Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN NÂNG CAO HIỆU QUẢ dạy và học môn hóa học lớp 10 BẰNG VIỆC GIẢI THÍCH các HIỆN TƯỢNG THỰC TIỄN LIÊN QUAN đến bài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.33 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 . Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí luận
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
1.4.2.1. phương pháp quan sát
1.4.2.2.Phương pháp điều tra khảo sát bằng phiếu
1.4.2.3. Phương pháp phỏng vấn
1.4.3. Phương pháp thống kê toán học
1.5.Những điểm mới của sáng kiến
II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.2.Thực trạng của đề tài nghiên cứu
2.2.1.Thực trạng dạy và học môn Hóa học ở trường THPT
Nguyễn Thị Lợi
2.2.2. Đánh giá thực trạng
2.3. Các giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài
2.3.1.Tổ chức triển khai thực hiện
2.3.2.Các ví dụ minh họa thông qua một số hiện tượng trong thực tiễn
được sử dụng vào bài dạy môn hóa học lớp 10
2.4. Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm
2.4.1. Kết quả đạt được
2.4.2. Bài học kinh nghiệm
III. KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo


1

Trang
2
2
2
3
3
3
3
3
3
3
3
3
4
4
4
4
5
5
5
6
15
15
16
16
16
17
18



I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Hóa học là bộ môn khoa học tự nhiên. Mục đích của môn học là giúp học
sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những tri thức, hiểu
biết về thế giới, con người thông qua các bài học. Học hóa để hiểu, để giải
thích được các vấn đề thực tiễn thông qua cơ sở cấu tạo nguyên tử , phân tử ,
sự chuyển hóa của các chất bằng các phương trình hóa học....Đồng thời là
khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo, tạo ra những ứng dụng phục vụ
đời sống con người. Hóa học góp phần giải tỏa, xóa bỏ hiểu biết sai lệch làm
phương hại đến đời sống, tinh thần của con người .
Môn hóa học ở trường trung học phổ thông nếu không có những bài giảng
và phương pháp hợp lí, phù hợp với đối tượng học sinh thì dễ làm cho học
sinh thụ động trong việc tiếp thu và vận dụng kiến thức, Trước tình hình đó,
việc đổi mới phương pháp dạy học hóa học đã và đang trở thành yếu tố quyết
định hiệu quả của giờ dạy . Một trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu
quả và tiến bộ là phát huy tính thực tế.
Trong việc dạy học môn hóa học ở trường trung học phổ thông, người
giáo viên phải có vốn kiến thức thực tế sâu rộng, có khả năng gắn bài giảng
với thực tế, thiết kế được những bài giảng sinh động, nâng cao được hiểu biết
và kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của học sinh.
Nhưng thực trạng dạy và học hoá học ở trường phổ thông cho thấy đôi khi
lí thuyết chưa gắn liền với thực tiễn, xa rời thực tiễn, nặng về lí thuyết, nhẹ
về thực hành. Những ứng dụng của hoá học trong đời sống và sản xuất học
sinh không biết hoặc biết một cách không tường tận, không hiểu bản chất .Đã
có hiện tượng một số bộ phận học sinh không muốn học hóa học, ngày càng
lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của hóa học. Nhiều giáo viên chưa quan tâm
đúng mức đối tượng giáo dục, chưa đặt ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm
nghiên cứu , hiện tượng cùng một cách dạy, một bài giảng cho nhiều lớp,

nhiều thế hệ học trò là không ít. Chính vì những thực trạng trên mà hạn chế
sự phát triển tư duy và khả năng sáng tạo của học sinh, dần dần học sinh mất
đi những hiểu biết vốn rất lí thú của bộ môn khoa học thực nghiệm này.
Với những lí do trên tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, tham khảo tư liệu và áp
dụng đề tài :
“Nâng cao hiệu quả dạy và học môn Hóa học lớp 10 bằng việc giải thích
các hiện tượng thực tiễn liên quan đến bài học”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này sẽ làm rõ ý nghĩa khoa học hóa học có thể ứng dụng thực tiễn
trong đời sống thường ngày qua giảng dạy môn hóa học lớp 10 nhằm phát
huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực, hứng thú với môn học. Trên cơ sở đó,
đề tài cũng sẽ đem lại cho giáo viên và học sinh những nhận thức về phương
pháp học tập, làm việc mang tính hợp tác, thấy rõ vai trò tích cực của học sinh

2


và chủ đạo của giáo viên làm cho hóa học không khô khan, bớt đi tính đặc thù
phức tạp.
Tóm lại , đề tài muốn góp một tiếng nói vào phong trào đổi mới phương
pháp dạy và học, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo trong tình hình
đất nước hiện nay.
1.3. Nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này nhằm giải quyết ba vấn đề cơ bản sau:
- Một là, nghiên cứu những vấn đề lí luận về phương pháp dạy học hóa học ở
trường trung học phổ thông.
- Hai là, nghiên cứu tình hình thực tế qua việc dự giờ các tiết dạy của giáo
viên cùng bộ môn để đánh giá và rút ra phương pháp dạy thích hợp, đồng thời
nghiên cứu hiệu quả học tập của học sinh trong suốt quá trình thực hiện giải
pháp .

