Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN nâng cao kiến thức giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh thông qua dạy học bài 47

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 26 trang )

MỤC LỤC
1- Mở đầu…………………………………................................................Trang 1
1.1.Lí do chọn đề tài……………………………………………........................ 1
1.2 Mục đích nghiên cứu……………………………………………................. 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu……………………………………………................ 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………….................. 2
1.5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm...........................................................2
2- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm……………………..................................... 3
2.1. Cơ sở lí luận....……………………………………………...........................3
2.2.Thực trạng của vấn đề...................……………..............................................3
2.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện………………………………................... 5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm...........................................................
20
3- Kết luận, kiến nghị………………………………….................................... 20
3.1. Kết luận …………………………………………………...........................20
3.2. Kiến nghị …………………………………………………........................ 20

1


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong nhiều năm dạy học ở trường tôi nhận thấy tỉ lệ không nhỏ học sinh
phải bỏ học giữa chừng để kết hôn. Có em mới vào học lớp 10, có em lớp 11,
thậm chí có em sắp thi tốt nghiệp lớp 12. Dở dang việc học và kết hôn khi chưa
đủ tuổi, lại sinh con sớm đem lại nhiều thiệt thòi cho các em. Nguyên nhân dẫn
tới những hệ lụy đáng tiếc đó một phần do gia đình buông lỏng quản lí, do các
em chưa nhận thức đúng về tình yêu, yêu sớm, quan hệ tình dục sớm dẫn tới có
thai và phải nghỉ học.
Ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 16 triệu nữ tuổi từ 13 đến 18 có
thai, 95% trong số này tập trung ở các quốc gia có thu nhập trung bình hoặc thu


nhập thấp trong đó có Việt Nam. “Cơn bão” văn hóa phẩm đồi trụy xâm nhập
vào Việt Nam nhưng giới trẻ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về giới tính,
nhiều trẻ bước vào đời sống “chăn gối” trong độ tuổi vị thành niên.
Qua nghiên cứu cho thấy trẻ vị thành niên quan hệ tình dục sớm dẫn đến
có thai là do thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, không áp dụng hoặc áp dụng
không thường xuyên các biện pháp tránh thai. Mặt khác còn do thiếu sự quan
tâm và trang bị kiến thức của gia đình, nhà trường. Các phụ huynh còn khá dè
dặt trong việc trao đổi với con em mình về sức khỏe sinh sản, đùn đẩy trách
nhiệm cho nhà trường. Trong khi đó, chương trình học chính khóa đã quá dày
nên việc giáo dục chăm sóc sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên ở trường chỉ
mang tính phong trào. Những nguyên nhân khách quan và chủ quan nói trên đẩy
trẻ vị thành niên vào thế“tự tìm hiểu”.Riêng ở Việt Nam, mỗi năm có từ 1,2 đến
1,4 triệu trường hợp nạo phá thai, trong số này có khoảng 300.000 là nữ thanh
niên chưa có gia đình. So với các nước trong khu vực, Việt Nam trở thành một
trong những quốc gia có tỉ lệ phá thai cao nhất. Điều này không những chỉ tốn
kém về kinh tế, vật chất mà còn đem lại những hậu quả nặng nề về mặt sức
khoẻ, tinh thần cho trẻ vị thành niên. Hiện tượng xâm hại tình dục trong học
đường ngày càng gia tăng do kiến thức hạn chế, thiếu ý thức phòng chống.
Chính vì vậy, giáo dục sức khoẻ vị thành niên, đặc biệt là sức khoẻ sinh sản giúp
học sinh có được những kiến thức cơ bản và ý thức phòng chống các hiện tượng
xâm hại tình dục đang trở nên phổ biến hiện nay, phải được đặt lên hàng đầu
trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ nhân dân và chiến lược xây dựng con người
mới, xã hội mới của quốc gia.
Sinh học là một trong những môn học có đầy đủ chức năng nhiệm vụ
trong việc cung cấp cho học sinh các kiến thức đó. Giúp các em trang bị những
kĩ năng cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân, nhận thức được hậu quả từ đó có
ý thức, bản lĩnh kiềm chế, vượt qua những cám dỗ.
Nhận thức được tầm quan trọng vấn đề này, nhiều năm qua trong thực tiễn
giảng dạy đứng lớp, ở những bài học có liên quan, tôi thường xuyên tích hợp
lồng ghép các kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, về bảo vệ bản thân,

phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh, đặc biệt là học sinh nữ.

2


Vì thế tôi quyết định chọn đề tài "Nâng cao kiến thức giáo dục sức khỏe
sinh sản cho học sinh thông qua dạy học bài 47 “Điều khiển sinh sản ở
động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người ” Sinh học 11 cơ bản nhằm góp
phần phòng chống xâm hại tình dục học đường.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Sức khỏe sinh sản vị thành niên là một vấn đề rất rộng, nhiều và khó. Ở
đây tôi chỉ đề cập đến một phần nhỏ của vấn đề nhằm giúp các em tăng thêm
kiến thức và sự hiểu biết để ngay bản thân các em có một ý thức bảo vệ sức
khỏe và phòng tránh tốt nhất cũng như tuyên truyền cho người thân và cộng
đồng xung quanh mình. Để xây dựng một cuộc sống khỏe mạnh, an toàn cho
bản thân và xã hội.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Vấn đề giáo dục giới tính trong bài 47 - Sinh đẻ có kế hoạch ở ngườisinh học lớp 11 THPT.
- Học sinh lớp 11 trường THPT4 Thọ Xuân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở vấn đề đạt ra tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng lí thuyết.
+ Nghiên cứu tài liệu về vấn đề dạy học tích hợp.
+ Nghiên cứu cấu trúc, nội dung bài 11.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để thống kê, xử lí, đánh giá kết
quả thu được.

1.5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài về giáo dục sức khỏe sinh sản không mới, tuy nhiên vấn đề này
chưa bao giờ là cũ, đặc biệt trong những năm qua nạn phá thai, xâm hại tình dục
đang ngày càng ở mức độ báo động.
Trong sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi muốn trọng tâm nêu ra biện
pháp phòng chống như thế nào để phù hợp nhất với tâm lý lứa tuổi học đường.

