Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

ĐẨY MẠNH KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.89 MB, 128 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI

LƯƠNG ĐÔNG PHƯƠNG
Lớp: LTDH11KQ
TÊN ĐỀ TÀI:

ĐẨY MẠNH KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN
HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TIẾP VẬN HIỆP SĨ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI

LƯƠNG ĐÔNG PHƯƠNG
Lớp: LTDH11KQ
TÊN ĐỀ TÀI:

ĐẨY MẠNH KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN
HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TIẾP VẬN HIỆP SĨ
CHUYÊN NGÀNH: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS. LÊ QUANG HUY

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. LÊ QUANG HUY

LỜI CAM ĐOAN
“Tôi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Lê Quang Huy, đảm bảo tính
trung thực về các nội dung của khóa luận và tuân thủ các quy định về trích dẫn, tài
liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này”.
Sinh viên thực hiện

Lương Đông Phương

SVTH: LƯƠNG ĐÔNG PHƯƠNG

MSSV: 1532000147


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. LÊ QUANG HUY

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Tên đơn vị thực tập: .....................................................................................................
Họ và tên sinh viên:...........................................Lớp: ....................MSSV: ...................
NỘI DUNG NHẬN XÉT:
1. Thời gian thực tập của sinh viên: từ ................................... đến ...............................
2. Ý thức chấp hành kỷ luật của sinh viên: ...................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
3. Ý thức học hỏi của sinh viên: ....................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
4. Mức độ cần thiết của đề tài đối với yêu cầu của đơn vị:...........................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
5. Số liệu được sử dụng trong khóa luận: .....................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
............ , ngày ......... tháng ........ năm .........
Đơn vị thực tập
(Ký tên và đóng dấu)

SVTH: LƯƠNG ĐÔNG PHƯƠNG

MSSV: 1532000147


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. LÊ QUANG HUY


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1. Sự phù hợp của đề tài đối với chuyên ngành đào tạo: ...............................................
.........................................................................................................................................
2. Sự trùng lắp đề tài và mức độ sao chép các tài liệu đã công bố: ...............................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
3. Sự phù hợp về mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: ............................
.........................................................................................................................................
4. Mức độ phù hợp về kết cấu các nội dung nghiên cứu: ..............................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
5. Mức độ phân tích, đánh giá chuyên sâu, sáng tạo các nội dung nghiên cứu: ..............
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
6. Hình thức trình bày khóa luận (font chữ, size chữ; căn hàng, căn lề; bảng, hình;
văn phong; lỗi chính tả; trích dẫn nguồn và danh mục tài liệu tham khảo): ....................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày........ tháng .........năm.........
Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi đầy đủ họ tên)

SVTH: LƯƠNG ĐÔNG PHƯƠNG

MSSV: 1532000147



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. LÊ QUANG HUY

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4
5. Kết cấu đề tài ...........................................................................................................8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .........................................................9
1.1. Khái quát chung về dịch vụ giao nhận .................................................................9
1.1.1. Khái niệm.......................................................................................................9
1.1.2. Đặc điểm ......................................................................................................10
1.1.3. Vai trò ..........................................................................................................11
1.2. Khái quát chung về dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển ...................13
1.3. Các hình thức kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển .........14
1.3.1. Phương thức nhận nguyên – giao nguyên (FCL/FCL) ................................14
1.3.2. Phương thức nhận lẻ - giao lẻ (LCL/LCL) ..................................................14
1.3.3. Phương thức kết hợp (FCL/LCL – LCL/FCL) ............................................14
1.4. Quy trình tổ chức kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng
đường biển .................................................................................................................15

1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển ...20
1.5.1. Các nhân tố khách quan ...............................................................................20
1.5.2. Các nhân tố chủ quan ...................................................................................21

SVTH: LƯƠNG ĐÔNG PHƯƠNG

MSSV: 1532000147


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. LÊ QUANG HUY

1.6. Các phương pháp phân tích và chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh dịch vụ
giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển .......................................................22
1.6.1. Các phương pháp phân tích .........................................................................22
1.6.2. Các chỉ tiêu đánh giá....................................................................................23
1.6.2.1. Sản lượng hàng hóa giao nhận ..............................................................23
1.6.2.2. Doanh thu dịch vụ giao nhận.................................................................24
1.6.2.3. Chi phí dịch vụ giao nhận......................................................................24
1.6.2.4. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận .........................24
1.6.2.5. Thị trường giao nhận .............................................................................24
1.7. Tóm tắt chương 1 ...............................................................................................24
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO
NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TIẾP VẬN HIỆP SĨ ..................................................26
2.1. Giới thiệu chung về công ty ...............................................................................26
2.1.1. Lịch sử hình thành .......................................................................................26
2.1.2. Cơ cấu tổ chức .............................................................................................27
2.2. Phân tích chung về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian

quan ...........................................................................................................................30
2.2.1. Giới thiệu về lĩnh vực kinh doanh của công ty ............................................30
2.2.2. Giới thiệu chung về phương thức kinh doanh của công ty ..........................30
2.2.3. Giới thiệu chung về thị trường tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của công ty .......31
2.2.4. Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty ..................................................31
2.3. Phân tích kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển của
công ty .......................................................................................................................40
2.4. Phân tích quy trình tổ chức kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu
bằng đường biển ........................................................................................................46
2.4.1. Phân tích hoạt động tổ chức nghiên cứu thị trường .....................................46
2.4.2. Phân tích hoạt động lập phương án kinh doanh ..........................................47
2.4.3. Phân tích hoạt động đàm phán và ký kết hợp đồng dịch vụ ........................48
SVTH: LƯƠNG ĐÔNG PHƯƠNG

MSSV: 1532000147


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. LÊ QUANG HUY

2.4.4. Phân tích hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng kinh doanh dịch vụ giao
nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển ...........................................................49
2.4.4.1. Kiểm tra giá cước với hàng tàu và đặt chỗ cho lô hàng ........................49
2.4.4.2. Xác nhận thời gian và kế hoạch đóng hàng...........................................53
2.4.4.3. Sắp xếp phương tiện đóng hàng và lấy container rỗng .........................53
2.4.4.4. Nhận và kiểm tra bộ chứng từ từ khách hàng .......................................54
2.4.4.5. Khai báo thủ tục Hải quan điện tử cho lô hàng xuất khẩu ....................58
2.4.4.6. Làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan KCN Sóng Thần ...............75
2.4.4.7. Làm thủ tục giao container hàng cho cảng, thanh lý hải quan giám sát

và đăng ký tàu xuất cho lô hàng .........................................................................75
2.4.4.8. Phát hành vận đơn và truyền dữ liệu AFR ............................................77
2.4.4.9. Thanh lý hợp đồng dịch vụ giao nhận ...................................................87
2.5. Phân tích đặc điểm thị trường Việt Nam ........................................................88
2.5.1. Tình hình kinh tế ..........................................................................................88
2.5.2. Tình hình xã hội ...........................................................................................90
2.6. Phân tích tình hình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam trong
những năm gần đây 2015 – 2017 ..............................................................................91
2.7. Tóm tắt chương 2 ...............................................................................................92
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TIẾP VẬN HIỆP
SĨ… ...........................................................................................................................94
3.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................94
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................94
3.1.2. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................95
3.2. Phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu .......................................................97
3.3. Thang đo nghiên cứu ..........................................................................................99

SVTH: LƯƠNG ĐÔNG PHƯƠNG

MSSV: 1532000147


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. LÊ QUANG HUY

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH KINH DOANH DỊCH VỤ
GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY

TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TIẾP VẬN HIỆP SĨ ................................................100
4.1. Quan điểm, mục tiêu và cơ sở hình thành giải pháp ........................................100
4.1.1. Quan điểm và mục tiêu ..............................................................................100
4.1.2. Cơ sở hình thành giải pháp ........................................................................100
4.1.2.1. Điểm mạnh ..........................................................................................100
4.1.2.2. Điểm yếu .............................................................................................101
4.1.2.3. Cơ hội ..................................................................................................102
4.1.2.4. Thách thức ...........................................................................................102
4.2. Chiến lược đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng xuất khẩu
bằng đường biển đối với công ty.............................................................................103
4.3. Một số giải pháp để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng
hóa xuất khẩu bằng đường biển đối với công ty .....................................................104
4.3.1. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ...................................104
4.3.2. Giải pháp về mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới ....................105
4.3.3. Giải pháp về đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch
vụ khách hàng ......................................................................................................107
4.3.4. Giải pháp về mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng kho bãi, đầu tư thêm
phương tiện vận chuyển mới ...............................................................................109
4.4. Một số kiến nghị...............................................................................................110
4.5. Tóm tắt chương 4 .............................................................................................111
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤC LỤC

SVTH: LƯƠNG ĐÔNG PHƯƠNG

MSSV: 1532000147


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


GVHD: THS. LÊ QUANG HUY

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN

Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á

Cont

Container

CIF

Cost, Insurance and Freight - Tiền hàng, Bảo hiểm và Cước phí

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

CK

Cửa khẩu

FCL

Full Container Load - hàng nguyên container

HQ


Hải quan

ICD

Inland Container Depot - Điểm thông quan nội địa

KV

Khu vực

LCL

Less than Container Load - hàng lẻ

S/I
NXB
TP.HCM

Shipping Instruction – Chi tiết lập vận đơn
Nhà xuất bản
Thành phố Hồ Chí Minh

TEUs

Twenty Foot Equivalent Unit - Đơn vị dùng trong vận tải container

VND

Việt Nam đồng


FIATA

International Federation of Freight Forwarders Associations - Liên
đoàn Các hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế

WTO
GPĐKKD
VTĐPT
GP
BGTVT

World Trade Organization - Tổ chức Thương mại Thế giới
Giấy phép đăng ký kinh doanh
Vận tải đa phương thức
Giấy phép
Bộ Giao thông Vận tải



Nghị định

CP

Chính phủ



Hợp đồng




Quyết định

SVTH: LƯƠNG ĐÔNG PHƯƠNG

MSSV: 1532000147


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. LÊ QUANG HUY

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
 Danh mục hình vẽ
Hình 2.1: Logo của công ty .......................................................................................26
Hình 2.2: Booking xác nhận đặt chỗ .........................................................................50
Hình 3.1: Quy trình Churchill ...................................................................................96
Hình 3.2: Quy trình xây dựng và đánh giá thang đo .................................................97
 Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty......................................................................27
 Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng doanh thu, chi phí và lợi nhuận..39
Biểu đồ 2.2: Sản lượng hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển và nguyên container
của công ty 2013 – 2017 ...........................................................................................42

SVTH: LƯƠNG ĐÔNG PHƯƠNG

MSSV: 1532000147



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. LÊ QUANG HUY

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp logistics theo quy mô vốn ..................................33
Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2013 – 2017 ............36
Bảng 2.3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2013 – 2017 rút
gọn…. ........................................................................................................................37
Bảng 2.4: Giá trị và sản lượng hàng hóa xuất khẩu nguyên container bằng đường
biển của công ty 2013 - 2017 ....................................................................................41
Bảng 2.5: Giá trị các thị trường xuất khẩu nguyên container bằng đường biển của
công ty 2013 – 2017 ..................................................................................................44

SVTH: LƯƠNG ĐÔNG PHƯƠNG

MSSV: 1532000147


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. LÊ QUANG HUY

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra sâu rộng và
mạnh mẽ như hiện nay đã thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của các quốc gia ngày
càng phát triển và gia tăng nhanh chóng. Để đáp ứng được nhu cầu này, ngành giao
nhận và vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu đã phát triển không ngừng và ngày càng

đóng vai trò quan trọng, là cầu nối kết nối giao thương giữa các nước, giữa người
mua và người bán, giữa người sản xuất và người tiêu dùng
Việt Nam, với ưu thế là một trong số ít các quốc gia có đường bờ biển dài
(3260 km, trải dài từ Bắc vào Nam) rất thuận lợi cho hoạt động vận tải biển quốc tế
phát triển, đồng thời cũng là cửa ngõ quốc tế quan trọng kết nối giao thương giữa
các nước với khối ASEAN, Việt Nam đã và đang chú trọng đầu tư phát triển hoạt
động này cả về chiều rộng lẫn về chiều sâu. Ngành giao nhận vận tải quốc tế đặc
biệt là giao nhận vận tải biển đã từng bước khẳng định được vai trò, vị thế của mình
trong sự phát triển kinh tế thế giới
Quyết định số 200/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành ngày
14 tháng 02 năm 2017 phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh
và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, với mục tiêu tỷ trọng đóng
góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt từ 8% – 10%, tốc độ tăng trưởng dịch
vụ đạt từ 15% – 20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt từ 50% – 60%, chi phí
logistics giảm xuống từ 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về
logistics trên thế giới đạt thứ 50 trở lên. Để hiện thực hóa các mục tiêu cần bám sát
các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Kế hoạch hành động, trong đó cần chú trọng
một số giải pháp trọng tâm như hoàn thiện chính sách pháp luật về logistics, hoàn
thiện kết cấu hạ tầng logistics, nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch
vụ và phát triển thị trường dịch vụ logistics.

