Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Tìm hiểu thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt và tiếng Hàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=================

MOON JUNGBIN

TÌM HIỂU THÀNH NGỮ GỐC HÁN TRONG
TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG HÀN

LUẬN VĂN THẠC SỸ VIỆT NAM HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=================

MOON JUNGBIN

TÌM HIỂU THÀNH NGỮ GỐC HÁN TRONG
TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG HÀN

LUẬN VĂN THẠC SỸ VIỆT NAM HỌC
Chuyên ngành : Việt Nam học
Mã số : 60 22 01 13

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : TS. Bùi Duy Dƣơng

Hà Nội - 2018



LỜI CÁM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn, chúng tôi nhận đƣợc sự quan tâm
giúp đỡ quý báu từ nhiều cá nhân và tập thể. Trƣớc hết chúng tôi xin chân
thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Việt Nam học và Tiếng
Việt Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã tận tình giúp đỡ chúng
tôi trong thời gian học tập tại trƣờng.
Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Bùi Duy
Dƣơng - ngƣời đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và hƣớng dẫn chúng tôi trong thời
gian thực hiện luận văn.
Do những hạn chế về ngôn ngữ nên trong quá trình thực hiện luận văn,
chúng tôi vẫn còn mắc phải không ít sai sót về lỗi chính tả và hình thức trình
bày cũng nhƣ nội dung. Chúng tôi mong nhận đƣợc sự đóng góp của các thầy,
cô và các bạn để luận văn của chúng tôi đƣợc hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày

tháng năm 2018

Tác giả luận văn

MOON JUNGBIN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 4
2 . Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 6
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 6
4. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................... 7

5. Tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................. 7
6. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................. 9
1.1. Quan niệm thành ngữ trong tiếng Việt .................................................... 9
1.2. Quan niệm thành ngữ trong tiếng Hàn .................................................. 10
1.3. Phân biệt thành ngữ với các kiểu loại đơn vị khác ............................... 12
1.3.1. Phân biệt thành ngữ và từ ghép ....................................................... 12
1.3.2. Phân biệt thành ngữ với quán ngữ................................................... 13
1.3.3. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ...................................................... 15
1.3.4. Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do ............................................. 15
1.4. Tiểu kết: ................................................................................................ 17
CHƢƠNG 2: THÀNH NGỮ GỐC HÁN TRONG TIẾNG VIỆT ................. 18
2.1. Tình hình nghiên cứu ............................................................................ 18
2.2. Nguồn gốc hình thành thành ngữ gốc Hán............................................ 19
2.3. Đặc điểm thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt ...................................... 21
2.3.1. Yếu tố Hán Việt đƣợc giữ nguyên dạng .......................................... 22
2.3.2 Yếu tố Hán - Việt đƣợc dịch trực tiếp và sử dụng nhƣ thành ngữ
thuần Việt ................................................................................................... 25
2.3.3 Yếu tố Hán Việt đƣợc Việt hoá để phù hợp với văn hoá ngôn ngữ của
ngƣời Việt .................................................................................................. 26
2.3.4. Thay đổi từ ngữ trong thành ngữ gốc Hán ...................................... 27
2.3.5. Tăng thêm từ thuần Việt hoặc giản lƣợc yếu tố Hán Việt khi sử dụng
1


thành ngữ Hán Việt .................................................................................... 29
2.4. Tiểu kết .................................................................................................. 30
CHƢƠNG 3: THÀNH NGỮ GỐC HÁN TRONG TIẾNG HÀN ............. 32
3.1. Tình hình nghiên cứu: ........................................................................... 32
3.2. Nguồn gốc thành ngữ gốc Hán trong tiếng Hàn ................................... 35

3.3. Đặc điểm thành ngữ gốc Hán trong tiếng Hàn...................................... 38
3.3.1. Đặc điểm về mặt nguồn gốc và chủ đề............................................ 38
3.3.2. Đặc điểm về cấu trúc thành ngữ ...................................................... 40
3.4. Tiểu kết .................................................................................................. 45
CHƢƠNG 4: SO SÁNH THÀNH NGỮ GỐC HÁN TRONG TIẾNG
VIỆT VÀ TIẾNG HÀN ................................................................................. 47
4.1. Thành ngữ cùng hình thái cấu trúc, cùng ngữ nghĩa ............................. 47
4.2. Thành ngữ cùng hình thái cấu trúc, khác ngữ nghĩa ............................. 59
4.3. Thành ngữ cùng ngữ nghĩa khác hình thái cấu trúc .............................. 62
4.4. Tiểu kết: ................................................................................................. 65
KẾT LUẬN .................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 69

2


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2: Thành ngữ giữ nguyên dạng ........................................................ 22
Bảng 2.1: Thành ngữ thay đổi từ ngữ ...................................................... 27
Bảng 3: Hình thái giảm số chữ...................................................................... 41
Bảng 3.1: Hình thái thay đổi trật tự từ .......................................................... 41
Bảng 3.2: Hình thái thay đổi chữ. ................................................................. 42
Bảng 3.3: Thành ngữ cùng hình thái cấu trúc cùng ngữ nghĩa ...................... 43
Bảng 3.4: Thành ngữ cùng hình thái cấu trúc khác ngữ nghĩa ....................... 43
Bảng 3.5: Thành ngữ khác hình thái cấu trúc cùng ngữ nghĩa ....................... 44
Bảng 3.6: Thành ngữ khác hình thái cấu trúc khác ngữ nghĩa........................ 44
Bảng 4: Thành ngữ gốc Hán cùng hình thái cấu trúc cùng ngữ nghĩa trong
tiếng Việt và tiếng Hàn .................................................................................... 47
Bảng 4.1: Phân loại chủ đề các TNGH cùng hình thái và ngữ nghĩa trong
tiếng Việt và tiếng Hàn .................................................................................... 52

