiểm định mô hình .......................................................................................33
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ...........................................................................................34
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................35



3.1. ĐẶC ĐIỂM LĨNH VỰC TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2001 – 2016 VÀ DỰ BÁO NĂM 2017 ......................................................................35
3.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001 – 2016 ......................35
3.1.2. Triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2017 ..............................................41
3.2. CHỈ SỐ KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM ......................................43
3.3. KẾT QUẢ ƢỚC LƢỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ....................................45
3.3.1. Khi n = 2: .....................................................................................................45
3.3.2. Khi n = 3 ......................................................................................................52
3.4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ CỦA MÔ HÌNH ........................................................58
3.4.1. Khi n = 2 ......................................................................................................58
3.4.2. Khi n = 3 ......................................................................................................60
3.4.3. Nhận xét .......................................................................................................61
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ...........................................................................................63
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................64
4.1. KẾT LUẬN .........................................................................................................64
4.2. CÁC KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................65
4.2.1. Đối với Chính phủ ........................................................................................65
4.2.2. Đối với Ngân hàng nhà nước .......................................................................67
4.3. ĐÁNH GIÁ NGHIÊN CỨU................................................................................69
4.1.1. Kết quả đóng góp của đề tài về mặt thực nghiệm ........................................69
4.1.2. Những hạn chế của đề tài.............................................................................69
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ..........................................................................................71
KẾT LUẬN ..................................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................73
PHỤ LỤC .......................................................................................................................1


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hoá là một xu thế phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại, đem lại
nhiều cơ hội thuận lợi trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của mỗi quốc gia nhƣng
tất yếu cũng đặt ra nhiều vấn đề tiêu cực. Nhờ sự liên kết kinh tế toàn cầu, dòng chu
chuyển vốn trên thị trƣờng thế giới vận động nhanh hơn, mạnh hơn, thúc đẩy sự phát
triển kinh tế của từng quốc gia nhƣng đồng thời cũng đặt nền kinh tế thế giới nói
chung và các nƣớc nói riêng đứng trƣớc nguy cơ khủng hoảng tiền tệ trong tƣơng lai.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 bắt nguồn từ nƣớc Mỹ đã lan ra toàn
thế giới và ảnh hƣởng nghiêm trọng tới hệ thống tài chính – tiền tệ của nhiều quốc gia,
nền kinh tế thế giới bị thiệt hại nặng nề và Việt Nam cũng chịu ảnh hƣởng không nhỏ.
Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO; năm 2015, Việt Nam tham gia cộng đồng
kinh tế ASEAN (AEC) và năm 2016, Việt Nam ký kết hiệp định đối tác thƣơng mại
xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP), ngày càng mở rộng cánh cửa thị trƣờng tài chính –
tiền tệ. Từ đây, những yếu kém của thị trƣờng ngày càng bộc lộ rõ nét khi việc tự do
hóa tài khoản vãng lai và tài khoản vốn trong hệ thống ngân hàng nhà nƣớc gặp phải
sự cạnh tranh khốc liệt của dòng vốn nƣớc ngoài. Mặc dù khủng hoảng tiền tệ ở Việt
Nam vẫn chƣa hoàn toàn xảy ra, nhƣng thị trƣờng tài chính – tiền tệ nƣớc ta cũng đã
tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, việc hiểu biết cặn kẽ về những nhân tố ảnh hƣởng đến
khủng hoảng tiền tệ cũng nhƣ mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố này đến khả năng
xảy ra khủng hoảng tiền tệ ở nƣớc ta là hết sức cần thiết để giúp Việt Nam tránh đƣợc
các cuộc khủng hoảng tiền tệ trong tƣơng lai.
Thực tế đã có nhiều nhà nghiên cứu cũng đã tìm hiểu về lý thuyết và vận dụng
mô hình nhân tố ảnh hƣởng đến khủng hoảng tiền tệ ở Việt Nam nhƣ Lê Thị Thùy Vân
(2015); Nguyễn Phi Lân (2011); Ngô Dƣơng Minh (2014), Võ Thị Thúy Anh và cộng
sự (2016).... Tuy nhiên các nghiên cứu này hoặc đã đƣợc tiến hành khá lâu, kết quả
không còn phù hợp trong thực tại, hoặc chủ yếu dùng phƣơng pháp tiếp cận phi tham
số để xây dựng mô hình. Trong luận văn này, tôi sẽ dùng phƣơng pháp tiếp cận tham
số - một phƣơng pháp tiếp cận khác, và nguồn dữ liệu đƣợc cập nhật mới nhất để phát
triển một mô hình thực nghiệm để nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến khủng hoảng

tiền tệ, nhằm xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến khủng hoảng tiền tệ ở Việt Nam và
mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố này đến khả năng xảy ra khủng hoảng tiền tệ, từ đó


2

đƣa ra đƣợc các khuyến nghị phù hợp để Chính phủ và các chủ thể có liên quan hoạch
định các chính sách tiền tệ tốt hơn.
Vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hƣởng đến khủng
hoảng tiền tệ - trƣờng hợp của Việt Nam” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung cơ bản sau:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết về khủng hoảng tiền tệ và các nhân tố ảnh
hƣởng đến khủng hoảng tiền tệ;
- Triển khai mô hình thực nghiệm cho phép nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng
đến khủng hoảng tiền tệ ở Việt Nam;
- Đề xuất các hàm ý chính sách cho các chủ thể có liên quan để hoạch định các
chính sách vĩ mô nhằm phát hiện và ngăn ngừa nguy cơ phát sinh khủng hoảng tiền tệ
tại Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt đƣợc các mục tiêu trên, đề tài đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu sau:
- Các nhân tố nào ảnh hƣởng đến khủng hoảng tiền tệ và cơ chế tác động của
các nhân tố này đến khủng hoảng tiền tệ nhƣ thế nào?
- Các nhân tố nào ảnh hƣởng đến khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam và mức độ
ảnh hƣởng của chúng đến khả năng xảy ra khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam?
- Chính phủ và các chủ thể liên quan nên lƣu ý đến những vấn đề gì khi hoạch
định các chính sách liên quan tới khủng hoảng tiền tệ?
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Lý thuyết và thực trạng của khủng hoảng tiền tệ, các
nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra khủng hoảng tiền tệ của Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi nội dung đề tài: Các nhân tố ảnh hƣởng đến khủng hoảng tiền tệ.
+ Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu những vấn đề liên quan đến khủng
hoảng tiền tệ tại Việt Nam .
+ Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2001-2015.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tác giả đã kết hợp phƣơng pháp định tính và định lƣợng.


