Tải bản đầy đủ (.pdf) (287 trang)

Quản lý kiểm định chất lượng giáo dục các trường trung học cơ sở ở thành phố hồ chí minh trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 287 trang )

B QUC PHềNG

HC VIN CHNH TR

NGUYN NG AN LONG

QUảN Lý KIểM ĐịNH CHấT LƯợNG GIáO DụC
CáC TRƯờNG TRUNG HọC CƠ Sở ở THàNH PHố Hồ
CHí MINH TRONG BốI CảNH ĐổI MớI GIáO DụC

LUN N TIN S QUN Lí GIO DC

H NI - 2019


B QUC PHềNG

HC VIN CHNH TR

NGUYN NG AN LONG

QUảN Lý KIểM ĐịNH CHấT LƯợNG GIáO DụC CáC
TRƯờNG TRUNG HọC CƠ Sở ở THàNH PHố Hồ CHí
MINH TRONG BốI CảNH ĐổI MớI GIáO DụC

Chuyờn ngnh

: Qun lý giỏo dc

Mó s


: 914 01 14

LUN N TIN S QUN Lí GIO DC

NGI HNG DN KHOA HC:
1. PGS.TS Ngụ Minh Tun
2. TS. Nguyn Trn Ngha
H NI - 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và
được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Đặng An Long


MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI
1.1
Các công trình nghiên cứu có liên quan đến kiểm định chất lượng giáo

dục các trường trung học cơ sở
1.2
Các công trình nghiên cứu có liên quan đến quản lý kiểm định chất
lượng giáo dục trường trung học cơ sở
1.3
Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố và
những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG BỐI CẢNH
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
2.1
Những vấn đề lý luận về kiểm định chất lượng giáo dục trường trung
học cơ sở
2.2
Những vấn đề lý luận về quản lý kiểm định chất lượng giáo dục trường
trung học cơ sở trong bối cảnh đổi mới giáo dục
2.3
Những yếu tố tác động tới quản lý kiểm định chất lượng giáo dục
trường trung học cơ sở trong bối cảnh đổi mới giáo dục
Chương 3
CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
3.1
Khái quát giáo dục trung học cơ sở và công tác kiểm định chất lượng
giáo dục ở thành phố Hồ Chí Minh
3.2
Khái quát về điều tra khảo sát thực trạng
3.3

Thực trạng kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở ở
thành phố Hồ Chí Minh
3.4
Thực trạng quản lý kiểm định chất lượng giáo dục các trường trung học
cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh
3.5
Thực trạng yếu tố tác động đến quản lý kiểm định chất lượng giáo dục
trường trung học cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh
3.6
Đánh giá chung về thực trạng quản lý kiểm định chất lượng giáo dục
trường trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh
Chương 4
ĐỊNH HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ KIỂM ĐỊNH CHẤT
LƯỢNG GIÁO DỤC CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
4.1
Định hướng quản lý kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học cơ
sở thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh đổi mới giáo dục
4.2
Biện pháp quản lý kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học cơ
sở thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh đổi mới giáo dục
4.3
Kiểm chứng các biện pháp quản lý kiểm định chất lượng giáo dục các
trường trung học cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC
CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


5
15
15
23
36
42
42
65
86
94
94
101
105
120
129
130
137
137
139
164
189
193
194
203


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT


Tên bảng

Nội dung

1

Bảng 2.1

Các tiêu chuẩn, tiêu chí trong kiểm định chất
lượng giáo dục trường trung học cơ sở
Nội dung kế hoạch tự đánh giá trường trung
học cơ sở
Tổng hợp số liệu về số trường, số lớp, số học
sinh, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cấp
trung học cơ sở
Thông tin về hiệu trưởng trường trung học cơ
sở
Trình độ giáo viên trung học cơ sở năm học
2016 - 2017
Cơ sở vật chất trường trung học cơ sở theo thống
kê năm 2017
Kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở
Kết quả hạnh kiểm học sinh trung học cơ sở
Kết quả thi tốt nghiệp trung học cơ sở trong 3
năm gần đây
Bảng thống kê kiểm định chất lượng giáo dục
các trường trung học cơ sở
Đội ngũ cán bộ đánh giá ngoài cấp trung học cơ
sở
Các trường trung học cơ sở tham gia khảo sát

Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo
viên và kiểm định viên về mức độ quan trọng
của hoạt động kiểm định chất lượng các
trường trung học cơ sở ở thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay
Kết quả đánh giá của các lực lượng tham gia
khảo sát về việc thực hiện các nội dung tự
đánh giá của hoạt động kiểm định chất lượng
các trường trung học cơ sở ở thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay
Kết quả đánh giá của các lực lượng tham gia
khảo sát về việc thực hiện quy trình tự đánh
giá của hoạt động kiểm định chất lượng các
trường trung học cơ sở ở thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay
Thực trạng đội ngũ kiểm định viên cấp trung
học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh

2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12

13

14

15

16

Bảng 2.2
Bảng 3.1

Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11

Bảng 3.12

Bảng 3.13

Bảng 3.14

Trang
64

75

94
94
95
95
96
96
96
98
98
102

105

106

107
111


17

18

19

Bảng 3.15

Bảng 3.16


Bảng 3.17

20

Bảng 3.18

21

Bảng 3.19

22

23

24

26

27

28

Bảng 3.20

Bảng 3.21

Bảng 3.22

Bảng 3.23


Bảng 4.1

Bảng 4.2

Tổng hợp kết quả việc thực hiện nội dung hoạt
động đánh giá ngoài các trường trung học cơ
sở ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Đánh giá của các lực lượng tham gia khảo sát
về quy trình đánh giá ngoài các trường trung
học cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Kết quả khảo sát năng lực làm việc của đội ngũ
tham gia đánh giá ngoài trường trung học cơ sở
thành phố Hồ Chí Minh
Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý,
kiểm định viên, giáo viên về quản lý kiểm
định chất lượng các trường trung học cơ sở
thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Đánh giá của các lực lượng tham gia khảo sát về
việc xây dựng kế hoạch tự đánh giá và đánh giá
ngoài các trường trung học cơ sở ở thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay
Đánh giá của các lực lượng tham gia khảo sát
về mức độ tổ chức tự đánh giá và đánh giá
ngoài các trường trung học cơ sở ở thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay
Đánh giá của các lực lượng tham gia khảo sát
về việc chỉ đạo thực hiện tự đánh giá và đánh
giá ngoài các trường trung học cơ sở ở thành
phố Hồ Chí Minh

