Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học địa lí lớp 6 ở trường THCS hà tân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 19 trang )

I.Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài:
Nâng cao chất lượng dạy và học đã và đang là vấn đề bức thiết, được toàn xã
hội quan tâm. Dạy và học phải đổi mới toàn diện về: nội dung, mục tiêu, phương
pháp, phương tiện và các yêu cầu khác. Dạy học hiện nay là nhằm phát huy tính tự
giác, chủ động, sáng tạo của người học.
Trong những năm gần đây, Nghị quyết Trung ương Đảng và các văn kiện của
Nhà nước, của Bộ giáo dục và Đào tạo đều nhấn mạnh đến sự cần thiết phải đổi
mới phương pháp dạy học. Trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy học là thay đổi
lối dạy truyền thụ một chiều, chủ yếu là bắt người học ghi nhớ kiến thức, sang lối
dạy học tích cực có sự hướng dẫn, giúp đỡ của người dạy nhằm phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần
hợp tác, tạo niềm vui và hứng thú trong học tập. Vậy làm thế nào để có một phương
pháp giảng dạy linh hoạt, hấp dẫn người học, khơi gợi mong muốn học tập và tìm
hiểu của người học. Qua thực tế giảng dạy ở trường Trung học cơ sở, tôi nhận thấy
việc dạy học gắn liền với thực tiễn, sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề
là một trong những phương pháp dạy học đáp ứng được những yêu cầu đó của
người học.
Ở bậc trung học cơ sở trong những năm qua, việc dạy học tích hợp, dạy học
liên môn đã được thực hiện ở nhiều môn học như: Lịch sử, Địa lí, Hóa học, Sinh
học, Giáo dục công dân….Trong đó, môn Địa lí là môn học gắn liền với các yếu tố
tự nhiên, kinh tế- xã hội toàn cầu và vùng lãnh thổ. Vì vậy, môn Địa lí có nhiều
thuận lợi để vận dụng kiến thức của những môn học khác vào giảng dạy. Việc dạy
học liên môn góp phần bổ sung và làm phong phú thêm nội dung bài học, giúp cho
học sinh học bài với niềm say mê, hứng thú, giúp các em thấy yêu môn học hơn và
không cảm thấy môn Địa lí là một môn khô khan, khó học.
Với những lí do trên, từ thực tế giảng dạy môn Địa lí ở trường THCS Hà
Tân- Huyện Hà Trung, tôi đã đúc rút được kinh nghiệm và mạnh dạn thử nghiệm đề
tài: “Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí lớp 6 ở trường THCS Hà
Tân”
2. Mục đích nghiên cứu:


Việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học chương trình Địa lí lớp 6
nhằm đạt được những mục đích sau:

1


- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giảng dạy và
rèn luyện, bổ sung thêm kiến thức, kĩ năng cho giáo viên.
- Làm đa dạng, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm giúp học
sinh chủ động học tập, khai thác kiến thức.
- Góp phần tạo hứng thú môn học cho học sinh, đồng thời khắc sâu thêm
kiến thức, phát huy tính tự giác, độc lập và sáng tạo của học sinh.
-Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ, hành vi và những
thói quen lành mạnh, loại bỏ những thói quen tiêu cực, nhằm giải quyết những vấn
đề mà xã hội đang quan tâm.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài trên, tôi chọn 2 lớp khối 6 trường THCS Hà Tân làm thí
điểm.
-Số lượng học sinh: 52
-Đặc điểm của học sinh: Các em học sinh đa phần là học sinh tiếp thu kiến
thức còn chậm, rụt rè, ngại phát biểu. Vì vậy, khi chọn những đối tượng học sinh
trên, tôi mong muốn với những đổi mới của mình về phương pháp sử dụng kiến
thức liên môn sẽ làm tăng hứng thú của các em trong việc học tập Địa lí, giúp các
em chủ động tìm tòi, khám phá, không còn e ngại đối với các môn xã hội như môn
Địa lí
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu nội dung này, tôi sử dụng một số phương pháp sau đây:
- Phương pháp tham khảo tài liệu: Tìm hiểu lí luận của các nhà giáo dục về
việc sử dụng kiến thức liên môn để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong các tài
liệu giáo dục và tài liệu Địa lí có liên quan đến đề tài. Sưu tầm, tập hợp các tài liệu,

kiến thức về các môn học có liên quan đến chương trình Địa lí lớp 6. Qua đó, chọn
lọc những nội dung kiến thức có giá trị thiết thực, có thể vận dụng vào để minh
họa, bổ sung, diễn giải, khắc sâu thêm những kiến thức Địa lí.
- Phương pháp quan sát: Thường xuyên dự giờ của các đồng nghiệp nhằm
quan sát và học hỏi thêm những kiến thức của các môn học khác cũng như cách vận
dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy.
- Phương pháp thực nghiệm: Đánh giá những kĩ năng của học sinh cũng như
hiệu quả của phương pháp dạy học liên môn thông qua các bài tập, bài kiểm tra.

2


II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học
nói chung và dạy học môn Địa lí nói riêng ở trường THCS. Đây được coi là một
trong những phương pháp dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực, tự giác,
sáng tạo của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà
trường.
Dạy học liên môn là phương pháp tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các
môn học với nhau, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có
mối liên hệ với nhau. Ngay từ đầu những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa
vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong việc xây dựng chương trình môn học.
Dạy học liên môn đem lại nhiều hiệu quả cho cả người dạy lẫn người học.
Dạy học có vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn
vì không chỉ có giáo viên trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp
nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh. Dạy học liên môn cũng
góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh, tạo cho học sinh thói quen
tư duy độc lập, lập luận, tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ
quy chiếu, từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.

