Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn địa lí ở trường THCS trí nang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD&ĐT LANG CHÁNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC
MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THCS TRÍ NANG

Người thực hiện: Vũ Thị Kim Thoa
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Trí Nang
SKKN thuộc môn: Địa lí

THANH HÓA NĂM 2018


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đế tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN 2:NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I. Cơ sở lí luận
II. Cơ sở thực tiễn
III. Các giải pháp giải quyết vấn đề.
1. Nguyên tắc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lí
2. Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lí
3. Cụ thể hóa các hình thức


3.1. Tổ chức thảo luận
3.2. Tổ chức trò chơi
3.3.Tổ chức cuộc thi/ hội thi
3.4. Hoạt động câu lạc bộ
3.5. Sân khấu hóa
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
PHẦN 3: KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
II. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Danh mục các sáng kiến đã được xếp loại

1
1
2
2
2
3
4
4
4
5
5
6
7
8
11
13
13
14

16
17

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Hơn 2000 năm trước, Khổng Tử (551-479) đã nói: “ Những gì tôi nghe, tôi
sẽ quên. Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ. Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu” . Tư tưởng
này thể hiện tinh thần chú trọng học tập từ trải nghiệm và việc làm. Cùng thời
gian đó, ở phương Tây, nhà triết học Hy Lạp-Xôcrat (470-399 TCN) cũng nêu
lên quan điểm: “ Người ta phải học bằng cách làm một việc gì đó, với những
điều bạn nghĩ là mình biết, bạn sẽ không chắc chắn cho đến khi làm nó” Đây
được coi là những nguồn gốc tư tưởng đầu tiên của “Giáo dục trải nghiệm”
Nguyên lý giáo dục Việt Nam được quy định trong Luật giáo dục có nội dung
“ Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành,
giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà


trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội” Đây là tư tưởng chỉ đạo quan
trọng trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay
Học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm là chìa khóa thực hiện việc học đi
đôi với hành, học qua làm, học cách giải quyết các vấn đề thực tiển trong cuộc
sống ngay trong lớp học, trong trường. Đây là phương pháp ưu việt cho sự phát
triển năng lực sáng tạo, giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức, hình thành các kĩ
năng, giá trị và phẩm chất của bản thân.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là vấn đề được nhắc đến và triển khai
trong lĩnh vực giáo dục thời gian gần đây. Trải nghiệm sáng tạo là một hợp phần
quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông. Hoạt động trải nghiệm sáng
tạo trong môn học là khái niệm tương đối mới mẻ, đặc biệt là môn Địa lí. Môn
học này có nhiều tiềm năng để trải nghiệm sáng tạo và trên thực tế hoạt động
“trải nghiệm” đã được thực hiện tương đối nhiều trong dạy học Địa lí. Tuy nhiên

để biến hoạt động trải nghiệm trong dạy học Địa lí thực sự là một hoạt động
sáng tạo mang lại những hiệu quả giáo dục, thực sự cần tổ chức hoạt động dạy
học theo các hoạt động phù hợp với nội dung
Trong quá trình dạy học, tôi luôn quan niệm cần đưa những kiến thức lí
thuyết gắn liền với thực tiễn, phải làm cho học sinh thấy được mối quan hệ mật
thiết giữa lí thuyết và thực tế, tránh học lí thuyết suông dễ làm học sinh bị trôi
tuột kiến thức, đặc biệt môn Địa lí, kiến thức gắn liền với thực tế rất nhiều. Tổ
chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn học cũng chính là cách làm mới
phương pháp dạy và học của thầy và trò, điều đó giúp đem đến những giờ học
bổ ích, thiết thực và đầy lôi cuốn hấp dẫn học sinh.
Có rất nhiều hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong học tập
nói chung và trong học Địa lí nói riêng, tuy nhiên căn cứ vào tình hình thực tế
của nhà trường, đối tượng học sinh....tôi đã lựa chọn một số hình thức hoạt động
trải nghiệm phù hợp và đã đem lại kết quả rất tốt. Xin chia sẻ tới đồng nghiệp
gần xa một vài “ Kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong
dạy học môn Địa lí ở trường THCS Trí Nang”
II. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm ra những hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp và
hiệu quả nhất cho môn Địa lí từ đó đem lại những hứng khởi mới cho học sinh
trong quá trình học tập bộ môn
- Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn.
- Hình thành những kĩ năng cần thiết cho học sinh trong học tập và cuộc sống
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
trong dạy học môn Địa lí
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 6,7,8,9 trường THCS Trí Nang
IV. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát và tự rút ra kinh nghiệm qua dự giờ thao giảng ở tổ
chuyên môn trong và ngoài nhà trường. Qua các giờ dạy của bản thân.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.

- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp khảo sát, thống kê, tổng kết kinh nghiệm.


PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I. Cơ sở lí luận
Theo từ điển Tiếng việt [1, trang 1020] “ Trải có nghĩa là đã từng qua, từng biết,
từng chịu đựng, còn nghiệm có nghĩa là kinh qua thực tế nhận thấy điều nào đó
là đúng. Sáng tạo là tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần, tìm ra
cái mới, cách giả quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có”
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam “ Trải nghiệm theo nghĩa chung nhất là bất
kì một trạng thái có màu sắc xúc cảm nào được chủ thể cảm nhận, trải qua, đọng
lại thành bộ phận (cùng với tri thức, ý thức…) trong đời sống tâm lí của từng
người. Theo nghĩa hẹp hơn, chuyên biệt hơn trong tâm lí học, là những tín hiệu
bên trong, nhờ đó nghĩa của các sự kiện đang diễn ra đối với cá nhân được ý
thức, chuyển thành ý riêng của cá nhân, góp phần lựa chọn tự giác các động cơ
cần thiết, điều chỉnh hành vi của cá nhân. Sáng tạo là hoạt động tạo ra cái mới,
có thể sáng tạo trong bất kì lĩnh vực nào: khoa học (phát minh), nghệ thuật, sản
xuất- kĩ thuật (sáng tác, sáng chế), kinh tế, chính trị…”
Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “ Trải nghiệm hay kinh nghiệm là
tổng quan khái niệm bao gồm tri thức, kĩ năng trong hoặc quan sát sự vật hoặc
sự kiện đạt được thông qua tham gia vào hoặc tiếp xúc đến sự vật hoặc sự kiện
đó” Lịch sử từ “trải nghiệm” gần nghĩa với từ “thử nghiệm”. Thực tiễn cho thấy
trải nghiệm đạt được thường thông qua thử nghiệm
Định nghĩa của hiệp hội Giáo dục trải nghiệm Quốc tế: “ Giáo dục trải
nghiệm là một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp trong đó người dạy khuyến
khích người học tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để
tăng cường hiểu biết, phát triển kĩ năng, định hình các giá trị sống và phát triển
tiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng xã hội
Từ những định nghĩa trên có thể kết luận “ Hoạt động trải nghiệm trong môn