Đánh giá của các lực lượng tham gia khảo sát về
kết quả kiểm tra, đánh giá hoạt động tự đánh giá
và đánh giá ngoài các trường trung học cơ sở ở
thành phố Hồ Chí Minh
Kết quả đánh giá của các lực lượng tham gia
khảo sát về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng
đến quản lý kiểm định chất lượng giáo dục các
trường trung học cơ sở ở thành phố Hồ Chí
Minh
Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các
biện quản lý kiểm định chất lượng giáo dục
các trường trung học cơ sở thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay
Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện
quản lý kiểm định chất lượng giáo dục các
trường trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh

113

116

118

121

123

124

126


127

129

167
169


29
30
31
32
33
34
35

Bảng 4.3

hiện nay
Tính tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi
171

Bảng 4.4

của các biện pháp
So sánh tương quan thứ hạng tính cần thiết và

Bảng 4.5
Bảng 4.6

Bảng 4.7

tính khả thi của các biện pháp
Số lượng kiểm định viên tham gia thử nghiệm
Trình độ kiểm định viên tham gia thử nghiệm
Kết quả đánh giá kiến thức kiểm định chất

173
176
176
178

Bảng 4.8

lượng của các kiểm định viên trung học cơ sở
Phân bố (tần suất, tần suất tích lũy) về điểm

179

Bảng 4.9

của nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm
Kết quả đánh giá kỹ năng của các kiểm định
viên về kiểm định chất lượng giáo dục các
trường trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh

36

Bảng 4.10


ở nhóm thử nghiệm
Kết quả đánh giá việc huy động nhân lực để

182

kiểm định chất lượng giáo dục các trường
trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh ở
37

Bảng 4.11

nhóm đối chứng
Bảng tần suất và tần suất tích lũy về kỹ năng

183

kiểm định chất lượng giáo dục các trường
trung học cơ sở của các kiểm định viên tham
gia thử nghiệm

184


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ

TT
1

Tên biểu đồ
Nội dung

Sơ đồ 2.1
Chất lượng giáo dục theo đầu vào - quá trình - đầu

Trang

ra của Mỹ (Hoy W.K and Misked C.G, (2001)
Educational inistration)
Cấu trúc tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo đánh giá

50

2

Sơ đồ 2.2

3

Biểu đồ 3.1

Đội ngũ kiểm định viên cấp trung học cơ sở ở

Biểu đồ 3.2

thành phố Hồ Chí Minh
Chất lượng đội ngũ kiểm định viên cấp trung học

112

2


112

Biểu đồ 3.3

cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh
Mối tương quan đánh giá mức độ năng lực làm

119

Biểu đồ 4.1

việc của đoàn đánh giá ngoài
Biểu đồ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả

172

Biểu đồ 4.2

thi của các biện pháp
Biểu đồ tổng hợp đánh giá việc huy động nhân lực để

3
4
5

65

kiểm định chất lượng giáo dục các trường trung học
6


Đồ thị 4.1

cơ sở
Phân bố tần suất (f)

184

7

Đồ thị 4.2

Phân bố tần suất tích luỹ (fi )

181

8

Đồ thị 4.3

Đồ thị phân bố tần suất fi

185

9

Đồ thị 4.4

Đồ thị tần suất tích lũy fi 

185


180


5
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng đối với sự hưng thịnh của dân tộc, là
chìa khóa, động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Giáo dục nước ta đang trong bối
cảnh thế giới có nhiều thay đổi nhanh và phức tạp. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc
tế về giáo dục đã trở thành xu thế tất yếu. Cách mạng khoa học công nghệ, công
nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế trí thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác
động trực tiếp đến sự phát triển của các nền giáo dục trên thế giới. Đổi mới để nâng
cao chất lượng giáo dục đáp ứng được yêu cầu thay đổi của khoa học công nghệ và
toàn cầu hóa là nhiệm vụ được chú trọng hàng đầu với mọi nền giáo dục.
Ở Việt Nam, chất lượng giáo dục, quản lý chất lượng và nâng cao chất lượng
giáo dục đang là những vấn đề được Nhà nước và xã hội quan tâm. Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XI đã nhấn mạnh phải “Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục,
đào tạo ở tất cả các bậc học” [2]. Trong Luật giáo dục năm 2005 cũng nêu rõ “Kiểm
định chất lượng giáo dục là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện
mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục
khác. Việc kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện định kỳ trong phạm vi cả
nước và đối với từng cơ sở giáo dục. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục được
công bố công khai để xã hội biết và giám sát. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có
trách nhiệm chỉ đạo thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục” [6].
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 cũng đã xác định: Để đạt
được mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục, chúng ta cần thực hiện tốt 8 giải pháp,
trong đó “Đổi mới quản lý giáo dục” là giải pháp mang tính đột phá, giải pháp đã
nêu rõ: “Tập trung vào quản lý chất lượng giáo dục: chuẩn hóa đầu ra và các điều
kiện đảm bảo chất lượng trên cơ sở ứng dụng các thành tựu mới về khoa học giáo

dục, khoa học công nghệ và khoa học quản lý, từng bước vận dụng chuẩn của các
nước tiên tiến; công khai về chất lượng giáo dục, các điều kiện cơ sở vật chất, nhân
lực và tài chính của các cơ sở giáo dục; thực hiện giám sát xã hội đối với chất lượng
và hiệu quả giáo dục; xây dựng hệ thống kiểm định độc lập về chất lượng giáo dục,
thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục của các cấp học, trình độ đào tạo và
kiểm định các chương trình giáo dục nghề nghiệp, đại học” [17].


6
Kiểm định chất lượng giáo dục được xác định là một giải pháp quản lý để
nâng cao chất lượng giáo dục. Trong những năm gần đây, công tác này tiếp tục
được đổi mới, các giải pháp phát huy hiệu quả, góp phần duy trì đảm bảo và nâng
cao chất lượng giáo dục các nhà trường. Các cấp quản lý giáo dục, các nhà trường
được tiếp cận với mô hình quản lý hiện đại, tiên tiến. Qua tự đánh giá, đánh giá
ngoài, nhiều nhà trường đã thấy được hiện trạng chất lượng, điểm mạnh, điểm yếu
và đã xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng sát thực và hiệu quả hơn. Kiểm định
chất lượng giao dục từng bước làm thay đổi cách nhìn nhận về công tác quản lý và
chỉ đạo, tăng cường năng lực quản lý nhà trường và quản lý dạy, học. Trong các nhà
trường được công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục, văn hóa chất lượng từng
bước hình thành, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và các lực lượng xã
hội có trách nhiệm xây dựng nhà trường ngày một tốt hơn.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập Cục Quản lý chất lượng. Đây
là cơ quan giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc chỉ đạo, triển khai thực hiện
kiểm định chất lượng giáo dục tại các cơ sở giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng
đã ban hành hệ thống các văn bản triển khai kiểm định chất lượng giáo dục ở tất cả
các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, công tác kiểm định chất lượng giáo dục các cơ
sở giáo dục phổ thông được triển khai bắt đầu từ năm học 2009 - 2010. Sở Giáo dục
và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức các lớp tập huấn, ban hành các văn
bản hướng dẫn, các kế hoạch thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục đối với tất cả

