Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

SKKN một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm nhằm giáo dục học sinh cá biệt ở khối 7 trường THCS lâm xa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 25 trang )

I. MỞ ĐẦU
Giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt là một trong những nhiệm vụ cấp
thiết trong trường THCS nói chung và trường THCS Lâm Xa nói riêng, hạn chế
được những học sinh yếu về mặt đạo đức góp phần vào nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện. Thế nhưng trong thực tế trong các trường THCS hiện nay là
một bộ phận nhỏ học sinh cá biệt (HSCB) dường như trường nào cũng có, lớp
nào cũng có con số đó không nhiều, song lại là “lực cản” rất lớn, thậm trí là có
thể đe dọa, khống chế những nhân tố tích cực dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải ở
trong lớp, trong trường. Đó là mối chăn trở của tất cả các bậc thầy cô trong toàn
trường và của toàn xã hội.
Sự nghiệp giáo dục đào tạo hiện đang được toàn Đảng toàn dân quan
tâm. Vai trò của người giáo viên trong nhà trường gắn liền với hai nhiệm vụ:
Vừa giảng dạy vừa làm công tác giáo dục. Mục đích là đào tạo ra những học
sinh vừa có kiến thức văn hóa, vừa có nhân cách làm người. Như Bác Hồ đã dạy
“ Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức
là người vô dụng”..[1] Do đó việc giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là
HSCB trong các nhà trường là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Gần đây, trên các phương tiện thông tin báo chí, truyền hình đã lên tiếng
khá nhiều về tình hình HSCB. Vấn đề này đã trở thành mối ngại của dư luận,
nhất là với gia đình và nhà trường.
Sau nhiều năm công tác làm chủ nhiệm lớp và quan sát một cách có hệ
thống về HSCB ở THCS Lâm Xa bản thân tôi gặp không ít đối tượng HSCB
mỗi em một vẻ, một cá biệt khác nhau nên gặp khó khăn trong giáo dục. Qua
tìm tòi học hỏi đồng nghiệp tham khảo giáo dục qua các tạp chí, tuyên truyền
vận dụng vào quá trình công tác chủ nhiệm. Bản thân tôi cũng rút ra một số kinh
nghiệm mong muốn góp phần nho nhỏ của mình để giáo dục HSCB nhằm nâng
cao giáo dục chất lượng hiện nay.
Giáo dục là khoa học nhưng cũng là nghệ thuật. Trước những vụ bạo lực
học đường liên tiếp xảy ra gần đây đặt giáo viên và các nhà quản lý giáo dục
trước thực tế: làm thế nào để cảm hóa và giáo dục HSCB có hiệu quả là một vấn
đề khá nan giải, phức tạp và hết sức nhạy cảm. Công việc này đã và đang trở


thành một thách thức lớn với toàn xã hội nói chung và đặc biệt là ngành giáo dục
nói riêng, trong đó chủ yếu là nhiệm vụ của các nhà trường nói chung.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Giáo viên chủ nhiệm có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình
thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản.

1


Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh xuyên
suốt 6 buổi/ tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các
hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể,…và cả hoạt
động học tập ở nhà của học sinh. Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm
lớp là rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng phức tạp.
Ở đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượng
học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm, chất
lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớp
khác; sĩ số của lớp này duy trì 100% lại không có học sinh cá biệt nhưng ở
những lớp khác lại có tới 2, 3 học sinh bỏ học, lại 2 đến 3 em cá biệt thậm chí có
em đang ở nhà nhưng vẫn không thể vận động đi học trở lại được. Giáo viên
chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì
chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, đến trường
làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “mỗi ngày
đến trường là một niềm vui”.
Trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng theo học sinh của mình từ lớp
này lên lớp khác. Vì vậy, mỗi năm lên lớp, các em lại được học với một thầy
(cô) khác nhau. Nếu giáo viên lớp dưới làm tốt công tác chủ nhiệm, xây dựng tốt
nề nếp lớp học, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học và nhiều kĩ năng
sống cơ bản khác; nhưng lên lớp trên, giáo viên chủ nhiệm lớp không duy trì,

không phát huy thì rồi nề nếp lớp học và chất lượng học tập của học sinh sẽ ra
sao? Do vậy, công tác chủ nhiệm lớp phải được thực hiện đồng bộ . Nề nếp lớp
học, phương pháp học tập, đạo đức, nhân cách và các kĩ năng sống của học sinh
phải được giáo viên chủ nhiệm chú ý xây dựng, rèn rủa ngay từ đầu năm học.
Bản thân tôi đã liên tục nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp. Có năm
công tác chủ nhiệm của tôi rất nhẹ nhàng vì giáo viên lớp trước đã làm tốt công
tác chủ nhiệm của mình. Nhưng cũng có năm, tôi rất vất vả với công tác chủ
nhiệm đầu năm. Tôi phải xây dựng lại từ đầu nề nếp lớp học, hướng dẫn học
sinh từ cách nhỏ nhất bao bìa dán nhãn, cách trình bày trong vở, cách làm vệ
sinh lớp, đề ra các nội qui của lớp,…và phải thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn
những sai sót của học sinh nên có lúc rất căng thẳng, mệt nhọc.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người giáo viên chủ nhiệm lớp
phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu vất vả. Vì vậy, tôi khẳng định
rằng công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp là cực kì quan trọng, là nhân tố số
một quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

2


Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ được giao. Liên tục 4 năm qua, lớp tôi chủ nhiệm luôn duy trì sĩ số
100%, chất lượng học tập cũng như hạnh kiểm của học sinh luôn dẫn đầu trong
khối và trong toàn trường.
Vậy, làm sao để giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả đặc biệt là khối lớp 7 –
khối lớp mới bước lên cấp THCS mới được một năm có nhiều thay đổi trong
tâm sinh lí lứa tuổi, vì vậy khi chúng ta nắm bắt tâm sinh lí, hoàn cảnh của các
em sẽ có kế hoạch điều chỉnh hợp lí và kịp thời ngay từ đầu.
Với mong muốn góp phần vào việc luận giải những vấn đề nói trên, Đó là
lí do tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm nhằm giáo
dục học sinh cá biệt ở lớp 7 trường THCS Lâm Xa”, vấn đề mà chắc hẳn

không chỉ riêng tôi, mà rất nhiều đồng nghiệp khác quan tâm suy nghĩ là làm sao
học sinh của mình trở thành những con người tốt có ích cho xã hội.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Với lương tâm trách nhiệm của người thầy, Tôi không thể thờ ơ trước tình
trạng xuống cấp về đạo đức của học sinh. Mục đích của tôi chọn đề tài Giáo
dục học sinh cá biệt nhằm nghiên cứu, tìm ra giải pháp tối ưu nhằm giúp việc
giáo dục đạo đức cho học sinh ngày một tốt hơn, hoàn thiện hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Với thời gian nghiên cứu và làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong một
năm học nên việc nghiên cứu, khảo sát để tìm ra các giải pháp giáo dục HSCB
dùng tình cảm để cảm hóa,tạo niềm tin cho hoc sinh làm mới tiết dạy của
mình,tác động vào động cơ học tập động viên kịp thời phối hợp với các tổ chức
trong và ngoài trường đổi mới các hoạt động tập thể trên nhiều đối tượng học
sinh gặp nhiều khó khăn, nên tôi chú trọng đặc biệt tới học sinh cá biệt là học
sinh cá biệt lớp 7 do tôi chủ nhiệm.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp khảo sát điều tra thực tế.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu khảo sát.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp và nhận xét.[2]
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua hai năm nghiên cứu và thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm của
mình, tôi đã đạt giải B cấp huyện năm 2014-2015 và gặt hái được thành quả
3