SVTH: LƯƠNG ĐÔNG PHƯƠNG

Trang 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. LÊ QUANG HUY


Công ty TNHH Tiếp Vận Hiệp Sĩ – 1 một công ty Logistics và Freight
forwarding – được thành lập vào năm 2010 với khẩu hiệu “You point. We deliver”,
mặc dù còn non trẻ trong ngành nhưng công ty đã từng bước khẳng định được vị trí
của mình trên thị trường. Thông qua việc tham gia vào mạng lưới đại lý của WCA,
PFI, COOP và JCtrans, công ty đã thiết lập được một mạng lưới hệ thống đại lý trên
toàn thế giới, có khả năng đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa của khách
hàng đến bất kỳ nơi nào trên thế giới. Đồng thời, công ty cũng đẩy mạnh thiết lập
quan hệ với nhiều hãng tàu và hãng hàng không thông qua việc ký các hợp đồng
vận chuyển. Vì vậy mặc dù còn khá non trẻ trong ngành nhưng vẫn luôn có được
nguồn khách hàng thường xuyên và ổn định, tăng trưởng đều đặn. Tuy nhiện ngành
logistics hiện nay đang phải đối diện với không ít thách thức. Hầu hết các doanh
nghiệp logistics nội địa chiếm hơn 80% tổng số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
logistics tại Việt Nam, song hầu hết họ chỉ cung cấp dịch vụ các chuỗi cung ứng
nhỏ trong lãnh thổ Việt Nam. Trong khi đó, các hoạt động lớn hơn, mang tính liên
vận quốc tế đều do thiểu số các công ty, tập đoàn đa quốc gia đảm nhận. Hơn nữa,
từ năm 2014, theo cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hầu
hết rào cản đều được dỡ bỏ cho các doanh nghiệp nước ngoài gia nhập vào thị
trường Việt Nam với 100% vốn đầu tư. Điều này cũng gây ra không ít khó khăn cho
công ty trong quá trình kinh doanh và cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong và
ngoài nước.
Từ năm 2016 đến nay nhiều thương vụ mua bán/ sáp nhập của các hãng tàu
container quốc tế diễn ra ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình vận chuyển hàng hóa
quốc tế điển hình như:
- Tháng 2/2016: Cosco và China Shipping (CSCL) sáp nhập
- Tháng 8/2016: Hanjin công bố phá sản
- Tháng 10/2016: NYK, MOL và “K” Line công bố sáp nhập thành ONE và sẽ
chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/2018
- Tháng 10/2016, CMA CGM mua APL
- Tháng 12/2016: SM Line được thành lập
SVTH: LƯƠNG ĐÔNG PHƯƠNG


Trang 2


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. LÊ QUANG HUY

- Tháng 12/2016: Maersk Line mua Hamburg Sud
- Tháng 5/2017: Hapag-Lloyd sáp nhập với UASC
- Tháng 6/2017: Maersk Line đồng ý bán Mercosur cho CMA CGM
- Tháng 7/2017: COSCO mua OOIL/OOCL
Bên cạnh đó, vào ngày 8/3/2018 đã diễn ra lễ ký kết Hiệp định Đối tác toàn
diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại thủ đô Santiago de Chile với
sự tham gia của 11 nước thành viên bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật
Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Việc hiệp điện
CPTPP được thông qua sẽ thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt sang các nước như Nhật
Bản, Australia, Canada, Mexico… cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào các
ngành, lĩnh vực và Việt Nam có nhu cầu phát triển.
Xuất phát từ những vấn đề trên, qua thời gian tìm hiểu tìm hiểu thực tế tại
Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tiếp vận Hiệp Sĩ, tác giả đã chọn đề tài “ĐẨY
MẠNH KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TIẾP
VẬN HIỆP SĨ” làm đề tài Khoá luận Tốt nghiệp của mình
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động khinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa
xuất khẩu bằng đường biển của công ty những năm gần đây 2013 – 2017
- Phân tích, đánh giá những cơ hội và thách thức, điểm mạnh và điểm yếu về hoạt
động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của công
ty

- Đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng
hóa xuất khẩu bằng đường biển của công ty trong thời gian tới
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất
khẩu bằng đường biển
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: tại Công ty TNHH Tiếp Vận Hiệp Sĩ
SVTH: LƯƠNG ĐÔNG PHƯƠNG

Trang 3


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. LÊ QUANG HUY

+ Về thời gian: đề tài được thực hiện từ năm 2013 đến năm 2017
4. Phương pháp nghiên cứu
PGS.TS. Đồng Thị Thanh Hương và ThS. Nguyễn Ngọc An (2012):
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu 1: là phương pháp thu thập thông tin hoàn
F
0

toàn gián tiếp, không tiếp xúc với đối tượng khảo sát. Trong quá trình nghiên
cứu tài liệu, nhà nghiên cứu phải làm một số công việc về phân tích tài liệu và
tổng hợp tài liệu. Nguồn tài liệu cho nghiên cứu rất đa dạng, có thể bao gồm
một số loại khác nhau: tạp chí, báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học trong
ngành và ngoài ngành, tài liệu lưu trữ, số liệu thống kê, thông tin đại chúng.
Đặc biệt là nguồn thông tin vô tận trên mạng internet. (trang 84 và 86)
Phương pháp này nhằm thu thập những thông tin cần thiết về cơ sở lý luận cho

hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển ở chương 1. Cung
cấp những thông tin, số liệu cụ thể về đặc điểm của thị trường Việt Nam đối với
ngành giao nhận. Và những số liệu thực tế kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ
giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung và hoạt đông kinh doanh dịch vụ giao
nhận hàng hóa xuất khẩu nói riêng tại công ty ở chương 2.
- Phương pháp phi thực nghiệm 2: là tên gọi chung chung cho một nhóm phương
F
1

pháp thu thập thông tin như: phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn
trực tiếp, phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi, phương pháp hội nghị,…, là
phương pháp thu thập thông tin trực tiếp trên đối tượng khảo sát, nhưng không
tác động lên đối tượng khảo sát (trang 84 và 97)
+ Phương pháp quan sát 3: là pháp thu thập thông tin qua việc sử dụng các giác
F
2