Sử dụng kiến thức liên môn được coi là nguồn tri thức quan trọng không thể
thiếu trong dạy học Địa lí và được coi như tài liệu tham khảo. Mặt khác, sử dụng
tốt kiến thức liên môn và gây hứng thú học tập cho học sinh sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả dạy học Địa lí nói riêng. Sử dụng kiến thức liên môn đảm bảo được tính
toàn vẹn của kiến thức trên cơ sở sử dụng kiến thức của những môn học khác và
ngược lại. Kiến thức liên môn còn giúp cho học sinh tránh được những lỗ hổng
kiến thức khi tách rời các môn học khác. Nhờ đó, các em hiểu sâu sắc được kiến
thức Địa lí và gây được hứng thú trong học tập cho học sinh, thúc đẩy quá trình
nhận thức của học sinh đạt kết quả cao. Nếu hiểu được kiến thức thì các em sẽ hình
thành được những kĩ năng như: phân tích, so sánh, nhận định, đánh giá và biết liên
hệ kiến thức đã học vào cuộc sống. Như vậy, kiến thức liên môn là một nội dung rất
quan trọng trong dạy học Địa lí nói riêng và dạy học ở trường trung học cơ sở nói
chung.
Qua thực tế, tôi nhận thấy trong chương trình Địa lí ở bốn khối lớp 6,7,8,9
đều có thể vận dụng kiến thức của nhiều bộ môn khác nhau vào việc giảng dạy.

3


Trong đó, chương trình Địa lí lớp 6 là một nội dung khó, bao gồm kiến thức về địa
lí tự nhiên,nội dung kiến thức khô khan, khó mường tượng. Vậy nên, việc dạy học
chương trình Địa lí lớp 6 theo hướng tích hợp liên môn sẽ giúp học sinh dễ dàng
tiếp thu kiến thức, gắn kiến thức các môn học có liên quan với môn Địa lí để hiểu
sâu sắc hơn các vấn đề về địa lí tự nhiên.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN.
Hiện nay, phần lớn giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học, vận
dụng quan điểm dạy học liên môn vào giảng dạy các môn học nhằm nâng cao hơn
nữa hiệu quả giáo dục. Qua các năm đổi mới phương pháp dạy học Địa lí, chất
lượng dạy và học môn Địa lí đã không ngừng được nâng cao. Số lượng giáo viên
giỏi, học sinh giỏi các cấp ngày càng nhiều. Nhiều học sinh đã yêu thích môn Địa

lí. Các giờ học Địa lí đã diễn ra sôi nổi, sinh động. Tuy vậy, việc dạy học Địa lí vẫn
còn bộc lộ nhiều hạn chế. Chất lượng dạy và học Địa lí vẫn chưa thật sự bền vững.
Nhiều giờ học vẫn còn tẻ nhạt, học sinh vẫn chưa thật sự say mê, hứng thú. Thực
trạng này theo tôi bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất, về phía giáo viên: Nhiều giáo viên vẫn coi nặng việc truyền thụ
kiến thức, ít vận dụng kiến thức kiên môn, chủ đề tích hợp giáo dục; xem nhẹ việc
giúp học sinh phát triển những năng lực cần thiết nhằm giải quyết những vấn đề
trong thực tiễn, dẫn đến lối dạy học đọc chép, tiết dạy khô khan, không sinh động.
Thứ hai, về phía học sinh: Các em chịu áp lực nặng về việc ghi nhớ kiến
thức, học không gắn với thực tiễn, với kiến thức của các môn học khác trong cùng
cấp học. Thêm vào đó, tâm lí của đa số học sinh hiện nay là vẫn xem nhẹ môn Địa
lí, coi đây chỉ là môn phụ. Do đó, dẫn đến lối học thụ động, ghi nhớ máy móc,
nhàm chán, không yêu thích bộ môn.
Để tìm hiểu thực trạng của vấn đề đang nghiên cứu, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đối với
học sinh các lớp 6A, 6B của trường THCS Hà Tân đầu năm học 2016 - 2017, trước khi tiến hành vận dụng
kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí. Kết quả như sau:

Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%

SL
%
6A
26
1
3.8
7
27.0 14 53.8
4
15.4
0
0
6B
26
2
7.7
6
23.1 14 53.8
4
15.4
0
0
Những số liệu trên cho thấy chất lượng môn học chưa thật sự đáp ứng được
mục tiêu giáo dục đề ra. Do vậy, bản thân tôi nhận thấy, việc đổi mới các phương
pháp dạy học trên lớp phải gắn liền với việc tăng cường niềm say mê, hứng thú học
Lớp Sĩ số

