Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

RÈN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC ĐỐI VỚI HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.39 KB, 27 trang )

PHÒNG GD & ĐT VĨNH TƯỜNG
TRƯỜNG THCS PHÚ ĐA

CHUYÊN ĐỀ:
RÈN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN THEO PHƯƠNG TRÌNH
HÓA HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH YẾU KÉM
TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 9
Tác giả chuyên đề: CAO THỊ TRANG
Đơn vị: Trường THCS Phú Đa

Phú đa, tháng 10 năm 2019
1


MỤC LỤC
Nội dung
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài

Trang
3
4
4
I.1. Cơ sở lí luận
4
I.2. Cơ sở thực tiễn
5
II. Mục đích nghiên cứu
5
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


5
IV. Thời gian nghiên cứu
6
V. Phương pháp nghiên cứu
6
VI. Kế hoạch thực hiện chuyên đề
6
B. NỘI DUNG
7
I. Mô tả bản chất
7
I.1 .Thực trạng vấn đề nghiên cứu
7
I.2. Nguyên nhân
8
I.2.1. Nguyên nhân chủ quan
8
I.2.2. Nguyên nhân khách quan
8
I.3. Giải pháp
8
I.3.1. Một số kĩ năng trước khi giải bài tập tính theo phương trình hóa
8
học
I.3.2. Một số dạng bài toán tính theo phương trình hóa học
16
I.3.2.1. Dạng 1:Bài tập tính theo PTHH dạng cơ bản
16
I.3.2.2. Dạng 2: Bài tập tính theo PTHH dạng chất dư- chất hết
20

I.3.2.3. Dạng 3: Bài tập tính theo PTHH dạng hỗn hợp
22
II. Kết quả áp dụng đề tài
25
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
26
1. Kết luận
26
2. Kiến nghị
27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
28

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

- Trung học cơ sở: THCS
2


- Sách giáo khoa: SGK
- Giáo viên: GV
- Học sinh: HS
- Phương trình hóa học: PTHH
- Công thức hóa học: CTHH
- Giả thiết: GT
- Kết luận: KL

A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
I.1 Cơ sở lí luận.

3


Trong chương trình giáo dục THCS, Hóa học là bộ môn khoa học tự nhiên
mà HS được tiếp cận muộn nhất, nhưng nó lại có vai trò rất quan trọng trong nhà
trường phổ thông. Môn hóa học ở cấp THCS cung cấp cho HS một hệ thống
kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hóa học giúp các em hiểu
được ý nghĩa của hóa học đối với công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng và đời
sống của nhân dân. Đồng thời, hóa học cũng giúp cho các em có thói quen quan
sát, thực nghiệm, biết kết hợp lý thuyết với thực hành, biết ứng dụng kiến thức
vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống, rèn luyện cho HS
năng lực nhận thức, óc tư duy sáng tạo và khả năng trực quan nhanh nhạy. Mặt
khác, hóa học cũng hình thành cho các em những phẩm chất cần thiết như tính
cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu khoa học, hình thành ở HS
thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng.
Như vậy học Hóa học không những HS học lý thuyết mà còn đòi hỏi HS
vận dụng lý thuyết đã được học vào giải quyết các bài tập lý thuyết, thực tiễn và
thực hành thí nghiệm. Bài tập hóa học ở cấp THCS rất đa dạng, trong đó dạng
bài tập tính theo PTHH là một trong những kiến thức trọng tâm, xuyên suốt
chương trình hóa học THCS và cả trung học phổ thông sau này. Vì thế, chỉ có
nắm vững phương pháp và thực hành thành thạo việc tính theo PTHH mới có
thể giải quyết được những bài tập hóa học về PTHH – loại bài tập cơ bản của bộ
môn hóa học.
Với những ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, chúng ta nhận
thấy việc HS phải giải được các bài tập về tính theo PTHH là một yêu cầu bắt
buộc và cấp thiết trong quá trình giảng dạy hóa học ở cấp THCS. Có nắm vững
được phương pháp và hình thành những kĩ năng để giải được bài tập tính theo
PTHH thì các em mới có thể học tốt hóa học ở chương trình trung học phổ
thông, đáp ứng được những nhiệm vụ của việc giảng dạy hóa học ở trường phổ
thông, đáp ứng những yêu cầu mà xã hội đặt ra cho giáo dục.