Bảng 4.3: TNGH cùng hình thái cấu trúc, khác ngữ nghĩa trong tiếng Việt và
tiếng Hàn ......................................................................................................... 59

3


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Do quá trình tiếp xúc văn hoá, trong vốn từ vựng tiếng Việt có một số
lƣợng khá lớn từ ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hán đƣợc ngƣời Việt vay mƣợn
để sử dụng. Khi du nhập vào tiếng Việt, chúng vẫn giữ nguyên ý nghĩa chỉ
khác cách đọc hoặc thay đổi vị trí các yếu tố cấu tạo từ chẳng hạn nhƣ “nhiệt
náo” thành “náo nhiệt”, “thích phóng” thành “phóng thích”… hoặc đƣợc sử
dụng dƣới dạng rút gọn nhƣ “thừa trần” thành “trần” (trong trần nhà), “lạc
hoa sinh” thành “lạc” (trong “củ lạc”, còn gọi là đậu phộng)… Hay đổi khác
nghĩa hoàn toàn nhƣ “phƣơng phi” trong tiếng Hán có nghĩa là “hoa cỏ thơm
tho” thì trong tiếng Việt có nghĩa là béo tốt. Đặc biệt là các yếu tố Hán Việt
đƣợc sử dụng để tạo nên những từ ngữ đặc trƣng chỉ có trong tiếng Việt,
không có trong tiếng Hán nhƣ là các từ “sĩ diện”, “phi công” (dùng hai yếu tố
Hán -Việt) hay “bao gồm”, “sống động” (một yếu tố Hán kết hợp với một yếu
tố thuần Việt). Nói chung, đại đa số các yếu tố gốc Hán đó đều đã đƣợc Việt
hoá cho phù hợp với bản sắc tiếng Việt và với nhận thức của ngƣời Việt. Nhƣ
vậy, tiếng Việt đã trải qua một quá trình vay mƣợn lâu dài đã vừa làm giàu
cho mình lại vừa giữ đƣợc bản sắc riêng trƣớc ảnh hƣởng của văn hoá Hán.
Việc vận dụng đƣợc những thành tựu ngôn ngữ trong tiếng Hán để tự cải tiến
mình, hoàn thiện mình rõ ràng là một đặc điểm độc đáo mà tiếng Việt có
đƣợc. Các thành ngữ vay mƣợn từ tiếng Hán tồn tại trong tiếng Việt cũng
không nằm ngoài xu hƣớng đó.
Do Việt Nam và Hàn Quốc đã bị ảnh hƣởng văn hóa Trung Quốc từ xa
xƣa, cũng dùng chữ Hán và từ ngữ gốc Hán, đọc và viết Hán văn nên đã có

những ảnh hƣởng sâu sắc đến cuộc sống. Mặc dù có sự khác biệt đáng kể về
địa lý và lịch sử giữa Hàn Quốc và Việt Nam nhƣng chắc Việt Nam và Hàn
Quốc sẽ có một phần chung vì cầu nối văn hóa chính là một số vấn đề ngôn
ngữ và văn hóa đã bị ảnh hƣởng từ việc sử dụng chữ Hán. Trong đó, chúng tôi
4


nghĩ rằng việc nghiên cứu những thành ngữ gốc Hán là một phần quan trọng
để hiểu văn hóa cũng nhƣ ngôn ngữ giữa hai nƣớc bởi vì có điểm chung là từ
gốc Hán.
Đối với ngƣời Việt và ngƣời Hàn, thành ngữ không phải là loại đơn vị
từ vựng chỉ đƣợc những ngƣời “có chữ” sử dụng trong các tác phẩm văn học
nghệ thuật mà còn đƣợc đại đa số quần chúng, những ngƣời “bình dân” dùng
trong mọi lĩnh vực giao tiếp của đờì sống thƣờng nhật, tính cô đọng về mặt
ngữ nghĩa, uyển chuyển trong sử dụng khiến cho thành ngữ có giá trị ứng
dụng rất lớn. Việc tìm hiểu thành ngữ gốc Hán (TNGH) trong thành ngữ của
tiếng Việt và tiếng Hàn sẽ giúp chúng ta hiểu toàn diện hơn về kho tàng thành
ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hàn, từ đó có cái nhìn sâu sắc hơn về văn hoá
Việt Nam và văn hóa Hàn Quốc, hiểu đúng và nắm bắt đƣợc những cái ý nhị
trong ngữ nghĩa mà thành ngữ gốc Hán biểu đạt.
Xuất phát từ tình hình giao lƣu quốc tế giữa Hàn Quốc, Việt Nam và
Trung Quốc từ xa xƣa cho đến nay trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã
hội… với tƣ cách là một học viên Hàn quốc, chúng tôi muốn nghiên cứu sâu
hơn về một nhân tố liên quan trực tiếp đến sự giao lƣu giữa các dân tộc Hàn Việt - Trung là ngôn ngữ, trong đó thành ngữ là một bộ phận quan trọng đặc biệt.
Thành ngữ là một loại đơn vị từ vựng đặc biệt tồn tại ở mọi ngôn ngữ. Với tƣ
cách một sản phẩm tinh thần có liên quan đến ngôn từ, kho thành ngữ trong
mỗi ngôn ngữ đƣợc làm đầy cùng với quá trình phát triển tƣ duy và ngôn từ
của dân tộc, đƣợc ngƣời dân sử dụng một cách thành thạo, nhuần nhuyễn
trong lời ăn tiếng nói hàng ngày.
“Ngôn ngữ là phƣơng tiện chuyên chở văn hóa và văn hóa chứa đựng

