Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Vì nhiều nguyên nhân khiến hợp đồng không thể thực hiện được, mọi người sẽ đặt ra vấn đề bồi thường thiệt hại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.09 KB, 11 trang )

TÊN TƯ VẤN: CHƯƠNG TRÌNH BẢO HIỂM GIA HẠN THỜI GIAN BẢO HÀNH
TRAO ĐỔI LẦN 2:
Ngày nhận: 31/10/2019
Bộ phận: MCS. FSV

Ngày trả lời: 13/11/2019
PIC: Vũ Thị Thu Hiền

A – BỐI CẢNH
CW đã gửi kế hoạch kinh doanh sửa đổi cho HVN, theo đó:
- CW sẽ cung cấp gói gia hạn bảo hành cho HEAD để HEAD bán cho khách hàng
- HVN sẽ không tham gia trực tiếp vào quá trình bán hàng mà chỉ là trung gian giới
thiệu CW với HEAD
- HVN sẽ nhận được tiền royalty vì cho phép CW sử dụng logo Honda.
Chi tiết kế hoạch kinh doanh mới được đính kèm ở mục 2.
B – ĐÁNH GIÁ CỦA PHÒNG PHÁP CHẾ
1.

Ngành nghề kinh doanh phù hợp của CW VN

- Đối với kế hoạch kinh doanh này, phòng Pháp chế đề xuất bộ phận trao đổi với CW VN
cân nhắc, xem xét phương án cung cấp gói bảo dưỡng, sửa chữa mô tô, xe máy
cho HEAD thay cho gói bảo hành với các lí do sau:
+ Bản chất của gói dịch vụ theo kế hoạch kinh doanh là bảo hiểm nhưng do điều kiện
để công ty có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm tại Việt Nam rất phức
tạp, khó khăn như đã nêu tại các tư vấn trước và CWI không có khả năng đáp ứng các
điều kiện này.
+ Các quy định pháp luật hiện hành chưa có quy định về ngành nghề bảo hành hoặc
gia hạn bảo hành như trong kế hoạch kinh doanh đang nêu mà “bảo hành” có thể chỉ
được hiểu là trách nghiệm/nghĩa vụ pháp lý của bên bán đối với bên mua (cụ thể: HVN
đối với HEAD và HEAD đối với khách hàng), không phải một dịch vụ cung cấp trên cơ


sở hợp đồng có thu phí (Tham chiếu các quy định tại Điều 446Bộ Luật Dân Sự 2015,
Điều 49 Luật Thương Mại 2005, Điều 21 Luật Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng 2010
và Điều 3 của Nghị Định 116/2017/NĐ-CP được trích dẫn ở cuối văn bản).
Theo đó, ngành nghề kinh doanh phù hợp có thể bao gồm 02 ngành nghề bên dưới mà
phòng Pháp chế thấy rằng CW đã từng đề cập với bộ phận tại email ngày 22 tháng 10, cụ
thể:
+ Các dịch vụ liên quan tới sản xuất (Services incidental to manufacturing:
884)
+ Sửa chữa, bảo dưỡng xe máy (Maintenance and repairs of M/C: 6122)
Để CW VN có thể đăng ký được các ngành nghề này thì bộ phận có thể cân nhắc 02 phương
án sau:
* Phương án 1: CW VN tự đăng ký bổ sung ngành nghề này vào Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư cả CW VN.
Ưu điểm: CW VN có thể tự chủ động thực hiện thủ tục đăng ký bổ sung ngành nghề và
HVN không phải tham gia vào quá trình đăng ký của CW VN
Nhược điểm: Mặc dù 02 ngành nghề kinh doanh trên được phòng Pháp chế đánh giá
là ngành nghề phù hợp nhất dựa trên kế hoạch kinh doanh cũng như quy định của


pháp luật hiện hành nhưng về bản chất, gói dịch vụ này là gói bảo hiểm gia hạn bảo
hành nên nếu thực hiện phương án của phòng Pháp chế đề xuất thì vẫn có thể tồn tại
một số rủi ro/ lưu ý như sau:
+ Thứ nhất, CW VN có thể sẽ gặp khó khăn trong việc đăng ký 02 ngành
nghề nêu trên bởi Việt Nam không có cam kết về dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa
mô tô, xe máy trong Biểu cam kết WTO cũng như phòng Pháp chế cũng chưa tìm
thấy các điều ước quốc tế song phương và đa phương khác mà Việt Nam và Ấn
Độ là thành viên có quy định về điều kiện đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong
hoạt động kinh doanh dịch vụ dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa mô tô, xe máy. Mặt
khác, qua rà soát Luật Đầu Tư 2014 và các văn bản bản quy phạm pháp luật
chuyên ngành liên quan đến đầu tư nước ngoài trong hoạt động kinh doanh dịch

