Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN một số cách thức tổ chức hoạt động ngoại khóa, tham quan, dã ngoại giúp học sinh học tốt môn lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (892.08 KB, 18 trang )

MỤC LỤC

Trang
1.
1.1.
1.2.
1.3.
1.3.1.
1.3.2.
1.4.
1.5.
2.
2.1.
2.2.
2.2.1.
2.2.2.
2.3.
2.3.1
2.3.2
2.3.2.
1
2.3.2.
2
2.3.4.
2.3.5.
2.4.
2.4.1.
2.4.2.
3.
3.1.
3.2.



Mở đầu
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng
Phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Những điểm mới của sáng kiến
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lý luận
Thực trạng
Thuận lợi
Khó khăn
Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
Các giải pháp thực hiện
Biện pháp thực hiện
Xây dựng kế hoạch
Chọn địa điểm tham quan

1-2
2
2
2
2
2
2
2
2-3
3

3
3-4
5
5
5
5-7
7-12

Liên hệ với người thuyết minh - Nhịp cầu nối với các em và
những hiểu biết mới
Các bước kiểm tra, đánh giá các buổi tham quan, dã ngoại
Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục
Đối với việc tổ chức hoạt động ngoại khoá, tham quan, dã ngoại
Kết quả qua các kỳ thi học sinh giỏi về môn lịch sử
Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị

0

12-13
14-15
15-18
15-16
16-18
18-19
19
19-20



1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn lịch sử là một bộ môn vô cùng quan trọng, không chỉ cung cấp tri
thức về lịch sử phát triển xã hội, con người và lịch sử dân tộc mà còn đảm nhiệm
vai trò giáo dục, rèn luyện, định hướng cho học sinh về giá trị đạo đức, lòng yêu
nước, bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã dạy:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”(1).
Qua lời căn dặn của Bác, Người muốn thế hệ trẻ học lịch sử phải “tường”
có nghĩa là phải hiểu rõ, hiểu một cách sâu sắc về lịch sử nói chung và lịch sử
đất nước Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên việc dạy và học môn lịch sử hiện nay
còn nhiều hạn chế. Bản thân giáo viên còn gặp một số khó khăn khách quan và
chủ quan trong việc truyền thụ kiến thức và phương pháp bộ môn Lịch sử.
Trong quá trình dạy học bộ môn Lịch sử, ngoài các tiết học chính khóa thì
hoạt động ngoại khóa cũng rất thiết thực. Đặc biệt khi chất lượng học môn Lịch sử
đang ở mức “báo động”. Hoạt động ngoại khóa về các di tích lịch sử là một trong
những phương pháp để việc học lịch sử ở nhà trường THCS đạt kết quả hơn. Hoạt
động tham quan, dã ngoại các di tích lịch sử, di tích cách mạng, bảo tàng dân tộc...
giúp học sinh không chỉ có những chuyến đi thực tế thú vị, được quan sát, chứng
kiến di tích lịch sử, được giao lưu học hỏi mà còn được củng cố kiến thức trên lớp.
Và quan trọng hơn là giúp học sinh yêu thích môn học, tự hào về truyền dựng
nước, giữ nước hào hùng của dân tộc. Từ đó bồi đắp cho các em về tình yêu quê
hương, đất nước.
Là một giáo viên đã từng giảng dạy bộ môn Lịch sử ở nhà trường THCS,
đặc biệt là môn Lịch sử lớp 7, tôi thấy môn Lịch sử lớp 7 khá nặng về dung
lượng kiến thức vì học sinh không chỉ học lịch sử thế giới về sự hình thành xã
hội, thành tựu văn hóa cổ đại mà các em còn phải nhớ kiến thức của các sự kiện
lịch sử gắn với những cuộc kháng chiến chống quân xâm lược ở các triều đại
phong kiến Việt Nam. Bên cạnh đó, xứ Thanh là một vùng đất “địa linh nhân

kiệt”, có bề dày lịch sử với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh xây
dựng và bảo vệ đất nước của các triều đại Tiền Lê, Hậu Lê, nhà Hồ,... gắn liền
với nội dung lịch sử lớp 7. Chính vì vậy, ngoài các tiết dạy theo phân phối
chương trình, tôi luôn trăn trở làm sao để tổ chức được các buổi ngoại khoá,
tham quan, dã ngoại các di tích lịch sử cách mạng, Viện bảo tàng... để giúp học
sinh yêu thích, hứng thú, say mê học tập, khắc sâu kiến thức để nâng cao chất
lượng môn Lịch sử. Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên
môn, sự ủng hộ của phụ huynh và sự tham gia tích cực của học sinh, Trường
THCS Lam Sơn của chúng tôi đã tổ chức thành công rất nhiều buổi tham quan,
dã ngoại. Không chỉ vậy tham quan, dã ngoại giúp học sinh có cơ hội trải nghiệm

1


thực tế, tăng cường giáo dục lịch sử dân tộc, truyền thống yêu nước. Từ đó, giúp
học sinh hiểu biết, trân trọng, tự hào và gìn giữ, phát huy những giá trị lịch sử văn
hóa của dân tộc. Noi gương các anh hùng dân tộc đã có công xây dựng, chống
giặc ngoại xâm, xây dựng bảo vệ đất nước. Từ những thực tế đã đạt được và trao
đổi thảo luận cùng với đồng nghiệp trong tổ bộ môn, ở đề tài này, tôi xin trình bày
“Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa giúp học sinh lớp 7 học tốt
môn Lịch sử”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức, tạo hứng thú, niềm say mê học
môn Lịch sử, nhất là phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX của
lớp 7. Làm cho tiết học bớt khô khan, nặng nề mà trở nên nhẹ nhàng, sinh động,
hấp dẫn và đạt hiệu quả cao.
Tổ chức hoạt động ngoại khóa, tham quan, dã ngoại để các em có những
chuyến đi thực tế, tìm hiểu, học hỏi, giao lưu, chia xẻ kiến thức, đồng thời rèn
luyện những kỹ năng sống cho học sinh, kinh nghiệm giảng dạy cho giáo viên.
Từ đó, giáo dục cho học sinh nhận thức tầm quan trọng, vai trò môn lịch sử, tự