- Ba là, trên cơ sở thống kê số liệu chỉ rõ cách thực hiện và hiệu quả của việc
áp dụng đề tài :“Nâng cao hiệu quả dạy và học môn Hóa học lớp 10 bằng
việc giải thích các hiện tượng thực tiễn liên quan đến bài học”.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thông qua việc giải thích các hiện tượng
thự tiễn liên quan đến bài học trong dạy học môn Hóa học lớp 10 nhằm nâng
cao hiệu quả dạy và học .
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí luận
- Thu thập các loại tài liệu , sách ,báo , tạp chí có liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu những ứng dụng của hoá học trong đời sống và sản xuất.
- Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa hoá học lớp 10 , các nội
dung và bài tập hoá học liên quan đến thực tiễn .
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
1.4.2.1. phương pháp quan sát
Phương pháp này thực hiện bằng cách theo dõi và phân loại học sinh (Giỏi,
khá , trung bình, yếu, kém) để đưa ra cách giải hợp lí cho từng đối tượng .
1.4.2.2.Phương pháp điều tra khảo sát bằng phiếu
Sử dụng hệ thống câu hỏi, phiếu điều tra nhằm thu thập số liệu để đánh giá
thực trạng và đề xuất các giải pháp.
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng bài tập hoá học có nội dung liên quan đến thực
tiễn trong giảng dạy môn hoá học lớp 10 hiện nay .
1.4.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn trao đổi trực tiếp với tổ trưởng, tổ nhóm chuyên môn và tham khảo
ý kiến của các giáo viên dạy giỏi về các vấn đề liên quan đến đề tài .
1.4.3. Phương pháp thống kê toán học
- Tố chức cho học sinh giải quyết các bài tập đó dưới sự hướng dẫn của giáo
viên.
- Tổ chức kiểm tra để thu thập thông tin về khả năng vận dụng kiến thức và
hứng thú của học sinh đối với môn học trước và sau khi thực nghiệm .
1.5 Những điểm mới của sáng kiến

3


Đề tài này được phát triển từ sáng kiến kinh nghiệm “Thiết kế và sử dụng bài
tập hóa học có nội dung liên quan đến thực tiễn trong dạy học môn Hóa học
lớp 10 THPT”. Điểm mới của sáng kiến này là sử dụng các câu hỏi liên quan
đến thực tiễn phù hợp hơn với năng lực của học sinh. Đề tài cũng nêu cách
thức áp dụng cụ thể cho từng phần, từng bài học. Nhờ đó, hiệu quả dạy học
được nâng cao rõ rệt.
II. NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lí luận
Hóa học là bộ môn khoa học thực nghiệm. Những nội dung của hóa học
luôn gắn liền với thực tiễn đời sống và sản xuất. Mục đích của môn hóa học
là giúp học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh; nâng cao những tri thức và
hiểu biết về thế giới về con người thông qua các bài học, các giờ thực hành...
Học hóa để hiểu, để giải thích được các vấn đề thực tiễn thông qua cơ sở
cấu tạo nguyên tử, sự chuyển hóa giữa các chất bằng các phương trình hóa
học.
Học hóa để biết, đó là góp phần giải tỏa, xóa bỏ những hiểu biết sai lệch
làm ảnh hưởng, phương hại đến đời sống ,tinh thần của con người.
Học hóa để làm, là khởi nguồn, là cơ sở để sáng tạo ra những ứng dụng
phục vụ đời sống con người.
Để đạt được mục đích của môn hóa học, ngoài việc phải tiếp thu đầy đủ
những kiến thức từ trên lớp,từ sách giáo khoa, từ thầy cô, học sinh còn tự
mình sưu tầm và tìm hiểu những hiện tượng xảy ra trong đời sống thường
ngày; vận dụng những kiến thức đã học để giải thích những hiện tượng đó,
nhờ vậy học sinh được củng cố kiến thức sâu sắc hơn. Và cũng nhờ đó học
sinh thấy học môn hóa dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn
hơn.
2.2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu

2.2.1. Thực trạng dạy và học môn Hóa học ở trường THPT Nguyễn Thị
Lợi
Trong quá trình giảng dạy tôi thấy rằng học sinh chưa hứng thú với môn
Hóa học, nhiều học sinh thấy sợ khi học môn Hóa, thấy môn hóa thật khó
hiểu, khó tiếp thu, và nhanh quên kiến thức. Đặc biệt đối với học sinh lớp 10,
môn Hóa với các em càng khó khăn hơn vì ở THCS các em không được tìm
hiểu sâu sắc về bộ môn dẫn đến những kiến thức cơ bản về hóa học của các
em rất mơ hồ, non nớt.
Qua điều tra tìm hiểu tôi thấy rằng, trong quá trình học tập học sinh ít
được hoạt động, nặng về nghe giảng, ghi chép rồi học thuộc, ít được suy
luận, chủ động tìm kiếm, tiếp thu kiến thức. Do vậy, phương pháp học của
học sinh là thụ động, ít tư duy, sáng tạo và vì vậy học sinh thường gặp khó
khăn khi giải quyết các bài tập hóa học đặc biệt là những bài tập liên quan
đến thực tế.

4


Trong quá trình dạy học, việc sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy
học của giáo viên cũng còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết
quả dạy học. Các hình thức hoạt động của giáo viên và phương pháp mà giáo
viên sử dụng chưa nhằm vào yêu cầu tổ chức cho học trò hoạt động, chưa chú
trọng vào việc hình thành phương pháp tư duy, rèn luyện cho học sinh năng
lực sáng tạo .
2.2.2. Đánh giá thực trạng
Kết quả khảo sát chất lượng môn Hóa học lớp 10 trường THPT Nguyễn Thị
Lợi trong hai năm gần đây trước khi thực hiện đề tài :
Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài

Năm học


Lớp

2016- 2017

10B
10K

2017- 2018

10B
10K

Số

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

HS
40
31

SL

0
1

%
0
3,22

SL
8
12

%
20
38,71

SL
15
11

%
37,5
35,48

SL
15
7

%
37,5
22,59


SL
2
0

%
5
0

42

0

0

6

14,29

23

22.9

10

23,81

3

7,14


35

2

5.71

9

25,73

16

45,71

8

22,85

0

0

Qua kết quả khảo sát trên ta dễ dàng nhận thấy số lượng học sinh đạt từ
trung bình trở lên trong năm học 2016-2017 là 67,46 % ; năm học 2017-2018
là 76,67% ; số lượng học sinh khá giỏi rất hạn chế.Trước thực trạng trên, tôi
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn hóa học
lớp 10 THPT.
2.3. Các giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài
2.3.1.Tố chức triển khai thực hiện