3


2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
Theo Tổ chức y tế thế giới, vị thành niên nằm trong độ tuổi từ 10-19, ở
một số nước vị thành niên là những người từ 13-20 hoặc từ 15-24 tuổi. Trẻ em
bước vào tuổi vị thành niên bằng những dấu hiệu của tuổi dậy thì. Tuổi dậy thì
đối với nữ được tính từ khi xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên (khoảng 13 -14
tuổi), còn đối với nam kể từ khi xuất tinh lần đầu tiên (khoảng 14 - 15 tuổi).
Tuổi dậy thì còn tuỳ thuộc vào dân tộc (châu Á sớm hơn châu Âu), nơi sinh sống
(thành thị sớm hơn nông thôn), mức sống (bây giờ sớm hơn trước đây). Các nhà
Dân số học cho biết, ngày nay đối với toàn thế giới tuổi dậy thì đến sớm hơn
nhiều: Nữ lên 10, nam 12 - 13, trường hợp cá biệt có thể đến sớm hơn hoặc
muộn hơn bình thường.
Tuổi dậy thì là tuổi có khả năng sinh sản, nhưng cơ thể các em vẫn ở vào
tuổi vị thành niên nghĩa là chưa chín muồi về sinh dục, chưa ổn định về mặt tâm
sinh lý và chưa thể làm cha, làm mẹ được. Vì vậy chúng ta phải giáo dục sức
khoẻ sinh sản, tạo điều kiện cho các em vị thành niên qua được giai đoạn khủng
hoảng của tuổi dậy thì để trở thành người lớn thực sự.
Bước vào tuổi dậy thì, tuyến yên tiết ra những lượng lớn hormone FSH
(follicle stimulating hormone) và hormone LH (lutein hormone) có tác dụng
kích thích hoạt động của buồng trứng (nếu là nữ), tinh hoàn (nếu là nam). Khi

nhận được lệnh của tuyến yên, buồng trứng của nữ giới tăng cường sản xuất 2
hormone là estrogen và progesteron, còn tinh hoàn của nam giới sẽ sản xuất
hoocmon testosterone. Các hormone này khiến cho cơ thể có những biến đổi
sinh học cả bên trong và bên ngoài thật kỳ diệu: biến đổi nhanh về vóc dáng cơ
thể, cơ quan sinh dục phát triển, các đặc điểm giới tính khác như lông, râu, ngực
trở nên rõ rệt, các em gái bắt đầu có kinh nguyệt, em trai có hiện tượng xuất
tinh. Sự phát triển về sinh lý các em dẫn đến những biến đổi tâm lí phức tạp,
xuất hiện những ham muốn mà nếu không có sự giáo dục, trang bị kiến thức
sớm về sức khỏe sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Vì vậy tôi xây dựng đề tài này nhằm giúp học sinh nâng cao hiểu biết về
sức khỏe sinh sản và có ý thức xây dựng cuộc sống khỏe mạnh cho bản thân mà
cả cộng đồng.
2.2. Thực trạng vấn đề
2.2.1. Khái quát về tình hình nạo phá thai hiện nay
Tình hình nạo phá thai trên thế giới đang rất báo động. Tổ chức WHO đã
thống kê, thế giới có gần 60 triệu ca phá thai. Nhưng trong đó, có hơn 17,1 triệu
ca phá thai không an toàn, tự ý dùng thuốc hoặc người hỗ trợ phái thai thiếu kĩ
thuật. Ở Châu Phi có 3/4 số ca phá thai không an toàn, có không ít những trường
hợp phụ nữ chết trong khi phá thai.
Thống kê từ Bệnh viện Từ Dũ, 6 tháng đầu năm 2017, bệnh viện có
14.159 ca đến bỏ thai. Trong số này, phá thai ở trẻ vị thành niên chiếm hơn
1.000 ca. Trung bb́nh một ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 80 ca đến nạo, phá
thai. Tại Bệnh viện Hùng Vương có 7.143 phụ nữ phá thai. Trung bình một ngày
bệnh viện tiếp nhận từ 60 - 70 ca. Cứ 5 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì có 2
4


người từng phá thai ít nhất một lần. Tổ chức Y tế thế giới xếp Việt Nam vào
danh sách các nước có tỉ lệ phá thai cao nhất thế giới.
Tình trạng giới trẻ quan hệ tình dục càng ngày càng trẻ hóa và gia tăng

trong khi kiến thức về sức khỏe sinh sản còn hạn chế. Một trong những nguyên
nhân là các chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản, giới tính trong nhà trường
không đủ cung cấp thông tin một cách toàn diện.
2.2.2. Hiểu biết của học sinh về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Vấn đề kết hôn sớm khi còn đang học, nạn phá thai vị thành niên, hậu quả
của mang thai sớm đang là vấn đề rất quan trọng đối với toàn xã hội cũng như là
vấn đề nhức nhối của ngành giáo dục. Tuy nhiên sự hiểu biết của các em còn rất
hạn chế. Nhiều em bị dụ dỗ quan hệ tình dục sớm, bị đe dọa nên không dám báo
người thân, nhiều em nữ mang thai mà bản thân và gia đình không biết. Để lại
hậu quả nặng nề thêm cho nhiều em học sinh và nhiều gia đình.
Một mặt do nhận thức của các em còn thiếu nên dễ bị các đối tượng lợi
dụng cho tiền bạc đồ ăn cộng thêm thói đua đòi bắt trước tập yêu sớm và thể
hiện mình là người lớn. Nhất là học sinh THPT khi các em đang bước vào giai
đoạn phát triển tâm lí phức tạp dở con nít dở người lớn. Nhiều em chưa biết trân
trọng sức khỏe của chính bản thân mình cũng như không lường hết được hậu
quả để lại do quan hệ tình dục sớm. Rồi những căn bệnh hiểm nghèo, những căn
bệnh về đường tình dục một phần xuất phát từ xâm hại tình dục và quan hệ tình
dục không an toàn.
Để tìm hiểu sự hiểu biết của học sinh về sức khỏe sinh sản, về sự xâm hại
tình dục. Tôi đã tiến hành một bảng khảo sát ở các lớp 11 tôi dạy và thu được
kết quả như sau:
Mức độ nhận
Số
thức
TT
Nội dung
lượng
Biết Không
HS
biết