hào về truyền thống lịch sử dân tộc, có ý thức rèn luyện, học tập, xây dựng, gìn
giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng
Để nâng cao chất lượng bộ môn, hình thành cho các em hệ thống kiến thức,
đòi hỏi người giáo viên phải thực hiện thường xuyên, liên tục không ngừng nghỉ.
Từ chính kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã đúc rút được trong quá trình tham quan,
dã ngoại ở nhiều năm học qua, tôi xin mạnh dạn trình bày để tài “Một số kinh
nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa giúp học sinh lớp 7 học tốt môn Lịch sử.
” mong muốn có thể đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng môn
học .
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung tham quan: Các di tích lịch sử, di tích cách mạng, bảo tàng dân
tộc tại địa điểm trên địa bàn Thanh Hóa và Hà Nội.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp điều tra: Lấy số liệu về chất lượng học tập của môn lịch sử.
- Phương pháp thực nghiệm: Qua các buổi tham quan quan, dã ngoại
- Phương pháp đối chiếu: Đối chiếu, so sánh kết quả trước và sau khi tổ
chức tham quan, dã ngoại
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm: Đánh giá, rút kinh nghiệm sau
buổi ngoại khóa.
1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN
- Cách thức tổ chức của buổi tham quan, dã ngoại.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Hoạt động ngoại khóa, tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức giáo
dục trải nghiệm thực tế, hấp dẫn đối với học sinh, giúp các em hiểu biết về sự

2



kiện, con người và những thành quả tốt đẹp của các thế hệ đi trước. Đây là một
hình thức giáo dục trực quan, sống động, sâu sắc có ý nghĩa và tác dụng nhiều
mặt về trí tuệ, phẩm chất đạo đức, rèn luyện những kỹ năng sống.
Hoạt động ngoại khóa tham quan, dã ngoại rất phù hợp với tâm lý, lứa
tuổi học sinh - lứa tuổi mà các em ưa thích hoạt động, ham hiểu biết. Bởi vậy
hoạt động ngoại khóa, tham quan, dã ngoại rất bổ ích, lý thú với các em. Vì ở đó
học sinh được học tập, vui chơi, củng cố và nâng cao về kiến thức theo phương
châm “Học đi đôi với hành”, “Từ lý luận đến thực tiễn”. Hoạt động tham quan,
dã ngoại giúp các em tìm hiểu, học hỏi kiến thức, trực quan với các danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử, địa danh ở địa phương gần hoặc nơi xa các em đang
học tập và sinh sống giúp các em có được những trãi nghiệm thực tế, với những
dấu tích lịch sử để lại. Từ đó, các em phát huy tài năng, sự sáng tạo, có động cơ
học tập tích cực, kích thích hứng thú, say mê học môn Lịch sử. Giáo dục, bồi
đắp cho học sinh về lý tưởng cách mạng, truyền thống lịch sử dân tộc, lòng yêu
quê hương, đất nước.
2.2. THỰC TRẠNG
2.2.1. Thuận lợi
Trường THCS Lam Sơn của chúng tôi nằm trên địa bàn thị trấn. Nơi đây
hội tụ và phát triển mạnh về kinh tế - văn hóa - xã hội nên các em có nhiều điều
kiện để học tập, nhiều em có năng lực, say mê tìm hiểu tài liệu có liên quan đến
bộ môn Lịch sử. Hơn thế nữa, các em được sinh ra trên mảnh đất “Địa linh nhân
kiệt” – nơi phát tích nhiều cuộc khởi nghĩa, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa từ
thời Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi... Do vậy, các em được kế thừa và phát huy
truyền thống lịch sử văn hóa của địa phương, được thường xuyên giáo dục,
tuyên truyền về lịch sử, truyền thống yêu nước của dân tộc.
Là một giáo viên trẻ, tâm huyết với nghề, bản thân tôi luôn trăn trở tìm ra
những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. Được sự chỉ đạo của Ban
giám hiệu nhà trường, sự phối kết hợp của tổ chuyên môn với các tổ chức Đoàn
Thanh niên, đội Thiếu niên, chúng tôi đã tổ chức thành công nhiều buổi học ngoại

khóa, trong đó có bộ môn Lịch sử, như các cuộc thi: “Em yêu lịch sử xứ Thanh”,
“ Rung chuông vàng”, “Bảy sắc cầu vồng”, “Học lịch sử không khó đâu”... Đặc
biệt chúng tôi đã tổ chức các chuyến tham quan, dã ngoại cho học sinh được đến
các địa điểm là những di tích lịch sử, di tích Cách mạng...
2.2.2. Khó khăn
* Đối với Giáo viên.
Hiện nay trong quá trình giảng dạy, ngoài những giờ học chính khóa trên
lớp thì hoạt động ngoại khóa ở các trường trung học chưa được chú trọng hoặc
chưa tổ chức nhiều để học hỏi kinh nghiệm, chưa có tài liệu nhiều để tham khảo,
điều kiện để tổ chức hoạt động ngoại khóa còn bị hạn chế. Việc tổ chức cho học
sinh tham quan, dã ngoại ở một số di tích lịch sử cách mạng, không phải giáo
viên nào cũng làm được. Phần lớn các giáo viên rất lo ngại về kinh phí, quản lý
học sinh...chỉ lấy sẵn tranh ảnh đã có trên mạng hoặc những tư liệu có nội dung
liên quan đến nội dung tiết học đó, cho nên bài học nào cũng khô cứng, chất