Để tổ chức thực hiện giáo viên có thể dùng nhiều phương tiện , nhiều cách
như : bằng lời giải thích, hình ảnh, đoạn phim, bài hát, câu ca dao, tục ngữ....
Bằng các ví dụ minh họa thông qua một số hiện tượng thực tiễn có thể áp
dụng trong từng bài, từng chương trong chương trình sách giáo khoa lớp 10.
Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống thường ngày thay cho lời
giới thiệu vào bài giảng mới. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất
ngờ nhưng lại tạo ra hứng thú cho học sinh đối với bài học .
Nêu các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày qua các
phương trình hóa học cụ thể trong bài học. Cách nêu vấn đề này làm cho học
sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn của bài học và giải tỏa tính tò mò của
học sinh.
Nêu các hiện tượng thực tiễn liên quan đến đời sống thường ngày qua
chuyện kể và có thể đan xen bất cứ thời điểm nào trong suốt tiết học. Cách
làm này sẽ tạo không khí học tập thoải mái, từ đó tăng thêm hứng thú với bộ
môn và kích thích niềm đam mê hóa học.
5


Nêu các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống thường ngày sau khi kết
thúc bài học. Cách nêu vấn đề này tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến
thức đã học tìm cách giải thích các hiện tượng từ đó khắc sâu kiến thức đã
học.
Sử dụng bài tập hoá học có nội dung liên quan đến thực tiễn để nêu và giải
quyết vấn đề. Đây là một trong những phương pháp hiệu quả nhằm phát huy
tính chủ động sáng tạo của người học.
Ví dụ khi dạy phần sản xuất axit sunfuric, giáo viên đưa ra những vấn đề
thực tiễn sản xuất dưới dạng các bài tập để hình thành kiến thức mới cho học
sinh .
Ví dụ 1: Khi dạy phần sản xuất axit sunfuric, giáo viên đưa ra bài tập sau:
Trong giai đoạn 3 của quá trình sản xuất axit sunfuric,, người ta thường dùng

H2SO4 đậm đặc 88,3% để hấp thụ SO3 mà không dùng H2O để hấp thụ SO3?
Như vậy bài tập này có tính chất nêu vấn đề làm cho học sinh phải vận dụng
tính chất của các chất đã học để giải quyết vấn đề đó.Việc đưa ra những vấn
Việc đưa ra những vấn đề đó sẽ kích thích trí tò mò, tư duy tích cực của học
sinh. Sau khi nêu vấn đề dưới dạng những câu hỏi thực tiễn, học sinh tự giải
quyết vấn đề và rút ra cho mình những nhận xét .
Sử dụng bài tập hoá học có nội dung liên quan đến thực tiễn trong việc
củng cố kiến thức và kĩ năng. Đối với tiết nghiên cứu tài liệu mới, kiến thức
và kĩ năng mới được hình thành sẽ chưa vững chắc nếu không được củng cố
ngay. Việc củng cố bằng cách cho học sinh nhắc đi nhắc lại nhiều lần lí thuyết
được coi là cách củng cố không hiệu quả. Nội dung bài tập củng cố có thể
đưa ra ngay sau nội dung bài học .
Ví dụ 2: Sau khi học xong bài “Cân bằng hoá học ” giáo viên có thể đưa ra
bài tập sau :
Xét hệ cân bằng sau trong một bình kín :
��


 H = 131 KJ
C(r) + H2O(k) ��
CO(k) + H2(k)
Cân bằng trên chuyển dịch như thế nào khi biến đổi một trong các điều kiện
sau?
- Tăng nhiệt độ .
- Thêm lượng hơi nước vào .
- Thêm khí H2 vào .
- Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống .
- Dùng chất xúc tác .[3]
Qua bài tập này học sinh sẽ củng cố, khắc sâu được các yếu tố ảnh hưởng đến
chuyển dịch cân bằng .

2.3.2. Các ví dụ minh họa thông qua một số hiện tượng trong thực tiễn
được sử dụng vào bài dạy môn hóa học lớp 10
Ví dụ 1: Vì sao sau những cơn mưa giông, không khí trở nên trong lành, mát
mẻ hơn? [2]
Hướng dẫn :
6


Sau những cơn mưa giông, không khí thường trở nên trong lành, mát mẻ
hơn . Có hai nguyên nhân :
- Nước mưa đã gột sạch bụi bẩn làm bầu không khí được trong sạch .
- Trong cơn giông đã xảy ra phản ứng tạo thành O3 từ O2:
3O2 ��
� 2O3.
Ozon là chất khí màu xanh nhạt, mùi nồng, có tính oxi hóa mạnh. Ozon có tác
dụng tẩy trắng và diệt khuẩn mạnh. Do vậy sau cơn mưa giông không khí có
lẫn ít ozon trở nên trong lành, mát mẻ.
Áp dụng : Giáo viên có thể áp dụng vấn đề trên trong phần ứng dụng của
ozon hay đặt câu hỏi trên sau khi học xong bài học .
Ví dụ 21: Tại sao không dùng bình thủy tinh để đựng dung dịch HF?
Hướng dẫn :
Tuy dung dịch HF là một axit yếu nhưng nó có khả năng đặc biệt là ăn mòn
thủy tinh. Do thành phần chủ yếu của thủy tinh là SiO 2 nên khi cho dung dịch
HF vào thì xảy ra phản ứng :
4HF + SiO2 ��
� SiF4 + 2H2O.
Áp dụng : Đây là phần kiến thức mà bất cứ học sinh nào cũng phải biết được
sau khi học xong bài Flo và hợp chất của nó . Giáo viên có thể hỏi học sinh
sau khi dạy phần tính chất của Flo và hợp chất (tiết 44- Bài Flo- Brom- iot ).
Ví dụ 3: Vì sao ta hay dùng bạc để “đánh gió” khi bị cảm ? [8]

Hướng dẫn :
Khi bị bệnh cảm , trong cơ thể con người sẽ tích tụ một lượng khí H 2S tương
đối cao . Chính lượng H2S sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi . Khi ta dùng bạc để
đánh gió thì xảy ra phản ứng :
4Ag + 2H2S +O2 ��
� 2Ag2S  + H2O
Do đó , lượng H2S trong cơ thể giảm và dần sẽ hết bệnh . Miếng bạc sau khi
đánh gió sẽ có màu xám đen của Ag2S.
Áp dụng : Hiện tượng “đánh gió” đã được ông bà ta sử dụng từ rất xa xưa
cho đến tận bây giờ để chữa bệnh cảm . Cách làm này rất có cơ sở khoa học
mà mọi người cần phải biết . Giáo viên có thể nêu câu hỏi trên khi dạy phần
trạng thái tự nhiên của Hiđrosunfua (tiết 54 bài Hiđrosunfua).
Ví dụ 42: Tại sao nước máy thường dùng ở các thành phố lại có mùi khí clo?
Hướng dẫn :
Trong hệ thống nước máy , người ta cho một lượng nhỏ khí Clo vào để có
tác dụng diệt khuẩn , khử trùng nước do một phần clo tác dụng với nước sinh
ra axit HClO . Axit hipoclorơ HClO sinh ra có tính oxi hóa mạnh nên có tác
dụng khử trùng , sát khuẩn nước.
��


Cl2 + H2O ��
HCl + HClO
Áp dụng : Giáo viên có thể đặt câu hỏi cho học sinh suy nghĩ , trả lời trong
phần ứng dụng của clo (tiết 38, lớp 10).
Ví dụ 5: Tại sao trong công nghiệp phải dùng bình thép khô để chứa khí Clo
mà không được dùng bình thép ẩm ? [5]
Hướng dẫn :
7



Nếu dùng bình thép ẩm , Clo sẽ tác dụng với nước theo phương trình hoá học
sau :
��


Cl2 + H2O ��
HCl + HClO
Axit sinh ra ăn mòn bình đựng khí clo. Vì vậy phải dùng bình thép khô để
chứa khí clo.
Áp dụng : Giáo viên có thể đặt câu hỏi này trong tiết luyện tập về Clo và axit
Clohiđric .
Ví dụ 63:
Muối Iôt rất tốt cho sức khoẻ con người . Nếu thiếu iôt dễ gây ra bệnh
bướu cổ . Vậy muối iôt có thành phần như thế nào?( iôt tồn tại dưới dạng hợp
chất nào ? )Tại sao khi dùng muối iôt người ta thường nêm muối iôt sau khi
thực phẩm đã được nấu chín (ngừng đun) ?
Hướng dẫn :
Muối iôt là loại muối ăn có trộn thêm một lượng nhỏ hợp chất của iôt
(thường là KI hoặc KIO3) . Hợp chất của iôt có thể bị phân huỷ ở nhiệt độ cao
nên người ta thường nêm muối iôt sau khi đã ngừng đun .
Áp dụng : Giáo viên có thể đặt câu hỏi này sau khi dạy xong phần Iôt nhằm
giúp học sinh hiểu được lợi ích của việc ăn muối iôt và tuyên truyền cho cộng
đồng.
Ví dụ 7: Giải thích tại sao khi sản xuất vôi từ đá vôi theo phương trình hoá
học sau
��


CaCO3 (r) ��

CaO(r) + CO2(k)  H > 0
Thì phải đảm bảo các yêu cầu sau :
a) Nhiệt độ không quá 12000C.
b) Luôn thông gió vào lò .
c) Kích thước nguyên liệu tương đối đồng đều . [8]
Hướng dẫn :
Đây là phản ứng thuận nghịch và thu nhiệt , nên các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu suất phản ứng là : nhiệt độ , áp suất , diện tích tiếp xúc.
a) Nhiệt độ tốt nhất trong khoảng 1000 - 1100 0C , vì phản ứng thu nhiệt
nên khi tăng nhiệt độ thì cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận ,
nhưng nếu nhiệt độ tăng quá cao lớn hơn 1200 0C thì các oxit như SiO2,
Al2O3 , Fe2O3 nóng chảy bám vào CaO , làm cho vôi sống tạo thành
không tan trong nước được .
b) Luôn thông gió vào lò để khí CO2 thoát ra ngoài , làm cân bằng chuyển
dịch theo chiều thuận .
c) Kích thước nguyên liệu phải tương đối đồng đều , nếu kích thước quá
khác nhau sẽ làm cho chất lượng vôi không đồng đều , có phần còn
sống do đá vôi chưa phân huỷ hết , có phần bị già hoặc vỡ vụn làm tắc
lò.
Áp dụng : Sau khi học xong bài cân bằng hóa học (tiết 67,68) Hóa học lớp 10
, giáo viên có thể sử dụng bài tập này để củng cố kiến thức .
8


Ví dụ 8:
Chia một dung dịch nước Brom màu vàng thành hai phần . Dẫn khí A không
màu đi qua phần một thì dung dịch mất màu . Dẫn khí B không màu đi qua
phần hai thì dung dịch sẫm màu hơn.
Hãy cho biết khí A và khí B có thể là những chất khí gì ? Viết các phương
trình hoá học.[5]

Hướng dẫn :
Khí A không màu làm mất màu nước Brom , vậy khí A là SO 2. Khí B không
màu đi qua dung dịch Brom thì dung dịch sẫm màu hơn ; vậy khí B là HI do
phản ứng sinh ra I2.
Phương trình phản ứng :
SO2 + Br2 + 2H2O ��
� 2HBr + H2SO4
2HI + Br2 ��
� 2HBr + I2
Áp dụng : Sau khi học xong chương “Halogen” có thể sử dụng bài tập trên
để củng cố các kiến thức . Qua bài tập này sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức
về tính oxi hoá của brom , tính khử của I- và rèn kĩ năng giải thích hiện tượng
thí nghiệm .
Ví dụ 9: Tại sao dây chuyền sản xuất axit clohiđric thường đi liền với công
đoạn điện phân muối ăn ?[8]
Hướng dẫn :
Khí H2 và Cl2 là nguyên liệu để sản xuất axit clohiđric HCl và cũng là sản
phẩm của quá trình điện phân dung dịch muối ăn bão hoà NaCl
dpdd
� 2NaOH + Cl2 � + H2 �
2 NaCl + 2 H2O ���
mn
Áp dụng : Giáo viên có thể đặt câu hỏi này khi cho học sinh nghiên cứu phần
sản xuất axit HCl và sản xuất khí Clo trong công nghiệp .
Ví dụ 10: Trong công nghiệp sản xuất axit HCl và axit H2SO4 đều dựa theo
nguyên tắc ngược dòng , nhưng tại sao đối với axit HCl người ta dùng H2O để
hấp thụ khí hiđroclorua HCl còn đối với axit H2SO4 , người ta lại dùng H2SO4
đặc để hấp thụ SO3 . [8]
Hướng dẫn :
SO3 khi hấp thụ H2O tạo ra “mù” axit sunfuric là những hạt nhỏ . H 2SO4