quan và các thiết bị hỗ trợ để ghi nhận các hiện tượng hoặc các hành vi của con
người giúp nhà nghiên cứu tiếp xúc trực tiếp với thực tế và thu thập những số
liệu thực tế
PGS.TS. Đồng Thị Thanh Hương và ThS. Nguyễn Ngọc An. (2012). Phương pháp nghiên cứu
khoa học. Hồ Chí Minh: NXB Lao động – Xã hội
2
PGS.TS. Đồng Thị Thanh Hương và ThS. Nguyễn Ngọc An. (2012). Phương pháp nghiên cứu
khoa học. Hồ Chí Minh: NXB Lao động – Xã hội
3
PGS.TS. Đồng Thị Thanh Hương và ThS. Nguyễn Ngọc An. (2012). Phương pháp nghiên cứu
khoa học. Hồ Chí Minh: NXB Lao động – Xã hội
1


SVTH: LƯƠNG ĐÔNG PHƯƠNG

Trang 4


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. LÊ QUANG HUY

Phương tiện quan sát: trực tiếp nghe, xem, sử dụng phương tiện ghi âm, ghi
hình, sử dụng các phương tiện đo lường
Kỹ thuật quan sát: Ví dụ quan sát trong bối cảnh tự nhiên, các bước đi chính
trong quan sát sẽ là:
Bước 1: Quyết định mục tiêu nghiên cứu
Bước 2: Quyết định nghiên cứu ai
Bước 3: Thâm nhập doanh nghiệp
Bước 4: Đặt mối quan hệ với đối tượng quan sát
Bước 5: Quan sát và ghi nhận
Bước 6: Xử lý những 4 trường hợp khó khăn
Bước 7: Hoàn thành việc quan sát
Bước 8: Phân tích những dữ kiện quan sát
Bước 9: Viết báo cáo, trình bày những kết quả thu thập được (trang 97 và 100101)
Phương pháp này được thực hiện bằng việc quan sát các công việc thực tế, ghi
chép các thông tin, số liệu về quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại
công ty ở chương 2.
+ Phương pháp phỏng vấn trực tiếp 4: là tiếp xúc trực tiếp để phỏng vấn bằng
F
3

cách đưa ra những câu hỏi cho ngườ dối thoại để thu thập thông tin.

Người phỏng vấn có cơ hội quan sát phản ứng của người được phỏng vấn và
đưa ra những cách ứng phó, nâng cao hiệu quả phỏng vấn
• Kỹ thuật phỏng vấn
Nguyên tắc phỏng vấn
++ Trước khi phỏng vấn cần xem xét lại mục đích của từng cuộc phỏng vấn và
xác định các câu hỏi cần thực hiện
++ Tạo nên và duy trì quan hệ tốt với người được phỏng vấn bằng cách chào,
hỏi vui vẻ, bày tỏ sự quan tâm chân thành đến hõ, để họ được tự nhiên
PGS.TS. Đồng Thị Thanh Hương và ThS. Nguyễn Ngọc An. (2012). Phương pháp nghiên cứu
khoa học. Hồ Chí Minh: NXB Lao động – Xã hội
4

SVTH: LƯƠNG ĐÔNG PHƯƠNG

Trang 5


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. LÊ QUANG HUY

++ Lắng nghe chăm chú, cố gắng hiểu người được phỏng vấn nói gì
++ Sử dụng các câu hỏi hiệu quả
++ Ghi chép thông tin cẩn thận
++ Cố gắng tránh các định kiến vể tuổi đời, giới tinh, dung mạo của người được
phỏng vấn
++ Luôn kiểm soát được nội dung và toàn bộ quá trình phỏng vấn
Quy trình phỏng vấn
++ Bước 1: Chuẩn bị phỏng vấn
Xem xét mục đích, công việc cần phỏng vấn

Chuẩn bị sẵn các câu hỏi cần phỏng vấn
Chuẩn bị trang phục, đầu tóc khi đi phỏng vấn sao cho lịch sự gọn gàng
Xác định địa điểm, thời gian phỏng vấn
++ Bước 2: Chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn
Trong phỏng vấn, quan trọng nhất là cách đặt câu hỏi, có ảnh hưởng quyế định
đến kết quả phỏng vấn. Câu hỏi có thể chia làm 3 loại: câu hỏi chung, cẩu hỏi
đặc trưng cho từng loại công việc, câu hỏi riêng biệt
++ Bước 3: Thực hiện phỏng vấn
Bước đầu tiên của phỏng vấn là chọn ngưởi đối thoại. Người đối thoại có thể là
ngưởi rất am hiểu, ít am hiểu hoặc hoàn toàn không am hiểu lĩnh vực nhà
nghiên cứu quan tâm (trang 102-106)
Phương pháp trên được thực hiện bằng cách tiếp xúc, đặt câu hỏi với nhân
viên trong công ty về các vấn đề xoay quanh đề tài đang nghiên cứu cũng như các
công việc hàng ngày liên quan đến các bước trong quy trình kinh doanh dịch vụ
giao nhận. Từ đó, tác giả có thể thu thập các số liệu cụ thể về kết quả hoạt động
kinh doanh của công ty, kim ngạch xuất nhập khẩu theo từng thị trường, từng loại
mặt hàng qua các năm và trình bày chúng dưới dạng biểu đồ, đồ thị. Tiếp đến, có
thể rút ra các nhận xét cho hoạt động vừa xây dựng được tại chương 2.

