Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG: Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục; vận động người dân bảo vệ môi trường cho cấp cán bộ quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.11 KB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯƠNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO
THỰC TẬP TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG
Họ và tên

: Dương Thành Luân

Lớp

: DH4QM2

Mã số SV

: DC00203603

Giảng viên hướng dẫn : ThS.Bùi Thị Thu Trang

HÀ NỘI, 15/05/2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯƠNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỀ CƯƠNG
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NÂNG CAO NHẬN THỨC
CHO CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG



HÀ NỘI, 15/05/2017


MỤC LỤC
1.Phân tích tình hình..............................................................................................1
2.Phân tích đối tượng............................................................................................3
3.Mục tiêu của buổi tập huấn................................................................................4
4.Kế hoạch, nội dung chương trình, nội dung bài giảng.......................................5
4.1. Kế hoạch tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ
môi trường.............................................................................................................5
4.2. Nội dung chương trình tập huấn.....................................................................6
4.3. Nội dung bài giảng.........................................................................................7
4.3.1. Đối tượng 1 : Chủ tịch, các phó chủ tịch, các cán bộ làm môi trường cấp
xã và cấp huyên tại huyện đảo Cát Hải.................................................................7
4.3.2. Đối tượng 2 : Các chủ tàu vận chuyển khách du lịch, các công ty du lịch,
các chủ nhà hàng, khách sạn, chủ lồng bè nuôi hải sản,.......................................7
5. Kinh phí.............................................................................................................8
5.1 Nguồn kinh phí................................................................................................8
5.2 Cơ sở lập dự toán kinh phí..............................................................................8
5.3 Tổng kinh phí thực hiện..................................................................................9
6. Phụ lục...............................................................................................................9


1.Phân tích tình hình
Du lịch đã và đang trở thành một nhu cầu trong đời sống văn hoá xã hội của con
người. Trong những năm gần đây, hoà chung vào xu thế phát triển của ngành du lịch
thế giới, du lịch cuả Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, dần tạo lập được
vị thế trong khu vực cũng như trong con mắt bạn bè quốc tế, đóng góp một phần đáng
kể trong phát triển kinh tế xã hội đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực mà
du lịch đem lại thì du lịch cũng đang bộc lộ những mặt trái tác động không nhỏ đến tài

nguyên môi trường.
Hải Phòng là thành phố cảng biển có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, du lịch
nhân văn phong phú, đặc sắc cùng các hệ sinh thái, hệ động thực vật đa dạng và điển
hình. Hải phòng từ lâu đã được biết đến với khu du lịch Đồ sơn và Cát Bà mang tầm
cỡ quốc gia và quốc tế.
Quần đảo Cát Bà thuộc huyện đảo Cát Hải, nằm cách trung tâm thành phố Hải
phòng khoảng 60 km về phía đông. Cát Bà - quần đảo đẹp thơ mộng đã từng làm đắm
say bao du khách khi đặt chân tới mảnh đất này bởi một khí hậu vô cùng trong lành,
một khung cảnh thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ. Trên đảo còn lưu giữ được những cánh
rừng nguyên sinh nhiệt đới điển hình, các loài động thực vật quý hiếm cùng hàng trăm
thung lũng núi đá,hang động có giá trị du lịch cao. Với những giá trị to lớn đặc sắc về
cảnh quan và nguồn tài nguyên, ngày 2-12-2004 Cát Bà đã chính thức được tổ chức
UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Tuy nhiên, vùng đảo ngọc Cát Bà hiện không còn xanh, trong như vốn có, mà đang
bị nguy cơ ô nhiễm môi trường hệ sinh thái nghiêm trọng, bởi tốc độ đô thị hóa nhanh,
cùng với sự phát triển ồ ạt của các loại hình dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản... Mỗi
ngày trung bình ước tính Cát Bà có tới cả nghìn du khách đến và đi; hàng trăm phương
tiện khai thác thủy sản, tàu chở khách cập bến, mang theo đủ loại, nào “rác” của du
khách, xác tôm, cá, tu hài chết, dầu loang nổi váng cả mặt nước. Mặc dù huyện Cát
Hải đã nỗ lực rất nhiều trong việc thu gom, xử lý rác thải,nước thải nhưng tình trạng ô
nhiễm môi trường hệ sinh thái vùng ven bờ của đảo Cát Bà chưa được cải thiện, thậm