không ngưng tụ thành những giọt lớn để cho ta H 2SO4 lỏng mà theo dòng khí
bay ra ngoài trời theo ống khói , làm ô nhiễm môi trường và làm cho các thiết
bị bị ăn mòn dần . Dùng H 2SO4 đặc hấp thụ SO3 tự do tạo ra oleum có công
thức hoá học là H2SO4.nSO3 và từ oleum này có thể pha loãng bằng nước tạo
dung dịch H2SO4 có nồng độ tuỳ ý :
� H2SO4.nSO3
H2SO4 + nSO3 ��
� (n+1) H2SO4
H2SO4.nSO3 + n H2O ��
Còn khí HCl hấp thụ vào nước lại cho ta axit HCl , do khí hiđroclorua tan vô
hạn trong nước .
Áp dụng : Giáo viên có thể đặt câu hỏi này khi cho học sinh nghiên cứu phần
sản xuất axit H2SO4 .
9


Ví dụ 114: Trong công nghiệp để sản xuất NaOH người ta thường điện phân
dung dịch NaCl có màng ngăn. Khi đó dung dịch thu được có lẫn NaCl .
Bằng cách nào có thể loại bỏ NaCl ra khỏi hỗn hợp sản phẩm ?
Hướng dẫn :
Khi điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xảy ra phản ứng như sau :
dpdd
� 2NaOH + Cl2 � + H2 �
2NaCl + 2H2O ���
mn
Dung dịch thu được chứa 8% NaOH còn lẫn rất nhiều NaCl . Do độ tan của
NaCl nhỏ hơn NaOH nên để có NaOH tinh khiết người ta dùng phương pháp
kết tinh phân đoạn : cô dung dịch , NaCl sẽ kết tinh trước . Lặp lại nhiều lần
sẽ tách được NaCl và thu được dung dịch chỉ chứa NaOH.
Áp dụng : Giáo viên có thể đặt câu hỏi này để học sinh về nhà nghiên cứu sau

khi học xong bài Clo.
Ví dụ 125:
Những người bị đau dạ dày do dư axit trong dịch vị khi bị lên cơn đau
thường uống một chất bột màu trắng hoặc viên nén (thuốc muối) thì cơn
đau hết ngay . Hãy cho biết thành phần của loại thuốc muối trên?
Hướng dẫn :
Axit clohiđric có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể
. Trong dịch vị dạ dày của người có axit clohiđric với nồng độ khoảng từ
0,0001M đến 0,001M (có pH tương ứng là 4 và 3). Khi trong dịch vị dạ dày
của người , nồng độ axit HCl nhỏ hơn 0,0001M (pH> 4) ta mắc bệnh khó
tiêu, nếu nồng độ axit lớn hơn 0,001M ta mắc bệnh ợ chua. Khi đó , bệnh
nhân thường được cho uống một số loại thuốc có chứa NaHCO 3 (còn gọi là
thuốc muối ), tên dược phẩm là Nabica. Khi uống thuốc này xảy ra phương
trình hoá học sau :
� NaCl + H2O + CO2 �
NaHCO3+ HCl ��
Phản ứng này làm giảm axit dư trong dạ dày nên làm dịu cơn đau .
Áp dụng : Giáo viên có thể đặt câu hỏi này khi cho học sinh nghiên cứu vai
trò của axit Clohiđric. (Bài Hiđroclorua. Axit clohiđric và muối clorrua.)
Ví dụ 13:
Tại sao khí H2S lại độc với cơ thể ?[6]
Hướng dẫn :
Khí H2S độc với người vì khi vào máu , máu sẽ hoá đen do tạo ra FeS làm
cho hemoglobin của máu chứa ion Fe2+ bị phá huỷ:
� FeS + 2H+
H2S+ Fe2+ (trong hemoglobin) ��
Làm cho hemoglobin hồng cầu không làm nhiệm vụ chuyển tải oxi từ phổi
đến các mao quản của các cơ quan trong cơ thể .
Áp dụng : Giáo viên có thể đặt câu hỏi này cho học sinh về nhà tìm hiểu sau
khi đã nghiên cứu xong tính chất của H 2S (bài Hiđrosunfua . Lưu huỳnh

đioxit và Lưu huỳnh trioxit).
Ví dụ 14:
Tại sao trong kem đánh răng thường chứa một lượng nhỏ florua ?[6]
10


Hướng dẫn :
Răng được bảo vệ bởi lớp men cứng , dày khoảng 2 mm . Lớp men này là
hợp chất Ca5(PO4)3OH và được tạo thành từ cân bằng sau :
��


5Ca2+ + 3 PO43- + OH- ��
Ca5(PO4)3OH
Tuy men răng là tổ chức rất bền vững nhưng sức chịu đựng với axit rất kém .
Người ta thường trộn vào thuốc đánh răng NaF hay SnF 2, vì ion F- có thể tác
dụng với Ca3(PO4)2 của men răng tạo thành hợp chất canxi florua phôtphat rất
ổn định , hợp chất này làm thành một lớp không tan trong axit :
��


5Ca2+ + 3 PO43- + F- ��
Ca5(PO4)3F
Ngoài ra florua còn có tác dụng làm ngưng tác dụng trao đổi của các vi khuẩn
, làm giảm lượng axit lăctic sinh ra trong miệng .
Áp dụng : Giáo viên có thể đặt câu hỏi này sau khi học xong phần ứng dụng
của Flo (Bài Flo- Brom - Iot).
Ví dụ 15:
Tại sao người ăn trầu thường có hàm răng chắc và bóng ?[6]
Hướng dẫn :

Răng được bảo vệ bởi lớp men cứng , dày khoảng 2 mm . Lớp men này là
hợp chất Ca5(PO4)3OH và được tạo thành từ cân bằng sau :
��


