Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Nghiên cứu tỷ lệ mắc mới ung thư vú ở phụ nữ hà nội giai đoạn 2014 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ MAI LAN

DỊCH TỄ HỌC UNG THƯ VÚ

TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ MAI LAN

DỊCH TỄ HỌC UNG THƯ VÚ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Diệu

Thuộc đề tài: "Nghiên cứu tỷ lệ mắc mới ung thư vú ở phụ nữ

Hà Nội giai đoạn 2014-2016"
Chuyên ngành : Ung thư học
Mã số
: 62720149

TIỂU LUẬN TỔNG QUAN


HÀ NỘI – 2017


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
I. Tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do ung thư vú................................................2
1.1. Một số khái niệm..............................................................................2
1.2. Tỷ lệ mắc mới và tử vong ung thư vú trên thế giới..........................8
1.3. Tỷ lệ mới mắc và tử vong do ung thư vú tại Việt Nam...................14
1.4. Tỷ lệ mắc UTV liên quan với một số yếu tố...................................17
II. Một số biện pháp giảm nguy cơ gây UTV nhằm giảm tỷ lệ mắc UTV.....18
2.1. Các yếu tố nguy cơ gây UTV..........................................................18
2.1.1. Các yếu tố nguy cơ...................................................................18
2.2. Một số biện pháp giảm yếu tố nguy cơ...........................................26
2.2.1. Thay đổi lối sống......................................................................26
2.2.2. Nuôi con bằng sữa mẹ..............................................................27
2.2.3. Tăng cường hoạt động thể chất.................................................27
2.2.4. Thay đổi về chế độ ăn uống......................................................28
2.2.5. Điều chỉnh cân nặng/ BMI........................................................31
2.2.6. Giảm tiêu thụ rượu....................................................................31
2.2.7. Nhân tố môi trường...................................................................32
2.2.8. Phẫu thuật giảm nguy cơ..........................................................33
III. Các phương pháp sàng lọc UTV.........................................................35
3.1. Các phương pháp sàng lọc..............................................................35
3.1.1. Đánh giá lâm sàng....................................................................35
3.1.2. Sàng lọc bằng chụp Xquang tuyến vú......................................36
3.1.3. Siêu âm tuyến vú......................................................................38
3.1.4. Chụp MRI.................................................................................39
3.1.5. Chụp vú toàn bộ........................................................................40
3.1.6. Chụp nhiệt.................................................................................40

3.1.7. Chụp nhũ ảnh............................................................................41
3.3. Một số chương trình sàng lọc UTV hiện nay tại VN và trên TG.....41


3.3.1. Tại một số nước châu Á............................................................41
3.3.2. Sàng lọc phát hiện sớm bệnh ung thư tại các quốc gia châu Âu....44
3.3.3. Úc .............................................................................................46
3.3.4. Tại Hoa Kỳ ...............................................................................46
3.3.5. Tại Việt Nam.............................................................................47
KẾT LUẬN....................................................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Dân số theo nhóm tuổi của Dân số chuẩn thế giới............................7
Bảng 2. Ước tính tỷ lệ mắc và tử vong ung thư vú tại Việt Nam và các quốc
gia khác, 2012.................................................................................15


DANH MỤC HÌNH
Hình 1:

Tình hình mắc và tử vong do ung thư vú trên thế giới......................8

Hình 2.

Ước tính tỷ lệ mắc ung thư vú theo vùng trên thế giới.....................8

Hình 3.


Ước tính tỷ lệ tử vong do ung thư vú trên thế giới...........................9

Hình 4.

Khuynh hướng mắc ung thư vú theo thời gian ở các quốc gia trên
thế giới.............................................................................................11

Hình 5.

Tỷ lệ mới mắc ung thư vú theo nhóm tuổi......................................14

Hình 6.

Tỷ lệ mới mắc ung thư vú chuẩn theo tuổi tại Việt Nam................16

Hình 7.

So sánh tỷ lệ mắc ung thư vú giữa các vùng trong cả nước............17

Hình 8.

Khuynh hướng mắc ung thư tại Việt Nam......................................17


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những thập kỷ gần đây, dịch tễ học về ung thư vú được thu thập
chính từ những nghiên cứu được thiết kế từ các nước phương Tây. Trong năm