1
Cấu tạo bộ phận sinh dục
100 30% 70%
2
Các biện pháp tránh thai
100 15% 85%
3
Tình dục an toàn
100 10% 90%
4
Kế hoạch hóa gia đình
100 10% 90%
5
Hậu quả của phá thai
100 15% 85%
6
Các bệnh tật lây qua đường tình dục
100 10% 90%
7
Hậu quả của mang thai sớm
100 30% 70%
8
Hậu quả của kết hôn sớm
100 25% 75%
9
Vệ sinh phòng tránh bệnh tật
100
8%
92%
10 Các biện pháp phòng chống xâm hại tình dục 100 25% 75%

Từ kết quả trên cho ta thấy được sự hiểu biết của học sinh đang còn thiếu,
yếu. Vì thế nên tôi xây dựng đề tài này nhằm giúp các em nâng cao kiến thức
cũng như tuyên truyền cho cộng đồng xung quanh. Mục đích cuối cùng là

5


chúng ta có một kiến thức về sinh sản thật tốt. Đừng để xảy ra những hậu quả
đáng tiếc vì thiếu hiểu biết.
2.3. Các biện pháp và cách thức tổ chức thực hiện
2.3.1. Vấn đề sức khỏe sinh sản trong bài 47 “Điều khiển sinh sản ở
động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người ”
Qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy bài 47 sinh học 11 cơ bản đã đề cập
một phần về sinh sản. Nhưng với nội dung còn đơn giản và ngắn gọn, chung
chung. Cụ thể là bài học mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu khái niệm, biện
pháp, hình ảnh minh họa còn đơn giản về sinh đẻ có kế hoạch. Chính vì vậy tôi
đã xây dựng một giáo án theo tinh thần đổi mới, phát huy được hoạt động học
của học sinh, hướng dẫn học sinh tìm hiểu về những vấn đề có liên quan đến bài
học và liên hệ thực tế.
2.3.2 Giáo án vận dụng
Chương IV: Sinh Sản
Tiết 49: Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở
người
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức
- Nắm được cấu tạo cơ quan sinh dục ở người .
- Hiểu rõ được các biện pháp tránh thai.
- Biết được các nguy cơ, hậu quả phá thai.
- Biết cách bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên.

- Biết cách phòng chống xâm hại tình dục học đường.
2. Kĩ năng
- Học sinh có được các kĩ năng cơ bản như: Quan sát, phân tích, tổng hợp,
so sánh.
- Học sinh có kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giải quyết vấn đề.
3. Thái độ
- Có tinh thần học tập tích cực, nghiêm túc.
- Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe cộng đồng và chính mình.
- Nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản, phòng chống xâm hại tình
dục học đường.
4. Năng lực
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, hợp tác, tự học.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Khả năng quan sát và chỉ ra những bệnh ung thư phổ biến, các nguyên nhân
chính gây ung thư.
+ Khả năng làm việc theo nhóm: Sử dụng tranh ảnh.
+ Phân tích được mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động qua lại giữa các nội dung
trong bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học
- Kế hoạch dạy học, bài giảng powerpoint
- Máy tính, máy chiếu, tranh ảnh minh họa...
6


2. Học liệu
- Kiến thức từ các nguồn tư liệu: SGK, sách giáo viên, sách tham khảo,
internet..., các tài liệu trong môn sinh học.
- Tham khảo tài liệu trên các trang:
+ Violet.vn - Thư viện trực tuyến.

+ news.zing.vn › Sức khỏe.
+ wwwblogsinhhoc.com. .....
3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Cách một tuần tôi đã giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị kiến thức cho
nội dung bài học 47. Tôi đã đưa trước các bài tập và tình huống, giao nhiệm vụ
cho các nhóm để các em có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Nêu vấn đề, thuyết trình.
- Dạy học tích cực: Hoạt động nhóm, kĩ thuật động não.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
Ở mục I- Điều khiển sinh sản ở động vật, trong bài 47 này tôi không đưa
vào trong giáo án.
A. Hoạt động khởi động
Tiết 49: Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở
người
Khởi động, tạo tình huống học tập để giới thiệu bài học
1. Mục tiêu:
Khởi động bài học bằng hình ảnh tư liệu có liên quan, sau đó dẫn dắt vào
bài, xác định trọng tâm, yêu cầu của bài học.
2. Phương thức:
- Tạo tình huống giới thiệu bài học và chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV đưa ra một số hình ảnh liên quan đến cơ quan sinh dục ở người, biện
pháp tránh thai và biện pháp bảo về sức khỏe sinh sản, sau đó yêu cầu HS quan
sát các hình ảnh và thảo luận một số câu hỏi.
Những hình ảnh dưới đây cho biết:
a. Chúng ta đang nói đến cấu tạo bộ phận nào trong cơ thể người?
b. Để chủ động sinh con theo ý muốn cần có biện pháp gì ?
c. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ sức khỏe sinh sản, phòng chống xâm hại tình
dục ?
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát hình ảnh, lắng nghe câu

hỏi, suy nghĩ độc lập.
- Báo cáo sản phẩm: HS trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, đánh giá: GV yêu cầu HS khác nhận xét câu trả lời, đánh giá
hoạt động của HS và chốt ý.
3. Gợi ý sản phẩm:
Những hình ảnh dưới đây cho biết chúng ta đang nói đến
a. Cấu tạo cơ quan sinh dục ở người: Hình 1: Cấu tạo bên trong bộ phận sinh
dục nữ, Hình 2: Cấu tạo bên trong bộ phận sinh dục nam.
b. Để chủ động sinh con theo ý muốn cần có biện pháp tránh thai:
7


Hình 3: Bao cao su, Hình 4: Thuốc tránh thai.
c. Các biện pháp bảo vệ sức khỏe sinh sản, phòng chống xâm hại tình dục:
Hình 5: Không yêu sớm khi còn là học sinh. Hình 6: Nói không với quan hệ
tình dục. Hình 7: Hãy bảo vệ và phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em.
GV dẫn dắt vào nội dung bài học:
Sức khỏe sinh sản là một trong những vấn đề rất quan trọng, nó liên quan
đến sự tồn vong của giống loài cũng như vấn đề tâm sinh lí. Vậy làm thế nào để
chúng ta có một sức khỏe tốt nhất, một cuộc sống an toàn, khỏe mạnh cho bản
thân và cộng đồng thì bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp.