5Ca2+ + 3 PO43- + OH- ��
Ca5(PO4)3OH
2+
Khi ăn trầu do trong vôi có Ca và OH nên làm cân bằng trên chuyển dịch
theo chiều thuận tạo men răng.
Áp dụng : Giáo viên có thể đặt câu hỏi này trong tiết luyện tập về Cân bằng
Hóa học .
Ví dụ 166: Đề kiểm tra chương “ Oxi - Lưu huỳnh”
Trong tự nhiên có nhiều nguồn chất hữư cơ sau khi bị thối rữa tạo ra khí
H2S. Tuy nhiên trong không khí hàm lượng H2S rất ít vì
A. H2S tan được trong nước
B. H2S bị CO2 trong không khí oxi hoá thành chất khác .
C. H2S bị oxi trong không khí oxi hoá chậm thành chất khác .
D. H2S bị phân huỷ ở nhiệt độ thường tạo ra S và H2.
Hướng dẫn :
Đáp án C.
Do trong không khí nó bị oxi không khí oxi hoá theo phản ứng :
2 H2S + O2(kk) ��
� 2S  + 2 H2O
7
Ví dụ 17 : Đề kiểm tra 15 phút chương “ Halogen”
Trong phòng thí nghiệm để loại bỏ một lượng lớn khí Clo gây ô nhiễm không
khí người ta sử dụng
A. Dung dịch NaOH
B. Dung dịch Ca(OH)2

C. Dung dịch NH3
D. Dung dịch AgNO3
Hướng dẫn :
Đáp án đúng là B
7
Ví dụ 18 :
11


Nêu hiện tương xảy ra và giải thích hiện tương quan sát được khi đặt mẩu vải
hoặc giấy màu vào hõm sứ rồi nhỏ tiếp vào vài giọt nước Gia - ven.
Hướng dẫn :
Hiện tượng : mẩu giấy màu bị mất màu do nước Gia ven có chứa NaClO , khi
tiếp xúc với không khí có CO2 sẽ sinh ra một lượng HClO có tính tẩy màu.
Phương trình phản ứng:
NaClO + CO2 + H2O ��
� NaHCO3 + HClO
Áp dụng :
Đây là một bài tập mà giáo viên có thể nêu ra trong tiết thực hành để học sinh
làm thí nghiệm và kiểm chứng lại những kiến thức lí thuyết về tính tẩy màu
của nước Gia-ven.
Bảo vệ môi trường đất , nước và không khí trong sạch là nhiệm vụ của mỗi
người , của mỗi quốc gia . Chính vì vậy việc giáo dục cho học sinh ý thức
trách nhiệm bảo vệ môi trường không chỉ có bộ môn môi trường mà cần thiết
ở các bộ môn khác đặc biệt là hoá học . Vì hoá học giải thích được bản chất ,
hiện tượng của ô nhiễm môi trường và cả những phương hướng khắc phục .
Các ví dụ dưới đây giáo viên có thể sử dụng lồng ghép đưa vào các tiết học
nhằm giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường.
Ví dụ 198:
Dẫn mẫu khí thải của một nhà máy qua dung dịch Pb(NO 3)2 dư thấy xuất

hiện kết tủa màu đen . Hiện tượng đó chứng tỏ trong khí thải của nhà máy có
khí nào sau đây ?
A. H2S
B. CO2
C. NH3
D. SO2
Hướng dẫn :
Chọn đáp án A
Pb(NO3)2 + H2S ��
� PbS  + 2 HNO3
Áp dụng :
Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi này trong tiết ôn tập hoặc kiểm tra, đánh giá
chương Oxi - Lưu huỳnh.
Ví dụ 209:
Trong phòng thí nghiệm chẳng may bị rơi vãi thuỷ ngân, làm thế nào để có
thể thu hồi hết thuỷ ngân rơi vãi này ?
Hướng dẫn :
Rắc bột lưu huỳnh vào , do ở điều kiện thường, lưu huỳnh tác dụng ngay với
thuỷ ngân tạo thành chất rắn HgS và chúng ta sẽ thu hồi thủy ngân dưới dạng
HgS :
Hg + S ��
� HgS
Áp dụng :
Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi này khi cho học sinh nghiên cứu phần tính
chất của Lưu huỳnh (Bài Lưu huỳnh)
Ví dụ 2110:
Tại sao khi sử dụng than để nấu , nung gạch ngói , nung vôi lại gây ô nhiễm
môi trường. Hãy nêu biện pháp chống ô nhiễm môi trường và giải thích.
12



Hướng dẫn :
Khi sử dụng than để nấu, nung gạch ngói, nung vôi, sinh ra khí CO, CO2 là
những khí có hại cho môi trường nên làm ô nhiễm môi trường :
C+ O2 t 0 CO2
CO2 + C t 0 2 CO
Một trong mhững biện pháp quan trọng để chống ô nhiễm môi trường do khí
CO2 gây ra là trồng nhiều cây xanh . Do cây xanh hấp thụ khí CO 2 đồng thời
thải ra môi trường khí Oxi :
   (C6H10O5)n + 6nO2 
6nCO2 + 5nCO2  anhsang
Áp dụng :
Giáo viên có thể đặt câu hỏi này sau khi học xong phần Vai trò của Oxi (bài
Oxi )
Ví dụ 2211:
Brom lỏng hay hơi đều rất độc. Để xử lí lượng Brom lỏng không may bị đổ
với mục đích bảo vệ môi trường, có thể dùng một hoá chất thông thường dễ
kiếm nào sau đây ?
A. Dung dịch NaOH
B. Dung dịch Ca(OH)2
C. Dung dịch KOH
D. Dung dịch NaI
Hướng dẫn :
Đáp án đúng là B
12
Ví dụ 23 :
Ta biết hiđrosunfua nặng hơn không khí và trong tự nhiên có nhiều nguồn
phát sinh ra nó, nhưng tại sao trên mặt đất khí này không tích tụ lại ?
Hướng dẫn :
Do trong không khí nó bị oxi không khí oxi hoá theo phản ứng :