đáng khích lệ. Bản thân tôi tiếp tục nghiên cứu và bổ sung thêm các giải pháp để
giáo dục đạo đức cho HSCB được tốt hơn. Cụ thể ở năm học 2016-2017 tôi
được giao nhiệm vụ là giáo viên chủ nhiệm lớp 7 qua quá trình tìm hiểu nắm bắt
hoàn cảnh học sinh của lớp. Tôi nhận thấy so với nội dung tôi đẫ nghiên cứu

trước đây cần bổ sung 1 số giải pháp nữa. đó là giải pháp thứ 5 đổi mới các hoạt
động tập thể để thu hút học sinh đến lớp đến trường.
Qua sáng kiến kinh nghiệm này, tôi rút ra được bài học kinh nghiệm sau:
Muốn giáo dục học sinh có hiệu quả:
-

Người thầy phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Phải thực sự thương yêu và tôn trọng nhân cách của học sinh.
Phải xây dựng được mối quan hệ giữa thầy và trò thật trong sáng.
Phải kết hợp hài hòa giữa ba yếu tố giáo dục: “ Nhà trường – Gia đình –
Xã hội”
- Phải mạnh dạn và tin tưởng giao việc cho học sinh làm.
- Trong công việc chú ý nêu gương, động viên là chủ yếu.
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm .
2.1. Cơ sở lí luận chung về học sinh cá biệt:
Trước hết, chúng ta cần hiểu đúng khái niệm học sinh cá biệt. Đó là những
học sinh có cá tính khác biệt so với số đông học sinh bình thường.
Ngoài ra học sinh cá biệt được chia thành hai loại:
1 - Học sinh cá biệt về học tập.
2 - Học sinh cá biệt về đạo đức, lối sống.
Mặt khác để giáo dục học sinh cá biệt bản thân tôi hiểu được rằng: Học
sinh cá biệt: là những học sinh thường có sự bất thường về tính cách, không có
động cơ học tập, tâm lý không ổn định. Chẳng hạn khi ở lớp học đang yên lặng
làm bài tập thì em đó bỗng la lớn lên khi làm bài được, thích học thì học, không
thích thì đùa giỡn, quậy phá các bạn kề bên, thường trêu chọc các bạn nói
chuyện với mình, tâm trạng thì "mưa nắng thất thường" hoặc thầy cô đang giảng
về vấn đề này lại hỏi vấn đề khác.
Chúng ta biết rằng những học sinh được gọi là “cá biệt” thường có hoàn
cảnh đặc biệt. Môi trường sống bất ổn đã làm lòng tự trọng của các em có vấn
đề. Học sinh cá biệt (HSCB) là học sinh hư về đạo đức, lười nhác học tập,

những học sinh loại này thường rất lười biếng, hay quay cóp trong học tập; lừa
dối cha mẹ, thầy cô; dọa nạt bạn bè; lãng tránh các hoạt động tập thể; Tiêu sài
các khoản phí của bố mẹ cho để đóng góp với nhà trường; giả tạo chữ kí của bố
mẹ trong sổ liên lạc hoặc giấy xin phép; Càn quấy, ý thức tổ chức kỷ luật kém,
thích “chơi trội” theo kiểu con nhà đại gia giàu có, tụm lại với nhau đối lập với
tập thể lớp. Họ thích ăn chơi phá phách hơn là học hành tử tế; Khéo léo, nhanh
trí trong việc giở những trò tinh nghịch với thầy cố, bạn bè; Hay xem thường,
trêu ngươi, khiêu khích trước thầy cô, bạn bè nhằm thỏa mãn những nhu cầu
4


tinh nghịch được sắp sẵn trong đầu óc chúng. Có cách nói năng, ăn mặc, đi đứng
hành động khác thường để gây sự chú ý. Kết quả học tập thất thường, sút kém,
luôn xếp “cuối sổ”, dẫn đến chán học.
Ở những học sinh này, uy tín của bố mẹ, thầy cô có thể bị thay thế bởi
những kẻ cầm đầu, côn đồ hung hãn, liều lĩnh, những anh chị “Đại ca” nên rất
dễ dàng rơi vào những cạm bẫy, sai khiến súi giục của các “đàn anh, đàn chị”.
* Những biểu hiện cá biệt cụ thể của HS thường gặp:
- Những đối tượng cá biệt về học lưc (có ba loại):
+ Một là: những em có trí tuệ và khả năng nhận thức bình thường nhưng
rất lười biếng, lêu lổng, học kiểu “tài tử” dẫn đến hổng kiến thức, hay quay cóp
trong học tập. Kết quả học tập thất thường, sút kém, luôn xếp “cuối sổ”, dẫn đến
chán học.
+ Hai là: những em thiểu năng về trí tuệ: Là những học sinh trông hình thức
bề ngoài bình thường, hơi có vẻ như đần độn, trong học tập thì dạy mãi, học mãi
chẳng nhập tâm được cái gì ( hay nói cách khác là thuộc diện “chậm hiểu”)
+ Ba là: những em thuộc diện khuyết tật (nói ngọng hoặc không nói được,
mắt, tai, tay chân không bình thường,…) dẫn đến không đủ giác quan, phương
tiện để học tập bình thường như những bạn khác.
- Những đối tượng cá biệt về hạnh kiểm: Thường có những biểu hiện như:

+ Một là: hay trốn học đi chơi điện tử, lừa dối cha mẹ, thầy cô, giả tạo chữ kí
của bố mẹ trong sổ liên lạc hoặc giấy xin phép;

Hình 1. Quán Internet tại phố1Lâm Xa (gần trường)học sinh đến chơi games
+ Hai là: dọa nạt bạn bè thậm chí đánh nhau; lảng tránh các hoạt động tập
thể;
5


+ Ba là: tiêu sài các khoản phí của bố mẹ cho để đóng góp với nhà trường; ;
Càn quấy, ý thức tổ chức kỷ luật kém, thích “chơi trội” theo kiểu con nhà đại gia
giàu có cụm lại với nhau đối lập với tập thể lớp. Họ thích ăn chơi phá phách hơn
là học hành tử tế; thậm chí còn có cả ăn cắp, ăn trộm, “cắm quán” tài sản không
chỉ của mình mà còn lừa “mượn” của bạn;
+ Bốn là: khéo léo, nhanh trí trong việc giở những trò tinh nghịch với thầy
cô, bạn bè; Hay xem thường, trêu ngươi, khiêu khích trước thầy cô, bạn bè nhằm
thỏa mãn những nhu cầu tinh nghịch được xắp sẵn trong đầu óc chúng. Có cách
nói năng, ăn mặc, đi đứng hành động khác thường để gây sự chú ý.
+ Năm là: có biểu hiện thích yêu đương, phân tán tư tưởng, thích diện, hay
cãi lí với bố mẹ và thầy cô; Sẵn sàng bỏ học đi chơi cùng bạn…
2.2. Thực trạng về học sinh cá biệt ở lớp 7 trường THCS Lâm Xa
- Năm học 2016 - 2017, lớp 7 có tổng số 46 em. Trong đó: Nam: 26 em,
nữ: 20 em.
Qua thống kê và theo dõi trong lớp đầu năm có một số em học sinh thuộc
dạng cá biệt và thuộc các dạng cá biệt như sau :
2.2.1. Dạng cá biệt về học tập:
Đây là những học sinh lười học tập, không chịu lắng nghe giảng bài,
thường vắng học và có kết quả học tập yếu kết quả khảo sát đầu năm có tỉ lệ yếu
chiếm tỉ lệ trên 50 %. Đa số các em không học bài cũ, lười ghi chép bài,... Trong
số đó có 3 em thuộc dạng cá biệt về học tập được theo dõi và chi tiết như sau :