I.2. Cơ sở thực tiễn.
4


Trong nhiều năm giảng dạy tại trường THCS Phú Đa, tôi nhận thấy: Dạng
bài tập tính theo phương trình hóa học là một dạng bài tập quan trọng, xuyên
suốt chương trình hóa học phổ thông nhưng nhiều HS không giải được bài toán
tính theo PTHH, không nhận biết được bài tập thuộc dạng nào, cách giải ra sao?
Qua việc giảng dạy trực tiếp, dự giờ thăm lớp kết hợp với việc quan sát,
trò chuyện cùng các thầy cô giáo đồng nghiệp, các em HS yếu kém và trung
bình lớp 9 của trường, tôi thấy rằng:
- HS yếu kém không lập được PTHH nhưng lười biếng ôn tập chương trình
Hóa 8 với lý do quá dài nên không biết tập trung bổ khuyết kiến thức từ đâu.
- Nhiều HS quên công thức tính toán, không phân biệt được các đại lượng
nên dẫn đến nhầm lẫn trong tính toán.
- Nhiều HS không tự tóm tắt được đề bài, không biết đâu là giả thiết, đâu là
kết luận (yêu cầu) của bài toán.
- Không biết cách tìm ra mối liên hệ giữa giả thiết và kết luận nên không
định hướng được bài giải.
Với tình hình thực tế nêu trên, tôi đã chọn chuyên đề:” Rèn kĩ năng giải
toán theo phương trình hóa học đối với học sinh yếu kém trong chương
trình hóa học 9” để bồi dưỡng các em HS yếu kém.
II. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra nguyên nhân HS yếu kém không giải được loại bài tập tính theo
PTHH, từ đó đề ra giải pháp giúp các em giải được loại bài tập này, góp phần
nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học trong nhà trường.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh yếu kém bộ môn Hóa học 9.
- Phạm vi nghiên cứu: Dạng bài tập tính theo phương trình hóa học trong
chương trình hóa học vô cơ 9.

IV. Thời gian nghiên cứu:
5


Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 10 năm 2019.
V. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân tôi đã áp dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
- Phương pháp tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp trò chuyện, quan sát.
VI. Kế hoạch thực hiện chuyên đề:
Dự kiến thực hiện trong 15 tiết học.

B. NỘI DUNG
I. Mô tả bản chất:
I.1 Thực trạng vấn đề nghiên cứu
6


- Qua quan sát thực tế và các bài kiểm tra hóa học lớp 9, đa số các em còn
khó khăn khi gặp bài toán tính theo phương trình phản ứng, các em thường ngại
khi giải bài toán dạng này. Qua bài kiểm tra, các em thường chú tâm giải các bài
tập mang tính lí thuyết, thường bỏ qua các dạng bài tập tính theo PTHH, mà các
bài tập dạng này chiếm khoảng 30-40% số diểm của bài kiểm tra, chỉ có các em
thuộc dạng khá giỏi mới tích cực giải.
Ngay từ đầu năm học chúng tôi đã định hướng cho mình một kế hoạch và
phương pháp cụ thể để chủ động điều tra tình hình học tập của học sinh do mình
phụ trách . Kết quả điều tra đầu năm 2018-2019:

ST

Khố



Giỏi

Khá

T

i

số

SL

%

SL

1

9

69

5


7,2

10

T.bình

Yếu

%

SL

%

SL

%

SL

%

14,

20

28,

18


26,

16

23,

5

9

Kém

1

3

Hiện nay số học sinh yếu kém còn chiếm khá nhiều trong mỗi lớp học và
chủ yếu là các em học sinh lớp 9B. Học sinh đến lớp không học bài cũ, không
chuẩn bị bài mới, không tiếp thu được bài giảng của giáo viên, điều đó ảnh
hưởng không nhỏ đến chất lượng chung của trường, của ngành.
Chất lượng môn hóa học của nhà trường so với mặt bằng chung toàn
huyện là ở mức trung bình. Cụ thể, những kì thi khảo sát chất lượng do PGD tổ
chức năm học 2018-2019, điểm trung bình môn hóa là 4,05.
Trong quá trình giáo dục, để đạt hiệu quả cao, điều đó không dễ một chút
nào. Bởi vì thực tế trong một lớp học bao giờ cũng có sự chênh lệch về trình độ
tiếp thu của học sinh và nhất là học sinh yếu, kém. Đối với học sinh yếu, kém thì
đây quả là một gánh nặng khó vượt qua để kịp các bạn trong lớp. Vậy nguyên
nhân yếu kém do đâu? Chúng ta phải làm gì để thúc đẩy và tạo cho các em có
động cơ học tập đúng đắn và hiệu quả? Đó là vấn đề đặt ra mà mỗi chúng ta cần
có hướng giải quyết.

I.2. Nguyên nhân
I.2.1. Nguyên nhân chủ quan
7


- Học sinh lười học, lười suy nghĩ, không dành thời gian cho việc học bài
cũ, chuẩn bị bài mới,các em chỉ học đối phó còn trông chờ thầy cô giải giúp.
- Do mất kiến thức cơ bản từ các lớp 8
- Do khả năng tiếp thu chậm.
- Do thiếu phương pháp học tập .
- Đa số học sinh ỷ lại vào sách tham khảo, sách hướng dẫn, không chịu đầu
tư tìm hiểu.
- Thiếu sự quan tâm của gia đình (một số gia đình hoàn cảnh khó khăn, bố
mẹ đi làm ăn xa nên không có thời gian quan tâm đến việc học của con em)
I.2.2. Nguyên nhân khách quan
- Xã hội phát triển, nhiều trò chơi giải trí vô bổ như games, chat qua mạng,
tin nhắn điện thoại đã ảnh hưởng rất lớn đến việc học của các em.
- Hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt của giáo viên chưa logic, chưa phù hợp
cho từng đối tượng học sinh.
- Chưa xử lí hết các tình huống trong tiết dạy, việc tổ chức các hoạt động
còn mang tính hình thức chưa thực sự phù hợp và có hiệu quả, năng lực tổ chức
giờ học theo nhóm, theo đối tượng học sinh còn hạn chế.
I.3. Giải pháp
I.3.1. Một số kĩ năng trước khi giải bài tập tính theo phương trình hóa học.
- Kĩ năng lập được phương trình hóa học (PTHH):
Muốn HS yếu kém ở lớp 9 lập được PTHH cần hướng dẫn các em tự ôn
tập ở nhà ba bước lập PTHH mà các em đã được học ở lớp 8 (SGK Hóa học 8 –
trang 55,56,57):
+ Viết sơ đồ của phản ứng, gồm công thức hóa học của các chất phản ứng
và sản phẩm.

+ Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố bằng cách tìm hệ số thích
hợp đặt trước các công thức hóa học sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở
2 vế đều bằng nhau.
+ Viết phương trình hóa học.
8


Ngoài ra, để lập được PTHH trong các bài tập ở lớp 9 học sinh cũng cần
phải nắm thật vững tính chất hóa học của các chất: O 2; H2; nước, oxit, axit, bazơ
và muối .
Bên cạnh đó, việc ôn tập thật kĩ kĩ năng lập nhanh công thức hóa học của
hợp chất; nắm vững thành phần phân tử của oxit, axit, bazơ và muối cũng rất
quan trọng. Có nhiều em HS thuộc được tính chất chung của các hợp chất vô cơ:
oxit, axit, bazơ, muối nhưng lại không viết ra được các PTHH cụ thể. Lý do là
HS yếu kém không nhớ oxit, axit, bazơ hay muối gồm những thành phần gì. Để
khắc phục điều này, trong tiết ôn tập đầu năm ta nên dành thời gian để ôn lại
thành phần phân tử của oxit, axit, bazơ và muối cho các em.
Ví dụ:
+ Phân tử oxit gồm 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là Oxi: CaO,
Na2O, CO2…
+ Phân tử axit gồm một hay nhiều nguyên tử Hidro liên kết với gốc axit:
HCl, H2SO4, H3PO4…
+ Phân tử bazơ gồm 1 nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều
nhóm Hidroxit (-OH): NaOH, Cu(OH)2, Fe(OH)3…
+ Phân tử muối gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một
hay nhiều gốc axit: Na2SO4; Fe(NO3)2…
Việc ôn tập và hướng dẫn HS lập nhanh công thức hóa học của hợp chất
trong tiết ôn tập đầu năm cũng là một yêu cầu quan trọng vì điều này giúp các
em viết được công thức hóa học của các chất tham gia và sản phẩm trong các
PTHH. Ở lớp 8, các em đã học 4 bước để lập một công thức hóa học, nhưng với

HS lớp 9 các em cần “đọc” được ngay công thức hóa học khi biết thành phần
phân tử của nó. Để làm được điều đó, chúng ta cần yêu cầu các em ôn tập lại ở
nhà phần hóa trị các nguyên tố và nhóm nguyên tử (Bảng 1 trang 42, bảng 2
trang 43 SGK Hóa học 8 hoặc hướng dẫn các em dùng bảng tính tan trang 170
9


SGK Hóa học 9). Sau đó ta có thể hướng dẫn các em lập nhanh công thức hóa
học của hợp chất như sau:
+ Rút gọn tối giản 2 hóa trị:
+ Chọn chỉ số của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) này bằng hóa trị (đã
rút gọn tối giản) của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) kia và ngược lại: x = b’; y
= a’
Như vậy, với cách lập công thức hóa học như trên HS chỉ cần ôn tập lại
cho thuộc hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là có thể lập được nhanh,
chính xác công thức hóa học của các hợp chất vô cơ vì phương pháp này khá
đơn giản, học sinh yếu kém có thể dễ dàng áp dụng được.
- Nắm vững các công thức tính và các bước giải chung cho bài toán tính theo
phương trình hóa học.
* Công thức tính toán
Có rất nhiều em học sinh không biết sử dụng các công thức khi tính toán
hóa học. Có 2 lý do để lý giải điều này: thứ nhất là các em không thuộc các công
thức tính toán trong hóa học, thứ hai là các em không nhận biết được các đại
lượng trong công thức nên áp dụng sai. Để khắc phục 2 nguyên nhân nói trên thì
thứ nhất, ta cung cấp lại cho các em các công thức tính toán cơ bản trong hóa
học, thứ hai là giúp các em nhận biết các đại lượng trong công thức dựa vào đơn
vị tính.
Sau đây là một số công thức tính toán hóa học mà HS cần nắm vững:
+ Tính số mol khi biết khối lượng chất: n =
+ Tính thể tích chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc): V = n.22,4