2 H2S + O2(kk) ��
� 2S  + 2 H2O
Ví dụ 24:
Hiện tượng mưa axit là gì ? Tác hại như thế nào ?[3]
Hướng dẫn :
Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy ) có
chứa các khí SO2, NO, NO2,...Các khí này tác dụng với Oxi và hơi nước trong
không khí nhờ xúc tác oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy ) hoặc ozon
tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.
2SO2 + O2 + H2O ��
� 2H2SO4
2NO + O2 ��
� 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2O ��
� 4HNO3
Axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3 tan vào nước mưa tạo mưa axit . Vai
trò chính của mưa axit là H2SO4 còn HNO3 đóng vai trò thứ hai.
Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới.
Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các
tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các loại đá này có thành
phần chính là CaCO3 ):
13


� CaSO4 + CO2  + H2O
CaCO3 + H2SO4 ��
� Ca(NO3)2 + CO2  + H2O.
CaCO3 + 2HNO3 ��

Áp dụng :

Ngày nay hiện tượng mưa axit và những tác hại của nó đã gây nên những hậu
quả nghiêm trọng , đặc biệt là ở những nươc công nghiệp phát triển. Vấn đề ô
nhiễm môi trường luôn được cả thế giới quan tâm. Việt Nam chúng ta đang
rất chú trọng đến vấn đề này. Do vậy mà giáo viên phải cung cấp cho học sinh
những hiểu biết về hiện tượng mưa axit cũng như tác hại của nó nhằm nâng
cao ý thức bảo vệ môi trường. Cụ thể giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho
học sinh trả lời sau khi dạy xong phần Sản xuất axit sunfuric trong bài Axit
sunfuric và Muối sunfat.
Ví dụ 25:
Thuốc nổ đen được người Trung Quốc và Việt Nam sử dụng từ nhiều thế kỉ
trước khi người Châu âu biết đến thuốc nổ. Hãy cho biết thành phần, phản
ứng hoá học chủ yếu và tác dụng của thuốc nổ đen .Giải thích ý nghĩa của
công thức kinh nghiệm “Nhất đồng thán, bán đồng sinh, lục đồng diêm”.[1]
Hướng dẫn :
Thuốc nổ đen là hỗn hợp nghiền mịn, trộn đều : diêm tiêu KNO3, than gỗ
C và lưu huỳnh S theo tỉ lệ % về khối lượng :
KNO3(74,82%) : S (11,85%) : C(13,33%)
Phản ứng chủ yếu :
2KNO3 + S + 3C  K2S +N2 � +3 CO2 �
Kết quả là thuốc nổ đen cháy tạo ra một thể tích khí lớn gấp 2000 lần thể tích
thuốc ban đầu. Nó sẽ cháy yên lặng trong bình hở và sẽ nổ tung trong bình
kín .
Công thức pha chế kinh nghiệm thuốc nổ đen : Nhất đồng thán (một
phần than), bán đồng sinh (nửa phần lưu huỳnh), lục đồng diêm (sáu phần
diêm tiêu) gần đúng với công thức thuốc nổ đen hiện dùng : 15% than + 10%
lưu huỳnh + 75% KNO3.
Áp dụng :
Phát triển du lịch và quốc phòng có ý nghĩa quan trọng trong sự tăng trưởng
kinh tế của đất nước . Giải quyết các vấn đề này không thể không kể đến vai
trò hàng đầu của hoá học .Vì vậy ,sử dụng những bài tập hoá học có nội dung

liên quan đến hai nghành này chính là làm cho học sinh thấy rõ vai trò của
hoá học dối với sự phát triển kinh tế ,du lịch và quốc phòng. Cụ thể, giáo viên
có thể đặt câu hỏi trên cho học sinh trả lời sau khi học xong bài Lưu huỳnh.
Ví dụ 26:
Có một đoàn nghiên cứu hoá thạch ở một hang động nọ, nơi này có rất nhiều
dơi, nhiệt độ hơi thấp, làm sởn cả gai ốc nhưng họ vẫn không đốt lửa để sưởi
ấm.Tại sao?[6]
Hướng dẫn :

14


Do trong phân dơi có KNO3 và S , nếu đốt lửa sẽ tạo ra phản ứng cháy của
thuốc súng :
2KNO3 + S + 3C  K2S +N2 � +3 CO2 �.
Ví dụ 27:
Giải thích tại sao trong tàu ngầm người ta dùng natri peoxit để cung cấp oxi
và hấp thụ khí CO2 do thuỷ thủ đoàn hô hấp thải ra?[1]
Hướng dẫn :
Na2O2 (r) + H2O(l) ��
� 2 NaOH(aq) + H2O2 (aq)
(1)
t0
2 H2O2   2H2O(l) + O2 (k) �
(2)
Trong tàu ngầm người ta dùng natri peoxit để cung cấp oxi (2) và hấp thụ khí
CO2 do thuỷ thủ đoàn hô hấp thải ra bằng dung dịch NaOH tạo ra trong phản
ứng (1).
Áp dụng :
Giáo viên có thể đặt câu hỏi này cho học sinh sau khi học xong bài OxiOzon.

2.4. Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm
2.4.1. Kết quả đạt được
Trong thời gian từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019 , tôi đã:
- Dự giờ một số giáo viên trong trường THPT Nguyễn Thị Lợi .
- Sử dụng các bài tập hoá học có nội dung liên quan đến thực tiễn ở hai
lớp 10B và 10K.
Sau khi áp dụng các phương pháp này vào giảng dạy tôi thấy chất lượng học
sinh nâng cao rõ rệt . Dưới đây là kết quả sau khi thực hiện đề tài.
Kết quả khảo sát chất lượng sau khi thực hiện đề tài

Năm
học

Lớp

Giỏi

Số
HS

2018-

10B

44

2019

10K


41

SL
4
4

Khá

TB

Yếu

Kém

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL


%

9,09

21

47,73

15

34,09

4

9,09

0

0

9,76

26

63,41

10

24,39


1

2,44

0

0

Qua kết quả khảo sát chất lượng sau khi thực hiện đề tài tôi thấy học sinh đạt
từ trung bình trở lên tăng rõ rệt . Cụ thể : trong năm học 2018-2019, số học
sinh từ trung bình trở lên đạt tỉ lệ 94,24%.
Thực hiện so sánh chất lượng khảo sát trước và sau khi thực hiện đề tài tỉ lệ
bình quân học sinh đạt từ trung bình trở lên tăng 26,78% ; số lượng học sinh
khá , giỏi tăng 42,13% và đặc biệt sau khi thực hiện đề tài không còn học sinh
kém bộ môn .
2.4.2. Bài học kinh nghiệm
15