4



tập của học sinh, giúp các em cố gắng đạt kết quả cao trong học tập. Trong đó, vận
dụng kiến thức của các môn học khác nhau trong dạy học Địa lí là phương pháp
dạy học đem lại nhiều hiệu quả. Vì vậy, với đề tài này, không có tham vọng gì
nhiều, tôi chỉ muốn đưa ra một số giải pháp cơ bản trong việc vận dụng kiến thức
của một số bộ môn cụ thể để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình dạy học
Địa lí
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
3.1 Cách vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí:
Trong các bài học Địa lí, tùy vào từng bài học cụ thể, giáo viên có thể huy
động nhiều kiến thức khác nhau của các bộ môn khác nhau vào dạy học nhưng phải
đáp ứng được yêu cầu, mục đích đề ra. Các kiến thức của các môn học khác nhau
có các tác dụng khác nhau. Việc sử dụng kiến thức của các môn học tự nhiên (Toán,
Vật lí, Hóa học, Sinh học) để làm rõ tính chính xác của các quy luật, đi sâu vào bản
chất của vấn đề mà giáo viên và học sinh đang nghiên cứu. Kiến thức của các môn
học tự nhiên cũng giúp cho học sinh có được cái nhìn trực quan, khoa học về các
vấn đề Địa lí, do đó mà các kiến thức Địa lí cũng được mô tả một cách sinh động
hơn. Kiến thức về Văn học để tạo hứng thú học tập cũng như khơi gợi mong muốn
tìm tòi, khám phá tri thức Địa lí cho học sinh thông qua các áng văn, vần thơ, qua
các câu ca dao, tục ngữ. Sử dụng kiến thức môn Lịch sử nhằm tạo ra sự liên hoàn,
tái hiện các hoàn cảnh Lịch sử của một giai đoạn, một đất nước để học sinh dễ dàng
giải thích một sự vật, hiện tượng Địa lí nào đó. Vận dụng kiến thức môn Giáo dục
công dân sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn những chủ trương, chính sách của Đảng,
đồng thời để củng cố, kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh và khả năng vận
dụng vào các tình huống cụ thể. Như vậy, kiến thức liên môn vừa có chức năng
minh họa, vừa có chức năng là nguồn tri thức, nên trong dạy học Địa lí, giáo viên
cần chú ý phát huy tốt các chức năng này. Vấn đề đặt ra là khi nào cần vận dụng
kiến thức liên môn và vận dụng như thế nào để vừa tự nhiên, không miễn cưỡng,
gượng ép, đảm bảo được đặc thù của bộ môn, vừa đảm bảo tính vừa sức, lồng ghép
được các nội dung giáo dục vào trong các tiết dạy cụ thể để mang lại hiệu quả như
mong muốn. Theo tôi, để việc vận dụng kiến thức liên môn có hiệu quả, giáo viên

nên sử dụng theo ba cách sau:

5


- Vận dụng kiến thức liên môn để vào bài, gây hứng thú học tập cho học
sinh. Cách này có thể được thực hiện thông qua các đoạn văn, câu thơ, các câu
chuyện lịch sử…
- Vận dụng kiến thức liên môn để minh họa hoặc giảng giải nội dung học tập.
Khi dạy đến bài mới, kiến thức mới, ngoài phần nội dung mà sách giáo khoa trình
bày, giáo viên có thể bổ sung thêm kiến thức của các môn học khác để mô tả hoặc
làm rõ hơn các kiến thức Địa lí
- Vận dụng kiến thức liên môn như một cơ sở để học sinh tìm tòi, khám phá
kiến thức Địa lí dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Bằng cách này, giáo viên sẽ hình
thành và rèn luyện cho học sinh phương pháp học tập tư duy, kĩ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn cuộc sống.
Nhìn chung, các bài học Địa lí trong chương trình Địa lí lớp 6 đều có thể
vận dụng kiến thức của một hay nhiều môn học vào trong quá trình giảng dạy. Vấn
đề là giáo viên cần biết kết hợp khéo léo, linh hoạt các cách vận dụng kiến thức liên
môn như trên để bài học Địa lí trở nên phong phú, hấp dẫn, đạt được hiệu quả như
mong muốn.
3.2 Những giải pháp cụ thể để vận dụng kiến thức liên môn trong
chương trình Địa lí lớp 6.
3.2.1. Vận dụng kiến thức các môn khoa học tự nhiên:
Môn Địa lí được xếp vào các môn khoa học xã hội. Tuy nhiên, khác so với
các môn khoa học xã hội khác, môn Địa lí đòi hỏi học sinh phải có nhiều kĩ năng
của các môn khoa học tự nhiên như: kĩ năng tính toán, đo đạc, định vị, so sánh…
Nhiều kiến thức Địa lí cũng rất gần gũi với các môn khoa học tự nhiên như: kiến
thức về Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học… Bởi vậy Địa lí có mối quan hệ mật thiết
với các môn khoa học tự nhiên. Các môn khoa học tự nhiên là những phép tính,

những định luật, những phản ứng hóa học chính xác, giúp đi sâu tìm hiểu bản chất
của sự vật và hiện tượng. Đồng thời bổ sung thêm những kiến thức Địa lí, giúp cho
học sinh tìm hiểu và nhận định vấn đề chính xác, khách quan và khoa học hơn.
Trong chương trình Địa lí lớp 6, học sinh được tìm hiểu các kiến thức về Địa lí tự
nhiên và Địa lí kinh tế xã hội, cũng như có rất nhiều kĩ năng mới mẻ mà học sinh sẽ
được hình thành. Việc vận dụng kiến thức của các môn Toán, Lí, Hóa, Sinh…sẽ
giúp cho giáo viên truyền tải kiến thức chính xác hơn, đồng thời giúp cho quá trình
tiếp nhận kiến thức của học sinh cũng chủ động, tích cực và dễ nhớ hơn. Có rất