trong ngôn ngữ. Chính vì vậy ngƣời ta đã nói rằng ngôn ngữ là kết tinh của
văn hóa dân tộc, nhờ ngôn ngữ và văn tự mà văn hoá đƣợc lƣu truyền.” [23]
Văn hóa và ngôn ngữ luôn cùng nhau tồn tại và phát triển. Mỗi vùng đất do
điều kiện tự nhiên khác nhau tạo nên một lối sống và tƣ duy văn hóa khác
5


nhau. Những yếu tố này, do vậy, góp phần hình thành nền văn hóa riêng của
từng vùng đất. Cho nên, mỗi nền văn hóa có nét đặc sắc riêng thể hiên đặc
trƣng cho mỗi dân tộc. “Tính độc đáo, cái hồn cốt văn hoá không chỉ thể hiện
thông qua các từ trong vốn từ vựng mà bên cạnh đó còn chứa đựng trong một
loại đơn vị khá đặc biệt đó là thành ngữ.” [11]
Chính vì vậy, việc nghiên cứu TNGH trong tiếng Việt và tiếng Hàn có
ý nghĩa quan trọng, giúp chúng ta không chỉ hiểu biết sâu sắc về ngôn ngữ mà
còn văn hóa của hai nƣớc.
2 . Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Qua phát hiện những điểm tƣơng đồng và dị biệt trong thành ngữ gốc
Hán của tiếng Việt và tiếng Hàn, đề tài góp phần tăng hiểu biết về văn hóa,
đạt hiệu quả về giao tiếp ngôn ngữ.
Để đạt đƣợc mục đích nói trên, đề tài có các nhiệm vụ sau:
- Xác định khái niệm thành ngữ gốc Hán; sƣu tập, thống kê và phân
loại lớp thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt và tiếng Hàn về mặt cấu tạo, ngữ
nghĩa.
- Khảo sát - so sánh cấu tạo và ngữ nghĩa của thành ngữ gốc Hán trong
tiếng Việt và tiếng Hàn với các thành ngữ Hán nguyên ngữ để xác định điểm
bất biến và khả biến của chúng.
- Khảo sát - so sánh cấu tạo và ngữ nghĩa của thành ngữ gốc Hán trong
tiếng Việt và tiếng Hàn để tìm ra những điểm tƣơng đồng và khác biệt, tìm
hiểu ảnh hƣởng của văn hóa hai nƣớc đến các thành ngữ đó.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Về khoa học: Nhận diện lại các thành ngữ gốc Hán trong thành ngữ
tiếng Việt và trong thành ngữ tiếng Hàn. Hiểu rõ thêm về cách quan niệm về
thành ngữ của các nhà ngôn ngữ học Hàn Quốc, Việt Nam. Tìm hiểu về lịch
sử và nguồn gốc các yếu tố cấu thành (ở đây là yếu tố gốc Hán) thành ngữ
Việt Nam và Hàn Quốc.
6


- Về thực tiễn: Giúp cho học viên ngƣời Hàn Quốc học tốt tiếng Việt
và hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hoá Việt Nam. Cũng nhƣ, giúp cho
học viên Việt Nam học tốt tiếng Hàn và hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ,
văn hoá Hàn Quốc.
Giải quyết một số vấn đề về thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt và
tiếng Hàn sẽ giúp cho công tác dịch thuật các tác phẩm văn học nghệ thuật
cũng nhƣ các văn bản thuộc các lĩnh vực khác một cách thiết thực, chính xác
hơn.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn đi vào tìm hiểu các thành ngữ gốc Hán trong thành ngữ tiếng
Việt và tiếng Hàn . Đối tƣợng mà luận văn hƣớng đến chính là cố gắng mô tả
một số đặc điểm của thành ngữ gốc Hán trong 2 ngôn ngữ này. Và để làm
đƣợc điều đó, luận văn sẽ từng bƣớc thống kê, nhận diện rồi phân tích miêu tả
thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt và tiếng Hàn trên một số phƣơng diện.
Tiến thêm một bƣớc, chúng tôi sẽ gắng chỉ ra những điểm giống nhau
và khác nhau làm nên bản sắc dân tộc của mỗi nƣớc đƣợc thể hiện qua thành
ngữ gốc Hán.
5. Tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Đối với tiếng Việt, chúng tôi chọn 《Từ điển giải thích Thành ngữ gốc
Hán》 (Nguyễn Nhƣ Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành [19] (1994),
Nhà Xuất bản Văn hóa) vì từ điển này có số lƣợng thành ngữ gốc Hán khá lớn
với khoảng 2500 thành ngữ gốc Hán. Hai là, các tác giả của từ điển này không

chỉ thu thập và giải thích các thành ngữ gốc Hán đang đƣợc sử dụng trong
tiếng Việt hiện tại, thƣờng gặp trong các từ điển khác, mà còn thu thập và giải
nghĩa cả những thành ngữ hiện tại tuy rất ít dùng, nhƣng trƣớc đây đƣợc dùng
nhiều và nay còn lƣu lại trong các thƣ tịch cổ, các tác phẩm Hán Nôm hoặc
các sách dịch từ Hán Nôm ra tiếng Việt. Trong từ điển này, các tác giả còn
cung cấp cho ngƣời đọc những thành ngữ gốc Hán đã mất gốc hay đã Việt hóa
hoàn toàn hoặc từng phần. Chính vì vậy, chúng tôi khảo sát thành ngữ gốc
7