Qua thời gian nghiên cứu và vận dụng đề tài , tôi đã rút ra một số kinh
nghiệm như sau :
Về liên hệ thực tế trong dạy học hóa học, giáo viên giúp học sinh tích cực
tham gia vào các hoạt động tìm kiếm kiến thức thông qua các bài tập lí thuyết
và thực hành. Qua đó kiến thức và kĩ năng của các em sẽ được củng cố một
cách vững chắc , kết quả học tập không ngừng được nâng cao. Học sinh đã
thực sự chủ động không còn gượng ép , đã biết tự lĩnh hội tri thức cho mình,
từ đó tạo niềm say mê và hứng thú trong học tập môn hóa học.
Hoàn toàn có thể sử dụng nội dung nêu trên để giúp học sinh hoạt động
tìm kiếm kiến thức, rèn kĩ năng giải thích một số hiện tượng có liên quan đến
cuộc sống thường ngày. Yêu cầu giáo viên phải làm tốt các khâu chuẩn bị và

khéo léo phối hợp tốt các phương pháp sao cho phù hợp với từng nội dung và
mức độ kiến thức đối với từng đối tượng học sinh.
Nội dung nêu trong đề tài có khả năng phát huy tốt năng lực tư duy độc lập
của học sinh, làm cho không khí học tập của học sinh hào hứng và sôi nổi
hơn.
III. KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Sau một thời gian kiểm nghiệm tôi thấy việc liên hệ thực tiễn trong quá
trình dạy học là một trong những phương thức tốt nhất để hoá học thực sự là
một bộ môn khoa học đầy lí thú. Nó không chỉ phát triển tư duy, óc sáng tạo
của học sinh mà còn hình thành thế giới quan cho học sinh và làm tăng hứng
thú của học sinh đối với bộ môn.
Những kinh nghiệm nêu trong đề tài nhằm mục đích bồi dưỡng phát triển
kiến thức , kĩ năng cho học sinh vừa bền vững, vừa sâu sắc phát huy tối đa sự
tham gia tích cực của người học. Đề tài này còn tác động rất lớn đến việc phát
triển tiềm lực trí tuệ, nâng cao năng lực tư duy độc lập và khả năng tìm tòi
sáng tạo cho học sinh. Tuy nhiên cần biết vận dụng các kĩ năng một cách hợp
lí và biết kết hợp các kiến thức cơ bản cho từng bài học cụ thể thì mới đạt
được kết quả cao. Đề tài được áp dụng trong quá trình giảng dạy môn hóa học
lớp 10, những câu hỏi đưa ra giúp cho bài học không còn khô khan, cứng
nhắc từ đó tạo sự lôi cuốn, tăng hứng thú học tập cho học sinh.
Qua sự thành công bước đầu của việc áp dụng nội dung này thiết nghĩ
chúng ta cần thiết phải có những đổi mới trong cách dạy và học. Không nên
chỉ bó hẹp trong việc truyền thụ những kiến thức lí thuyết mà xa rời thực tiễn,
nặng về lí thuyết, nhẹ về thực hành. Sáng kiến kinh nghiệm này chỉ là một
phần rất nhỏ là kinh nghiệm của bản thân thu được trong quá trình giảng dạy
một phạm vi học sinh nhỏ hẹp. Trong khi viết đề tài này chắc chắn tôi chưa
thấy hết được những ưu điểm và tồn tại trong tiến trình áp dụng. Vì vậy tôi rất
mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp để đề tài ngày càng hoàn thiện


16


hơn. Qua đó tạo động lực để tôi tiếp tục xây dựng câu hỏi và áp dụng vào các
bài giảng môn hóa học 11và 12.
3.2. Kiến nghị
Xuất phát từ mục tiêu không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng dạy và
học , tôi mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau:
Tổ nhóm chuyên môn tăng cường đổi mới việc sinh hoạt chuyên môn theo
hướng xây dựng bài học nhằm phát huy năng lực của học sinh.
Sở giáo dục và nhà trường đầu tư thêm trang thiết bị dạy và học để tạo điều
kiện phát huy tối đa hiệu quả của giờ học góp phần nâng cao chất lượng dạy
và học.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm
2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Lê Thị Lan

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài tập lý thuyết và thực nghiệm Hóa học tập 1- Cao Cự Giác – NXB
Giáo dục – 2010.
17



2. Hoá học chìa khoá vàng (Biên dịch : Từ Văn Mạc , Trần Thị Ái – NXB
ĐH Quốc gia Hà Nội -2002).
3. Sách giáo khoa hoá học lớp 10. (NXB Giáo dục)
4. Sách giáo viên Hoá học lớp 10.(NXB Giáo dục)
5. Sách bài tập hoá học 10. (NXB Giáo dục).
6. Tạp chí Hoá học và ứng dụng.
7. 109 nguyên tố hoá học (Trần Ngọc Mai - NXB GD - 2002).
8. 385 câu hỏi và đáp về hóa học với đời sống (Nguyễn Xuân Trường –
NXB GD- 2006)
Cùng nhiều tài liệu tham khảo khác .
DANH MỤC CÁC SKKN ĐÃ ĐƯỢC SỞ GD VÀ ĐT THANH HÓA XẾP
LOẠI
1.“Thiết kế và sử dụng bài tập hoá học có nội dung liên quan đến thực tiễn
trong chương trình sách giáo khoa Hoá học lớp 12 ” .
Xếp loại C cấp tỉnh năm học 2010-2011.
2.“Thiết kế và sử dụng bài tập hoá học có nội dung liên quan đến thực tiễn
trong dạy học môn Hoá học lớp 10 THPT ” .
Xếp loại C cấp tỉnh năm học 2011-2012.
3.“Thiết kế và sử dụng bài tập hoá học có nội dung liên quan đến thực tiễn
trong dạy học môn Hoá học lớp 11 THPT ” .
Xếp loại C cấp tỉnh năm học 2014-2015.

18



×