SVTH: LƯƠNG ĐÔNG PHƯƠNG

Trang 6


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. LÊ QUANG HUY

+ Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi 5: thực chất là một cược phỏng vấn
F

4

nhưng không đối thoại trực tiếp bằng lời, bằng cách đưa ra những câu hỏi in sẵn
trên giấy, gửi trước đến người được phỏng vấn để nhận được ý kiến trả lời
Kỹ thuật xây dựng bảng câu hỏi
++ Bước 1: Chọn mẫu khảo sát
Mẫu khảo sát là đối tượng khảo sát được lựa chọn từ khách thể. Việc chọn mẫu
phải vừa mang tính ngẫu nhiên, vừa mang tính đại diện, tránh chọn mẫu theo ý
nghĩ chủ quan của nhà nghiên cứu
++ Bước 2: Cấu trúc của một bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi hay còn gọi là phiếu thăm dò là công cụ để thu thập thông tin,
nhằm giải quyết các vấn để cần nghiên cứu. Bảng câu hỏi còn được xem là linh
hồn của công trình nghiên cứu. Cấu trức của một bảng câu hỏi thường có 5
phần
• Phần quản lý thông tin
• Phần giới thiệu: giới thiệu mục đích cuộc nghiên cứu
• Phần gạn gọc: những câu hỏi nhằm xác định đối tượng phỏng vấn và chọn
lọc đúng đối tượng cần thu thập thông tin.
• Nội dung chính: các câu hỏi liên quan đến thông tin cần thu thập
• Thông tin nhân khẩu học: thông tin về người được phỏng vấn như tuổi, giới
tính, trình độ học vấn
++ Bước 3: Quy trình thiết kế bảng câu hỏi: gồm 9 bước
• Xác định cụ thể thông tin cần thu thập
• Xác định loại câu hỏi và các triển khai. Câu hỏi trực tiếp hay gián tiếp.
Phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại hay gửi thư
• Xác định nội dung của từng loại câu hỏi
• Xác định hình thức trả lời
• Đặt câu chữ cho mỗi câu hỏi
PGS.TS. Đồng Thị Thanh Hương và ThS. Nguyễn Ngọc An. (2012). Phương pháp nghiên cứu
khoa học. Hồ Chí Minh: NXB Lao động – Xã hội

5

SVTH: LƯƠNG ĐÔNG PHƯƠNG

Trang 7


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. LÊ QUANG HUY

• Xác định trật tự logic của các câu hỏi
• Xác định hình thức cho bảng câu hỏi
• Kiểm tra các bước 1-7 và chỉnh sửa
• Phỏng vấn trực tiếp từ 5-7 đối tượng (trang 107, 111 và 116-118)
Phương pháp này dùng khảo sát các nhân tố tác động đến hoạt động kinh
doanh dịch dịch vụ giao nhận ở chương 3 và đưa ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt
động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển ở chương
4.
5. Kết cấu đề tài
Nội dung đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
- Chương 2: Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu
bằng đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Hiệp Sĩ
- Chương 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ
giao nhận hàng hoá xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Hiệp

- Chương 4: Một số giải pháp đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa
xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Hiệp Sĩ


SVTH: LƯƠNG ĐÔNG PHƯƠNG

Trang 8


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. LÊ QUANG HUY

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Khái quát chung về dịch vụ giao nhận
1.1.1. Khái niệm
Theo ThS. Nguyễn Thanh Hùng (2013) 6 dịch vụ giao nhận được định nghĩa là:
F
5

Dịch vụ giao nhận là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom
hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ
tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài
chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá
(trang 39)
Theo tác giả Phạm Mạnh Hiền (2012) 7 có nhiều khái niệm về giao nhận:
F
6

- Giao nhận là một hoạt động kinh tế có liên quan đến hoạt động về vận tải
nhằm đưa hàng hóa đến đích an toàn
- Giao nhận là dịch vụ hải quan
- Giao nhận là dịch vụ có liên quan đến vận tải, nhưng không phải là vận tải
- Giao nhận là một tập hợp các nghiệp vụ có liên quan đến quá trình vận tải,

nhằm mục đích chuyên chở hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng” (trang
220)
Theo Điều 163 Luật Thương mại Việt Nam 1997 8
F
7

Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ
giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu
bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho
người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người
giao nhận khác (gọi chung là khách hàng)
Theo Mục 4 Điều 233 Luật Thương mại Việt Nam 2005 9
8F

6

ThS. Nguyễn Thanh Hùng. (2013). Giáo trình Vận tải và Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
Hồ Chí Minh: NXB Kinh tế TP. HCM
7
Phạm Mạnh Hiển. (2012). Nghiệp vụ Giao nhận và Bảo hiểm trong Ngoại thương. Hồ Chí Minh
NXB Lao động – Xã hội
8
Điều 163. Luật Thương mại Việt Nam 1997
9
Điều 233. Luật Thương mại Việt Nam 2005

SVTH: LƯƠNG ĐÔNG PHƯƠNG

Trang 9



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. LÊ QUANG HUY

Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực
hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu
bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói
bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng
hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được
phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc”
1.1.2. Đặc điểm
Vì dịch vụ giao nhận cũng là một loại hình dịch vụ nên nó cũng mang những
đặc điểm, đặc trưng chung của một loại hình dịch vụ như sau, đó là dịch vụ là một
loại hàng hóa đặc biệt, chúng ta không thể cầm nắm, cân đo, đong đếm được, vì sản
phẩm của nó là vô hình nên không thể cất trữ được, không có tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng đồng nhất, sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, chất lượng của dịch
vụ thì phụ thuộc vào cảm nhận chủ quan của người tiêu dùng.
Nhưng bên cạnh đó thì dịch vụ giao nhận cũng có những đặc điểm đặc thù
như:
- Không tạo ra sản phẩm vật chất vì nó chỉ làm cho đối tượng thay đổi vị trí về mặt
không gian chứ không tác động về mặt kỹ thuật làm thay đổi đối tượng đó
- Mang tính thụ động vì dịch vụ này phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của khách
hàng, các quy định của người vận chuyển, các ràng buột về luật pháp, thể chế của
Chính phủ
- Mang tính thời vụ vì hoạt động giao nhận chủ yếu phục vụ cho hoạt động xuất
nhập khẩu mà hoạt động này chỉ mang tính thời vụ nên hoạt động giao nhận cũng
chịu ảnh hưởng bởi tính thời vụ này
Ngoài làm những công việc như thủ tục, lưu cước, thì người làm dịch vụ giao
nhận còn tiến hành nhiều công việc khác như: gom hàng, chia hàng, bốc xếp, mà để

có thể hoàn thành tốt công việc đó hay không thì còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở
vật chất và kinh nghiệm của người giao nhận

SVTH: LƯƠNG ĐÔNG PHƯƠNG

Trang 10


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. LÊ QUANG HUY

1.1.3. Vai trò
Theo ThS. Nguyễn Thanh Hùng (2013) 10, giao nhận vận tải quốc có các vai
F
9

trò sau:
Giao nhận vận tải quốc tế đảm bảo chuyên chở khối lượng hàng hóa ngày một
tăng trong buôn bán quốc tế, đặc biệt là chuyên chở các loại hàng rời có khối
lượng lớn nhưng giá trị thấp như than đá, quặng, ngũ cốc, dầu mỏ,… Khoảng
cách chuyên chở càng xa thì chi phí vận tải càng lớn, đẫn đến giá cả hàng hóa
sẽ cao và quan hệ mua bán giữa các nước bị hạn chế và ngược lại
Giao nhận vận tải quốc tế phát triển tạo điều kiện cho việc mở rộng giao lưu
buôn bán giữa các nước và đa dạng hóa mặt hàng cũng như thay đổi cơ cấu
từng nhóm hàng. Giá thành vận tải trên cự ly dài giảm đã tạo điều kiện cho các
quốc gia mở rộng thị trường cung cấp và tiêu thụ
Giao nhận vận tải quốc tế có thể bảo vệ tích cực hoặc làm xấu đi cán cân mậu
dịch và cán cân thanh toán của một quốc gia. Thu chi ngoại tệ trong lĩnh vực
XNK sản phẩm vận tải và các dịch vụ có liên quan đến vận tải quốc tế là một bộ

phận quan trọng trong cán cân thanh toán quốc tế. Xuất siêu sản phẩm vận tải
quốc tế sẽ có tác dụng tốt đối với cán cân thanh toán quốc tế và ngược lại (trang
41)
Theo GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân và ThS. Kim Ngọc Đạt (2010), logistics có
các vai trò sau:
 Đối với nền kinh tế 11
F
0
1

- Logistic hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế. Nền kinh tế có thể
phát triển nhịp nhàng, đồng bộ một khi chuỗi logistic hoạt động liên tục, nhịp
nhàng. Hàng loạt các hoạt động kinh tế liên quan diễn ra trong chuỗi logistic,
theo đó các nguồn tài nguyên được biến đổi thành sản phẩm và điều quan trọng

