Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN nghị luận về một vấn đề xã hội trong chương trình THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.25 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................1
I. PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................2
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..............................................................2
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.......................................................2
CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TRONG CHƯƠNG
TRÌNH THPT..............................................................................3
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU....................................................3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:..............................................3
5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:..............3
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..........................4
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN:................................4
1.1. Cơ sở lí luận:...................................................................4
a. Đặc điểm và yêu cầu của văn nghị luận nói chung và văn
nghị luận xã hội nói riêng......................................................4
b. Các thao tác nghị luận cơ bản của các dạng bài nghị luận
xã hội....................................................................................4
1.2. Cơ sở thực tiễn:..............................................................5
2. CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TRONG CHƯƠNG
TRÌNH THPT...............................................................................7
2.1. Đặc điểm, yêu cầu.........................................................7
2.2. Phân biệt hai dạng bài nghị luận: nghị luận về một hiện
tượng đời sống và nghị luận về vấn đề xã hội được đặt ra
trong tác phẩm văn học........................................................7
2.3. Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội trong chương trình
THPT......................................................................................7
2.4. Hiệu quả đạt được........................................................13
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.............................................15

1



I. PHN M U
1. Lí DO CHN TI

Tìm hiểu về văn học không chỉ nhấn mạnh ở chức năng
thẩm mĩ, giá trị giải trí mà cần chú trọng ở chức năng giáo
dục, chức năng nhận thức cuộc sống nhằm lí giải thế giới của
văn học. Điều này giúp học sinh có khả năng tổng hợp, vận dụng
kiến thức văn học vào đời sống và ngợc lại từ cuộc sống để lí
giải những vấn đề xã hội.
T nm hc 2014-2015 cu trỳc thi tt nghip, tuyn sinh i hc &
Cao ng mụn Ng vn ó cú s thay i rừ rt theo tinh thn i mi, hin i,
cú th kim tra c nhiu mt kin thc, k nng ca hc sinh. Bờn cnh
phn tỏi hin kin thc v giai on vn hc, tỏc gi, tỏc phm vn hc Vit
Nam, vn dng kh nng c - hiu, vit bi ngh lun vn hc cũn cú phn vn
dng kin thc xó hi v i sng vit on vn ngh lun xó hi. Nh vy
im mi ni bt ca thi l ó cú phn kim tra kin thc ca hc sinh v
mng i sng xó hi hin ti, mụi trng m cỏc em sinh ra, ln lờn, tn ti v
phỏt trin, kim tra k nng v vn ngh lun xó hi.
Dng : Ngh lun v mt vn xó hi trong chng trỡnh THPT l
mụt dng khụng cũn mi trong ni dung dy - hc lm vn. Dng ny
nhm rốn luyn ng thi nng lc c - hiu vn bn vn hc v nng lc lm
vn ngh lun ca ngi vit. Cú th coi õy l dng tớch hp gia c vn v
Lm vn.
2. MC CH NGHIấN CU.

Mc ớch chớnh ca dng ny vn l yờu cu ngi vit bn bc, ngh
lun v mt vn xó hi, t tng o lớ hay vn nhõn sinh...Trong tỏc
phm vn hc no cng cú mt ý ngha xó hi nht nh iu quan trng l vn
xó hi ú cú mang tớnh thi s, tớnh giỏo dc sõu sc, cú phự hp vi tui tr

hc ng hin nay hay khụng, cú giỳp gỡ trong vic nhn thc v rốn luyn k
nng cho hc sinh hay khụng.
Giỳp cho hc sinh bit cỏch vit on vn ngh lun trong trng THPT
v lm bi thi THPTQG khụng b mt im phn ngh lun xó hi.
Nhn thc c nhng vn thit thc trờn, gúp phn i mi
phng phỏp dy hc mụn Ng vn cỏc trng ph thụng c bit l phõn
mụn Lm vn, ỏp ng nhu cu thit thc ca hc sinh trong vic cú th cm
nhn ỳng, , hay tỏc phm vn chng cng nh vn dng kin thc ca i
sng mt cỏch linh hot vo vic lm vn ngh lun. ỏp ng nhu cu hiu bit
v ụn thi tt nghip, thi tuyn sinh i hc & Cao ng t kt qu cao, tụi
mnh dn trỡnh by ti:

2


CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.

Đề tài nghiên cứu chủ yếu về cách viết đoạn văn nghị luận xã hội trong
trường THPT, giúp học sinh viết đoạn văn nghị luận thành thục, linh hoạt, đúng
hướng, đủ ý và đạt điểm tối đa.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

- Phương pháp: Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Thao tác lập luận: Phân tích, chứng minh, bình luận.
5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

- SKKN này đã tiếp cận với đề thi THPTQG theo hướng đổi mới.
- Định hướng cho học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội thành thục, linh hoạt,

đúng hướng, đủ ý và đạt điểm tối đa.
- Nêu những bước viết đoạn văn nghị luận xã hội và phân biệt hai dạng bài nghị
luận: nghị luận về một hiện tượng đời sống và nghị luận về vấn đề xã hội được
đặt ra trong tác phẩm văn học.
- Các cách viết đoạn văn nghị luận xã hội trong trường THPT.
- Kĩ thuật dựng đoạn theo các bước.