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Hình 5


Hình 4

Hình 6

Hình 7

B. Hoạt động hình thành kiến thức
8


Hoạt động 1. Tìm hiểu về cấu tạo cơ quan sinh dục bên trong
Hoạt động của GV và HS
1. Mục tiêu:
Yêu cầu HS nắm và hiểu được:
+ Cấu tạo bên trong cơ quan sinh dục nữ.
+ Cấu tạo bên trong cơ quan sinh dục nam.
2. Phương thức:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập :
GV đưa ra một số hình ảnh liên quan đến cấu tạo cơ quan
sinh dục sau đó yêu cầu HS quan sát các hình ảnh và thảo
luận một số câu hỏi dưới đây:
a. Cơ quan sinh dục nữ bên trong gồm những bộ phận nào?
b. Cơ quan sinh dục nam bên trong gồm những bộ phận
nào?
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát hình ảnh,
lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ độc lập.
- Báo cáo sản phẩm: HS trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, đánh giá: GV yêu cầu HS khác nhận xét câu
trả lời, đánh giá hoạt động của HS và chuẩn hóa kiến thức.
Dự kiến sản phẩm

I- Cấu tạo bên trong cơ quan sinh dục.

Dự kiến sản phẩm
I- CẤU TẠO BÊN
TRONG

QUAN SINH DỤC
1.1. Cấu tạo bên
trong cơ quan sinh
dục nữ.
1.2.Cấu tạo bên
trong cơ quan sinh
dục nam.

1.1. Cấu tạo bên trong cơ quan sinh dục nữ.
Gồm: Môi bé, âm đạo, tử cung, vòi trứng, buồng trứng...
1.2. Cấu tạo bên trong cơ quan sinh dục nam.
Gồm dương vật, tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh....
Hoạt động 2. Tìm hiểu về sinh đẻ có kế hoạch ở người
Hoạt động của GV và HS

Dự kiến
sản phẩm
1. Mục tiêu:
II- SINH
+ Học sinh hiểu được sinh đẻ có kế hoạch là gì.
ĐẺ

+ Học sinh phân biệt được các biện pháp tránh thai và tác dụng KẾ
của các biện pháp đó.

HOẠCH
+ Nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản cũng như bảo vệ Ở NGƯỜI
9


chính cuộc sống của bản thân và cộng đồng.
+ Xây dựng cho các em có ý thức đấu tranh, lên tiếng, bài trừ các
hành động cố ý gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản con người.
+ Giúp các em thức tỉnh, giác ngộ ra hậu quả của nạo phá thai do
quan hệ tình dục sớm và một phần do thói quen sinh hoạt tình dục
bừa bãi, đua đòi yêu sớm.
2. Phương thức: làm việc cặp đôi, nhóm
- Chuyển giao nhiệm vụ: Tôi chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm
vụ cụ thể cho từng nhóm. Những nhiệm vụ này được tôi giao
trước đó để học sinh có một quá trình chuẩn bị chu đáo nhất.
Nhóm 1: Tb́ìm hiểu sinh đẻ có kế hoạch ở người
a. Sinh đẻ có kế hoạch là ǵì?
b. Vb́ì sao phải sinh đẻ có kế hoạch?
c. Hậu quả của sinh đẻ nhiều con?
Nhóm 2: Tb́ìm hiểu các biện pháp tránh thai
a. Mục đích của các biện pháp tránh thai là gì?
b. Quan sát bảng 47 sgk hãy:

2.1.Khái
niệm
2.2. Các
biện pháp
tránh thai.
2.3. Hậu
quả

của
phá thai

- Kể tên các biện pháp tránh thai tạm thời và vĩnh viễn.
- Cơ chế tác dụng tránh thai ?
- Hiệu quả của các biện pháp đó?
c. Kể tên các biện pháp tránh thai đang được sử dụng rộng rãi và
hiệu quả tránh thai cao?
Nhóm 3: Tb́ìm hiểu nguyên nhân và hậu quả phá thai
a. Quan sát bảng số liệu và hình ảnh các cơ sở phá phai tại Việt
Nam em có suy nghĩ gì?

10


b. Hãy kể tên các nguyên nhân phá thai khách quan và chủ quan?
c. Hãy nêu các hậu quả do phá thai?
- Sau khi chuyển giao nhiệm vụ học tập GV:
Cung cấp các tài liệu, các trang web liên quan cho các em tìm
hiểu, hướng dẫn các em tìm kiếm, xử lí thông tin.
- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Chuẩn bị tốt nội dung các
bài thuyết trình của nhóm mình trên Pown point.
* Trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ, giáo viên cần:
- Thường xuyên kiểm tra nhắc nhở và trợ giúp các em khi cần
thiết.
- Hướng dẫn học sinh các kĩ năng Word, Powerpoint.
- Cung cấp các tài liệu tham khảo, các địa chỉ trang web tin cậy để
các em chủ động tìm kiếm thông tin:
/> />Công bố các tiêu chí đánh giá sản phẩm, đánh giá nhóm, từng các
nhân.