1


chí còn gia tăng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của người dân sở tại,
cũng như làm cạn kiệt nguồn thủy sinh.
Chỉ trong vài năm ngắn ngủi trở lại đây, rác thải đã tràn ngập các bãi biển, từ vỏ
chai lọ cho đến túi nilon, đồ ăn… Thậm chí, số rác thải này còn trôi nổi trên mặt nước.
Lượng rác dập dìu trên mặt biển nhiều đến mức khiến du khách sợ hãi, không dám

xuống biển để tắm. Cùng với rác thải, nước thải cũng đang là vấn đề đáng lo ngại cho
huyện đảo Cát Hải hiện nay. Một số chủ nhà hàng, khách sạn đã lén lút đấu nối đường
nước xả thải của nhà hàng, khách sạn mình với hệ thống tiêu thoát nước mặt (nước
mưa) của huyện Cát Hải để đổ trực tiếp ra biển. Các đối tượng đã tiến hành làm những
cống ngầm, dây dẫn để đấu nối, thải chung. Nước chảy từ các cống này được dẫn
thẳng ra biển, thường có màu đen đặc, bốc mùi, lẫn nhiều tạp chất.
Không những vậy, hiện nay không dưới 10 nhà hàng, bè nổi đang hoạt động trên
các vịnh của huyện đảo Cát Hải cũng “góp phần” đáng kể vào sự gia tăng ô nhiễm
nguồn nước. Ước tính mỗi ngày cao điểm, một nhà bè có thể đón và phục vụ tới 200
suất ăn. Hiện tại các nhà hàng nổi chưa có hệ thống thu gom rác thải nên hầu hết các
chất thải đều được đổ trực tiếp xuống vịnh, cộng thêm một số hộ dân sống trên thuyền,
hàng ngày mọi thứ sinh hoạt rác thải đều được vứt hết xuống biển, trong khi đó hệ
thống thu gom rác lại không đủ để rác thải nổi trên mặt nước làm ô nhiễm môi trường
cũng như cảnh quan khu du lịch, ảnh hưởng không nhỏ đến ấn tượng của khách du
lịch.Thêm vào đó, dưới các nhà hàng, bè nổi là những ô lồng nuôi thả đa dạng hải sản
để phục vụ nhu cầu thực khách, gây quan ngại về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với du
khách đến đây nghỉ dưỡng.
Sự phát triển ồ ạt của hệ thống lồng bè trên vịnh đang gây ô nhiễm môi trường nơi
đây. Lan Hạ là vịnh nguyên sơ đẹp nhất và hút du khách nhất, nhưng lại đang phải chịu
sự quá tải về chất thải và rác thải từ những lồng bè nuôi hải sản. Chưa bao giờ lồng bè
nuôi hải sản lại" nở rộ" như hiện nay, không theo một trật tự nào, phá vỡ cảnh quan
môi trường sinh thái vùng biển đảo. Hiện trên vịnh Lan Hạ có khoảng hơn 700 lồng bè
các loại, trong đó có không dưới 150 lồng bè vô chủ, đang trong thời kỳ xuống cấp,
mục nát, gây khó khăn cho huyện Cát Hải trong việc xử lý, di dời. Nguy hại nhất là
các chủ hộ do tiết kiệm kinh phí đầu tư đã không sử dụng vật liệu nâng nổi bè bằng

2


hợp chất Composit mà dùng các phao xốp rẻ tiền, phân hủy nhanh, càng làm cho môi

trường nước thêm ô nhiễm.
Phát triển du lịch, triển kinh tế xã hội là nhu cầu chính đáng của người dân cũng
như của huyện đảo Cát Hải. Nhưng du lịch phát triển, kinh tế phát triển, xã hội phát
triển mà môi trường bị hủy hoại thì có đáng để đánh đổi hay không? Chính vì vậy
chính quyền địa phương nên tổ chức buổi tập huấn để nâng cao nhận thức cho người
dân về bảo vệ môi trường ben viển tại huyện đảo Cát Hải nhằm tuyên truyền cũng như
cung cấp thêm kiến thức cho bà con nơi đây để họ có thể vừa phát triển kinh tế vừa giữ
gìn, bảo vệ được môi trường.
2.Phân tích đối tượng
 Đối tượng tham gia buổi tập huấn






Các cán bộ làm tại phòng môi trường của huyện đảo Cát Hải
Các cán bộ làm tại UBND huyện và UBND xã
Các chủ tàu vận chuyển khách du lịch
Các chủ nhà hàng,khách sạn,chủ lồng bè nuôi hải sản,…
Các công ty du lịch

 Trình độ nhận thức
-

Đối với cán bộ : Cao
Đối với hội phụ nữ; đoàn thanh niên; chủ nhà hàng,khách sạn,chủ lồng
bè nuôi hải sản,…..; các chủ tàu vận chuyển khách du lịch;các công ty du
lịch : Vừa