3


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN:

1.1. Cơ sở lí luận:
a. Đặc điểm và yêu cầu của văn nghị luận nói chung và văn nghị luận xã hội
nói riêng.
- Đặc điểm:
Nghị luận là một loại văn bản lấy lập luận làm phương thức biểu đạt chính
để người viết trình bày ý kiến, quan điểm, thái độ…về một vấn đề (văn học hoặc
chính trị, đạo đức, lối sống) bằng cách dùng lí lẽ và dẫn chứng giúp người đọc,
người nghe hiểu, đồng tình, ủng hộ và làm theo quan điểm, ý kiến của mình.
Văn nghị luận không chỉ có tư tưởng đúng đắn, lí trí sắc bén mà còn bồi dưỡng
cho con người những tình cảm sâu sắc, đúng đắn về thời đại, dân tộc, nhân loại.
Giúp phân biệt cái đúng, cái sai, cái thật, cái giả trong đời sống. Nó đòi hỏi chặt
chẽ của lập luận, xác đáng của luận cứ, sự chính sác của lời văn...
Có các kiểu bài nghị luận xã hội: dạng bài nghị luận về một tư tưởng đạo
lí và dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề xã
hội trong tác phẩm văn học.
Một đoạn văn nghị luận phải có kết cấu như một bài văn nghị luận.
Thường được cấu thành từ các yếu tố: vấn đề nghị luận, luận điểm, luận cứ và

lập luận. Vấn đề nghị luận tức luận đề, là nội dung được đem ra bàn luận trong
bài viết. Vấn đề này được triển khai qua hệ thống luận điểm, tức là những ý kiến,
quan điểm bàn luận xung quanh luận đề. Hệ thống luận điểm bao giờ cũng được
trình bày theo một trình tự nhất định và được làm sáng tỏ bằng các luận cứ, lý lẽ
và dẫn chứng cụ thể.
Văn nghị luận thiên về việc trình bày ý kiến, quan điểm và có vẻ đẹp riêng
mang tính trí tuệ. Vì thế điều quan trọng nhất của văn nghị luận là nghệ thuật lập
luận nhằm bày tỏ ý kiến trước một vấn đề, nhằm tác động vào tư tưởng, tình cảm
của người đọc người nghe.
- Yêu cầu:
+ Luận điểm phải rõ ràng, mạch lạc, có tính hệ thống, sâu sắc và mới mẻ
+ Luận cứ xác thực được đúc rút từ đời sống, sách vở.
+ Lập luận chặt chẽ, lôgíc và có tính thuyết phục với các thao tác nghị luận phù
hợp.
+ Lời văn chính xác, sống động không chỉ có lí lẽ, tư duy lô gíc mà phải có cả
tình cảm, tư duy hình tượng.
b. Các thao tác nghị luận cơ bản của các dạng bài nghị luận xã hội.
Các dạng bài nghị luận xá hội, đều vận dụng chung các thao tác lập luận
là giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận. Ba thao tác cơ
bản nhất là giải thích, chứng minh, bình luận.
- Thao tác giải thích:
Giải thích là một thao tác của tư duy. Vận dụng vào nghị luận, giải thích là
cách lập luận dùng lí lẽ xác đáng cắt nghĩa, giảng giải và làm rõ vấn đề để người
khác hiểu được vấn đề cần nghị luận. Người ta thường giải thích bằng cách nêu
định nghĩa, nêu biểu hiện, chỉ ra nguyên nhân và các mặt lợi hại của vấn đề.
4


- Thao tác chứng minh:
Chứng minh là cách dùng lý lẽ và bằng chứng chân thực đã được thừa

nhận để làm rõ và khẳng định sự đáng tin cậy của vấn đề. Nhờ có thao tác chứng
minh người viết mới có thể làm rõ sự đúng, sai, phải trái và dẫn dắt người đọc,
người nghe đến với chân lý.
- Thao tác bình luận:
Bình luận là một thao tác lập luận đòi hỏi người viết phải có sự sáng tạo
trong tư duy để có thể đưa ra những bàn luận, đánh giá, phê bình một đối tượng
nghị luận nào đó một cách xác đáng, đúng đắn để có thể thuyết phục được người
đọc, người nghe.
Khi bình luận, nội dung bình luận phải được trình bày một cách khách
quan, thái độ đánh giá công bằng , không tuỳ tiện. Có thể lựa chọn một trong
những khả năng sau: nhất trí hoàn toàn, không nhất trí, nhất trí một phần.
- Thao tác phân tích:
Phân tích vốn là một thao tác của tư duy, được vận dụng vào nghị luận
nhằm chia tách, cắt nhỏ để tìm hiểu đựơc đặc đểm về nội dung, hình thức, cấu
trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng nghị luận. Qua đó
giúp việc tiếp nhận đối tượng nghị luận một cách sâu sắc, cụ thể hơn, đầy đủ và
trọn vẹn hơn.
Khi sử dụng các thao tác phân tích cần chia tách đối tượng thành các yếu
tố bộ phận theo những tiêu chí và quan hệ nhất định. Song giữa các yếu tố bộ
phận phải có sự thống nhất mang tính chỉnh thể
- Thao tác lập luận so sánh:
Thao tác lập luận so sánh là cách lập luận nhằm làm rõ các đối tượng
nghiên cứu bằng cách đối chiếu với các đối tượng khác để tìm ra điểm tương
phản hoặc tương đồng. Lập luận so sánh làm cho đối tượng được nói đến cụ thể,
rõ ràng, sinh động và có sức thuyết phục.
Khi so sánh phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá theo
cùng một tiêu chí, tránh lối so sánh khập khiễng.
- Thao tác lập luận bác bỏ:
Thao tác luận bác bỏ được sử dụng để bác bỏ những ý kiến sai, thiếu
chính xác bằng lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục.