Địa lí là một nhiệm vụ học tập gắn với thực tiễn mà học sinh cần phải vận dụng
vốn kinh nghiệm về tự nhiên và kinh tế xã hội, để trải nghiệm, phân tích, khái
quát hóa thành kiến thức của bản thân và vận dụng để giải quyết vấn đề thực tiễn
trên cơ sở sáng tạo và phù hợp nội dung môn học”
Như vậy hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hình thức hoạt động được thực
hiện sáng tạo và hiệu quả, giúp học sinh phát hiện, hình thành kiến thức, vận
dụng kiến thức đã học và áp dụng trong thực tế đời sống. Các hoạt động được
thực hiện trong lớp học, trường, nhà hay tại bất kì địa điểm nào phù hợp.
II. Cơ sở thực tiễn
Trong những năm gần đây đổi mới phương pháp dạy học Địa lí được coi là
xu hướng đặc biệt quan trọng nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
môn Địa lí. Các hoạt động đổi mới diễn ra theo ba xu hướng chính đó là: phát
triển năng lực ở người học, đổi mới theo hướng dạy lấy học sinh làm trung tâm,
đưa công nghệ hiện đại vào nhà trường với tư cách người hỗ trợ hoạt động dạy
học
Trên thực tế ở Việt Nam hệ thống các bài giảng Địa lí hiện nay nhìn chung
còn chưa đa dạng, chủ yếu giáo viên sử dụng các nguồn kiến thức có sẳn trong
sách giáo khoa và sách tham khảo, đặc biệt là các bài học chưa có tính liên hệ


thực tiễn cao, nội dung bài tập còn nghèo nàn, chưa tạo được hứng thú học tập
cho học sinh
Qua dự giờ và tìm hiểu hoạt động dạy học của đồng nghiệp trong và ngoài nhà
trường tôi nhận thấy, giáo viên hầu hết trong quá trình giảng dạy vẫn còn chú
trọng nhiều kiến thức lí thuyết chưa chú ý phát triển năng lực, tư duy khoa học
của học sinh, chưa có sự liên hệ, gắn kết với thực tiễn trong các bài học. Một số
giáo viên vẫn chưa thấm nhuần tính cấp thiết, tầm quan trọng, bản chất phương
hướng và cách thức đổi mới phương pháp dạy học, hiểu biết về cơ sở lí luận,
thực tiễn của đổi mới phương pháp dạy học còn chưa sâu sắc. Đa số giáo viên
vẫn chú trọng truyền thụ kiến thức theo kiểu thuyết trình xen kẻ với hỏi đáp,

nặng về thông báo giảng giải kiến thức một cách thụ động. Hình thức tổ chức
dạy học còn đơn điệu, dạy theo lớp là chủ yếu. Các hình thức dạy học cá nhân,
ngoài trời chưa được thực hiện, hoặc thực hiện chưa có hiệu quả. Cơ sở vật chất
phục vụ dạy học, các phương tiện dạy học còn thiếu, chưa đồng bộ. Việc tạo
động cơ học tập đúng đắn cho học sinh và các hình thức động viên khen thưởng
người học chưa được giáo viên quan tâm một cách thích đáng. Nhìn chung giờ
học Địa lí chưa mang lại hứng thú cho học sinh
Đối với học sinh, chưa rèn luyện và phát huy được các năng lực cần có để
phục vụ các yêu cần của người lao động trong tương lai, như năng lực tính toán,
năng lực khoa học, năng lực giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, việc ít có hứng thú
và tiếp thu bài học trong môn Địa lí nguyên nhân một phần cũng do giáo viên
không tạo được sự hấp dẫn và gắn kiến thức với thực tiễn trong mỗi bài dạy và
bài tập của mình, khiến học sinh cảm thấy nhàm chán và dành ít tình cảm, đam
mê cho bộ môn này
Việc đổi mới phương pháp dạy học Địa lí là vô cùng cần thiết do yêu cầu của
sự phát triển kinh tế xã hội với việc đào tạo nhân lực trong giai đoạn mới và xu
thế hội nhập quốc tế. Tiếp tục đổi mới một cách mạnh mẽ, có hiệu quả các
phương pháp dạy học Địa lí là một trong những vấn đề quan trọng nhất cần phải
được tiếp tục quan tâm và tìm cách giải quyết. Chính vì thế trong những năm
học qua việc tìm tòi và áp dụng những phương pháp học tập mới nhằm đem lại
hiệu quả học tập tốt nhất cho học sinh luôn là trăn trở của bản thân tôi.
Hưởng ứng chủ trương tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học của Bộ Giáo
dục và đào tạo, đầu năm học 2017-2018, Phòng giáo dục và đào tạo Lang Chánh
đã tổ chức tập huấn về việc “tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các
môn học” tới toàn thể giáo viên trên địa bàn huyện. Qua đợt tập huấn này tôi đã
có thêm những kiến thức về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong
học tập môn Địa lí. Xuyên suốt trong năm học 2017-2018 tôi đã lồng ghép tổ
chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quá trình dạy học môn Địa lí.
Một vài hình thức hoạt động trải nghiệm cũng mới là lần đầu bản thân tôi áp
dụng, vì thế trong quá trình thực hiện vẫn có sự lúng túng, nhưng điều quan