1990 ước tính khoảng 59% số ca mắc ung thư vú tại các nước phát triển (Bắc
Mỹ, châu Âu, Úc, New Zealand và Nhật Bản), mặc dù dân số những vùng này
chỉ chiếm ít hơn ¼ tổng dân số thế giới trong thời gian này [1]. Tình hình này
đã thay đổi đáng kể trong vòng 2 thập kỷ vừa qua, tổng số ca mới mắc được
chia đều ở các quốc gia phát triển và kém phát triển trong năm 2008 [2], [3] và
đến năm 2012 ước tính đa số các ca mới mắc ung thư vú ở nữ giới (53%) được
ghi nhận ở các nước kém phát triển [4]. Mặc dù tỷ lệ mắc ung thư vú ở các
nước phát triển vẫn cao hơn nhưng điều này cho thấy sự thay đổi trong phân bố
bệnh ung thư vú trên thế giới cũng như ung thư vú đang tiếp tục nổi lên như là
một vấn đề sức khỏe ở các quốc gia châu Á, châu Phi, Nam Mỹ nói riêng và
trên toàn thế giới nói chung. Việc so sánh tỷ lệ mới mắc giữa các khu vực và
thời gian giữa các quốc gia có thể cung cấp những thông tin quan trọng về
những nguyên nhân cơ bản và tác động của các can thiệp tự nhiên và có kế
hoạch và đây cũng là những chỉ số trong thực hiện các chiến lược dự phòng.
Vì vậy, để có thêm các bằng chứng khoa học, cơ sở lý luận cho luận án
“Nghiên cứu tỷ lệ mắc mới ung thư vú ở phụ nữ Hà Nội giai đoạn 20142016”, chúng tôi thực hiện chuyên đề này với 2 mục tiêu:
1. Tổng quan về tỷ lệ mới mắc & tử vong do thư vú tại Việt Nam & trên
thế giới.
2. Đánh giá một số biện pháp giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong do UTV.


2
I. Tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do ung thư vú
1.1. Một số khái niệm
Tỷ lệ hiện mắc
Hiện mắc đề cập đến tổng số các trường hợp bệnh trong quần thể xác
định vào một thời điểm hay một khoảng thời gian xác định. Đo lường hiện
mắc thường là một tỷ lệ (tỷ lệ hiện mắc), trong đó tử số là những cá thể có
bệnh và mẫu số là tổng số cá thể của quần thể tại thời điểm nghiên cứu. Công
thức tính tỷ lệ hiện mắc:

Số trường hợp có bệnh tại một thời điểm
P=

hay một khoảng thời gian
Tổng số dân tại thời điểm đó

x 10n

hay một khoảng thời gian
Trong đó tử số là những trường hợp hiện mắc nên bao gồm số đã mắc từ
trước và số mới mắc; mẫu số là tổng số những trường hợp có bệnh và những
trường hợp không có bệnh, thường là tổng quần thể vào thời điểm hay khoảng
thời gian nghiên cứu.
Tỷ lệ hiện mắc của một bệnh có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố. Tỷ
lệ hiện mắc tăng do thời gian bệnh dài hơn, sự kéo dài thời gian sống của
bệnh nhân không được chữa trị, sự tăng lên của các trường hợp mới mắc, sự
nhập cư của người bệnh, sự di cư của người khỏe mạnh, sự nhập cư của người
dễ mắc, ghi nhận bệnh tốt hơn. Bên cạnh đó, tỷ lệ hiện mắc cũng có thể giảm
xuống do thời gian bệnh ngắn hơn, tỷ lệ chết mắc cao, sự giảm xuống của các
trường hợp mới mắc, sự di cư của người bệnh, cải thiện tỷ lệ chữa trị của
người bị bệnh.
Vì tỷ lệ hiện mắc chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố không liên quan
tới nguyên nhân của bệnh, nên các nghiên cứu về tình trạng hiện mắc thường
không cho thấy những bằng chứng rõ rệt về nguyên nhân. Tuy nhiên, các đo
lường hiện mắc rất hữu ích trong việc đánh giá nhu cầu về các biện pháp dự


3
phòng và lâp kế hoạch cho các dịch vụ y tế. Tỷ lệ hiện mắc thường hữu ích
trong việc đo lường sự xuất hiện các tình trạng có sự tiến triển từ từ như tiểu

đường hay thấp tim.
Tỷ lệ hiện mắc điểm
Thời điểm để tính tình trạng hiện mắc có thể là một khoảng thời gian
ngắn (có thể là một ngày) hoặc có thể là thời điểm không đề cập đến lịch thời
gian mà là một sự kiện cụ thể. Đối với trường hợp như vậy, người ta sử dụng
tỷ lệ hiện mắc điểm.
Số trường hợp có một bệnh nào đó
tại một thời điểm
Tổng quần thể
Tỷ lệ này cho chúng ta ước lượng về xác suất (hay nguy cơ) mà một cá
Pđiểm =

thể có thể có bệnh hoặc tình trạng sức khỏe quan tâm tại một thời điểm.
Tỷ lệ hiện mắc kỳ
Một loại đo lường hiện mắc khác là tỷ lệ hiện mắc kỳ, trong đó tử số là
tổng số các trường hợp bệnh bao gồm những trường hợp bệnh đã có từ trước
và những trường hợp mới xuất hiện trong một khoảng thời gian xác định, có
thể là một tuần, một tháng hay một khoảng thời gian lớn hơn. Mẫu số của tỷ
lệ hiện mắc kỳ có thể thay đổi (do biến động của quần thể như sự nhập cư
hoặc di cư trong khoảng thời gian quan sát), người ta thường lấy giá trị trung
bình của quần thể, thường là quần thể tại thời điểm giữa của khoảng thời gian
nghiên cứu. Cũng cần lưu ý rằng các trường hợp hiện mắc vẫn được tính ngay
cả khi trường hợp đó tử vong, di cư hoặc xảy ra lặp lại trong khoảng thời gian
quan sát.
Số trường hợp có bệnh
Fkỳ =