Hán bên Việt Nam dựa trên cuốn từ điển này.
Còn từ điển bên Hàn Quốc thì tác giả chọn 《Từ điển thành ngữ Hán tự
chúng ta sử dụng》, (Won Young-seop [3](2001), Nhà xuất bản Sechang .
Sách này đã tham khảo nhiều sách trong ngoài nƣớc để thu thập nhiều thành
ngữ có khoảng 17000 thành ngữ và giải nghĩa bằng cách tránh từ vựng gốc
Hán nhất có thể, giải thích bằng tiếng thuần Hàn. Chính vì vây, chúng tôi lựa
chọn cuốn từ điển này để khảo sát thành ngữ gốc Hán trong tiếng Hàn, cũng
so sánh với thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt.
Về phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phƣơng pháp thống kê, phân loại đƣợc dùng khi khảo sát sƣu tập,
thống kê, phân loại thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt và tiếng Hàn.
- Phƣơng pháp phân tích miêu tả đƣợc dùng khi nghiên cứu miêu tả về
cấu tạo, ngữ nghĩa của lớp thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt và tiếng Hàn..
- Phƣơng pháp so sánh đƣợc dùng khi tìm hiểu những biến đổi của
thành ngữ gốc Hán khi đi vào hệ thống tiếng Việt và tiếng Hàn.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận văn đƣợc chia làm 4 chƣơng, cụ thể nhƣ sau:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết: trình bày những vấn đề lý thuyết liên quan
đến các khái niệm thành ngữ, thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt và

tiếng Hàn.
- Chƣơng 2: Thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt: thống kê và phân tích
những thành ngữ gốc Hán đang có trong tiếng Việt qua các bình diện
nguồn gốc, cấu trúc và ngữ nghĩa.
- Chƣơng 3: Thành ngữ gốc Hán trong tiếng Hàn: thống kê và phân tích
những thành ngữ gốc Hán đang có trong tiếng Hàn qua các bình diện
nguồn gốc, cấu trúc và ngữ nghĩa.
- Chƣơng 4: So sánh đối chiếu thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt và
tiếng Hàn qua các bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa
8


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Quan niệm thành ngữ trong tiếng Việt
Thành ngữ là gì? Đó vẫn là câu hỏi đến nay vẫn chƣa có đƣợc khái
niệm chính xác. Khi nghiên cứu về thành ngữ tiếng Việt, giới Việt ngữ học đã
đƣa ra một số định nghĩa về thành ngữ. Dƣơng Quảng Hàm [3] (1951), trong
《Việt Nam văn học sử yếu》 quan niệm: “Thành ngữ là những lời nói có sẵn
để ta tiện dùng mà diễn đạt một ý gì hoặc một trạng thái gì cho có màu mè.”
Hồ Lê [8] (2003) trong 《Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại》
coi thành ngữ là “những tổ hợp từ có tính vững chắc về cấu tạo và tính bóng
bẩy về ý nghĩa dùng để miêu tả một hình ảnh, một hiện tƣợng, một tính cách
hay một trạng thái nào đó.”
Nhà ngôn ngữ học Nguyễn Văn Tu [17](1968) trong 《Từ vựng học
tiếng Việt hiện đại》thì cho rằng: “Thành ngữ là từ tố cố định mà các từ trong
đó đã mất tính độc lập đến một trình độ cao, kết hợp làm thành một khối vững
chắc, hoàn chỉnh. Nghĩa của chúng không phải do nghĩa của từng yếu tố tạo
ra. Những thành ngữ này cũng có hình tƣợng hoặc cũng có thể không có.
Nghĩa của chúng đã khác nghĩa của những từ nhƣng cũng có thể cắt nghĩa
nguyên do nhƣ từ nguyên học.”

Nguyễn Thiện Giáp [15] (2008) trong 《Giáo trình ngôn ngữ học》
quan niệm: “Thành ngữ (idiom) là những cụm từ trong cơ cấu cú pháp và ngữ
nghĩa của chúng có những thuộc tính đặc biệt, chỉ có ở cụm từ đó. Nói cách
khác, thành ngữ là một cụm từ mà ý nghĩa của nó không đƣợc tạo thành từ ý
nghĩa của các từ cấu tạo nên nó.” Ngoài ra trong cuốn 《Từ vựng học tiếng
Việt》 [14] , ông đã định nghĩa thành ngữ một cách rất ngắn gọn: “Thành ngữ
là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi
cảm” .
Trong 《Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ》, Hoàng Văn Hành [9](2002)
xác định “Theo cách hiểu thông thƣờng, thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố
9


định, bền vững về hình thái - cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, đƣợc
sử dụng rộng rãi trong giao tiếp thƣờng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ”.
Nguyễn Nhƣ Ý [19] (2004) thì cho rằng: Thành ngữ là “cụm từ hay
ngữ cố định có tính nguyên khối về ngữ nghĩa, tạo thành một chỉnh thể định
danh có ý nghĩa chung, khác tổng số ý nghĩa của các thành tố cấu thành nó,
tức là không có nghĩa đen và hoạt động nhƣ một từ riêng biệt trong câu”.
Các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến [13]
(2001), trong 《Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt》 xem thành ngữ là “cụm từ
cố định hoàn chỉnh về cấu trúc và ngữ nghĩa. Nghĩa của chúng có tính hình
tƣợng và gợi cảm”.
Khi nghiên cứu về thành ngữ, nói chung các học giả Việt Nam đã đƣa
ra nhiều điểm khá thống nhất. Tuy nhiên, đi vào chi tiết, việc quan niệm về
thành ngữ giữa các tác giả không phải không có những ý kiến khác nhau.
Tóm lại, thành ngữ thƣờng đƣợc nhận dạng với hai tiêu chí (hình thức
tổ chức và nội dung) cụ thể: - Tổ hợp từ hay cụm từ cố định (xét về cấu trúc).
- Có ý nghĩa hoàn chỉnh, ý nghĩa của thành ngữ không phải là phép cộng đơn
thuần mà có tính bóng bẩy, gợi cảm và hình tƣợng.