Tuy nhiên trong thực tế có những ý kiến , hiện tượng chưa hẳn đúng hoặc
sai hoàn toàn vì vậy cần cân nhắc, phân tích từng mặt, từng phương diện để tìm
ra lời kết khẳng định hay bác bỏ đúng đắn.
Mỗi thao tác nghị luận có vai trò, đặc điểm riêng nhưng khi viết bài văn
nghị luận người ta không thể chỉ dùng duy nhất một thao tác lập luận và phải
vận dụng, phối kết hợp nhiều thao tác lập luận để bài viết có sức thuyết phục.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Nhiều học sinh không biết viết đoạn văn hoặc viết thiếu ý. Với cách ra đề
thi THPTQG hiện nay, nhiều em không biết làm cách nào để đạt điểm tối đa.
5


Đây cùng là vấn đề đặt ra cần suy nghĩ sau mỗi giờ lên lớp khiến tôi thực
hiện đề tài này nhầm giúp học sinh có cách hiểu đúng đắn về các vấn đề, các
hiện tượng trong cuộc sống hôm nay. Tuy nhiên nếu không có kĩ năng các em
thường ngại làm dạng đề này, nếu phải làm thì kết quả không cao.
Nhiều bài làm của học sinh, kể cả bài thi THPTQG, các em làm câu nghị
luận xã hội sơ sài, thiếu ý, hoặc không có dẫn chứng, hoặc lan man, các câu
thiếu sự liên kết
Trong khi đó một thực tế là: chương trình Ngữ văn lớp 12 phần văn nghị
luận xã hội chỉ có hai tiết, một tiết dành cho dạng bài nghị luận về một tư tưởng,
đạo lý; một tiết dành cho dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. Không
có thời gian cho kiểu bài: nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn
học.(ở dạng bài này sách giáo khoa nâng cao dành thời lượng là một tiết còn
sách giáo khoa ở chương trình cơ bản không có) Thời gian trên lớp không đủ
cho học sinh rèn luyện kỹ năng, giúp các em thực hành mà chỉ cung cấp được
kiến thức lý thuyết. Chính vì thế điểm trong bài làm của học sinh và kết quả cho
dạng đề này thường không cao.
Mặt khác đối với các kiến thức về đời sống xã hội học sinh phải tự trang
bị cho bản thân, không ai có thể thể làm thay, không thể giới hạn bởi dung lượng

của mảng kiến thức này vô cùng rộng lớn, phong phú và đa dạng. Do vậy đã
không thích, không hứng thú mà học sinh còn cảm thấy cháng ngợp, kiến thức
mông lung nên lại càng cảm thấy khó.
Tuy nhiên bên cạnh những khó khăn, những vấn đề còn tồn tại, trên thực
tế còn nhiều thuận lợi dạy thể loại văn nghị luận xã hội, vấn đề là chúng ta có
biết linh hoạt sáng tạo, vận dụng và phát huy những thuận lợi đó hay không.
Về việc trang bị kiến thức của học sinh: Chúng ta đang sống trong thời đại
bùng nổ thông tin, giao lưu và hợp tác quốc tế, do vậy học sinh có nhiều điều
kiện, phương tiện để tự trang bị cho bản thân những tri thức về đời sống xã hội ở
khắp mọi nơi trên thế giới. Như vậy việc tìm hiểu thông tin không chỉ là học mà
là nhu cầu nhận thức, nhu cầu được mở mang kiến thức, nâng tầm hiểu biết. Vì
lẽ đó kiểu văn nghị luận xã hội dung luợng kiến thức rộng lớn, phong phú song
học sinh không phải học thuộc. Tiếp nhận, ghi nhớ là một quá trình lâu dài, là sự
thẩm thấu dần. Đó là kiến thức nhưng cũng đồng thời là vốn sống các em tự có.
Về việc trang bị kĩ năng: Đây là một thể văn đã được học ở bậc THCS nên
không còn xa lạ với học sinh. Cấp THPT các em lại được học nhằm mục đích
củng cố, nâng cao và mở rộng, đào sâu hơn bởi những kiến thức ở THCS là hết
sức sơ đẳng, mang tính tiếp cận ban đầu.
Về cơ sở vật chất: Trang thiết bị hiện đại giúp giáo viên dạy học theo
phương pháp dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin bằng cách trang bị
các thiết bị hiện đại như: máy chiếu đa năng, máy chiếu hắt... Do vậy việc dạy
giáo án điện tử là vô cùng thuận lợi đặc biệt đối với phân môn làm văn, với thể
văn nghị luận xã hội. Với những phương tiện hiện đại trong một tiết dạy giáo
viên có thể dễ dàng hơn trong việc cung cấp các ngữ liệu, yêu cầu học sinh phân
tích để trang bị kiến thức, rút ra kĩ năng.. Mặt khác việc ứng dụng CNTT sẽ giúp
giờ văn thêm sôi nổi, tăng thêm hứng thú cho các em.
6


Xuất phát từ cơ sở lý luận, và từ cơ sở thực tế nêu trên tôi đã hệ thống hoá

lại những vấn đề thuộc về tri thức đời sống xã hội phù hợp mục đích giáo dục,
đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi và những kỹ năng làm văn nghị luận xã hội ở từng
dạng bài cụ thể giúp các em có được một công cụ tư duy, thực hành hợp lý khi
làm thể văn này.
2. CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TRONG CHƯƠNG TRÌNH
THPT.