TT
1
2
3

Họ và tên

Biểu hiện
Thường xuyên không học bài cũ, không phát biểu ý
Phạm Văn
kiến xây dựng bài, không tích cực làm bài trong các
Xuân
tiết kiểm tra.
Thường xuyên không học bài cũ, ghi bài chưa nghiêm
Trương Thị Mai
túc, bỏ tiết, bỏ học vô lí do.
Dương Ngọc
Thường xuyên không học bài cũ, không phát biểu ý
Hoàng
kiến xây dựng bài.

2.2.2- Dạng cá biệt về đạo đức :
Qua khảo sát từ đầu năm học 2016-2017, cả lớp có 4 em có đạo đức không
tốt. Hầu hết các em này học kém, nói tục, chửi thề và rất hay đánh nhau với bạn
bè trong lớp cũng như ở lớp khác. Các em thường hay vắng học không lý do, hỏi
ít trả lời…. Trong đó có các em sau:
TT
1

Họ và tên

Lê Văn Giang

Biểu hiện
Hay nghỉ học không có lí do, đi chơi game.
6


2

Phạm Công Vinh

Hỏi ít nói, thưc hiện chưa đúng nội quy của lớp,
của nhà trường.

3

Tạ Anh Tuấn

Hay đánh nhau với bạn, xưng hô không đúng
mưc, vô lễ với thầy cô giáo.

4

Hà Minh Quân

Học yếu, không chịu vâng lời thầy cô, hay trêu
chọc và đánh nhau với bạn, hay nghỉ học vô lý
do.

2.2.3. Nguyên nhân:

- Từ gia đình: Thiếu sự quan tâm hay quá tin tưởng, chiều chuộng của gia
đình; những éo le trong cuộc sống gia đình ảnh hưởng rất lớn đến sự hư đốn, hay
nói một cách khác là đạo đức học sinh yếu kém.
Đa số các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, neo đơn. Nhiều em là con
đầu phải bỏ học phụ giúp cho cha mẹ trong việc đi làm nương rẫy, đi làm thuê
phụ giúp gia đình, lo cho em còn nhỏ …..

Hình 2. Em Tạ tuấn nghỉ học để phụ giúp gia đình
- Từ xã hội: Thực trạng những mặt xấu của xã hội; Trong điều kiện xã hội
hiện nay từng giờ từng ngày những cám dỗ, ảnh hưởng tiêu cực của xã hội, dội
vào nhà trường và tác động đến học sinh.
- Từ bản thân học sinh : Giai đoạn tâm sinh lý có nhiều biến đổi.Từ tuổi
thiếu niên chuyển sang tuổi thanh niên, học sinh muốn khẳng định mình bằng sự
7


hiểu biết chưa hoàn thiện của mình; có thể do bản năng hoặc bệnh a dua hay
bệnh lấy lệ. Thậm chí các em còn nghĩ làm như vậy là không sai! Khi đạo đức
yếu kém thì học lực cùng tỉ lệ thuận với nó. Điều này sẽ dẫn đến hệ quả, các em
kiến thức bị hổng dẫn đến mất căn bản; điểm kiểm tra thấp so với các bạn cùng
lớp làm các em mặc cảm đưa đến hiện tượng sợ bị kiểm tra, tiếp theo là chán
học và cuối cùng nảy sinh bỏ học.
Ảnh hưởng phim ảnh không lành mạnh, vì tò mò, bị rủ rê từ những thanh
niên ham chơi, lêu lổng trong thôn xóm. Bị lôi cuốn bởi những phương tiện
thông tin đại chúng, những tiêu cực về tệ nạn xã hội. Hãy tập cho các em có
tính tự lập ngay từ nhỏ và biết chịu đựng, biết khắc phục những khó khăn
thiếu thốn trong cuộc sống đời thường. Phải để cho các em thấy được sự lao
động, vất vả khó nhọc khi làm ra đồng tiền và sử dụng đồng tiền như thế nào
cho có hiệu quả. Do đó cần tạo cho học sinh ý thức tự giác trong học tập,
nghiêm túc trong tác phong,... dần sẽ hình thành thói quen tốt.

2.3. Một số giải pháp của GVCN nhằm giáo dục học sinh cá biệt.
Như chúng ta đã biết, giáo dục học sinh cá biệt là một nhiệm vụ vô cùng
khó khăn, phức tạp và rất khó thành công trong một thời gian ngắn. Nó đòi hỏi
một quá trình dài lâu, có sự gắn kết, thật sự trách nhiệm của các giáo viên chủ
nhiệm, từ cấp dưới đến cấp trên, cùng sự quan tâm chia sẻ thường xuyên từ phía
phụ huynh, gia đình, xã hội. Người giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm phải
nắm thông tin một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời về học sinh của mình đặc
biệt là những HSCB để đề ra những biện pháp giáo dục thích hợp. Có quá ít
thời gian tiếp cận với học sinh của lớp mình cũng là một hạn chế trong việc
giáo dục HSCB, ngăn chặn học sinh bỏ học. Thực tế trong nhà trường phổ
thông hiện nay việc giáo dục HSCB chủ yếu là do giáo viên chủ nhiệm phụ
trách. Thực tế hiện nay các hoạt động, phong trào trong nhà trường (trừ hoạt
động giảng dạy) nhìn chung còn nghèo nàn, chưa phong phú, mang tính hình
thức. Các phong trào chưa lôi cuốn, hấp dẫn, chưa huy động đông đảo lực
lượng học sinh tham gia. Chính vì vậy nhà trường cần thường xuyên tổ chức
các hoạt động giáo dục khác bên cạnh hoạt động dạy và học như: đố vui để
học, hái hoa kiến thức, các hoạt động văn thể, cắm trại, ngoại khóa chuyên đề,
tham quan dã ngoại, ... chính các hoạt động này có tác dụng bổ trợ rất lớn đến
hoạt động dạy và học, góp phần thu hút học sinh la cà các em tham gia.
Để góp phần làm cho công tác giáo dục HSCB trong nhà trường đạt hiệu
quả, sau đây tôi xin đưa ra một số biện pháp:
2.3.1. GVCN khi lớp có học sinh cá biệt.
- Bản thân người GVCN phải là tấm gương sáng biết tự hoàn thiện phẩm
chất nhân cách của mình. Người GVCN hơn ai hết cần phải có trí tuệ, có lương
tâm, có uy tín, sống mẫu mực, tự trọng và biết giữ chữ tín.