6


nhiều bài, nhiều mục, nhiều nội dung trong chương trình Địa lí lớp 6 có thể vận
dụng được kiến thức của các môn khoa học tự nhiên. Cụ thể như sau:
- Vận dụng kiến thức môn Toán:
Kiến thức môn Toán đã được tích hợp trong nhiều môn học ở trường THCS
nhằm nâng cao tính chính xác, khoa học, giúp học sinh dễ tiếp thu, tăng khả năng
tư duy logic. Vận dụng kiến thức Toán học trong dạy học hiện nay đã trở thành xu
thế phổ biến. Đối với môn Địa lí, kiến thức Toán học được cụ thể hóa ra thành các
bài tập, bài thực hành, qua các kĩ năng tính toán, xử lí số liệu khi vẽ biểu đồ. Có
nhiều bài tập trong chương trình Địa lí lớp 6 yêu cầu vận dụng kiến thức Toán học
để giải quyết.
Ví dụ ở bài 3 “ Tỉ lệ bản đồ” sau khi được học kiến thức ở trên lớp giáo viên
yêu cầu học sinh vận dụng làm bài tập số 1 trong sách giáo khoa. Tỉ lệ bản đồ là 1:
2000 000 có nghĩa là 1cm trên bản đồ ứng với 2000 000cm hay ứng với 2km trên
thực địa. Ví dụ ở bài 4 “ Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa
lí” Dùng thước đo khoảng cách đường chim bay trên bản đồ từ trung tâm khách sạn
Hải Vân đến khách sạn Thu Bồn là 5.5cm, từ khách sạn Hòa Bình đến sông Hàn là
4.0cm. Biết rằng tỉ lệ là 1:7500 .Vậy khoảng cách trên thực địa hai địa điểm trên là
bao nhiêu mét?

Bài giải
Khoảng cách trên thực địa từ khách sạn Hải Vân đến Thu Bồn là:
5.5cm x 7500 =41 250cm = 412.5m
Khoảng cách trên thực địa từ khách sạn Hòa Bình đến sông Hàn là:
4.0cm x7500 =30 000cm = 300m
Ví dụ bài 7 “Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất” sau khi học sinh
được học các kiến thức về giờ trên Trái Đất, các em cần căn cứ vào bản đồ các múi
giờ để tính giờ và ngày ở Việt Nam khi giờ GMT đang là 24 giờ ngày 31tháng 12.
Như vậy học sinh cần nắm được công thức tính giờ múi khi biết giờ GMT: T m = T0
± m (trong đó T0 là giờ GMT, Tm là giờ múi, m là múi giờ của địa điểm cần tính).
Cũng với những bài tập tính giờ như trên, giáo viên có thể giao thêm cho học sinh
một số bài tập tương tự hoặc vận dụng chúng vào các đề kiểm tra để kiểm tra kĩ
năng tính toán của học sinh.
Bài 18 cách tính nhiệt độ trung bình tháng và trung bình năm?
Giáo viên hướng dẫn học sing công thức tính:

7


Nhiệt độ trung bình tháng = cộng trị số trung bình của nhiệt độ các ngày
trong tháng rồi chia cho số ngày trong tháng
Nhiệt độ trung bình năm = trị số trung bình cộng của các tháng trong năm rồi
chia cho 12 tháng.
- Vận dụng kiến thức môn Vật lí
Môn Vật lí sẽ giúp cho giáo viên và học sinh tìm hiểu sâu hơn về các quy
luật, bản chất của sự vật và hiện tượng địa lí. Tuy việc vận dụng cụ thể vào từng bài
không nhiều, nhưng trong chương trình Địa lí lớp 6, giáo viên có thể tích hợp, lồng
ghép các kiến thức Vật lí để khơi gợi mong muốn được tìm hiểu, khám phá tri thức
của học sinh, hoặc để minh họa, khắc sâu hơn về một số đối tượng địa lí tự nhiên.
Khi dạy bài 2 và bài 7 Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất,

sau khi dạy xong về Hệ Mặt Trời, giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh: Lực nào giữ
cho Trái Đất và các hành tinh chuyển động gần như tròn đều quanh Mặt Trời? Câu
hỏi này sẽ kích thích khả năng tìm tòi, khám phá của học sinh. Và để cùng làm rõ
câu hỏi trên, giáo viên hướng dẫn học sinh kết hợp các kiến thức Vật lí để tìm ra
câu trả lời: Lực hấp dẫn giữa Mặt Trời và các hành tinh đã giữ cho Trái Đất và các
hành tinh trong Hệ Mặt Trời chuyển động tròn đều xung quanh Mặt Trời.
Cũng liên quan đến lực hấp dẫn, khi dạy bài 24 – Biển và Đại Dương, giáo
viên vận dụng kiến thức môn Vật lí để phân tích sâu hơn nguyên nhân gây ra hiện
tượng thủy triều: Do sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời đối với các lớp nước trên
Trái Đất đã sinh ra thủy triều. Vị trí giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng tạo nên
những thời kì triều cường hay triều kém. Tuy khối lượng của Mặt Trời lớn hơn Mặt
Trăng tới 27.106 lần, nhưng khoảng cách của Mặt Trời tới Trái Đất lại lớn hơn
khoảng cách từ Mặt Trăng tới Trái Đất tới 400 lần nên lực tạo triều của Mặt Trăng
lớn hơn Mặt Trời 2,17 lần. Như vậy, hiện tượng thủy triều sẽ phụ thuộc chặt chẽ
vào chu kì tuần trăng. Phối hợp giữa sức hút Mặt Trăng, Mặt Trời dễ dàng nhận biết
được thủy triều lên cao nhất vào các ngày trăng tròn hoặc không trăng (khi Trái
Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời nằm thẳng hàng).
Trong bài 18-Thời tiết khí hậu và nhiệt độ không khí, giáo viên lại cần vận
dụng kiến thức về nhiệt dung của đất và nước để làm rõ nguyên nhân hình thành
gió biển và gió đất.
Hãy giải thích tại sao mùa hạ ở những vùng gần biển không khí mát hơn
trong đất liền, mùa đông những vùng gần biển không khí ấm hơn trong đất liền?