3

- Phƣơng pháp định tính: Qua việc thu thập thông tin, dùng phƣơng pháp thống
kê mô tả, so sánh để phân tích, đánh giá thực trạng biến động của các chỉ số tài chính –
tiền tệ.
- Phƣơng pháp định lƣợng: Sử dụng mô hình Logit và Probit trong nghiên cứu
tác động của các nhân tố ảnh hƣởng đến khủng hoảng tiền tệ, thực hiện các ƣớc lƣợng
và kiểm định phù hợp nhằm ƣớc tính đƣợc xác suất xảy ra khủng hoảng tiền tệ của
Việt Nam trong tƣơng lai gần từ 12 – 24 tháng.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa cơ sở lý luận, các kết quả nghiên cứu trên thế
giới cũng nhƣ trong nƣớc về khủng hoảng tiền tệ và các nhân tố ảnh hƣởng đến khủng
hoảng tiền tệ, bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm cho các nghiên cứu về mô hình
nhân tố ảnh hƣởng đến khủng hoảng tiền tệ.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài giúp xác định sự ảnh hƣởng của các nhân tố đến khả
năng xảy ra khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam; và tạo cơ sở để các nhà hoạch định
chính sách đƣa ra các chính sách tài chính - tiền tệ phù hợp.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu đề tài gồm có 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực nghiệm về khủng hoảng tiền tệ;
Chƣơng 2: Thiết kế mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến khủng

hoảng tiền tệ.
Chƣơng 3: Kết quả thực nghiệm các nhân tố ảnh hƣởng đến khủng hoảng tiền tệ
tại Việt Nam;
Chƣơng 4: Các kết luận và hàm ý chính sách rút ra từ kết quả nghiên cứu.


4

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC NGHIỆM VỀ KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Khái niệm
a. Khủng hoảng tài chính
Thuật ngữ khủng hoảng tài chính đƣợc sử dụng khá phổ biến nhằm mô tả các
tình huống, ở đó các định chế tài chính hoặc các tài sản tài chính mất đi phần lớn giá
trị của chúng. Một số tình huống khác thƣờng đƣợc coi là khủng hoảng tài chính nhƣ
sự sụp đổ của thị trƣờng cổ phiếu và sự nổ tùng của bong bóng giá tài sản tài chính,
khủng hoảng tiền tệ hay sự vỡ nợ quốc gia.
Một số dạng khủng hoảng tài chính đặc thù nhƣ:
- Khủng hoảng ngân hàng (Banking Crisis);
- Khủng hoảng nợ quốc gia (National Debt Crisis);
- Khủng hoảng tiền tệ (Money Crisis);
- Khủng hoảng thị trƣờng chứng khoán (Crisis of Security Market);
- Khủng hoảng cán cân thanh toán/ Cán cân vãng lai/ Cán cân vốn (Crisis of
Balance of Payment/ Crisis of Current Account/ Crisis of Capital Account);
- Khủng hoảng khả năng/ tính thanh khoản (Crisis of Liquidity);
- Khủng hoảng ngân sách (Budget Crisis).
Đây là những dạng khủng hoảng tài chính cơ bản và trong tƣơng lai có thể xuất
hiện thêm nhiều dạng nữa cùng với sự phát triển của thị trƣờng tài chính trong tiến
tranh phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.

b. Khủng hoảng tiền tệ
Khủng hoảng tiền tệ là tình trạng một nƣớc mất kiểm soát trong lĩnh vực tiền tệ
và thƣờng đƣợc xác định dựa trên mức độ biến động của các biến số tỷ giá hối đoái
danh nghĩa, lãi suất và dự trữ ngoại hối.
Paul Krugman (1979) định nghĩa khủng hoảng tiền tệ là khủng hoảng trong cán
cân thanh toán khi Chính phủ không còn khả năng giữ cho tỷ giá hối đoái nằm ở một
mức cố định hoặc giữ cho đồng nội tệ ít trƣợt giá do sự tấn công của các nhà đầu cơ
tiền tệ.
Frankel và Rose (1996) đƣa ra định nghĩa khủng hoảng tiền tệ là “một sự giảm
giá danh nghĩa đồng nội tệ ít nhất 25% tƣơng ứng với sự gia tăng tỷ lệ khấu hao ít nhất


5

10%”. Khái niệm này cũng đƣợc Deutsche Bank - Garber, Lumsdaine, Leij ((2000)
trích trong Lê Thị Thùy Vân (2015)) ủng hộ và giải thích lại là “Tỷ giá danh nghĩa
đồng nội tệ mất giá trên 10% và lãi suất tăng trên 25%.
Kaminsky, Lizondo, Reinhart (1997) định nghĩa khủng hoảng tiền tệ khủng
hoảng tiền tệ là “tình huống có một sự tấn công vào tiền tệ dẫn đến sự phá giá tiền tệ,
sụt giảm mạnh dự trữ ngoại hối hoặc là kết hợp cả hai”.
Nhƣ vậy, ta có thể thấy khủng hoảng tiền tệ xảy ra khi mức trƣợt giá của đồng
nội tệ vƣợt qua một ngƣỡng giới hạn xác định nào đó.
c. Khủng hoảng ngân hàng
Khủng hoảng ngân hàng là khủng hoảng tài chính ảnh hƣởng tới các hoạt động
ngân hàng. Khủng hoảng ngân hàng bao gồm rút tiền gửi hàng loạt ảnh hƣởng tới từng
ngân hàng đơn lẻ; hoảng loạn ngân hàng ảnh hƣởng tới nhiều ngân hàng; và khủng
hoảng ngân hàng hệ thống là sự đổ vỡ ngân hàng mang tính hệ thống, các tổ chức tài
chính và doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh lý hợp đồng đúng thời hạn.
Định nghĩa về khủng hoảng ngân hàng tƣơng đối ít chính xác hơn so với khủng
hoảng tiền tệ. Các nghiên cứu gần đây về khủng hoảng ngân hàng cho thấy ngƣời ta có

thể xác định một quốc gia đang lâm vào khủng hoảng ngân hàng nhƣ sau:
Caprio và Klingebiel (1996) cho rằng khủng hoảng ngân hàng xảy ra ở một quốc gia
nếu quốc gia đó đang đối mặt với việc vốn ngân hàng suy giảm nhanh chóng và chi
phí của việc giải quyết khủng hoảng là khá cao.
Kaminsky và Reinhart (1999) cho rằng khủng hoảng ngân hàng bắt đầu khi (i)
ngƣời dân rút tiền đồng loạt ra khỏi ngân hàng dẫn đến việc Chính phủ phải đóng cửa,
thâu tóm hoặc sáp nhập các ngân hàng hoặc (ii) Chính phủ phải can thiệp với qui mô
lớn để giúp đỡ một hoặc nhiều tổ chức tài chính, nhƣng sau đó lại phải can thiệp giúp
đỡ càng nhiều hơn.
Theo Luc Laeven và Fabian (2008), trong khủng hoảng ngân hàng hệ thống,
các doanh nghiệp và tổ chức tài chính xảy ra đổ vỡ và không thanh lý hợp đồng đúng
hạn. Hậu quả, nợ xấu tăng đột biến và tất cả hoặc hầu hết toàn bộ vốn của hệ thống
ngân hàng bị cạn kiệt. Tình huống này có thể đi kèm với giá tài sản (nhƣ giá cổ phiếu
và bất động sản) bị đẩy lên đỉnh điểm trƣớc khi xuất hiện khủng hoảng, tăng đột ngột
về lãi xuất thực và giảm tốc độ lƣu chuyển hoặc đảo chiều dòng vốn. Trong một số
trƣờng hợp, đột biến rút tiền gửi lan truyền có thể dẫn tới khủng hoảng ngân hàng hệ


6

thống, mặc dù vậy trong hầu hết các trƣờng hợp nguyên ngân gây ra khủng hoảng
ngân hàng là các tổ chức tài chính chủ chốt của hệ thống bị suy yếu.
Demirguc - Kunt và Detragiache (1998) lại cho rằng một giai đoạn đƣợc coi là
khủng hoảng ngân hàng hệ thống khi:
- Nợ xấu chiếm ít nhất 10% tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng;
- Chi phí giải cứu các ngân hàng lớn hơn 2% GDP;
- Nhiều vấn đề khó khăn của ngân hàng dẫn tới cần đƣợc quốc hữu hóa trên
diện rộng;
- Các biện pháp khẩn cấp nhƣ đóng băng tiền gửi, kéo dài ngày lễ ngân hàng,
bảo đảm tiền gửi toàn bộ đƣợc áp dụng.

