Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiền lương KVC thực trạng phụ cấp lương của ngành giáo dục phổ thông và các khuyến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.34 KB, 14 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Chính sách tiền lương là một trong những chính sách vĩ mô còn nhiều bất cập
đang đứng trước những thách thức lớn đòi hỏi, bắt buộc phải cải cách nhằm đảm bảo
tính cạnh tranh trên thị trường lao động đồng thời cũng đảm bảo được quyền lợi của
người lao động trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Trong những năm qua Nhà nước quan tâm cải cách chính sách tiền lương .
Chính sách tiền lương khu vực công bao gồm tiền lương tối thiểu, cơ cấu thang bảng
lương,hình thức trả lương, mức lương làm thêm giờ, các phụ cấp lương…Phụ cấp
lương là một trong những công cụ để nhà nước điều chỉnh quan hệ tiền lương và thu
nhập giữa các ngành, nghề, công việc, vùng miền, điều phối và ổn định lực lượng lao
động. Thực tế cho thấy, phụ cấp lương của cán bộ công chức, viên chức vẫn còn nhiều
hạn chế, chưa bổ sung hết được phần còn tính thiếu của tiền lương , không đảm bảo
đủ quyền lợi của cán bộ công chức, viên chức. Đó là lý do em chọn đề tài: “ Thực
trạng phụ cấp lương của ngành giáo dục phổ thông và các khuyến nghị”
Em xin chân thành cảm ơn giảng viên – ThS. Trương Thị Tâm đã hướng dẫn
em thực hiện đề tài này. Rất mong nhận được ý kiến đánh giá của cô để bài tiểu luận
được hoàn thiện hơn
Trân trọng cảm ơn!


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Các từ viết tắt


PC
HSPC
ML
HSL
CBQLGD
TL
CBCC

Các từ viết đầy đủ
Phụ cấp
Hệ số phụ cấp
Mức lương
Hệ số lương
Cán bộ quản lý giáo dục
Tiền lương
Cán bộ công chức


1. Cơ sở lý luận về phụ cấp lương theo ngành
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Khu vực công
-

Khu vực công là khu vực phản ánh hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội do
nhà nước quy định.
Khu vực công được hiểu là khu vực thuộc sở hữu nhà nước
Tóm lại: Khu vực công là khu vực hoạt động do nhà nước làm chủ sở hữu,
phản ánh các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội do nhà nước quản lý và
quyết định nhằm tạo ra các sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho nhu cầu
chung thiết yếu của xã hội.


1.1.2 Phụ cấp lương
-

Phụ cấp lương là khoản tiền bổ sung cho lương cấp bậc, chức vụ khi điều
kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc và điều kiện sinh hoạt
thay đổi ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động.

1.1.3 Phụ cấp lương trong khu vực công
-

Phụ cấp lương trong khu vực công là khoản tiền lương bổ sung mà khi
xác định chế độ tiền lương chức vụ, chức hàm chưa tính hết các yếu tố
mà nhà nước phải trả cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
làm việc trong khu vực công.

1.2 Biểu hiện của phụ cấp lương
-

Phụ cấp lương được biểu hiện bằng tiền, hiện vật hoặc hình thức khác
Phụ cấp lương có thể biểu hiện dưới dạng hữu hình hoặc vô hình

1.3 Vai trò của phụ cấp lương
-

Vĩ mô:

+ Bù đắp hao phí và tái sản xuất sức lao động cho người lao động.
+ Góp phần điều chỉnh tiền lương và thu nhập giữa những người lao động làm
việc trong các ngành nghề, vùng miền, khuyến khích phát tri ển các ngành ngh ề

ưu tiê, mũi nhọn của ngành kinh tế.
+ Khuyến khích người lao động đến làm việc ở các vùng xa xôi hẻo lánh, vùng có
điều kiện sinh hoạt khó khăn, góp phần điều phối và ổn định lực lượng lao
động.