8


- Hiểu biết tâm lý lứa tuổi của học sinh mình chủ nhiệm và hiểu được cuộc

sống nội tâm của học sinh ở lứa tuổi này còn nhiều mặt dễ biến đổi. Do các quá
trình tâm lý chưa ổn định và sự tác động rất lớn của xã hội, hoàn cảnh sống ....
- Người GVCN phải có tinh thần trách nhiệm cao yêu nghề, yêu thương
học sinh và luôn luôn xác định phương châm “Vì lợi ích trăm năm trồng người”
và “Tất cả vì học sinh thân yêu”.
- Biết sự kiềm chế, bình tĩnh trong mọi tình huống, kiên định thực hiện
thiên chức người kỹ sư tâm hồn.
- Có sự nhạy cảm sư phạm biết dùng yếu tố tình cảm như một nghệ thuật sư
phạm để cảm hóa học sinh cá biệt.
Để làm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục HSCB, chúng ta cần làm
những việc như sau :
+ Xác định đúng đối tượng thông qua phản ảnh của lớp, của GV bộ môn,
của dư luận.
+ Phân loại : Học sinh cá biệt về học tập về đạo đức, lối sống.
+ Tìm hiểu nguyên nhân. Tìm hiểu sở trường, tính cách, hoàn cảnh của HS.
Chúng ta nên tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh đó như là: thu nhập hàng
ngày của gia đình, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như thế nào ? Có
êm ấm hạnh phúc hay không ? Có nhiều thành kiến gây bất đồng ra sao,... mục
đích là để hiểu rõ học sinh này hơn.
+ Lựa chọn phương pháp, lên kế hoạch thực hiện mục tiêu giúp HS từ cá
biệt trở về bình thường thậm chí là tốt.
+ Thực hiện kế hoạch, rút kinh nghiệm.
- Đối với học sinh cá biệt, người GVCN phải biết nhìn bằng con mắt của
tình thương và sự thông cảm thật sự xem học sinh như người thân của mình, ta
nên có cái hiền từ bao dung của người mẹ, người cha; cái gần gũi cảm thông của
người anh, người chị; và cái thân thiết của một người bạn.
- Có điều kiện tâm tình, gặp gỡ, trao đổi với các em, với gia đình, người
thân của các em ...
- Nhẹ nhàng phân tích những mặt ưu, khuyết, đúng, sai trong nhận thức, suy
nghĩ của các em ... Giúp các em nhận biết những ưu điểm của mình và biết phát

huy nó. Không nên nói những câu phũ phàng. Đại khái như “ở em chẳng có
điểm nào tốt cả”. “Người như em thật chẳng ra gì !”. Hoặc bi đát hơn “cuộc đời
em rồi chẳng có ra làm sao đâu”...
- Giúp học sinh cá biệt khắc phục sửa chữa những sai phạm của mình và
chú ý theo dõi, động viên khích lệ kịp thời. Tôi nghĩ rằng một lời khen học sinh
cá biệt sẽ có tác dụng hơn là một tờ tự kiểm.
Điều này thì chắc ai cũng biết: quá cứng thì dễ gãy, quá mềm thì khó
uốn.Trong sự nghiệp trồng người thì học sinh cá biệt giống như cái cây không
9


mọc thẳng. Đối với loại “cây” này người GVCN phải gia công nhiều hơn. Thành
công trước mắt là học sinh ra trường với học lực khá giỏi, hạnh kiểm tốt. Nhưng
lâu dài, năm năm, mười năm, hai mươi năm sau học sinh gặp mình còn biết gật
đầu chào, biết nói một lời thăm hỏi, biết nhắc lại những sai phạm xưa kia như
những gì nông nổi của một thời tuổi trẻ. Tôi nghĩ niềm vui thật sự của người
GVCN là lúc đó. Khi người học sinh chưa ngoan của mình biết nhận lỗi một
cách thành khẩn thì có nghĩa là biện pháp giáo dục của mình phần nào đó đã
thành công.
Tóm lại góp phần hình thành nhân cách học sinh - đặc biệt là học sinh cá
biệt – là nhiệm vụ quan trọng của người GVCN đó không chỉ là nhiệm vụ trong
một năm học, một cấp học mà là thiên chức đối với một đời người – một thế
hệ.
2.3.2. Giáo viên dùng tình cảm để cảm hóa các em.
Tránh đối xử thô bạo, trách móc các em. Hãy tôn trọng nhân cách của các
em. Hãy đem đến cho các em hơi ấm của tình người, để các em biết người tốt
chung quanh ta, nhiều lắm! các em cần được đối xử tử tế, cần được yêu thương
và tôn trọng. Không ai được ngược đãi các em vì các em học chậm. Các em có
quyền được đặt câu hỏi và yêu cầu thầy cô giáo giải thích cho em hiểu. Chính vì
vậy mới cần có trường học. Và đó là lý do tại sao cần có thầy cô giáo...

Để hiểu học sinh “cá biệt”, trước hết phải biết chấp nhận các em vô điều
kiện. Luôn đứng về phía các em, quan tâm điều các em nghĩ, bàn về những đề
tài các em thích. Thỉnh thoảng, sử dụng “thuật ngữ” của các em. Đó là cách
mang các em đến gần mình hơn. Khi mối quan hệ đủ thân thiện, khi niềm tin đủ
lớn, người thầy sẽ thuận lợi trong việc uốn nắn hành vi, khai sáng tư duy, định
hướng nhận thức...
Nên xử lý mềm mỏng, thậm chí dịu ngọt đối với học sinh cá biệt này, nếu
không sẽ không có hiệu quả, có khi gặp phản ứng không tốt ngược trở lại về
phía học sinh. Tuy nhiên cũng có đôi lúc ta cũng phải cứng rắn: chẳng hạn trong
vấn đề xử phạt "mềm nắn, rắn buông".
Nếu học sinh có thói hư tật xấu phạm lỗi trầm trọng cũng có thể tùy trường
hợp hay tùy đối tượng mà xử lí, không xử lí một cách cứng nhắc. Dù lỗi lầm lớn
nhưng nếu em đó biết nhận lỗi và sửa lỗi thì tạo cho học sinh đó cơ hội tự làm
chủ bản thân, có niềm tin nghị lực để vươn lên. Thế nhưng đối với những học
sinh lỗi vi phạm không đáng kể nhưng lại vi phạm thường xuyên thì không thể
bỏ qua mà xử lí một cách linh động tùy theo từng đối tượng. Dù các em vi phạm
ở mức độ lỗi lớn hay nhỏ cũng xử lí trên cơ sở giáo dục các em, cụ thể cho em
đó biết chuộc lỗi, làm một việc tốt, giao cho em đó thời gian thử thách.
2.3.3. Giáo viên kiên trì tạo niềm tin.
Chúng ta hãy thử hòa mình vào phong cách sống của các em xem sao? Để
điều được học sinh “cá biệt”, người thầy phải sắm đủ các vai. Khi thì nhà mô
phạm nghiêm khắc, lúc lại là cái vai cho các em gục đầu vào. Khi thì nhà tâm lý,
10


lúc lại là bác sĩ trị liệu, khi thì ông trọng tài, lúc khác lại là người cố vấn... Cứ
như thế, kiên trì cho đến khi các em tự nhận ra tại sao mình phải thay đổi.
Từ cảm giác cô đã không chối bỏ mình, không chê mình, luôn khen ngợi,
động viên và tặng trái tim ghi điểm thưởng, các em dần phát hiện ra giá trị của
bản thân, cảm thấy mình hữu ích và được việc. Thế là tinh thần học tập được