Tóm lại, khủng hoảng ngân hàng là tình trạng mà các tổ chức tài chính và các
ngân hàng thƣơng mại: (1) không đủ tiền mặt phục vụ cho nhu cầu rút tiền hàng loạt
của ngƣời dân; và/ hoặc (2) tỷ lệ nợ xấu cao hơn 10%; và/ hoặc (3) có sự can thiệp của
Chính phủ trong việc thâu tóm, sáp nhập hoặc phá sản ngân hàng.
d. Khủng hoảng nợ
Nhìn chung, đa số các nghiên cứu về khủng hoảng nợ đều có cùng định nghĩa
về khủng hoảng nợ là tình trạng một quốc gia phải đề nghị thƣơng thảo lại về các thỏa
thuận vay nợ, hoãn trả lãi và vốn gốc, và phải nhận một khoản tài trợ chính thức lớn từ
IMF. Một nghiên cứu gần đây của IMF đã định nghĩa một quốc gia đƣợc xem là lâm
vào khủng hoảng nợ khi nó bị Standard & Poor xếp vào hạng “không thể chi trả” hoặc
nhận đƣợc một khoản cho vay lớn, vƣợt quá 100% hạn mức ấn định trƣớc từ IMF.
Nhƣ vậy, định nghĩa này bao gồm cả những trƣờng hợp “gần khủng hoảng” tức là
không có khả năng chi trả nhƣng nhờ vay IMF nên vẫn có thể trả nợ.
1.1.2. Các lý thuyết về khủng hoảng tiền tệ
a. Mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ nhất của Paul Krugman (còn được
gọi là khủng hoảng cán cân vãng lai)
Mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ đầu tiên đƣợc Paul Krugman (1979) thiết
lập và đƣợc Flood và Garber (1984) cải biến sau đó. Mô hình này dựa trên việc quan
sát các cuộc khủng hoảng tiền tệ ở các nƣớc Mỹ Latinh giai đoạn 1960 – 1970 của thế
kỷ 20. Đặc trƣng của những cuộc khủng hoảng này là xảy ra ở các quốc gia có nền
kinh tế vĩ mô yếu kém, có sự thâm hụt tổng ngân sách trầm trọng buộc Chính phủ phải


7

tăng cung tiền quá mức để bù đắp thâm hụt này khiến lạm phát gia tăng; những điều
này dẫn đến sự mất cân bằng trầm trọng của cán cân vãng lai (balance of payment).
Theo Krugman (1979), mô hình này giải thích cơ chế gây nên khủng hoảng
tiền tệ nhƣ sau: Khi các nhà đầu tƣ nhận thấy nguy cơ mất giá của đồng nội tệ trong
tƣơng lai gần, họ tiến hành một cuộc tấn công đầu cơ vào dự trữ ngoại hối của Chính

phủ bằng cách thay đổi cơ cấu danh mục đầu tƣ : giảm tỷ lệ vốn bằng đồng nội tệ và
tăng tỷ lệ vốn bằng ngoại tệ. Sự thay đổi này buộc Chính phủ phải bán nhiều ngoại tệ
hơn ra thị trƣờng nhằm đảm bảo duy trì đƣợc tỷ giá hối đoái cố định. Tuy nhiên, khi
quá trình này diễn ra lâu dài, nguồn dự trữ ngoại hối của Chính phủ bị cạn kiệt không
còn khả năng để bảo vệ tỷ giá hối đoái thì Chính phủ bắt buộc phải thả nổi tỷ giá làm
cho đồng nội tệ bị mất giá liên tục và khủng hoảng tiền tệ xảy ra.
Mô hình này chỉ ra rằng sự mất cân đối kinh tế vĩ mô là nguyên nhân của
khủng hoảng tiền tệ. Cung tiền tệ quốc gia tăng lên do sự gia tăng chi tiêu trực tiếp của
Chính phủ hoặc đƣợc mở rộng thông qua số nhân tiền tệ của hệ thống ngân hàng làm
cho đồng nội tệ mất giá, thâm hụt tài khoản vãng lai với quy mô lớn và giảm hiệu quả
đầu tƣ dự án. Sự yếu kém trong công tác quản lý vĩ mô về tài chính và ngân hàng của
Chính phủ làm suy giảm độ tin cậy của công chúng vào công tác điều hành chính sách
tiền tệ của Chính phủ. Tất cả các yếu tố trên có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tiền
tệ.
b. Mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ hai của Obstfeld (mô hình khủng
hoảng tự phát sinh)
Từ những năm 1986, Obstfeld đã đặt ra giả thuyết về một mô hình khủng hoảng
tiền tệ mới mà nguyên nhân gây ra khủng hoảng tiền tệ không chỉ do sự mất cân bằng
trong cán cân thanh toán. Khi nghiên cứu về các cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Châu Âu
giai đoạn 1992 – 1993, Obstfeld nhận thấy rằng, khi các chính phủ Châu Âu áp dụng
một chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn, với tần số dao động đƣợc nâng lên từ
2.25% lên đến 15% thì không dẫn đến hiện tƣợng phá giá nội tệ đáng kể trong nền
kinh tế. Tuy nhiên, ngay cả khi các nƣớc này tiến vào giai đoạn khôi phục, khủng
hoảng tài chính vẫn xảy ra, biểu hiện qua việc tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức hai con số
và nợ công vẫn vƣợt qua GDP. Lúc này, những ghi chép về diễn biến tỷ giá hối đoái
đã đƣa ra những bằng chứng xác thực cho thấy lý thuyết cổ điển về sự tấn công đầu cơ
của Krugman (1979) hay Flood và Garber (1984) không còn phù hợp để giải thích