các cấp học nói chung và cấp học trung học cơ sở nói riêng. Các Phòng Giáo dục và
Đào tạo và các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố đã xây dựng kế hoạch
và triển khai các biện pháp quản lý, thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.
Thực trạng công tác kiểm định chất lượng giáo dục dưới sự chỉ đạo của lãnh
đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự cố gắng của Sở Giáo dục và Đào tạo cùng với sự nỗ
lực của các trường đạt được những kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Tuy nhiên,
trong quá trình thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục, vẫn còn một số đơn
vị, cá nhân thực hiện thiếu quy trình, chưa đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo. Còn một bộ phận cán bộ, giáo viên, nhân viên trong các
nhà trường chưa nhận thức đúng về kiểm định chất lượng, chưa hiểu rõ bản chất, quy
trình, cách triển khai tự đánh giá, chưa cập nhật thường xuyên, đầy đủ các văn bản chỉ


7
đạo của các cấp có liên quan đến giáo dục để vận dụng trong quá trình triển khai nhiệm
vụ. Quá trình thực hiện hoạt động tự đánh giá, một số trường đã hiểu sai về mục đích, ý
nghĩa, vai trò của công tác kiểm định chất lượng, triển khai không đủ quy trình nên
hiệu quả của hoạt động này không cao, thậm chí là hình thức (chỉ tập trung hoàn thành
báo cáo tự đánh giá, không triển khai hoạt động tự đánh giá theo quy trình 6 bước).
Một số đoàn đánh giá ngoài chưa làm tốt công tác tư vấn, hỗ trợ các nhà trường trong
việc đánh giá chính xác hiện trạng và xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng; còn
buông lỏng, nể nang, xuê xoa, chạy theo thành tích, đánh giá không sát kết quả mà nhà
trường đạt được... Quản lý công tác kiểm định chất lượng giáo dục còn bộc lộ những
hạn chế hạn chế, tồn tại như chưa nâng cao nhận thức về kiểm định chất lượng giáo
dục, chỉ đạo thiếu cương quyết, chưa có kế hoạch cụ thể, chất lượng báo cáo công tác
tự đánh giá và đánh giá ngoài chưa bảo đảm được tốt theo yêu cầu.
Có thể nói, chưa bao giờ chất lượng được toàn xã hội quan tâm và mong chờ
như ngày hôm nay, đặc biệt, khi mà giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu và là
động lực phát triển của toàn xã hội. Chúng ta chưa thể quên tình trạng học hết cấp
trung học cơ sở và trung học phổ thông nhưng chưa viết thành chữ trong các kỳ thi

tốt nghiệp, học sinh hết tiểu học nhưng chưa biết đọc, biết viết, nhiều sinh viên tốt
nghiệp đại học ra trường nhưng không làm được việc vì trình độ chuyên môn
nghiệp vụ kém chưa đáp ứng nhu cầu công việc và xã hội, hiện tượng học sinh ngôi
nhầm lớp ngày càng gia tăng, do bệnh thành tích cứ ùn học sinh lên lớp... Một trong
những nguyên cớ chính là do công tác kiểm định chất lượng giáo dục và quản lý
hoạt động này ở các nhà trường chưa thật sự hiệu quả. Do đó việc nghiên cứu quản
lý kiểm định chất lượng giáo dục các trường trung học cơ sở để từ đó có những biện
pháp hữu hiệu để cải thiện chất lượng giáo dục nói chung, giáo dục trung học cơ sở
nói riêng là việc làm cần thiết. Đặc biệt, trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay,
khi chương trình giáo dục phổ thông mới đã ban hành đòi hỏi sự thay đổi đồng bộ
giáo dục phổ thông trong đó có bậc trung học cơ sở. Hơn nữa, Thành phố Hồ Chí
Minh là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của khu vực miền nam và của cả nước
trong những năm qua có những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt, đòi hỏi giáo
dục phải đi trước, đón trước và kéo theo sự phát triển, cung ứng cho thành phố
nguồn năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới của xã hội. Mặt khác, về lý luận cũng


8
chưa có công trình nghiên cứu nào bàn về quản lý kiểm định chất lượng giáo dục
các trường trung học cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh đổi mới giáo
dục. Xuất phát từ những lý do trên và bản thân tác giả là cán bộ của Sở Giáo dục và
Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, người trực tiếp tổ chức thực hiện và triển khai
hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ
Chí Minh, vì vậy, tác giả chọn: “Quản lý kiểm định chất lượng giáo dục các trường
trung học cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh đổi mới giáo dục” làm đề
tài luận án tiến sỹ quản lý giáo dục để nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý kiểm định chất lượng giáo dục
trường trung học cơ sở, từ đó đề xuất biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng

hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở ở Thành phố Hồ
Chí Minh trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận giải cơ sở lý luận về kiểm định chất lượng giáo dục và quản lý kiểm định
chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng kiểm định chất lượng giáo dục và quản
lý kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất các biện pháp quản lý kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học
cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi và thử nghiệm các biện
pháp đã đề xuất.
3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
Khách thể nghiên cứu
Hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục các trường trung học cơ sở.
Đối tượng nghiên cứu
Quản lý kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở ở Thành phố
Hồ Chí Minh trong bối cảnh đổi mới giáo dục.


9
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý kiểm định chất
lượng giáo dục trường trung học cơ sở công lập ở Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất
và thử nghiệm 1 biện pháp quản lý kiểm định chất lượng giáo dục các trường trung
học cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Phạm vi về khách thể khảo sát: Gồm 18 trường trung học cơ sở (trong 3 quận
nội thành và 3 huyện) đại diện cho các trường: trường ở vùng khó khăn, trường
vùng nông thôn, trường ở khu đô thị mới, trường trong nội thành, Cụ thể là:
Cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo, cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo, hiệu
trưởng, phó hiệu trưởng là 30 người.