 Dân tộc : Kinh
 Ngôn ngữ truyền thông : Tiếng Kinh
 Tỷ lệ Nam/Nữ : 3/2

3


3.Mục tiêu của buổi tập huấn
 Về kiến thức:
 80% đối tượng tham gia buổi tập huấn biết được tổng quan về hiện trạng
môi trường tại huyện đảo Cát Hải
 80% đối tượng tham gia buổi tập huấn thấy được sự cần thiết của việc
bảo vệ môi trường tại địa phương.
 75% đối tượng tham gia buổi tập huấn nắm được một số biện pháp bảo
vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm.
 75% đối tượng tham gia buổi tập huấn thấy được lợi ích của việc phát
triển du lịch bền vững
 Lập, xây dựng và tổ chức một chiến dịch truyền thông môi trường
 Về kĩ năng:
 50% đối tượng tham gia tập huấn biết thực hiện các thủ tục hành chính
trong quản lý môi trường
 Kiểm soát, phát hiện các nguồn gây ô nhiễm gây ô nhiễm môi trường
 Xây dựng một kế hoạch giáo dục, tuyên truyền kiến thức, pháp luật về
bảo vệ môi trường.
 Về thái độ:
 75% đối tượng tham gia buổi tập huấn có nhận thức đúng đắn về việc
bảo vệ môi trường tại địa phương nơi mình sinh sống.
 65% đối tượng tham gia buổi tập huấn có thái độ tích cực trong thực hiện
công tác tuyên truyền mọi người cùng nhau thực hiện bảo vệ môi trường.
 65% đối tượng tham gia buổi tập huấn có nhận thức đúng đắn về việc

phát triển du lịch theo hướng bền vững
 Góp phần truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo
vệ môi trường tại huyện đảo.
 Góp phần bảo vệ môi trường tại huyện đảo.

4.Kế hoạch, nội dung chương trình, nội dung bài giảng
4.1. Kế hoạch tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ môi
trường

STT

Đối tượng

Thời

gian

4

tổ Số

lượng Địa điểm tổ


chức

học viên

Sáng thứ 7; 50


chức

Đối

Đ/c Chủ tịch,các phó chủ

Hội

trường

tượng

tịch, các cán bộ làm môi ngày 03/06/2017

UBND Huyện

1

trường cấp xã và cấp

đảo Cát Hải

huyên tại huyện đảo Cát
Hải
Đối

Lớp 1 :

Chiều


tượng
2

thứ

7, 50

ngày 03/06/2017
Các công ty du lịch

Hội

trường

UBND Huyện
đảo Cát Hải

Các chủ tàu vận chuyển
khách du lịch
Lớp 2 :

Sáng chủ nhât, 50

Hội

ngày 03/06/2017

UBND Huyện

Các chủ nhà hàng, khách


trường

đảo Cát Hải

sạn,chủ lồng bè nuôi hải
sản,.. tại huyện đảo Cát
Hải

4.2. Nội dung chương trình tập huấn

Thời gian

Nội dung

Đơn vị thực hiện

7h00 – 7h30

Phát tài liệu, ổn định chỗ ngồi

Phòng TNMT huyện Cát Hải

Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu

Phòng TNMT huyện Cát Hải

(13h30 – 14h00)
7h30 – 7h40


5


(14h00 – 14h10)
7h40 – 8h45

Chuyên đề tập huấn

Giảng viên trường ĐH TN
và MT Hà Nội

(14h10 – 15h15)
8h45 – 9h00

Nghỉ giải lao, uống nước

Phòng TNMT huyện Cát Hải

Chuyên đề tập huấn

Giảng viên trường ĐH TN

(15h15 – 15h30)
9h00 – 10h15

và MT Hà Nội
(15h30 – 16h45)
10h15 – 11h00

Hỏi, đáp thắc mắc


Giảng viên trường ĐH TN
và MT Hà Nội

(16h45 – 17h30)

4.3. Nội dung bài giảng
4.3.1. Đối tượng 1 : Chủ tịch, các phó chủ tịch, các cán bộ làm môi trường cấp xã
và cấp huyên tại huyện đảo Cát Hải
Chuyên đề 1 : Tập huấn nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục; vận động người
dân bảo vệ môi trường cho cấp cán bộ quản lý
-

Giảng viên : ThS.Bùi Thị Thu Trang, Giảng viên khoa Môi trường, trường đại

-

học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Nội dung chuyên đề :
 Tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, giáo dục; vận động người dân
bảo vệ môi trường.
 Khó khăn trong công tác tuyên truyền, giáo dục; vận động người dân bảo
vệ môi trường.

6


 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục; nâng cao
nhận thức về bảo vệ môi trường
( Nội dung chi tiết xem trong Phụ lục1A đính kèm )

4.3.2. Đối tượng 2 : Các chủ tàu vận chuyển khách du lịch, các công ty du lịch,
các chủ nhà hàng, khách sạn, chủ lồng bè nuôi hải sản,..
Chuyên đề 2 : Tập huấn nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững cho cộng
đồng
-

Giảng viên : Giảng viên : ThS.Vũ Văn Doanh, Giảng viên khoa Môi trường,
trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Nội dung chuyên đề :
 Tiềm năng phát triển du lịch tại Cát Bà
 Những lợi ích của việc phát triển du lịch bền vững đem lại
 Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình phát triển du lịch bền vững tại
địa phương hiện nay
- Rác thải
- Nước thải
- Cở sở hạ tầng
 Giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển du lịch bền vững tại địa phương

( Nội dung chi tiết xem trong Phụ lục1B đính kèm )
5. Kinh phí
5.1 Nguồn kinh phí
Do ngân sách nhà nước cấp, được bố trí trong nguồn kinh phí sự nghiệp môi
trường của huyện Cát Hải – Thành phố Hải Phòng
5.2 Cơ sở lập dự toán kinh phí
- Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 09 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định
việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