(đã mắc từ trước và mới mắc)
Trung bình quần thể


Đo lường mới mắc

trong một khoảng
thời gian


4
Đo lường mới mắc liên quan đến việc xác định các trường hợp mới có
bệnh. Đo lường mới mắc gồm có tỷ lệ mới mắc tích lũy và tỷ suất mới mắc
theo đơn vị người-thời gian. Trong đó, tỷ lệ mới mắc tích lũy phản ánh nguy
cơ mắc bệnh, còn tỷ suất cho biết tốc độ phát triển bệnh. Đối với những bệnh
hiếm gặp, nguy cơ và tốc độ phát triển bệnh là như nhau.
Tỷ lệ mới mắc tích lũy
Tỷ lệ mới mắc tích lũy cho chúng ta biết ước lượng về nguy cơ một cá thể
sẽ phát triển bệnh trong một khoảng thời gian xác định, hay là xác suất mắc bệnh
của một cộng đồng không có bệnh trong một khoảng thời gian xác định.
CI =

Số trường hợp mắc bệnh
Quần thể có nguy cơ

trong một khoảng thời gian

Tử số chỉ bao gồm những trường hợp mới mắc bệnh, vì vậy những
trường hợp mắc bệnh từ trước khi nghiên cứu tiến hành sẽ không được tính.
Việc tính tử số trong đo lường mới mắc (cả tỷ lệ mới mắc tích lũy và tỷ suất
mới mắc – sẽ trình bày trong phần sau) sẽ đơn giản với những bệnh chỉ có
chiều hướng phát triển từ có bệnh sang có bệnh. Tuy nhiên với những bệnh có
thể tái phát (trong thời gian nghiên cứu, một cá thể có thể mắc bệnh nhiều
lần), tùy theo mục đích của nhà nghiên cứu, người ta có thể chỉ tính số cá thể

bị mắc lần đầu tiên và bỏ qua những trường hợp mắc lại trong cùng khoảng
thời gian nghiên cứu. Nếu mục đích nghiên cứu là tính số lần mắc bệnh trong
quần thể thì số trường hợp sẽ là tổng số lần mắc bệnh của mỗi cá thể trong
thời gian nghiên cứu.
Mẫu số của tỷ lệ mới mắc tích lũy là quần thể có nguy cơ. Quần thể có
nguy cơ là toàn bộ số cá thể có khả năng bị mắc bệnh trong quần thể, nghĩa là
toàn bộ quần thể trừ đi những cá thể đã có bệnh (vì những cá thể này không
có khả năng mắc bệnh) và những cá thể không thể mắc bệnh. Tuy nhiên, trong


5
nhiều nghiên cứu quy mô lớn, thường không có số liệu về tổng số người đã
có bệnh cũng như những người không có nguy cơ phát triển bệnh, người ta
thường lấy toàn bộ quần thể làm mẫu số (có thể bao gồm cả trường hợp
bệnh). Các nghiên cứu đó có cỡ mẫu khá lớn so với số trường hợp mới mắc
nên việc bao gồm các trường hợp bệnh vào quần thể nguy cơ sẽ không làm
thay đổi quá nhiều kết quả nghiên cứu.
Tỷ suất mới mắc
Khi sử dụng tỷ lệ mới mắc tích lũy, các nhà nghiên cứu giả định rằng số
người trong quần thể nghiên cứu không thay đổi đến khi nghiên cứu kết thúc.
Tuy nhiên, trên thực tế, rất ít nghiên cứu, đặc biệt là những nghiên cứu quy
mô lớn có thể duy trì ổn định số người tham gia từ đầu đến khi nghiên cứu kết
thúc. Số người tham gia nghiên cứu có thể thay đổi có thể do sự di cư, nhập
cư, tử vong… Vì vậy, để có một ước lượng chính xác hơn, nhà nghiên cứu có
thể dùng tỷ suất mới mắc.
IR =

Số trường hợp mắc bệnh
Tổng số thời gian không có bệnh của mỗi cá thể


x 10n

tham gia nghiên cứu theo dõi được
Tử số của tỷ suất mới mắc tương tự như của tỷ lệ mới mắc tích lũy. Tuy
nhiên, mẫu số của tỷ suất không phải là tổng quần thể nguy cơ mà là tổng thời
gian không có bệnh của những cá thể tham gia nghiên cứu. Đây chính là
khoảng thời gian nguy cơ, hay khoảng thời gian có khả năng mắc bệnh của
các cá thể trong quần thể nguy cơ. Đo lường này cho phép các nhà nghiên cứu
có thể đo lường chính xác tình trang bệnh của một quần thể động, điều luôn
xảy ra trong nghiên cứu cộng đồng. Khi đó, nhà nghiên cứu loại bỏ những
khoảng thời gian không theo dõi được của những cá thể không tiếp tục tham
gia nghiên cứu (tử vong, di cư, từ chối…) và bổ sung những khoảng thời gian