Giáo viên, nhân viên các trường trung học cơ sở có 240 người.
Thu thập và phân tích, nghiên cứu số lượng thống kê về hoạt động kiểm định
chất lượng giáo dục với số lượng 270 người.
Phạm vi về thời gian: Tiến hành điều tra nghiên cứu và sử dụng các số liệu để
phân tích thực trạng từ năm 2015 đến nay.
Giả thuyết khoa học
Kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở là hoạt động đảm bảo chất
lượng nhằm xác định mức độ trường trung học cơ sở đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng giáo dục. Nếu thực hiện tốt các biện pháp quản lý kiểm định chất lượng
giáo dục các trường trung học cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh như: Tổ chức hoạt
động tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của quản lý kiểm định
chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên và các lực lượng có liên quan đến công tác kiểm định chất lượng giáo
dục; Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực kiểm định chất lượng giáo dục trường
trung học cơ sở cho đội ngũ kiểm định viên; Chỉ đạo thường xuyên hoạt động tự
đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở; Tổ chức
thực hiện hiệu quả hoạt động đánh giá ngoài và thẩm định kết quả đánh giá ngoài
các trường trung học cơ sở trong kiểm định chất lượng giáo dục; Xây dựng hệ thống
quản lý thông tin kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở; Hoàn thiện
chính sách hỗ trợ và phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường về công tác kiểm


10
định chất lượng giáo dục thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo các
trường trung học cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm
của Đảng, Nhà nước về quản lý kiểm định chất lượng giáo dục các trường trung học

cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh và các quan điểm tiếp cận sau:
Tiếp cận hệ thống - cấu trúc
Quá trình giáo dục và đào tạo là một hệ thống trong đó có sự tương tác giữa
các thành tố như: Mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục,
môi trường giáo dục... Theo quan điểm hệ thống, nghiên cứu quản lý kiểm định chất
lượng giáo dục các trường trung học cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh trong bối
cảnh đổi mới giáo dục phải được đặt trong mối quan hệ với mục tiêu, nội dung kiểm
định chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở.
Tiếp cận lịch sử, xã hội
Quản lý kiểm định chất lượng giáo dục các trường trung học cơ sở ở Thành
phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh đổi mới giáo dục nói riêng luôn gắn với lịch sử, văn
hóa của từng quốc gia, vùng miền và phù hợp với sự phát triển của thời đại. Do vậy,
trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử, xã hội, quản lý kiểm định chất lượng giáo
dục các trường trung học cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh đổi mới
giáo dục đòi hỏi có sự tương thích với xã hội về mục đích, nội dung, phương pháp, cách
thức tổ chức... Quản lý kiểm định chất lượng giáo dục các trường trung học cơ sở ở
Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh đổi mới giáo dục không tách rời với các yêu
cầu đòi hỏi của xã hội trong từng thời kỳ và xu thế đổi mới trong giáo dục.
Tiếp cận thực tiễn
Thực tiễn là nguồn gốc, là động lực, là mục tiêu, là tiêu chuẩn để đánh giá
kết quả của mọi hoạt động. Những yêu cầu của thực tiễn giáo dục sẽ là những
tiêu chí cụ thể để đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục và quản lý kiểm định


11
chất lượng giáo dục các trường trung học cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh . Bởi
vậy, khi nghiên cứu quản lý kiểm định chất lượng giáo dục các trường trung học cơ
sở ở Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh đổi mới giáo dục phải dựa trên cơ sở
thực tiễn về đối tượng, địa bàn nghiên cứu, điều kiện thực hiện cụ thể nhằm làm
sáng tỏ thực trạng quản lý kiểm định chất lượng giáo dục các trường trung học cơ

sở ở Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Tiếp cận chất lượng
Bất cứ hoạt động nào cũng đều mang lại những kết quả nhất định, kết quả này
đáp ứng (phù hợp) với mục tiêu đã xác định và đáp ứng được yêu cầu xã hội được cho
là có chất lượng. Kết quả quản lý kiểm định chất lượng giáo dục các trường trung
học cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng cần phải phù hợp với mục tiêu và đáp ứng
nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực. Do đó, khi nghiên cứu quản lý kiểm định chất
lượng giáo dục các trường trung học cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh trong bối
cảnh đổi mới giáo dục không chỉ là công việc của một số ít người mà là nhiệm vụ và
vinh dự của mọi thành viên trong trường, nên cần phải có những biện pháp hữu hiệu
nhằm huy động năng lực, nhiệt tình của mọi thành viên cùng giải quyết vấn đề chất
lượng giáo dục của nhà trường.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, mô hình hoá… các tài liệu, các văn bản có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu như sách, tài liệu về giáo dục, về quản lý giáo dục,
về kiểm định chất lượng giáo dục; chủ trương đường lối, nghị quyết, chính sách của
Đảng, pháp luật của nhà nước, các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục
và Đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh về kiểm định chất lượng giáo dục và quản lý
việc kiểm định chất lượng giáo dục nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Đề tài tiếp cận theo quan điểm thực tiễn để nghiên cứu về kiểm định chất lượng
giáo dục và quản lý kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở. Đồng thời,
căn cứ vào các số liệu trong báo cáo tổng kết, đánh giá công tác kiểm định chất lượng
giáo dục ở các trường trung học cơ sở trong những năm gần đây và các tư liệu, số liệu


12
đã được người nghiên cứu thu thập, điều tra, khảo sát thực tế và nhu cầu thực tiễn trong
đời sống xã hội, văn hóa, các hoạt động khác đều có liên quan đến giáo dục. Chất