trọng nhất chính là học sinh tỏ ra rất hào hứng đối với hình thức học tập này,
chất lượng các bài kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh đã được cải thiện
nhiều so với trước khi áp dụng hình thức học tập mới. Không những vậy các kĩ
năng khác như làm việc theo nhóm, khả năng diễn đạt trước đám đông, sự tự tin
của học sinh….cũng tiến bộ từng ngày. Những kết quả trên là động lực để tôi


tiếp tục đưa các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy và học môn Địa lí ở
các năm học tiếp theo.
III. Các giải pháp giải quyết vấn đề.
1. Nguyên tắc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lí
Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, cần lưu ý những nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc 1: Đảm bảo mục tiêu dạy học: hoạt động trải nghiệm sáng tạo phải
giúp HS lĩnh hội tri thức (tri thức khoa học Địa lí và tri thức phương pháp), phát
triển năng lực chung và năng lực đặc thù của bộ môn, rèn kĩ năng sống. Mục
tiêu này dùng để định hướng xuyên suốt trong quá trình tổ chức hoạt động
- Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính khoa học: hoạt động trải nghiệm sáng tạo phải
giúp học sinh chiếm lĩnh hệ thống tri thức cơ bản, hiện đại về các lĩnh vực khoa
học thông qua trải nghiệm, phải được thiết kế theo định hướng phát triển năng
lực tư duy khoa học, giúp học sinh tiếp xúc, hình thành và phát triển một số các
phương pháp nghiên cứu khoa học
- Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính sư phạm: hoạt động trải nghiệm sáng tạo phải thể
hiện tính vừa sức và phù hợp với tâm sinh lí của học sinh, phải mang tính đặc
trưng của môn học, gần gũi, phù hợp với cách suy nghĩ, nhu cầu, sở thích của
học sinh
- Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính thực tiễn: hoạt động trải nghiệm sáng tạo phải gắn
liền với thực tiễn cuộc sống và có tính ứng dụng cao. Học sinh được học trong
thực tiễn và bằng thực tiễn
- Nguyên tắc 5: Đảm bảo tính đa dạng phong phú: Cần tạo ra nhiều loại hoạt
động phù hợp với từng môi trường tổ chức đảm bảo cho học sinh được trải

nghiệm, từ đó rút ra kiến thức và vận dụng sáng tạo vào các tình huống mới. tùy
theo hoàn cảnh và đối tượng, tùy theo đặc trưng của nội dung mà khuyến khích
các hình thức giáo dục trải nghiệm khác nhau. Giáo viên tạo ra những hoạt động
trải nghiệm cho học sinh và là người chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn học sinh trong
quá trình tham gia hoạt động.
2. Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lí
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức hoạt động
khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương
tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, sinh hoạt tập thể, hoạt động chiến
dịch….Mỗi hình thức hoạt động trên đều tiềm tàng trong đó những khả năng
giáo dục nhất định. Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo
dục học sinh được thực hiện một cách tự nhiên sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn,
không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí cũng như nhu cầu,
nguyện vọng của học sinh. Trong quá trình thiết kế tổ chức thực hiện và đánh
giá hoạt động trải nghiệm sáng tạo, cả giáo viên lẫn học sinh đều có cơ hội thể
hiện sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc
đáo của các hình thức tổ chức hoạt động.
Những hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo mà tôi đã áp dụng trong
thời gian qua gồm tổ chức thảo luận, tổ chức trò chơi, hội thi, hoạt động câu lạc
bộ, sân khấu hóa.
3.Cụ thể hóa các hình thức tổ chức
3.1. Tổ chức thảo luận


Đây có lẽ là hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm đơn giản và dễ thực hiện nhất
với điều kiện cơ sở vật chất như hiện tại của trường THCS Trí Nang. Thảo luận
có thể diễn ra trong phạm vi hẹp, trong lớp học dưới sự hướng dẫn điều khiển
của giáo viên, học sinh tìm ra nguyên nhân và giải pháp thực hiện chủ đề cùng
trao đổi. Qua cách học này các em có thể trực tiếp trao đổi ý kiến, bày tỏ ý kiến
với những người xung quanh mà trực tiếp là thầy cô và bạn bè trong lớp. Đây là

hoạt động thiết thực để học sinh bày tỏ suy nghĩ, ý kiến quan điểm hay đề ra
những câu hỏi đề xuất về vấn đề. Chính không gian tạo nên sự tôn trọng bình
đẳng đã khuyến khích tính hứng thú, nguyện vọng học tập của các em. Đồng
thời đây cũng là dịp để các em biết lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau. Thông
qua việc thảo luận, các em khẳng định tiếng nói vai trò của mình, đưa ra suy
nghĩ hành động tích cực để khẳng định mình. Thảo luận góp phần giúp các em
tự tin và xây dựng kĩ năng cần thiết như: kĩ năng phát biểu ý kiến trước tập
thể, kĩ năng trình bày vấn đề, kĩ năng giáo tiếp, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng phát
hiện vấn đề…Bên cạnh đó với hình thức thảo luận còn tăng cường tính độc lập
tự chủ ở người học. Giáo viên chỉ là người tổ chức còn học sinh là người chủ trì,
dẫn dắt, thực hiện. Tuy nhiên đây cũng chỉ là bước đầu của học tập trải nghiệm,
hình thức tổ chức này sẽ khó phát huy hết năng lực người học và đặc biệt là
những em học sinh còn chưa có ý thức học tập. Vì thế giáo viên cần có hình thức
tổ chức hấp dẫn với tất cả các đối tượng học sinh nhằm phát triển năng lực ở
người học.
Có rất nhiều bài học trong môn Địa lí cấp THCS có thể tổ chức thảo luận, đặc
biệt những bài học liên quan đến vấn đề môi trường, dân số, lao động việc
làm…Trong quá trình học, học sinh trong lớp sẽ được chia thành 6 hoặc 8 nhóm,
mỗi nhóm từ 4 đến 6 học sinh (tùy số lượng học sinh của lớp), để cùng trao đổi
thảo luận về một nội dung mà giáo viên yêu cầu. Thời gian thảo luận cũng tùy
vào nội dung của vấn đề, có thể thảo luận 7 phút, 10 phút, 15 phút hoặc hơn.
Ví dụ: Bài 4: “ Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống”- Địa lí 9
Mục II. “ Vấn đề việc làm” Đây là phần kiến thức quan trọng trong chương
trình Địa lí 9 và đây cũng là vấn đề mà xã hội rất quan tâm . Sau khi học sinh
nghiên cứu xong những số liệu về tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của nước ta
hiện nay, giáo viên cho các nhóm thảo luận “ Tìm các giải pháp để giải quyết
vấn đề việc làm của nước ta hiện nay. Liên hệ với địa phương?” Để trả lời được
câu hỏi này đòi hỏi các thành viên trong nhóm phải vận dụng triệt để vốn hiểu
biết của mình, cùng trao đổi để tìm ra các giải pháp, bởi sách giáo khoa không
có những thông tin này. Thời gian dành cho các nhóm là 7 phút, sau đó các