CÁC NHÓM BÁO CÁO SẢN PHẨM
1. Mục tiêu: Các nhóm báo cáo sản phẩm đã được GV giao
nhiệm vụ.
2. Phương thức:
- Mỗi nhóm báo cáo tối đa trong 4 phút bằng sản phẩm
Powerpoint.
- Các nhóm khác lắng nghe, sau đó các nhóm sẽ thảo luận, nhận
xét, bổ sung cho mỗi sản phẩm.
- Giáo viên nhận xét, góp ý và rút kinh nghiệm cho từng nhóm.
- Giáo viên cho điểm từng nhóm và cho điểm cá nhân theo các
tiêu chí đã công bố từ trước.
Dự kiến sản phẩm
II. SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI
Nhóm 1: sinh đẻ có kế hoạch ở người
2.1. Khái niệm:
- Sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh về số con, thời điểm sinh con và khoảng
cách sinh con sao cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi
cá nhân, gia đình và xã hội.

- Sinh đẻ có kế hoạch nhằm mục đích:
+ Đối với gia đb́ình, sinh đẻ có kế hoạch để nâng cao chất lượng cuộc sống của
mỗi cá nhân, gia đb́ình.
11


+ Đối với xã hội, sinh đẻ có kế hoạch làm giảm áp lực đối với phát triển kinh tế
xã hội, tài nguyên môi trường.

- Hậu quả sinh đẻ không có kế hoạch
Theo các nhà khoa học thì chiến tranh, đói kém, dịch bệnh, suy thoái môi

trường, xét cho cùng, đều bắt nguồn từ tăng dân số.
+ Dân số tăng dễ dẫn đến khai thác tài nguyên cạn kiệt. Và khi tài nguyên không
đủ chi dùng, người ta bắt đầu tìm kiếm chúng ở ngoài phạm vi sở hữu của mình,
dẫn tới tranh giành, đánh nhau.
+ Dân số đông, khó phát triển dân trí và kinh tế, đời sống đói nghèo, lạc hậu.
+ Nghèo đói thường đi liền với mất vệ sinh, thiếu phòng bệnh, nên dễ ốm đau.
+ Nghèo khó cũng dẫn đến hạn chế trong việc lựa chọn các công nghệ mang tính
bảo vệ môi trường cao, làm cho môi trường dễ bị ô nhiễm hơn.

Nhóm 2: Các biện pháp tránh thai
2.2. Các biện pháp tránh thai
Mục đích của các biện pháp tránh thai đều là ngăn không cho tinh trùng
gặp trứng dẫn đến hb́ình thành bào thai. Để thực hiện sinh đẻ có kế hoạch ở người
thb́ì việc tb́ìm hiểu các biện pháp tránh thai là không thể thiếu đối với tất cả các
cặp vợ chồng.

12


TT

1

2

3

4

Tên biện pháp tránh

thai

Hiệu quả tránh thai

Tránh giao hợp vào ngày Là biện pháp phổ biến
trứng rụng để tinh trùng nhưng độ chính xác không
Tính ngày
không gặp được trứng
thực sự cao bởi cc̣òn tùy
rụng trứng
thuộc vào cơ địa của người
phụ nữ.
Ngăn cả tinh trùng gặp Sử dụng bao cao su: biện
trứng
pháp này thường được sử
dụng cho nam giới (một số
Bao cao
ít trường hợp cho nữ giới).
su
Đây là biện pháp có độ an
toàn lên đến 99,98%, tránh
Tạm thời
việc có thai ngoài ý muốn.
Thuốc sản sinh hooc
Sử dụng thuốc tránh thai:
môn ngăn ngừa trứng
biện pháp tránh thai này
Thuốc rụng
tương đối hiệu quả, tuy
viên tránh

nhiên nếu sử dụng nhiều lần
thai
sẽ gây hại đến sức khỏe
thậm chí gây vô sinh ở nữ
giới.
Nhằm ngăn cho hợp tử 99%
Vòng làm tổ ở tử cung
tránh thai

5

Vĩnh
viễnTriệt sản

6

Cơ chế tác dụng

Thắt ống dẫn trứng sẽ Phương pháp ngừa thai có
đóng ống dẫn trứng (vòi hiệu quả cao 99%
Fallope). Điều này ngăn
Thắt ống không cho trứng di
dẫn trứng chuyển qua ống dẫn
trứng vào tử cung và
ngăn không cho tinh
trùng gặp trứng.

Thắt ống
dẫn tinh


Ngăn không cho tinh Phương pháp ngừa thai có
trùng di chuyển qua ống hiệu quả cao 99%
dẫn tinh, ngăn không cho
tinh trùng gặp trứng.

Các biện pháp tránh thai phổ biến có hiệu quả tránh thai cao
13


Thời

Hiệu
TT

1

2

3

4

Dụng cụ

g
i Ưu điểm
a
n

q

u


Phương pháp

Phòng
bệ
nh

Phương pháp Hàng rào cơ 99%
Phòng
Mọi
học
Giá rẻ
tránh
l Phổ biến bệnh lây
Là loại bao mỏng, mềm
BAO CAO
ú
và nhạy cảm được
qua
SU
c
phái mạnh sử dụng
đường
CHO
để tránh mang thai
tình dục
NAM
ngoài ý muốn và

các bệnh lây truyền
qua đường tình dục
THUỐC Phương pháp Có chứa
95%
TRÁ hormone
NH Là viên uống tránh thai
THAI sau khi giao hợp không
KHẨ sử dụng biện pháp phòng
N tránh nào hoặc biện pháp
CẤP đã dùng không đáng tin
cậy.
THUỐC Phương pháp Có chứa
99%
TRÁ hormone
NH Là viên uống tránh thai
THAI chứa lượng Hormone nhỏ
HÀN giúp ngăn cản hiện tượng
G rụng trứng và sự thụ thai
NGÀ sẽ không xảy ra.
Y

Đúng

Hàng
ngày

Hiệu quả Không
cao,
phòng
Phổ biến

tránh
rộng rãi. bệnh lây
Dễ sử
qua
dụng
đường
tình dục

Phương pháp Tránh thai 99%
VÒNG cho tử cung
TRÁ Là dụng cụ có dạng hình
chữ T được đặt vào
NH
trong buồng tử
THAI
cung đóng vai trò
IUD
như một vật cản tạo
hiệu quả tránh thai
trong thời gian dài.