8


nguyên nhân khủng hoảng tiền tệ. Nghiên cứu thực nghiệm của Obstfeld tại ba nƣớc
Pháp, Đức, Bỉ đã một lần nữa chứng minh cho nhận định này.
Một mô hình khủng hoảng mới đã đƣợc Obstfeld đƣa ra trên cơ chế “tự phát
sinh” (self-fulfilling crisis). Mô hình này nói lên rằng: ngay cả khi tỷ giá đƣợc ghìm
giữ ở mức dao động bền vững thì chính sách tiền tệ cũng có thể bị tấn công và phá vỡ.
Trọng tâm là do các Chính phủ so sánh lợi ích ròng giữa việc thay đổi tỷ giá hối đoái
với việc giữ một mức tỷ giá hối đoái cố định. Điều này đƣợc giải thích nhƣ sau: Khi
các biện pháp bảo vệ tỷ giá quá tốn kém (ví dụ thắt chặt tiền tệ làm tăng lãi suất, giảm
tăng trƣởng và tăng tỷ lệ thất nghiệp) làm cho các cam kết về duy trì chế độ tỷ giá hối
đoái cố định của Chính phủ bị suy yếu, kỳ vọng các nhà đầu tƣ và của ngƣời dân về
một cuộc khủng hoảng trong tƣơng lai trở nên mạnh hơn, buộc họ thực hiện hành vi
đầu cơ ngoại tệ, gây sức ép lên Chính phủ, buộc Chính phủ phải thực thi các chính
sách tiền tệ mở rộng thay vì thực hiện các biện pháp bảo vệ tỷ giá cố định. Khi hành
động tấn công đầu cơ này xảy ra ở quy mô lớn, khủng hoảng bùng phát.
c. Mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ ba của Kaminsky và Reinhart
(1999) – Mô hình khủng hoảng kép
Các mô hình khủng hoảng thế hệ thứ ba đƣợc xây dựng sau khi nghiên cứu các
cuộc khủng hoảng của các nƣớc châu Mỹ Latinh giai đoạn giữa thập kỷ 80, cuộc
khủng hoảng của các nƣớc Bắc Âu năm 1992 và đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài
chính – tiền tệ Châu Á trong hai năm 1997 – 1998. Trong năm 1996, các nƣớc Châu
Á nhƣ Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan vẫn là “những con hổ” về kinh tế,
nhƣng đến năm 1997, các nƣớc này rơi vào tình trạng vỡ nợ ngân hàng, và trƣớc sự
ngạc nhiên của dƣ luận, nền kinh tế lại một lần nữa rơi vào tình trạng khốn khó. Các
mô hình khủng hoảng tiền tệ trƣớc đây đều nhấn mạnh nguyên nhân khủng hoảng là
do chính sách tỷ giá hối đoái cố định và sự yếu kém, dễ bị tổn thƣơng của các nền kinh
tế. Tuy nhiên, trƣớc khủng hoảng, các nƣớc châu Á có nền tảng kinh tế vĩ mô tƣơng
đối tốt nhƣ tăng trƣởng GDP cao, lạm phát và chi tiêu ngân sách đƣợc kiểm soát tốt, tỷ
lệ thất nghiệp thấp và mức độ thâm hụt tài khoản vãng lai thấp. Điều này nói lên rằng,
nguyên nhân phát sinh của khủng hoảng tiền tệ còn nằm ở nhiều lĩnh vực khác nhau

của nền kinh tế, ví dụ nhƣ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Nợ xấu trong hệ thống
ngân hàng là nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng ngân hàng, và khủng hoảng ngân
hàng thƣờng diễn ra trƣớc khủng hoảng tiền tệ. Khi khủng hoảng tiền tệ xảy ra thì lại


9

càng làm trầm trọng hóa thêm khủng hoảng ngân hàng, kết quả là nền kinh tế rơi vào
“khủng hoảng kép”. Các liên kết về mặt thời gian và nguyên nhân phát sinh của khủng
hoảng ngân hàng và khủng hoảng tiền tệ đều chỉ ra rằng một điểm quan trọng để đánh
giá những yếu điểm của lĩnh vực ngân hàng là thông qua việc đánh giá những nguy cơ
của một cuộc khủng hoảng tiền tệ.
Một cách giải thích khác của mô hình khủng hoảng thế hệ thứ ba là xuất phát từ
tình trạng thông tin bất cân xứng và vấn đề rủi ro đạo đức của lĩnh vực ngân hàng.
Theo Kaminsky (2003) trích dẫn của McKinnon và Pill (1994), khi nền kinh tế rơi vào
tình trạng bùng nổ tiêu thụ và thâm hụt tài khoản vãng lai sẽ gây ra cơn sốt vốn “ảo”
trên thị trƣờng. Các ngân hàng sẽ cho vay quá nhiều vào các lĩnh vực có tính bất ổn
cao nhƣ chứng khoán, bất động sản; đồng thời gia tăng huy động vốn quá mức gây ra
tình trạng tỷ giá thực tăng, thiệt hại về cạnh trang và giảm tăng trƣởng kinh tế. Khi cơn
sốt vốn hạ nhiệt, các ngân hàng rơi vào tình trạng bất ổn và suy thoái. Dƣới sự ảnh
hƣởng của thông tin bất đối xứng và vấn đề rủi ro đạo đức, các nhà đầu tƣ có thể thực
hiện hành vi rút tiền ồ ạt ra khỏi hệ thống ngân hàng theo tâm lý “bầy đàn” khi một
hay một số ngân hàng gặp vấn đề, dẫn đến khủng hoảng tiền tệ.
d. Mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ tư bao gồm các yếu tố thể chế
Trên cơ sở đánh giá các nghiên cứu trƣớc đó về khủng hoảng tiền tệ và khủng
hoảng ngân hàng, Breuer nhận thấy rằng các mô hình lý thuyết và thực nghiệm chỉ
mới nhắc đến vai trò của các biến kinh tế nhƣ GDP, tỷ giá hối đoái thực, nhập khẩu,
xuất khẩu..... và các chỉ số phi kinh tế nhƣ rủi ro đạo đức, hành vi bầy đàn, kỳ vọng
của nhà đầu tƣ.... mà chƣa xem xét kỹ vai trò của nhà cầm quyền. Bà cho rằng những
nghiên cứu về khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng ngân hàng đều cho thấy chúng có

sự phát triển song song nhau. Mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ đầu tiên đƣợc dựa
trên các nguyên lý cơ bản của kinh tế vĩ mô và đầu cơ. Điều này cũng đúng với khủng
hoảng ngân hàng. Mô hình khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng ngân hàng thế hệ thứ
hai là cũng dựa trên sự kỳ vọng và bổ sung thêm yếu tố đầu cơ, không hoàn toàn gắn
liền những nguyên lý kinh tế cơ bản. Thế hệ thứ ba của khủng hoảng tiền tệ lại dựa
trên mô thức overborrowing / overlending (huy động vƣợt mức/cho vay vƣợt mức) mà
ở đó có sự liên hệ giữa các hoạt động tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Đây là mô hình
nhấn mạnh đến các yếu tố là sự khuyến khích hoặc là cơ hội để ngân hàng gia tăng huy
động hoặc cho vay các dự án mạo hiểm hoặc không hiệu quả. Mô hình thế hệ thứ ba


10

của khủng hoảng ngân hàng cũng đƣợc phát triển dựa trên mô thức tƣơng tự, ngoại trừ
mối liên hệ với các hoạt động trong thị trƣờng tiền tệ. Mô hình thế hệ thứ ba đƣa ra
quan điểm “khủng hoảng kép”, trái ngƣợc với những quan điểm cho rằng khủng hoảng
tiền tệ và khủng hoảng ngân hàng diễn ra độc lập nhau.
Breuer (2004) đã xem xét các yếu tố thuộc về thể chế trong nghiên cứu về
khủng hoảng tiền tệ, cùng hƣớng nghiên cứu này còn có Johnson và cộng sự (2000),
Acemoglu và cộng sự (2002) và gọi đây là mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ tƣ,
còn đƣợc gọi là mô hình “thể chế” – “instituational” models. Trong nghiên cứu này,
Breuer đƣa ra các chỉ số nhƣ chính trị (bầu cử, cân bằng quyền lực....); trật tự xã hội
bao gồm luật pháp, lòng tin, mâu thuẫn sắc tộc, văn hóa, chuẩn mực xã hội; quyền sở
hữu; kiểu quản lý của Chính phủ trong lĩnh vực tài chính hoặc thƣơng mại;.... là những
yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả kinh tế. Các biến này quan trọng bởi vì chúng
ảnh hƣởng đến thông tin, sự không chắc chắn, chi phí giao dịch và có thể tác động đến
hiệu quả của việc ra quyết định.
1.1.3. Các dạng mô hình nhân tố ảnh hƣởng đến khủng hoảng tiền tệ
Mô hình nhân tố ảnh hƣởng đến khủng hoảng tiền tệ đƣợc xây dựng với mục
đích phát hiện ra các biến động bất thƣờng trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ khi nó mới