6
nguy có của những đối tượng nghiên cứu mới (nhập cư, tập hợp thêm…).
Bằng cách tính này, mẫu số của tỷ suất mới mắc luôn bao gồm cả đơn vị thời
gian trong đó. Thời gian ở đây có thể là năm, tháng, ngày, giờ… tùy theo
khoảng thời gian theo dõi của nghiên cứu.
Tỷ suất tử vong
Tỷ suất tử vong (hay tỷ suất tử vong thô) cho tất cả các trường hợp được
tính theo công thức sau:
CDR =

Số trường hợp tử vong trong một khoảng thời gian xác định
Trung bình tổng quần thể trong khoảng thời gian đó

x 10n

Hạn chế chính của tỷ suất tử vong thô là tỷ suất này không tính đến một

thực tế là nguy cơ tử vong thay đổi tùy theo tuổi, giới tính, chủng tộc, tầng
lớp kinh tế xã hội và các yếu tố khác. Sẽ là không hợp lý nếu dùng tỷ suất này
để so sánh giữa các khoảng thời gian khác nhau hoặc giữa các khu vực địa lý
khác nhau.
Tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi
Tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi được tính trên một quần thể dân số tham chiếu
(được gọi là Dân số chuẩn).
Trong Dân số chuẩn, dân số theo từng nhóm tuổi đã xem như là trọng số
(wi) được sử dụng trong quá trình chuẩn hóa. Có rẩt nhều bộ trọng số (w i)
khác nhau được sử dụng, việc sử dụng các bộ trọng số (w i) khác nhau này sẽ
tạo ra các giá trị tỷ lệ chuẩn khác nhau. Dân số chuẩn thế giới được sử dụng
nhiều nhất được trình bày trong Bảng 1.

Bảng 1. Dân số theo nhóm tuổi của Dân số chuẩn thế giới.
STT

Nhóm tuổi

Dân số


7
1
0-4
12.000
2
5-9
10.000
3
10-14

9.000
4
15-19
9.000
5
20-24
8.000
6
25-29
8.000
7
30-34
6.000
8
35-39
6.000
9
40-44
6.000
10
45-49
6.000
11
50-54
5.000
12
55-59
4.000
13
60-64

4.000
14
65-69
3.000
15
70-74
2.000
16
75-79
1.000
17
80-84
500
18
85+
500
wi là dân số tại nhóm tuổi thứ i của dân số chuẩn
là tỷ lệ mắc tại nhóm tuổi thứ i
Tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi (ASR) được tính theo công thức như sau:


8
1.2. Tỷ lệ mắc mới và tử vong ung thư vú trên thế giới

Hình 1: Tình hình mắc và tử vong do ung thư vú trên thế giới
(nguồn GLOBOCAN 2012)

Hình 2. Ước tính tỷ lệ mắc ung thư vú theo vùng trên thế giới
(Nguồn GLOBOCAN 2012)



9

Hình 3. Ước tính tỷ lệ tử vong do ung thư vú trên thế giới
(Nguồn GLOBOCAN 2012).
Mỗi năm ước tỷnh có 1,67 triệu ca mới mắc ung thư vú trên toàn thế
giới, và là bệnh ung thư phổ biến nhất ở nữ giới (chiếm 25% tổng ca ung thư
mắc ở nữ giới). Đây cũng là bệnh ung thư phổ biến nhất ở nữ tại các cả vùng
phát triển và kém phát triển với số lượng mắc tại các vùng kém phát triển là
883.000 ca và các vùng phát triển là 794.000 ca. Tỷ lệ mới mắc dao động gần
4 lần theo các vùng trên thế giới, tỷ lệ này thay đổi từ 27 (trên 100.000 dân) ở
Trung Phi và Đông Á đến 92 (trên 100.000 dân) ở Bắc Mỹ [5].
Ước tính số ca tử vong do ung thư vú ở nữ giới năm 2012 thấp hơn đáng
kể- khoảng 522.000 ca tử vong- phản ảnh chiến dịch sống còn tổng thể hợp
lý. Tuy nhiên, tiên lượng bệnh phụ thuộc rất nhiều vào gia đoạn chẩn đoán
bệnh. Theo ghi nhận SEER (Surveillance, Epidemiology, and End Results)
của Hoa Kỳ, tỷ lệ sống thêm 5 năm đối với ung thư vú tại chỗ trong giai đoạn
2007-2013 là 98,9% nhưng chỉ có khoảng 26,9% đối với các trường hợp di
căn xa [10]. Tại các quốc gia đang phát triển, sự khác biệt về tỷ lệ sống thêm
theo thời gian dựa vào các giai đoạn chẩn đoán cũng rất rõ ràng

[11]. Tại


10
châu Âu, tỷ lệ sống thêm 5 năm dao động từ 83% ở Thụy Điển đến 61% ở
Slovakia [11], và mặc dù xu hướng này đang được cải thiện theo thời gian,
những lợi ích của việc sống thêm trong kết quả theo dõi bệnh nhân sống vẫn
đang là một câu hỏi được đặt ra tại các quốc gia bị tác động bởi sự gia tăng
chi phí từ việc ghi nhận và sàng lọc bệnh ung thư vú.