nhóm trình bày những giải pháp của nhóm mình, từ giải pháp của từng nhóm thì
giáo viên cùng với học sinh tổng hợp thành giải pháp chung. Như vậy kiến thức
bài học đã được chính các em khám phá và lĩnh hội, thông qua vốn hiểu biết
riêng của từng cá nhân, được tập hợp lại thành kiến thức chung.
Ngoài ra đối với những nội dung lớn, cần nhiều thời gian thảo luận để giải
quyết vấn đề, giáo viên có thể cho các nhóm về nhà làm việc cùng nhau, khi đến
lớp chỉ dành thời gian để báo cáo kết quả đã thảo luận
Hình thức học tập thảo luận theo nhóm đã khá quen thuộc đối với giáo viên và
học sinh trong những năm học gần đây, vì vậy việc cho học sinh làm quen với


phương pháp học tập này không có gì là khó khăn, điều quan trọng là giáo viên
phải biết lựa chọn nội dung trong bài phù hợp cho thảo luận nhóm. Chỉ những
hoạt động đòi hỏi sự phối hợp của các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ nhanh
chóng hơn, hiệu quả hơn hoạt động động cá nhân thì mới nên sử dụng phương
pháp này.
3.2. Tổ chức trò chơi
Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn, là món ăn tinh thần nhiều
bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung, đối với
học sinh nói riêng. Cụm từ “ học mà chơi, chơi mà học” không còn xa lạ với
nhiều người. Nhiều khi được coi như khẩu hiệu trong học tập, là phương pháp
học tập hiệu quả
Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “chơi mà học, học mà
chơi”. Trò chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình hống khác nhau của hoạt
động trải nghiệm sáng tạo như làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung học
tập, cung cấp và tiếp nhận tri thức, đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng và
củng cố những tri thức đã được tiếp nhận,… trò chơi giúp phát huy tính sáng
tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh, giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức
mới, giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo được bầu

không khí thân thiện, tạo cho học sinh tác phong nhanh nhẹn…
Trong phạm vi đề tài này tôi xin giới thiệu 2 trong số các trò chơi mà tôi đã áp
dụng
* Trò chơi: Câu hỏi là gì
Trước hết giáo viên cần tạo ra một ma trận ( các ma trận này nên làm trên
phần mềm Power Poirt) trong đó có các chủ đề, các chủ đề này sẽ được che
khuất bằng những hình ảnh, mổi chủ đề có thể có nhiều đơn vị kiến thức mà học
sinh cần đặt câu hỏi để làm sáng tỏ đơn vị kiến thức đó. Và khi học sinh làm
sáng tỏ đơn vị kiến thức đó bằng những câu hỏi có từ “gì”
Ví dụ: Bài 12 “ Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình
bề mặt Trái Đất” (Địa lí 6)
* Dùng trò chơi “ Câu hỏi là gì” cho phần củng cố bài học
« Ma trận về chủ đề »
Điểm

100

Chủ đề
Nội lực

Ngoại lực


200

300

Độ khó của câu hỏi sẽ tương đương số điểm của mỗi chủ đề. Chẳng hạn khi
học sinh chọn hoa sen, nằm trong chủ đề nội lực, sẽ xuất hiện từ động đất. Vậy
học sinh có thể đặt những câu hỏi gì cho từ động đất. Một số câu hỏi phù hợp

với nội dung bài học như:
“ Cái gì được đo bằng độ Richte”?, Cái gì gây ra những trận sóng thần”
“Cái gì gây ra hiện tượng rung chuyển các lớp đất đá gần mặt đất, rung lắc, sập
nhà cửa, cầu cống...”?
Và như vậy các ô tiếp theo, kiến thức cũng được làm sáng tỏ bằng việc đặt
câu hỏi là gì
* Trò chơi: Nói thật nhiều trong một phút
Trò chơi này được chơi theo đội, số thành viên trong mổi đội có thể từ 5-8
người. Mổi đội sẽ được nhận một danh sách có hàng loạt các từ, các từ này đều
có liên quan đến một chủ đề nhất định. Mổi đội sẽ cử một người lên nhận danh
sách ( những thành viên khác trong đội sẽ không biết các từ trong danh sách
đó). Trong thời gian một phút, nhiệm vụ của người cầm danh sách này là phải
diễn đạt làm sao để các thành viên trong đội nói đúng càng nhiều các từ trong
danh sách này càng tốt. Lưu ý người cầm danh sách được phép nói bất kì điều gì
về các từ đó, nhưng không được dùng bất kì từ nào có tên trong danh sách của
chủ đề đó để gợi ý. Sau một phút đội nào nói được nhiều từ nhất sẽ là đội thắng.
Ví dụ: Khi ôn tập về chủ đề đặc điểm dân cư nước ta, (Địa lí 9) giáo viên có thể
lên danh sách các từ về chủ đề đó như sau


Danh sách nói thật
nhiều trong một phút
Chủ đề:Dân cư- Đội 1
Số dân
Mật độ dân số
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên
Dưới độ tuổi lao động
Dân số trẻ
Danh sách nói thật
nhiều trong một phút