ở giai đoạn đầu và giúp phòng ngừa các khủng hoảng đó một cách đúng lúc nhằm
tránh việc suy giảm lòng tin của công chúng và nhà đầu tƣ vào hệ thống tài chính –
tiền tệ cũng nhƣ sự quản lý điều hành của chính quyền. Thực chất, mô hình nhân tố
ảnh hƣởng đến khủng hoảng tiền tệ cũng chính là mô hình dự báo sớm khủng hoảng
tiền tệ.
Việc phát hiện sớm những nguy cơ tiềm tàng của một cuộc khủng hoảng tài
chính – tiền tệ là vô cùng cần thiết đối với những ngƣời làm công tác hoạch định chính
sách. Do đó, việc nghiên cứu các mô hình nhân tố ảnh hƣởng đã nhận đƣợc sự quan
tâm của các nhà kinh tế học cũng nhƣ các nhà quản lý tài chính vĩ mô.
Tùy theo hƣớng tiếp cận là tham số hay phi tham số mà các nhà kinh tế học
trong nƣớc và ngoài nƣớc nghiên cứu và vận dụng các mô hình nhân tố ảnh hƣởng
khác nhau. Mỗi hƣớng tiếp cận đều cho ra đƣợc kết quả là xác suất xảy ra khủng
hoảng tiền tệ ở quốc gia đƣợc nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 12 – 24 tháng tiếp
theo.


11

a. Phương pháp tiếp cận phi tham số
Phƣơng pháp tiếp cận phi tham số trong nghiên cứu dự báo khủng hoảng tiền tệ
là phƣơng pháp mà các nhà nghiên cứu dựa trên sự biến động bất thƣờng của các chỉ
số kinh tế vĩ mô đƣợc cho là có ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra khủng hoảng tiền tệ, từ
đó xác định xác suất xảy ra khủng hoảng tiền tệ. Trong phƣơng pháp này, mô hình
Signal Approach do Kaminsky, Lizondo và Reinhart (1997) đƣa ra là mô hình đƣợc
nhiều nhà nghiên cứu vận dụng nhất.
Mô hình Signal Approach đƣợc xây dựng dựa trên sự biến động của các biến
kinh tế với các mục tiêu là xem xét việc thay đổi bất thƣờng của các biến chỉ số này
tác động nhƣ thế nào đến nền kinh tế và khả năng của nó góp phần gây ra khủng hoảng
tiền tệ.
Chỉ số khả năng xảy ra khủng hoảng tiền tệ đƣợc tính dựa theo công thức:

n

1

j 1

j

St  

St, j

Trong đó n là số biến đƣợc theo dõi. Stj là tín hiệu phát ra của biến thứ j tại thời
điểm t. Mỗi biến chỉ số đƣợc theo dõi bằng cách thu thập dữ liệu trong 12 tháng và
tính toán ra mức bình quân. Mức bình quân này làm cơ sở để so sánh với “Ngƣỡng cho
phép” đã đƣợc nghiên cứu áp dụng cho chính chỉ số đó. Thông qua việc so sánh ta có
thể biết đƣợc giá trị của chỉ số đó có vƣợt qua ngƣỡng cho phép hay không. Khi nào
chỉ số đó chệch hƣớng khỏi tình trạng bình thƣờng và vƣợt qua ngƣỡng thì ta nói nó đã
phát ra một tín hiệu khủng hoảng.
j là độ nhiễu của biến dự báo thứ j. Độ nhiễu của tín hiệu chính là tỷ số của
“tín hiệu sai” trên “tín hiệu tốt”:
j 

B /( A  B)
C /(C  D)

Khi các biến số khác không thay đổi, chỉ số này càng thấp thì biến này càng có
giá trị cao trong dự báo.
A, B, C, D đƣợc xác định dựa trên ma trận sau:
Bảng 1.2: Các dấu hiệu cảnh báo rủi ro

Khủng hoảng xảy ra Không có khủng hoảng
trong vòng 24 tháng trong vòng 24 tháng
Dấu hiệu cảnh báo
A
B
Không có dấu hiệu cảnh báo
C
D


12

Với : A là số tháng chỉ số phát ra tín hiệu tốt ( dự báo có khủng hoảng và thực
tế có khủng hoảng); B là số tháng chỉ số phát ra tín hiệu sai hay nhiễu (dự báo có
khủng hoảng và không xảy ra trên thực tế); C là số tháng chỉ số không phát ra đƣợc tín
hiệu tốt (dự báo không có khủng hoảng nhƣng trên thực tế có khủng hoảng xảy ra); D
là số tháng mà chỉ số không phát ra tín hiệu xấu (Dự báo không có khủng hoảng và
thực tế không có khủng hoảng). Một chỉ số dự báo lý tƣởng là khi nó chỉ đƣa ra các tín
hiệu tốt tức là chỉ phát sinh ở A & D mà không phát sinh ở B &C. Tuy nhiên trên thực
tế nghiên cứu thì không có biến chỉ số nào đạt đƣợc độ lý tƣởng này.
Gọi Xt,j là giá trị biến động của biến thứ j tại thời kỳ t. Tín hiệu của biến chỉ số j
ở thời kỳ t đƣợc quy ƣớc nhƣ sau:
Stj = 1 (có khủng hoảng) nếu Xtj vƣợt qua ngƣỡng cho phép
Stj = 0 (không khủng hoảng) nếu Xtj không vƣợt qua ngƣỡng.
Xác suất xảy ra khủng hoảng tiền tệ đƣợc tính nhƣ sau:

P (Khủng hoảngt,t+h|Slower < St < Supper
Tổng số tháng có Slower < St < Supper mà khủng hoảng xảy ra trong h tháng

=


Tổng số tháng có Slower <

St < Supper

b. Phương pháp tiếp cận tham số
Phƣơng pháp tiếp cận tham số dựa trên cơ sở hồi quy tuyến tính hoặc phi tuyến
tính các biến giải thích (là các chỉ số kinh tế vĩ mô đƣợc cho là ảnh hƣởng đến khủng
hoảng tiền tệ) và biến phụ thuộc là xác suất xảy ra khủng hoảng tiền tệ, từ đó ƣớc
lƣợng đƣợc biên độ ảnh hƣởng của các chỉ số này (nếu có) đến khủng hoảng tiền tệ và
tính đƣợc xác suất khủng hoảng tiền tệ tại quốc gia đƣợc nghiên cứu. Trong phƣơng
pháp này, 2 mô hình thƣờng đƣợc ứng dụng là mô hình Logit hiệu ứng cố định và mô
hình Probit.
Mô hình Logit và Probit đƣợc xây dựng dựa trên việc tính toán mức độ ảnh
hƣởng của các biến số kinh tế vĩ mô (đƣợc đại diện bằng một ma trận X đóng vai trò
biến giải thích trong mô hình) lên xác xuất xảy ra khủng hoảng tiền tệ.
Trong mô hình khủng hoảng tiền tệ, biến số phụ thuộc là một biến số nhị phân
binary logistic, nhận một trong hai giá trị 0 khi không có khủng hoảng hoặc 1 khi có
khủng hoảng. Mối liên hệ giữa biến này với các nhân tố ảnh hƣởng là một hàm số
dạng CCt = α + β X với X là một ma trận biến số giải thích.