Hình 2 cho thấy sự dao động địa lý trong tỷ lệ mới mắc ung thư vú trên
thế giới, theo ước tính của GLOBOCAN năm 2012. Tỷ lệ mới mắc cao nhất ở
Bắc Âu và Tây Âu, Bắc Mỹ và New Zealand, và một số nước phía nam của
Nam Mỹ (Uruguay và Argnetina). Sự khác biệt về địa lý trong nguy cơ được
thể hiện rõ ở châu Âu, với tỷ lệ cao ở các vùng phí Bắc và Tây Âu, trong khi
các vùng phía Nam và Đông Âu lại có tỷ lệ thấp đến trung bình [12]. Tỷ lệ
mới mắc thấp ở châu Phi, châu Á và Trung và Nam Mỹ. Hình tỷ lệ tử vong do
ung thư vú trên thế giới cũng đưa ra một bức tranh tương tự (hình 3).
Tỷ lệ mới mắc ung thư vú chuẩn theo tuổi (quốc tế) đã được thu thập từ số
liệu cả các ghi nhận ung thư quần thể từ các năm 2006-2007 được biểu diễn ở
biểu đồ 2. Tỷ lệ dao động từ 25,6 ca trên 100.000 dân tại Thái Lan (3 đơn vị
ghi nhận) đến 95,3 trên 100.000 dân ở Hà Lan [13]. Tỷ lệ này cũng dao động ở
các vùng miền, với tỷ lệ ở Israel cao xấp xỉ 50% so với các nước khác ở châu
Á. Tỷ lệ này cũng cao ở các vùng Bắc Âu, Tây Âu hơn Đông Âu. Tỷ lệ tử vong
chuẩn theo tuổi (quốc tế) cũng được thu thập tại các đơn vị ghi nhận quần thể
từ 2008-2012 được trình bày ở biểu đồ 3. Tỷ lệ tử vong do ung thư vú cao nhất
ở Barbados (26,1 trên 100.000 dân), Armenia (24,2) và Ireland (19,7) và thấp
nhất là Guatemala (4,9), Triều Tiên (5,2) và Ai Cập (5,9).
Tại các quốc gia thuộc châu Âu, tỷ lệ mắc ung thư vú gia từ năm 1985
đến năm 2010 trừ các nước như Đan Mạch, Pháp, tỷ lệ này bắt đầu giảm từ
năm 2010. Tại các nước phát triển thuộc khu vực châu Mỹ như Hoa Kỳ,
Canada khuynh hướng mắc ung thư vú gia tăng mạnh mẽ từ năm 1980 đến
năm 2000 và giảm xuống, ổn định từ những năm 2005. Các nước châu Á tỷ lệ


11
mắc ung thư vú vẫn tiếp tục gia với đường cong gần như là một hình thẳng
đứng (hình 4).

Hình 4. Khuynh hướng mắc ung thư vú theo thời gian ở các quốc gia trên

thế giới (Nguồn GLOBOCAN 2012).
 Bắc Mỹ và châu Đại Dương:
Tại Hoa Kỳ, Canada (trừ Quebec), Austrilia và New Zealand, các số liệu
gần đây nhất cho thấy tỷ lệ mới mắc ung thư vú ổn định, trong khi tỷ lệ tử
vong do ung thư vú tiếp tục giảm.
 Trung, Nam Mỹ và vùng Caribe:
Dữ liệu từ địa phương và quốc gia từ vùng Trung, Nam Phi và vùng
Caribe cho thấy tỷ lệ mắc ung thư vú tăng từ 1993: 3 quốc gia (Colombia,
Costa rica và Ecuador (Quito). Tại Brazil, tỷ lệ mắc tăng không có ý nghĩa
đáng kể. Xu hướng tử vong trong vùng có nhiều biến động. Từ năm 1993, tỷ
lệ tử vong do ung thư vú tăng ở các quốc gia Colombia, Ecuador, Guatemala
và Mexico, giảm ở các quốc gia Costa Rica, Chi lê và Uruguay và không có
sự thay đổi đáng kể ở Belize và Cu ba. Tỷ lệ tử vong do ung thư vú tăng ở
Brazil 0,9% mỗi năm từ 2001 đến 2012.
 Châu Âu:


12
Bắc Âu: Xu hướng mới mắc và tử vong phân chia thành 5 quốc gia ở
Bắc Âu (Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Iceland và Lithuania) với tỷ lệ mới
mắc và tử vong giảm từ giữa những năm 1990, Tại Latvia, Thụy Điển và Anh
xu hướng mới mắc tăng lên, tuy nhiên tỷ lệ này ổn định trong giai đoạn gần
đây nhất ở cả Thụy Điển và vương quốc Anh, Ngược lại, tỷ lệ này giảm ở
Nauy với 1,2% mỗi năm từ năm 2002 đến năm 2010, Trong 10 quốc gia ở
Bắc Âu, tỷ lệ tử vong giảm xuống từ giữa những năm 1990, trừ Latvia, và ổn
định từ những năm 2002, Điều này cho thấy những hiệu quả thực sự của các
chương trình sàng lọc quốc gia tại các nước Bắc Âu bắt đầu từ giữa những
năm 1980, Mặc dù tỷ lệ tử vong giảm 2,9% mỗi năm từ 1996 đến 2012, Đan
Mạch vẫn là quốc gia có tỷ ệ tử vong cao nhất trong vùng [13]
Tây Âu: Theo nghiên cứu của deSantis năm 2015 [13] cho thấy tỷ lệ