7



- Thông tư 123/2009/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài chính quy định
nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo
trình các môn học đối với các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên
nghiệp
- Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế
độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và
đơn vị sự nghiệp công lập
- Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài
chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh
phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật và chuẩn
tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở
- Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 của
Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn định mức xây dựng,
phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử
dụng ngân sách nhà nước.
- Thông tư 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/05/2007 về Hướng dẫn định mức
xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ
sử dụng ngân sách nhà nước.
- Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30 tháng 03 năm 2010 của
Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự
nghiệp môi trường
5.3 Tổng kinh phí thực hiện
Ghi bằng số:40.100.000 đồng.
Ghi bằng chữ: Bốn mươi triệu một trăm nghìn đồng..
( Nội dung chi tiết xem trong Phụ lục 2 đính kèm )
6. Phụ lục

8



PHỤ LỤC 1A
Chuyên đề : Tập huấn nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục; vận động người dân
bảo vệ môi trường cho cấp cán bộ quản lý

MỤC LỤC

1.Tính cấp thiết của chương trình tập huấn........................................................................1
2. Thực trạng tuyên truyền, giáo dục; vận động người dân bảo vệ môi trường tại địa
phương............................................................................................................................... 1
3. Nội dung chính của chuyên đề.......................................................................................2
CHƯƠNG I: TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO
DỤC, VẬN ĐỘNG NGƯỜI DÂN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG...........................................2
CHƯƠNG II : KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN , GIÁO DỤC,
VẬN ĐỘNG NGƯỜI DÂN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.....................................................3
CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN
TRUYỀN, GIÁO DỤC, VẬN ĐỘNG NGƯỜI DÂN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG..............4
4. Kiến nghị........................................................................................................................ 6
5. Tài liệu tham khảo..........................................................................................................6



1.Tính cấp thiết của chương trình tập huấn
Ngày nay vấn đề ô nhiễm môi trường đang là vấn đề quan trọng của toàn xã
hội. một trong những giải pháp để ngăn ngừa các vấn đề môi trường là phải trực tiếp
làm thay đổi nhận thức cộng đồng về môi trường và việc bảo vệ môi trường sống xung
quanh. Vì vậy, công tác giáo dục môi trường được quan tâm và đẩy mạnh phát triển
trong nhiều năm qua. Trong đó, nhóm cán bộ quản lý là thành phần quan trọng cần
nắm vững về công tác môi trường. vì họ là người trực tiếp đưa ra các quyết định ảnh
hưởng đến từng khía cạnh xã hội, do đó nắm vững kiến thức về môi trường là yếu tố

quan trọng giúp đưa ra các quyết định đúng đắn, giúp đất nước ngày càng phát triển.
Hiện nay Việt Nam đang trong giai đoạn Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa mạnh mẽ,
việc phát triển kinh tế cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ môi trường càng gặp nhiều khó
khăn, thách thức. việc bồi dưỡng kiến thức môi trường cho cán bộ làm công tác quản
lý trở nên quan trọng và cấp bách. Nếu người cán bộ có chuyên môn cao kết hợp với
kiến thức môi trường vững vàng, sẽ giúp ích trong việc bảo vệ môi trường đồng thời
với phát triển kinh tế xã hội, góp phần vào công cuộc phát triển bền vững.
Chính vì vậy hôm nay chúng tôi thực hiện chương trình tập huấn : “Nâng cao
hiệu quả tuyên truyền, giáo dục; vận động người dân bảo vệ môi trường cho cấp
cán bộ quản lý ’’. Thông qua những kiến thức được tích hợp trong nội dung tài liệu
tập huấn, các cán bộ quản lý sẽ nhận thức được vai trò quan trọng của mình trong công
tác bảo vệ môi trường cũng như vai trò của môi trường đối với sự phát triển đất nước
cũng như tại địa phương, qua đó góp phần thay đổi các tác động tiêu cực đối với môi
trường do hoạt động phát triển du lich, phát triển kinh tế xã hội gây ra.
2. Thực trạng tuyên truyền, giáo dục; vận động người dân bảo vệ môi trường tại
địa phương
Trong thời gian qua, hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo
vệ môi trường đã được các cấp, ngành, địa phương quan tâm và thu được một số thành
quả khả quan góp phần nâng cao nhận thức của mọi người. Hình thức tuyên truyền,
giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường đã đa dạng hơn; nguồn lực đầu tư
cho hoạt động nêu trên được tăng cường; sự phối hợp giữa địa phương và trung ương


trong đào tạo, tập huấn, nâng cao kỹ năng truyền thông cho cán bộ làm công tác trong
lĩnh vực môi trường ngày càng chặt chẽ.
Tuy nhiên, nguồn nhân lực làm công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp
luật về bảo vệ môi trường còn hạn chế : Thiếu cả về số lượng và còn hạn chế về kỹ
năng truyền thông nên hiệu quả truyền thông còn hạn chế, kết quả chưa đạt được như
mong muốn; triển khai các hoạt động tuyên truyền pháp luật bảo vệ môi trường chưa
thường xuyên, mới tập trung vào các dịp có ngày về môi trường; chưa chú ý đến chiều