3-5
năm

Hiệu quả Không
phòng
cao.
Lâu dài tránh bệnh
lây qua
đường tình

dục

3-5
năm

Hiệu quả Không
phò
cao,
ng
Lâu dài

QUE CẤY Phương pháp Có chứa
TRÁ hormone
NH Là ống bằng chất dẻo

99%

Hệu quả Không
g cao nếu sử phòng
i dụng đúng tránh
ờ hướng dẫn. bệnh lây
Khẩn cấp qua
đường
tình dục

14


chứa thuốc tránh thai
được cấy dưới da tay

không thuận của người
phụ nữ có hiệu quả lâu
THAI dài

trán
h
bện
h
lây
qua
đư
ờng
tình
dục

Hình ảnh các biện pháp tránh thai tạm thời

Hình ảnh các biện pháp tránh thai vĩnh viễn
Triệt sản là biện pháp tránh thai vĩnh viễn. Quy trình triệt sản nữ được gọi là thắt
ống dẫn trứng, quy trình triệt sản nam được gọi là thắt, cắt bỏ đoạn ống dẫn tinh.

2.3. Hậu quả của phá thai
Nhóm 3: TT́ìm hiểu nguyên nhân và hậu quả phá thai
a. Tình hình phá thai tại Việt Nam
- Là nước có tỉ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam Á và là 1
trong 5 quốc gia có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất trên thế giới.
15


- Độ tuổi phá thai còn rất trẻ: Có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở tuổi 15-19,

trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên; Chiếm > 20% các trường hợp nạo phá
thai và có chiều hướng gia tăng
- Các cơ sở phá thai tràn lan, không có kiểm soát.

b. Các nguyên nhân phá thai khách quan và chủ quan

Hoàn cảnh gia đình
Thiếu giáo dục về giới tính
Sự thiếu hiểu biết
- Nguyên nhân bản thân
Do các bạn trẻ thiếu hiểu biết về kiến thức giới tính; không làm chủ được bản
thân khi yêu nhau dẫn đến có thai; thích sống hưởng thụ, phóng đãng, không tôn
trọng chuẩn mực đạo đức của cộng đồng hay luật lệ của tôn giáo, không những
xem thường giáo luật và luật pháp mà còn tự hạ thấp nhân phẩm của mình,
không coi trọng gia đình.
- Nguyên nhân từ gia đình
Do các bậc cha mẹ mải mê kiếm sống ít có thời gian để chăm sóc con
cái, phó mặc cho nhà trường và xã hội. Ngại chia sẻ kiến thức giới tính cho con
cái để chúng tự tìm hiểu quá sách báo, phim ảnh, qua bạn bè.
- Nguyên nhân từ xã hội
+ Xem thai nhi trong giai đoạn hình thành và phát triển không phải là con người.
+ Chính sách kế hoạch hóa gia đình (mỗi gia đình 2 con), luật pháp không ngăn
cấm việc phá thai, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, thiếu việc làm, …
+ Bên cạnh đó, giới trẻ còn bị cuốn hút bởi nền văn hóa thực dụng, tự do thỏa
mãn tình dục, truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc không được gìn
giữ, phát huy.
c. Hậu quả do phá thai.
Việc nạo phá thai để lại hậu quả không những cho sức khỏe, tâm lý mà
còn ảnh hưởng cả về tương lai và chất lượng giống nòi. Đối với sức khỏe, nạo
phá thai rất dễ dẫn đến hậu quả nguy hiểm cho các chị em phụ nữ, nhất là giới

trẻ, như: vô sinh do tắc dính vòi tử cung, tắc vòi trứng... Và rất nhiều bạn trẻ, sau
khi nạo phá thai đã vĩnh viễn không bao giờ được làm mẹ nữa.Mặt khác, việc
nạo phá thai làm cho tâm trí của người mẹ không những bị ám ảnh mà còn sợ
16


hãi, trầm cảm, hoang mang. Nạo phá thai vừa làm tổn thương rất lớn cho người
phụ nữ sau khi lập gia đình, vừa làm cho họ luôn cảm thấy mặc cảm do những
vết thương mà mình đã gây ra.

Hoạt động 3: Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ sức khỏe sinh sản, phòng chống
xâm hại tình dục.
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản
phẩm
1. Mục tiêu:
III. Các biện
+ Học sinh nắm được các biện pháp bảo vệ sức khỏe sinh sản
pháp bảo vệ
+ Các biện pháp phòng chống xâm hại tình dục
sức khỏe sinh
+ Hình thành lối sống, sinh hoạt lành mạnh trong đời sống hướng sản, phòng
tới một cuộc sống khỏe mạnh
chống xâm
2. Phương thức:
hại tình dục.
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập :
GV đưa ra một số hình ảnh liên quan đến các biện pháp phòng
bảo vệ sức khỏe sinh sản, phòng chống xâm hại tình dục, sau đó
yêu cầu HS quan sát các hình ảnh và thảo luận một số câu hỏi

dưới đây:
a. Nêu một số biện pháp chính bảo vệ sức khỏe sinh sản?
b. Những hoạt động nào của chúng ta bảo vệ sức khỏe sinh sản?
c. Nêu một số biện pháp chính phòng chống xâm hại tình dục ?
d. Những hoạt động nào của chúng ta giúp đẩy lùi xâm hại tình
dục học đường?
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát hình ảnh, lắng
nghe câu hỏi, suy nghĩ độc lập.
- Báo cáo sản phẩm: HS trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, đánh giá: GV yêu cầu HS khác nhận xét câu trả lời,
đánh giá hoạt động của HS và chuẩn hóa kiến thức.
Dự kiến sản phẩm
III. Các biện pháp bảo vệ sức khỏe sinh sản
a. Một số biện pháp chính bảo vệ sức khỏe sinh sản
- Rèn luyện về kỹ năng sống:
+ Chủ động tìm hiểu kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên từ
cha mẹ, thầy cô, anh chị, người thân và bạn bè.
+ Cần tâm sự về những lo lắng, băn khoăn, thắc mắc với người thân trong gia
đình, thầy cô, bạn bè, người có uy tín, kiến thức và có trách niệm.
17


+ Phân biệt rõ ràng giữa tình yêu và tình bạn khác giới trong sáng, giúp
đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Chăm sóc sức khỏe sinh sản, vệ sinh cá nhân, vệ sinh bộ phận sinh dục.
- Tránh xa những hình ảnh, sách báo, phim ảnh, trang web khiêu dâm, đồi
trụy; tránh xa rượu, thuốc lá, ma túy.
- Không nên quan hệ tình dục (QHTD) trước tuổi trưởng thành
- Nếu QHTD, phải thực hiện tình dục an toàn:
+ Sống chung thủy với 01 bạn tình.