vụ bảo dưỡng, sửa chữa mô tô, xe máy, phòng Pháp chế không tìm thấy các quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư cụ thể luật định áp dụng đối với nhà đầu tư
nước ngoài trong lĩnh vực này.
Như vậy, trong trường hợp này, căn cứ quy định tại Điều 10.2 Nghị Định
118/2015/NĐ-CP được trích ở cuối văn bản, khi nộp hồ sơ để đăng ký đầu tư (cấp
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) cho dự án của Công ty A tại Việt Nam, Cơ quan
đăng ký đầu tư sẽ lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Bộ quản lý
ngành (trường hợp này có thể là Bộ Công thương) để xem xét, quyết định về điều
kiện đầu tư đối với CW VN.
+ Thứ hai, giả định rằng CW VN đăng ký thành công 02 ngành nghề trên, CW VN
đều không phải là chủ thể trực tiếp thực hiện dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa mô tô,
xe máy mà HEAD sẽ chủ thể trực tiếp thực hiện dịch vụ này cho khách hàng.
Với phương thức thực hiện kế hoạch kinh doanh, phòng Pháp chế đã rà soát quy
định của pháp luật và chưa tìm thấy quy định nào hạn chế/ cấm hoặc không cho
phép CW VN ký hợp đồng/ giao dịch với HVN/HEAD và Khách hàng để cung cấp
gói bảo dưỡng, sửa chữa sau đó lại ký Hợp đồng/ giao dịch với HEAD để giao toàn
bộ việc trực tiếp bảo dưỡng, sửa chữa cho HEAD.
Dù vậy, khi nhìn nhận cả một quá trình đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, cơ quan
nhà nước có thẩm quyền (như cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư,
doanh nghiệp, thị trường, thuế,…) có thể có các câu hỏi về việc CW VN
đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa mô tô, xe
máy nhưng trên thực tế KHÔNG trực tiếp thực hiện việc bảo dưỡng, sửa
chữa mà đều giao cho HEAD thực hiện. Ngoài ra, các vấn đề khác về cơ sở
vật chất (như địa điểm thực hiện hoạt động kinh doanh, trang thiết bị,…), nhân
công của CW VN cũng sẽ là những vấn đề cần làm rõ khi cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thẩm tra trực tiếp trụ sở/ địa điểm thực hiện hoạt động kinh doanh
của CW VN (nếu có).

* Phương án 2: HVN và CW VN ký hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC - hợp đồng
được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân

chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế) để thực hiện dự án đầu tư cho
dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng
Ưu điểm:
+ HVN đã đăng ký các ngành nghề liên quan tới sửa chữa, bảo dưỡng xe máy nên
nếu CW VN ký BCC với HVN thì khả năng dự án đầu tư giữa HVN và CW VN được
cơ quan nhà nước chấp thuận sẽ cao hơn phương án 1


+ Dựa trên BCC thì HVN có thể yêu cầu CW VN chia sẻ lợi nhuận của dự án cho
HVN. Tức là HVN có thể nhận được 02 khoản: royalty từ việc sử dụng logo Honda
(mặc dù có thể HVN sẽ phải trả 1 phần/toàn bộ phí cho HM) + lợi nhuận từ việc
cung cấp dịch vụ.
Nhược điểm: Thủ tục nội bộ và thủ tục với cơ quan nhà nước mà HVN cần thực hiện
sẽ rất nhiều, cụ thể:
+ Để có thể ký BCC thì cần xin ý kiến của Hội đồng thành viên của HVN (gồm HM
– ASH - VEAM) vì việc quyết định dự án đầu tư phát triển công thuộc thẩm quyền
của Hội đồng thành viên. Thủ tục họp và xin ý kiến của Hội đồng thành viên của
HVN thường rất phức tạp, tốn thời gian và cũng không chắc chắn dự án đầu tư
này được Hội đồng thành viên chấp thuận
+ HVN và CW VN sẽ phải cùng chuẩn bị hồ sơ để xin cấp Giấy chứng nhận đăng
ký đầu tư. Theo quy định của pháp luật hiện hành, bộ hồ sơ này tương đối phức
tạp và gồm các giấy tờ như sau:
“a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu
tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương
khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
c) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án,
mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa
điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu
tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;

d) Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của
nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính
của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu
thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
đ) Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước
giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao
thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử
dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
e) Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1
Điều 32 của Luật này gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ
đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy
móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.”
(Điều 33.1, Luật đầu tư 2014)
+ Lợi nhuận mà HVN nhận được từ dự án có thể rất nhỏ so với tổng doanh thu
của HVN (đánh giá được đưa ra dựa trên thông tin về giá của gói gia hạn bảo
hành mà phòng Luật được cung cấp trong các lần trao đổi trực tiếp) nhưng thủ
tục, hồ sơ mà HVN cần thực hiện lại rất nhiều và phức tạp
Dựa trên phần phân tích đối với 02 phương án trên, bộ phận cân nhắc và thông tin cho
phòng Pháp chế quyết định của bộ phận để được tiếp tục hỗ trợ (nếu cần thiết).
2.

Đánh giá về nội dung kế hoạch kinh doanh


HVN latest business process_rev02.ppt

VĂN BẢN THAM CHIẾU:
1. Luật đầu tư 2014
2. Luật doanh nghiệp 2014


3. Bộ Luật Dân Sự 2015:
“Điều 446. Nghĩa vụ bảo hành
Bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn, gọi là thời hạn bảo
hành, nếu việc bảo hành do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Thời hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật.”

4. Luật Thương Mại 2005 có quy định như sau:

“Điều 49. Nghĩa vụ bảo hành hàng hoá
1. Trường hợp hàng hoá mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành
hàng hoá đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận.
2. Bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế
cho phép.
3. Bên bán phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

5. Luật Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng 2010 có quy định như sau:

“Điều 21. Trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện
Hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành theo thỏa thuận của các bên hoặc bắt buộc bảo
hành theo quy định của pháp luật. Trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành,
tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm:
1. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện do mình cung cấp;
2. Cung cấp cho người tiêu dùng giấy tiếp nhận bảo hành, trong đó ghi rõ thời gian thực hiện
bảo hành. Thời gian thực hiện bảo hành không tính vào thời hạn bảo hành hàng hóa, linh
kiện, phụ kiện. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa thay thế linh kiện, phụ kiện
hoặc đổi hàng hóa mới thì thời hạn bảo hành linh kiện, phụ kiện hoặc hàng hóa đó được tính
từ thời điểm thay thế linh kiện, phụ kiện hoặc đổi hàng hóa mới;
3. Cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự để sử dụng tạm thời
hoặc có hình thức giải quyết khác được người tiêu dùng chấp nhận trong thời gian thực hiện

bảo hành;
4. Đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện
và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp hết thời gian thực hiện bảo hành mà
không sửa chữa được hoặc không khắc phục được lỗi.
5. Đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa và trả lại tiền cho
người tiêu dùng trong trường hợp đã thực hiện bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện từ ba
lần trở lên trong thời hạn bảo hành mà vẫn không khắc phục được lỗi;
6. Chịu chi phí sửa chữa, vận chuyển hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đến nơi bảo hành và từ nơi
bảo hành đến nơi cư trú của người tiêu dùng;
7. Chịu trách nhiệm về việc bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện cho người tiêu dùng cả
trong trường hợp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc bảo hành.”

6.

Nghị Định 116/2017/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Bảo hành là nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập
khẩu ô tô trong việc bảo đảm chất lượng ô tô đã bán ra trong điều kiện nhất định.
7. Bảo dưỡng là công việc cần thực hiện theo hướng dẫn của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp
ô tô nhằm duy trì trạng thái vận hành bình thường của ô tô.
8. Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô là tổ chức thực hiện việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô có đủ
điều kiện theo quy định tại Nghị định này.”