1.2. Quan niệm thành ngữ trong tiếng Hàn
Theo 《từ điển Quốc ngữ tiêu chuẩn》 [13], định nghĩa của thành
ngữ nhƣ này : Thành ngữ :
1. Hình thành lời nói
2. Lời nói do ngƣời xƣa tạo ra
3. là những quán dụng ngữ (cụm từ bao gồm hai từ trở lên, có nghĩa
đặc biệt không thể suy đoán đƣợc toàn bộ ý nghĩa qua mỗi từ)
Hwang, Eun-young [14] (2005) cho rằng thành ngữ là một biểu hiện
đƣợc phản ánh kinh nghiệm cuộc sống của tiền nhân ta, nó là sự kết hợp của

10


hai hoặc nhiều từ vựng và đƣợc sử dụng nhƣ một cụm từ mang nghĩa thứ ba.
Nhà nghiên cứu này cũng định nghĩa thành ngữ cổ sự nhƣ „Những thành ngữ
đƣợc sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày, dựa trên kinh nghiệm của
tổ tiên chúng ta. Từ những câu chuyện xa xƣa, chúng ta lấy đƣợc trí tuệ và bài
học qua đó và những cái đó vẫn duy trì sức sống cho đến nay.
Theo Lee, Sang-Jeong [15](2008), đặc điểm của thành ngữ nhƣ sau :
1. Thành ngữ là cổ ngữ đƣợc sử dụng phổ biến trong xã hội (ý cổ ngữ ở
đây, nên đƣợc hiểu là lời nói phổ biến đƣợc tạo ra trƣớc đây).
2. Thành ngữ là ngôn ngữ cố định. : Những cái đó đã đƣợc sử dụng nhƣ
một từ trong một thời gian dài với các từ và trật tự từ cố định.
3. Hầu hết thành ngữ có nguồn và mang tính văn viết đậm nét và hình
thức cơ bản của thành ngữ là bốn âm tiết.
Định nghĩa của thành ngữ trong từ điển bên Hàn[16] nhƣ sau: “Thành
ngữ là lời nói thƣờng đƣợc lấy trong cuộc sống từ ngày xƣa, đƣợc sử dụng
mang nghĩa đặc biệt nhƣ thói quen”
Một từ điển khác định nghĩa thành ngữ nhƣ “Thành ngữ chứa đựng xã
hội lịch sử lâu dài và văn hóa dân tộc sâu sắc, bao gồm hai từ trở lên, là một

cụm từ cố định đƣợc sử dụng nhƣ một từ trong câu và nhiều ngƣời sử dụng
nhƣ thói quen.” Và “thành ngữ gốc Hán trong tiếng Hàn thƣờng là những
“thành ngữ bốn âm tiết là lời nói đƣợc hình thành bằng 4 âm tiết, chứa đựng
bài học hoặc có nguồn gốc từ xa xƣa”. [17]
Bình thƣờng, vì thành ngữ chữ Hán bao gồm 4 âm
tiết nên ở Hàn Quốc,
thƣờng dùng từ thành ngữ tứ từ (thành ngữ bốn âm
tiết).
11


Và nhiều thành ngữ hán tự có nguồn gốc từ chuyện cổ xa xƣa nên tên
gọi “thành ngữ cổ sự” cũng phổ biến.
Nhƣ vậy, các tên gọi “thành gữ Hán tự”, “thành ngữ bốn âm tiết” và “thành
ngữ cổ sự” đƣợc sử dụng khá phổ biến, thông dụng. Thành ngữ Hán tự là
thành ngữ bằng chữ Hán và là một thể loại nói chung bao gồm thành ngữ bốn
âm tiết và thành ngữ cổ sự, và việc thành ngữ đƣợc gọi tên khác nhau là tùy
thuộc vào số âm tiết của thành ngữ hoặc nguồn gốc, câu chuyện cũ liên quan
đến thành ngữ .
Thành ngữ chữ Hán (thành ngữ Hán tự) hoặc thành ngữ lịch sử cổ sự chúa
đựng nội dung mang tính thí dụ, mang tính thƣờng xuyên miêu tả trƣờng hợp,
tình cảm, tâm lý của con ngƣời. Chúng đƣợc sử dụng nhiều trong đời sống
thƣờng ngày hoặc trong văn viết.