2.1. Đặc điểm, yêu cầu
a. Đặc điểm: Nghị luận về một vấn đề xã hội thường lấy một hiện tượng
xảy ra trong đời sống, một tư tưởng đạo lí để bàn bạc. Từ vấn đề ấy, người nghị
luận cần phải phân tích lí giải, tìm ra ý nghĩa xã hội về tư tưởng, đạo đức mà bàn
bạc, đánh giá. Từ đó nắm chắc được các giá trị, hiểu rõ hơn các vấn đề xã hội
được đề cập tới. Vấn đề xã hội có ý nghĩa lấy từ các nguồn:
- Tác phẩm văn học trong chương trình
- Một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà học sinh chưa
được đọc.
- Các vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội.
- Những câu nói, những ý kiến bàn về con người, cuộc sống, tình bạn, tình
yêu...
- Lấy nội dung từ phần đọc – hiểu của đề bài.
b.Yêu cầu: Yêu cầu của dạng đề này: người viết phải hiểu vấn đề một
cách sâu sắc, rồi sau đó mới bàn bạc, đánh giá, lí giải, nhận xét về vấn đề đó.
Trong trường hợp nghị luận về vấn đề xã hội có trong tác phẩm văn học chỉ
được khai thác về giá trị nội dung tư tưởng, rút ra ý nghĩa xã hội khái quát.
2.2. Phân biệt hai dạng bài nghị luận: nghị luận về một hiện tượng đời sống
và nghị luận về vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học
Hai dạng bài nghị luận nghị luận về một hiện tượng đời sống và nghị luận
về vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học đều thuộc dạng bài nghị luận xã hội.
Đề văn nghị luận về một hiện tượng đời sống xuất phát từ một hiện tượng
đã, đang xảy ra hoặc một hiện tượng đời sống, từ đó mà lí giải, cắt nghĩa, đánh

giá và rút ra bài học cần thiết. Người viết cần phải bày tỏ thái độ, ý kiến của
mình về hiện tượng đời sống đó.
Đề văn nghị luận về vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học thường xuất
phát từ một hiện tượng xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học để tìm hiểu
đánh giá nó trước hết người viết phải phân tích tác phẩm từ đó mới phân tích
hiện tượng và đánh giá hiện tượng, rút ra ý nghĩa xã hội khái quát của tác phẩm
ấy.
2.3. Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội trong chương trình THPT.
a. Cung cấp thêm những tư liệu về hiện thực đời sống.
Muốn làm tốt dạng đề này học sinh cần có kiến thức văn học phong
phú và vốn sống, vốn hiểu biết thực tế đa dạng và phong phú. Những tư liệu
này thường thấy trong cuộc sống gần gũi của các em hoặc trên các kênh

7


truyền hình, trên báo chí. Những tệ nạn xã hội , vấn đề giao thông, nạn bạo
hành trẻ em, bạo lực trong gia đình...
Ngoài ra giáo viên cần cung cấp thêm tư liệu về hiện tượng đời sống
cho học sinh. Nếu ở phần này giáo viên nên dùng giáo án điện tử thì hiệu quả
cao hơn rất nhiều.
b. Tìm hiểu đề:
Muốn viết được đoạn văn nghị luận hay, ngoài quan điểm đúng đắn, hiểu
biết sâu sắc vấn đề cần bàn luận... người viết cần biết cách tìm hiểu đề văn nghị
luận.
Để tìm hiểu đề, học sinh cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Đọc kĩ đề: Học sinh cần đọc kĩ đề để có cái nhìn bao quát, sau đó
gạch chân những từ khoá, then chốt. Để tránh hiểu sai đề, học sinh không được
bỏ sót một chữ, một chi tiết nào.
Bước 2: Phân tích đề: Xác định đề bài đó thuộc kiểu nghị luận nào? (nghị

