Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU KÉM MÔN NGỮ VĂN 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.58 KB, 27 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH TƯỜNG
TRƯỜNG THCS PHÚ ĐA

CHUYÊN ĐỀ:
GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU KÉM
MÔN NGỮ VĂN 9
Tác giả chuyên đề: Đỗ Thị Bình
Đơn vị: Trường THCS Phú Đa

Phú Đa, tháng 10 năm 2019
1


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
- Trung học cơ sở: THCS
-

Sách giáo khoa: SGK

-

Giáo viên: GV

-

Học sinh: HS

-


Phương pháp dạy học: PPDH

-

Học sinh yếu kém: HSYK

2


CHUYÊN ĐỀ “GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU KÉM
MÔN NGỮ VĂN 9” (110 tiết)
A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo
học sinh yếu kém là mục tiêu cơ bản hàng đầu, là mối quan tâm lớn đối với sự
nghiệp giáo dục hiện nay. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ đó cần phải tổ chức các
hoạt động tích cực cho người học, từ đó khơi dậy và thúc đẩy lòng ham muốn,
phát triển nhu cầu tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức của người học để
phát huy khả năng tự học của họ. Trước vấn đề đó người giáo viên cần phải
không ngừng tìm tòi khám phá, khai thác, xây dựng hoạt động, vận dụng, sử
dụng phối hợp các phương pháp dạy học trong các giờ học sao cho phù hợp với
từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh, xây dựng cho học sinh một hướng tư
duy chủ động, sáng tạo.
Có thể nói, vấn đề học sinh yếu kém hiện nay đang được xã hội quan tâm
và tìm giải pháp để khắc phục tình trạng này. Muốn vậy, người giáo viên không
chỉ biết dạy mà còn phải biết tìm tòi phương pháp nhằm phát huy tính tích cực
của học sinh và hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu kém.
Vấn đề nêu trên cũng là khó khăn với không ít giáo viên nhưng ngược lại,
giải quyết được điều này là góp phần xây dựng cho bản thân mỗi giáo viên

một phong cách và phương pháp dạy học hiện đại giúp cho học sinh có hướng
tư duy mới trong việc lĩnh hội kiến thức. Để nâng dần chất lượng học sinh
không phải là chuyện một sớm một chiều mà nó đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn và
lòng quyết tâm của người giáo viên. Phụ đạo học sinh yếu kém phải được giáo
viên quan tâm nhất là trong tình hình học tập hiện nay của học sinh. Nhưng phụ
đạo như thế nào, phương pháp ra sao thì đó cũng là một vấn đề đòi hỏi giáo viên
cần phải không ngừng tìm hiểu.
3


Việc phụ đạo học sinh yếu kém là một trong những vấn đề rất
quan trọng, cấp bách, cần thiết và không thể thiếu trong mỗi môn học ở các cấp
học nói chung và ở cấp THCS nói riêng. Và để thực hiện tốt cuộc vận động "Hai
không", đòi hỏi giáo viên và học sinh phải dạy thực chất và học thực chất. Tuy
nhiên, học sinh cũng phải nhanh chóng tiếp cận được phương pháp dạy học mới
đang được triển khai: học sinh học theo hướng tích cực, độc lập, chủ động
nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo,... để lĩnh hội và vận dụng kiến thức.
Đối với bộ môn Ngữ văn rất cần phụ đạo cho một số học sinh bị mất kiến
thức cơ bản từ lớp dưới. Bên cạnh đó cũng cần tạo hứng thú học tập môn Ngữ
văn cho học sinh để các em tự mình chiếm lĩnh lấy tri thức, vận dụng được kiến
thức vào các bài học có liên quan.
Trong chuyên đề này, tôi xin phân tích một số nguyên nhân dẫn đến tình
trạng học sinh yếu kém môn Ngữ văn để từ đó có thể tìm ra hướng khắc phục
khó khăn giúp học sinh vươn lên trong học tập thông qua chuyên đề: "Giải pháp
bồi dưỡng học sinh yếu kém môn Ngữ văn 9"
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu những nguyên nhân học sinh học yếu môn Ngữ văn từ đó tìm
ra giải pháp phụ đạo.
- Nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường ở bộ môn Ngữ văn.
- Khảo sát tình hình học yếu của học sinh ở bộ môn Ngữ văn.

- Tiếp cận với học sinh, các thầy cô giáo có liên quan, các bậc cha mẹ học
sinh để tìm ra những biện pháp có hiệu quả nhất trong việc phụ đạo học sinh
yếu.
- Rút ra kết luận và những giải pháp để giải quyết một số khó khăn nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Trong chuyên đề, tập trung nghiên cứu các vấn đề thuộc môn Ngữ Văn
trong chương trình THCS nói chung và môn Ngữ Văn lớp 9 nói riêng.
- Đối tượng: Học sinh lớp 9 trường THCS Phú Đa.

4


IV. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019
V. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU: Trường THCS Phú Đa
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu lí luận dạy học.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm và trao đổi với đồng nghiệp thực tế
trong quá trình giảng dạy.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Từ xưa đến nay, văn học luôn có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống
và trong sự phát triển nhân cách của con người, bởi “Văn học là nhân học”.
Trong trường phổ thông, môn Ngữ Văn cũng đã được các cấp, các ngành hết sức
quan tâm. Đó là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội có tầm quan trọng trong
việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho học sinh. Nó không
những tạo tiền đề cho học sinh có kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt khá
thành thạo mà còn rèn cho các em các kĩ năng sơ giản về phân tích tác phẩm văn
học, bước đầu có năng lực cảm nhận và bình giá văn học. Văn học đồng thời
cũng là một môn công cụ có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ môn khác. Học tốt

môn Văn sẽ giúp các em tiếp nhận các môn khoa học khác một cách tốt hơn.
Từ năm học 2002-2003, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã cho thực hiện chương
trình thay sách giáo khoa trên cả nước. Bên cạnh những hướng cải tiến như giảm
tải, tăng thực hành, gắn với đời sống thì nét nổi bật nhất của chương trình SGK
môn Ngữ văn là hướng tích hợp. Biểu hiện rõ nhất của hướng tích hợp là sát
nhập ba phân môn: Văn – Tiếng Việt - Tập làm văn vào một. Ngoài ra trong
chương trình còn đưa vào nhiều bài, nhiều thuật ngữ mới mà trong chương trình
SGK trước đây không có. Điều đó đã làm phong phú thêm và cập nhật hóa hệ
thống kiến thức cho cả người dạy và người học.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số nguyên nhân
và giải pháp Bồi dưỡng học sinh yếu kém môn Ngữ Văn 9.