sâu, hình thức tuyên truyền chưa phong phú; ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi
trường của người dân và doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường,
nhiều doanh nghiệp vẫn cố tình né tránh đầu tư các công trình bảo vệ môi trường, vi
phạm pháp luật bảo vệ môi trường; nhận thức của cộng đồng về sử dụng hợp lý, tiết
kiệm tài nguyên thiên nhiên chưa cao, chưa quan tâm nhiều tới biến đổi khí hậu; chưa
tạo được thói quen sử dụng tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, năng lượng trong cộng đồng;
hoạt động giám sát chấp hành luật pháp về môi trường hiệu quả chưa cao; hoạt động
phối hợp tuyên truyền, vận động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường còn chưa
thường xuyên, chưa có chiều sâu.
3. Nội dung chính của chuyên đề
CHƯƠNG I: TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO
DỤC, VẬN ĐỘNG NGƯỜI DÂN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Hiện nay, bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu cần sự phối hợp, chung
tay của tất cả các quốc gia trên thế giới và cả loài người. Vấn đề ô nhiễm môi trường,
lỗ thủng tầng ozôn, biến đổi khí hậu toàn cầu, hiệu ứng nhà kính, nước biển dâng …
đang từng ngày, từng giờ tác động xấu đến cuộc sống, sinh hoạt của con người. Để
phòng ngừa, ứng phó với những vấn đề trên, các quốc gia đã cùng nhau thảo luận,
thống nhất đưa ra những quy định chung làm căn cứ để mỗi nước có nghĩa vụ chấp
hành, tuân thủ. Căn cứ vào luật pháp quốc tế và điều kiện thực tế về điều kiện tự
nhiên, kinh tế- xã hội, phong tục tập quán riêng của mỗi nước… đã xây dựng, ban
hành Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành để điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân,
tổ chức. Nhưng để các văn bản pháp luật mới ban hành đi vào cuộc sống thì cần phải
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục để mọi người biết và thực hiện; khi hiểu rõ, hiểu đúng
các quy định của pháp luật thì hành động mới đúng; tư tưởng có thông thì hiệu quả


công việc mới cao (kinh nghiệm đã đúc kết rằng: tư tưởng không thông, vác bình tông
không nổi). Nhận thức đúng về tầm quan trọng của tuyên truyền, giáo dục, nâng cao
nhận thức về bảo vệ môi trường nên Đảng và Nhà nước ta đã quy định cụ thể trong các
chủ trương, đường lối, nghị quyết và các văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể:

-

Khoản 1 Điều 6 và Điều 154, Luật Bảo vệ môi trường 2014
Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giải
pháp đầu tiên được nêu ra là: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng

-

cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường”.
Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo

-

dục quốc dân”.
Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ
về “Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến

-

năm 2020”.
Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành “Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam” (Chương
trình nghị sự 21 của Việt Nam).

CHƯƠNG II : KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN , GIÁO
DỤC, VẬN ĐỘNG NGƯỜI DÂN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
-


Truyền thông môi trường là một công việc khó và hiệu quả khó định lượng (nói
chưa chắc đã nghe; nghe chưa chắc đã hiểu; hiểu chưa chắc đã làm; làm rồi nhưng
chưa chắc đã duy trì); sự chuyển biến về nhận thức của mỗi người trong công tác
bảo vệ môi trường cần có thời gian, quá trình dài, phải tuyên truyền, tác động
nhiều lần, thay đổi nhận thức dần dần.

-

Nói bao giờ cũng dễ hơn làm. Những trở ngại trong việc nói và nghe thông thường
bắt nguồn từ các vấn đề cần truyền tải. Nội dung của các vấn đề cần truyền tải có
tính phức tạp trong kỹ năng, phương pháp hay kỹ thuật sử dụng để truyền tải lại
không phù hợp nên ngăn cản quá trình nói và nghe. Ngôn ngữ và tư duy giữa
người phát và người nhận không đồng nhất sẽ gây trở ngại cho việc nghe và hiểu.
Việc thiếu tin tưởng và khoảng cách về xã hội – văn hoá giữa người nghe và người
truyền đạt có thể làm cho cái hiểu không thể biến thành cái được chấp nhận. Từ


chỗ chấp nhận đến chỗ làm thực sự bao giờ cũng gặp nhiều khó khăn về cơ chế, tài
chính, kỹ thuật, nguồn lực và thói quen khác nhau khiến cho người đã thay đổi
nhận thức và có ý định thay đổi hành vi không có điều kiện để thay đổi. Từ chỗ
hành động đi đến duy trì hành động đó lại càng khó hơn nữa do nhiều vấn đề như
biến động thể chế, kinh tế và xã hội.
-

Truyền thông nói chung và truyền thông môi trường nói riêng là một tiến trình, nó
không chỉ dừng lại ở từng chiến dịch truyền thông hay một cuộc vận động. Các
thông tin truyền đạt được vẫn tiếp tục được truyền đi trong cộng đồng, từ người
này qua người khác với nhiều cách hiểu, diễn giải, tóm lược khác nhau. Trong quá
trình lan truyền như vậy, thông tin sẽ bị sai lệnh nhiều thậm chí nhiều khi khác hẳn
với thông tin ban đầu. Điều này làm hiệu quả của việc truyền thông trở nên hạn

chế

-

Do nguồn nhân lực và tổ chức truyền thông vừa thiếu, vừa yếu.