nhân lên, tạo ra sự tương tác và cộng hưởng. Giáo viên nên thường xuyên trò
chuyện, quan tâm, gần gũi, nhắc nhở, động viên học sinh học tập, có thái độ thân
thiện với học sinh. Tạo cho học sinh nhìn mình là cảm thấy gần gũi, chứ không
phải gặp mình là sợ la, sợ bị mắng. Như vậy học sinh sẽ có tâm lý bất cần "
Thầy cô kệ thầy cô, ta là ta". Ta phải làm sao tạo cho học sinh có cảm giác là
giáo viên như là một người bạn thân, bạn tâm tình, sẵn sàng lắng nghe ý kiến
của mình, khi mình vui, buồn, đều có thể chia sẻ với thầy cô, khích lệ mình khi
mình khó khăn trong gia đình, bế tắc trong học tập.
Giáo dục từng bước, chậm rãi từ những công việc nhỏ. Chẳng hạn phải thức
sớm một chút để không phải đi trễ, mình học yếu thì nên chịu khó, siêng làm bài
tập hơn các bạn, khi nào làm bài tập, học sinh mệt thì nên giải lao để tinh thần
thoải mái rồi làm tiếp, không nên cố gắng quá sức. Giáo viên không nên giáo
dục ào ạt chưa hỏi han lý do gì hết mà đã la mắng học sinh cho dù học sinh đó vi
phạm nhẹ, như vậy sẽ mất hiệu quả giáo dục. Bởi vì đấy là những học sinh cá
biệt, tính tình ương ngạnh, tâm lý bất cần, học hay không đối với bản thân học
sinh không quan trọng mà học sinh vào lớp là chỉ được "lãnh lương" hàng ngày,
không phải làm những việc nặng nhọc bằng tay chân ở nhà.
2.3.4. Giáo viên biết chấp nhận và yêu thương.
Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm và gặp nhiều trường hợp học sinh
cá biệt khác nhau, tôi nhận ra rằng trong quá trình giáo dục, không thể “dùng
nắm đấm”.
Nếu học sinh không thuộc bài hoặc không làm bài, giáo viên cần tìm hiểu
tại sao như vậy: do em không hiểu bài, em mất căn bản ở những lớp dưới hay do
gia đình em có vấn đề, do em bất mãn một việc gì đó trong lớp, trong trường...
Biết được chính xác nguyên nhân rồi sẽ có cách giải quyết phù hợp. Sự tìm hiểu,
gần gũi, quan tâm đến học sinh phải thật sự xuất phát từ tình yêu thương của
thầy giáo. Khi học sinh nhận biết được tình cảm đó thì việc giáo dục các em sẽ
dễ dàng hơn rất nhiều. Nói như thế không phải lúc nào tôi cũng thành công trong
việc giáo dục học sinh cá biệt. Nhất là trong thời đại như hiện nay, tinh thần “
tôn sư trọng đạo” đã không còn được như ngày xưa, chưa kể một số phụ huynh

không muốn phối hợp với nhà trường để giáo dục con mà khư khư bênh vực con
em mình. Hồi mới ra trường tôi đã từng thất bại khi quá nóng nảy, khi chưa có
kinh nghiệm để giải quyết vấn đề nên có những lời nói, hành động thiếu tế nhị.
Lúc đó, tôi cứ nghĩ rằng mình là giáo viên thì các em phải nghe lời. Thực tế
không phải như vậy.
Học sinh lứa tuổi THCS tự ái rất cao, các em luôn nghĩ mình đã là người
lớn. Vì vậy thầy cô giáo phải tôn trọng các em, không thể tùy tiện la mắng các
em trước mặt các bạn cùng lớp, cùng trường. Người thầy cư xử làm sao mà để
11


học sinh của mình mắc cỡ với bạn bè rồi dẫn đến bất mãn thì các em sẽ chống
trả quyết liệt, không thể giáo dục được.
Tóm lại, tôi vẫn cho rằng giáo viên cần gần gũi, yêu thương học sinh để
hiểu các em hơn, sẵn sàng bỏ qua những lỗi lầm để uốn nắn từ từ, giáo dục các
em trở thành người tốt.
2.3.5. Giáo viên phải biết làm mới tiết dạy của mình:
Giáo dục HSCB còn một yêu cầu quan trọng, thầy, cô phải giỏi nghề.
Thầy, cô luôn cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy. Tiết sau “mới” hơn tiết
trước. Sau một tiết học, trò học được nhiều tri thức bổ ích tạo nên sự đam mê
học hỏi, khám phá tự tin, khẳng định mình.
Thầy, cô biết hỏi “gợi mở” mang tính “phát động”, nhất định sẽ nhận được
câu trả lời độc đáo.
Thầy, cô biết “cuốn” học sinh vào trò chơi học tập, sẽ “lấp” thời gian
“chết”, trò không “nhàn cư’’ nghịch, đánh cờ ca rô, nhắn tin ngay trong tiết học.
Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể những việc mà học sinh hỏi, tránh để học
sinh cảm thấy mình lạc lỏng, cảm giác vì mình học dở nên không ai quan tâm, ai
cũng khinh dẽ mình, không ai thèm chơi, để ý đến mình.
Giáo dục HSCB là một nghệ thuật. Thầy, cô đứng trên bục giảng phải
đóng nhiều vai: Tác giả kịch bản, đạo diễn, diễn viên, cả khán giả - tức học sinh

ngồi nghe giảng trên lớp. Làm thầy, nhưng phải hiểu trò đang nghĩ gì, làm gì
trong giờ học. Bài giảng là một “món ăn”, nhàm chán, học trò sẽ bỏ ăn-bỏ học.

Hình 3. GV hướng dẫn học sinh học tập theo phương pháp tích cưc.
Tôi được phân công làm GVCN lớp 7 và giảng dạy môn Tiếng Anh của
lớp, ngoài công tác của một GVCN, trong các tiết dạy của mình tôi luôn đổi mới
phương pháp, tự làm mới mình trong các tiết dạy, ví dụ trong chủ đề: “ nghề
nghiệp ”…. trong cách hỏi và trả lời về nghề tôi dùng loạt câu đố để kiểm tra trí
nhớ học sinh về các danh từ chỉ nghề nghiệp, có sử dụng các từ gợi ý bằng tiếng
anh có liên quan đến nghề nghiệp. Như vậy qua đây vừa luyện tập khả năng tìm
12


từ của HS và rèn luyện cách đọc cho các em những từ có liên quan đến tính chất
nghề nghiệp đó.
Ví dụ:
Ai người làm ruộng trên nương ? (FAMR)
Ai người đứng trước bảng đen giảng bài ?(BLACKBOARD)
Ai người giao chuyển thư từ ? (LETTER )
Ai người thiết kế cắt may ? ( CLOTHES)
Ai người xây cất ngôi nhà ? (THE HOUSE)
Ai Người vẽ hoa muôn mầu ? (PICTURE)
Ai người thổi kền toe toe ?
Đứng trên đường phố điều xe đi đường ?(STREET)
Nhạc ai soạn ai chơi ? ( MUSIC )
Để cho hát tuyệt vời ? ( THE SONG )
Ai Người chữa đau răng ? ( TOOTH)
Ai Người Bắc cầu vượt dòng sông sâu? ( BRIDGE )
Với một số câu đổ vui dễ hiểu như trên đã lôi cuốn hoc sinh hứng thú
học, ham học hơn nó như một món an tinh thần giúp học sinh dễ dàng tìm đáp