+ Tính nồng độ mol của dung dịch: CM =
+ Tính nồng độ % của dung dịch: C% =

x 100%

+ Tính khối lượng riêng của dung dịch: D =
10


Bên cạnh việc cung cấp lại cho HS các công thức tính toán cơ bản trong
hóa học như trên, chúng ta cũng cần phải hướng dẫn cho các em nhận biết đại
lượng dựa vào đơn vị tính để vận dụng cho đúng. Trên thực tế, có rất nhiều em
thuộc công thức tính nhưng khi vận dụng vào bài giải lại bị sai. Lý do là các em
không phân biệt được các đại lượng nên dẫn đến nhầm lẫn trong tính toán. Để
khắc phục điều này, khi cung cấp lại các công thức tính toán cơ bản trong hóa
học, chúng ta cần nhấn mạnh đơn vị tính cho mỗi đại lượng và HS sẽ dựa vào
đơn vị tính mà nhận biết đại lượng trong công thức. Lấy ví dụ như đơn vị tính
của n (số mol) là mol, đơn vị tính của m (khối lượng) là gam, đơn vị tính của
CM (nồng độ mol) là M (mol/lít)…Trong các bài toán hóa học, các em sẽ dựa
vào các đơn vị tính của đề bài cho mà biết đề bài đã cho đại lượng nào để vận
dụng cho phù hợp.
Ví dụ: Trộn một dung dịch có hòa tan 0,2mol CuCl 2 với một dung dịch có
hòa tan 20g NaOH….(Bài tập 3 – trang 43, SGK Hóa học 9)
Trong ví dụ trên, học sinh sẽ dựa vào đơn vị tính là mol mà nhận biết
được số mol CuCl2 là 0,2 - tức là n CuCl= 0,2 mol; dựa vào đơn vị g mà nhận biết
được khối lượng NaOH là 20 - tức là mNaOH = 20g.
Sau khi HS đã có thể nhận biết được đại lượng dựa vào đơn vị tính, chúng
ta cần nâng lên một bước nữa trong việc vận dụng các công thức cơ bản trong
tính toán hóa học là yêu cầu học sinh nắm được mối quan hệ giữa kí hiệu - tên
gọi - đơn vị của đại lượng đó để HS hiểu được bản chất của vấn đề. Lấy ví dụ

đại lượng khối lượng của chất, kí hiệu là m, tên gọi là khối lượng, đơn vị tính là
gam (g); đại lượng thể tích, kí hiệu là V, tên gọi là thể tích, đơn vị tính là lít hoặc
ml. Như vậy khi đề bài yêu cầu tính khối lượng hay hỏi bao nhiêu gam? thì HS
sẽ dễ dàng hiểu là phải đi tìm giá trị của m trong công thức; hoặc khi đề bài yêu
cầu tính thể tích hay hỏi bao nhiêu lít? thì HS sẽ dễ dàng hiểu là phải đi tìm giá
trị của V trong công thức…Công việc này đặc biệt quan trọng đối với các em HS
yếu vì giúp các em nhận ra vấn đề từ những cái mình có sẵn (dù còn mơ hồ) chứ
11


không bắt buộc các em phải học lại như mới các công thức – điều mà các em rất
e ngại và dễ chán.
Như vậy, để HS yếu kém nắm vững được các công thức trong tính toán
hóa học, GV cần phải cung cấp lại cho HS những công thức này đồng thời
hướng dẫn để HS có thể nhận biết được mỗi đại lượng dựa vào đơn vị tính và
nắm được mối quan hệ giữa kí hiệu - tên gọi - đơn vị của đại lượng đó để vận
dụng vào việc tính toán hóa học.
* Các bước giải chung:
+ Viết phương trình hóa học
+ Chuyển đổi khối luợng chất , thể tích chất khí họăc nồng độ mol chất
thành số mol chất
+ Dựa vào phương trình hóa học để tìm số mol chất tham gia hoặc chất tạo
thành
+ Tính toán theo yêu cầu bài toán
- Tìm được mối liên hệ giữa số mol chất cần tìm và số mol chất đã biết:
Giả sử có PTHH:

mA + nB pC + qD

Trong đó A, B,C, D là các chất tham gia và sản phẩm tạo thành. m,n,p,q là

các hệ số cân bằng của A, B, C, D.
Nếu giả sử ban đầu biết số mol chất A là a mol (có thể là biết trực tiếp
hoặc gián tiếp) thì việc tính số mol chất B theo số mol chất A được hình thành
như sau:
mA + nB p C + qD
m

n

a

nB

Ta có:m : a = n : nB => nB = . a (mol)

12


Hoàn toàn tương tự có thể tính được số mol chất C, D theo số mol chất A
như sau:
nC = .a (mol)

;

nD = . A (mol)

Đến đây ta hướng dẫn học sinh tìm ra quy tắc tính số mol của các chất
chưa biết theo số mol của chất đã biết.
Quy tắc: “Muốn tính số mol của một chất chưa biết theo phương trình chỉ
cần lấy hệ số của nó chia cho hệ số của chất đã biết số mol rồi lấy kết quả nhân