5


II. THỰC TRẠNG:
Như chúng ta đã biết, bên cạnh bộ môn Toán, Ngữ Văn là môn chiếm khá
nhiều tiết trong tuần và cũng là môn học rất quan trọng. Thế nhưng nhiều học
sinh bây giờ không hào hứng, thích thú lắm với việc học môn Văn. Đấy là một
thực tế, là lời nhận xét của hầu hết giáo viên dạy Văn trong tổ tôi khi nói về học
trò của mình. Với những lý do khách quan và chủ quan khác nhau khiến cho
việc học của học sinh ngày càng sút kém. Điều đó làm cho người trực tiếp giảng
dạy bộ môn luôn trăn trở, băn khoăn. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng
học sinh yếu kém? Làm thế nào để hướng tầm nhìn, niềm say mê, yêu thích của
các em về bộ môn Văn học? Đó là điều mà tổ Ngữ Văn chúng tôi luôn đặt ra để
trao đổi, bàn bạc và tìm ra cách giải quyết.
Đầu năm, trường tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng ba môn Toán, Văn,
Anh. Sau khi chấm bài và thống kê điểm, thật sự chúng tôi rất buồn vì chất
lượng làm bài của các em không như mong muốn . Số bài yếu kém của các em
rất nhiều. Đây là bản thống kê khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn.

BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
MÔN NGỮ VĂN
STT
1

Khối

Sĩ số

9

69

Giỏi
SL
5

%
7,2%

Khá
SL
20

T.Bình

%

SL


29%

29

%
42
%

Yếu
SL
10

%
14,6
%

Kém
SL
5

%
7,2%

Hiện nay, số lượng học sinh yếu, kém chiếm khá nhiều trong mỗi lớp học.
Học sinh đến lớp không học bài cũ, không soạn bài mới, không tiếp thu được bài
giảng của giáo viên, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chung của
trường, của ngành.
Trong quá trình giáo dục, để đạt hiệu quả cao, điều đó không dễ một chút
nào. Bởi vì thực tế trong một lớp học bao giờ cũng có sự chênh lệch về trình độ
tiếp thu của học sinh và nhất là học sinh yếu, kém. Đối với học sinh yếu, kém thì

đây quả là một gánh nặng khó vượt qua để kịp các bạn trong lớp. Vậy nguyên
nhân yếu kém do đâu? Chúng ta phải làm gì để thúc đẩy và tạo cho các em có

6


động cơ học tập đúng đắn và hiệu quả? Đó là vấn đề đặt ra mà mỗi chúng ta cần
có hướng giải quyết.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đã không ngừng áp dụng nhiều giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng học sinh yếu kém. Chính vì vậy trong những
năm học vừa qua chất lượng đại trà của nhà trường luôn ổn định, chất lượng học
sinh thi vào lớp 10 THPT nói chung, môn Ngữ Văn nói riêng luôn đứng ở vị trí
tốp đầu của huyện. Cụ thể năm học 2017 – 2018, điểm trung bình môn Ngữ Văn
thi vào lớp 10 đạt 6,3 điểm, đứng thứ 6 trong toàn huyện; năm học 2018 – 2019:
điểm trung bình môn Ngữ Văn thi vào lớp 10 đạt 6,4 điểm, đứng thứ 6 trong
toàn huyện.
III. NGUYÊN NHÂN:
1. Nguyên nhân chủ quan
- Một số không nhỏ học sinh chưa tự giác, chưa có động cơ học tập đúng
đắn, chưa có phương pháp học hợp lí ở trường cũng như ở nhà.
- Học sinh lười học, lười suy nghĩ, không dành thời gian cho việc học bài
cũ, chuẩn bị bài mới,các em chỉ học đối phó còn trông chờ thầy cô giải giúp.
- Do mất kiến thức cơ bản từ các lớp dưới.
- Khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh còn hạn chế chưa mạnh dạn phát
biểu thiếu tự tin trong học tập do hiểu chưa sâu, nắm kiến thức chưa chắc; đôi
khi hay mặc cảm không dám hỏi thầy cô hoặc bạn bè.
- Học sinh lười đọc sách, một số em tư chất phát triển kém, tiếp thu bài
chậm.
- Đa số học sinh ỷ nại vào sách tham khảo, sách hướng dẫn, sách Văn mẫu,
không chịu đầu tư tìm hiểu.

2. Nguyên nhân khách quan
- Thiếu sự quan tâm của gia đình (một số gia đình hoàn cảnh khó khăn, bố
mẹ đi làm ăn xa nên không có thời gian quan tâm đến việc học của con em)
- Xã hội phát triển, nhiều trò chơi giải trí vô bổ như games, chát qua mạng,
tin nhắn điện thoại đã ảnh hưởng rất lớn đến việc học của các em.
- Điều kiện học tập của học sinh thời nay tốt hơn trước rất nhiều. Ngoài
sách giáo khoa, học sinh còn được trang bị khá nhiều loại sách tham khảo, sách