án một cách nhanh chóng. Bài thơ có thế làm dài hơn tùy thuộc vào vốn từ liên
quan đến chủ đề mà giáo viên cần kiểm tra học sinh.
Đã làm nhà giáo thì lương tâm không được “mặc kệ chúng nó” mà phải
kiên trì giáo dưỡng, tìm hiểu nguyên nhân tại sao học trò mình lại học chưa tốt,
chưa ngoan. Qua tâm sự của các em mới hiểu mỗi em đều có hoàn cảnh riêng.
Có em nghỉ học, bỏ nhà đi bởi bố mẹ thường xuyên cãi nhau. Có em buồn bã,
cứng đầu không nói lời nào, gặng hỏi mãi em khóc vì bố mẹ mới ly hôn. Có em
vì cha mẹ không quan tâm, chỉ cho tiền là xong nên không biết bị cám dỗ, lôi
kéo vào con đường hư hỏng từ lúc nào.
Cái tâm và trách nhiệm của người thầy dẫu thế sự nổi trôi vẫn vẹn nguyên
ân tình với lớp lớp học sinh thân yêu. Đây chính là nền móng vững chắc, là tiền
đề trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục hiện nay.
2.3.6. Giáo viên phải biết tác động vào động cơ học tập.
Tác động vào động cơ học tập để các em này thấy rõ tầm quan trọng của
việc học. Có thể đưa ra một số tranh ảnh về nạn thất học - chỉ mới mấy tuổi đầu
không được đến trường, phải làm những việc nặng nhọc của người lớn rồi lại bị
bạn bè khinh thường, xa lánh, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Ngược lại
những em có học thì làm việc thuận lợi dễ dàng, càng ngày càng tiến thân, bạn
bè ngưỡng mộ phải trầm trồ khen ngợi, cha mẹ được mở mày, mở mặt.
2.3.7. Phải biết động viên kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối
tượng.
13


Tôi xin kể ra đây một câu chuyện đã xẩy ra khi tôi dạy lớp 9- lớp do tôi chủ
nhiệm. Câu chuyện xẩy ra vào tiết Tiếng Anh của tôi. Hôm ấy như thường lệ,
vào lớp, sau khi chào lại học trò và mời học trò ngồi, tôi đưa mắt nhìn khắp lớp,
vừa nắm bắt tình hình chung, vừa bằng ánh mắt của mình tôi như nhắc nhở “
chúng ta nhanh chóng trật tự để cùng vào bài học mới nhé”. Tôi nhận ra ngay
em Vũ đổi chỗ.Cậu ta từ bàn cuối dãy này “nhảy” sang bàn cuối dãy kia, ngồi

giữa hai học sinh nữ. Khi cả lớp đã trật tự chăm chú nghe câu hỏi kiểm tra bài
cũ, cậu ta thản nhiên quạt phành phạch, lúc quạt cho mình, lúc quạt cho hai bạn
nữ bên cạnh. Mặc cho một số bạn có trách nhiệm nhắc nhở, cậu ta vẫn cứ quạt
và nhăn nhở cười.
Kể từ khi gần trường xuất hiện mấy quán bi-a và trò chơi điện tử thì em
Vũ hay đi học muộn, bỏ giờ, bỏ buổi học, nói tục. Với tính hung hăng và cậy
gần trường một số học sinh đã bị Vũ lôi cuốn, số còn lại thì lãng tránh vì sợ liên
lụy và không giám phản ánh với các thầy cô giáo tật xấu của Vũ.
Nhiều thầy cô giáo đã biết đến những hành vi của Vũ và đều suy nghĩ: để
kỷ luật HS này thì không khó nhưng làm sao cho em “tâm phục, khẩu phục”, để
em không quậy phá thì không rễ chút nào. Là GVCN tôi đã nghĩ nhiều về Vũ.
Tôi tự nhủ sẽ không đối đầu với đối tượng này, mà từng bước thuyết phục khi có
điều kiện. Và bây giờ “ điều kiên” ấy đã đến.
Như không có vấn đề gì xẩy ra, tôi vẫn kiểm tra bài cũ và giảng bài mới
bình thường. Giảng bài mới được chừng năm phút, để ý thấy Vũ vẫn quạt và
không ghi bài, tôi đi xuống cuối lớp, ân cần đưa bút cho Vũ, nói “ em quên bút
phải không, cầm bút của cô dùng tạm vậy”.
- Thưa cô, em quên bút, quên cả vở, để em mượn vở của bạn chép lại sau.
- Thôi thế cũng được, nhưng em đừng quạt nữa. Em xem cả lớp và cô cũng
nóng mà có ai làm việc riêng đâu.
Tôi tạm thời nhân nhượng với Vũ, để đổi lấy thái độ im lặng của em, em
không thể không suy nghĩ về hành vi không đúng của mình. Thế rồi tiết học đã
trôi đi suôn sẻ. Trước khi bước ra khỏi lớp, tôi bước lại gần Vũ, nói nhỏ như chỉ
cho em nghe:
- Vũ ạ, ở lớp này cô thương em nhất vì em dại dột nhất. Em vi phạm các
khuyết điểm mà cứ tưởng mình nổi trội, không biết sợ, kỳ thực là các bạn không
đồng tình với em , nhiều người xa lánh em.Cô biết nhiều lúc em cũng tự khinh
em. Em không thiết sự chê khen của mọi người, không nghĩ đến điều tốt đẹp cho
bản thân sau này. Nhưng em cần phải sống khác đi Vũ ạ.
Không đợi em phân trần hay biểu lộ bất kỳ cử chỉ nào, tôi xách cặp bước ra

khỏi lớp.
“Hàng năm nay có ai nói vói tao như cô Giang đâu. Nói như cô ấy chắc là
tao sẽ không nổi khùng, chán ngán”. Sau đấy vài hôm tôi được nghe lời ấy của
em từ một người bạn thân của Vũ. Em đã nói đúng một phần. Dã một thời gian
khá dài, em mắc lỗi, khi thì không ai nói gì, khi thì bị trách cứ nặng nề, thậm chí
bị cha mẹ chửi bới, đánh đập. Trong khuyết điểm của em có lỗi của cha, mẹ em
và của chúng tôi. Vũ ạ, thật mừng là em đã có suy nghĩ mới, khởi đầu cho những
14


tiến bộ, dù là chậm chạp. Từ kinh nghiệm của bản thân tôi thấy hãy hướng dẫn
các em để chúng làm theo định hướng của mình nhưng vẫn phải để “Đất” cho
các em thể hiện tính sáng tạo, tuyệt đối không được áp đặt.
Giáo viên phải biết trân trọng những gì là tốt dù rất nhỏ của HS. Một lời
động viên khích lệ kịp thời khi các em chỉ có một việc làm tốt rất nhỏ cũng đủ
làm cho các em thấy tự tin hơn, thấy mình thực sự có ích.
Năm học 2016-2017 tôi có được phân công chủ nhiệm 7, với sự nắm bắt
hoàn cảnh, thái độ HS lớp chủ nhiệm kịp thời, tôi đã thông qua hội đồng Nhà
trường và các tổ chức đoàn thể hỗ trợ trao quà tết cho em Giang, Vũ, Dũng. Mặc
dù xuất quà tuy nhỏ nhưng cũng đã động viên các em được phần nào trong dịp
tết nguyên đán 2017.