8


Do đặc tính hấp thụ của đất và nước khác nhau. Mặt đất nóng lên nhanh và
nguội nhanh hơn nước. Khi nước biển nóng lên thì bốc hơi, mà càng bốc hơi thì
nhiệt độ càng giảm đi, vì hơi nước trong không khí hấp thụ bức xạ mặt trời làm
giảm lượng bức xạ mặt trời tới mặt nước. Mặt khác có tới 60% nhiệt lượng trên các

biển ở nhiệt đới chi cho việc bốc hơi nước. Do đó biển và đại dương nhiệt độ lên
xuống chậm hơn trên đất liền. Kết quả là vào mùa hạ những miền gần biển có
không khí mát hơn trên đất liền, ngược lại về mùa đông những miền gần biển ấm
hơn trên đất liền vì những miền gần biển chịu ảnh hưởng của nhiệt độ không khí ở
biển và đại dương.
- Vận dụng kiến thức môn Hóa học
Kiến thức môn Hóa học có thể được vận dụng để minh họa hoặc làm rõ hơn
kiến thức Địa lí. Ví dụ ở bài 13-phần địa hình cacxto và hang động, khi dạy về quá
trình phong hóa hóa học, giáo viên dựa vào kiến thức môn Hóa học để mô tả thêm
về quá trình hình thành các hang động ở núi đá vôi.. Cụ thể như sau: Sự xói mòn
không phải cơ chế lực cơ học mà chủ yếu do khí điôxít cacbon (CO2) trong không
khí hòa tan vào nước cộng với các ion dương của hyđrô (H+) tạo thành axít
cacbonic. Axít cacbonic là thủ phạm chính trong quá trình ăn mòn đá vôi.Từ đó,
giáo viên có thể khẳng định khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa là khu vực có quá trình
phong hóa hóa học diễn ra mạnh mẽ nhất do có lượng nước dồi dào, nhiệt độ cao
nên khả năng hòa tan CO2 vào nước rất lớn.
Hay bài 15 Các mỏ khoáng sản giáo viên cần phân biệt cho học sinh đá với
quặng. Đá được tạo nên chủ yếu từ 7 nguyên tố hóa học chính: ôxi, silic, nhôm, sắt,
canxi,natri và kali. Thành phần và các nguyên tố hóa học tạo ra đá cũng khác nhau.
Quặng được qui định hàm lượng giá trị công nghiệp của nguyên tố hóa học trong
một khối lượng đá.
- Vận dụng kiến thức môn Sinh học:
Kiến thức môn Sinh học để bổ sung cho môn Địa lí tương đối phong phú,
ngược lại Địa lí cũng cung cấp cho Sinh học những kiến thức tương tự về sự phân
bố không gian, các điều kiện sinh thái…, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
tạo nên khái niệm Địa sinh học. Kiến thức Sinh học có thể được vận dụng vào dạy
học Địa lí ở nhiều khối lớp, trong đó có cả lớp 6.
Khi dạy bài 23- Sông và hồ. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông,
quá trình tuần hoàn nước tương tự với nội dung về chu trình nước trong môn Sinh


9


học, giáo viên nên tham khảo thêm để dạy mục này được tốt hơn. Nhờ năng lượng
Mặt trời, nước ở bề mặt đất, đại dương bốc hơi. Khi lên cao, nhiệt độ tầng đối lưu
giảm, nước tạo thành mây và ngưng tụ thành mưa, thành tuyết rơi xuống bề mặt
Trái Đất, rồi lại theo các dòng chảy về đại dương. Do vậy, nước tuần hoàn trên toàn
Trái Đất.
(Bài 26- Đất, các nhân tố hình thành đất). Giáo viên cho học sinh thấy được
sinh vật có vai trò trong sự hình thành đất: Thực vật là nguồn cung cấp chất mùn và
quyết định độ phì của đất, vi sinh vật trong đất phân giải chất hữu cơ ( xác thực vật
động vật ) trong đất và tạo mùn. Xác động vật nhỏ sống trong đất như giun đất, mối
kiến… góp phần phân hủy xác thực vật và động vật.
3.2.2.Vận dụng kiến thức các môn khoa học xã hội
- Vận dụng kiến thức môn Văn học
Đối với môn Địa lí, văn học có ý nghĩa rất quan trọng, bởi Văn học là một
chất liệu rất đặc biệt, là ngôn ngữ nghệ thuật đã được chọn lọc và gọt giũa tinh tế.
Tác phẩm Văn học có khả năng tái hiện cụ thể sinh động hiện thực khách quan.
Chính vì thế, Văn học là một phương thức dễ đi vào lòng người. Sử dụng Văn học
có tác dụng gây hứng thú cho học sinh, tạo được sự hấp dẫn ở học sinh, làm cho
kiến thức môn Địa lí không còn khô khan, khó học; đồng thời tạo được những biểu
tượng, khái niệm Địa lí sinh động. Trong chương trình Địa lí lớp 6, chúng ta có thể
vận dụng Văn học để mở bài, tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ đầu tiết
học, hoặc có thể sử dụng Văn học để khai thác, làm rõ hơn các kiến thức Địa lí.
Thông qua những áng văn, câu thơ có liên quan đến Địa lí, giáo viên còn có thể
giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, yêu lao động, niềm tự hào về
những vẻ đẹp tự nhiên và con người của đất nước, đồng thời giáo dục cho học sinh
ý thức bảo vệ tự nhiên, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lí và bảo vệ các nguồn tài
nguyên, hướng tới vẻ đẹp chân, thiện, mĩ.
Văn học cũng có thể được sử dụng để khơi gợi khả năng tìm tòi, khám phá

của học sinh. Như khi dạy về hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ
( Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái đất), giáo viên vận dụng câu
ca dao:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