7


nâng cao… Phải chăng do bị “bội thực” từ các loại sách tham khảo nên nhiều
em không hề biết cách tự học, tự sáng tạo, tự đào sâu kiến thức.
- Hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt của giáo viên chưa logic, chưa phù hợp
cho từng đối tượng học sinh.
- Việc sử dụng ĐDDH trực quan, hình ảnh còn hạn chế, chưa khai thác hết
tác dụng của ĐDDH (nhiều khi còn mang hình thức, đối phó).
- Chưa xử lí hết các tình huống trong tiết dạy, việc tổ chức các hoạt động
còn mang tính hình thức chưa thực sự phù hợp và có hiệu quả, năng lực tổ chức
giờ học theo nhóm, theo đối tượng học sinh còn hạn chế.
IV. GIẢI PHÁP:
1. Lập danh sách học sinh yếu kém, phân loại đối tượng học sinh để có
phương pháp dạy phù hợp
- Ngay từ đầu năm, giáo viên phải lập danh sách học sinh yếu kém
bộ môn mình, qua phần kiểm tra khảo sát đầu năm hoặc ở năm học trước để
nắm rõ các đối tượng học sinh. Lập danh sách học sinh yếu kém và chú ý
quan tâm đặc biệt đến những học sinh này trong mỗi tiết học như thường
xuyên gọi các em đó lên trả lời, khen ngợi khi các em trả lời đúng…
- Giáo viên cần xem xét, phân loại những học sinh yếu, kém đúng với
những đặc điểm vốn có của các em để lựa chọn phương pháp giúp đỡ phù hợp.

Đưa ra nội dung bài tập phù hợp với kiến thức để học sinh có thể luyện tập kiến
thức mới và ôn lại kiến thức đã học, có câu hỏi từ dễ đến khó cho các đối tượng.
Đây là giải pháp hữu hiệu, giáo viên chú ý đến từng đối tượng học sinh yếu kém
dạy chậm, kĩ, giúp học sinh lấy lại một phần những kiến thức đã hổng.
- Trong giờ phụ đạo, giáo viên nên quan tâm hơn đối với những học sinh
yếu, gọi các em lên bảng để hướng dẫn các em viết câu, trình bày đoạn văn,
chuyển ý, sử dụng các phép liên kết đồng thời giúp các em nhận ra những lỗi sai
cơ bản để các em sửa chữa, khắc phục kịp thời.
- Do tư duy của các em còn hạn chế nên trong quá trình giảng dạy, giáo
viên cần tích cực sử dụng các hình ảnh trực quan để các em dễ tiếp thu kiến thức
như dùng tranh ảnh minh họa, bản đồ tư duy…
Ví dụ:
8


2. Trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh
- Giáo viên trao đổi trực tiếp với phụ huynh, yêu cầu phụ huynh hợp tác,
đưa ra hướng khắc phục vì mục tiêu, kế hoạch chung của lớp, của trường,…
- Hợp tác giữa phụ huynh và giáo viên là điều cần thiết để học sinh học
tập và rèn luyện. Qua đó giáo viên sẽ thông tin kịp thời đến phụ huynh về kết
quả học tập của các em, giáo viên và phụ huynh phải có sự liên kết hai chiều
nhằm có phương pháp tác động phù hợp để khuyến khích các em tiến bộ.
3. Tạo cho học sinh môi trường học tập thân thiện:
- Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để giúp học sinh đạt hiệu
quả cao trong học tập. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười,…giáo viên
tạo sự gần gũi, cảm giác an toàn của học sinh, giúp các em có cơ hội bày tỏ
những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống,…
- Trong tiết học giáo viên không nên quá nghiêm khắc, gò bó, hoặc cáu
gắt đối với học sinh, đừng làm cho các em thấy môn Văn quá khó và sợ môn học
này, giáo viên phải xây dựng tốt mối quan hệ giữa thầy và trò, phải tạo một bầu

không khí vui tươi giúp các em tiếp thu bài một cách thoải mái, nhẹ
nhàng…..Điều đó tạo cho các em sự hứng thú trong học tập. Khi các em thấy
yêu thích và gần gũi với môn học, thì việc tự giác học tập hoặc say mê học Văn
sẽ là động lực rất lớn giúp người giáo viên thành công trong tiết dạy hơn.
9


4. Chọn sách và hướng dẫn học sinh đọc sách hợp lí.
- Thực tế không thể phủ nhận được hiện nay học sinh không có thói quen
đọc sách, đọc các tác phẩm văn học để tích lũy kiến thức, vốn từ phục vụ cho
việc học môn văn. Nếu có đọc thì các em cũng thích đọc truyện tranh như
Doremon, Thám tử lừng danh Conan,… hoặc những loại sách giải trí không liên
quan giúp ích cho việc học. Chính vì thế giáo viên cần giới thiệu cho các em
những quyển sách hay, ý nghĩa, bổ ích phục vụ cho việc học tập.
- Do học sinh lười đọc sách, tài liệu, xem thường việc học thuộc thơ, nên
khi làm bài thiếu dẫn chứng cụ thể. Nhớ không chính xác các chi tiết xoay
quanh chủ đề của tác phẩm sẽ dẫn đến các ý trình bày không chặt chẽ, mông
lung, bài viết thiếu sức thuyết phục. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn các em
cách đọc, lướt chỗ nào, xoáy sâu chỗ nào (Thơ phải học thuộc cả bài, văn xuôi
thì học thuộc từng đoạn quan trọng) để giúp các em làm dẫn chứng cho bài nghị
luận văn học, nghị luận xã hội được tốt.
- Trong phần kiểm tra bài cũ, ta có thể đan xen một câu hỏi nhỏ về văn
bản sẽ học ngày hôm nay để kiểm tra việc đọc sách của các em ở nhà.
Ví dụ: Khi dạy bài “Chuyện người con gái Nam Xương”, giáo viên hỏi:
Truyện có bao nhiêu nhân vật? Nhân vật chính là ai? Nếu các em trả lời được ta
sẽ cộng thêm điểm như thế các em phấn khởi và hứng thú đọc sách hơn.
- Khơi gợi, kích thích học sinh niềm say mê, hứng thú đối với sách văn
học nói chung, các tác phẩm văn học nói riêng không chỉ giúp cải thiện chất
lượng dạy học văn trong nhà trường mà còn góp phần bồi đắp, làm phong phú
đời sống, làm giàu tâm hồn tình cảm, hoàn thiện nhân cách của mỗi học sinh.

5. Xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm và cách ghi nhớ.
- Xác định rõ kiến thức trọng tâm (những kiến thức cơ bản, có nắm được
những kiến thức này mới giải quyết được những câu hỏi và bài tập) trong tiết
dạy cần cung cấp, truyền đạt cho học sinh.
- Đối với học sinh yếu kém không nên mở rộng, chỉ dạy phần trọng tâm, cơ bản,
theo chuẩn kiến thức kĩ năng, hoặc làm bài tập nhiều lần và nâng dần mức độ
của bài tập sau khi các em đã nhuần nhuyễn dạng bài tập đó.

10


- Nhắc lại kiến thức cơ bản cần nhớ ở cấp THCS mà các em đã hổng, cho
bài tập vận dụng để học sinh nhớ lâu.
*Ví dụ:
Phần Văn bản:
* Những khó khăn của học sinh khi học phần văn bản:
+ Kiến thức: Đa phần học sinh yếu học trước quên sau, có khi dạy xong
một bài các em chẳng nắm được gì ngay cả tên tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh ra
đời của tác phẩm, thể loại, phương thức biểu đạt cũng không nhớ.
- Chưa nắm chắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Yếu trong việc cảm thụ tác phẩm văn học.
+ Về kỹ năng:
- Có em đọc chưa thạo.
- Cách dùng từ, diễn đạt, viết câu còn yếu nên rất khó khăn trong việc cảm
thụ một tác phẩm.
* Biện pháp:
- Với các tác phẩm đã được phổ nhạc, giáo viên cho học sinh nghe nhạc
(đầu hoặc cuối tiết học)
- Giáo viên phải tiến hành đầy đủ các bước lên lớp đặc biệt giáo án phải
có câu hỏi cho mọi đối tượng, tránh tình trạng học sinh yếu kém không tham gia

vào bài học.
- Hướng dẫn các em soạn bài ở nhà: Đọc trước văn bản và trả lời đầy đủ
các câu hỏi trong SGK.
- Ban đầu tập cho học sinh phân tích một câu, rồi đến hai câu. Từ hai câu
rồi đến một khổ thơ, từ khổ thơ (đoạn thơ) rồi đến bài thơ.
- Thường xuyên kiểm tra bài cũ, kiểm tra SGK, vở ghi (có nhiều em yếu
rất ngại ghi bài).
- Hướng dẫn cách đọc các văn bản thơ hoặc truyện nên gọi các em đọc
khoảng một khổ hoặc một đoạn, giáo viên nhận xét sửa chữa, uốn nắn cách đọc
cho các em, kiểm tra các em về việc giải nghĩa từ.
11


- Sau bài học để củng cố kiến thức giáo viên có bài tập trắc nghiệm cho
học sinh làm, giáo viên thu, chấm, nhận xét.
- Đối với các em chữ xấu hoặc sai chính tả giáo viên thường xuyên cho
các em luyện chính tả , giáo viên thu, chấm, và nhận xét vào ngày dạy cuối cùng
hàng tuần.
*Ví dụ: Khi dạy bài Đoàn thuyền đánh cácủa Huy Cận, giáo viên sử dụng
bài tập trắc nghiệm
H: Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được in trong tập thơ nào của Huy Cận?
A. Lửa thiêng

B. Trời mỗi ngày lại sáng

C. Đất nở hoa

D. Hai bàn tay em

Khi dạy đoạn trích Cảnh ngày xuân, giáo viên sử dụng bài tập trắc nghiệm

H: Hai câu thơ:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
đã miêu tả cảnh mùa xuân
A. Lộng lẫy

B. Buồn, hiu hắt, hoang sơ

C.Tráng lệ, lung linh

D. Tinh khôi, khoáng đạt, giàu sức sống

Phần Tiếng Việt.
*Những khó khăn của học sinh khi học phần Tiếng Việt
- Phương pháp dạy Tiếng Việt hiện nay phải dựa trên quan điểm giao tiếp.
Theo đó người giáo viên phải tăng cường các hoạt động giao tiếp, đàm thoại
giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh. Nhưng còn một bộ phận
học sinh học yếu phần Tiếng Việt do các em còn yếu về việc nhận diện từ, câu,
chưa biết vận dụng từ, câu trong khi nói và viết.
* Biện pháp:
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh các kiến thức cơ bản về từ, câu trong
SGK.
+ Sau khi hoàn thành kiến thức bài học trên lớp, giáo viên hướng dẫn học
sinh làm toàn bộ các bài tập đã có trong sách giáo khoa. Từ bài tập nhận biết đến
bài tập vận dụng kỹ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn...
12


Ví dụ minh họa: Khi dạy đoạn trích “Cảnh ngày xuân” giáo viên yêu cầu
học sinh khá giỏi nêu lại khái niệm về từ láy, sau đó gọi học sinh yếu kém chỉ ra

các từ láy trong đoạn trích sau:
“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước lần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”
(Cảnh ngày xuân, trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, SGK, trang 85)
Phần Tập làm văn:
* Những khó khăn của học sinh khi học phần Tập làm văn
Nhìn chung học sinh còn yếu trong việc xác định thể loại, cách viết bài,
cách diễn đạt, dùng từ, viết câu nên thường bài của các em không đạt yêu cầu.
* Biện pháp:
Sau khi học xong từng thể loại, giáo viên ra đề cho học sinh làm và hướng
dẫn các em từ khâu tìm hiểu đề, tìm ý, cách sắp xếp các ý, cách trình bày bài, …
Đặc biệt giáo viên phải chú trọng khâu chấm bài và chữa bài.
Để giúp các em viết tốt bài văn, giáo viên cần đưa ra những yêu cầu cụ
thể đối với từng phần.
Với phần mở bài:
-

Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Nội dung, vấn đề cần nghị luận (nằm trong yêu cầu của đề bài)
Trích dẫn nhận định (nếu có)

Ví dụ minh họa: Khi phân tích nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con
gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, giáo viên hướng dẫn học sinh mở bài như
sau:
Nguyễn Dữ là một nhà văn lớn của dân tộc Việt Nam. Ông đã để lại cho đời
nhiều tác phẩm hay và có giá trị. Trong đó có “Chuyện người con gái Nam

Xương”. Đây là truyện thứ 16 trong tổng số 20 tác phẩm của tập “Truyền kỳ
13


mạn lục”. Nhân vật chính là Vũ Nương – một người con gái đức hạnh nhưng số
phận đầy bất hạnh.
Với phần thân bài:
- Giáo viên hướng cho học sinh viết đoạn theo lối diễn dịch. Để học sinh dễ
nhớ, giáo viên cho các em nắm chắc cách trình bày nội dung diễn dịch bằng sơ
đồ
* Mô hình:

(2)

(1)

(câu chủ đề)

(3)

(4)

… (n)

Ví dụ minh họa: Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo. Khi mẹ chồng ốm,
nàng tận tình chăm sóc, lo chạy chữa thuốc thang, thành tâm lễ bái thần phật.
Nàng lúc nào cũng dịu dàng “lấy lời ngọt ngào, khôn khéo khuyên lơn”. Khi mẹ
chồng mất, Vũ Nương đã “hết lời thương xót, phàm việc ma chay, tế lễ lo liệu
như đối với cha mẹ đẻ mình”. Lời trăng trối cuối cùng của bà mẹ chồng đã đánh
giá cao công lao của Vũ Nương đối với gia đình chồng: “Xanh kia quyết chẳng

phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”.
Với phần kết bài: Giáo viên dạy cho các em cách viết phần kết bài theo
hướng:
-

Nhấn mạnh lại nội dung nghị luận
Mở rộng, liên hệ.

Ví dụ minh họa: Tóm lại, nhân vật Vũ Nương là người phụ nữ xinh đẹp, nết
na, hiền thục lại đảm đang, tháo vát, người con hiếu thảo, người vợ thủy chung,
người mẹ hết lòng yêu thương con. Nàng là người phụ nữ hoàn hảo, lý tưởng
của mọi gia đình, là khuôn vàng thước ngọc của mọi người phụ nữ. Người như
nàng xứng đáng được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, vậy mà số phận nàng lại đầy
bất hạnh, oan trái. Trong xã hội ngày nay, những người phụ nữ như Vũ Nương
sẽ có cuộc đời hạnh phúc và hưởng niềm vui trọn vẹn.
14


6. Quan sát và theo dõi từng hoạt động của các em bằng nhiều hình thức tổ
chức.
- Trong giờ dạy để tạo sự hứng thú học tập của các em, tạo không khí
“Vui để học”, giáo viên nên tổ chức nhiều hình thức khác nhau như thi đua cá
nhân, thi đua theo nhóm, theo tổ, đố vui, đặt câu hỏi, giải bài tập ngoài sách giáo
khoa có liên quan đến bài học để kiểm tra kiến thức các em hoặc giao những bài
tập cho các em thảo luận nhóm và buộc các em đều tham gia, mỗi em đều tham
gia đóng góp ý kiến của mình, đồng thời lắng nghe ý kiến của các bạn khác để
hiểu thêm kiến thức.
- Sau thời gian thảo luận, giáo viên có thể gọi bất kì em nào trong nhóm
(không trừ những em yếu, kém) trình bày, động viên khuyến khích cho điểm,
như thế các em sẽ tham gia tích cực hơn, hoặc những tiết đọc thêm, tôi dành thời

gian cho các em đố vui văn học giữa các tổ bằng những câu hỏi kiểm tra kiến
thức đã học của những tiết trước. Đồng thời kết hợp kiểm tra thường xuyên việc
học trong mỗi tiết học trên lớp nhằm rèn thói quen học bài và làm bài, kích thích
hoạt động trí tuệ cho các em.
7. Hướng dẫn học sinh phương pháp học tập tốt bộ môn Ngữ văn
- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh học yếu, kém. Tuy
nhiên, nguyên nhân chủ yếu là do các em lười học và không biết phương pháp
học tập. Chính vì thế, để giúp các em định hướng được phương pháp học tập tốt
bộ môn, tôi cho các em nghe một số bạn học sinh giỏi văn của lớp trình bày
phương pháp học tốt của mình. Để các em tham khảo và định hướng cho bản
thân.
- Giáo viên chốt lại và định hướng cho các em phương pháp học tốt môn
Văn.
*Phương pháp học tốt môn Văn: Gồm bốn bước:
+ NGHE, ĐỌC, QUAN SÁT
+ HIỂU
+ NHỚ
+ VẬN DỤNG
- Không học tủ nhưng cần có trọng tâm.

15


- Bên cạnh ôn tập kiểm tra, cần rèn luyện kĩ năng làm bài, các kiểu bài
tóm tắt tác giả, tác phẩm và giai đoạn văn học, kĩ năng phân tích đề, tìm ý, triển
khai ý mở bài, kết bài, chuyển đoạn, trình bày diễn đạt…
- Học văn theo ý, kết hợp tư duy và tái hiện.
+ Muốn nhớ thì phải hiểu.
+ Muốn hiểu thì phải chịu khó tìm tòi, suy nghĩ đọc bài, tài liệu tham
khảo, chăm chú nghe giảng bài bằng cả niềm mê say.