mới mắc tăng trong toàn bộ thời gian ở Đức (Saarland) và Hà Lan trong suốt
thời gian nghiên cứu, Tỷ lệ này cũng tăng ở Pháp (6 đơn vị ghi nhận ung thư)
và Thụy Sĩ (6 đơn vị ghi nhận ung thư), những giảm ở Pháp (1,2% mỗi năm
từ 2003) và ổn định ở Thụy Sĩ (từ 2000), Tỷ lệ mới mắc ung thư vú ổn định ở
Áo từ những năm 2003-2007, Ngược lại, xu hướng tử vong do ung thư vú ở
cả 6 nước Tây Âu đều giảm trong nghiên cứu này,
Nam Âu: tương tự như Pháp, tỷ lệ tại Ý và Tây Ban Nha giảm từ những
năm 1999 và 2002, Tỷ lệ tiếp tục tăng ở Croatia và Slovenia từ những năm
1993 và ổn định trong toàn bộ thời gian ở Malta, Tỷ lệ tử vong do ung thư vú
ở 6/7 nước Nam Âu tiếp tục tăng và ổn định ở Croatia,
Đông Âu: Tỷ lệ mới mắc tăng (1,7-2,3%) từ 1993 đến 2008/2008 ở cả 4
nước Đông Âu, Xu hướng tử vong do ung thư vú có nhiều biến động, Tại
Rumani và Liên bang Nga, tỷ lệ tử vong giảm từ đầu những năm 2000, sau đó
tiếp tục tăng, Tỷ lệ tử vong cũng giảm ở Hungary và slovakia nhưng ổn định
ở Bungari và Ukraine từ những năm 1993 và Cộng hòa Czech kẻ từ những


13
năm 2009, Ngược lại, tại cộng hòa Moldova, tỷ lệ tử vong do ung thư vú tăng
1,2% mỗi năm từ nh năm 1998-2012.
Châu Á: Tỷ lệ mới mắc ung thư vú tăng chậm từ 1993 tại Trung Quốc
(3 đơn vị ghi nhận), Nhật Bản (4 đơn vị ghi nhận) và Thái Lan (3 đơn vị ghi
nhận). Tại Singapor tỷ lệ mắc ung thư vú tăng đến 2002 và sau đó ổn định. Ở
Ấn độ tỷ lệ mắc cũng gia tăng từ năm 2000. Ngược lai, tỷ lệ mắc ở Israel
giảm 1,6% mỗi năm từ 1999- 2007. Tỷ lệ tử vong do ung thư vú ở Nhật Bản
và Kuwait tăng từ năm tăng từ năm 1993-2012. Tỷ lệ tử vong do ung thư vú
ổn định ở định ở Trung Quốc (Hồng Kông) , Kyrgyzstan và Singapor.
Châu Phi: Tỷ lệ ung thư vú ở Uganda tăng 5,2% mỗi năm từ năm 19932007. Tỷ lệ tử vong ở Ai Cập tăng 1,3% mỗi năm từ năm 2000-2001 và
Mauritius là 3,5% mỗi năm từ 1993-2012 trong khi tỷ lệ này ổn định ở Nam Phi.
Tỷ lệ mới mắc ung thư vú có đường cong đặc trưng theo tuổi cụ thể ở

hình 5. Tỷ lệ này gia tăng nhanh ở độ tuổi tiền mãn kinh (40-50 tuổi) và sau
đó chậm lại, có thể là do việc giảm nồng độ oestrogens [14].Tại các nước có
tỷ lệ thấp, độ dốc của đường cong sau mãn kinh có thể bằng phẳng hoặc thậm
chí âm tính (ví dụ ở Khon Kaen, biểu đồ 4). Đây là hậu quả của việc gia tăng
nguy cơ xảy ra của các thế hệ liên tiếp ở nữ giới hơn là sự giảm nguy cơ theo
tuổi [15]. Cơ cấu trẻ hóa dân số ở các nước đang phát triển được thể hiện với
đường cong tỷ lệ tuổi khá phẳng (biểu đồ 4), cho thấy độ tuổi chẩn đoán trung
bình ở các nước đang phát triển thấp hơn ở các quần thể châu Âu và châu Mỹ.