với số mol của chất đã biết”.
Với việc phát biểu cách tính thành quy tắc như thế này có thể giúp cho
học sinh trung bình và yếu có thể vận dụng công thức để tính được theo kiểu
thay số vào công thức. Những học sinh khá không bị nhầm lẫn trong cách suy
luận, từ đó các em sẽ tự tin hơn và có nhiều hứng thú học tập hóa học. Đây là
yếu tố giúp học sinh tiến bộ nhanh trong học tập. Hơn nữa việc trình bày theo
phương pháp này tương đối nhanh, gọn và ít tốn thời gian hơn phù hợp với các
bài toán phức tạp ở lớp 9 và dạng bài tập trắc nghiệm cần phải làm nhanh.
* Ví dụ : Tìm số mol HCl theo số mol Fe từ PTHH:
Fe + 2HCl  FeCl2 + H2
- Số mol Fe: nFe = 0,05 (mol)
Theo PTHH ta có: nHCl =.nFe = 2. 0,05= 0,1 (mol)
- Hướng dẫn kĩ năng tóm tắt đề bài:
Một công việc rất quan trọng trong quá trình học tập các môn khoa học tự
nhiên nói chung và Hóa học nói riêng là đọc kĩ đề bài, tóm tắt để xác định rõ các
yếu tố cho và cần tìm. Trước đây, công việc này là một công việc bắt buộc trước
khi HS đi vào giải một bài tập nhưng dần dần việc tóm tắt đề bài đã bị nhiều
giáo viên bỏ qua hay làm qua loa, đại khái vì cho rằng HS mỗi ngày một thông
minh hơn nên cảm thấy bước này không cần thiết, tốn thời gian cho cả thầy và
trò. Trên thực tế, với các em học sinh khá, giỏi khi đứng trước các bài tập ở mức
13


độ đơn giản thì việc này có thể bỏ qua nhưng với các em học sinh từ trung bình
trở xuống thì đây là mấu chốt của vấn đề, nó quyết định đến việc các em có giải
quyết được bài tập hay không. Hơn nữa, việc tóm tắt đề bài trên thực tế không
chiếm hết bao nhiêu thời gian cả, HS càng giỏi thì thời gian dành cho công việc
này càng ít nhưng tác dụng nó đem lại rất lớn, đó là rèn luyện cho các em tính
cẩn thận, kỉ năng làm việc khoa học trong học tập và nghiên cứu. Đặc biệt là nó
giúp HS định hướng lại vấn đề khi gặp trục trặc trong bài giải: mình đã sử dụng

hết giả thiết chưa? Đề bài yêu cầu mình tính toán điều gì? Có mối liên hệ gì giữa
giả thiết và kết luận?... Do vậy, theo tôi, việc tóm tắt đề bài là một công việc bắt
buộc khi dạy bài tập hóa học ở trường THCS, cần biến nó trở thành một kĩ năng
ở HS.
Để hướng dẫn cho học sinh tóm tắt đề bài giáo viên cần cho HS xác định
yếu tố cho (giả thiết) và yếu tố cần tìm (kết luận) bằng việc đặt các câu hỏi đại
loại như đề bài cho chúng ta biết gì? Đề bài yêu cầu chúng ta tính toán hay xác
định đại lượng nào?... Sau đó yêu cầu HS ghi lại các đại lượng cho và cần tìm
bằng kí hiệu trong các công thức tính toán hóa học như sau:
GT …………………
KL …………………
Trong đó, giả thiết (GT) là những đại lượng, yếu tố đề bài cho sẵn
(thường nằm trong lời dẫn của đề bài) còn kết luận (KL) là những đại lượng, yêu
cầu mà đề bài yêu cầu chúng ta phải tìm (thường nằm trong các câu hỏi của bài
tập).
Ví dụ 1: (Bài tập 4 – trang 9, SGK Hóa học 9) Biết 2,24 lít khí CO 2 (đktc) tác
dụng vừa hết với 200ml dung dịch Ba(OH)2, sản phẩm là muối BaCO3 và H2O
a) Viết phương trình hóa học
b) Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2
c) Tính khối lượng chất kết tủa thu được.
14


Tóm tắt bài toán:
VCO= 2,24 (l)

GT

Vdd Ba(OH)= 200 (ml) = 0,2 (l)
- CM Ba(OH) = ?(M)


KL

- mBaCO = ?(g)

Ví dụ 2: (Bài tập 3 – trang 9, SGK Hóa học 9) 200ml dung dịch HCl có nồng độ
3,5M hòa tan vừa hết 20g hỗn hợp hai oxit CuO và Fe2O3.
a) Viết phương trình hóa học
b) Tính khối lượng của mỗi oxit có trong hỗn hợp ban đầu.
Tóm tắt bài toán:
GT

CM HCl = 3,5M
Vdd HCl = 200 (ml) = 0,2 (l)
mCuO+FeO= 20(g)

KL

- m CuO = ?(g); mFeO=?(g)

- Bài tập cần chia nhỏ câu hỏi:
Đối với học sinh yếu kém, việc giải quyết một câu hỏi tổng quát trong
một bài tập lớn là việc làm quá sức đối với các em. Do vậy, việc chia một câu
hỏi lớn thành các câu hỏi nhỏ hơn mang tính chất gợi ý là một việc làm quan
trọng, có tính định hướng cho các em trong việc giải các bài tập. Điều này giúp
các em tự tin hơn khi đứng trước một vấn đề cần phải giải quyết.
Ví dụ 1: Cho Mg tác dụng vừa đủ với 109,5 gam dung dịch HCl 10%. Tính nồng
độ % của dung dịch thu được sau phản ứng, biết phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a. Tính khối lượng Mg đã tham gia phản ứng?
b. Tính khối lượng H2 sinh ra sau phản ứng?

c. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng?
d. Tính khối lượng dung dịch sau phản ứng?
e. Tính nồng độ % của dung dịch thu được sau phản ứng?
15


Ví dụ 2: Cho 11,2 gam sắt tác dụng với dung dịch loãng có chứa 24,5 gam axit
sufuric. Tính khối lượng các chất có trong dung dịch sau phản ứng?
a. Tính số mol mỗi chất ban đầu và cho biết chất nào dư sau phản ứng?
b. Tính khối lượng của chất còn dư sau phản ứng?
c. Tính khối lượng muối tạo thành?
Việc chia nhỏ câu hỏi như trên giúp cho HS yếu kém không thấy nản,
không cảm thấy quá sức khi đứng trước một bài toán Hóa học, từ đó giúp các
em dần lấy lại sự tự tin trong việc học Hóa học nói riêng và các môn học khác
nói chung. Tuy nhiên, việc chia nhỏ câu hỏi như trên chúng ta chỉ nên áp dụng
trong thời gian đầu, thời gian sau đó chúng ta phải “giấu” dần gợi ý (bằng các
câu hỏi) để nâng cao khả năng tư duy, khả năng tự giải quyết vấn đề của HS, tức
là nâng cao khả năng giải bài tập của các em lên.
I.3.2. Một số dạng toán tính theo phương trình phản ứng
I.3.2.1. Dạng 1: Bài tập tính theo PTHH dạng cơ bản.
* Đặc điểm nhận dạng:
- Đề bài cho số mol của 1 chất => Để tính số mol của các chất còn lại
trong PTHH ta căn cứ vào tỉ lệ giữa các hệ số của các chất.
* Phương pháp giải (4 bước):
- Tóm tắt bài toán
- Viết và cân bằng PTHH.
- Tính số mol của chất đề bài đã cho:
- Dựa vào tỉ lệ giữa các hệ số của các chất trong PTHH, từ số mol của
chất đã biết => Tìm số mol các chất mà đề bài yêu cầu.
- Tính toán theo yêu cầu của đề bài (khối lượng, thể tích chất khí…).

Ví dụ 1: Cho kim loại Mg phản ứng hoàn toàn với 0,6 mol HCl. Tính khối lượng
kim loại đã dùng.
16


- Tóm tắt
GT

nHCl = 0,6 (mol)

KL

mKL=? g

- Hướng dẫn
Phương trình phản ứng:
Mg

+ 2HCl –> MgCl2 + H2

Theo PTHH: nMg= nHCl = 0,3 mol
 mMg = n.M = 0,3. 24 = 7,2 (g)
Ví dụ 2: Cho 5,6 g kim loại Fe phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được
V lít khí (đktc) . Tính V?
- Tóm tắt:
GT

mFe = 5,6 g

KL


= ? lit

- Hướng dẫn:
Phương trình phản ng:
Fe

+ 2HCl –> FeCl2 + H2

nFe= mol
Theo PTHH: = nFe= 0,1 mol
 = n.22,4= 0,1.22,4= 2,24 l
Ví dụ 3: (Bài tập 6 – trang 19, SGK Hóa học 9) Cho một khối lượng mạt sắt dư
vào 50ml dung dịch HCl. Phản ứng xong, thu được 3,36 lít khí (đktc).
a) Viết các PTHH;
b) Tính khối lượng mạt sắt đã tham gia phản ứng;
c) Tìm nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
17


- Tóm tắt đề bài:
GT

VH= 3,36 (l);Vdd HCl = 50 (ml) = 0,05 (l)

KL

- mFe = ?(g)
- CM HCl = ?(M)


- GV đặt câu hỏi:
+ Muốn tính khối lượng Fe ta áp dụng công thức nào?
+ Vậy để tìm được mFe cần phải tính đại lượng nào trước?
+ Để tìm được CM cần phải tính đại lượng nào trước
- Hướng dẫn giải:
a) PTHH:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑

b)
Theo pt: nFe = nH = 0,15 mol → mFe = n.M= 0,15. 56 = 8,4 (g)
c) Theo pt: nHCl = .nFe = 2 × 0,15 = 0,3 (mol), VHCl = 50ml = 0,05 l

Ví dụ 4: Cho 22,4g Fe tác dụng vừa đủ với 200g dung dịch H2SO4 loãng. Tính
nồng độ % của dung dịch axit đã phản ứng ?
- Tóm tắt
GT mFe= 22,4 gam, = 200 gam
KL

=?

- Hướng dẫn:
Fe + H2SO4



FeSO4

+ H2

nFe= (mol)

18


Theo PTHH: = nFe= 0,4 mol
= n.M= 0,4. 98= 39,2 g
==
* Bài tập vận dụng
Trắc nghiệm
Bài 1: Cho 21 gam MgCO3 tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M.
Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:
A. 2,5 lít

B. 0,25 lít

C.3,5 lít

D. 1,5 lít

Bài 2: Trung hòa 200 ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch NaOH 20%.
Khối lượng dung dịch NaOH cần dùng là:
A. 100 g

B. 80 g

C. 90 g

D. 150 g

Bài 3: Trung hoà 200g dung dịch HCl 3,65% bằng dung dịch KOH 1M . Thể
tích dung dịch KOH cần dùng là:

A. 100 ml .

B. 300 ml.

C. 400 ml.

D. 200 ml.

Bài 4: Hoà tan 23,5 g kali oxit vào nước được 0,5 lít dung dịch A. Nồng độ mol
của dung dịch A là:
A. 0,25M.