- Học văn không phải là ghi nhiều cho đầy trang giấy mà phải hiểu, nhớ
và biết ghi lại các ý chính, ý hay, các phần quan trọng.
- Gặp những vấn đề chưa hiểu, các em phải mạnh dạn hỏi.
- Tránh học thuộc lòng mà học theo phương pháp tái hiện.
- Kiến thức càng sắp xếp khoa học, chặt chẽ, rành mạch bao nhiêu, càng
dễ hiểu bấy nhiêu. Để tránh học vẹt, khi học văn các em không nên cầm sách
học thuộc lòng mà nên học theo phương pháp tái hiện.
- Như vậy học văn muốn đạt hiệu quả cao, các em phải học văn bằng
chính cái đầu và trái tim của mình. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn dìu dắt,
đồng thời đánh giá, thẩm định kết quả chứ chúng ta làm thay, học thay, nghĩ thay
cho các em.
8. Động viên, khích lệ, tuyên dương kịp thời đối với những em có dấu hiệu
tiến bộ.
- Động viên, khích lệ, tuyên dương kịp thời có tác động rất lớn đối với
học sinh, tạo cho các em sự tự tin, phấn chấn trong học tập. Bởi vì điều đó: Ghi
nhận sự tiến bộ của các em; kích thích sự say mê hứng thú học tập, đồng thời
giúp học sinh tự tin là mình học được, mình có thể tiến bộ như bạn. Từ đó sửa
chữa hành vi sai lệch, kiềm chế sự bột phát, lười biếng, tập thói quen chu đáo và
cẩn thận,…
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên nên đặt những câu hỏi dễ và tạo cơ
hội cho các em trình bày ý kiến của mình. Dù câu trả lời của các em chưa thật sự
đầy đủ, trọn vẹn ý mà ta mong muốn nhưng ta vẫn khen, tuyên dương trước lớp,
động viên các em có tiến bộ để khuyến khích các em có sự tự tin khi trả lời và
hứng thú học tập hơn.
- Ngược lại, nếu lạm dụng trách phạt sẽ hạn chế sự độc lập sáng tạo của
học sinh.
16


9. Tạo sự hứng thú bằng cách hướng dẫn học sinh đi thực tế và tổ chức các

trò chơi mang tính “Vui để học”
- Ngoài những kiến thức được thầy cô cung cấp trong sách vở, học sinh
rất mong muốn được thầy cô cho đi thực tế để giúp các em có thêm kiến thức,
mở rộng tầm nhìn, trang bị và bổ sung thêm kiến thức đã học trên lớp, nhất là
văn thuyết minh và miêu tả, văn bản nhật dụng....Nếu làm được điều đó, chắc
chắn rằng các em sẽ hứng thú và phấn khởi hơn khi học môn văn.
* Ví dụ: Khi dạy văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh, về di tích lịch
sử hoặc thuyết minh về các loài cây…Giáo viên cho học sinh đi thực tế đến lăng
Bác, đến đền Đá,… chắc chắn rằng học sinh sẽ rất thích thú và phấn khởi vì các
em có thêm kiến thức để làm bài tốt hơn.
- Khuyến khích học sinh thi kể chuyện theo sách (kết hợp các phong trào
do Đội phát động) hoặc thi kể chuyện sách hè, thi kể chuyện trong tiết ngoại
khóa, sinh hoạt ngoài giờ lên lớp,…
- Với những tác phẩm đã được chuyển thể thành phim, phổ nhạc thành bài
hát, những thước phim tư liệu về hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
Giáo viên có thể cho học sinh xem vi deo, nghe nhạc (Ví dụ khi dạy bài Đồng
chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi)
- Tạo sự hứng thú cho học sinh bằng các cuộc thi như: Rung chuông vàng,
chiếc nón kì điệu, giải đáp ô chữ, hoặc tổ chức chuyên đề: “Em yêu văn học dân
gian, chúng em làm theo lời Bác …” Cho các em tham gia đóng kịch, ca hát…
các em sẽ rất thích thú và phấn khởi.
- Thực tế cho thấy, qua mỗi cuộc thi như vậy, học sinh sẽ hứng thú hẳn
lên, các em sẽ thích thú và yêu thích bộ môn Ngữ văn hơn. Một khi các em yêu
thích bộ môn, ý thức học tập được nâng dần thì tình hình học sinh yếu kém sẽ
giảm xuống .
10. Tăng cường kiểm tra đánh giá
*Đối với học sinh.
- Việc kiểm tra và đánh giá được tiến hành thường xuyên, có hệ thống sẽ
giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học tập của mình.
17



- Thông qua việc kiểm tra, đánh giá, học sinh được rèn các kỹ năng: ghi
nhớ, tái hiện, chính xác hóa, hệ thống hóa kiến thức.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá giúp học sinh có tinh thần trách nhiệm
đối với việc học của bản thân.
*Đối với giáo viên
- Qua kiểm tra, đánh giá, giáo viên nắm được sự tiến bộ của học sinh để
có biện pháp giúp đỡ các em kịp thời
-Khi chấm bài:
+ Giáo viên đọc kỹ bài làm, xem bài làm có đúng thể loại không, nội dung
từng phần có đáp ứng yêu cầu của đề ra không.
+ Giáo viên chấm bài phải chú ý đến cách trình bày bài, chữ viết, chính tả,
dấu câu, lỗi diễn đạt, còn hiện tượng viết tắt, viết số trong bài làm không, bố cục
bài văn có đủ 3 phần không.
- Giáo viên cần chỉ ra những sai sót cơ bản tránh gạch nát cả bài gây cho các
em tâm lý thất vọng, chán nản. Tất cả những ưu – khuyết điểm của học sinh cần
được giáo viên ghi toàn bộ trong sổ chấm trả.

Tiết dạy minh họa.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 45: ĐỒNG CHÍ
- Chính Hữu 18


I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp của dân tộc ta.

- Lí tưởng cao đẹp và tình cảm gắn bó keo sơn làm nên sức mạnh tinh thân của
những người chiến sĩ trong bài thơ.
- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: Ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự
nhiên, chân thực...
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.
- Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.
- Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật
của chúng trong bài thơ.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu mến anh bộ đội cụ Hồ.
II. Phương pháp – Phương tiện
1. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, động não, thảo luận nhóm.
2. Phương tiện:
- GV: Giáo án, bài hát “Đồng chí”.
- HS: Học thuộc lòng và soạn bài.
III. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS

Nội dung kiến thức cơ bản
I. Tác giả - tác phẩm
1. Tác giả :
- Tên khai sinh : Trần Đình Đắc .