14

Hình 5. Tỷ lệ mới mắc ung thư vú theo nhóm tuổi, nguồn [13]
1.3. Tỷ lệ mới mắc và tử vong do ung thư vú tại Việt Nam
Theo số liệu GLOBOCAN 2012 và tỷ lệ tử vong của tổ chức Y tế thế
giới WHO cho thấy tại Việt Nam có khoảng 11.067 ca mới mắc ung thư vú
mỗi năm trong đó có 4.671 ca tử vong do ung thư vú, tương đương với tỷ lệ
mới mắc chuẩn theo tuổi là 23 trên 100.000 dân và tỷ lệ tử vong chuẩn theo
tuổi 9,9 trên 100.000 dân. Tỷ suất tỷ lệ tử vong trên tỷ lệ mắc ung thư vú tại
Việt Nam là 0,43 trong khi tỷ suất trung bình trên thế giới là 0,31, khu vực
châu Á – Thái Bình Dương là 0,29, Đông Nam Á 0,4 (Bảng 2).


15
Bảng 2. Ước tính tỷ lệ mắc và tử vong ung thư vú tại Việt Nam và các quốc
gia khác, 2012 (Nguồn GLOBOCAN 2012)
Tỷ lệ mắc
Quốc gia
Toàn cầu
Châu Á-Thái Bình Dương

Tây Á

Số ca

Tử vong

vong/tỷ lệ

Số ca tử

ASR
ASR
mắc
vong
1.676.633 43,3 521.817 12.9
40.3876
227.054

Trung Quốc 187.213
Nhật Bản
55.710
Mongolia
125
Bắc Triều Tiên 5.707
Hàn Quốc
17.140
Đông Nam Á
107.545
Brunei
83

Campuchia
1.255
Indonesia
48.998
Lào
472
Malaysia
5.410
Myanmar
5.648
Philippine
18.327
Singapore
2.524
Thái Lan
13.653
Đông Timo
108
Việt Nam
11.067

29,6 115.863

Tỷ suất tử
mắc
0,31

8.1

0,29


27

68.531

6,1

0,30

22.1
51.5
9.4
36.8
52.1
34.8
48.6
48.6
40.3
19
38,7
22,1
47
65,7
29,3
32,6
23

47.984
13.801
50

2340
2.274
43.003
18
585
19.750
222
2.572
2.792
6.621
628
5.092
52
4.671

7,3
9,8
4,2
14,3
6,1
14,1
11,3
9,3
16,6
9,3
18,9
11,3
17,8
15,5
11

16,4
9,9

0,26
0,25
0,40
0,41
0,13
0,40
0,22
0,47
0,40
0,47
0,48
0,49
0,36
0,25
0,37
0,48
0,42

Hình 6 cho thấy tỷ lệ mới mắc ung thư vú chuẩn theo tuổi tại Việt Nam
năm 2012. Đường cong bắt đầu tăng từ độ tuổi 40 và đạt đỉnh tại nhóm tuổi
50-54 tuổi và giảm mạnh từ 64 tuổi (số liệu từ Globocan 2012).


16

Hình 6. Tỷ lệ mới mắc ung thư vú chuẩn theo tuổi tại Việt Nam
(Nguồn: GLOBOCCAN 2012).

Theo một nghiên cứu “Khuynh hướng mắc ung thư trong giai đoạn 20042013” tổng hợp từ 5 đơn vị ghi nhận ung thư tại Việt Nam là Hà Nội, Hồ Chí
Minh, Cần Thơ, Thái Nguyên và Hải Phòng của Viện Ung thư Quốc gia, Bệnh
viện K cũng cho thấy ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới trên cả
nước cũng như trên tất cả các đơn vị ghi nhận. Theo đó, Hà Nội có tỷ lệ mắc
chuẩn theo tuổi cao nhất là 31,1 trên 100.000 dân tiếp theo lần lượt là các tỉnh,
thành phố Cần Thơ, Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Thái Nguyên.

Hình 7. So sánh tỷ lệ mắc ung thư vú giữa các vùng trong cả nước


17
(Nguồn: Báo cáo khuynh hướng ung thư VN 2004 – 2013 của Bệnh viện K).

Hình 8. Khuynh hướng mắc ung thư tại Việt Nam
(Nguồn: Báo cáo khuynh hướng ung thư VN 2004 - 2013 của Bệnh viện K).
Khuynh hướng mắc ung thư tại Việt Nam cũng phù hợp với khuynh
hướng mắc ung thư nói chung của thế giới khi tỷ lệ mắc gia tăng từ đầu
những năm 2000 và tiếp tục tăng đến năm 2008-2010 và giảm nhẹ và ổn định
trong các năm 2012-2013 điều này cũng có thể được thể hiện bằng sự mở
rộng các chương trình khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú.
1.4. Tỷ lệ mắc UTV liên quan với một số yếu tố
II. Một số biện pháp giảm nguy cơ gây UTV nhằm giảm tỷ lệ mắc UTV
2.1. Các yếu tố nguy cơ gây UTV.
2.1.1. Các yếu tố nguy cơ
Mặc dù bệnh căn của ung thư vú còn chưa xác định rõ ràng nhưng có
một số yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vú đã được xác định bao gồm các
yếu tố về gia đình, di truyền, gen, tuổi, giới, yếu tố nội tiết, chế độ dinh
dưỡng, yếu tố môi trường, các yếu tố liên quan đến tiền sử sản phụ khoa.
2.1.1.1. Yếu tố gia đình