-

Do nguồn lực về tài chính còn hạn hẹp nên chưa khuyến khích truyền thông môi
trường.

-

Chưa đổi mới nội dung, phương thức truyền thông môi trường.

-

Thiếu kiểm tra, tổng kết, khen thưởng.

CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN
TRUYỀN, GIÁO DỤC, VẬN ĐỘNG NGƯỜI DÂN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
-

Tăng cường sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể và
các tổ chức chính trị- xã hội trong việc tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi
trường. Hàng năm tiến hành sơ kết, tổng kết việc thực hiện chương trình phối hợp
đã ký kết của phòng Tài nguyên và Môi trường với các tổ chức chính trị – xã hội,
đoàn thể (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên…).

-


Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn kiểm tra việc chấp hành
pháp luật về BVMT đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và mọi công dân,
trong đó, đặc biệt chú trọng nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân
dân về tác hại của các hành vi phạm tội và các hành vi vi phạm pháp luật về môi
trường


-

Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường
cho các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư và chú trọng tuyên truyền, vận động
đối với đội ngũ quan chức, người lãnh đạo để họ nhận thấy tầm quan trọng của
hoạt động truyền thông pháp luật về bảo vệ môi trường.

-

Đào tạo nâng cao năng lực, kỹ năng truyền thông môi trường cho tuyên truyền
viên môi trường; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa Trung tâm đào
tạo và truyền thông môi trường thuộc Tổng cục môi trường với các cơ quan quản
lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở địa phương; tạo cơ hội tiếp cận thông tin,
cung cấp, trao đổi, chia sẻ thông tin, tài liệu truyền thông môi trường thường
xuyên, chính xác, kịp thời.

-

Nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ tuyên truyền viên về môi trường trong
mạng lưới tuyên truyền của huyện: Củng cố đội ngũ, tập huấn nâng cao kỹ năng
nghiệp vụ, có cơ chế, chính sách cho đội ngũ báo cáo viên nêu trên.


-

Phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về
vấn đề BVMT nhằm góp phần nâng cao nhận thức và xây dựng ý thức tự giác cho
mỗi chủ thể xã hội tham gia và chấp hành đúng các quy định về BVMT

-

Tăng nguồn chi ngân sách hàng năm cho hoạt động truyền thông môi trường đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ truyền thông môi trường; tăng cường cơ sở vật chất, trang
thiết bị để đáp ứng yêu cầu các hoạt động truyền thông môi trường.

-

Nghiên cứu, đổi mới nội dung, phương thức truyền thông môi trường theo hướng
thiết thực, hiệu quả, phong phú, hấp dẫn, phù hợp, đồng bộ với xu thế truyền thông
Online hiện nay.

-

Xây dựng các chương trình, Dự án, Kế hoạch truyền thông môi trường đảm bảo
tính thiết thực, khả thi. Tìm kiếm nguồn tài trợ và hướng tới xã hội hóa hoạt động
bảo vệ môi trường.

-

Nghiên cứu, đưa nội dung giáo dục về bảo vệ môi trường vào trong chương trình
học của các cấp.

-


Đối với cơ quan truyền thông đại chúng: Phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý
nhà nước về Môi trường và các tổ chức chính trị-xã hội để đưa tin về các hoạt
động bảo vệ môi trường; xây dựng chuyên mục, chuyên đề, phóng sự về môi


trường, tăng thời lượng và bố trí thời gian phát sóng hợp lý; đa dạng hóa hình thức
và nội dung truyền thông môi trường; đưa tin chính xác, thường xuyên và kịp thời;
phát hiện và kiên quyến đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường….
4. Kiến nghị
- Sau buổi tập huấn hôm nay, hi vọng các đồng chí có mặt ở đây hiểu hơn về tầm quan
trọng của việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.
- Đề nghị các lãnh đạo cấp cao của huyện cũng như của các xã sẽ có các biện pháp
hiệu quả để góp phần tuyên truyền , giáo dục cho người dân tại huyện Cát Hải, góp
phần bảo vệ môi trường nơi đây.
- Phối hợp thực hiện với sở tài nguyên môi trường thành phố Hải Phòng tổ chức các
hoạt động về môi trường như : tuyên truyền giáo dục môi trường cho người dân, tổ
chức các cuộc thi,….
- Hỗ trợ kinh phí và nguồn lực để tiến hành tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức
về bảo vệ môi trường cho người dân.
- Các cán bộ môi trường phải có trách nhiệm xây dựng các kế hoạch tuyên, truyền giáo
dục cụ thể phù hợp với địa phương để đạt hiệu quả một cách cao nhất.
- Các đoàn viên thanh niên, hội phụ nữ có trách nhiệm tuyên truyền giáo dục nâng cao
nhận thức cho người dân tại khu vực mình sinh sống, góp phần bảo vệ môi trường nơi
đây.
5. Tài liệu tham khảo
/>
/> />