10


Giáo viên đặt câu hỏi: Câu ca dao trên nói về hiện gì? Bằng kiến thức đã học
hãy giải thích hiện tượng đó.
Hay để minh họa cho hiện tượng thời tiết và khí hậu khi vào bài ở bài 18
giáo viên có thể đọc vài câu ca dao, tục ngữ rất gần gũi để các em có thể nhận biết
đó là hiện tượng liên quan đến hiện tượng thời tiết và khí hậu như sau:
Đông bắc tia tía hồng hồng
Gọi con thủ thỉ bảo chồng nhỏ to
Nhà em tìm kiếm cây to
Chồng nhà tránh bão đỡ lo sau này.
-Vận dụng kiến thức môn Lịch sử
Địa lí là môn học nghiên cứu về phạm vi phân bố không gian lãnh thổ hiện
tại nhưng không phải như thế mà Địa lí không liên quan đến Lịch sử. Muốn nắm
được sự vận động từ quá khứ đến hiện tại và tương lai, giáo viên cần có những kiến
thức Lịch sử cần thiết để việc dạy học có hiệu quả hơn. Trong chương trình Địa lí
lớp 6, tuy việc vận dụng môn Lịch sử vào từng bài học không nhiều nhưng những
câu chuyện về lịch sử, nhiều kiến thức về lịch sử cũng có thể được lồng ghép để tạo
hứng thú cho học sinh hoặc minh họa và làm rõ hơn cho những kiến thức về Địa lí.
Chẳng hạn như ở bài 7, khi dạy đến mục II. Hệ quả chuyển động tự quay
quanh trục của Trái Đất, có hệ quả Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc
tế. Để kích thích sự tìm tòi, khám phá của học sinh, giáo viên kể cho học sinh nghe
một câu chuyện Lịch sử (- Những cuộc phát kiến Địa lí) về Ma-gie-lăng cùng đoàn

thám hiểm đã đi vòng quanh thế giới (1521- 1522) từ châu Âu, qua Nam Mỹ, sang
châu Á và trở về châu Âu, đoàn đã đi được một vòng. Khi đi trên tàu, cứ mỗi ngày
thấy Mặt Trời mọc, người thủy thủ đều xé một tờ lịch. Cứ như vậy, sau hai năm tàu
về đến cảng. Một điều khác lạ xảy ra là khi tàu về đến nơi, lịch trên tàu lại chậm
hơn lịch Tây Ban Nha lúc đó đúng một ngày. Nhưng lúc đó không ai giải thích
được vì sao? Từ đó, giáo viên gợi ý học sinh tìm tòi, khám phá để lí giải sự chênh
lệch ngày qua câu chuyện trên.
Hay khi dạy về nội dung thủy triều ở bài 24, để minh họa cho học sinh về
việc vận dụng thủy triều trong đời sống, sản xuất và quân sự, giáo viên có thể kể
câu chuyện Lịch sử về chiến thắng Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938 bằng
chiến thuật lợi dụng hiện tượng thủy triều: Nghe tin quân địch sắp đến, Ngô Quyền
cho quân sĩ đóng cọc có bịt sắt nhọn xuống lòng sông Bạch Đằng. Khi thủy triều

11


lên, bãi cọc không bị lộ. Khi quân địch tiến vào, Ngô Quyền ra lệnh cho quân bỏ
chạy lên thượng lưu. Đợi đến khi triều xuống, ông mới ra lệnh cho quân sĩ đổ ra
đánh. Thuyền chiến lớn của quân Nam Hán bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đam
thủng gần hết. Sau này trong trận Bạch Đằng năm 1288, Trần Hưng Đạo cũng đã
vận dụng lối đánh này để chiến thắng quân Nguyên Mông.
- Vận dụng kiến thức môn Giáo dục công dân
Những bài dạy của môn Giáo dục công dân (GDCD) có nhiều nội dung quan
trọng mà giáo viên của các bộ môn nói chung và môn Địa lí nói riêng có thể vận
dụng để hỗ trợ kiến thức cho môn học của mình. Trong chương trình Địa lí lớp 6,
giáo viên nên tham khảo và kết hợp khéo léo một số vấn đề tương đồng giữa hai bộ
môn để các bài giảng về Địa lí thêm phong phú. Tất cả các bài giáo viên đều có thể
lồng ghép. Ví dụ như bài 15- Các mỏ khoáng sản giáo viên có thể đặt câu hỏi: Căn
cứ vào quá trình hình thành khoáng sản và vốn hiểu biết của mình chúng ta cần có
biện pháp gì trong vấn đề khai thác bảo vệ tài nguyên khoáng sản?