Hình 4. Em Giang, Lợi, Dũng nhận quà trong dịp tết nguyên đán 2017
2.3.8. Giáo viên phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong xã hội.
Chúng ta cần biết sử dụng và phát huy hợp lí giá trị, tác dụng của dư luận
xã hội.
Phát huy vai trò của ban đại diện hội cha mẹ HS.Phương pháp tiếp cận phụ
huynh học sinh không những là một nghiệp vụ sư phạm mà còn là cả một nghệ
thuật ứng xử, giao tiếp của người thầy giáo để làm sao cha mẹ học sinh hiểu và
cùng phối hợp với nhà trường giáo dục nhân cách sống cho học trò.Một nguyên

nhân cơ bản là gia đình thiếu quan tâm, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, động
viên các em trong học tập, vui chơi. Có gia đình phó thác hẳn việc giáo dục
con cái cho thầy cô giáo, cho nhà trường. Có gia đình thiếu biện pháp giáo
dục, thiếu kết hợp với nhà trường, với các lực lượng giáo dục khác. Không ít
gia đình chỉ biết làm ăn, đầu tư kinh tế, xem nhẹ việc giáo dục con cái. Nếu có
nắm thông tin về con cái thì cũng chung chung, một chiều rất phiến diện.
15


Cụ thể: như em Hà minh Quân – em Quân thường xuyên bỏ học, đến lớp
không ghi chép bài, thậm chí còn không làm bài kiểm tra, không bao giờ tham
gia một hoạt động nào của lớp, ngoài ra em Quân còn thường xuyên văng tục
chửi bậy, đánh nhau việc thu nộp thì rất chậm, vi phạm đến nề nếp của lớp, lôi
kéo bạn xung quanh bỏ học, bỏ tiết,… Khi cô giáo và ban cán sự nhắc thì em tỏ
thái độ thiếu tôn trọng, mất lịch sự, hung càn vô trách nhiệm. Qua tìm hiểu tôi
được biết: gia đình em Quân quá neo đơn – mẹ vì tức bố hay riệu chè lại đánh
đập vợ con nên bỏ đi làm ăn xa để lại hai bố con lại hay ốm đau do tuổi gia sức
yếu, bố lại thường xuyên đau ốm do bị bệnh sán lá gan, viêm gan, gan nhiễm
máu, nhiễm mở phải đi nằm viện hết tháng này đến tháng khác. Đến nỗi bán hết
cả trâu bò cũng không khỏi, nên kinh tế gặp quá khó khăn, em Quân đi học về
còn phải nấu cơm rồi giup bố, hàng ngày phải đút cho bố ăn mỗi khi lâm bệnh,
vả lại gia đình ở xa trường cộng vào không có phương tiện để đi lại. Nhiều hôm
em còn phải bỏ học để đi làm thuê, lên rừng kiếm củi bán lấy tiền thay cho bố
những lúc ốm đau.

Hình 5. Em Quân hàng ngày chăm sóc bố khi ốm
Biết được hoàn cảnh của em Quân tôi đã động viên em đi học chuyên cần,
và phối hợp với: Thôn, Xã, Hội phụ huynh HS và nhà trường, cán bộ giáo viên
và các bạn học sinh đã quyên góp số tiền được 1.000000 để ủng hộ em Quân, số
tiền đó tuy nhỏ. Nhưng đó cũng là tấm lòng của các thầy cô và bạn bè đã động

viên em được phần nào. Ngoài ra nhà trường còn mua sách vở để em quân đi
học, với sự nỗ lực của GVCN, Nhà trường và các tổ chức đoàn thể cùng với số
tiền nhận được em Quân đã không còn nghỉ học vô lí do, lực học tăng lên rõ rệt.
Như vậy người GVCN phải thường xuyên thăm gia đình HS để tìm hiểu
hoàn cảnh, tạo sự gần gũi giữa giáo viên, HS và PHHS. Không nên chỉ khi các
em có khuyết điểm mới đến thăm gia đình.

16


Hình 6. Ngôi nhà nơi Em Quân sinh sống..
2.3.9. Nhà trường tích cực đổi mới phương thức quản lí, hoạt động:
Đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động tập thể, xây dụng môi trường thân
thiện, xây dựng CSVC, khu vui chơi giải trí, thể thao. Tổ chức các buổi hoạt
động tham quan dã ngoại để lôi cuốn các em đến trường, làm cho các em thực
sự thấy “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

Hình7. HS tham gia đợt thi nghi thức đội và ngoại khóa bảo vệ môi trường
Sưu tầm và đưa các trò chơi dân gian, có thể sáng tạo các trò chơi dân
gian cho phù hợp với thời đại ngày nay vào trong nhà trường.Tăng cường đưa
giáo dục pháp luật, giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe vị thành niên, giáo dục
kĩ năng sống vào nhà trường để các em có đủ hành trang bước vào cuộc sống,
không bị bỡ ngỡ, bất ngờ. Khi gặp phải những tình huống bất ngờ các em biết
bình tĩnh xử lí hiệu quả nhất.

17


Hình 8. Giờ học ngoại khóa của học sinh tuyên truyền về ATGT


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Kết thúc học kì I năm học 2016 – 2017, kết quả 02 mặt giáo dục của các
em học sinh cá biệt như sau:
2.4.1.Nhóm học sinh cá biệt về học tập :

TT

Họ và tên

Biểu hiện

1

Phạm Văn Xuân

Tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài, Nghiêm
túc làm bài trong các tiết kiểm tra.

2

Phạm Công Vinh

Ghi bài đầy đủ nghiêm túc, không bỏ tiết, bỏ học
vô lí do.

Hà Minh Quân

Chuẩn bị bài đầy đủ khi đến lớp, tham gia phát
biểu ý kiến xây dựng bài trên lớp. trong đợt thi dua
26/ 3 do đoàn đội phát động em quân đã đạt được

15 điểm tốt.

3

18


Hình 9. HS nhận phần thưởng hoa điểm tốt trong đợt thi đua 26/3/2017
(Em Quân đứng đầu hàng thứ 2 từ trái sang)

Đầu năm có 3 em học lực loại yếu, đến hết học kỳ I chỉ còn 1 em chiếm tỉ
lệ 4,5%, giảm 9,1% so với đầu năm. Nhiều em từ yếu kém đã vươn lên thành
học sinh khá như em: Dương Ngọc Hoàng, Phạm Văn Xuân,… và 3 em từ yếu,
kém đến cuối kỳ I đã vươn lên ở lực học trung bình.
2.4.2. Nhóm học sinh cá biệt về đạo đức:
TT
1
2

3
4

Họ và tên

Biểu hiện

Lê Văn Giang

Đi học chuyên cần, không bỏ tiết đi chơi game.


Phạm Văn Dũng

Hòa đồng hơn với các bạn, nghiêm túc thưc
hiện nề nếp của lớp, của trường.

Tạ Anh Tuấn

Biết kính trọng và vâng lời thầy cô giáo

Hà Minh Quân

Vươn lên trong học tập, ngoan ngoãn không
trêu trọc các bạn. Biết lắng nghe, ham học hỏi.