/> />

PHỤ LỤC 1B
Chuyên đề : Tập huấn nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững cho cộng
đồng

MỤC LỤC

1.Tính cấp thiết của chuyên đề...........................................................................................1
2. Thực trạng phát triển du lịch tại địa phương..................................................................2
3. Nội dung chính của chuyên đề.......................................................................................5
CHƯƠNG I : TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CÁT BÀ................................5
CHƯƠNG II : NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
ĐEM LẠI........................................................................................................................... 6
CHƯƠNG III : NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT
TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG HIỆN NAY.....................................6
2.1. Rác thải....................................................................................................................... 6
2.2. Nước thải..................................................................................................................... 7
2.3. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật..............................................................................................8
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN
VỮNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG...............................................................................................9
4. Kiến nghị...................................................................................................................... 10
5. Tài liệu tham khảo........................................................................................................10


1.Tính cấp thiết của chuyên đề
Trong mỗi chúng ta đã có ai thực sự hiểu du lịch bền vững là gì? Trước đây khái
niệm du lịch bền vững vẫn còn rất xa lạ với tất cả mọi người, nhưng trong những năm
gần đây môi trường ở các khu du lịch đang dần bị suy thoái và ô nhiễm một cách
nghiêm trọng chính vì vậy du lịch bền vững đang trở lên ngày một quen thuộc hơn.

Theo tổ chức du lịch thế giới thì “Du lịch bền vững là du lịch mà giảm thiểu các chi
phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng
địa phương và có thể được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn
lợi mà nó phụ thuộc vào”.
Sự phát triển với quy mô lớn và tốc độ nhanh, mạnh của du lịch Hải Phòng cũng
như du lịch Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang gây ra những bất cập,
những hạn chế về môi trường. Du lịch ngày càng phát triển nhưng kéo theo đó là bao
nhiêu vấn đề về môi trường như : ô nhiễm đất, nước, không khí, hệ sịnh thái ,… các
khu du lịch, các điểm du lịch đang dần bị mất đi vẻ đẹp và sự hấp dẫn của nó. Đứng
trước một thực tế như vậy, để có thể phát triển ngành du lịch thì những vần đề về môi
trường cũng cần phải được đạt ra và giải quyết một cách nghiêm túc, đầy đủ sao cho
vừa phát triển , vừa khai thác với hiểu quả cao nhất về du lịch nhưng lại phải đảm bảo
sự phát triển lâu dài.
Môi trường du lịch có hâp dẫn khách du lịch hay không trước tiên phải kể đến các
yếu tố tài nguyên du lịch. Khách du lịch đến mục đích của họ là tham quan, để thoả
mãn" con mắt" của họ. Khi mà đời sống của con người ngày càng tăng thì nhu cầu đi
du lịch của người ta càng cao. Quanh năm suốt tháng phải tiếp xúc với bụi bẩn, ồn ào
của chốn đô thị, những ngày nghỉ con người ta muón thoát khỏi cuộc sống bình thường
đó, và họ đi du lịch. Chỉ đến những nơi có thiên nhiên đẹp, trong lành và yên tĩnh sẽ
thoả mãn được nhu cầu của họ. Chính vì điều đó, môi trường rất quan trọng trong kinh
doanh du lịch.
Du lịch và môi trường có mối quan hệ rất gắn bó với nhau, cũng như mối quan hệ
giữa con người và môi trường. Môi trường cung cấp nơi cư trú và các điều kiện cho
cuộc sống con người và muôn loài sinh vật; môi trường cũng là nơi tiếp nhận, lưu trữ
và xử lý những gì mà con người và các sinh vật khác thải ra. Chừng nào còn giữ được

1


sự cân bằng giữa các quá trình đó thì sự sống trong thiên nhiên và cuộc sống của con