Chủ đề:Dân cư- Đội 2

Dân số già
Cơ cấu dân số
Tỉ số giới tính
Bùng nổ dân số
Trong độ tuổi lao động

Danh sách nói thật
nhiều trong một phút
Chủ đề:Dân cư- Đội 3
Trên độ tuổi lao động
Dân số phụ thuộc
Phân bố dân cư
Tháp dân số
Cơ cấu dân số vàng

Chẳng hạn khi đội 1 muốn gợi ý cho đồng đội nói được từ số dân, học sinh có
thể nói: Cái gì của nước ta đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á, thứ 8 Châu Á và
thứ 14 thế giới. Như vậy đồng đội trả lời được ngay đó là số dân. Muốn gợi ý từ
mật độ dân số, học sinh có thể hỏi, “cái gì được tính bằng đơn vị người/ km 2”
Và với cách thức tương tự để gọi đúng các từ tiếp theo mà không phạm luật.
3.3.Tổ chức cuộc thi/ hội thi
Cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn học
sinh và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện và định hướng
giá trị cho tuổi trẻ. Cuộc thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, nhóm, hoặc
tập thể luôn hoạt động tích cực để vươn lên đạt được mục tiêu mong muốn thông
qua việc tìm ra người/đội thắng cuộc. Chính vì vậy, tổ chức cuộc thi cho học
sinh là một yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà trường, của giáo viên trong quá
trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Mục đích tổ chức cuộc thi nhằm lôi cuốn học sinh tham gia một cách chủ
động, tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trường, đáp ứng nhu cầu vui
chơi, giải trí cho học sinh, thu hút tài năng và sự sáng tạo của học sinh, phát
triển khả năng hoạt động tích cực của học sinh, góp phần bồi dưỡng cho học
sinh động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trong quá trình nhận thức
Hiểu rõ những lợi ích mà cuộc thi mang lại, với cương vị là tổ trưởng chuyên
môn tổ xã hội, tôi đã cùng bàn bạc với giáo viên trong tổ, phối hợp với tổ tự
nhiên, tổ chức cuộc thi “rung chuông vàng” cho học sinh trong trường. Thể lệ
cuộc thi tương tự như trò chơi “ rung chuông vàng” trên đài truyền hình. Câu hỏi
trong cuộc thi đều liên quan đến nội dung các môn học. Mổi giáo viên sẽ tự biên
soạn 20 câu hỏi kèm câu trả lời thuộc môn mình giảng dạy. Dẫn chương trình sẽ
là học sinh, giáo viên đóng vai trò là giám khảo. Cuộc thi “rung chuông vàng đã
được tổ chức như một hoạt động ngoài giờ lên lớp thu hút tất cả học sinh trong
trường tham gia. Sân chơi đã đem đến cho học sinh những giờ học tập và vui


chơi

đầy

bổ

ích.

Học sinh trường THCS Trí Nang trong hội thi “Rung chuông vàng”
“Rung chuông vàng” chỉ là một trong nhiều hình thức tổ chức các cuộc thi, như
thi giải ô chữ, đố vui về các chủ đề khác nhau, hội thi kể chuyện …
Mỗi hình thức có thể tổ chức với một hoặc nhiều chủ đề, trong đó mang một
hay nhiều nội dung giáo dục mà ở đó có sự gắn kết với nội dung chương trình
cũng như giáo dục kĩ năng sống. Với việc tổ chức cuộc thi tạo ra nhiều ưu điểm

trong việc kích thích sự hứng thú, gay cấn tăng sự sáng tạo tư duy và năng lực từ
người học
3.4. Hoạt động câu lạc bộ
Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh cùng sở
thích, nhu cầu, năng khiếu,….dưới sự định hướng của những nhà giáo dục nhằm
tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa
học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác. Hoạt động của câu lạc bộ
tạo cơ hội để học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các
lĩnh vực mà học sinh quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của học sinh như:
kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy
nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, làm việc
nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề,….Câu lạc bộ là nơi để học
sinh được thực hành các quyền trẻ em của mình như quyền được học tập, quyền
được vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, quyền
được tự do biểu đạt, tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin,…Thông qua hoạt
động của các câu lạc bộ, nhà giáo dục hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu,
nguyện vọng mục đích chính đáng của học sinh. Câu lạc bộ hoạt động theo
nguyên tắc tự nguyện, thống nhất, có lịch sinh hoạt định kì và có thể được tổ
chức với nhiều nội dung khác nhau như: Câu lạc bộ em yêu Địa lí, Câu lạc bộ
Địa lí thiên văn, Câu lạc bộ tìm hiểu kỳ quan thế giới, Câu lạc bộ Việt Nam đất
nước con người, Câu lạc bộ biển đảo Việt Nam, Câu lạc bộ tìm hiểu về 54 dân
tộc Việt Nam….


Tuy nhiên đây là năm học đầu tiên tôi thử nghiệm hình thức học tập này, mặt
khác đây lại là một trường miền núi, số lượng học sinh ít (106 học sinh), cơ sở
vật chất còn nhiều khó khăn, kinh tế gia đình học sinh còn thiếu thốn nên việc
chia ra làm nhiều câu lạc bộ Địa lí là không phù hợp vì thế tôi cho thành lập một
câu lạc bộ gọi chung là “Câu lạc bộ Địa lí” tập hợp những học sinh yêu thích
môn Địa lí