1.3. Phân biệt thành ngữ với các kiểu loại đơn vị khác
Muốn hiểu rõ thế nào là thành ngữ, cách phổ biến là ngƣời ta phân biệt nó
với các loại đơn vị khác: thứ nhất là phân biệt thành ngữ với từ ghép; thứ hai là
phân biệt thành ngữ với những kiểu cụm từ cố định khác nhƣ tục ngữ, quán ngữ,
đặc ngữ, cách ngôn; và thứ ba là phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do...
1.3.1. Phân biệt thành ngữ và từ ghép

Cả hai loại đơn vị này đều là các đơn vị có sẵn trong kho từ vựng của
một ngôn ngữ. Cả từ ghép và thành ngữ đều là những tổ hợp cố định về hình
thức, nguyên khối về cấu trúc nhƣng ở bình diện này, các nhà nghiên cứu đã
chính xác khi cho rằng “mối quan hệ ngữ pháp trong thành ngữ phức tạp hơn,
nhiều bậc hơn, còn ở từ ghép mối quan hệ ngữ pháp đơn giản, ít bậc hơn”
[13] . “quan hệ nội bộ ở thành ngữ phức tạp hơn ở từ ghép... có thể phân tích
ra hai hoặc hơn hai quan hệ ngữ pháp khác nhau” [10]. Cái phân biệt hai loại
đơn vị này chính là cơ cấu biểu nghĩa, theo đó nghĩa của thành ngữ là nghĩa
của loại “đơn vị định danh bậc hai” và là loại ý nghĩa có tính “biểu trƣng hoá”

12


cao độ. Phân tích của Nguyễn Văn Khang [16] khi viết lời bạt cuốn 《Thành
ngữ học tiếng Việt》 của cố GS. Hoàng Văn Hành [10],về đặc trƣng ngữ
nghĩa của thành ngữ là hoàn toàn xác đáng: “Tính hoàn chỉnh về nghĩa của
thành ngữ đƣợc ông lý giải từ góc độ nghĩa định danh. “Song, khác với các
đơn vị định danh bình thƣờng, thành ngữ là loại các đơn vị định danh bậc
hai”. Với cách nhìn này ông cho rằng thành ngữ là đơn vị từ vựng có lƣợng
nghĩa đôi và hai nghĩa này gần nhƣ song song tồn tại: nghĩa đen là cơ sở là
gốc, nghĩa bóng hay nghĩa phái sinh là nghĩa đƣợc sử dụng trong hành chức,
là nghĩa hình thành qua quá trình biểu trƣng hoá. Biểu trƣng hoá về nghĩa của
thành ngữ, theo ông, thể hiện dƣới hai hình thức: hình thức so sánh (ẩn dụ
hoá) và hình thức ẩn dụ (so sánh ngầm)”
1.3.2. Phân biệt thành ngữ với quán ngữ
Đối chiếu với quán ngữ thì sự khác nhau giữa hai loại đơn vị này khó
phân biệt hơn bởi lẽ, chúng đều là cụm từ cố định, đều đƣợc cấu tạo từ một số
lƣợng khá lớn các đơn vị âm tiết, mối quan hệ giữa các thành tố cấu tạo của
hai loại đơn vị này cũng phức tạp hơn mối quan hệ giữa các đơn vị của từ
ghép, chúng cũng có điểm giống nhau về chức năng tạo câu.... Dù vậy, các

nhà Việt ngữ học cũng đã phân biệt thành công hai loại đơn vị này trên cơ sở
xem xét các đặc điểm về: Mức độ cố định trong cấu trúc hình thức, tính hoàn
chỉnh, bóng bẩy về nghĩa. Theo đó, Nguyễn Văn Tu [17] cho rằng: “Quán ngữ
là những cụm từ rất gần với cụm từ tự do nhƣng tƣơng đối ổn định về cấu
trúc, đƣợc quen dùng mà các từ tạo ra chúng còn giữ tính độc lập, có khi một
từ trong đó có thể thay thế bằng một từ khác. Nghĩa của cụm từ đƣợc thể hiện
qua nghĩa đen hay nghĩa bóng của những từ, thành tố của chúng”. Một trong
những ngƣời bỏ khá nhiều công sức trong việc tìm cách phân biệt những loại
đơn vị ngôn ngữ có nhiều điểm tƣơng đông là Đỗ Hữu Châu. Theo ông, trong
tiếng Việt có một loại đơn vị gọi là ngữ cố định. Ngữ cố định khác với từ
ghép và khác cụm từ tự do. Đó là các cụm từ nhƣng đã cố định hoá cho nên
13


cũng có tính chất chặt chẽ, sẵn có, bắt buộc, có tính xã hội giống nhƣ từ. Các
ngữ cố định tƣơng đƣơng với từ về chức năng tạo câu, tƣơng đƣơng với cụm
từ về mặt ngữ nghĩa.[4] Ông cũng cho rằng, do sự cố định hoá, do tính chặt
chẽ mà các ngữ cố định ít hay nhiều đều có tính thành ngữ.[5] Tiến hành phân
loại ngữ cố định, Đỗ Hữu Châu cho rằng, có thể tách những ngữ trung gian
với cụm từ tự do thành một loại gọi là quán ngữ, những trƣờng hợp còn lại,
tức là những trƣờng hợp trung gian giữa từ phức và các ngữ cố định thực sự
đƣợc gọi là thành ngữ.[6]
Nguyễn Thiện Giáp trong công trình của mình cũng tách cái gọi là
“ngữ” ra làm 4 loại: 1) Ngữ định danh, 2) Thành ngữ, 3) Ngữ láy âm. 4) Quán
ngữ. Theo đó, “ngữ định danh là những cụm từ biểu thị các sự vật, hiện tƣợng
hay khái niệm nào đó của thực tế, bao gồm cả những từ thƣờng đƣợc gọi là từ
ghép nhƣ: xe đạp, xe máy và những cụm từ thƣờng đƣợc gọi là ngữ cố định
nhƣ: máy hơi nƣớc, phƣơng nằm ngang”. “Thành ngữ là những cụm từ vừa có
tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm”; “Thành ngữ khác với ngữ
định danh ở cả mặt nội dung và cấu trúc cú pháp”; “Về mặt nội dung, ngữ