luận về một tư tưởng đạo lí hay về một hiện tượng đời sống?) Xác định đề văn
nghị luận và các thao tác lập luận chính sẽ vận dụng trong bài viết. Người viết
cần xác định đề văn thuộc loại đề văn nghị luận luận về một hiện tượng đời
sống xuất phát từ một hiện tượng đã, đang xảy ra hoặc một hiện tượng đời sống
đặt ra trong tác phẩm văn học. Từ đó có thao tác phù hợp với mỗi đề.
Bước 3: Xác định được nội dung trọng tâm cần bàn bạc và làm sáng tỏ. Có
nhiều đề văn nêu trọng tâm một cách trực tiếp, học sinh rễ xác định vấn đề trọng
tâm. tuy nhiên có nhiều đề văn, học sinh không dễ xác định vấn đề trọng tâm.
Chẳng hạn: Suy nghĩ của anh/ chị qua câu chuyện “Hoa hồng tặng mẹ” trong
SGK ngữ Văn 12.
Phạm vi tư liệu cần huy động, trích dẫn cho bài viết. Để làm sáng tỏ
vấn đề, người viết không chỉ dùng lí lẽ mà còn phải dùng dẫn chứng.
Người viết cần sử dụng tư liệu trong tác phẩm văn học và tư liệu trong
thưc tế cuộc sống hiện nay.
- Dạng đề nổi: Là dạng đề thi mà yêu cầu của nó thể hiện rõ ràng ở câu
chữ trong đề bài.
VD: Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mỹ A. Lincôn(1809-1865) viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh
dự hơn gian lận khi thi”. Từ ý kiến trên anh/chị hãy viết một doạn văn khoảng
200 từ trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong thi cử và trong
cuộc sống.
Ở đề này, yêu cầu của đề rất rõ: trình bày suy nghĩ của mình về đức tính
trung thực trong thi cử và trong cuộc sống
- Dạng đề chìm: Là dạng đề mà yêu cầu của nó không thể hiện rõ ràng ở
câu chữ trong đề bài. Muốn hiểu được yêu cầu của đề bài cần giải thích ý nghĩa
và tìm ra các mối quan hệ của các từ ngữ trong đề.
VD: Nhà bác học qua sông.
Có một nhà bác học ngồi trên một chiếc thuyền qua sông, buồn chán nên nhà
bác học bèn nói chuyện với người chèo thuyền. Ông ngẩng cao đầu kiêu hãnh.
- Anh có nghiên cứu triết học không? Đó là thứ học vấn cần thiết nhất trên thế
giới đấy.

8


- Tôi suốt ngày chỉ biết chèo thuyền không có thời gian nghiên cứu triết học.
- Như vậy anh đã lãng phí mất nửa cuộc đời- nhà bác học nói- và ông không
thèm nói chuyện với người chèo thuyền nữa.
Nào ngờ, một lúc sau giông bão kéo đến, gió lớn làm con thuyền bị lật, cả nhà
bác học và người chèo thuyền đều rơi xuống nước.
- Ông có biết bơi không? Người lái thuyền hỏi.
- Không biết- lúc này nhà bác học đã bị ngập đến tận cổ.
- Vậy ông đã lãng phí cả cuộc đời rồi.
“Trích 200 bài học đạo lí- NXB thông tin”
Câu chuyện trên cho anh/ chị suy nghĩ gì?
Học sinh phải xác định được 3 luận điểm cần làm sáng tỏ là:
- Phê phán thói kiêu ngạo trong cuộc sống, không nên lấy điểm mạnh
của mình để đo điểm yếu của người khác. Một người kiêu ngạo sẽ phải
trả giá đắt.
- Phải biết đeo sự hiểu biết của mình để giúp đỡ và nâng đỡ người khác(
người lái đò cứu nhà bác học khỏi chết đuối, nhà bác học giúp ngưpưig
chèo đò bổ sung kiến thức)
- Phải biết khiêm tối và không ngừng học hỏi, không nên khinh thường
người khác…
b. Lập dàn ý:
- Bước 1: Xác định luận đề - chủ đề, ý tổng quát chung của đoạn văn phải
làm sáng tỏ.
- Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý, triển khai luận đề thành luận điểm, luận điểm
thành luận cứ.
- Bước 3: Sắp xếp các luận điểm, luận cứ đã tìm được để tạo thành một
nội dung thống nhất, lo gích, đảm bảo tính hệ thống.
c. Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội trong chương trình THPT.

Dạng bài nghị luận xã hội bao gồm các dạng sau:
+ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí;
+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống;
+ Nghị luận về một vấn đề đời sống đặt ra trong tác phẩm văn học.
Đoạn văn là đơn vị của một bài viết, có nội dung và kết cấu của một bài
văn nghị luận. Học sinh phải biết cách chắt lọc nội dung thông tin để viết đoạn
văn hoàn chỉnh nhưng vấn đảm bảo tính thống nhất, liên kết và logíc, rõ ràng
chặt chẽ, tạo điều kiện để người đọc người nghe hiểu được một cách rõ ràng,
chính xác, đúng ý tưởng của người viết.
Khi viết đoạn văn, người viét phải đảm bảo 3 yếu tố:
- Câu chủ đề: Phải nêu lên được ý tưởng trung tâm của đoạn, Tuy nhiên ý tưởng
trung tâm không phải lúc nào cũng ở câu đầu tiên.
- Tính thống nhất, logíc: Cả hình thức và nội dung phải thống nhất, các câu
trong doạn văn phải phục vụ cho chủ đề.
Ví dụ: Trong một văn bản có sáu câu, người viết đưa ra chủ đề là: Đọc sách là
phương diện tốt nhất cho việc tự học, tự khám phá. Còn năm câu sau được phân
bố như sau:
9


1. Sách như người thầy, gián tiếp truyền đạt kiến thức cho người đọc ở
mọi lĩnh vực.
2. Có nhiều loại sách: Khoa học, văn học, kĩ năng sống…
3. Bạn phải biết lựa chọn sách.
4. Sách là thứ không thể thiếu trong đời sống tinh thần của chúng ta.
5. Đọc sách phải có sự hứng thú thật sự...
Phân tích nội dung trên ta thấy người viết đã vi phạm tính thống nhất, vì trừ câu
một, còn lại các câu sau không phục vụ cho chủ đề: Đọc sách là phương diện tốt
nhất cho việc tự học, tự khám phá.
- Các câu trong đoạn văn phải có sự liên kết chặt chẽ.