+ Góp phần thực hiện tốt mục tiêu an ninh quốc phòng, mục tiêu kinh tế xã hội
và mục tiêu khác của nhà nước.
-

Vi mô:

+ Đảm bảo tái sản xuất sức lao động, tạo động lực cho người lao động.
+ Góp phần thực hiện được các mục tiêu, định hướng do cơ quan, doanh nghi ệp
đề ra.
1.4 Các phụ cấp lương trong khu vực công ở Việt Nam
-

Phụ cấp thâm niên vượt khung
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo
Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo
Phụ cấp khu vực
Phụ cấp thu hút
Phụ cấp lưu động
Phụ cấp độc hại nguy hiểm
Phụ cấp trách nhiệm công việc
Phụ cấp đặc biệt

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến phụ cấp lương
-


Ngân sách nhà nước
Quan điểm nhà nước
Thâm niên công tác
Số lượng cán bộ công chức, viên chức
Điều kiện làm việc
Tính chất công việc
Vị trí chức danh

2. Thực trạng phụ cấp lương của ngành giáo dục phổ thông ở Việt Nam
2.1 Khái quát về ngành giáo dục phổ thông ở Việt Nam
- Giáo dục phổ thông gồm:
+ Giáo dục tiểu học là bậc học bắt buộc đối với mọi trẻ em từ sáu đ ến m ười
bốn tuổi; được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến l ớp năm. Tu ổi c ủa
học sinh vào học lớp một là sáu tuổi.
+ Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến
lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải có bằng tốt nghiệp ti ểu học, có tu ổi là
mười một tuổi.


+ Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm h ọc, từ l ớp m ười
đến lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học
cơ sở, có tuổi là mười lăm tuổi.
- Quy mô: Giáo dục nước ta ở tất cả các cấp, bậc học đều tăng (ngo ại tr ừ
Tiểu học có giảm do tác động dân số), nên tỷ lệ tăng của giáo viên và cán b ộ
quản lý cũng tăng lên đáng kể. Chỉ tính trong 5 năm gần đây, ngoại tr ừ Ti ểu h ọc,
còn các cấp bậc học khác đều tăng từ 0,5% tr ở lên. S ố l ượng nhà giáo và cán b ộ
quản lý tăng lên, như vậy đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhân lực cho ngành
giáo dục trong bối cảnh phát triển mạnh về quy mô trường l ớp, s ố lượng h ọc
sinh, sinh viên ở các cấp, bậc học.

- Cơ cấu: Sự bất hợp lý trong cơ cấu đội ngũ nhà giáo theo cấp, bậc học,
theo chuyên môn và vùng miền đã dần được khắc phục. Ở vùng cao, vùng sâu,
vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thi ểu số, tuy còn g ặp nhi ều khó khăn
trong việc điều động giáo viên, nhưng do có chính sách ưu đãi (ph ụ cấp giáo
viên công tác ở vùng khó khăn) nên đã cơ bản có đủ s ố lượng giáo viên và cán b ộ
quản lý.
Nhìn chung, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã đ ạt chu ẩn
trình độ đào tạo, trong đó một phần đáng kể đã đạt trình độ trên chu ẩn (tính
đến năm 2011, Tiểu học đạt chuẩn là 99,46%, Trung học cơ s ở 98,84%, Trung
học phổ thông 99,14%). Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp đ ều
được nâng lên theo chuẩn và vượt chuẩn; nhất là ở phổ thông, cán bộ quản lý
được đào tạo cử nhân gần như đạt 100%, tỷ lệ đào tạo Th ạc sỹ ngày càng tăng;
ở cao đẳng, đại học, tỷ lệ đào tạo Thạc sỹ, Tiến sỹ đạt từ 20%-50%.