TÊN TƯ VẤN: CHƯƠNG TRÌNH BẢO HIỂM GIA HẠN THỜI GIAN BẢO HÀNH
Ngày nhận: 27/09/2019
Bộ phận: MCS.TSV


Ngày trả lời: 04/10/2019
PIC: Vũ Thị Thu Hiền

A – CÂU HỎI
Bối cảnh:
HVN dự kiến xây dựng chương trình bảo hiểm cho khách hàng mua xe tại HEAD. Quyền lợi
của gói bảo hiểm này là kéo dài thời hạn được bảo hành xe.
HVN sẽ đóng vai trò xây dựng, điều phối chương trình và lựa chọn Công ty bảo hiểm phù
hợp. Sau khi lựa chọn được công ty bảo hiểm, HVN sẽ giới thiệu chương trình tới HEAD. Công
ty bảo hiểm và HEAD sẽ làm việc trực tiếp với nhau về việc mua bán bảo hiểm và giải quyết
khiếu nại bảo hiểm.
Sau khi bán được bảo hiểm, HVN và HEAD sẽ nhận được tiền hoa hồng dựa trên doanh số
bảo hiểm bán ra.
Câu hỏi:
1. HVN và HEAD có thể tham gia vào chương trình này không? Ngành nghề kinh doanh
phù hợp là gì?
2. Công ty bảo hiểm hiện chưa có trụ sở ở Việt Nam. Vậy, để bán bảo hiểm tại Việt Nam
thì Công ty bảo hiểm cần thành lập công ty và đăng ký kinh doanh ở Việt Nam
không?
3. Dự kiến tên chương trình sẽ sử dụng từ HONDA. Công ty bảo hiểm sẽ trả 1 khoản
Loyalty để được dùng từ HONDA này và tiền này sẽ được cộng gộp trong tiền hoa
hồng trả cho HVN. Công ty nay hiện đang sử dụng nhãn hiệu Honda ở India vậy khi
sang Vietnam có phải xin phép HM nữa không? Tiền Loyalty do sử dụng nhãn hiệu
HONDA có phải trả cho HM không?
B – TRẢ LỜI
1. HVN và HEAD có thể tham gia vào chương trình này không? Ngành nghề kinh
doanh phù hợp là gì?
a. Đối với HVN
- Khi HVN tham gia vào chương trình này thì HVN có thể bị coi là có hành vi môi giới bảo

hiểm, cụ thể:
+ Luật kinh doanh bảo hiểm quy định như sau:
“4. Hoạt động môi giới bảo hiểm là việc cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo
hiểm về sản phẩm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo
hiểm và các công việc liên quan đến việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng
bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm”
“Điều 90. Nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm
Nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm bao gồm:
1. Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm,
doanh nghiệp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm.


2. Tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo
hiểm, điều kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm.
3. Đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên
mua bảo hiểm.
4. Thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm
theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.”
+ Dù HVN không tham gia cung cấp thông tin, tư vấn trực tiếp cho khách hàng nhưng
hành vi của HVN đang được hiểu là kết nối, giới thiệu Công ty bảo hiểm cho khách
hàng, bởi phòng Luật hiểu rằng nếu không có sự tham gia của HVN thì Công ty bảo
hiểm và HEAD sẽ không thể bán bảo hiểm cho khách hàng. Do vậy, ở một góc độ nhất
định thì có thể HVN bị coi là có hành vi cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo
hiểm trong việc lựa chọn, quyết định mua bảo hiểm.
+ Một yếu tố rất quan trọng cần được đánh giá là khoản hoa hồng mà HVN nhận được.
Khoản hoa hồng này được tính trực tiếp trên số lượng bảo hiểm bán ra nên khoản hoa
hồng được coi là lợi ích, thù lao cho việc giới thiệu chương trình bảo hiểm của HVN.
“Điều 91. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
1. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm. Hoa hồng
môi giới bảo hiểm được tính trong phí bảo hiểm. ”