3


lượng dạy học chưa thật sự được nâng cao, tỉ lệ học sinh yêu thích bộ môn rất
khiêm tốn.
* Đối với học sinh.
Đặc trưng của môn Lịch sử là tái tạo những gì diễn ra trong quá khứ, không
tái diễn nguyên vẹn như cũ, không lặp lại, nên nhận thức lịch sử không thể quan
sát trực tiếp và cũng không tiến hành trong phòng thí nghiệm (dù sân khấu, các lễ
hội đã cố gắng khôi phục lại sự kiện quá khứ qua các hình thức nghệ thuật; với sự
phát triển khoa học, người ta cũng chỉ có thể tái tạo trong một phạm vi mức độ
nhất định sự kiện đã xảy ra). Lịch sử được phản ánh qua các nguồn sử liệu...Vì
vậy vấn đề đặt ra là làm sao để các em nhận thức được lịch sử một cách chính
xác, chân thực như nó đã tồn tại.
Môn học Lịch sử là một môn học khó vì không chỉ nhiều khối lượng kiến

thức lịch sử thế giới mà còn lịch sử dân tộc. Học sinh muốn học giỏi môn Lịch
sử thì phải ghi nhớ một cách chính xác các sự kiện, địa điểm, ngày tháng, nhân
vật lịch sử. Đây quả là một điều hết sức khó khăn đối với các em.
Việc dạy học lịch sử hiện nay, giáo viên chưa vận dụng phương pháp một cách
linh hoạt, chủ yếu thiên về truyền đạt kiến thức, áp dụng kiểu bắt học sinh nhớ
phải học thuộc rất nhiều, hoặc ghi nhớ một cách máy móc, điều đó dẫn đến tình
trạng học sinh không phát huy được tính tích cực, dễ chán nản, không yêu thích
môn học. Số lượng học sinh “quay lưng” lại với môn lịch sử ngày càng gia tăng.
Do nhu cầu kinh tế - xã hội, đa số phụ huynh và học sinh chỉ coi trọng
những môn “thời thượng” để thi vào những trường điểm sau này có cơ hội dễ
kiếm việc làm còn các môn khoa học xã hội như môn Lịch sử thì không được
các em và phụ huynh quan tâm vì cho rằng đó là môn "phụ”. Dẫn đến kiến thức
bị “què quặt”, hoặc “cùn rỉ”.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của thời hội nhập của phim truyện nước ngoài, ,
của mạng internet, các trò chơi điện tử... thu hút, cám dỗ các em hơn là việc học,
đọc và tìm hiểu lịch sử. Do vậy, điểm “không” lịch sử trong các kì thi Trung học
phổ thông đang ở mức báo động.
* Kết quả của thực trạng:
Để có cơ sở bước đầu tôi điều tra khảo sát học sinh khi chưa thực hiện tổ
chức hoạt động ngoại khóa kết quả như sau:

Lớp

Sĩ số

7A

39

7B

7C

41
46

Rất thích
Tỉ lệ
SL
%
5
12,8
4
8

9,8
17,3

Các tiêu chí
Thích
Bình thường
Tỉ lệ
Tỉ lệ
SL
SL
%
%
8
20,6
19
48,7


không thích
Tỉ lệ
SL
%
7
17,9

7
10

10
9

17,1
21,8

4

20
19

48,7
41,4

24,4
19,5


Chất kượng đại trà:

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

TS
HS
K7

SL

Tỉ lệ
%

SL

Tỉ lệ
%

SL

Tỉ lệ
%

SL


Tỉ lệ
%

SL

Tỉ lệ
%

126

0

0

9

7,1

90

71,5

20

15,8

7

5,6


Từ kết quả trên, ta nhận thấy thái độ yêu thích bộ môn Lịch sử còn khiêm
tốn, tỉ lệ chưa yêu thích vẫn chiếm nhiều. Cũng như chất lượng đại trà không có
học sinh giỏi môn lịch sử, số lượng học sinh yếu kém vẫn còn chiếm tỉ lệ cao.
Xuất phát từ thực trạng trên bản thân tôi luôn tìm các giải pháp nhằm cải tiến
môn học để giúp học sinh tiếp thu nhanh, nhớ lâu và đắm mình trong dòng thác
lịch sử của dân tộc.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Hoạt động ngoại khóa, tham quan, dã ngoại là một hoạt động trải nghiệm
thực tế nhưng rất phức tạp, việc tổ chức gặp nhiều khó khăn, nếu tổ chức không
tốt sẽ lãng phí thời gian, tiền bạc và những hậu quả không lường hết được. Để
chuyến tham quan, dã ngoại thành công tốt đẹp, an toàn thì người giáo viên phụ
trách phải lên kế hoạch hoàn chỉnh cùng với công tác chuẩn bị phải thật chu đáo
cũng như công tác quản lý, giám sát học sinh phải chặt chẽ, sát sao. Trong nhiều
năm như: 2014 - 2015; 2015 - 2016; 2016 - 2017 nhà trường chúng tôi đã lên kế
hoạch và tổ chức các buổi ngoại khóa, tham quan, dã ngoại thành công. Đây là
một trong những biện pháp rất hữu hiệu, đối với việc dạy và học tốt môn Lịch sử
ở trường THCS nói chung và môn Lịch sử lớp 7 nói riêng.
2.3.1. Các giải pháp thực hiện:
- Xây dựng kế hoạch
- Chọn địa điểm tham quan
- Liên hệ với người thuyết minh
- Kiểm tra và đánh giá sau buổi tham quan dã ngoại.
2.3.2 Biện pháp thực hiện
2.3.2.1. Xây dựng kế hoạch
Ngay từ đầu năm học, sau khi nhận kế hoạch của nhà trường, chúng tôi đã
bắt đầu xây dựng kế hoạch và lập kế hoạch cho buổi tham quan sau đó báo cáo
Ban giám hiệu nhà trường duyệt.
Để tổ chức buổi ngoại khóa, tham quan, dã ngoại giúp học sinh yêu thích
môn lịch sử thành công và học hỏi được nhiều điều bổ ích, người lập kế hoạch

cần nắm được:
- Giáo viên phải đảm bảo xây dựng một chương trình hợp lí. Trong đó, điều
quan trọng nhất là tính an toàn cho đoàn trong quá trình tham quan, dã ngoại.
Có sự chuẩn bị phân công, lựa chọn một đến ba đồng chí giáo viên bộ
môn Ngữ văn, Lịch sử tìm hiểu trước về các địa điểm khu di tích lịch sử, di tích
cách mạng, bảo tàng dân tộc... những điểm đoàn sẽ đến hay thông qua các tài