13

Theo phƣơng pháp hồi quy, thực hiện hồi quy với biến phụ thuộc là CCt và các
biến độc lập X (ở đây X là 1 tập hợp gồm các biến X1, X2 ,....) ta sẽ xác định đƣợc ma
trận hệ số α và β. Khi tìm đƣợc α và β, mô hình sẽ cho ta biết ứng với một mức giá trị X
nào đó, xác suất xảy ra khủng hoảng sẽ là bao nhiêu, cũng nhƣ cho ta biết ứng với một
thay đổi của X sẽ đem lại thay đổi trong xác suất khủng hoảng Pt là bao nhiêu thông qua
hàm số F (α + β X). Lƣu ý là các giá trị X phải ứng với thời điểm t-1, nghĩa là dùng

biến số kinh tế thời điểm t-1 để dự báo cho xác suất khủng hoảng tại thời điểm t.
1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Cho tới hiện nay, các nhà kinh tế học đã đề xuất bốn mô hình lý thuyết về
khủng hoảng tiền tệ, các mô hình này giải thích cho những cơ chế xuất hiện khủng
hoảng tiền tệ của thế giới trong nhiều giai đoạn kinh tế. Bên cạnh đó, các nghiên cứu
thực nghiệm lại cho thấy, ở mỗi quốc gia khác nhau thì cơ chế phát sinh khủng hoảng
tiền tệ là khác nhau. Các mô hình khủng hoảng này có thể đƣợc giải thích bằng các
nhân tố thuộc về khối kinh tế tài chính vĩ mô (nhƣ ở mô hình thế hệ thứ nhất và thứ
hai) hoặc bằng cả các nhân tố phi kinh tế nhƣ kỳ vọng của nhà đầu tƣ hoặc rủi ro đạo
đức hoặc tâm lý bầy đàn (trong mô hình thế hệ thứ ba), và cả các nhân tố thuộc về môi
trƣờng thể chế nhƣ bầu cử chính trị hay quyết định của nhà hoạch định chính sách
(trong mô hình thế hệ thứ tƣ). Trong các nghiên cứu thực nghiệm, các tác giả thƣờng
kết hợp các mô hình ở nhiều thế hệ và xác định nhân tố nào có thể là nguyên nhân
chính gây ra khủng hoảng.
Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới để đƣa ra một mô hình cảnh báo sớm
đƣợc thực hiện theo nhiều phƣơng pháp khác nhau, và đƣợc hệ thống theo mô hình ba
phƣơng pháp tiếp cận theo các hƣớng sau: i) Phƣơng pháp tiếp cận các chỉ số dẫn đầu,
ii) Phƣơng pháp biến tuyến tính phụ thuộc và iii) Phƣơng pháp biến rời rạc. Ngoài ra,
còn có một số phƣơng pháp tiếp cận khác nhƣ mạng nơron nhân tạo hoặc mô hình tự
hồi quy hoặc mô hình Markov. Abiad có giới thiệu tổng quan về những hƣớng tiếp cận
này trong nghiên cứu đƣợc xuất bản năm 2003 của ông.
Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi nhất trong các tài liệu thực nghiệm về
khủng hoảng tiền tệ là hai hƣớng tiếp cận đầu tiên, nghĩa là hai nhóm tiếp cận theo
hƣớng: Tiếp cận tham số và phi tham số.
1.2.1. Các nghiên cứu theo hƣớng tiếp cận phi tham số


14

Trong cách tiếp cận phi tham số, đa số các học giả trong và ngoài nƣớc đều sử

dụng mô hình tiếp cận tín hiệu (Signal approach) để dự đoán khả năng xảy ra khủng
hoảng trong tƣơng lai. Những nghiên cứu điển hình theo phƣơng pháp này ở nƣớc
ngoài là Kaminsky và Reinhart (1996), tiếp theo là Kaminsky, Lizondo và Reinhart
(1997), Kaminsky và Reinhart (1999), Goldstein, Kaminsky và Reinhart (2000),
Edison (2000) và Heun và Schlink (2004).
Kaminsky và Reinhart có thể đƣợc xem là những ngƣời tiên phong trong việc sử
dụng mô hình Signal Approach để dự báo khả năng xảy ra khủng hoảng tiền tệ. Trong
Kaminsky et al (1996, 1997, 1999), nhóm tác giả đã nghiên cứu 76 cuộc khủng hoảng
tiền tệ - ngân hàng ở 20 quốc gia (15 nƣớc phát triển và 5 nƣớc công nghiệp), đƣa ra
hệ thống cảnh báo – “mô hình tiếp cận tín hiệu” . Về căn bản, hệ thống này liên quan
đến việc theo dõi sự tiến triển của một số chỉ số kinh tế có xu hƣớng biến động có hệ
thống trƣớc một cuộc khủng hoảng. Thời điểm một chỉ số này biến động khỏi một giá
trị ngƣỡng xác định, nó phát ra một tín hiệu cảnh báo rằng một cuộc khủng hoảng tiền
tệ có thể xảy ra trong vòng 24 tháng tiếp theo. Các giá trị ngƣỡng đƣợc tính toán để có
sự cân bằng giữa rủi ro có nhiều tín hiệu sai (tín hiệu đƣợc phát ra khi khả năng xảy ra
khủng hoảng thấp) và rủi ro bỏ lỡ nhiều cuộc khủng hoảng (tín hiệu chỉ đƣợc phát ra
khi có bằng chứng rõ ràng) . Ngoài ra, việc xác định nhóm chỉ số phát tín hiệu giúp
cung cấp thông tin về nguồn gốc của những vấn đề làm cơ sở cho việc tính xác suất
xảy ra một cuộc khủng hoảng.
Các biến số đƣợc xem là theo dõi tốt nhất trong dự đoán khủng hoảng theo mô
hình tiếp cận tín hiệu gồm có: sản lƣợng, xuất khẩu, biến động tỷ giá thực, giá cổ
phiếu, tỷ lệ tiền M2/dự trữ ngoại hối. Hơn nữa, về mặt trung bình, các chỉ số này và
những chỉ số khác cung cấp những tín hiệu đầy đủ để cho phép các biện pháp chính
sách dự phòng. Các nghiên cứu thực chứng không cung cấp sự ủng hộ cho vài chỉ số
đƣợc xem xét khác nhƣ: nhập khẩu, chênh lệch lãi suất huy động trong và ngoài nƣớc,
tỷ lệ Lãi suất cho vay/ lãi suất huy động, và tiền gửi ngân hàng. Nghiên cứu này cũng
cho biết mối liên hệ giữa khủng hoảng ngân hàng và khủng hoảng tiền tệ: nếu nhƣ biết
đƣợc các vấn đề liên quan đến hệ thống ngân hàng sẽ giúp cho việc dự đoán khủng
hoảng tiền tệ, mà cụ thể hơn là khủng hoảng cán cân thanh toán dễ dàng hơn.
Edison (2000) vận dụng các điểm chính trong nghiên cứu của Kaminsky,