2.2 Thực trạng phụ cấp lương của ngành giáo dục phổ thông ở Việt Nam
Ngành giáo dục phổ thông nước ta ngày càng phát tri ển về số lượng và
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn
chế trong vận động, khuyến khích các cán bộ , công chức làm việc tại các vùng
dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; môi trường làm
việc độc hại, nguy hiểm...Vì vậy , để khuyến khích các cán bộ công chức làm vi ệc
tại những nơi đó, Nhà nước kết hợp với các ban, ngành liên quan thảo luận và
đưa ra một số chế độ phụ cấp dựa trên đặc điểm , tính chất công việc của
ngành giáo dục. Ngoài những phụ cấp lương chung thì ngành giáo dục còn có
thêm một số phụ cấp lương riêng đặc thù của ngành giáo dục .
2.2.1 Thực trạng phụ cấp lương theo đặc thù ngành
 Phụ cấp ưu đãi lớp (phụ cấp đứng lớp):
+ Văn bản pháp lý: Thông tư số 244/2005/QĐ-TT


+ Đối tượng áp dụng : Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp

đồng), cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương, đang trực ti ếp gi ảng d ạy trong
các cơ sở giáo dục công lập
+ Công thức tính : Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức l ương c ở s ở x [(h ệ s ố
lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (n ếu có) +
% (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (n ếu có)] x t ỷ l ệ % ph ụ c ấp
ưu đãi
+ Mức phụ cấp : Gồm 6 mức: 25%, 30%, 35%, 40%, 45%, 50% mức l ương hi ện
hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (n ếu
có).
+ Cách chi trả : Phụ cấp ưu đãi được trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng
để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
-

Phụ cấp dạy bằng tiếng và chữ viết của người dân tộc thiểu số

+ Văn bản pháp lý : Nghị định số 61/2006/NĐ-CP
+ Đối tượng áp dụng: Cán bộ quản lý giáo dục, các nhà giáo d ạy ở khu v ực có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn
+ Công thức tính : PC = ML cơ sở x [HSL theo ngạch, b ậc hi ện h ưởng + HS PC
chức vụ LĐ (nếu có) + % (quy theo hệ s ố) PC thâm niên v ượt khung (n ếu có)] x
50%.
+ Mức hưởng : Bằng 50% mức lương theo ngạch, bậc hi ện hưởng và ph ụ cấp
chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
+ Cách chi trả: Phụ cấp nay được trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng đ ể
tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
-

Phụ cấp thâm niên nhà giáo (thâm niên nghề)

+ Văn bản pháp lý : Nghị định số 54/2011/NĐ – CP

+ Đối tượng áp dụng : Các nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo d ục
công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, b ồi d ưỡng
thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây g ọi
chung là cơ sở giáo dục công lập), đã được chuyển, xếp lương theo Ngh ị đ ịnh s ố
204/2004
+ Công thức tính: PC = [ ML hiện hưởng + PC chức vụ lãnh đ ạo ( n ếu có) + PC
thâm niên vượt khung( nếu có) ] x % Mức phụ cấp được hưởng


+ Mức phụ cấp : Nhà giáo đủ 5 năm (60 tháng) gi ảng d ạy, giáo d ục được tính
hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ
cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (n ếu có); từ các năm
sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.
+ Cách chi trả : Phụ cấp này được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không đ ược
dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
-

Phụ cấp đặc thù đối với nghề giáo dạy tích hợp, nhà giáo là ngh ệ nhân,
người có trình độ kĩ năng nghề cao dạy thực hành

+ Văn bản pháp lý : Nghị định số 113/2015/NĐ- CP
+ Đối tượng áp dụng : Nhà giáo dạy tích hợp, nhà giáo là ngh ệ nhân ưu tú tr ở lên
hoặc người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành trong các c ơ s ở giáo dục
nghề nghiệp công lập
+ Công thức tính : PC = [ ML hiện hưởng + PC chức vụ lãnh đạo ( nếu có) + PC
thâm niên vượt khung( nếu có) ] x 10%
+ Mức phụ cấp: Bằng 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh
đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
+ Cách chi trả : Phụ cấp này được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không đ ược
dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

-

Phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD)