người vẫn có thể tiếp tục duy trì bình thường. Nhưng nếu sự cân bằng đó bị phá vỡ mà
chủ yếu do con người gây ra, thì việc duy trì sự sống và cuộc sống bị đe doạ. Hoạt
động du lịch có tác động đến môi trường về nhiều mặt. Do nhu cầu phát triển du lịch,
nhiều diện tích đất đai bị khai phá để xây dựng cơ sở hạ tầng, như làm đường giao
thông, khách sạn, các công trình thể thao, các khu vui chơi giải trí. . . Điều đó gây phá
hoại hoặc làm tổn hại tới cảnh quan thiên nhiên, các hệ sinh thái.
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mà sự tồn tại của nó gắn liền với môi trường, nên
môi trường du lịch có tác động qua lại với tất cả các yếu tố của môi trường chung. Sự
suy giảm của môi trường nói chung ở một khu vực đồng nghĩa với sự đi xuống của
hoạt động du lịch cũng như chất lượng của môi trường du lịch ở khu vực đó.
Chính vì vậy hôm nay chúng tôi thực hiện chương trình tập huấn “Tập huấn nâng
cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững cho cộng đồng’’ nhằm cung cấp cho
mọi người thêm thông tin về việc áp dụng phát triển du lịch bền vững tại địa phương
để mọi người vừa có thể phát triển du lịch một cách lâu dài và bền vững vừa có thể
bảo vệ môi trường hệ sinh thái nơi đây.
2. Thực trạng phát triển du lịch tại địa phương
Cát Bà có vị trí rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Đảo Cát Bà là đảo lớn nhất và
đẹp nhất trong quần thể đảo của vịnh Hạ Long nổi tiếng.
Hiện nay, Cát Bà có sức thu hút khách du lịch khá mạnh do cảnh đẹp hoang dã,
môi trường sinh thái trong lành và khu rừng nguyên sinh nhiệt đới quý hiếm với hệ
động vật và thực vật phong phú được lưu giữ hầu như nguyên vẹn.
Năm 1986 khu rừng nguyên sinh này đã được chính phủ cho phép thành lập
vườn quốc gia để bảo tồn các loài động thực vập quý hiếm. Vườn quốc gia Cát Bà đã
được đưa vào danh mục vườn quốc gia thứ 1000 của thế giới. Hệ tầng núi đá vôi của
Cát Bà đã trải qua thời gian và sự xâm thực của thiên nhiên đã tạo nên những bãi tắm
và hang động đẹp. Có thể nói Cát Bà cùng với Đồ Sơn là thế mạnh là niềm tự hào của
du lịch Hải Phòng. ở Cát Bà có thể khai thác được hầu hết các loại hình du lịch hiện
đang được thế giới ưa chuộng: du lịch tham quan, du lịch nghiên cứu hệ sinh thái vùng
biển (rừng ngập mặn, cửa sông, dải san hô biển đáy biển), du lịch lặn biển, du lịch thể


2


thao bãi biển ( bóng chuyền, bóng đá, chơi cầu ...), du lịch thể thao dưới nước (lặn,
lướt ván, bơi, nhảy sóng, đua thuyền buồm ...) du lịch tham quan bảo tàng sinh vật
biển, thuỷ cung, du lịch thuyền buồm...
Để chủ động mở rộng thị trường khách du lịch quốc tế và khai thác lợi thế của
Hải Phòng, thời gian qua sở du lịch cũng đã hết sức cố gắng cung với cá ban ngành
trong thành phố mở rộng hành nghiệp lữ hành đưa khách về Hải Phòng, thông tuyến
du lịch đường biển từ thành phố Bắc Hải (Trung Quốc) đến Hải Phòng và chuẩn bị
khai thông tuyế du lịch đường biển từ đảo Hải Nam (Trung Quốc) đến Hải Phòng. Số
lượng khách du lịch nội địa và quốc tế đến Cát Bà năm sau cao hơn năm trước, nhịp độ
tăng trưởng về khách và doanh thu tăng nhanh.
Hiện nay, khách đến du lịch đảo Cát Bà thường kết hợp du lịch sinh thái rừng
với du lịch biển với các tuyến du lịch sau :
- Du lịch trong đảo Cát Bà:
+ Tuyến du lịch vườn rừng quốc gia từ thị trấn Cát Bà - Trung Trang - vườn Kim Giao
- Ao ếch - Việt Hải
+ Tuyến du lịch sinh thái rừng ngập mặn: từ thị trấn Cát Bà - bến Phù Long
+ Tuyến du lịch biển: tắm biển, ngắm cảnh biển
- Tuyến du lịch đảo Cát Bà kết hợp với các điểm du lịch ra ngoài đảo:
+ Bến Bính - Cát Bà - Vịnh Hạ Long
+ Tuyến Nội thành - Đồ Sơn - Cát Bà - Vịnh Hạ Long
Tuy nhiên, thực trạng hiện nay của du lịch Cát Bà chưa phản ánh đúng với tiềm
năng vốn có của nó. Nguyên nhân chính là do nhận thức về sự phát triển của du lịch
chưa đầy đủ còn giản đơn, chưa thực sự coi du lịch là ngành kinh tế xã hội tổng hợp
quan trọng... Sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với du lịch còn chưa toàn diện, công tác tổ chức
chưa quan tâm đúng mức sự phối hợp các cấp, các ngành thiếu chặt chẽ đồng bộ..
Đánh giá chung:
Đảo Cát Bà tuy có lợi thế phát triển nhiều loại hình du lịch nhưng hiện nay chưa

tận dụng được hết những thế mạnh đó. Ví dụ du lịch thể thao dưới nước như lặn, lướt
ván, nhảy sóng, đua thuyền buồm , hầu như chưa xuất hiện.

3


×