5


liệu, mạng internet để là những hướng dẫn viên giải đáp những thắc mắc của học
sinh.
Người xây dựng kế hoạch phải xác định được các chủ đề, chủ điểm cụ thể
cho những chuyến tham quan, dã ngoại. Ví dụ: “Em yêu lịch sử xứ Thanh”, “Về
với cội nguồn lịch sử dân tộc”, “ Tìm hiểu lịch sử địa phương Thanh Hóa”,
hoặc “Học lịch sử không khó đâu”...
Xây dựng nội dung chi tiết cho chương trình tham quan, dã ngoại trong đó
cần chú ý đến đặc trưng của phương pháp giáo dục và tự giáo dục. Khai thác,
động viên, phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh.
Chương trình buổi tham quan, dã ngoại phải được sắp xếp phù hợp với
đặc điểm tâm lí, nhận thức và năng lực của học sinh.
Bên cạnh đó, người xây dựng kế hoạch phải chủ động linh hoạt, đặt ra
những vẫn đề có thể phát sinh trong buổi tham quan, dã ngoại để có phương án
xử lý.
- Mục đích của buổi tham quan, dã ngoại: Giúp học sinh hiểu biết về các
khu di tích lịch sử, các đền thờ, nơi căn cứ của các cuộc đấu tranh chống giặc
ngoại xâm. Tạo không khí vui tươi, có buổi học tập trãi nghiệm sáng tạo, hiệu
quả.
- Nội dung chương trình của buổi đi tham quan thực tế nó phải bám sát
vào bộ môn Lịch sử chương trình THCS. Giúp cho học sinh khắc sâu được kiến

thức lịch sử đã học và mở rộng thêm kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống cho mình
- Hình thức: Cần tổ chức khoa học, đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị
cần thiết như: Xe cộ, thuốc men, kinh phí, nhân lực, đúng thời gian lịch trình.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho giáo viên, ban chấp hành Đoàn - Đội,
nắm rõ lịch trình, quản lí học sinh an toàn khi tham quan.
- Học sinh cần mang đầy đủ các đồ dùng cá nhân, sổ ghi chép để buổi
tham quan đạt hiệu quả, ấn tượng, học hỏi nhiều điều bổ ích.
2.3.1.1. Kế hoạch của buổi tham quan
(Tôi xin đính kèm ở phần phụ lục).
2.3.1.2. Công tác chuẩn bị
* Giáo viên
Lên kế hoạch cho buổi tham quan - Báo cáo với Ban giám hiệu nhà
trường, liên hệ với phụ huynh học sinh để thông báo và thống nhất kế hoạch.
Chọn thời điểm tham quan cho phù hợp vào các dịp nghỉ hè, hoặc mở đầu, kết
thúc cho những phần, chương gắn với nội dung tham quan.
Xác định địa điểm tham quan: Gồm các địa điểm: Đền bà Triệu (Hậu Lộc
- Thanh Hóa, Thành nhà Hồ (Vĩnh Lộc - Thanh Hóa), Đền Lê Hoàn (Xuân Lập
- Thọ Xuân), Khu di tích lịch sử Lam kinh (Thị trấn Lam Sơn và xã Xuân Lam Thọ Xuân), các di tích lịch sử, căn cứ cách mạng Thanh Hóa và một số di tích
tiêu biểu thủ đô Hà Nội như Quốc Tử Giám, Lăng Bác, Hồ Tây, Viện bảo tàng
dân tộc...
* Thiết kế nội dung chương trình của buổi tham quan
- Báo cáo kế hoạch tham quan, xin ý kiến của Ban giám hiệu (Đ/c trưởng đoàn).
- Kinh phí (Ban giám hiệu nhà trường)
- Chăm sóc y tế (Đ/c Phụ trách Hội Chữ thập đỏ của trường chịu trách nhiệm).

6


- Phương tiện (Đ/c Trưởng đoàn).
- Phụ trách ăn, nghỉ (Đ/c Tổng phụ trách Đội + Đ/c Bí thư Đoàn)

- Lập danh sách học sinh (Giáo viên chủ nhiệm các lớp).
- Thông báo thời gian đi (Giáo viên chủ nhiệm).
- Liên hệ nơi tham quan và người thuyết minh (Đ/c Bí thư Đoàn và Tổng
phụ trách Đội).
- Thông báo kế hoạch tham quan với học sinh, liên hệ với phụ huynh học
sinh (Ban giám hiệu và Giáo viên chủ nhiệm).
* Về phía học sinh
Thành phần tham gia: Học sinh khối 7, Đội sung kích, những học sinh đạt
thành tích cao trong các kì thi học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh môn
Lịch sử.
Học sinh nắm được thời gian lịch trình, tập trung có mặt đầy đủ, đúng giờ.
Đồ dùng cá nhân chuẩn bị đầy đủ.
Học sinh nắm được nội quy của chuyến đi.
Xuống xe tập trung nghỉ ngơi nghe phổ biến nội quy nơi tham quan.
Địa điểm tham quan: Học sinh xếp hàng ngay ngắn, đi theo sự hướng dẫn
của nơi tham quan và người thuyết minh.
Hình ảnh: Học sinh đang tập trung nghe phổ biến kế hoạch
và chuẩn bị cho chuyến tham quan, dã ngoại
2.3.2.2. Chọn địa điểm tham quan
Để chuyến tham quan, dã ngoại thành công và đạt hiệu quả cao thì việc lựa
chọn các địa điểm tham quan, dã ngoại là rất quan trọng. Trước hết, giáo viên phải
xác định điểm tham quan, dã ngoại phù hợp với nội dung kiến thức bài học lịch sử.
Bên cạnh đó, còn phù hợp với điều kiện, vị trí địa lí để số học sinh tham quan được
thuận lợi. Ngoài ra, việc chọn địa điểm tham quan, dã ngoại cần phải chú ý đến thời
gian tổ chức cho mỗi chuyến đi trong phạm vi từ một đến hai ngày, không nên tổ
chức quá dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tốn kém về mặt kinh phí. Trong
những năm qua, nhà trường tôi đã đã chọn các điểm đến cụ thể:
* Tại địa phương Thanh Hóa
+ Khu di tích lịch sử đền Bà Triệu:
- Mục đích: Giúp các em hiểu biết thêm đây là nơi thờ tự vị nữ anh hùng