18
Trong các yếu tố nguy cơ gây ung thư vú, nổi bật nhất là tiền sử gia
đình có người mắc ung thư vú. Một phụ nữ có mẹ hoặc chị gái, em gái hoặc
con gái đã bị ung thư vú thì nguy có bị bệnh này cao gấp 2-3 lần so với các
phụ nữ khác. Nếu người trong gia đình mắc ung thư vú khi ở tuổi trẻ thì nguy
có cao hơn. Nguy cơ cũng tăng khi trong gia đình có từ hai người trở lên mắc
ung thư vú [1].
2.1.1.2. Yếu tố di truyền, đột biến gen
Như chúng ta đã biết, biến đổi hay đột biến một số gen có thể làm tế
bào chuyển thành ác tính. Năm 1994 người ta tìm thấy sự liên quan giữa đột
biến gen ức chế tạo u là BRCA-1 và BRCA-2 nằm trên nhiễm sắc thể 17 và
13 với ung thư vú, ung thư buồng trứng và một số loại ung thư khác [1].
BRCA -1là gen ức chế tạo u, có vai trò trong sửa chữa AND. Một số
nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng 80 đến 90% gặp đột biến gen BRCA-1 và
gặp ở những gia đình có ung thư vú, ung thư buồng trứng, trong đó 40% gặp
ở gia đình có ung thư vú. BRCA1 chỉ ra nguy cơ 85% ung thư vú. Đột biến
gen BRAC1 chiếm khoảng 71% trong số các đột biến gen và nguy cơ ung
thư vú trong số này khoảng 62%. Đột biến gen BRAC1 chiếm 8% ung thư vú
trước tuổi 30, 5% sau tuổi 30 và 1% sau tuổi 50. Phụ nữ ung thư vú có đột
biến gen này có nguy cơ phát triển ung thư vú đối bên là 64%. Đột biến gen
BRCA1 biểu hiện ở tuổi trẻ hơn và giai đoạn thấp hơn. Những u này thường
có tỷ lệ tăng sinh cao, độ mô học cao và thường di bội thể; tỷ lệ tái phát thấp
hơn so với những ung thư khác. Ung thư biểu mô thể tủy là loại hay gặp nhất
trong số những bệnh nhân có đột biến gen này [2].
BRCA-2 là một gen lớn có 27 exon mã hóa một phân tử protein với
3418 acid amin. BRCA-2 chiếm khoảng 35 đến 40% ung thư vú mang tính
di truyền và đã tìm thấy trong những gia đình bị ung thu vú gặp cả ở nam và
nữ. Hầu hết đột biến BRCA-2 gặp ở giai đoạn cuối của quá trình tổng hợp



19
protein.. Tỷ lệ ung thư biểu mô ống nhỏ, tiểu thùy cao hơn trong số những
bệnh nhân bị ung thư liên quan đến đột biến gen này [2].
Ngoài ra, một số gen khác bị biến đổi cũng liên quan với nguy cơ ung
thư vú như: Đột biến gen p53 cũng làm tăn gnguy cơ ung thư vú, p 53 là gen
ức chế u, chịu trách nhiệm trong bệnh sinh nhiều loại ung thư, trong đó có
ung thư vú. Những hội chứng do các rối loạn về di truyền như hội chứng LiFraumeni, hội chứng Cowden, hội chứng Muir cũng có thể làm xuất hiện ung
thư vú [1].
2.1.1.3. Yếu tố nhân khẩu học
* Tuổi
Theo ghi nhận SEER (Surveillance, Epidemiology, and End Results) của
Hiệp hội quốc gia Hoa Kỳ, xác suất phụ nữ mắc ung thư vú trong khoảng thời
gian năm 2011-2013 tăng theo tuổi: trước 49 tuổi, xác suất là 1,9 (1/53 phụ
nữ); từ 50 đến 59 tuổi, xác suất là 2,3 (1/44 phụ nữ); từ 60 đến 69 tuổi, xác
suất là 3,5 (1/29 phụ nữ); từ 70 tuổi, xác suất là 6,8 (1/15 phụ nữ) [3]. Tại Việt
Nam, theo nguồn dữ liệu từ Globocan 2012, ung thư vú bắt đầu tăng từ 40
tuổi, cao nhất ở nhóm tuổi 50-54, giảm mạnh từ 65 tuổi [3].

* Giới
Ung thư vú gặp ở nữ giới cao hơn nam giới, tỷ lệ nam/nữ là 1/100. Tại
Mỹ, theo báo cáo mới nhất năm 2017, có khoảng 250.000 phụ nữ mắc ung thư
vú, trong khi đó ở nam giới là 2500 ca [4].
* Chủng tộc:
Ở Mỹ, tỷ lệ phụ nữ da trắng mắc ung thư vú rất cao Tỷ lệ mắc mới ung
thư vú trên 100.000 phụ nữ là 122 đối với phụ nữ da trắng và là 117 đối với
phụ nữ da đen [5],[6]. Ngoài ra, có sự gia tăng tỷ lệ đột biến BRCA 1/2 ở phụ
nữ Do Thái Ashkenazi [7].



×