B. 0,5M

C. 1M.

D. 2M.

Bài 5: Hòa tan 12,6 gam natrisunfit vào dung dịch axit clohidric dư. Thể tích khí
SO2 thu được ở đktc là:
A. 2,24 lít

B. 3,36 lit

C. 1,12 lít

D. 4,48 lít

Tự luận
Bài 6: Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 150ml dd HCl. Sau phản ứng thu

được 10,08 l khí (đktc).
a) Viết PTHH
b) Tính khối lượng mạt sắt tham gia phản ứng.
19


c) Tính nồng độ mol của dd HCl đã dùng.
Bài 7: Cho V lit dung dịch FeCl2 tác dụng với 250ml KOH 1,5M. Tính thể tích
dd FeCl2 cần dùng cho phản ứng?
I.3.2.2. Dạng 2: Bài tập tính theo PTHH dạng chất dư- chất hết.
* Đặc điểm nhận dạng:
- Trong một PTHH đề bài cho số mol của 2 chất tham gia phản ứng => Y/C:
Xác định chất hết – chất dư.
* Phương pháp giải:
- Tóm tắt bài toán
- Tương tự như dạng cơ bản, chỉ khác ở bước 3 ta phải xác định được chất hết,
chất dư => Số mol của các chất trong PTHH được tính theo chất hết.
aA + b B

cC+dD

(Trong đó các chất A, B, C, D: có thể là một đơn chất hay 1 hợp chất)
+ Xác định lượng chất nào phản ứng hết, chất nào dư bằng cách:
+ Lập tỉ số: Số mol chất A đề bài cho

(>; =; <) Số mol chất B đề bài cho

Số mol chất A trên PT

Số mol chất B trên PT


=> Tỉ số của chất nào lớn hơn -> chất đó dư; tỉ số của chất nào nhỏ hơn, chất
đó pư hết.
+ Dựa vào PTHH, tìm số mol các chất sản phẩm theo chất pư hết.
Ví dụ 1: Đốt cháy 16,8g sắt trong 11,2lit khí oxi (đktc) tạo thành oxit sắt từ.
a/ Sắt hay oxi , chất nào còn dư và số mol chất còn dư là bao nhiêu?
b/ Tính khối lượng oxit sắt từ được tạo thành.
Tóm tắt bài toán
GT

= 11,2 (l); mFe = 16,8 (g)

KL

- nchất dư=?

20


- moxit sắt từ=?

Hướng dẫn:
a/PTHH :

nFe

3Fe + 2O2  Fe3O4

11, 2
16,8

 0,5
 0,3
= 56
mol; = 22, 4
mol

Lập tỉ số:

 Oxi dư , Fe hết

0,3.2
 0, 2
Theo PTHH: =. nFẻ= 3
mol

Số mol oxi dư : 0,5 – 0,2 = 0,3 mol
0,3.1
 0,1
b/ Theo PTHH: = . nFe= 3
mol

Khối lượng oxit sắt từ được tạo thành
= n.M = 0,1 .232 = 23,2 g
* Bài tập vận dụng

Bài 1: Đốt cháy 6,2 g phot pho trong 22,4 lit khí oxi (đktc) tạo thành oxit sắt từ.
a) Phot pho hay oxi , chất nào còn dư và số mol chất còn dư là bao nhiêu?
b) Tính khối lượng của oxit được tạo thành sáu phản ứng?
Bài 2: Cho dung dịch chứa 58,8g H2SO4 tác dụng với 61,2g Al2O3.
a) Tính số mol mỗi chất ban đầu của hai chất pư?

b) Sau phản ứng chất nào dư, dư bao nhiêu gam?
c) Tính khối lượng muối nhôm sunfat tạo thành?
Bài 3: Cho 3,92g bột sắt vào 160ml dd CuSO4 10%
a) Viết PTHH.
b) Chất nào đã lấy dư, dư bao nhiêu lít (hoặc gam)?
c) Tính khối lượng kim loại mới tạo thành.
21


I.3.2.3. Dạng 3: Bài tập tính theo PTHH dạng hỗn hợp.
* Đặc điểm nhận dạng:
Cho m (g) hỗn hợp A (gồm M, M’) + các chất trong hỗn hợp A đều phản ứng
hoàn toàn với lượng chất B.
* Phương pháp giải
- Tóm tắt bài toán
- Viết và cân bằng PTHH xảy ra.
- Tính số mol các chất trong quá trình phản ứng theo các dữ kiện của bài toán
liên quan đến lượng hh hay lượng chất phản ứng.
- Đặt ẩn x,y và dựa vào PTHH, các dữ kiện bài toán, lập hai phương trình bậc
nhất 2 ẩn.
- Tìm lượng các chất trong hỗn hợp hay lượng các chất sản phẩm theo yêu cầu.
Ví dụ 1: Hoà tan hoàn toàn 11 g hỗn hợp gồm sắt và nhôm bằng một lượng axit
clohidric vừa đủ thu được 8.96 lít H2 (đktc)
a). Viết PTHH xảy ra.
b. Tính khối lượng mỗi kim loại đã dùng.
c). Tính % khối lượng mỗi kim loại đã dùng
- Tóm tắt bài toán:
GT

mFe + mAl= 11 gam

= 8,96 lit ( ĐKTC)

KL

- mFe , mAl
- %Fe, %Al

- Hướng dẫn
a. PTHH:
2Al
x

+

6HCl



2AlCl3 +

3x
22

3H2


Fe

2 HCl 


+

y

2y

b).