H: Dựa vào chú thích trong SGK, em hãy giới - Quê : Can Lộc - Hà Tĩnh.
thiệu đôi nét về tác giả? (HSYK)

- Là nhà thơ quân đội .


Gv chốt: Trình chiếu chân dung tác giả

- Ông hầu như viết về người lính và chiến
19


tranh .

- Thơ ông thể hiện cảm xúc dồn nén, ngôn
ngữ hình ảnh chọn lọc, hàm súc.
- Được tặng thưởng HCM về VHNT.
2. Tác phẩm :
H: Trình bày những hiểu biết của em về bài thơ? - Viết năm 1948 .
(HSYK)

- Là một trong những tác phẩm tiêu biể

- GV giảng , chiếu các tập thơ chính của Chính

viết về người lính.

Hữu

- Trích trong tập “Đầu súng trăng treo”.

- GV hướng dẫn HS đọc: nhịp hơi chậm, diễn
tả cảm xúc lắng lại dồn nén, nhấn vào cấu trúc

II. Đọc, tìm hiểu chú thích

1. Đọc văn bản

tương ứng.
- GV đọc mẫu - HS đọc tiếp .

2. Chú thích :

- GV nhận xét cách đọc

- Đồng chí (SGK)

III. Thể loại, phương thức biểu đạt, bố
cục:
1. Thể loại: Thơ tự do
H: Tác phẩm thuộc thể loại nào? (HSYK)

2. Phương thức biểu đạt

H: Phương thức biểu đạt chính là gì? (HSYK)

- Biểu cảm (tự sự + miêu tả)
3. Bố cục : 3 phần .

H: Trình bày bố cục và nêu nội dung chính mỗi

- 7 câu đầu : cơ sở của tình đồng chí.

phần?

- 10 câu tiếp : Những biểu hiện và sức

mạnh của tình đồng chí.
- 3 câu cuối : vẻ đẹp của tình đồng chí.

→ Mạch cảm xúc dồn tụ vào các dòng thơ
cuối đoạn (7 - 17 - 20)
IV. Phân tích
1. Cơ sở của tình đồng chí
HS đọc đoạn 1.

“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
20


H: Em hiểu cụm từ “ Nước mặn đồng chua” và

“ đất cày lên sỏi đá” chỉ những vùng đất như thế -> Cặp câu sóng đôi, đối xứng, thàn
nào?

ngữ

H: Nghệ thuật đặc sắc trong 2 dòng thơ đầu?
H: Điểm giống nhau giữa những người lính?
GV: Tình đồng chí đồng đội bắt nguồn sâu xa,
trước hết từ hoàn cảnh xuất thân, họ đều là
những người nông dân lao động nghèo khổ.

->Họ cùng nguồn gốc xuất thân: đều l

H: Từ đó tình đồng chí được hình thành trên cơ nông dân ở các miền quê nghèo khó .

sở nào ?
H: Em có suy nghĩ gì về cảm nhận của tác giả
qua lời thơ:
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời… hẹn quen nhau”
GV: Bình thường, người xa lạ là người không
quen biết còn khi đã thân thương gắn bó cùng
nhau sẽ gọi là đôi người . Tình đồng chí là một
tình cảm mới mẻ, có sức liên kết tự nhiên, rộng
rãi mọi người cùng chí hướng
H: Từ nào được lặp đi lặp lại trong câu thơ?
(HSYK)

“ Súng bên súng, đầu sát bên đầu”
-Điệp từ: Súng, đầu

H: Vậy tình đồng chí còn được nảy sinh từ -> Cùng chung nhiệm vụ, cùng chung
những cơ sở chung nào? em hãy chỉ ra?

tưởng
“ Đêm rét chung chăn… đôi tri kỉ”

H: Em hiểu “tri kỉ” là gì? (HSYK)

-> Tình đồng chí là sự chia sẻ buồn vu

H: Người lính phải trải qua hoàn cảnh sống và xoá đi mọi khoảng cách.
“Đồng chí !”

chiến đấu như thế nào? (HSYK)

HS đọc dòng thơ thứ 7

- Nhịp thơ thay đổi đột ngột, kết hợp vớ
21


H: Em có nhận xét gì về dòng thơ này ?

cách sử dụng dấu! nó vang lên giản d

GV: Đây là câu thơ quan trọng bậc nhất của bài mộc mạc, mà rất đỗi thiêng liêng, cảm
thơ nó được lấy làm nhan đề của bài, nó biểu động.
hiện chủ đề, linh hồn của bài thơ. Nó như một

=> Khẳng định và ca ngợi một tình cảm

nốt nhấn làm bản lề nối hai đoạn thơ, khép mở cách mạng mới mẻ, bắt nguồn từ tìn

hai ý cơ bản: Những cơ sở của tình đồng chí và cảm truyền thống, tình bạn, tình đồn
những biểu hiện của tình đồng chí.

đội trong chiến đấu .
2. Những biểu hiện của tình đồng chí

Hs đọc tiếp 10 câu tiếp .

+ Ruộng nương ...

H: Biểu hiện của tình đồng chí trước hết thể


Gian nhà không ...

hiện ở hình ảnh thơ nào?

Giếng nước ...
- Lời thơ giản dị, chân thực

H: Em thấy tác giả sử dụng lời thơ như thế - >Sự cảm thông sâu xa những tâm t
nào ? Qua đó em biết được điều gì?

nỗi lòng của nhau.

H: Tình đồng chí còn được biểu hiện qua hình + Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
ảnh thơ nào khác ?

...
Chân không giày.

H: Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ này?