+ Văn bản pháp lý : Điều 7 Nghị định 61/2006/NĐ-CP về chính sách đ ối v ới nhà
giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên bi ệt, ở vùng có đi ều ki ện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
+ Đối tượng áp dụng :
Nhà giáo, CBQLGD thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 mục I Thông tư
này hiện đang công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có đi ều ki ện kinh t ế - xã
hội đặc biệt khó khăn.
Nhà giáo, CBQLGD đã được hưởng phụ cấp ưu đãi theo hướng dẫn tại
Thông tư này thì không được hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Thông tư
Liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC ngày 23 tháng 01 năm 2006 c ủa
Liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn th ực
hiện Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ
tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực ti ếp


giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.
+ Công thức tính: Phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương cơ sở x [(hệ số lương
theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + %
(quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (n ếu có)] x tỷ l ệ % ph ụ c ấp ưu
đãi.
+ Mức phụ cấp: Mức phụ cấp 70% mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng c ộng
phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng
đối với nhà giáo, CBQLGD đang công tác tại:
 Các cơ sở giáo dục đóng trên địa bàn thuộc vùng có điều ki ện kinh t ế - xã
hội đặc biệt khó khăn;
 Các trường chuyên biệt gồm: Trường trung học phổ thông chuyên; trường

phổ thông dân tộc nội trú và trường, lớp dành cho người tàn tật, khuy ết
tật.
Riêng nhà giáo, CBQLGD đang công tác tại các tr ường giáo dưỡng h ưởng
phụ cấp thâm niên nghề và phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh quy định tại
điểm a và đ khoản 8 Điều 6 của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, trong tr ường
hợp khoản phụ cấp được hưởng này thấp hơn mức quy định tại điểm b khoản 2
mục II của Thông tư này thì được hưởng thêm tỷ lệ phần trăm (%) chênh l ệch
để đạt được mức phụ cấp ưu đãi bằng 70% mức lương hiện hưởng và ph ụ cấp
chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
Mức phụ cấp 50% mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ
cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp d ụng đ ối
với nhà giáo, CBQLGD đang công tác tại các tr ường chuyên bi ệt không đóng trên
địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc bi ệt khó khăn, bao g ồm:
Trường phổ thông dân tộc bán trú; trường dự bị đại học và trường năng khiếu
nghệ thuật, thể dục, thể thao.
-

Phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và nước sạch

+ Văn bản pháp lý : Nghị định số 61/2006/NĐ-CP
+ Đối tượng áp dụng: Đối với những vùng thực sự thi ếu n ước ngọt và s ạch theo
mùa, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được gi ải quy ết ch ế đ ộ phụ cấp ti ền
mua và vận chuyển nước ngọt và sạch để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày
sau khi đã trừ phần chi phí nước ngọt sinh hoạt được tính trong tiền lương.
Ủy ban nhân dân các tỉnh có vùng thi ếu nước ngọt và s ạch căn c ứ vào tình
hình cụ thể của các xã, hải đảo thiếu nước sạch và ngọt đ ể quyết định th ời gian
và mức phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch cho phù hợp v ới


từng địa phương.


2.2.2 Một số phụ cấp theo quy định nhà nước
 Phụ cấp thâm niên vượt khung:
+ Văn bản pháp lý: Nghị định số 204/2004/NĐ-CP
+ Đối tượng áp dụng: Giáo viên xếp lương theo thang bảng lương chuyên môn
nghiệp vụ, Các nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công l ập
và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thu ộc c ơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung Ương đến
địa phương. Giáo viên thuộc biên chế nhà nước xếp lương theo thang b ảng
lương chuyên môn nghiệp vụ được cử đến làm việc ở các tổ chức phi chính phủ,
các dự án, các tổ chức quốc tế ở Việt Nam.
+ Công thức tính: Phụ cấp thâm niên vượt khung = Mức lương bậc cuối cùng
hiện hưởng x Tỷ lệ % được hưởng
+ Mức phụ cấp: 5% nếu giữ bậc lương cuối cùng đủ 36 tháng đ ối v ới công ch ức
loại A và đủ 24 tháng đối với công chức loại B, C và không vi ph ạm k ỷ lu ật d ưới
bất kỳ hình thức nào. Với mỗi năm kế tiếp (đủ 12 tháng gi ữ mức phụ cấp) thì sẽ
được tính them 1%
+ Cách chi trả: Phụ cấp thâm niên vượt khung được trả cùng kỳ v ới l ương hàng
tháng và được dùng để đóng bảo hiểm xã hội
-