10

ThS. Nguyễn Thanh Hùng. (2013). Giáo trình Vận tải và Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
Hồ Chí Minh: NXB Kinh tế TP.HCM
11
GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân và ThS. Kim Ngọc Đạt. (2010). Logistics Những vấn đề cơ bản. Hồ
Chí Minh: NXB Lao động – Xã hội

SVTH: LƯƠNG ĐÔNG PHƯƠNG

Trang 11


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


GVHD: THS. LÊ QUANG HUY

là giá trị được tăng lên cho cả khách hàng lẫn người sản xuất, giúp thỏa mãn
nhu cầu của mỗi người
- Hiệu quả hoạt động logistic tác động đến khả năng hội nhập của nền kinh tế.
Theo nhà kinh tế học người Anh Ullman: “Khối lượng hàng hóa lưu chuyển
giữa hai nước tỷ lệ thuận với tỷ số tiềm năng kinh tế của hai nước và tỷ lệ
nghịch với khoảng cách của hai nước đó”. Khoảng cách ở đây được hiểu là
khoảng cách kinh tế. Khoảng cách kinh tế ngày càng được rút ngắn thì lượng
hàng hóa tiêu thụ trên thị trường càng lớn. Do vậy giảm chi phí logistic có ý
nghĩa quan trọng trong chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc
gia
- Hoạt động logistic hiệu quả làm tăng tính cạnh tranh của một quốc gia trên
trường quốc tế. Trình độ phát triển và chi phí logistic của một quốc gia còn
được xem là một căn cứ quan trọng trong chiến lược đầu tư của các tập đoàn đa
quốc gia. Quốc gia nào có hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảo, hệ thống cảng biển
tốt… sẽ thu hút được đầu tư từ các công ty hay tập đoàn lớn trên thế giới. Sự
phát triển vượt bật của Singapore, Hồng Kông hay gần đây là Trung Quốc là
một minh chứng sống động cho việc thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tăng
trưởng xuất khẩu, tăng GDP thông qua sự phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ
logistics (trang 42-45)
 Đối với các doanh nghiệp 12
F
1

- Logistic giúp giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu
quả. Nhờ có thể thay đồi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa quá
trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ… Logistics giúp giảm chi
phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Có nhiều doanh nghiệp thành
công lớn nhớ có chiến lược và hoạt động logistics đúng đắn, ngược lại không ít

doanh nghiệp gặp khó khan, thậm chí thất bại, phá sản do những quyết định sai
lầm trong hoạt động logistics

GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân và ThS. Kim Ngọc Đạt. (2010). Logistics Những vấn đề cơ bản. Hồ
Chí Minh: NXB Lao động – Xã hội
12

SVTH: LƯƠNG ĐÔNG PHƯƠNG

Trang 12


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. LÊ QUANG HUY

- Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chủ động trong việc
chọn nguồn cung cấp nguyên liệu, công nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã, tìm
kiếm thị trường tiêu thụ thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau… Chủ động
trong việc lên kế hoạch sản xuất, quản lý hàng tồn kho và giao hàng theo đúng
thời gian với tổng chi phí thấp nhất
- Logistics còn góp phần giảm phí thông qua việc tiêu chuẩn hóa chứng từ.
Theo các chuyên gia ngoại thương, giấy tờ rườm rà chiếm một khoản chi phí
không nhỏ trong mậu dịch quốc tế và vận chuyển. Thông qua dịch vụ logistics,
các công ty logistics đứng ra đảm nhiệm việc ký một hợp đồng duy nhất sử
dụng chung cho mọi loại hình vận tải để đưa hàng từ nơi gửi hàng đến nơi nhận
hàng cuối cùng
- Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm tăng sự hài lòng và giá trị cung
cấp cho khách hàng của dịch vụ logistics. Đứng ở góc độ này, logistics được

xem là công cụ hiệu quả để đạt được lợi thế cạnh tranh lâu dài về sự khác biệt
hóa và tập trung
- Ngoài ra, logistics còn hổ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, đặc biệt là
marketing hổn hợp (4P- Right Product, Right Price, Proper Promotion, and
Right Place). Đẩy mạnh hoạt động này góp phần đưa sản phẩm đến nơi cần đến,
đúng vào thời điểm thích hợp. Sản phẩm/dịch vụ chỉ có thể thỏa mãn khách
hàng và có giá trị khi và chỉ khi nó đến được với khách hàng đúng thời hạn và
địa điểm quy định (trang 45-48)
1.2. Khái quát chung về dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển
Dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường biển là một tập hợp các nghiệp vụ thủ
tục có liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, nhằm mục
đích di chuyển hàng hòa từ nơi gởi đến nơi nhận

SVTH: LƯƠNG ĐÔNG PHƯƠNG

Trang 13


×