+ Sử dụng bao cao su đúng cách mỗi khi QHTD để vừa tránh mang thai
ngoài ý muốn, vừa tránh các bệnh liên quan đến tình dục và HIV/AIDS.
b. Những hoạt động bảo vệ sức khỏe sinh sản
- Không ngừng học tập trau dồi kiến thức về sinh sản.
- chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai.
- sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, lành mạnh.

c. Nêu một số biện pháp chính phòng chống xâm hại tình dục
Chúng ta hãy giới thiệu quy tắc bàn tay được chia thành 5 ngón tay giao
tiếp mà cha mẹ cần dạy để giúp con tự bảo vệ mình. Quy tắc này không chỉ phù
hợp với trẻ mầm non mà cả với trẻ tiểu học và vị thành niên.
1. Chỉ người thân ruột thịt trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột
mới được ôm hôn con.
2. Với bạn bè, thầy cô, họ hàng chỉ được nắm tay con.
3. Khi gặp người quen chỉ bắt tay.
4. Nếu đó là người lạ chỉ vẫy tay.
5. Xua tay không tiếp xúc, không nhận quà, thậm chí hét to và bỏ chạy nếu
những người xa lạ làm em cảm thấy bất an, tiến lại gần và có cử chỉ thân mật.

18


d. Những hoạt động của chúng ta giúp đẩy lùi xâm hại tình dục học
đường.
- Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt tuyên truyền phòng chống xâm hại
tình dục cho học sinh.
- Tổ chức các cuộc thi về bảo vệ sức khỏe sinh sản, kĩ năng phòng chống xâm
hại tình dục học đường….

C. Hoạt động củng cố luyện tập

1. Mục tiêu: Nhằm kiểm tra lại việc tiếp thu kiến thức của HS sau khi
học xong bài học.
2. Phương thức: làm việc cả lớp, cá nhân
- Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên đánh giá kiểm tra học sinh bằng hình thức làm bài thu hoạch với hệ
thống câu hỏi trắc nghiệm như sau:
Câu 1.Ở người, các biện pháp ngăn cản tinh trùng gặp trứng là
A. thắt ống dẫn tinh, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng.
B. thắt ống dẫn trứng, xuất tinh ngoài, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng
C. thắt ống dẫn tinh, xuất tinh ngoài, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng
D. thắt ống dẫn tinh, đặt vòng tránh thai, giao hợp vào giai đoạn không rụng
trứng
Câu 2. cơ sở khoa học của uống thuốc tránh thai là làm
A. tăng nồng độ progesteron và ơstrogen trong máu gây ức chế sự tiết GnRH,
FSH là LH của tuyến yên và vùng dưới đồi nên trứng không chín và không rụng

19


B. tăng nồng độ progesteron và ơstrogen trong máu gây ức chế tuyến yên và
vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH là LH nên trứng không chín và không
rụng
C. giảm nồng độ progesteron và ơstrogen trong máu gây ức chế tuyến yên và
vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không
rụng
D. giảm nồng độ progesteron và ơstrogen trong máu gây ức chế sự tiết GnRH,
FSH và LH của tuyến yên và vùng dưới đồi nên trứng không chín và không rụng
Câu 3: Sinh đẻ có kế hoạch là :
A. Điều chỉnh số con
B. Điều chỉnh số con, thời điểm sinh con.

C. Điều chỉnh số con, thời điểm sinh con và khoảng cách sinh con.
D. Điều chỉnh Khoảng cách sinh con.
Câu 4: Để phòng tránh bị xâm hại chúng ta cần lưu ý:
A. Không đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ.
B. Không ở trong phòng kín một mình với người lạ.
C. Không đi nhờ xe người lạ.
D. Không để người lạ vào nhà, nhất là khi chỉ có một mình.
E. Tất cả các ý kiến trên.
3. Dự kiến sản phẩm: Đáp án: 1C. 2A . 3C. 4E
D. Hoạt động vận dụng mở rộng
1. Mục tiêu: Nhằm vận dụng, liên hệ mở rộng kiến thức đã học với đời
sống thực tế.
2. Phương thức: làm việc cả lớp, cá nhân
- Chuyển giao nhiệm vụ:
Câu 1: Em hãy kể những hậu quả của việc sinh đẻ không có kế hoạch xung
quanh nơi em sinh sống?
Câu 2: Sau khi học xong bài này bản thân em sẽ làm gì để bảo vệ sức khỏe sinh
sản, phòng chống xâm hại tình dục?
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS ghi chép và thực hiện nhiệm vụ tại nhà
- Báo cáo sản phẩm: HS làm bài độc lập và nộp bài
- Nhận xét, đánh giá: GV nhận xét đánh giá câu trả lời của HS
3. Dự kiến sản phẩm:
Câu 1: Những hậu quả đó là: Con đông không phát triển được kinh tế, đời sống
đói nghèo, lạc hậu, con cái thất học. Nghèo đói thường đi liền với mất vệ sinh,
thiếu phòng bệnh, nên dễ ốm đau.
Câu 2: Những việc sẽ làm là
- Không yêu sớm, không quan hệ tình dục sớm.
- Tuyên truyền trong gia đình và cộng đồng xung quanh những hoạt động bảo vệ
sức khỏe sinh sản và lên tiếng kịp thời để đấu tranh chống xâm hại tình dục.
- Thường xuyên tập thể dục giữ gìn sức khỏe, tiêm vacxin, ăn uống, học tập,

sinh hoạt đúng giờ giấc.....
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