Lizondo, Reinhart (1997) để xây dựng một mô hình nhằm phát hiện sớm những dấu


15

hiệu của khủng hoảng tiền tệ nói riêng và khủng hoảng tài chính nói chung. Trong
nghiên cứu của mình, Edison đã mở rộng phạm vi nghiên cứu bằng cách tăng thêm
quốc gia (Hàn Quốc, ..) và thêm một số biến giải thích thể hiện mối quan hệ quốc tế
giữa các quốc gia nhƣ sản lƣợng đầu ra (output) của Mỹ và các nƣớc G-7, giá dầu thế
giới..... Sau đó, ông kiểm tra sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu đƣợc tạo ra bởi sự
khác biệt do khu vực và do việc thay đổi trong cách định nghĩa khủng hoảng ở từng
quốc gia. Ông đã áp dụng một thuật toán để ƣớc tính khả năng xảy ra khủng hoảng
trong trƣờng hợp nghiên cứu ở nhiều quốc gia và kết hợp với thử nghiệm cho một khu
vực kinh tế cụ thể riêng biệt là Mexico. Ông sử dụng một mô hình hỗn hợp và cho ra
kết luận rằng có nhiều tín hiệu phát ra sai, nhƣng ông cũng thừa nhận giới hạn trong
nghiên cứu của mình nhƣ trong mẫu nghiên cứu có quá ít cuộc khủng hoảng, do đó để
có kết quả chính xác hơn thì cần tiếp tục nghiên cứu.
Uganda là một quốc gia mà khủng hoảng tiền tệ chƣa xuất hiện một cách rõ nét.
Tuy nhiên, nền kinh tế, tài chính của quốc gia này, theo nhận định của Heun và
Schlink (2004), cũng chứa đựng nhiều nguy cơ và dễ xuất hiện khủng hoảng. Các tác
giả đã sử dụng mô hình Signal Approach với 14 chỉ số là tỷ giá hối đoái thực, xuất
khẩu, sản lƣợng kinh tế thực, nhập khẩu, cán cân thƣơng mại, số nhân cung tiền M2,
dƣ thừa cung tiền M1 thực, tiền gửi ngân hàng, tỷ lệ lãi suất thực trong nƣớc và nƣớc
ngoài, lãi suất tiền gửi thực, tỷ lệ M2/dự trữ ngoại hối, tổng dự trữ ngoại hối và tỷ lệ
tín dụng nội địa và GDP danh nghĩa để đƣa ra đánh giá về khả năng phát sinh khủng
hoảng tiền tệ. Khi so sánh sự biến động của các chỉ số với ngƣỡng giá trị đƣợc trích ra
từ nghiên cứu của Kaminsky et al (1997), nhóm tác giả nhận thấy mô hình đã đƣa ra
đƣợc những kết quả phù hơp và có giá trị thực tiễn về nguy cơ xảy ra khủng hoảng tiền
tệ tại Uganda.
Phƣơng pháp tiếp cận tín hiệu cũng đƣợc đa số các nhà nghiên cứu trong nƣớc

vận dụng để ƣớc tính xác suất xảy ra khủng hoảng tiền tệ ở Việt Nam, nhƣ nghiên cứu
của Lê Thị Thùy Vân (2013) hay Võ Thị Thúy Anh, Trần Nguyễn Trâm Anh và Hà
Xuân Thùy (2016). Các tác giả này ƣớc lƣợng một chỉ số tổng hợp, từ đó tính xác suất
khủng hoảng. Chỉ số tổng hợp đƣợc xây dựng dựa trên giả định số lƣợng các chỉ số
phát tín hiệu cảnh báo khủng hoảng càng nhiều thì xác suất để cuộc khủng hoảng đó
xảy ra trên thực tế càng cao. Một chỉ số tổng hợp có thể là tổng thuần túy hoặc tổng có
trọng số của các giá trị nhị phân của tất cả các chỉ số cảnh báo đƣợc chọn (1 biểu thị


16

một tín hiệu cảnh báo và 0 biểu thị không có tín hiệu cảnh báo). Theo Võ Thị Thúy
Anh et al (2016), nhóm các biến số mà tác giả sử dụng trong nghiên cứu này là nhân tố
thuộc cán cân vãng lai (Current Account Indicators), nhân tố thuộc cán cân vốn
(Capital Account Indicators), nhân tố thuộc lĩnh vực thực (Real Sector Indicators) và
nhân tố thuộc lĩnh vực tài chính (Financial Sector Indicators). Các nhân tố thuộc về
môi trƣờng thể chế đƣợc bỏ qua do những nhân tố này thƣờng có tính ổn định cao,
không phù hợp với cách tiếp cận phi tham số. Còn trong Lê Thị Thùy Vân (2013), tác
giả cho rằng xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân vãng lai/dự trữ, cung tiền M2, tỷ giá hối
đoái thực giữa VNĐ/USD là những nhân tố ảnh hƣởng đến khủng hoảng tiền tệ. Kết
quả nghiên cứu của các tác giả trong nƣớc đều dự báo Việt Nam vẫn nằm trong vùng
rủi ro thấp của khủng hoảng tiền tệ trong vòng 24 tháng tiếp theo của kỳ xem xét.
1.2.2. Các nghiên cứu theo hƣớng tiếp cận tham số
Phƣơng pháp tiếp cận tham số là việc các nhà nghiên cứu sử dụng những mô
hình hồi qui tuyến tính hoặc phi tuyến để ƣớc lƣợng xác suất nhƣ mô hình Logit &
Probit. Điển hình cho xu hƣớng nghiên cứu này là Sachs, Tornell and Velasco (1996);
Eichengreen, Rose and Wyplosz (1995); Berg, Borensztein, Milesi-Feretti, Patillo
(1999); Bussiere và Frantzscher (2002); Fabio Comeli (2013, 2014)...
Sachs, Tornell và Velasco (1996) sử dụng phƣơng pháp hồi quy tuyến tính.
Trong nghiên cứu của mình, họ phân tích cuộc khủng hoảng Mexico giai đoạn 19941995 (còn đƣợc biết với tên gọi khủng hoảng Tequila). Trong mô hình, họ sử dụng ba

biến giải thích để xác định xem khả năng một quốc gia dễ bị tổn thƣơng nhƣ thế nào
khi có khủng hoảng: phần trăm thay đổi của i) tỷ giá hối đoái thực, ii) tỷ lệ đóng góp
của ngành ngân hàng trên khu vực tƣ nhân vào GDP nhƣ là đại diện cho khả năng
phục hồi và yếu kém của lĩnh vực ngân hàng, và iii) dự trữ ngoại hối. Biến phụ thuộc
là chỉ số khủng hoảng, là bình quân gia quyền của phần trăm thay đổi tỷ giá nội tệ so
với USD và phần trăm thay đổi dự trữ ngoại hối. Mô hình hồi quy tuyến tính cho ra kết
quả là một biến phụ thuộc bền vững và thậm chí những sự thay đổi rất nhỏ trong các
biến độc lập đều đƣợc phản ánh. Tuy nhiên, những tính chất phi tuyến thì không phản
ánh đƣợc. Các tác giả kết luận là sự kết hợp của tỷ giá hối đoái bị định giá cao, sự
bùng nổ cho vay và dự trữ ngoại hối thấp so với cam kết ngắn hạn của ngân hàng trung
ƣơng dẫn đến khủng hoảng. Tuy nhiên, nhóm tác giả cũng nhận thấy là các dữ liệu tài