Đầu năm học tôi thông báo đến học sinh các lớp việc thành lập câu lạc bộ
Địa lí, cũng như nguyên tắc hoạt động của câu lạc bộ, sau đó cho học sinh đăng
kí, kết quả ban đầu có 64/106 học sinh đăng kí tham gia. Mổi lớp sẽ cử một
người làm nhóm trưởng để thuận tiện cho việc sinh hoạt. Hoạt động ban đầu của
câu lạc bộ là nhằm giải đáp tất cả những thắc mắc của học sinh về những kiến
thức liên quan đến Địa lí. Các câu hỏi của thành viên trong câu lạc bộ sẽ được
nhóm trưởng tập hợp lại và chuyển đến giáo viên ( các em thường chuyển câu
hỏi cho tôi hằng ngày, vì tôi không ấn định thời gian cụ thể mà muốn các em có
thể thảo mái, gửi câu hỏi cho tôi bất cứ lúc nào). Tuy nhiên việc dành thời gian
cho hoạt động của câu lạc bộ là rất hạn hẹp, bởi có rất nhiều các hoạt động khác
của nhà trường đã chiếm hết thời gian. Tôi nhận thấy giờ chào cờ vào mổi buổi
sáng thứ 2 thường không hết 45 phút, vì thế tôi xin ban giám hiệu nhà trường
dành ra 10 phút trong các giờ chào cờ mỗi sáng thứ 2 đầu tuần để gải đáp câu
hỏi cho học sinh. Thời gian đầu các câu hỏi phần lớn là giáo viên giải đáp nhưng
sau một thời gian sinh hoạt trong câu lạc bộ, nhiều em đã thật sự hứng thú và
yêu thích môn Địa lí, các em đã có thêm nhiều hiểu biết về Địa lí và một số câu
hỏi có thể thay thế giáo viên để giải đáp, để khuyến khích học sinh, khi các em
có những câu trả lời đúng sẽ được phần thưởng là cái bút hoặc quyển vở. Có lẻ
thấy được lợi ích thiết thực của hình thức học tập này mà giáo viên môn Sử,
Tiếng Anh, Sinh học cũng đã học tập theo. Ban giám hiệu nhà trường cũng
khuyến khích hình thức học tập này
Tất nhiên hoạt động của câu lạc bộ không chỉ là giải đáp những thắc mắc của
thành viên trong câu lạc bộ mà tất cả học sinh nếu có vấn đề gì liên quan đến
Địa lí đều có thể gửi câu hỏi cho các nhóm trưởng để được giải đáp. Không
những vậy cứ 3 tháng một lần câu lạc bộ sẽ dành một buổi chiều để sinh hoạt về
một chủ đề. Các chủ đề này sẽ được lên kế hoạch từ đầu năm, qua sự bàn bạc
của tất cả các thành viên trong câu lạc bộ về nội dung chủ đề, thời gian sinh
hoạt, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Trong năm học này câu
lạc bộ đã phối hợp với câu lạc bộ Lịch Sử, tổ chức sinh hoạt được hai lần với các
chủ đề: “Tìm hiểu văn hóa các dân tộc Việt Nam” và “ Tìm hiểu về biển đảo

Việt Nam”
Đối với chủ đề “Tìm hiểu về văn hóa các dân tộc Việt Nam”, do trên địa bàn
huyện Lang Chánh chủ yếu có 3 dân tộc sinh sống là Thái, Mường, Kinh và
cũng để hiểu hơn về các dân tộc tại địa phương vì thế tôi cho học sinh tìm hiểu
về văn hóa của các dân tộc này. Các em sẽ được chia thành 3 nhóm trương ứng
với 3 dân tộc. Hình thức trình bày hiểu biết về các dân tộc tùy sự lựa chọn của
các nhóm, có nhóm sẽ diễn thuyết những hiểu biết về phong tục tập quán, có
nhóm sẽ múa các điệu múa dân tộc và giới thiệu về nó, có nhóm lại làm các mô
hình về những vật dụng đặc trưng của dân tộc mình nghiên cứu... Tôi thật sự bất


ngờ về cách các em thể hiện những hiểu biết của mình đối với văn hóa các dân
tộc ở địa phương, bởi không nghĩ các em lại có sự sáng tạo đến như thế.

Tiết mục múa khi tham gia sinh hoạt chủ đề “ Tìm hiểu về văn hóa các dân tộc
Việt Nam
Đối với chủ đề “ Tìm hiểu về biển đảo Việt Nam” vấn đề chủ quyền hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây, chính
vì vậy, nội dung tìm hiểu sẽ xoay quanh chủ quyền của Việt Nam đối với hai
quần đảo này. Việc tiếp cận những kiến thức liên quan đến vấn đề này của học
sinh miền núi còn nhiều hạn chế vì vậy giáo viên Địa lí và Lịch sử sẽ phải cung
cấp thêm nhiều tài liệu cho các em trước khi tổ chức sinh hoạt. Hình thức trình
bày hiểu biết sẽ là những bài diễn thuyết, vẽ tranh, hát múa về biển đảo....Trong
chủ đề này, chúng tôi không chia nhóm mà để mỗi cá nhân tự tìm hiểu và thỏa
sức sáng tạo bằng khả năng của mình
Chính sự đa dạng trong các hình thức thể hiện là cơ hội để học sinh bộc lộ
năng khiếu bản thân như khả năng tổ chức, khả năng hùng biện, khả năng về
nghệ thuật (hát, múa, vẽ…)…Qua hoạt động câu lạc bộ sự tự tin của học sinh sẽ
tăng dần, giáo viên và học sinh hiểu nhau hơn, mối quan hệ sẽ trở nên dễ dàng
và tốt đẹp hơn. Điều này đem lại lợi ích rất lớn trong quá trình giáo dục học

sinh.
3.5. Sân khấu hóa
Sân khấu hóa (hay sân khấu diễn đàn) là một hình thức nghệ thuật dựa trên hoạt
động diễn kịch, thi thời trang, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đưa ra tình
huống, phần còn lại được sáng tạo bởi những người tham gia. Phần trình diễn
chính là một cuộc chia sẻ, thảo luận, giữa những người thực hiện và khán giả,
trong đó đề cao sự tương tác hay sự tham gia của khán giả. Mục đích của hoạt
động này là tăng cường sự nhận thức, thúc đẩy để học sinh đưa ra quan điểm,
suy nghĩ và cách xử lí tình huống thực tế gặp phải trong bất kì nội dung nào của