lượng giáo dục theo quan điểm thực tiễn là thỏa mãn các nhu cầu của người học, vì vậy
kiểm định chất lượng giáo dục phải trên cơ sở các nhu cầu của người học để xây dựng
các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng. Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên
cứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành, bao gồm:
Phương pháp quan sát: Thu thập trực tiếp thông tin về tất cả những gì đang diễn
ra trong thực tế hiện nay ở các trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh và
ghi chép trung thực những nhân tố có liên quan đến đối tượng và mục đích nghiên cứu.
Phương pháp tọa đàm trao đổi: Tọa đàm, trao đổi với Hiệu trưởng, giáo viên ở
các bộ môn và cán bộ quản lý cấp phòng và cấp sở, học sinh ở các trường, từ đó rút
ra những kết luận phục vụ nghiên cứu.
Phương pháp điều tra: Thu thập, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu
đã có ở các trường trung học cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh làm tư liệu cho luận
án. Qua quá trình điều tra chọn lựa các biện pháp thích hợp để đảm bảo tính ổn định
và làm sáng tỏ khả năng thực hiện các biện pháp.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Qua nhiều năm bản thân đã tham gia
giảng dạy, làm công tác quản lý, tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác, nay được
tham gia lớp cao học chuyên ngành quản lý giáo dục. Từ những kiến thức lý thuyết
và những bài học thực tiễn đã được tổng kết rút kinh nghiệm, đúc kết lại thành
những ý kiến tham gia xây dựng các biện pháp.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Thu thập, phân tích các sản phẩm minh
chứng kết quả hoạt động giáo dục và quản lý nhà trường của cán bộ quản lý, giáo
viên, học sinh. Từ sản phẩm đối chiếu với mục tiêu đã xác định, làm cơ sở xác định
các chỉ báo, tiêu chí, tiêu chuẩn trong kiểm định chất lượng giáo dục.
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia, các nhà khoa học,
cán bộ quản lý giáo dục về sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường
trung học cơ sở, trao đổi phỏng vấn hoặc phản biện về nội dung nghiên cứu có liên
quan đến đề tài luận án.


13

Nhóm phương pháp bổ trợ
Sử dụng phương pháp thống kê và xử lý kết quả nghiên cứu, dựa trên phần mềm
Excel để xử lý kết quả, phương pháp ngoại suy, phương pháp so sánh tương quan.
5. Đóng góp mới của luận án
Góp phần vào cách tiếp cận mới trong vận dụng lý luận kiểm định chất lượng giáo
dục và quản lý kiểm định chất lượng giáo dục các trường trung học cơ sở ở Thành phố Hồ
Chí Minh trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Khảo cứu, đánh giá thực trạng, đưa ra một số nhận định về thực trạng kiểm định
chất lượng giáo dục, quản lý kiểm định chất lượng giáo dục và những vấn đề đặt ra cần
giải quyết trong quản lý kiểm định chất lượng giáo dục các trường trung học cơ sở ở
Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Đề xuất các biện pháp quản lý kiểm định chất lượng giáo dục các trường trung học
cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh đổi mới giáo dục, góp phần đảm bảo và
từng bước nâng cao chất lượng giáo dục các trường trung học cơ sở ở Thành phố
Hồ Chí Minh trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận
Góp phần phát triển lý luận về kiểm định chất lượng giáo dục nói chung và
quản lý kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở nói riêng. Luận án hình
thành các khái niệm cốt lõi, đó là: Kiểm định, chất lượng giáo dục, kiểm định chất
lượng, kiểm định chất lượng giáo dục, kiểm định chất lượng giáo dục trường trung
học cơ sở; Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý chất lượng giáo dục, quản lý kiểm định
chất lượng giáo dục ở trường trung học cơ sở. Các khái niệm này quan hệ mật thiết
với nhau, tác động qua lại nhau, tạo ra những nền tảng lý luận cơ bản để tác giả đi sâu
phân tích các đặc trưng nội dung kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học cơ
sở mà trong đó quy trình tổng thể 5 bước chiếm vị trí trọng tâm trong hoạt động kiểm
định chất lượng giáo dục là: 1. Tự đánh giá; 2. Đăng ký đánh giá ngoài; 3. Đánh giá
ngoài; 4. Công nhận mức chất lượng; 5. Duy trì, khắc phục và cải tiến chất lượng sau
đánh giá ngoài. Các bước của quy trình trên phải thực hiện dựa trên bộ tiêu chuẩn



14
đánh giá chất lượng trường trung học cơ sở. Trên cơ sở tiếp cận theo mục tiêu quản lý
và chức năng quản lý, tác giả đã đi sâu phân tích mục tiêu và chức năng quản lý kiểm
định chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở thông qua các khâu lập kế hoạch, tổ
chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá việc thực hiện hoạt động kiểm
định chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở.
Ý nghĩa thực tiễn
Vận dụng lý luận trên vào đánh giá vấn đề cơ bản của thực trạng là: Thực
trạng kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở qua các khâu tự đánh
giá và đánh giá ngoài theo tiêu chuẩn và thực trạng quản lý kiểm định chất lượng
giáo dục tại Thành phố Hồ Chí Minh qua các khâu: Lập kế hoạch - tổ chức - chỉ đạo
- kiểm tra. Trong đó, khâu tổ chức tập huấn chuyên môn về kiểm định chất lượng
giáo dục là yếu tố quan trọng của công tác tổ chức. Ngoài ra, luận án còn phân tích
đánh giá chuyên sâu thực trạng về nội dung đào tạo kiểm định viên cũng như năng
lực kiểm định viên phổ thông hiện nay. Luận án đã rút ra được những nhận định về
thực trạng quản lý kiểm định chất lượng giáo dục thông qua yếu tố như về phân cấp
quản lý, nhận thức, kiểm định viên, tiêu chuẩn, chính sách,…
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương, kết luận và kiến nghị; Công trình khoa học
của tác giả đã công bố; Danh mục tài liệu tham khảo; Phụ lục.


15
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến kiểm
định chất lượng giáo dục các trường trung học cơ sở
Kiểm định chất lượng giáo dục đã được hình thành và phát triển từ lâu. Hiện
nay, hoạt động này ngày càng phổ biến và trở thành một xu hướng toàn cầu trong

giáo dục bởi nó là một công cụ hiệu quả giúp các trường kiểm soát và đảm bảo chất
lượng đào tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các cơ sở giáo dục. Do đó, hoạt
động kiểm định chất lượng giáo dục đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng
như ở Việt Nam quan tâm nghiên cứu.
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Trong lịch sử, kiểm định chất lượng được coi là xuất phát từ Mỹ vào cuối thế kỷ
XIX, phát triển như một phần của tiến trình phát triển hệ thống giáo dục đại học và có
sức lan tỏa mạnh mẽ ra khắp thế giới như một công cụ đảm bảo chất lượng giáo dục
(Alexandra Hegji, 2017 [67]), tác giả Đỗ Thị Ngọc Quyên (2017). Hầu hết các quốc
gia bắt đầu triển khai kiểm định chất lượng giáo dục từ giữa thập niên 1990, bao gồm:
các nước khu vực Đông Âu như Albania, Bulgaria, Hungary và Romania; các nước
có nền giáo dục phát triển ở châu Âu như Hà Lan, Bỉ, Đức; các nước Mỹ Latin và
vùng Vịnh như Oman, Kuwait, Qatar, Arab Saudi, Chile; các nước châu Á - Thái
Bình Dương như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,
Indonesia, Malaysia, Brunei, Lào và Campuchia. Đặc biệt, khu vực Đông Nam Á đã
phát triển hệ thống kiểm định chất lượng SEAN University Network (Mạng lưới Các
trường đại học khu vực Đông Nam Á - AUN-QA) dành cho các trường đại học trong
khu vực. Ở khu vực châu Phi, Kenya và Nam Phi cũng đã triển khai các hoạt động
kiểm định chất lượng giáo dục [52].
Theo định nghĩa của Hội đồng Kiểm định Giáo dục Đại học Hoa Kỳ (Council
for Higher Education Accreditation - CHEA) (2003), kiểm định là một quá trình
xem xét chất lượng từ bên ngoài, được giáo dục đại học sử dụng để khảo sát, đánh
giá các cơ sở giáo dục và các chương trình đào tạo nhằm đảm bảo và cải tiến chất
lượng [73]. Theo đó, ở Hoa Kỳ, kiểm định được thực hiện bởi các tổ chức tư nhân,
phi lợi nhuận được thành lập cho mục đích kiểm định. Các tổ chức và các chương