=

FeCl2

+ H2

y

y

=0.4 mol

- Gọi x, y lần lượt là số mol của Al và Fe đã dùng
- Theo PTHH ta có:
Theo 1: = . nAl=.x mol
Theo 2: = nFe= y mol
⇒ =.x + y = 0,4

⇒ y = 0,4– .x (∗)

- Theo bài: mhỗn hợp = mAl + mFe = 27x + 156y = 11g (**)
Thay (*) vào (**) ta được: x = 0,2 mol, y= 0,1 mol

- Khối lượng của nhôm và sắt là :
mAl = n. M = 0,2 . 27 = 5,4 g
mFe = 11- 5,4= 5,6 g
- Thành phần % khối lượng của Al và Fe là:
% Al 

5, 4
.100  49, 09%
11

% Fe =100% - 49,09% = 50,91 %
*Bài tập vận dụng:
Bài 1: Cho 8,9 g hỗn hợp magie và kẽm tác dụng với lượng dư axít HCl thu
được 4,48 l H2 ở đktc .
a). Viết PTHH xảy ra.
b). Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp
Bài 2: Cho 2,5g hỗn hợp hai kim loại là Zn và Al tác dụng với dung dịch H 2SO4
loãng dư, thu được 1792 ml khí (đktc).
a). Viết PTHH xảy ra
23


b). Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp.
II. Kết quả áp dụng đề tài
Qua các biện pháp nêu trên, đã giúp các em học sinh yếu kém bước đầu
có sự tiến bộ rõ rệt, chất lượng học tập của các em được nâng dần. Tỉ lệ yếu kém
đã giảm.Qua kết quả học tập giữa học kì I, tôi rất vui mừng vì sự chuyển biến
của các em, chúng tôi sẽ cố gắng hơn nữa để có thật nhiều học sinh khá giỏi và
học giảm tỉ lệ học sinh yếu kém đến mức thấp nhất .


CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN HÓA HỌC SAU KHI ÁP DỤNG CHUYÊN ĐỀ
( Kết quả kiểm tra cuối học kì II năm học 2018-2019)

ST

Khố



Giỏi

Khá

T

i

số

SL

%

SL

1

9

69


8

11,6 19

T.bình

Yếu

%

SL

%

SL

%

SL

%

27,

25

36,

10


14,

7

10,

5

2

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
24

Kém

5

2


1. Kết luận
Trong suốt quá trình nghiên cứu và áp dụng các kinh nghiệm trên, bản
thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm để giảng dạy HS cách giải bài tập
tính theo PTHH cho học sinh trong học tập bộ môn Hóa như sau:
- Học sinh thường quên công thức, do đó giáo viên cho nhiều dạng bài tập
để học sinh làm và nhớ các công thức thường hay áp dụng.
- Học sinh thường hay lẫn lộn giữa công thức tính số mol dựa vào khối
lượng và công thức tính số mol dựa vào thể tích, giáo viên thường xuyên nhấn
mạnh, nhắc nhở khi giải bài tập.

- Giáo viên lưu ý nên cho học sinh tóm tắt đề bài trước khi giải.
- Hướng dẫn các bài tập từ dễ đến khó tạo sự tích cực, tò mò, tự lực học
tập cho học sinh, gây sự hứng thú giúp học sinh phát huy năng lực sáng tạo nhớ
lâu hơn kiến thức đã học.
- Hướng dẫn cho HS biết cách tính số mol theo phương pháp giải nhanh,
chia nhỏ câu hỏi .
- GV cần định hướng ôn tập cho HS để khắc phục những “lỗ hổng” kiến
thức trước đây và hướng cho các em có thói quen tự học ở nhà.
- Giáo viên cần nắm rõ mục tiêu, kiến thức chuẩn của bài học và vận dụng
linh hoạt các phương pháp tích cực khi lên lớp, đầu tư thật nhiều vào khâu soạn
giảng để truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách chắc chắn, biến mục tiêu
dạy học của giáo viên thành nhiệm vụ học tập tự nguyện của học sinh, như vậy
sẽ giúp các em có lòng tin vào môn học, giảm tư tưởng chán học và yêu thích bộ
môn.
Việc áp dụng các kinh nghiệm này vào thực tế giảng dạy ở lớp 9 của
trường tôi nhận thấy các em hiểu biết, biết cách giải một bài toán tính theo
phương trình hóa học, yêu thích bộ môn hơn, chất lượng được nâng lên sau từng

25


×