Phụ cấp chức vụ lãnh đạo:

+ Văn bản pháp lý: Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, Thông tư s ố 33/2005/TTBGD&ĐT
+ Đối tượng áp dụng: Nhà giáo giữ các chức danh lãnh đạo: Hi ệu tr ưởng, hi ệu
phó, tổ trưởng chuyên môn
+ Công thức tính: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo = HSPC x ML tối thi ểu
+ Mức phụ cấp: gồm các mức 0,15 – 0,2 – 0,25 – 0,3 – 0,35 – 0,4 – 0,45 – 0,5 –
0,55 – 0,6 – 0,7 theo quy định tại thông tư số 33/2005/TT-BGD&ĐT
+ Cách chi trả: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo được trả cùng với kỳ l ương hàng tháng

và được dùng để đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
-

Phụ cấp khu vực:


+ Văn bản pháp lý: Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC
+ Đối tượng áp dụng: Giáo viên công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã h ội có
điều kiện đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp hàng tháng tính theo th ời gian
thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
+ Công thức tính: Phụ cấp khu vực = HSCB khu vực x ML tối thi ểu chung
+ Mức phụ cấp: hệ số phụ cấp khu vực gồm 7 mức so với mức lương t ối thi ểu
chung của nhà nước quy định là 0,1 – 0,2 – 0,3 – 0,4 – 0,5 – 0,7 – 1,0
Nếu có thời gian đứt quãng thì được cộng dồn như sau:
 Mức 0,5 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian
thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 5
năm đến dưới 10 năm.
 Mức 0,7 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian
thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10
năm đến dưới 15 năm.
 Mức 1,0 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian
thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15
năm trở lên.
+ Cách chi trả: Phụ cấp khu vực được xác định, chi tr ả theo n ơi làm vi ệc đ ối v ới
những người đang làm việc, được xác định,tính toán, chi trả theo n ơi đăng ký
thường trú và nhận lương hưu, trợ cấp thay lương đối với người nghỉ hưu và
người hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định. Phụ cấp khu v ực được tr ả cùng
kỳ lương, phụ cấp, trợ cấp hàng tháng
-


Phụ cấp thu hút:

+ Văn bản pháp lý: Nghị định 116/2010/NĐ-CP
+ Đối tượng áp dụng: Áp dụng đối với giáo viên công tác tại vùng có đi ều ki ện
kinh tế - xã hội có điều kiện đặc biệt khó khăn
+ Mức phụ cấp: Các giáo viên này được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% tiền
lương tháng hiện hưởng, bao gồm: mức lương chức vụ, ngạch, bậc hoặc c ấp
hàm và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có
-

Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo dạy thực hành
(Phụ cấp độc hại nguy hiểm):

+ Văn bản pháp lý : Nghi định số 113/2015/NĐ- CP
+ Đối tượng áp dụng : Nhà giáo dạy thực hành, dạy tích h ợp t ại phòng th ực


hành, xưởng thực hành của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hoặc doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ với những ngành, nghề học nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm có một trong các yếu tố nặng nh ọc, độc hại, nguy
hiểm sau:Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc; d ạy th ực hành ở môi
trường dễ bị lây nhiễm, mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định; Dạy thực
hành trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thi ếu dưỡng khí, n ơi quá nóng
hoặc quá lạnh vượt quá tiêu chuẩn cho phép
+ Công thức tính: PC = [ ML hiện hưởng + PC chức vụ lãnh đ ạo ( n ếu có) + PC
thâm niên vượt khung( nếu có) ] x % Mức phụ cấp được hưởng
+ Mức phụ cấp: Gồm 4 mức 0,1 - 0,2 - 0,3 - 0,4 m ức l ương hi ện h ưởng c ộng ph ụ
cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
+ Cách chi trả : Phụ cấp này được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không đ ược
dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

-

Phụ cấp trách nhiệm công việc:

+ Văn bản pháp lý : Điều 6 Nghị định số 61/2006/NĐ-CP
+ Đối tượng áp dụng : Nhà giáo,cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại tr ường
chuyên biệt
+ Công thức tính: Phụ cấp trách nhiệm = ML cơ sở x 0,3
+ Mức phụ cấp: Được hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm 0,3 so với mức lương
c ơ sở
+ Cách chi trả: Phụ cấp này được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không được
dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
2.3 Đánh giá chung về phụ cấp lương của ngành giáo dục phổ thông ở Việt Nam
2.3.1 Ưu điểm
- Các cơ quan, đơn vị đã phổ biến và áp dụng chi trả phụ cấp cho CBCC đầy
đủ các loại phụ cấp cho đơn vị vủa mình tạo niềm tin và sự gắn bó lâu dài đối với mỗi
CBCC.
- Các chế độ phụ cấp đã khuyến khích CBCC học tập nâng cao trình độ tay
nghề của mình. Mặt khác, khuyến khích họ tích cực làm việc tại các vùng sâu , vùng
xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn
- Nhìn chung, các chế độ phụ cấp được thực hiện đầy đủ, kịp thời, các văn bản
hướng dẫn khá chi tiết, cụ thể, tạo tâm lý phấn khởi trong cán bộ, công chức, viên


chức, người lao động trong ngành giáo dục phổ thông.
- Việc thực hiện chế độ phụ cấp thời gian qua đã kịp thời hỗ trợ một phần thu
nhập ngoài lương đối với cán bộ, công chức, viên chức; khuyến khích cán bộ, công chức,
viên chức nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc; tạo sự yên tâm, phấn khởi
làm việc; thể hiện sự đãi ngộ thỏa đáng trong ngành giáo dục phổ thông.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

- Vẫn còn một số loại hình sự nghiệp, viên chức không có phụ cấp đặc thù,
thâm niên, kể cả những người làm việc tại các bộ phận hành chính trong cùng một đơn
vị sự nghiệp giáo dục, nhưng không phải là nhà giáo, gây ảnh hưởng không nhỏ đến
tâm tư của những viên chức này, dẫn đến khó khăn cho công tác điều động, luân
chuyển công tác từ nơi được hưởng các khoản phụ cấp thâm niên đến nơi không có
phụ cấp nếu tổ chức có yêu cầu.
- Chế độ phụ cấp áp dụng hiện hành là tương đối phù hợp bù đắp được sức lao
động hao phí cho CBCC. Song, nếu quan tâm đúng mức đến một số phụ cấp thâm
niên vượt khung, phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp độc hại… sẽ tác động tích cực đến
hiệu quả làm việc của người lao động hơn.
- Các quy định hiện hành về phụ cấp lương chưa đầy đủ, chưa đảm bảo công
bằng và hợp lý giữa các vị trí trong ngành.
3. Một số đề suất khuyến nghị nhằm cải thiện phụ cấp lương của ngành giáo
dục phổ thông
Thứ nhất, tiến hành việc điều chỉnh, sửa đổi và ban hành bổ sung các chế độ
phụ cấp phù hợp hơn với thực tiễn, thỏa đáng hơn với đặc thù lao động của ngành và
đảm bảo đủ sức hấp dẫn để thu hút và giữ chân cán bộ yên tâm công tác trong những
lĩnh vực ít lợi thế
Thứ hai, các thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi cần phải được
xây dựng một cách chi tiết, cụ thể, chính xác và sát thực với điều kiện thực tế để các
đơn vị dễ dàng triển khai vận dụng.
Thứ ba, cần xây dựng cơ chế tài chính thích hợp (phân bổ kịp thời nguồn ngân
sách nhà nước để chi trả ngay sau khi có quyết định điều chỉnh) để đảm bảo cho cán
bộ, công chức, viên chức, người lao động trong khu vực công được hưởng các chế độ
phụ cấp kịp thời và đầy đủ ngay từ khi văn bản có hiệu lực thi hành.
Thứ tư, ban hành bổ sung các loại phụ cấp như: Phụ cấp ưu đãi ngành; Phụ cấp
trách nhiệm, phụ cấp lưu động, trợ cấp chuyển vùng… cho cán bộ giáo dục công tác
tại vùng khó khăn. Các chế độ Bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp cho cán bộ giáo dục khi bị
nhiễm bệnh dịch, tử vong do bệnh dịch…