cuộc sống. Thông qua sân khấu hóa, sự tham gia của học sinh được tăng cường
và thúc đẩy, tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện những kĩ năng như: kĩ năng phát
hiện vấn đề, kĩ năng phân tích vấn đề, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn
đề, khả năng sáng tạo khi giải quyết tình huống và khả năng ứng phó với những
thay đổi của cuộc sống… Môn Địa lí có rất nhiều cơ hội với hình thức tổ chức
này.
Ví dụ: Trong chương trình Địa lí THCS có rất nhiều bài đề cập đến vấn đề ô
nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, đây cũng là vấn đề hiện nay được cả
nhân loại quan tâm, vì thế tôi đã cho 4 lớp 6,7,8,9 (đây cũng là tổng số lớp của
trường THCS Trí Nang) sẽ tự xây dựng kịch bản và đóng kịch để phản ánh vấn
đề này. Đối với lớp 6 các em còn ít kiến thức về vấn đề này vì thế trong quá
trình xây dựng kịch bản tôi hỗ trợ các em nhiều hơn. Trước khi tiến hành, tôi
chủ động nêu ý tưởng của mình cho hiệu trưởng nhà trường cùng giáo viên chủ
nhiệm lớp để được hỗ trợ và có sự phối hợp tốt hơn. Và đúng như dự kiến của
tôi học sinh rất hứng thú, các em tham gia nhiệt tình và viết những kịch bản
phản ánh chủ đề rất gần gũi thiết thực

Tiết mục kịch của học sinh lớp 7 (ảnh cắt từ video)
Hoạt động sân khấu hóa, không nhất thiết phải là cuộc thi của tất cả các khối lớp

trong nhà trường mà có thể tổ chức giữa các nhóm trong lớp và hoạt động này
cũng có thể diễn ra ngay trong lớp học
Ví dụ: Trong Địa lí lớp 9 khi học về đặc điểm tự nhiên kinh tế -xã hội của khu
vực Tây Nguyên. Đây là khu vực có nhiều dân tộc ít người sinh sống, văn hóa
các dân tộc ở Tây Nguyên cũng hết sức độc đáo, xa lạ đối với học sinh một
huyện miền núi như Lang Chánh, để học sinh hiểu rõ hơn về văn hóa các dân tộc
Tây Nguyên , thông qua hoạt động sân khấu hóa xây dựng kịch bản mô phỏng lễ
hội cồng chiêng Tây Nguyên, dưới sự cố vấn của giáo viên. Lễ hội sân khấu hóa
diễn ra được mô phỏng trên cơ sở thực tế văn hóa Tây Nguyên, thông qua hóa


trang và sự tham gia của một nhóm hoặc toàn lớp để tái hiện và cho bản thân
học sinh được trải nghiệm một nền văn hóa mới lạ.
Trên đây là 5 hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo mà tôi đã áp dụng
trong dạy học môn Địa lí thời gian qua, còn rất nhiều hình thức hoạt động trải
nghiệm sáng tạo khác như hoạt động chiến dịch, sinh hoạt tập thể, lao động công
ích, tổ chức tham quan dã ngoại, diễn đàn, giao lưu, tổ chức sự kiện…. Tuy
nhiên do nhiều yếu tố mà những hình thức đó chưa được áp dụng trong năm học
vừa qua, những năm học tiếp theo các hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
đó, chắc chắn sẽ được tôi nghiên cứu áp dụng.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Qua thời gian thử nghiệm một số hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
trong môn Địa lí, kết quả to lớn nhất mà tôi nhận được chính là sự yêu thích của
học sinh đối với môn học. Các tiết học trong lớp hay những giờ trải nghiệm, học
sinh đều tỏ ra hào hứng hợp tác với giáo viên trong việc khám phá tri thức mới.
Sự tương tác giữa giáo viên và học sinh nhiều hơn và điều có ý nghĩa nhất chính
là học sinh được trang bị và trau dồi nhiều kĩ năng sống. Sự tự tin của các em
trong giao tiếp ứng xử với giáo viên tiến bộ thấy rõ, điều này thực sự đáng mừng
bởi các em là học sinh dân tộc thiểu số, sự rụt rè, ngượng ngùng trong giao tiếp
với giáo viên là tình trạng chung của phần lớn học sinh, nhưng điều này đã

không còn (ít nhất là đối với tôi) sau một năm áp dụng hình thức học tập này.
Để thăm dò thái độ của các em đối với hình thức học tập trải nghiệm, tôi đã
đặt câu hỏi cho học sinh “ Em có thích các hoạt động trải nghiệm trong môn Địa
lí thời gian qua không” ?
Kết quả thu được như sau
Bình
Không
Lớp
Số học sinh Rất thích
Thích
thường
thích
6
37
14/37
12/37
10/37
1/37
7
26
12/26
9/26
4/26
1/26
8
22
10/22
11/22
1/22
0/22

9
21
10/21
8/21
3/21
0/21
Tổng số
106
46
40
18
2
Tỉ lệ
100%
43,39%
37,73%
16,98%
1,90%
Không những vậy số thành viên tham gia vào câu lạc bộ Địa lí đã tăng so với
đăng ký đầu năm, đưa tổng số thành viên lên 81/106 học sinh (trong số đó có
những học sinh tham gia cả các câu lạc bộ khác) Những kết quả trên đây là động
lực để tôi tiếp tục trau dồi học hỏi về chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng đổi
mới để tìm ra nhiều phương pháp hay hơn, đem đến cho học sinh những giờ học
thú vị bổ ích. Những giờ học đó không chỉ đem đến cho các em tri thức khoa
học mà còn dạy các em những ứng xử nhân văn trong cuộc sống.
PHẦN 3: KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Địa lí có nhiều ý nghĩa và giá trị trong
học tập. Tuy nhiên, biến các hoạt động trải nghiệm thành cơ hội để sáng tạo cho
mỗi học sinh phát triển năng lực rất cần tổ chức phù hợp. Với cách tổ chức các