dân tộc có tên là Triệu Thị Trinh, người đã có công đánh đuổi quân xâm lược
Đông Ngô vào thế kỷ III sau công nguyên. Là khu Di tích quốc gia đặc biệt về
lịch sử và kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Khu di tích Bà Triệu không chỉ là nơi
ghi dấu ấn lịch sử, văn hóa mà còn là nơi lưu giữ các hiện vật quý hiếm, một kho
tàng các sự tích huyền thoại, ca dao, tục ngữ. Nơi đây còn nhiều cổ vật gìn giữ
nguyên bản như 10 cuốn thần phả viết bằng chữ Hán, quạt ngà, lược đồi mồi,
trâm ngà, long cung sơn son thiếp vàng, tượng Bà triệu bằng đồng... Lăng tháp
được xây trên đỉnh núi Tùng là mảnh đất thiêng nơi nữ anh hùng Triệu Thị Trinh
ngã xuống khi chiến đấu với quân xâm lược.

7


Hình ảnh: Thầy cô và học sinh tham quan tại khu di tích đền Bà Triệu.
+ Tham quan, dã ngoại đền thờ Lê Hoàn:
Mục đích: Đến thăm đền Lê Hoàn học sinh sẽ nắm được kiến
thức của nhà Tiền Lê, Trong Lịch sử Việt Nam Lê Hoàn không chỉ là một vị
Hoàng đế có những đóng góp to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Tống
phương Bắc, bình Chiêm phương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc
mà còn có công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước
Đại Cồ Việt. Lê Hoàn cũng là người tạo tiền đề
- Đến với khu di tích đền thờ Lê Hoàn ở xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân
học sinh sẽ được thấy được những nét đẹp kiến trúc độc đáo với 13 gian gỗ lợp
ngói cổ và là nơi gắn bó với đền thờ là lễ hội tri ân Lê Đại Hành hàng năm vào
ngày mùng 7 mùng 8 tháng 3 hằng năm được nhân dân tổ chức rất long trọng và
thành kính.
Hình ảnh: Thầy cô và học sinh của trường THCS Lam Sơn
đang tham quan và bảo vệ di tích đền thờ Lê Hoàn
+ Học sinh tham quan tại Thành nhà Hồ:
- Mục đích: Các em sẽ khắc sâu kiến thức về nhà Hồ. Thấy được Hồ Quý

Ly là “một vị vua cải cách có tài (chính trị, kinh tế tài chính, văn hóa giáo dục)
và là người yêu nước thiết tha”. Các em sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc bằng
đá có một không hai tại Việt Nam. Được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm
1397 thành này còn được gọi là thành Tây Đô (hay Tây Giai, An Tôn). Các cổng
thành được xây dựng theo kiến trúc hình mái vòm, những phiến đá trên vòm cửa
đục đẻo hình múi bưởi, xếp khít lên nhau. Toàn bộ tường thành và 4 cổng chính
được xây dựng bằng những phiến đá vôi màu xanh, được đục đẻo tinh xảo,
vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Ngày 27/6/2011, tại Paris (Pháp), trong kỳ
họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản thế giới, UNESCO đã công nhận thành Nhà
Hồ là di sản văn hóa thế giới
Hình ảnh: Học sinh và thầy cô đi tham quan, dã ngoại
và vẽ tranh tại Thành Nhà Hồ
+ Đến với địa điểm khu di tích lịch sử Lam Kinh:

8


- Mục đích: Các em sẽ hiểu rõ về “Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 –
1427)” được thấy quê hương đất nước của nhà Lê - nơi sinh ra anh hùng dân tộc
Lê Lợi, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy chiến công thế kỉ XV,
nơi tụ họp những anh hùng hào kiệt khắp bốn phương chung sức chung lòng
đánh giặc. Tham quan, dã ngoại khu di tích lịch sử Lam kinh, các em sẽ tận mắt
chứng kiến công trình xây dựng nhiều điện miếu, lăng tẩm quy mô lớn ở đất
Lam Sơn để thờ cúng tổ tiên, nơi an nghỉ của các nhà vua, Thái Hoàng, Thái
Hậu, nơi cử hành nghi lễ bái yết kiến Sơn Lăng. Là kinh đô thứ hai của

Hình ảnh: Thầy cô và học sinh tham quan, dã ngoại tại khu di tích lịch sử Lam Kinh.
* Một số các điểm tham quan Hà Nội
+ Văn Miếu Quốc Tử Giảm:
- Mục đích: Là nhân chứng lịch sử ngàn năm của thủ đô Hà Nội, Quốc Tử

Giám còn là ngôi trường “khai sinh” ra rất nhiều nhân tài tuấn kiệt cho đất nước.
Tại đây các em hiểu biết sâu sắc hơn về kiến thức lịch sử “Nước Đại Việt thời
Lý”, thấy được công trình kiến trúc được xây dựng để dạy học và thờ cúng
Khổng Tử cùng các bậc hiền tài nho học xưa, Văn miếu Quốc Tử Giám là minh
chứng cho sự quyết tâm nâng cao học thức của thời Lý, Văn miếu Quốc Tử
Giám là công trình xây dựng nhằm cổ vũ tinh thần hiếu học của nhân dân ta
cũng như tìm kiếm các nhân tài phục vị