16
trình đào tạo triển khai kiểm định như một phương tiện để chứng minh chất lượng
đào tạo của họ với sinh viên và công chúng và để đáp ứng đủ điều kiện đối với các

quỹ liên bang. Do đó, kiểm định phục vụ mục đích đảm bảo chất lượng học tập cho
sinh viên và công chúng, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận các quỹ liên bang để
vay vốn và các loại quỹ hỗ trợ khác, dễ dàng chuyển giao các khóa học và chương
trình giữa các trường cao đẳng và đại học cũng như đáp ứng niềm tin của người sử
dụng lao động.
Tương tự, Hội đồng các Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á (South East Asian
Ministers of Education Organization - SEAMEO) (2012) xác định, kiểm định chất
lượng là quá trình đánh giá của bên ngoài về chất lượng và hiệu lực của các yếu
tố/quá trình (của hệ thống quản lý) trong việc thực hiện sứ mệnh, mục tiêu của nhà
trường; so sánh nhà trường với các chuẩn mực chất lượng chung (của khu vực và
thế giới) để công nhận về chất lượng giáo dục, được công bố công khai để xã hội
biết và giám sát [109].
Trải qua quá trình phát triển, với những ưu thế nhất định, kiểm định chất
lượng đã được các bậc giáo dục khác ngoài đại học sử dụng để kiểm định các
chương trình giáo dục cũng như các cơ sở giáo dục. Theo đó, khái niệm kiểm định
chất lượng đã được mở rộng hơn. Basso (2003) cho rằng, kiểm định là một quy
trình được sử dụng bởi các trường công lập và tư thục để đánh giá hiệu quả giáo dục
theo quy định. Mặc dù kiểm định được xem xét như một chỉ số chất lượng cho
trường học, nhưng mục tiêu chính của quy trình kiểm định là cải tiến trường học
liên tục [69]. Tương tự, Vlãsceanu và cộng sự (2007) cho rằng, kiểm định chất
lượng là quá trình mà một tổ chức chính phủ hoặc tư nhân đánh giá chất lượng của
toàn bộ cơ sở giáo dục hoặc của một chương trình giáo dục cụ thể nhằm chính thức
công nhận cơ sở hoặc chương trình đã đáp ứng các tiêu chuẩn hoặc tiêu chí tối thiểu
nào đó do tổ chức đánh giá đặt ra [115]. Đồng quan điểm, Hala A. Sabri (2006)
nhấn mạnh, kiểm định liên quan đến một quá trình đánh giá và xem xét cho phép
khóa học hoặc cơ sở đào tạo giáo dục được công nhận hoặc chứng nhận đáp ứng các
tiêu chuẩn quy định. Trên bình diện quốc tế, kiểm định thường là một trong những
bộ phận chính của đảm bảo chất lượng, trong đó đề cập đến các quy trình xem xét,
đánh giá và giám sát đang diễn ra áp dụng cho tất cả các nhà cung cấp giáo dục



17
được công nhận để đảm bảo rằng các khóa học và chương trình đạt tiêu chuẩn cao
và sự giám sát của tổ chức là có hiệu quả. Kiểm định giữ vai trò quan trọng đối với
người học, người sử dụng lao động, chính phủ và công chúng trong việc xác định
chương trình giáo dục và đào tạo đạt chất lượng [82].
Kiểm định chất lượng là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất của đảm bảo
chất lượng bên ngoài, bởi nó đảm bảo mức độ chất lượng cụ thể theo sứ mệnh của tổ
chức, các mục tiêu của các chương trình và kỳ vọng của các bên liên quan khác nhau,
bao gồm cả người học và người sử dụng lao động. Quá trình này thường dẫn đến sự
công nhận trong một khoảng thời gian giới hạn. Theo Michaela Martin và Bikas C.
Sanyal (2007), các nguyên nhân sau đây đã khiến cho kiểm định chất lượng giáo dục
ngày nay trở nên đặc biệt quan trọng: Thứ nhất, khi các nhà cung cấp giáo dục ngày
càng đa dạng, nhu cầu về giáo dục được chứng nhận càng gia tăng. Không chỉ người
học và gia đình của họ, mà còn cả thị trường lao động ngày càng tìm cách phân biệt
giữa các nhà cung cấp giáo dục, do đó một chứng nhận chất lượng sẽ đáp ứng được
nhu cầu này. Thứ hai, các mối đe dọa đối với chất lượng có thể đến từ các nguồn
khác nhau, bao gồm các nhà cung cấp gian lận. Do đó, bằng cấp được trao bởi một tổ
chức phải đi kèm với một sự đảm bảo. Kiểm định là một cách cung cấp sự đảm bảo
đó. Thứ ba, số lượng các nhà cung cấp giáo dục và nhà cung cấp các tài liệu gian lận
ngày càng tăng cũng thúc đẩy nhu cầu về một cơ quan có thể kiểm định các tổ chức
này để duy trì các tiêu chuẩn cần thiết đáp ứng điều kiện tốt nghiệp để từ đó người
học được nhận vào các tổ chức chuyên môn cao hơn hoặc chuyên ngành hơn trong
thực tiễn nghề nghiệp của thị trường việc làm ngày nay. Thứ tư, các tổ chức giáo dục
đang phải đối mặt với một thế giới cạnh tranh hơn bao giờ hết. Họ có hứng thú trong
việc thu hút những sinh viên giỏi nhất và chuyển đổi văn bằng, chứng nhận của họ
thành một loại tiền tệ có thể chuyển đổi (bao gồm thông qua các cơ chế chuyển đổi
tín dụng). Họ cũng có tiềm năng trở thành các tổ chức học tập với chất lượng ngày
càng hoàn thiện. Do đó, đóng vai trò: (1) Kiểm soát chất lượng (các tiêu chuẩn tối
thiểu) trong giáo dục; (2) Trách nhiệm và minh bạch; (3) Nâng cao chất lượng; và (4)