20


Bảng kết quả khảo sát sự hiểu biết về sức khỏe sinh sản, phòng chống
xâm hại tình dục. Sau khi học xong bài 47 với nội dung dạy học theo phương
pháp mới tôi thu được số liệu như sau:
Mức độ nhận
Số
thức
T
Nội dung
lượng
T
Biết Không
HS
biết
1
Cấu tạo bộ phận sinh dục
100
90%
10%
2
Các biện pháp tránh thai
100
95%
5%
3

Tình dục an toàn
100
90%
10%
4
Kế hoạch hóa gia đình
100 100%
0%
5
Hậu quả của phá thai
100
98%
2%
6
Các bệnh tật lây qua đường tình dục
100
90%
10%
7
Hậu quả của mang thai sớm
100
98%
2%
8
Hậu quả của kết hôn sớm
100
85%
15%
9
Vệ sinh phòng tránh bệnh tật

100
98%
2%
10 Các biện pháp phòng chống xâm hại tình dục 100
98%
2%
Từ bảng kết quả trên ta thấy đã có sự thay đổi rõ rệt về nhận thức của các
em về sức khỏa sinh sản. Qua quá trình giảng dạy theo chủ đề tích hơp trên tôi
nhận thấy không khí học tập ở các lớp học trở nên sôi nổi hơn, phát biểu nhiều,
trả lời tốt hơn. Các em tỏ ra hứng thú say mê học tập và quan trọng là nhận thức
về sức khỏa sinh sản tốt hơn, hiểu biết hơn. Bài học cũng như một hồi chuông
cảnh tỉnh cho những em học sinh coi thường sức khỏe sinh sản của mình với
những thói quen yêu sớm và lối sống buông thả.
Bài học cũng đã giúp các em có một ý thức chăm sóc bảo vệ sức khỏe
sinh sản cho mình cũng như cộng đồng xung quanh. Đã nâng cao ý thức vệ sinh
cá nhân vùng kín, không quan hệ tình dục sớm. Các em cũng đã biết lên tiếng
cho những hành vi xâm hại tình dục. Cũng như những lời khuyên cho bạn bè,
người thân không kết hôn sớm, sinh đẻ có kế hoạch....
3- Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Qua thực tế dạy học theo phương pháp trên tôi nhận thấy nó có tác dụng
rất to lớn đối với các em về hình thành nhân cách .Giúp các em có cái nhìn nhận
đúng đắn về tầm quan trọng của sức khỏe sinh sản vị thành niên, góp phần
không nhỏ trong sự phát triển của đất nước đối với đời sống và xã hội. Chính
điều này là động lực thúc đẩy người giáo viên bộ môn sinh học không ngừng
học hỏi, tìm tòi để đem lại những kiến thức bổ ích cũng như các phương pháp
dạy học tốt nhất.
Vì thế sáng kiến kinh nghiệm ra đời mang lại hiệu quả học tập tốt hơn cho
học sinh trong quá trình học tập, đáp ứng nhu cầu ứng dụng kiến thức sinh học
vào đời sống sản xuất.

3.2. Kiến nghị
21


Từ kết quả dạy học và tinh thần thái độ học tập rất hào hứng nhiệt tình
của học sinh. Tôi thấy cần tăng cường cho giáo viên giảng dạy bài học theo các
chủ đề về sức khỏe sinh sản nói riêng và sức khỏe liên quan đến con người nói
chung trong các môn học. Cũng như trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
nhằm nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe và tuyên truyền sâu rộng trong cộng
đồng. Đề nghị ban giám hiệu và các tổ chức trong trường bố trí và sắp xếp thời
gian hợp lí để tổ chức nhiều hơn các hoạt động học tập bổ ích như thế. Cùng với
chính sách khen thưởng tuyên dương tập thể và cá nhân sáng tạo nhiệt tình trong
các hoạt động một cách kịp thời. Đó là nguồn cổ vũ động viên cho giáo viên và
học sinh hăng say học tập tìm tòi và sáng tạo. Để các bài học không còn khô
khan trong khối kiến thức dày cộp mà vừa học vừa chơi để tăng niềm hứng thú
cũng như khẳ năng lĩnh hội kiến thức cho các em một cách tốt nhất.
XÁC NHẬN CỦA Thọ Xuân, ngày 20 tháng 5 năm2019
THỦ TRƯỞNG ĐƠN Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không
VỊ
sao chép nội dung của người khác.
Người viết sáng kiến
Lê Thị Hoan
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên), Lê Đình Tuấn (chủ biên), Nguyễn Như
khanh, Sách giáo khoa sinh học 11 cơ bản. Nxb Giáo dục năm 2018.
2. Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên), Lê Đình Tuấn (chủ biên), Nguyễn Như
khanh, Sách giáo viên sinh học 11 cơ bản. Nxb Giáo dục năm 2007.
3. Vũ Văn Vụ (tổng chủ biên), Vũ Đức Lưu , Nguyễn Như Hiền (đồng chủ
biên), Trần văn Kiên- Nguyễn Duy Minh- Nguyễn Quang Vinh. Sách giáo viên
sinh học 11 nâng cao. Nxb Giáo dục năm 2007.

4. Thông tin lấy từ các trang web:
- news.zing.vn › Sức khỏe.
- tailieu.vn
- Nguồn (WHO, languages.cancercouncil.com.au).
- wwwblogsinhhoc.com.
- />-Mic.gov.vn

22


23


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: LÊ THỊ HOAN.
Chức vụ và đơn vị công tác : Giáo viên trường THPT 4 Thọ xuân.
TT
1
2
3

Tên đề tài SKKN
Sử dụng câu hỏi bổ trợ trong tiết học trên
lớp và bài tập về nhà
Phương pháp giúp học sinh giải tốt bài tập
quần thể sinh học 12
"Nâng cao hiểu biết về bệnh ung thư và ý

thức xây dựng cuộc sống khỏe mạnh cho
học sinh thông qua dạy học bài 21- Di
truyền y học - Sinh học 12 cơ bản".

Cấp đánh Kết quả
giá xếp đánh giá
loại
xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

Tỉnh

C

2009-2010

Tỉnh

C

2014-2015

Tỉnh

C

2017-2018


24


25


×