17

khoản hiện tại, dòng chảy vốn và chính sách tài khóa không cung cấp đƣợc nhiều
thông tin trong việc giải thích nguyên nhân khủng hoảng.
Frankel và Rose (1996) đƣa ra định nghĩa khủng hoảng tiền tệ là “một sự giảm
giá danh nghĩa đồng nội tệ ít nhất 25% tƣơng ứng với sự gia tăng tỷ lệ khấu hao ít nhất
10%”. Phƣơng pháp đƣợc nhóm tác giả sử dụng để dự báo là mô hình Probit kết hợp
với hồi quy nhị phân để đo lƣờng 16 biến nhƣ sau: bảy biến hồi qui nợ, đƣợc đo lƣờng
bằng tỷ lệ phần trăm trong tổng nợ, gồm có: (1) nợ ngân hàng thƣơng mại; (2) nợ vay
ƣu đãi; (3) nợ lãi suất; (4) các khoản nợ ngắn hạn; (5) FDI; (6) nợ công; (7) nợ khác;
các biến do tác động bên ngoài gồm có:(1) tỷ lệ dự trữ quốc tế/ nhập khẩu hàng tháng;
(2) tỷ lệ phần trăm của tài khoản hiện hành so với GDP, (3) tỷ lệ phần trăm của nợ bên
ngoài so với GDP, (4) Tỷ lệ biến động tỷ giá; nhóm biến kinh tế vĩ mô trong nƣớc thì
bao gồm (1) Tỷ lệ phần trăm ngân sách chính phủ so với GDP và (2) Tỷ lệ tăng trƣởng
tín dụng trong nƣớc và (3) Tốc độ tăng trƣởng sản lƣợng thực tế bình quân đầu ngƣời.
Ngoài ra, còn có biến lãi suất nƣớc ngoài; tuy nhiên chỉ có bảy biến trong số mƣời sáu
biến có ý nghĩa thống kê, đa số các biến nợ đều không có ý nghĩa trong dự báo khủng

hoảng.
Fabio Comeli (2013) đã thu thập dữ liệu tháng của 29 nền kinh tế mở (emerging
market economies) trong thời gian từ tháng 01/1995 đến tháng 12/2012 (có cả Việt
Nam) nhằm ƣớc tính xác suất xảy ra khủng hoảng tiền tệ ở 29 quốc gia này. Các biến
giải thích mà tác giả sử dụng là tỷ lệ dự trữ ngoại hối/nợ ngắn hạn; tỷ lệ phần trăm của
cán cân vãng lai trong GDP; tăng trƣởng GDP thực; biến động tỷ giá hối đoái thực; tỷ
lệ tài sản ròng ngoại tệ/ GDP danh nghĩa và tỷ lệ tín dụng cá nhân/GDP danh nghĩa.
Kết quả thực nghiệm cho thấy khi so sánh các mô hình dự báo theo hƣớng tiếp cận
tham số và phi tham số ( xem F.Comeli (2013)) đã đƣa ra kết luận là tổng lỗi sai (total
misclassification error) của mô hình EWS tham số ít hơn ở mô hình EWS phi tham số,
và khi so sánh kết quả dự báo bằng mô hình Logit và mô hình Probit (xem F.Comeli
(2014)) thì cho kết quả dự báo cuối cùng là nhƣ nhau. Đồng thời, tác giả cũng nhận
thấy, tốc độ tăng trƣởng GDP thực tế cao hơn và tổng dự trữ ngoại hối ròng cao làm
giảm đáng kể xác suất xảy ra một cuộc khủng hoảng tiền tệ, trong khi mức tín dụng
cho khu vực tƣ nhân cao làm tăng nguy cơ này.
Trong nƣớc, dựa trên dữ liệu thu thập theo tháng từ tháng 01/1996 đến tháng
12/2009 và sử dụng mô hình hàm Logarit, Nguyễn Phi Lân (2011) cũng đã thiết lập


18

mô hình cảnh báo sớm rủi ro khủng hoảng tiền tệ với thời gian cảnh báo trong vòng 12
đến 24 tháng. Việc lựa chọn các biến độc lập (chỉ số cảnh báo tiền tệ) dựa trên các chỉ
số của Kaminsky và các cộng sự, các biến này phản ánh các yếu tố kinh tế gây ra rủi ro
khủng hoảng tiền tệ, bao gồm: tỷ giá hối đoái thực, tốc độ tăng trƣởng tín dụng nội địa,
thâm hụt tài khoảng vãng lai, dự trữ ngoại hối, tỷ lệ M2/Dự trữ ngoại hối, tỷ lệ xuất
khẩu, tỷ lệ Nợ nƣớc ngoài ngắn hạn/Dự trữ ngoại hối, tăng trƣởng kinh tế trong nƣớc,
tăng trƣởng kinh tế Mỹ và tốc độ tăng giá dầu thế giới. Biến phụ thuộc là chỉ số cảnh
báo khủng hoảng tiền tệ Crisis. Kết quả ƣớc lƣợng thực nghiệm cho thấy các chỉ số
cảnh báo đƣợc lựa chọn trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê cao ở mức 1, 5 và

10%. Từ kết quả này, tác giả đƣa ra nhận xét là những biến đƣợc sử dụng trong mô
hình là những nhân tố chính dẫn đến nguy cơ khủng hoảng tiền tệ ở Việt Nam và đồng
thời cũng nêu lên một số kiến nghị về chính sách để ngăn ngừa nguy cơ này trong bối
cảnh tình hình kinh tế tài chính – tiền tệ của Việt Nam còn nhiều yếu điểm.
Tóm lại, dựa trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nƣớc ở cả hai phƣơng pháp tiếp cận trên, tôi nhận thấy có thể phát triển mô hình để
nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến khủng hoảng tiền tệ dựa trên cơ sở vận dụng
mô hình tham số và chọn lựa, điều chỉnh các biến kinh tế vĩ mô gồm tỷ giá hối đoái
thực, xuất khẩu, tổng sản phẩm quốc nội GDP đại diện cho sản lƣợng thực trong nƣớc,
nhập khẩu, cán cân thƣơng mại, số nhân cung tiền M2, dƣ thừa cung tiền M1 thực, tiền
gửi ngân hàng, tỷ lệ lãi suất thực trong nƣớc và nƣớc ngoài, lãi suất tiền gửi thực, tỷ lệ
M2/dự trữ ngoại hối, tổng dự trữ ngoại hối và tỷ lệ tín dụng nội địa và GDP danh
nghĩa để tiến hành nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chƣơng 1, luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết về khủng
hoảng tiền tệ. Trọng tâm của chƣơng là giới thiệu các mô hình lý thuyết cũng nhƣ mô
hình thực nghiệm về khủng hoảng tiền tệ đã đƣợc nghiên cứu trên thế giới và đƣợc vận
dụng ở Việt Nam. Trong chƣơng này, tác giả cũng đã giới thiệu tổng quan nghiên cứu
thực nghiệm về khủng hoảng đã đƣợc thực hiện trên thế giới cũng nhƣ tại Việt Nam,
giới thiệu các biến số và các mô hình đã đƣợc sử dụng để nghiên cứu khủng hoảng.
Những nội dung đƣợc đề cập ở chƣơng này là cơ sở để tác giả thiết kế mô hình nghiên
cứu, phân tích kết quả và rút ra đƣợc các khuyến nghị hợp lý cho các chủ thể có liên
quan.


×