Thứ năm, ban hành các chính sách hỗ trợ về tài chính như: hỗ trợ kinh phí đào
tạo nâng cao trình độ chuyên môn; hỗ trợ thu nhập tăng thêm, ưu tiên nâng lương
sớm; hỗ trợ mua đất hoặc nhà ở cho cán bộ công tác tại các lĩnh vực ít lợi thế. Phụ cấp
khuyến khích áp dụng đối với công chức có trình độ cao hơn trình độ đào tạo chuẩn.
Thứ sáu, điều chỉnh, bổ sung sửa đổi các chế độ phụ cấp ưu đãi hiện hành như :
Phụ cấp ngành Giáo dục nên nằm trong khoảng 30% -100% mức lương hiện hưởng
chứ không phải cao nhất là 50% như trong quy định của Nghị định 204/2004/ NĐ- CP
hiện nay. Bởi lý do: đảm bảo tiền lương của ngành giáo dục là một trong những ngành
cao nhất, đảm bảo sự công bằng, hợp lý đối với cán bộ, công chức trực tiếp hoặc gián
tiếp trên mỗi cương vị khác nhau đóng góp vì sự nghiệp phát triển giáo dục
Thứ bảy, đào tạo, hạn chế những bất hợp lý về phụ cấp trong việc điều chuyển
cán bộ giảng dạy sang làm cán bộ quản lý, tạo điều kiện cho việc thuyên chuyển trong
nội bộ ngành được dễ dàng.
Thứ sáu, Để đảm bảo thực hiện chế độ phụ cấp lương đối với cán bộ, công
chức, viên chức trong thời gian tới, cần phải rà soát, xây dựng hệ thống các chế độ
phụ cấp đảm bảo sự thống nhất, và công bằng giữa các đối tượng thụ hưởng (cán bộ,
công chức và viên chức). Xác định lại các loại phụ cấp theo nghề và phụ cấp thâm
niên nghề, thực hiện thống nhất trong ngành giáo dục phổ thông.

KẾT LUẬN
Các cơ quan Nhà nước đã có những quy định, hướng dẫn cụ thể áp dụng các
loại phụ cấp cho các đối tượng chung và riêng trong từng ngành nghề. Kết hợp với
việc rà soát, phân tích chế độ phụ cấp chung và chế độ phụ cấp đặc thù đối với ngành
giáo dục phổ thông cũng như tìm hiểu quá trình triển khai, thực hiện; nghiên cứu đã
phát hiện được những bất cập cần được điều chỉnh, sửa đổi cả về các quy định hiện
hành về các chế độ phụ cấp lương cũng như phương thức áp dụng trong thực tiễn. Vì
vậy, công tác triển khai , hướng dẫn từ cấp trung ương đến địa phương tương đối tốt.
Tuy nhiên, một số vấn đề trong việc áp dụng vào các cơ quan , đơn vị trong khu vực
công vẫn đang gặp khó khăn. Bài viết đã nêu lên được thực trạng các chế độ phụ cấp

lương hiện nay trong khu vực công ở Việt Nam, cụ thể là chế độ phụ cấp ngành giáo
dục phổ thông, một số hạn chế của phụ cấp từ đó đưa ra một số khuyến nghị để hoàn
thiện các chế độ phụ cấp, đảm bảo lợi ích cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao
động trong ngành giáo dục phổ thông nói riêng và khu vực công nói chung.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Nguyễn Tiệp và TS. Lê Thanh Hà ( 2011) , Giáo trình Tiền
lương – Tiền lương Nhà xuất bản lao động – xã hội.
2. Thư viện pháp luật:
3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật:
4. />5. />6. />7. />8. />%E1%BB%87t_Nam#Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_ph%E1%BB
%95_th%C3%B4ng



×