(Luật kinh doanh bảo hiểm)
=> Từ các lập luận trên thì có thể thấy rằng khi HVN xây dựng và tham gia chương trình bảo
hiểm này thì có thể bị coi là có hành vi môi giới bảo hiểm.
- HVN hiện tại không có chức năng môi giới bảo hiểm và để có thể hoạt động môi giới bảo
hiểm thì sẽ rất khó khăn, cụ thể:
+ Để có thể kinh doanh môi giới bảo hiểm, HVN cần thành lập doanh nghiệp riêng cho
hoạt động môi giới bảo hiểm bởi Luật kinh doanh bảo hiểm không có quy định về việc
doanh nghiệp đang tồn tại được phép kinh doanh thêm ngành nghề môi giới bảo hiểm
mà chỉ có quy định về hoạt động môi giới bảo hiểm của doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm
“Điều 89. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp thực hiện hoạt động môi giới bảo
hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”
(Luật kinh doanh bảo hiểm)
+ Để thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thì cũng cần đáp ứng các điều kiện
tương đối phức tạp. Bộ phận có thể tham khảo cụ thể các điều kiện được trích dẫn tại
câu trả lời thứ 2 sau đây.
b. Đối với HEAD
- Khi HEAD tham gia vào chương trình này thì HEAD có thể bị coi là có hoạt động đại lý bảo
hiểm, cụ thể:
+ Luật kinh doanh bảo hiểm quy định như sau:
“3. Hoạt động đại lý bảo hiểm là hoạt động giới thiệu, chào bán bảo hiểm, thu xếp việc
giao kết hợp đồng bảo hiểm và các công việc khác nhằm thực hiện hợp đồng bảo hiểm
theo uỷ quyền của doanh nghiệp bảo hiểm.”


“Điều 85. Nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm
Đại lý bảo hiểm có thể được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền tiến hành các hoạt động
sau đây:
1. Giới thiệu, chào bán bảo hiểm;

2. Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm;
3. Thu phí bảo hiểm;
4. Thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
5. Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm.”
+ Theo thông tin bộ phận cung cấp thì khi tham gia vào chương trình bảo hiểm bảo
hành này thì HEAD sẽ trực tiếp bán bảo hiểm cho khách hàng, thu phí bảo hiểm và giải
quyết bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
-> Tham chiếu các quy định trích dẫn trên thì HEAD sẽ bị coi là có hoạt động đại lý bảo
hiểm
- Để có thể đăng ký hoạt động đại lý bảo hiểm thì HEAD cần đáp ứng các điều kiện sau:
“2. Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp;
b) Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải có
đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.”
(Luật kinh doanh bảo hiểm)
- Theo thông tin phòng Luật được biết thì trước đây, khi HVN vẫn còn triển khai chương trình
thẻ thành viên Honda Plus thì phòng FS hoặc SPL đã yêu cầu những HEAD tham gia bán thẻ
thành viên Honda Plus đều phải đăng ký ngành nghề đại lý bảo hiểm. Tuy nhiên, vì không
phải là bộ phận quản lý trực tiếp nên phòng Luật không thể chắc chắn về việc tất cả các
HEAD đều có ngành nghề đại lý bảo hiểm. Ngoài ra, do rủi ro phát sinh và những khối lượng
quá lớn mà lợi ích nhận về không nhiều nên chương trình Honda Plus đã bị chính thức dừng
lại từ 01/10/2019. Do vậy, bộ phận nên liên hệ với FS hoặc SPL để xác nhận lại thông tin.
2. Công ty bảo hiểm hiện chưa có trụ sở ở Việt Nam. Vậy, để bán bảo hiểm tại Việt
Nam thì Công ty bảo hiểm cần thành lập công ty và đăng ký kinh doanh ở Việt
Nam không?
Để một công ty bảo hiểm nước ngoài có thể kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam
thì công ty bảo hiểm này có thể lựa chọn 1 trong 2 phương án: (1) thành lập doanh nghiệp
bảo hiểm hoặc (2) thành lập chi nhánh nước ngoài
Quy định cụ thể như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ



5. Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo
quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh
bảo hiểm, tái bảo hiểm.”
(Luật kinh doanh bảo hiểm)
“Điều 6. Điều kiện chung để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm
1. Đối với tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn:
Tổ chức, cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:
b) Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền và không được sử dụng
vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn;
c) Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có
lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
d) Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn
pháp định phải bảo đảm vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn dự
kiến góp;
đ) Trường hợp tổ chức tham gia góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán thì các
tổ chức này phải bảo đảm duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được
cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp
luật chuyên ngành.
3. Có hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định tại Nghị định này.
Điều 7. Điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm
1. Điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm:
Ngoài các điều kiện chung quy định tại Điều 6 Nghị định này, thành viên tham gia góp
vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm phải là tổ chức và đáp ứng các
điều kiện sau đây:

a) Đối với tổ chức nước ngoài:
- Là doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
cho phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam hoặc
công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo
hiểm nước ngoài được doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài ủy quyền để góp vốn thành
lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam;
- Có ít nhất 7 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt
Nam;
- Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp
hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
- Không vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo
hiểm của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước
năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
b) Đối với tổ chức Việt Nam:


- Có tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ
sơ đề nghị cấp Giấy phép.
2. Điều kiện thành lập công ty cổ phần bảo hiểm:
Ngoài các điều kiện chung quy định tại Điều 6 Nghị định này, công ty cổ phần bảo
hiểm dự kiến thành lập phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tối thiểu 02 cổ đông là tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 7
Nghị định này và 02 cổ đông này phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 20% số cổ phần của
công ty cổ phần bảo hiểm dự kiến được thành lập;
Điều 8. Điều kiện thành lập chi nhánh nước ngoài
1. Chi nhánh nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại
Việt Nam.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam

phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Các điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định này;
b) Có trụ sở chính tại quốc gia mà Việt Nam và quốc gia đó đã ký kết các điều ước
quốc tế về thương mại, trong đó có thỏa thuận về thành lập chi nhánh doanh nghiệp
bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam;
d) Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ nước ngoài đóng trụ sở chính đã ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác với Bộ
Tài chính Việt Nam về quản lý, giám sát hoạt động của chi nhánh nước ngoài;
đ) Có văn bản cam kết chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại
Việt Nam;
e) Nguồn vốn thành lập chi nhánh nước ngoài phải là nguồn hợp pháp và không được
sử dụng tiền vay hoặc nguồn ủy thác đầu tư dưới bất kỳ hình thức nào;
g) Có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và không có
lỗ lũy kế đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
Điều 9. Điều kiện thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
1. Tổ chức Việt Nam, cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải
đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 6 Nghị định này.
2. Tổ chức nước ngoài góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng
các điều kiện quy định tại Điều 6 Nghị định này và các điều kiện sau:
a) Là doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của
nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm tại Việt Nam;
b) Có ít nhất 7 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm;
c) Không vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động môi giới bảo
hiểm của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước
năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
Điều 10. Vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm


1. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ:

a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c
khoản này) và bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không
hoặc bảo hiểm vệ tinh: 350 tỷ đồng Việt Nam;
c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và
bảo hiểm vệ tinh: 400 tỷ đồng Việt Nam.
2. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:
a) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và
bảo hiểm sức khỏe: 600 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm liên kết đơn
vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ đồng Việt Nam;
c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm liên kết đơn vị
và bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam.
3. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam.
4. Mức vốn pháp định của chi nhánh nước ngoài:
a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c
khoản này) và bảo hiểm sức khỏe: 200 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không
hoặc bảo hiểm vệ tinh: 250 tỷ đồng Việt Nam;
c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và
bảo hiểm vệ tinh: 300 tỷ đồng Việt Nam.
5. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp tái bảo hiểm:
a) Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân
thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái
bảo hiểm sức khỏe: 700 tỷ đồng Việt Nam;
c) Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái
bảo hiểm sức khỏe: 1.100 tỷ đồng Việt Nam.
6. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:
a) Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm: 4 tỷ đồng Việt Nam;

b) Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm: 8 tỷ đồng Việt Nam.”
(Nghị định số 73/2016/NĐ-CP)
3. Dự kiến tên chương trình sẽ sử dụng từ HONDA. Công ty bảo hiểm sẽ trả 1
khoản Loyalty để được dùng từ HONDA này và tiền này sẽ được cộng gộp trong
tiền hoa hồng trả cho HVN. Công ty nay hiện đang sử dụng nhãn hiệu Honda ở
India vậy khi sang Vietnam có phải xin phép HM nữa không? Tiền Loyalty do sử
dụng nhãn hiệu HONDA có phải trả cho HM không?
Như đã thông tin tại các tư vấn trước đây, nhãn hiệu HONDA thuộc quyền sở hữu của HM nên
dù Công ty bảo hiểm này đã được sử dụng nhãn hiệu HONDA ở Ấn Độ thì phòng Luật không


chắc chắn về việc công ty bảo hiểm này có được sử dụng nhãn hiệu HONDA ở Việt Nam hay
không. Do vậy, cả việc sử dụng nhãn hiệu cũng như trả tiền Loyalty cho nhãn hiệu HONDA
đều cần được hỏi ý kiến của HM.

VĂN BẢN THAM CHIẾU:
1. Luật kinh doanh bảo hiểm 2000
2. Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010
3. Nghị định số 73/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh
bảo hiểm



×