Hình ảnh: Thầy cô và học sinh tham quan, dã ngoại tại Văn miếu Quốc Tử Giám
+ Thăm lăng chủ tịch Hồ Chí Minh:
- Mục đích: Các em sẽ hiểu thêm về Bác Hồ - Người dã dành trọn cuộc
đời, tâm huyết của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Người đã
mãi đi xa, nhưng hình ảnh về một vị lãnh tụ vĩ đại, đáng kính, được nhân loại
biết đến và kính nể thì mãi mãi vĩnh hằng trong trái tim mỗi thế hệ người Việt
Nam chúng ta và bạn bè quốc tế. Bác Hồ - một con người giản dị, nhưng toát lên
linh hồn của

9


Hình ảnh Thầy cô và học sinh đi tham quan lăng Bác
* Tổ chức cho học sinh tham gia các buổi dã ngoại quân sự
Việc tổ chức cho các em đi học tuần quân sự cũng là hình thức dã ngoại
giúp học sinh có thêm kiến thức, sự hiểu biết về quân đội nhân dân Việt Nam.
Tại đây chúng tôi được giáo dục về truyền thống xây dựng, chiến đấu và trưởng
thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng, truyền thống đấu tranh cách
mạng của lực lượng vũ trang nhân dân, được bồi dưỡng chính trị tư tưởng đạo
đức lối sống. Những giờ học thực sự khó khăn và vất vả nhưng các em ai cũng
thấy vui vì được trải nghiệm cảm giác trãi nghiệm thực tế, gần gủi với các anh
bồ đội cụ Hồ. Bên cạnh đó các em còn được học các bài học làm người, xây

dựng tình cảm bạn bè với mọi người, sự đoàn kết trong tập thể...Sau thời gian
học các em thật sự đã trở thành những người chiến sĩ nhỏ sẵn sàng bảo việt đất
nước Việt Nam.

Hình ảnh: Học sinh dã ngoại tìm hiểu, rèn luyện
học tập về truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam.
Qua những địa điểm tham quan, dã ngoại, các em được trực tiếp trãi
nghiệm thực tế, được học tập sáng tạo, được bồi dưỡng tư tưởng, rèn luyện đạo
đức và quan trọng hơn nữa là được giáo dục truyền thống yêu nước, yêu dân tộc.
2.3.4. Liên hệ với người thuyết minh - Nhịp cầu nối các em và những
hiểu biết mới
Việc tổ chức cho học sinh tham quan, dã ngoại và việc chọn người thuyết
minh cho buổi tham quan là vô cùng quan trọng. Cùng với sự chuẩn bị của của
giáo viên trong nhà trường, chúng tôi đã chú ý đến việc của người thuyết minh ở
địa điểm tham quan, dã ngoại vì người thuyết minh là chiếc cầu nối giữa học

10


sinh với những di tích lịch sử, căn cứ cách mạng, bảo tàng lịch sử với những địa
danh của trận chiến hào hùng của dân tộc làm cho những nhân chứng lịch sử đó
thật sống động, gần gũi và như đang trở về trước mắt học sinh. Từ đó học sinh
có thể tiếp cận thông tin dễ dàng, có thể ghi nhớ sâu sắc, ấn tượng tốt đẹp, khó
quên và đặc biệt là thông qua buổi dã ngoại các em có tâm lí yêu thích và học tốt
môn lịch sử.
Nội dung thuyết minh trong buổi tham quan là rất quan trọng. Người
thuyết minh phải có nhiệm vụ truyền tải những hiểu biết về kiến thức lịch sử cho
các em, thông qua buổi tham quan đó các em có những hiểu biết mới, bồi đắp,
bổ sung, khắc sâu kiến thức. Để học sinh tái tạo cho mình những diễn biến lịch
sử, ghi nhớ những chiến tích, những chiến công, những con người bất tử vì độc

lập dân tộc. Đồng thời khơi gợi ở học sinh về lòng yêu nước và niềm tự hào dân
tộc.

Hình ảnh: Người thuyết minh đang giới thiệu về khu di tích lịch sử Lam Kinh
* Ngoài các buổi tham quan, dã ngoại, chúng tôi còn tổ chức buổi
hoạt động ngoại khoá tại trường
- Ban giám hiệu nhà trường cùng với Tổ chuyên môn, chúng tôi còn kết
hợp với Đoàn thanh niên địa phương, tổ chức Đoàn Đội trong nhà trường lên kế
hoạch mời các CCB ở địa phương để giao lưu kể chuyện lịch sử về các cuộc
chiến đấu chống Pháp và Mỹ, nhân dịp ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt
Nam 22/12, kỷ niệm ngày sinh nhật Bác

Hình ảnh: Buổi nói chuyện truyền thống cách mạng nhân dịp 22/12 tại trường
Bên cạnh đấy, trưởng THCS Lam sơn chúng tôi còn tổ chức các buổi hoạt
động ngoại khóa tại trường như: "Em yêu lịch sử xứ thanh", "Rung chuông
vàng" "Bảy sắc cầu vồng", "Học lịch sử không khó đâu"... rất thành công, được
nhiều học sinh tham gia và

11


Hình ảnh: Học sinh đang tham gia cuộc thi "Rung chuông vàng"
năm học 2017 - 2018
2.3.5. Các bước kiểm tra, đánh giá sau các buổi tham quan, dã ngoại
* Giáo viên:
- Giáo viên đánh giá, rút kinh nghiệm những việc làm tốt và những việc còn
hạn chế cần phải khắc phục.
- Giáo viên có thể kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh sau mỗi sau mỗi
chuyến tham quan, dã ngoại bằng nhiều hình thức như: Vẽ tranh, viết bài thu
hoạch ...