Kĩ thuật dựng đoạn có thể theo các bước sau:
Bước1: Xác định chủ để (thường ở phần Đọc- hiểu của đề thi).
Bước 2: Dựng các câu phục vụ cho việc phân tích, chi tiết hoá, mở rộng thêm
cho chủ đề.
Bước 3: Lấy dẫn chứng cụ thể đề minh hoạ cho nội dung được rõ ràng hơn. Từ
đó liên hệ đến bản thân.
Bước 4: Sắp xếp trật tự các câu theo trật tự, logíc theo phương pháp tổng- phânhợp.
Bước 4: Chỉnh lí các câu văn cho mượt mà, chau chuốt hơn.
Dạng bài: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
Kiểu bài này thường có 2 cách làm như sau:
Cách 1:
- Nêu vấn đề cần nghị luận.
- Nêu khái niệm hoặc giải thích vấn đề (nếu có)
- Nêu thực trạng của vấn đề cần bàn.
- Nguyên nhân dẫn đến thực trạng ấy.
- Hậu quả
- Biện pháp khắc phục.
- Bài học cho bản thân.
Áp dụng với dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Cách 2:
- Nêu vấn đề cần nghị luận.
- Giải thích vấn đề cần bàn luận.
- Phân tích hiện tượng, chứng minh.
- Bình luận: đúng- sai, hay - dở, nên - không nên....
- Bài học cho bản thân.
Áp dụng với dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
- Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống, mục đích học tập…).
- Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, lòng bao dung,
lòng độ lượng; tính trung thực, tính cương quyết, tính hoà nhã, tính khiêm tốn,
tính ích kỉ…).

- Về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em…).
- Về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…).
Và dạng nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học
10


Một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó đặt ra trong tác phẩm văn
học. Vấn đề xã hội có ý nghĩa có thể lấy từ hai nguồn: tác phẩm văn học đã học
trong chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà
học sinh chưa được học.
Ví dụ:
Với đề bài: Trong đề thi tuyển sinh Đại học năm 2011 có câu:
“Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn”
Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.
Ta cần làm như sau:
- Giới thiệu ý kiến của đề bài: Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng
xấu hổ còn quan trọng hơn.
- Giải thích:
+ Tự hào: lấy làm hài lòng, hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có.
+ Xấu hổ: cảm thấy hổ thẹn khi thấy mình có lỗi hoặc kém cỏi trước người
khác.
+ Ý kiến đề cao tầm quan trọng của xấu hổ.
- Phân tích, chứng minh:
+ Tự hào là cần thiết: người tự hào cần hiểu rõ bản thân, tự tin trong cuộc
sống. Tự hào thường mang lại cảm xúc tích cực, giúp chúng ta phấn khởi
trong hành động. Do đó dễ đạt được thành công.
+ Biết xấu hổ còn quan trọng hơn: vì nó giúp người ta đễ tránh được thững
sai trái, giúp ta nỗ lực vươn lên khắc phục những kém cỏi của bản thân. Xây
dựng lòng khiêm tốn, tinh thần trách nhiệm.
Biết xấu hổ là biểu hiện của lòng tự trọng, nhận thức về phẩm giá con người,

biết kiềm chế trước các tình huống...(dẫn chứng)
- Bình luận: Tự hào, tự trọng là những phẩm chất đáng quý mà mỗi người
cần có, trong đó cần nhận thức rằng tự hào là cần thiết nhưng tự trọng còn
quan trọng hơn.
+ Phê phán: những người không có lòng tự hào và xấu hổ (tự trọng)..
- Bài học cho bản thân: Làm sao để có lòng tự hào và tự trọng, phải hiểu
biết giá trị con người và cuộc sống, có phẩm chất cá nhân, nỗ lực rèn luyện,
phấn đấu...
Với đề bài: Trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, nhà văn Lưu
Quang Vũ có viết: “Không thể sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo
được. Tôi muốn là tôi toàn vẹn”.Hày viết một đoạn văn ngắn nói lên suy nghĩ
của anh/ chị về quan niệm sống trên.
Tương tự đề bài trên học sinh phải:
- Giới thiệu ý kiến của đề bài: “Không thể sống bên trong một đằng, bên ngoài
một nẻo được. Tôi muốn là tôi toàn vẹn”. Trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da
hàng thịt” Lưu Quang Vũ
- Phân tích hiện tượng trong tác phẩm: qua nhân vật Trương Ba - một người trân
trọng các giá trị tinh thần, sống nhân ái chan hoà, thương yêu vợ con, yêu quý
cây cỏ...phải sống nhờ, sống gửi trong xác anh hàng thịt phàm phu dẫn đến bao
bi kịch.
11