định danh là tên gọi thuần tuý của sự vật còn thành ngữ là tên gọi gợi cảm của
hiện tƣợng nào đó; ý nghĩa của thành ngữ luôn có tính cụ thể, không có khả
năng diễn đạt đồng thời quan hệ và chủng loại, không có cả diện chung lẫn
diện riêng của ý nghĩa nhƣ ngữ định danh, và thành ngữ chỉ hình thành ở
những phạm vi mà sự phản ánh đòi hỏi cần có sự bình giá và biểu cảm” trong
khi đó, Ông (Nguyễn Thiện Giáp) cho “ngữ láy âm là những đơn vị đƣợc hình
thành do có sự lặp lại hoàn toàn hay lặp lại có sự kèm theo sự biến đổi ngữ
âm nào đó của từ đã có. Chúng vừa hài hoà về ngữ âm, vừa có sự gợi tả, ví
dụ: tim tím. mơn mởn, láu táu, lẻ tẻ. Đây là loại đơn vị trung gian giữa ngữ
định danh và thành ngữ”. Nguyễn Thiện Giáp nhận diện quán ngữ là “những
cụm từ đƣợc dùng lặp đi lặp lại trong các loại văn bản liên kết, đƣa đẩy, rào
đón hoặc nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt nào đó, ví dụ: của đáng tội, nói khí
14


vô phép, nƣớc non gì. Đây là đơn vị trung gian giữa cụm từ tự do và cụm từ cố
định. Với Nguyễn Thiện Giáp, quán ngữ là loại ngữ đƣợc sử dụng với chức năng
chính là đƣa đẩy, rào đón, liên kết hoặc nhấn mạnh ý trong các loại ngôn bản.
Chính điều này đã làm cho nó có cƣơng vị là một lớp từ khác với thành ngữ.
1.3.3. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ
Đa số các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng thành ngữ và tục
ngữ khác nhau ở những điểm sau đây:
- Về cƣơng vị trong hệ thống ngôn ngữ: thành ngữ thuộc về cấp độ từ
trong khi tục ngữ thuộc cấp độ cao hơn (cấp độ câu).
- Về nội dung ngữ nghĩa: Thành ngữ có chức năng định danh còn tục
ngữ đƣợc cho là có chức năng thông báo, phản ánh quy luật, nêu kinh nghiệm
về sản xuất đời sống xã hội. Thực ra, sự khác biệt mà các nhà nghiên cứu
hƣớng vào khai thác cũng chƣa hẳn đã giúp chúng ta một ranh giới rạch ròi
giữa hai loại đơn vị này. Lý do là bởi đây là những đơn vị hai mặt, đơn vị
ngôn ngữ - văn hoá. Một kết cấu nào đó, tuỳ hoàn cảnh, tuỳ mục đích, thái dộ

ứng xử của ngƣời sử dụng mà nó sẽ đƣợc nhận diện nhƣ là thành ngữ hay là
tục ngữ. Về vấn đề này, một lần nữa chúng tôi muốn nhấn mạnh lại, chính thái
độ của ngƣời sử dụng đôi khi lại là nhân tố quyết định cƣơng vị của một loại
tổ hợp nào đó (ở đây là thành ngữ và tục ngữ). Tính chất hai mặt của thành
ngữ, tục ngữ cũng đã đƣợc Nguyễn Công Đức tìm hiểu, khai thác trong luận
án tiến sĩ của ông. Chúng tôi xin đƣợc phép chia sẻ quan điểm của tác giả.
1.3.4. Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do
Điểm khác biệt đầu tiên thƣờng đƣợc các nhà Việt ngữ học nhận diện
đó là tính khác biệt về cấp độ của hai loại đơn vị này. Trong khi thành ngữ
nằm ở cấp độ ngữ (có cƣơng vị giống từ) thì cụm từ tự do thuộc bình diện nói
năng, bình diện thuộc về những đơn vị không cố định và có thể tháo lắp dễ
dàng. Tính khác biệt về cấp độ khiến cho thành ngữ khác với cụm từ tự do ở
mặt quan hệ giữa các thành tố trong nội bộ mỗi loại. “Tính phi cú pháp của
15


thành ngữ đƣợc bộc lộ rõ nhất ở tính đối xứng của các thành tố” (tr. 86,
Nguyễn Thiện Giáp). Đó cũng còn đƣợc gọi là: tính không bình thƣờng về cú
pháp” (tr. 22, Hoàng Văn Hành, 《Kể chuyện thành ngữ tục ngữ》). Về nội
dung ngữ nghĩa, thành ngữ là đơn vị có sẵn của ngôn ngữ nên có tính hoàn
chỉnh về nghĩa (điều này cụm từ tự do không có). Nghĩa của thành ngữ luôn
tồn tại ngoài chuỗi lời nói nên có tính ổn định cao. Ngƣợc lại, nghĩa của các
cụm từ tự do chỉ là sự tổng hợp nhất thời từ các yếu tố cấu thành mà thôi.
Tóm lại, chúng ta có thể nhận diện về thành ngữ nhƣ sau:
(1) Thành ngữ (một dạng cụm từ cố định) là đơn vị có sẵn, hiển nhiên,
thƣờng tồn tại dƣới dạng cụm từ (phần lớn không tạo thành câu hoàn chỉnh về
mặt ngữ pháp)
(2) Thành ngữ là loại đơn vị có cấu trúc cố định, rất khó/không thể tuỳ
tiện thay thế và sửa đổi thêm bớt về mặt ngôn từ (trừ một số rất ít thành ngữ
đang trên đƣờng cố định hoá).