Đầu năm có 4 em, đến nay không còn em nào thuộc dạng cá biệt về đạo
đức. Các em đã biết vâng lời thầy cô giáo và người lớn, không còn nói tục, chửi
thề tại trường học, không còn tình trạng đánh nhau. Một số em từ là học sinh có
đạo đức kém bây giờ trở thành lớp phó phụ trách trật tự của lớp và có đạo đức
tốt, được các em học sinh khác nể trọng.
19


Trong đó có em Phạm Văn Dũng và em Tạ Anh Tuấn, đã tiến bộ rất nhiều,
các em tham gia phát biểu bài sôi nổi, biết giúp đỡ bạn trong lớp, và tham gia
đầy đủ các hoạt động của lớp và của trường tổ chức.
Đặc biệt: Với Em Phạm Văn Dũng ở Thôn Vận Tải - Lâm Xa- Bá Thước
với biểu hiện của em khi vào năm học là thường xuyên bỏ học vô lí do.Tôi đã
đến nhà ông trưởng thôn Vận Tải: Bùi Văn Sáu và ông Phạm Văn Trình – Hội
trưởng hội phụ huynh HS để tìm hiểu thông tin về hoàn cảnh gia đình em Dũng,
được biết: Gia đình em rất neo đơn, mẹ em bị bệnh sơ gan cổ chướng, bệnh viện

trả về, bố không có công ăn việc làm ổn định, lúc đi làm thuê, lúc lai di làm phụ
hồ, rồi ai thuê gì làm nấy. Ngoài buổi đến trường em còn phải giúp Bố đi làm đá
để kiếm thêm thu nhập, và phụ giúp bố chăm sóc mẹ và chăm em nhỏ.
Nhận thức của em chưa cao, lại mặc cảm với hoàn cảnh của mình. Nhiều
khi muốn khẳng định mình nên bị những tiêu cực xã hội cám dỗ. GVCN, bạn bè
chưa quan tâm, động viên, khích lệ.
Từ tháng 1 năm 2017 đến nay em Dũng không nghỉ học buổi nào, đến lớp
ghi chép bài đầy đủ và tham gia tích cực mọi hoạt động của lớp. Đáng phấn khởi
hơn em Dũng còn là “tác giả” chính của tờ báo tường ngày 26/03. Ngoài ra em
còn đạt giải khuyến khích môn chạy Việt dã do huyện tổ chức vào cuối tháng 02
năm 2016. Đặc biệt trong đợt thi đua chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh 26/3 do đoàn đội tổ chức, với những kết quả đã đạt được của mình em
đã được kết nạp vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Bằng tấm lòng của cô giáo, tôi đã nhiều lần cùng với lớp đến tận nhà thăm
hỏi, động viên em cùng gia đình. Tôi và học sinh lớp 7 đã ủng hộ em Dũng
700.000 đồng để em mua xe đạp và sách vở. Ngoài ra tôi còn tham mưu với
BGH và địa phương cho em được hưởng xuất học bổng của Hội khuyến học Bá
Thước vào dịp cuối năm học.

Hình 10 . Đại diện nhà trường trao tặng xe đạp cho em Dũng.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
20


Trong suốt quá trình thực hiện đề tài này, tôi nhận thấy hài lòng vì đa số
các học sinh cá biệt đã nhận thức đúng đắn về hành vi học tập và rèn luyện đạo
đức của mình. Tôi thiết nghĩ rằng, việc giáo dục cho học sinh cá biệt là một việc
làm rất khó khăn và mất thời gian. Tuy nhiên với những kinh nghiệm của bản
thân cũng như trách nhiệm của người giáo viên, tôi đã cố gắng từng bước khắc

phục những khó khăn trước mắt để tạo điều kiện và giúp đỡ các học sinh cá biệt
vươn lên, tiến bộ hơn trong thời gian tới. Nếu chúng ta hiểu được tâm sinh lí
của từng đối tượng học sinh, thật sự quan tâm đến các em, nắm được tâm tư,
nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình các em thì chúng ta sẽ đưa ra được các biện
pháp giáo dục chính xác và phù hợp nhất
Trong quá trình thực hiện để có được kết quả như trên tôi rút ra một số
kinh nghiệm sau:
- Người thầy phải như người cha, người mẹ, người lớn tuổi phải là tấm
gương sáng cho các em noi theo. Người thầy phải biết hết lòng thương yêu và
tôn trọng các em, biết tìm ra nguyên nhân và phán xét một cách khách quan để
các em có cơ hội tiến bộ. Người thầy phải có sự kiên trì trong giáo dục. Việc đã
đề ra phải có sự đánh giá, khen chê đúng mực, khách quan để các em có lòng tin
và ý thức vươn lên. Người thầy nên đề ra các chủ đề thi đua, phương hướng thi
đua để rồi cùng nhau thực hiện.
- Gia đình cần thấy rõ vai trò và nghĩa vụ của họ đối với sự chăm sóc giáo dục
con em. Luôn có sự phối kết hợp đồng bộ giữa nhà trường, gia đình,địa phương
3.2. Kiến nghị:
Ban giám hiệu nhà trường cần có những can thiệp cần thiết khi giáo viên
gặp khó khăn trong việc tiếp cận với gia đình học sinh cá biệt, hoặc tạo điều
kiện thuận lợi để giáo viên liên hệ làm việc với gia đình và địa phương (Ban
quản lý thôn, chi hội khuyến học,...) khi cần thiết để giúp đỡ học sinh có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn.
Nhà trường chỉ đạo giáo viên, TPT Đội, giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức
các hoạt động vui chơi, thi đua học tập, chiếu các phim tuyên truyền gương
người tốt, việc tốt để giáo dục học sinh.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân để giáo dục học sinh cá
biệt. Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định song không thể tránh khỏi những
thiếu xót. Tôi rất mong được sự quan tâm giúp đỡ, ý kiến đóng góp của quý
đồng nghiệp, Hội đồng khoa học để sáng kiến kinh nghiệm này đạt kết quả cao
hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

XÁC NHẬN
CỦA HIỆU TRƯỞNG

Bá Thước, ngày 28 tháng 03 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT

21


Lê Chí Công

Nguyễn Thị Giang
MỤC LỤC

Nội dung

Trang

I. Mở đầu

1

1.1. Lí do chọn đề tài

2


1.2. Mục đích nghiên cứu

1

1.3. Đối Tượng nghiên cứu

1

1.4. Phương pháp nghiên cứu

1

1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

1

II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.

1

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

2

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi làm sáng kiến kinh nghiệm

5

2.3. Giải pháp để giải quyết vấn đề


13

2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt độg giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường

2

III. kết luận Và Kiến Nghị

1

3.1. Kết luận

1

3.2. Kiến Nghị

1

Tài Liệu tham khảo

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trích dẫn câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh’[1]
2. Phương pháp dạy học tích cực. Tác giả Nguyễn Kỳ, Nhà xuất bản Giáo
dục năm 1995. [2]
3. Sách giáo viên, sách học sinh môn giáo dục công dân
4. Những mẫu chuyện về tấm gương đạo đức

5. Tài liệu hướng dẫn công tác chủ nhiệm. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia
Hà Nội.
6. Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp quản lí học sinh 2011

DANH MỤC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Tên đề tài, sáng kiến

Năm

Xếp loại

Số, ngày, tháng, năm của
quyết định công nhận, cơ
quan ban hành QĐ

Một số giải pháp của giáo
viên chủ nhiệm nhằm
giáo dục học sinh cá biệt ở
lớp 7 trường THCS Lâm
Xa

2015

B

Quyết định số ngày
2015 của Trưởng phòng
GD&ĐT Bá Thước


23


24


25


×