+ Thực chất câu nói của Lưu Quang Vũ là con người phải sống thật với mình,
là sự thống nhất giữa tâm hồn và thể xác.
+ Nêu vắn tắt nôi dung câu chuyện và rút ra bài học về niềm hạnh phúc được
sống thực với mình.
- Bình luận ý nghĩa sâu sắc và tầm quan trọng của vấn đề cần phải sống và dám
sống trung thực. Phê phán lối sống giả tạo, thiếu trung thực, không dám sống
thật, sống bên trong một đằng bên ngoài một nẻo, lối sống có nguy cơ đẩy con

người đến chỗ tha hoá, sa ngã vì danh lợi.
+ Hạnh phúc của con người được sống thực và nỗi đau khổ của những kẻ
không còn được là mình đã thể hiện trong cuộc sống và trong văn học như thế
nào?
+ Phê phán hai lối sống: Thứ nhất: Con người đang có nguy cơ chạy theo
những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên
phàm phu, thô thiển. Thứ hai: Lấy cớ tâm hồn là cao quý, đời sống tinh thần là
đáng trọng mà không chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất không phấn đấu
vì hạnh phúc toàn vẹn.
- Liên hệ hiện nay cách sống bên trong một đằng và bên ngoài một nẻo ngày
càng phổ biến và tác hại của nó.Từ đó rút ra bài học cho bản thân: Đừng tự lừa
dối mình và lừa dối những người xung quanh. Sống đúng với những gì vốn của
mình, sống trọn vẹn thống nhất giữ bên trong và bên ngoài.
+ Phát biểu những suy nghĩ về niềm hạnh phúc của con người khi được sống
thực với mình và với mọi người:
+ Thế nào là sống thống nhất, sống thực?
+ Sống thực biểu hiện trên những phương diện nào?
+ Tại sao lại sống toàn vẹn giữa bên trong và bên ngoài, sống thực với chính
mình lại là một niềm hạnh phúc.
Xét đề bài: Đọc văn bản “Hoa hồng tặng mẹ”( có thể trích dẫn văn
bản)- dẫn theo “ Quà tặng cuộc sống’. Nêu suy nghĩ của anh/ chị từ ý nghĩa
câu chuyện.
Đây là dạng đề người viết phải đọc một văn bản ngắn, rất ngắn. Sau khi
đọc rút ra ý nghĩa câu chuyện. Từ đó mới phát biểu những suy nghĩ của mình.
Mỗi người có thể rút ra từ câu chuyện “Hoa hồng tặng mẹ” một hay nhiều ý
nghĩa khác nhau, nhưng phải trên cơ sở hợp lí và có sức thuyết phục. Bài viết
cần triển khai theo dàn ý sau:
- Giới thiệu đề bài :Anh thanh niên trong câu chuyện mua bó hoa tặng
mẹ qua đường bưu điện. Nhưng khi anh gặp cô bé không có tiền mua hoa tặng
mẹ, anh đã mua hoa cho cô bé rồi cho cô bé đi nhờ xe về nhà tặng mẹ. Nhưng

khi cô bé chỉ đường đến một nghĩa trang và chỉ vào phần mộ mới đặp thì anh
mới trân trọng những gì mình hiện đang có. Anh huỷ dịch vụ gửi hoa và mua
một bó hồng thật đẹp để lái xe một mạch 300 km về nhà trao tận tay mẹ.
- Phân tích văn bản để rút ra ý nghĩa của câu chuyện.
Câu chuyện cảm động và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc về tình mẫu tử.
Được tặng quà cho mẹ là một hạnh phúc nhưng thật sự trân trọng tình mẹ, trân
12


trọng niềm hạnh phúc có mẹ, được thấy mẹ trên đời còn hạnh phúc hơn...Cần
quan tâm mẹ hơn vì đó chính là niềm hạng phúc của cuộc đời...
Phát biểu những suy nghĩ của mình về ý nghĩa câu chuyện.
+ Có thể hiểu thế nào là tình mẫu tử.
+ Tình mẫu tử được biểu hiện qua những phương diện nào?
+ Tại sao quan tâm đến mẹ lại là niềm hạng phúc?
- Bình luận ý nghĩa của câu chuyện: cần trân trọng tình cảm của con
người. Quan tâm đến những người xung quanh cũng là quan tâm đến bản thân
và những người thân yêu của mình.
+ Phê phán lối sống thực dụng, phê phán lối sống thờ ơ, ghẻ lạnh... hiện nay của
bộ phận giới trẻ chỉ chú trọng đến vật chất, không quan tâm đến đời sống tinh
thần của mẹ. Hoặc bộ phận thanh niên chỉ muốn nhận hơn cho, hào phóng khi
tiêu tiền của mẹ nhưng không qua tâm đến tình cảm của mẹ...
- Bài học về tình mẫu tử được rút ra từ câu chuyện của cô bé lại càng cảm
động và mang tính nhân văn cao.
Đây là dàn ý chung có thể áp dụng cho nhiều đề bài tương tự.
d. Tìm dẫn chứng điển hình.
Nếu không có dẫn chứng thì bài làm của học sinh rơi vào chung chung, giáo
điều, thiếu chiều sâu và thiếu sức thuyết phục. Trên cơ sở nghị luận xã hội ở
trường THPT thường xoay quanh các vấn đề: tư tưởng đạo lí, đạo đức lối sống,
các hiện tượng xã hội… Học sinh cần thu thập kiến thức, tăng cường kiến thức

thực tế trên đài, báo, sách vở. Cần ghi chép chính xác các thông tin, về sự kiện,
nhân vật…để dùng làm dẫn chứng cho bài văn nghị luận xã hội. Mỗi bài viết
200 từ cần một đến hai dẫn chứng tiêu biểu.
2.4. Hiệu quả đạt được.
Qua quá trình áp dụng sáng kiến này cho học sinh THPT ở các Lớp 12
trong các năm học: 2015- 2016; 2016- 2017, 2017-2018 Tôi đã đạt được kết quả
như sau:
Kết quả
Lớp