- Hình ảnh cụ thể, chân thực, sử dụn
những câu thơ sóng đôi, đối xứng nhau

H: Qua những hình ảnh thơ trên, ta thấy những ( Từng cặp hoặc trong từng câu )

người phải sống và chiến đấu trong hoàn cảnh -> Cùng nhau chia sẻ những gian lao
như thế nào?

thiếu thốn, cùng trải qua những cơn số


GV: Họ cùng nhau chia sẻ những khó khăn, rét hành hạ người lính sống ở rừng
gian lao trong cuộc đời người lính, trong cuộc
kháng chiến trường kì đang ở giai đoạn đầu .
+ Những câu thơ đối nhau - đối xứng chứ
không đối lập: áo anh - quần tôi
Rách vai - vài mảnh vá
- Chia sẻ kỉ niệm về những trận sốt rét rừng (căn
22


bệnh kinh niên của những người lính sống ở
rừng )
- Hình ảnh cười buốt giá - nụ cười bừng lên, sáng
lên trong gió rét, trong sương muối
H: Tình cảm nào của người lính được thể hiện
qua dòng thơ?
GV: Những bàn tay truyền hơi ấm sang nhau,
bàn tay giao cảm cho lời nói, bàn tay nói lời + Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
đoàn kết, sự gắn bó, sự cảm thông và niềm hứa
hẹn ...

=> Tình cảm gắn bó sâu nặng, sức mạn

→Tình yêu thương thật mộc mạc, không ồn ào của tình cảm để vượt qua mọi gian khổ.
3. Biểu tượng đẹp về tình đồng chí

nhưng thấm thía.
H: Quan sát tranh minh hoạ (Sgk Tr.128) và cho

Đêm nay ...


biết thời gian, không gian và tư thế chiến đấu

Đứng cạnh .. .

của người lính? (HSYK)

Đầu súng trăng treo

+ Đêm lạnh cóng nơi rừng già: Đêm nay ...

- Thời gian: đêm khuya

+ Hai người lính bồng súng đợi giặc: Đứng - Không gian: rừng hoang
- Tư thế: chủ động

cạnh…
+ Từ đó nhìn lên, thấy trăng treo đầu ngọn súng.

H: Em hiểu gì về câu thơ “Đầu súng trăng => Nền thơ kết hợp giữa cảm hứng hiệ

thực và lãng mạn. Hình ảnh “Đầu sún

treo”?

GV: Hình ảnh “ Đầu súng trăng treo” tác giả đã trăng treo” mang ý nghĩa biểu tượng

nói những ấn tượng và suy nghĩ của chính thời được gợi ra bởi những liên tưởng phon

gian. Ngoài 4 chữ còn có nhịp điệu như nhịp lắc phú thể hiện chất chiến đấu và trữ tình


của 1 cái gì lơ lửng chông chênh trong sự bát chiến sĩ và thi sĩ, thực tại và mơ mộng

ngát. Nói lên 1 cái gì lơ lửng ở rất xa chứ không gần và xa ... Đó là các mặt bổ sung ch

phải là buộc chặt, suốt đêm vầng trăng ở bầu nhau của cuộc đời người lính các
trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ mạng.
lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích
23


chờ giặc, vầng trăng đối với chúng tôi như một
người bạn – rừng hoang sương muối là khung
cảnh thật .
- Súng là biểu tượng của chiến tranh, trăng biểu
hiện cuôc sống thanh bình, từ đó sẽ là ý nghĩa
cao đẹp của sự nghiệp người lính
GV: Qua tìm hiểu em đọc được vẻ đẹp nào của
tình đồng chí đồng đội sáng lên trong chiến
tranh chống Thực dân Pháp?
- Học sinh trình bày kĩ thuật 1 phút.
+ Cùng chung lí tưởng chiến tranh
+ Cùng mơ ước về cuộc sống thanh bình
H : Có ý kiến cho rằng : kết thúc bài thơ là một
h/ảnh rất đặc sắc :" Đêm nay... trăng treo " . Đây là
một bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội, là
biểu tượng đẹp về cuộc đời người csĩ .
GV: Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ?
→ Gv chốt : Đây là một bức tranh đẹp .
GV: "Đầu súng trăng treo "→ hình ảnh mang ý

nghĩa biểu tượng gợi liên tưởng phong phú, kết
hợp chất hiện thực với cảm hứng lãng mạn có thể
coi là biểu tượng của thơ ca kháng chiến.
Gv liên hệ : Ngày nay tình đ/c trong học tập
nghiên cứu khoa học, trong lao động sản xuất.
H: Dựa vào phần ghi nhớ ở SGK em hãy cho biết
nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ là gì? (HSYK):
A. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ.
B. Hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô
đọng.
C. Ngôn ngữ, giọng điệu giàu tính khẩu ngữ.
24


D. Sử dụng nhiều điển tích điển cố.

V. Tổng kết

H: Dựa vào phần ghi nhớ ở SGK em hãy cho biết

1. Nghệ thuật:

nội dung chính trong bài thơ là gì? (HSYK):
A. Hình ảnh người lính trong kháng chiến
chống Pháp.
B. Hình ảnh người lính trong kháng chiến chống
Mĩ .
C. Tình yêu gia đình, tình yêu quê hương đất nước.
D. Tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó


2. Nội dung:

khăn.
- GV gọi HS đọc ghi nhớ.

* Ghi nhớ (SGK - 131)
VI. Luyện tập

Cảm nhận về một hình ảnh đẹp trong bà
thơ.
4. Củng cố :
- HS đọc diễn cảm bài thơ ?
- GV củng cố lại nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
- Gv cho học sinh nghe bài thơ Đồng chí đã được phổ nhạc .
5. Hướng dẫn về nhà :
- Viết đoạn văn hoàn chỉnh trình bày cảm nhận về hình ảnh người lính trong thời kỳ
kháng chiến chống Pháp. (Sử dụng yếu tố miêu tả biểu cảm trong văn nghị luận).
- Soạn “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính ”.
25


×