Tạo điều kiện cho sự dịch chuyển của người học [96].
Theo Bộ Giáo dục Hoa Kỳ, trong khi bằng cấp hoặc chứng chỉ từ một trường
được công nhận phù hợp có thể mang lại khoản đầu tư hoàn vốn đặc biệt, thì việc
chứng nhận từ một trường không được công nhận có thể là một sự lãng phí rất lớn


18
cả về tiền bạc và thời gian. Đó là một phần khiến cho việc kiểm định cơ sở đào tạo
và chương trình cấp bằng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tại Hoa Kỳ, công
nhận là một quá trình đánh giá tự nguyện, phi chính phủ. Nói cách khác, các
trường không phải được công nhận để mở cửa hoặc cung cấp chương trình giáo
dục. Theo Bộ Lao động Hoa Kỳ, mục tiêu của kiểm định là để đảm bảo rằng các
tổ chức giáo dục đáp ứng mức độ chất lượng chấp nhận được. Mục tiêu này được
thực hiện bằng cách công nhận các cơ quan kiểm tra cá nhân các trường học và
chương trình để đảm bảo tiêu chuẩn giáo dục tối thiểu được đáp ứng. Mặc dù, các
cơ quan kiểm định khác nhau về quy mô và phạm vi, họ chia sẻ mục tiêu chung là
đảm bảo tất cả các tổ chức giáo dục theo cùng tiêu chuẩn chất lượng hàng năm.
Trong khi một số trường học và chương trình được công nhận trong khu vực,
những trường khác được cung cấp công nhận bởi một cơ quan kiểm định quốc gia.
Ngoài ra, các trường khác có thể được công nhận bởi các cơ quan kiểm định
chuyên ngành tập trung vào các ngành hoặc loại chương trình giáo dục cụ thể.
Nhìn chung, các bước trong quy trình kiểm định bao gồm: (1) Chuẩn bị và tự kiểm
tra: Các trường chuẩn bị các tài liệu (báo cáo bằng văn bản) thể hiện kết quả thành
tích của tổ chức, đảm bảo làm nổi bật những thành tựu cụ thể giúp tổ chức đáp
ứng các tiêu chuẩn của cơ quan kiểm định và chứng nhận; (2) Đánh giá đồng cấp:
Sau khi nộp giấy tờ chính thức, các đồng nghiệp hành chính và giảng viên tiến
hành đánh giá chuyên sâu các tài liệu đã chuẩn bị, báo cáo bằng văn bản và các
hoạt động chung của trường; (3) Tham quan và kiểm tra: Sau khi đánh giá đồng
nghiệp đã được hoàn thành, hầu hết các tổ chức kiểm định cử một nhóm chuyên
gia đến thăm trường. Đội ngũ này thường gồm các đồng nghiệp và các thành viên

của cộng đồng tình nguyện dành thời gian của họ để đảm bảo các tiêu chuẩn giáo
dục chất lượng giáo dục được đáp ứng. (4) Đưa ra quyết định: Sau khi các bước
trước được hoàn thành, tổ chức kiểm định yêu cầu ủy ban của họ xem xét thông
tin thu thập được và xác nhận hoặc từ chối tình trạng công nhận cho nhà trường.
(5) Đánh giá liên tục: Thông qua việc được công nhận bởi một tổ chức kiểm định,
nhà trường duy trì các tiêu chuẩn chất lượng do tổ chức kiểm định công nhận và
định kỳ nộp bản đánh giá đổi mới công nhận. Kiểm định thường là một quá trình
liên tục và các trường phải liên tục chứng minh rằng họ đang đáp ứng các tiêu
chuẩn giáo dục chất lượng cao hàng năm [114].


19
Mặc dù ở mỗi nước có các tiêu chí kiểm định khác nhau song thực tế chúng
giống nhau đáng kể ở nhiều khía cạnh. Theo đánh giá của Sywelem và Witte, (2009),
tất cả các trường được công nhận ở Hoa Kỳ và các quốc gia khác thường bao gồm
một đánh giá về các khía cạnh như sứ mệnh, quản trị, giảng dạy, giáo viên, cơ sở hạ
tầng, dịch vụ người học, tài chính và năng lực lập kế hoạch của tổ chức [110].
Kể từ thập niên 1980, toàn cầu hóa và những thay đổi trong giáo dục có sự
tương tác chặt chẽ với nhau ngày càng mạnh mẽ. Do khoảng cách thu hẹp, toàn cầu
hóa đã và đang ảnh hưởng đến chính trị, các hệ thống kinh tế, bản sắc và sự độc lập
của các quốc gia. Hơn nữa, toàn cầu hóa cũng ảnh hưởng đến chương trình giáo dục
của các quốc gia. Toàn cầu hóa đang ảnh hưởng đến việc dạy và học cũng như khả
năng của người học trong việc ứng phó với sự khác biệt về văn hóa và xã hội. Nó
đang định hình lại giá trị cốt lõi của các tổ chức giáo dục thông qua những ảnh
hưởng của thị trường và mối quan tâm mang tính biểu tượng về bản sắc văn hóa.
Mặt khác, toàn cầu hóa cũng mang đến những cơ hội và thách thức cho các trường
học (Ginkel, 2003) [80]. Để ứng phó với sự cạnh tranh toàn cầu trong bối cảnh hiện
nay, các trường học ngày càng được chính phủ khuyến khích tìm kiếm sự kiểm định
quốc tế, do đó điều này đặt ra một số thách thức cho các tổ chức và cơ quan kiểm
định quốc gia (Angela Yung-Chi Hou và Roger .C. Y. Chen, 2011) [65]. Với hơn