Tỉ lệ biết cách
Tỉ lệ biết cách
Tỉ lệ biết cách
làm bài đạt
làm bài đạt kết
làm bài đạt kết Ghi chú
kết quả trung
quả cao
quả thấp
bình

Lớp 12A8
15%
60%
25%
(2015-2016)
Lớp 12A6
25%
60%
15%

(2016-2017)
Lớp 12A8
30%
65%
5%
(2017-2018)
Như vậy qua bảng tổng kết trên có thể nhận thấy rằng với đề tài này tôi đã
đạt được những thành tựu đáng kể.
Số học sinh không biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
trong tác phẩm văn học đã giảm từ 25% năm 2015- 2016 còn 5% năm học
2017- 2018.
13


Tỉ lệ học sinh biết cách làm bài đạt kết quả trung bình từ 60% năm học
2015- 2016 đến 65% năm học 2017- 2018.
Tỉ lệ học sinh biết cách làm bài đạt kết quả cao tăng mạnh từ 15% năm
học(2015-2016) đến 30% năm học (2017-2018)
Từ kết quả đạt được trên Tôi mạnh dạn trình bày đề tài “ Cách viết đoạn
văn nghị luận xã hội trong chương trình THPT” để giáo viên có thể tham
khảo và góp ý kiến để Tôi có thể hoàn thiện thêm đề tài này.

14


III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- KẾT LUẬN

Mục đích viết đề tài này nhằm giúp học hình thành những kĩ năng làm
văn nghị luận về một hiện tượng đời sống. Có quan niệm đúng đắn và phê phán

những quan niệm sai lầm về những hiện tượng đời sống đang diễn ra hiện nay
nhằm xây dựng một thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn cho học sinh. Góp
phần nâng cao nhận thức, cách sống của bản thân trong học tập và rèn luyện. Có
nhận thức, tư tưởng, thái độ và hành động đúng trước những hiện tượng đời
sống hàng ngày.
Qua quá trình suy nghĩ tôi mạnh dạn đề xuất ý kiến của mình với mong
muốn tất cả chúng ta với mục tiêu chung “Nâng cao hiệu quả chất lượng giờ dạy
làm văn”. Với kinh nghiệm của mình tôi đã thu được một số kết quả nhất định.
Tuy nhiên bài viết còn gặp nhiều hạn chế, song nó kích thích tôi say sưa hơn
trong nghề nghiệp. Với năng lực còn hạn chế của mình tôi mong muốn nhận
được nhiều ý kiến đóng góp và động viên của đồng nghiệp để giờ dạy học làm
văn nghị luận xã hội trong chương trình THPT đạt kết quả cao hơn.
Bài tiểu luận này vừa là kinh nghiệm bản thân vừa là quá trình nghiên cứu
trong quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn hiện nay.
Với tinh thần ấy mong được sự góp ý của đồng nghiệp và hội đồng khoa học các
cấp để nội dung nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
- KIẾN NGHỊ

Đề nghị Sở GD&ĐT, trường THPT Sầm Sơn tạo điều kiện về cơ sở vật chất
để có thể ứng dụng SKKN vào thực tế giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hoá, ngày 15 tháng 05 năm

2018
Tôi xin cam đoan SKKN này là của tôi,
không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT


Đỗ Thị Thu Hiền

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thiết kế dạy học Ngữ Văn 12 tập 1,2 của Lưu Đức Hạnh, Trịnh Trọng
Nam, Lê Thị Anh Thơ NXBGD 2009.
2. Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 - NXBGD - 2017.
3. Hướng dẫn ôn tập kì thi trung học phổ thông quốc gia năm học 2014 2015 - NXBGD.
4. Hướng dẫn ôn tập kì thi trung học phổ thông quốc gia năm học 2015 2016 - NXBGD.
5. Luyện thi trung học phổ thông quốc gia 2017 do Đỗ Ngọc Thống chủ
biên.
6. Cẩm nang luyện thi trung học phổ thông quốc gia của Lê Xuân Soan NXBĐHQGHN 2015.
7. Chiến thuật ôn thi trung học phổ thông quốc gia của Trịnh Văn Quỳnh
NXBĐHQGHN 2017.
8. Các sáng kiến kinh nghiệm của Đỗ Thị Thu Hiền những năm 2010, 2012,
2014


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD-ĐT
Tên tác giả: Đỗ Thị Thu Hiền
Đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Sầm Sơn - Thanh Hóa.
STT

Tên đề tài SKKN

1


Kĩ năng làm bài văn nghị
luận xã hội về một hiện
tượng đời sống.

2

3

Kĩ năng làm bài văn nghị
luận xã hội về một vấn đề
xã hội trong tác phẩm văn
học.
Kĩ năng làm bài văn nghị
luận xã hội trong chương
trình trung học phổ thông.

Cấp đánh giá
xếp loại

Kết quả đánh Năm học đánh giá
giá, xếp loại
xếp loại

Cấp nghành

C

2009 - 2010


Cấp nghành

C

2010 - 2011

Cấp nghành

C

2013 - 2014



×