Bài 23 Sông và Hồ, bài 24 Biển và Đại Dương giáo viên giáo dục cho học
sinh ý thức bảo vệ nguồn nước sông, hồ, biển…
- Ngoài các hình thức vận dụng trên, ở địa lí lớp 6 nhiều bài giáo viên còn có
thể tích hợp môi trường, tích hợp địa phương, tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong bài
dạy sao cho phù hợp, mà không làm quá tải chương trình.
Để vận dụng cho các giải pháp nêu trên tôi soạn một tiết minh họa trong
chương trình học kì I như sau:
Tiết 15 Bài 13 ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu bài học:
Sau bài học, học sinh cần đạt được:
1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của địa hình núi và ý nghĩa của địa
hình núi đối với sản xuất nông nghiệp và liên hệ thực tế địa phương.
- Biết được các hang động là những cảnh đẹp thiên nhiên hấp dẫn du khách.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được dạng địa hình núi qua tranh ảnh, mô hình.
- Rèn kĩ năng xác định trên bản đồ tự nhiên thế giới các vùng núi trẻ nổi
tiếng.
3. Thái độ:

12


- Có ý thức bảo vệ thành phần tự nhiên môi trường, bảo vệ các di sản tự
nhiên vùng núi nước ta
4. Định hướng phát triển năng lực.
- Góp phần hình thành năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản
đồ, tranh ảnh.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Đối với giáo viên

-Bản đồ tự nhiên thế giới
-Hình 34,35 SGK (phóng to)
2. Đối với học sinh
Sưu tầm tư liệu về các loại núi trên thế giới Việt Nam
III. Gợi ý tổ chức các hoạt động trên lớp
1.Khởi động( 6 phút)
- Ổn đỉnh lớp
- Kiểm tra bài cũ và chuẩn bị bài của HS:
Tại sao nói: Nội lực và ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhau?
- Giới thiệu bài:
Hs xem tranh ảnh về các dạng địa hình nước ta, rút ra nhận xét.Tìm hiểu về các dạng địa hình
nước ta.

V

ùng đồi núi Phú Thọ

Vùng ĐB Bắc Bộ

2.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung chính
13


Hoạt động 1( 10 phút) Cả lớp
1.Núi và độ cao của núi
Dựa vào H36 SGK trang 43 và vốn hiểu biết cho
biết:

- Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt
trên bề mặt đất.
- Độ cao thường trên 500m so với
mực nước biển.

+ Núi là gì
+ Độ cao của núi
+ Núi có mấy bộ phận. Mô tả đặc điểm của từng
bộ phận?
-Dựa vào bảng phân loại núi cho biết:
+ Căn cứ vào độ cao người ta chia làm mấy
loại? Tên, đặc điểm
+ Ngọn núi cao nhất nước ta bao nhiêu mét, tên
gì? Xác định ngọn núi đó trên bản đồ tự nhiên
thế giới?
(Đỉnh Phanxipang 3143m thuộc dãy Hoàng
Liên Sơn)
Dựa vào H34 và thông tin thuật ngữ hãy:

- Núi gồm 3 bộ phận:
+ Đỉnh núi
+ Sườn núi
+ Chân núi
- Căn cứ vào độ cao núi chia làm 3
loại:
+ Núi thấp độ cao < 1000 mét
+ Núi trung bình: Từ 1000m- 2000m
+ Núi cao: Từ 2000m trở lên.

- Độ cao tuyệt đối là khoảng cách

+ Nêu cách tính độ cao tuyệt đối và độ cao
được đo theo chiều thẳng đứng từ
tương đối.
một địa điểm ở trên cao so với mực
14


+ Cho biết với qui ước như vậy thì độ cao nào
lớn hơn.
GV vận dụng toán học cho học sinh tính toán
ở độ cao 1, độ cao 2, độ cao 3
( Độ cao1= 700m, độ cao 2= 1000m, độ cao 3=
1500m)

nước biển.
- Độ cao tương đối là khoảng cách
được đo theo chiều thẳng đứng từ
một điểm ở trên cao so với địa điểm
khác ở dưới thấp

2. Núi già, núi trẻ

Hoạt động 2 (15 phút) Nhóm/cả lớp
Bước 1( 7 phút)
- Cá nhân làm việc 3 phút

- Núi già được hình thành cách đây
hàng trăm triệu năm thường có đỉnh
tròn sườn thoải thung lũng rộng và
nông.


Đọc các thông tin SGK kết hợp quan sát H35, bản đồ tự nhiên
thế giới hoàn thành phiếu học tập số 1:
Tiêu chí
Núi trẻ
Núi già
Đặc
điểm
hình thái
Thời
gian
hình thành
Một số dãy
núi điển hình

- Núi trẻ mới chỉ hình thành cách
đây vài chục triệu năm, thường có
đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng
sâu.

Học sinh thảo luận theo nhóm ( 4 phút)
Bước 2: (8 phút) Nhóm báo cáo – Nhận xét –
GV chuẩn kiến thức.

3. Địa hình cacxtơ và hang động

15


Hoạt động 3 (7 phút) Cả lớp

- Dựa vào hình 37,38 SGK, thông tin thuật ngữ
SGK, bài đọc thêm trang 45 và hiểu biết của bản - Địa hình cacxtơ là loại địa hình
thân cho biết:
đặc biệt của địa hình núi đá vôi
thường có đỉnh lởm chởm, sắc nhọn
và có hang động.