* Học sinh:
- Sau các buổi tham quan, dã ngoai, học sinh viết bài thu hoạch: Nhiều em
viết bài thu hoạch rất tốt, có nhiều cảm nhận, ý kiến sâu sắc.
(Sản phẩm ở phần phụ lục)
- Cho học sinh vẽ tranh những điểm đến tham quan, dã ngoại. Nhiều học
sinh đã tham gia vẽ tranh Thành Nhà Hồ, bia Vĩnh Lăng...
(Sản phẩm ở phần phụ lục)
Bên cạnh các bài viết thu hoạch có chất lượng của học sinh, Hoạt động
ngoại khóa tham quan, dã ngoại giáo dục học sinh ý thức bảo vệ di sản văn hóa
bằng hành động việc làm cụ thể như sau:

Hình ảnh: Thầy cô và học sinh dâng hương báo công trước Thái Miếu khu di
tích lịch sử Lam Kinh

12


Hình ảnh: Học sinh đang chăm sóc tại bia Vĩnh Lăng
khu di tích lịch sử Lam kinh
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
2.4.1. Đối với việc tổ chức hoạt động ngoại khóa, tham quan, dã ngoại
Qua buổi học ngoại khóa tham quan, dã ngoại các em được hòa
mình vào tập thể, cùng nhau vui chơi, học tập, được tận mắt chứng kiến
các di tích lịch sử, di sản văn hóa, các bảo tàng, căn cứ cách mạng... để
thấy được quá khứ oai hùng, anh dũng, kiên trung, bất khuất của dân tộc
bao đời chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước. Thấy được những công
trình kiến trúc vĩ đại, nơi kinh đô một thời lừng lẫy của bao đời vua chúa
xưng vương và các em hiểu được những giá trị lao động, óc sáng tạo, bàn
tay khéo léo của những con người tài hoa đất Việt kiến tạo. Từ đó, các em

hiểu được học lịch sử không chỉ nắm giữ về kiến thức mà còn giáo dục
các em trở thành những con người chuẩn mực đạo đức, có giá trị sống
nhân văn, đậm đà bản sắc dân tộc. Là những chủ nhân tương lai của đất
nước.
Với việc tổ chức hoạt động tham quan, dã ngoại cho học sinh, tôi thấy
trong các tiết học lịch sử, các em học tập sôi nổi, hứng thú hơn. Đa số các em
đều thích tìm hiểu kiến thức lịch sử. Sau đây là kết quả đối chứng ở học sinh lớp
7 mà tôi đã điều tra được.
Các tiêu chí

số

Lớp

Rất thích

Thích

Bình thường

Không thích

SL

Tỉ lệ
%

SL

Tỉ lệ

%

SL

Tỉ lệ
%

SL

Tỉ lệ
%

7A

39

15

38,5

19

48,7

5

12,8

0


0

7B

41

16

39,1

19

46,3

6

14,6

0

0

7C

46

17

36,9


25

54,3

4

8,6

0

0

Kết quả đại trà:
Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

TS
HS
K7

SL

Tỉ lệ

%

SL

Tỉ lệ
%

SL

Tỉ lệ
%

SL

Tỉ lệ
%

SL

Tỉ lệ
%

126

22

17,4

45


35,8

58

46,1

1

0,7

0

0

13


Qua kết quả trên cho thấy các em rất yêu thích môn học học lịch sử, chất
lượng và hiệu quả của môn Lịch sử được nâng cao rõ rệt.
2.4.2. Kết quả qua các kì thi học sinh giỏi về môn Lịch sử
Ở kì thi học sinh giỏi của Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT tổ chức các em
học sinh rất thích tham gia. Học sinh đều tự giác ôn tập, tìm hiểu kiến thức ở các
tài liệu từ sách vở, Internet, báo chí và qua những chuyến đi trãi nghiệm thực tế
để lĩnh hội tri thức. Kết quả đạt được như sau:
* Kết quả Cuộc thi “Em yêu Lịch sử xứ Thanh cấp trường, cấp
huyện, cấp tỉnh trong năm học: 2016 – 2017 đã đạt được như sau:
Cấp huyện:
- Toàn trường đạt 17 giải (2 nhất, 4 nhì, 7 ba, 4 khuyến khích)
Cụ thể:
+ Giải nhất: 2

1. Em Mai Thúy ngọc
- Lớp 9A
2. Em Lê Việt Cường
- Lớp 8B
+ Giải nhì: 4
1. Em Nguyễn Thị Thảo
- Lớp 9B
2. Em Phạm Thị Phượng
- Lớp 8A
3. Em Nguyễn Thị Thơm
- Lớp 6B
4. Em Lê Thế Đức
- Lớp 6C
+ Giải ba
1. Em Nguyễn Thị Thu Giang
- Lớp 9A
2. Em Nguyễn Đỗ Vân Trinh
- Lớp 8B
3. Em Nguyễn Thị Quỳnh Anh
- Lớp 9C
4. Hoàng Gia Thiên Phúc
- Lớp 9A
5. Em Bùi Thế Vinh
- Lớp 7C
6. Em Nguyễn Mai Anh
- Lớp 7B
7. Em Trần Thị Thanh Bình
- Lớp 7C
+ Giải khuyến khích:
1. Em Hoàng Việt Anh

- Lớp 9B
2. Em Nguyễn Thị Châu Anh
- Lớp 9D
3. Em Lê Khánh Huyền
- Lớp 9D
4. Em Trịnh Việt Hùng
- Lớp 6 C
5. Em Trần Tiết Đạt
- Lớp 6B
Giải cấp tỉnh: Toàn trường có 7 giải (2 giải ba, 5 giải khuyến khích)
Cụ thể:
+ Giải ba
1. Phạm Thị Phượng
- Lớp 8 A
2. Mai Thúy Ngọc
- Lớp 9A
+ Giải khuyến khích
1. Em Nguyễn Thị Thơm
- Lớp 6B
2. Em Lê Văn Đức
- Lớp 6C
3. Em Phạm Thị Thu Giang
- Lớp 8A
4. Em Lê Việt Cường
- Lớp 8B