80 cơ quan kiểm định cơ sở đào tạo và chương trình giáo dục, Hoa Kỳ đang trở
thành một quốc gia xuất khẩu đáng kể về đảm bảo chất lượng bằng cách kiểm định
và công nhận giáo dục sau trung học ở các quốc gia phát triển (CHEA, 2008) [70].
Theo CHEA, vào năm 2006 - 2007, 40 cơ quan kiểm định đã hoạt động tại 52 quốc
gia, công nhận 385 tổ chức và chương trình không thuộc Hoa Kỳ. Ewell (2008) chỉ
rõ, sự công nhận của Hoa Kỳ có thể cung cấp một bước đệm bổ sung trong một thị
trường địa phương cạnh tranh, đặc biệt là cho các tổ chức tư nhân [78]. Hayward
(2002) cũng nêu rõ, trong giáo dục đại học, một số trường đại học và cao đẳng nước
ngoài muốn sự công nhận của Hoa Kỳ bởi vì, ít nhất là tại thời điểm này, đây là
“Tiêu chuẩn vàng” trong nhiều lĩnh vực của giáo dục đại học. Việc các tổ chức ở
Nam Mỹ, châu Á, Đông Âu được các chính phủ khuyến khích tìm kiếm sự kiểm
định quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ, thực sự đã góp phần vào sự thịnh vượng của sự
kiểm định của Hoa Kỳ trên toàn thế giới [84].


20
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
Trong những năm gần đây, một trong những chuyển biến mạnh mẽ, có chiều
sâu, thực chất, hiệu quả của nền giáo dục nước ta là công tác bảo đảm, kiểm định
chất lượng được triển khai rộng rãi. So với nhiều quốc gia khác, hoạt động kiểm
định chất lượng ở Việt Nam vẫn là một lĩnh vực hoạt động còn khá mới mẻ song đã
nhận được sự quan tâm, chú trọng của ngành giáo dục. Điều này xuất phát từ nhu
cầu tất yếu khách quan của công tác đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc phát
triển kinh tế - xã hội đất nước, đặc biệt là trong bối cảnh Chính phủ chủ trương đổi
mới cơ bản, toàn diện nền giáo dục.
Ở nước ta, Bộ Giáo dục và Đào tạo lựa chọn kiểm định chất lượng giáo dục
như một biện pháp chính thức để nâng cao chất lượng giáo dục. Được triển khai bắt
đầu từ năm 2002 với mô hình kiểm định chất lượng giáo dục đại học, đến nay, công
tác kiểm định chất lượng đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Kiểm định chất
lượng giáo dục ở nước ta đã từng bước được triển khai thực hiện ở tất cả các bậc

học từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp chuyên
nghiệp, cao đẳng và đại học. Điều 17, Luật Giáo dục (2005) xác định: “Kiểm định
chất lượng giáo dục là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục
tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
Việc kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện định kỳ trong phạm vi cả nước
và đối với từng cơ sở giáo dục. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục được công
bố công khai để xã hội biết và giám sát” [6].
Theo tác giả Nguyễn An Ninh và Phạm Xuân Thanh (2008), kiểm định chất
lượng giáo dục là một hoạt động đánh giá nhằm công nhận các cơ sở giáo dục hay
chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng. Các tiêu chuẩn kiểm định chất
lượng chủ yếu là tiêu chuẩn tối thiểu. Thông qua kiểm định chất lượng, các trường
phấn đấu đạt các tiêu chuẩn tối thiểu. Định kỳ, các tiêu chuẩn kiểm định được nâng
cao, đòi hỏi các trường tiếp tục phấn đấu vươn lên, nhờ đó mặt bằng chất lượng của
các trường cũng sẽ được nâng lên. Quy trình kiểm định chất lượng sẽ có tác động
đến hầu hết các trường, nhờ đó chất lượng giáo dục sẽ có những bước chuyển biến
mạnh nếu triển khai kiểm định tất cả các trường học trong cả nước [50].


21
Tác giả Dương Nguyên Quốc (2013) cho rằng, kiểm định chất lượng giáo dục là
yếu tố sống còn đối với các cơ sở giáo dục, thể hiện ở các vai trò sau: Thứ nhất, kiểm
định chất lượng giáo dục giúp các nhà quản lý giáo dục nhìn lại toàn bộ hoạt động của
nhà trường một cách có hệ thống để điều chỉnh các hoạt động giáo dục của nhà trường
theo một chuẩn mực nhất định. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục phản ánh chất
lượng đào tạo của nhà trường, giúp lãnh đạo trường nắm được điểm mạnh, điểm yếu
của tổ chức, làm căn cứ để xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục. Thứ hai,
kiểm định chất lượng giáo dục giúp nhà trường định hướng và xác định chuẩn chất
lượng nhất định theo quy định của Nhà nước, đảm bảo chất lượng đầu ra. Thứ ba, kiểm
định chất lượng giáo dục tạo ra cơ chế đảm bảo chất lượng vừa linh hoạt vừa chặt chẽ
bao gồm tự đánh giá và đánh giá ngoài [51]. Tương tự, tác giả Nguyễn Thị Uyên, Trần

Xuân Sang và Trần Thị Kim Oanh (2017) khẳng định, đánh giá và kiểm định chất
lượng giáo dục là hoạt động cần thiết và quan trọng tại các cơ sở giáo dục. Đối với
nước ta, hoạt động này ngày càng trở nên phổ biến bởi nó là một công cụ hiệu quả giúp
các trường kiểm soát và đảm bảo chất lượng đào tạo nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh. Kiểm định chất lượng giáo dục giúp các trường có cơ hội xem xét lại toàn bộ
hoạt động của tổ chức một cách hệ thống, từ đó điều chỉnh các hoạt động theo một
chuẩn mực nhất định [62]. Theo đó, kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của các
trường đạt hay không so với tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ góp
phần định hướng cho các hoạt động sau của xã hội: giúp học sinh và phụ huynh lựa
chọn trường, làm cơ sở để nhà trường kêu gọi đầu tư từ các tổ chức xã hội, định hướng
phát triển cho các trường nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh trên tất cả các lĩnh vực
về giáo dục (Trần Thanh Bình, 2009) [5].
Thực tiễn kiểm định chất lượng giáo dục khá đa dạng và phức tạp, tuy nhiên theo
tổng kết của Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội thì ở
Việt Nam, kiểm định chất lượng giáo dục đại học hay phổ thông đều có điểm chung là
thực hiện theo quy trình đánh giá (bao gồm tự đánh giá, đánh giá ngoài và thẩm định
công nhận chất lượng) dựa trên các tiêu chuẩn, tiêu chí để xác định mức độ nhà trường/
chương trình đào tạo đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Hiện nay, quy trình
kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông ở nước ta được thực hiện theo quy trình gồm
4 bước: (1) Tự đánh giá của các cơ sở giáo dục; (2) Đăng ký đánh giá ngoài của các cơ


×