hoạt động dạy học phù hợp vấn đề trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lí không
còn bó buộc trong bốn bức tường của lớp học, của kiến thức lí thuyết. Học sinh
có cơ hội phát huy các giá trị bản thân tối đa trong chính các hoạt động do giáo
viên và học sinh thiết kế. Để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo rất cần sự
tâm huyết của giáo viên với các kiến thức chuyên môn vững vàng, khả năng xử
lí các tình huống cụ thể phù hợp, đồng thời cần có sự chung tay của gia đình,
nhà trường và xã hội. Đặc biệt, cần có sự tham gia, đồng tình của đối tượng học
sinh, đây là đối tượng chính cần được phát triển năng lực trong các hoạt động cụ
thể. Với các hoạt động trải nghiệm trong môn Địa lí học sinh không chỉ có kiến
thức mà còn có những năng lực sáng tạo thực tế để vận dụng vào chính cuộc
sống của bản thân, gia đình và xã hội, đây là nền tảng quan trọng để phát triển
một lớp công dân trong tương lai.
Việc vận dụng các hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học là
cần thiết và hoàn toàn có thể áp dụng được bất kể điều kiện cơ sở vật chất, trình
độ học sinh, đặc điểm văn hóa vùng miền….Điều quan trọng là giáo viên phải
thật sự tâm huyết, biết lựa chọn các hình thức trải nghiệm sáng tạo sao cho phù
hợp với điều kiện hiện có. Riêng đối với trường THCS Trí Nang, một trường có
quy mô học sinh và số lớp thấp nhất huyện, điều kiện cơ sở vật chất cũng nằm ở
mức thấp, nhưng các hình thức trải nghiệm sáng tạo mà tôi đã thử nghiệm trong
năm học vừa qua hoàn toàn có thể áp dụng tiếp tục cho các năm học tiếp theo và
cho nhiều môn học khác. Vì thế đối với các trường có cùng điều kiện như trường
THCS Trí Nang hoàn toàn có thế áp dụng được, đối với các trường có điều kiện
tốt hơn thì việc áp dụng các hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trên sẽ
thuận lợi hơn rất nhiều.
II. Kiến nghị.
Với những gì chia sẻ trong đề tài này, rất mong được đồng nghiệp gần xa quan
tâm góp ý để việc áp dụng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học nói
chung và trong dạy Địa lí nói riêng sẽ có thêm nhiều những ý tưởng mới, những

hình thức mới, hay hơn, hiệu quả hơn
Đối với cấp Sở và Phòng Giáo dục và Đào tạo, nếu có những sáng kiến kinh
nghiệm hay về hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học của giáo viên, hãy
phổ biến rộng rãi những kinh nghiệm đó tới toàn thể giáo viên trong tỉnh. Bởi
trong chương trình giáo dục phổ thông mới sắp tới đây, hoạt động trải nghiệm
sáng tạo là nội dung bắt buộc, những kinh nghiệm hay nếu được chia sẻ rộng rãi
sẽ có giá trị hơn nhiều.
Ngoài ra việc đổi mới phương pháp dạy học thường gắn liền với việc nâng cấp
cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Nhưng thực tế cơ sở vật chất, các
trang thiết bị, đồ dùng dạy học của nhiều trường hết sức thiếu thốn, đặc biệt đối
với những trường vùng khó, ở một huyện nghèo như Lang Chánh tình hình còn
khó khăn hơn rất nhiều. Vì vậy tôi có kiến nghị, các cấp lãnh đạo, nên hỗ trợ
kinh phí để các nhà trường mua sắm thêm các thiết bị, đồ dùng dạy học, xây
dựng cơ sở vật chất… nhằm phục vụ cho sự nghiệp giáo dục huyện nhà ngày
một tốt hơn.


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Trí Nang, ngày 12 tháng 4 năm 2018.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Giáo viên

Vũ Thị Kim Thoa


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK và SGV Địa lí 6,7,8,9- Nguyễn Dược (tổng chủ biên)-NXBGD Việt

Nam,2005
2. Đổi mới PPDH Địa lí ở trường THCS- Nguyến Đức Vũ, Phạm Thị SenNXBGD Việt Nam ,2005
3. Sách bồi dưỡng sinh viên cao đẳng sư phạm và GV THCS về đổi mới chương
trình và SGK môn Địa lí- Phạm Thị Sen-NXB GD Việt Nam
4. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Địa lí- Nguyễn Hải
Châu, Phạm Thị Sen, Nguyễn Đức Vũ-NXBGD Việt Nam
5. Chương trình giáo dục phổ thông - HĐGD ngoài giờ lên lớp.Bộ GD&ĐT
(2006)
6. Tổ chức hoạt động giáo dục-Đặng Vũ Hoạt, Hà Nhật Thăng - NXB Giáo dục.
(1998)
7. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS, NXB Giáo dụcĐặng Vũ Hoạt (1996)
8. Bộ sách “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các môn học” 6,7,8,9-NXB
Giáo dục Việt Nam .
9. Từ điển Tiếng Việt-NXB Đà Nẵng (2003)-Hoàng Phê
10 . Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005), tập 4. Chính phủ nước CHXHCN Việt
Nam (2015), Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 về phê duyệt đề án đổi
mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông,
/>

DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI
TT

1

2

Tên sáng kiến
Nâng cao kĩ năng khai thác kiến thức Địa
lí từ bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh , trong dạy
học địa lí lớp 7 ở trường THCS Trí Nang

Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy
học, tăng sự hứng thú cho học sinh trong
học tập môn địa lí ở trường THCS Trí
Nang

Xếp
loại
C

B

3

Một số kinh nghiệm thu hút học sinh trong
dạy học môn Địa lí ở trường THCS Trí
Nang

A

4

Một số kinh nghiệm thu hút học sinh trong
dạy học môn Địa lí ở trường THCS Trí
Nang

C

Cấp xếp loại
Phòng
GD&ĐT

Lang Chánh
Quyết
định
số
273/QĐ-PGDĐT
Ngày 20/7/2012
Phòng
GD&ĐT
Lang Chánh
Quyết
định
số
246/QĐ-PGDĐT
Ngày 18/5/2016
Phòng GD&ĐT Lang
Chánh
Quyết
định
số
229/QĐ-PGDĐT
Ngày 18/5/2017
Sở GD&ĐT
tỉnh
Thanh Hóa
Quyết
định
số
1112/QĐ-SGD&ĐT
Ngày 18/10/2017





×