14


5. Em Nguyễn Đỗ Vân Trinh


- Lớp 8B

* Từ việc được tham gia các buổi tham quan, dã ngoại ở lớp 7 nên
học sinh rất yêu thích và đăng kí các kì thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh
môn lịch sử lớp 8 cấp huyện, đã đạt kết quả khá cao.
Năm học 2016 – 2017
Giải văn hóa cấp huyện: Toàn trường có 7 giải ( 2 giải nhì, ba giải ba, 2
giải khuyến khích)
Cụ thể: + Giải nhì
1. Em Đỗ Thị Quyên
- Lớp 8B
2. Trịnh Thị Ngọc
- Lớp 8C
+ Giải ba
1. Em Lê Việt Cường
- Lớp 8B
2. Em Phạm Thúy Ngân
- Lớp 8C
3. Em Lê Hạnh Trang
- Lớp 8A
+ Giải khuyến khích
1. Em Trần Ngọc Dung
- Lớp 8D
1. Em Nguyễn Thị Khánh Linh
- Lớp 8C
Giải cấp tỉnh Trường có 1 giải ba
1. Em Trịnh Thị Ngọc
Năm học 2017 – 2018
Giải cấp huyện: Toàn trường có 7 giải (1 giải nhất, 3 giải nhì, 2 giải ba, 1

giải khuyến khích)
Cụ thể:
+ Giải nhất
1. Em Nguyễn Thị Thu
- Lớp 8B
+ Giải nhì
1. Em Nguyễn Thị Châu Anh
- Lớp 8D
2. Nguyễn Mai Anh
- Lớp 8 B
3. Em Võ Ngọc Vy
- Lớp 8B
+ Giải ba
1. Em Bùi Thế Vinh
- Lớp 8C
2. Em Trần thị Thanh Huyền
- Lớp 8C
+ Giải Khuyến khích
1. Em Hoàng Thị Ngân Hà
- Lớp 8A
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Hoạt động ngoại khóa, tham quan, dã ngoại là một hoạt động học tập trãi
nghiệm thực tế. Giúp học sinh có nhiều cơ hội khám phá, mở rộng tầm hiểu biết,
được học tập, vui chơi và khắc sâu kiến thức bài học trên lớp. Thông qua hoạt
động ngoại khóa, tham quan, dã ngoại, học sinh được tiếp xúc trực tiếp với các
hiện vật, các di tích lịch sử, căn cứ cách mạng, bảo tàng lịch sử. Như vậy các em
dễ dàng hình dung ra những gì sảy ra trong quá khứ, để từ đó làm “sống dậy”

15



niềm yêu thích môn Lịch sử ở học sinh. Hoạt động tham quan, dã ngoại góp
phần quan trọng trong việc giáo dục truyền thống cách mạng, tình yêu quê
hương đất nước cho các thế hệ học sinh, nhằm khơi gợi cho các em về lòng tự
hào dân tộc. Qua đó, các em có ý thức phấn đấu, học tập và rèn luyện. Góp phần
xây dựng quê hương, đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh, đưa đất nước ta vững bước đi lên Chủ nghĩa xã hội.
Thanh Hóa là mảnh đất “Địa linh nhân kiệt”, có rất nhiều khu di tích lịch sử, di
tích cách mạng như: Đền Bà Triệu, Đền thờ Lê Hoàn, Thành nhà Hồ, Khu di tích
Lịch sử Lam Kinh, chiến khu Ngọc Trao, cầu Hàm Rồng... cho nên việc tổ chức
cho học sinh tham quan, dã ngoại rất thuận lợi. Qua đó nhằm khích lệ tinh thần
học hỏi, say mê tìm hiểu kiến thức lịch sử, có ý thức trân trọng, bảo vệ các di
sản văn hóa của dân tộc.
Với mục tiêu thực hiện tốt trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương
đạo đức, tự học và sáng tạo” cùng với phong trào “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” bản thân tôi là người dạy bộ môn nên tôi luôn tìm hiểu
phương pháp dạy học sao cho học sinh có thể nắm vững kiến thức dễ và nhanh
nhất. Đồng thời giữa các em có hứng thú, yêu thích môn học lịch sử. Kết quả
các bài thi điểm cao, khả quan hơn, đạt nhiều giải cao qua các kì thi học sinh
giỏi cấp huyện, cấp tỉnh tổ chức.
Trong quá trình thực hiện đề tài với thời lượng cho phép nên tôi không tránh
khỏi những thiếu xót, tôi rất mong các quý thầy cô và đồng nghiệp góp ý cho đề
tài: "Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa giúp học sinh lớp 7 học
tốt môn Lịch sử" để được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
3.2. Kiến nghị
* Đối với cấp trên.
- Hỗ trợ thêm các nguồn tư liệu về môn Lịch sử như: Video, băng hình,

tranh ảnh mầu, lược đồ.
- Thường xuyên tổ chức các lớp chuyên đề ngoại khóa để các trường được
giao lưu học hỏi kinh nghiệm.
- Có sự khích lệ động viên, và tạo điều kiện cũng như động viên trường
thực hiện thành công, có chất lượng, hiệu quả trong hoạt động ngoại khóa tham
quan, dã ngoại.
* Đối với nhà trường.
- Có kế hoạch tổ chức các chương trình ngoại khóa nói chung và môn Lịch sử
nói riêng từ đầu năm học: Kinh phí, chọn địa điểm, thành phần tham gia ...
- Thực hiện công tác tuyên truyền và vận động để các bậc phụ huynh học
sinh hiểu được tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa có tác động tích cực
đến kết quả học tập của con em. Từ đó quan tâm, hỗ trợ, hợp tác tích cực với
nhà trường và giáo viên để tổ chức tốt các chuyến tham quan, dã ngoại.
* Đối với giáo viên.

16


Làm tốt công tác động viên tới từng học sinh của mình cũng như công tác
vận động phụ huynh.
Giáo dục được ý thức kĩ luật cho học sinh khi tham quan dã ngoại để
tránh những rủi ro đáng tiếc, có ý thức bảo vệ các di sản, hiện vật trong lúc tham
quan.
- Hướng dẫn học sinh đánh giá kết quả sau mỗi chuyến đi.
- Bản thân giáo viên phải tích cực tham gia, tận tụy và có trách nhiệm cao
trong công việc, xây dựng kế hoạch tham quan, dã ngoại.
- Từ tìm hiểu, học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, vận dụng
đổi mới phương pháp dạy - học trên lớp và tổ chức ngoại khóa.
Thọ Xuân, ngày 20 tháng 03 năm


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

2018
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.

Lê Hương Lan

17



×