+ Địa hình cacxtơ là dạng địa hình gì? Nêu đặc
điểm

- Nhiều hang động đẹp có giá trị du
+ Mô tả sự hình thành hang động đá vôi? ( Đá lịch lớn.
vôi là loại đá dễ hòa tan nên nước mưa thấm vào
kẽ nứt của đá khoét mòn tạo thành hang động,
thạch nhũ…)
+ Tại sao địa hình cacxtơ lại có những đặc
điểm độc đáo như vậy?( Là kết quả chuyển hóa
lâu dài của chuyển hóa lẫn nhau giữa 2 muối
canxihiđrocacbonat(Ca(HCO3)2 và
canxicacbonat
+ Địa hình cacxtơ có giá trị như thế nào?

Vịnh Hạ Long

+ Kể tên các danh lam thắng cảnh thuộc vùng
núi đá vôi mà em biết?( Động Phong Nha, Vịnh
Hạ Long…
16



+ Địa phương ( Thanh Hóa) em có danh lam
thắng cảnh nào thuộc vùng núi đá vôi?( Động
An Tiên ở Triệu Sơn, Động Từ Thức ở Nga
Sơn…)

Cổng vào động Từ
Thức- Nga Sơn

Nhũ đá động Từ
Thức

3.Nối tiếp: (7 phút)
Tổng kết bài: Giáo viên yêu cầu học sinh nắm lại bài qua sơ đồ tư duy
IV Rút kinh nghiệm
V. Phụ lục:Thông tin phản hồi phiếu số 1:
Tiêu chí

Núi trẻ

Núi già

Đặc điểm hình thái

- Độ cao lớn do ít bị bào - Bị bào mòn nhiều
mòn
- Đỉnh tròn, sườn thoải, thung
- Đỉnh cao nhon,sườn dốc, lũng rộng
thung lũng sâu

Thời gian hình thành


Cách đây hàng chục triệu Cách đây hàng trăm triệu năm.
năm, hiện vẫn được nâng

17


lên với cường độ chậm.
Một số dãy núi điển DãyAn pơ,dãy Himalaya…
hình

Dãy U-Ran,dãy Apalat…

4.Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường
Kết quả trên cùng với sự chuyển biến trong nhận thức, học và làm bài đối với
môn Địa lí của học sinh, đã giúp tôi nhận thấy rõ tác dụng và sự cần thiết của việc
vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí lớp 6. Chính vì vậy mà sau khi áp
dụng cách làm trên bản thân tôi thấy học sinh thích học hơn, từ đó các em chất
lượng được nâng lên rõ rệt. Kết quả khảo sát cuối năm đạt được như sau:
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Lớp Sĩ số
SL
%
SL
%

SL
%
SL
%
SL
%
6A
26
7
26.9 10 38.5
9
34.6
0
0
0
0
6B
26
6
23.1 12 46.2
8
30.7
0
0
0
0
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận:
Việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói
riêng là rất cần thiết. Không chỉ mang lại hứng thú học tập cho học sinh, kích thích

khả năng tìm tòi, khám phá của các em, việc vận dụng kiến thức của các môn học
khác nhau vào giảng dạy Địa lí, đặc biệt trong chương trình Địa lí lớp 6, còn góp
phần quan trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên, nhằm đem
lại hiệu quả cao trong giáo dục. Các tiết học Địa lí có vận dụng kiến thức liên môn,
có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo
ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Việc học các nội dung có sự giao thoa
giữa các môn học sẽ giúp học sinh tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào
giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy
móc. Dạy học có sự vận dụng kiến thức liên môn không những giảm tải cho giáo
viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác
dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên. Như vậy, có
thể khẳng định đây là một trong những phương pháp dạy học hiện đại, góp phần để
đạt được những mục tiêu giáo dục đã đề ra.

18


2. Một số kiến nghị, đề xuất:
Để việc vận dụng kiến thức liên môn ngày càng có hiệu quả, tôi có một số
kiến nghị như sau:
-Việc vận dụng kiến thức liên môn trong từng bộ môn phải được thực hiện
thường xuyên, liên tục, những nội dung tích hợp cần mang tính cụ thể, gắn với thực
tiễn.
-Nội dung tích hợp phải được thể hiện rõ trong giáo án của giáo viên ở từng
bài, từng đơn vị kiến thức cụ thể và phải thể hiện rõ mức độ tích hợp.
- Bản thân giáo viên phải tự trau dồi thêm kiến thức trong sách vở cũng như
kiến thức từ thực tế qua các phương tiện thông tin, để từ đó chọn lọc và cập nhật
những thông tin phù hợp trong việc vận dụng kiến thức liên môn
- Giáo viên phải thường xuyên đánh giá học sinh qua từng tiết dạy để rút
kinh nghiệm kịp thời.

- Các tổ bộ môn trong nhà trường cần thường xuyên tổ chức trao đổi chuyên
môn, trao đổi kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp, để học hỏi lẫn nhau về kiến thức
của các bộ môn trong cùng cấp học cũng như tích lũy được kinh nghiệm trong việc
vận dụng kiến thức giữa các môn học với nhau vào giảng dạy.
Trên đây chỉ là một số suy nghĩ và kinh nghiệm thực tế của bản thân tôi đối
với việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy Địa lí lớp 6. Trong quá trình
nghiên cứu và vận dụng chắc chắn còn nhiều hạn chế. Rất mong nhận được sự chia
sẻ và đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hà Tân, ngày 9 tháng 03 năm 2017
CAM KẾT KHÔNG COPY
Người viết sáng kiến:

Lê Thị Hà

19



×