(3) Thành ngữ luôn có nghĩa bóng bẩy, biểu cảm. Nghĩa của thành ngữ là
sự tổng hoà nghĩa của các thành tố cấu thành và mang tính biểu trƣng.
Ngoài ra có thể nói thành ngữ là những cụm từ chứa đựng sắc thái bình
giá, cảm xúc nhất định, hoặc là kính trọng, tán thành; hoặc là chê bai khinh rẻ;
hoặc là ái ngại, xót thƣơng… Nó không đơn thuần là hình thức tƣ duy bên ngoài.
Nó mô tả cách tƣ duy trừu tƣợng một cách ngắn gọn nhất trong nhận thức. Mỗi
dân tộc có cách nhận thức và sắp xếp, mô tả thế giới khác nhau từ đó tạo nên
những độc đáo, những nét riêng mang tính dân tộc trong cách tƣ duy của
mình. Về mặt sử dụng, bởi thành ngữ vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có
tính gợi cảm... Nó không chỉ đƣợc nhân dân vận dụng trong đời sống giao tiếp
, trong suy nghĩ hàng ngày của họ mà còn đƣợc các nhà văn vận dụng để mô
tả, thể hiện tâm lý nhân vật trong tác phẩm của họ. Giống nhƣ các từ trong
ngôn ngữ, thành ngữ là những đơn vị có sẵn, xuất hiện dần dần từ nhiều
nguồn, vào thời điểm khác nhau và đƣợc sử dụng rộng rãi, tự nhiên trong đời
16


sống xã hội. Các kết quả nghiên cứu đã xác nhận đƣợc rằng các yếu tố tạo nên
thành ngữ vốn thƣờng là những từ ngữ độc lập nhƣng khi đi vào tạo thành
ngữ chúng đã có một bƣớc chuyển về “cơ chế”. Mặt khác quan hệ giữa các
yếu tố trong thành ngữ, xét về cú pháp, ngữ âm (âm vận) và ngữ nghĩa nói
chung là rõ ràng, có quy luật. Song cũng có khá nhiều trƣờng hợp, các yếu tố
cấu tạo thành ngữ kết hợp với nhau mà không theo quy luật nào mà theo lối
nói tắt, nói gộp hoặc theo một cách kết hợp, cách so sánh lạ, dẫn đến xác định
xuất xứ của nó trở nên khó khăn. Ngoài ra, việc tồn tại các biến thể thành ngữ
biểu đạt cùng một ý nghĩa hay biểu đạt các ý nghĩa, các sắc thái nghĩa khác
nhau khiến ta khó xác định nguồn gốc của nó từ đó cũng rất khó khăn trong lí
giải nội dung thành ngữ. Nhƣng qua cấu trúc và quy luật ngữ nghĩa, đa phần
thành ngữ sẽ đƣợc chúng ta xác định, nhận diện và phân biệt.


1.4. Tiểu kết:
Ở chƣơng 1, chúng tôi đã giới thuyết các khái niệm liên quan đến đề
tài để tạo cơ sở triển khai nội dung ở những chƣơng sau:
Trƣớc hết, đây là đề tài nghiên cứu về thành ngữ cho nên chúng tôi tìm
hiểu chung về khái niệm, cấu tạo, ngữ nghĩa và vấn đề sử dụng thành ngữ
tiếng Việt. Đồng thời để tiện cho việc khảo sát, tránh nhầm lẫn trong quá trình
thống kê, chúng tôi đã phân biệt các đơn vị gần gũi với thành ngữ.
Trong luận văn này, chúng tôi tìm hiểu về cấu tạo, ngữ nghĩa của thành
ngữ gốc Hán trong kho tàng thành ngữ tiếng Việt và tiếng Hàn. Vì vậy, chúng
tôi đã tìm hiểu một số xu hƣớng nghiên cứu thành ngữ gốc Hán hiện nay.

17


CHƢƠNG 2: THÀNH NGỮ GỐC HÁN TRONG TIẾNG VIỆT
2.1. Tình hình nghiên cứu
Thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt rất phong phú và đa dạng. Chúng
phong phú ở chỗ có hàng nghìn thành ngữ gốc Hán từ xƣa đến nay đã góp
phần làm phong phú vào kho tàng ngôn ngữ dân tộc Việt Nam. Thành ngữ
gốc Hán đa dạng ở chỗ có nhiều cách cấu tạo nhƣ về số lƣợng âm tiết, về thể
loại, về nguồn gốc ra đời gắn liền với các điển tích điển cố. Chính vì vậy, việc
tìm hiểu thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt rất phức tạp và phải dựa trên
nhiều yếu tố khác nhau.
Tình hình nghiên cứu thành ngữ gốc Hán ở Việt Nam có nghiên cứu
'Hán Việt thành ngữ của Bửu Cân' [1] từ sớm (1933), có sự nghiên cứu 《Từ
điển thành ngữ điển tích》 của Diên Hƣơng [2] (1969), 《Thông dụng thành
ngữ cố sự》 của Vƣơng An [22] (1974), 《Từ điển Giải thích Thành ngữ Gốc
Hán》của Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành [17](1994) v.v.
Hoàng Quốc [7] (2003) đã nghiên cứu thành ngữ gốc Hán về mặt hình
thái cấu trúc và ngữ nghĩa, cũng tìm hiểu về thành ngữ gốc Hán đƣợc sử dụng

trong tiếng Việt hiện nay.
Nguyễn Thị Tân [18] (2004) đã nghiên cứu về thành ngữ gốc Hán
một cách tổng quát kể cả các dạng thức tồn tại của thành ngữ gốc Hán trong
tiếng Việt, đặc điểm của thành ngữ gốc Hán xét từ bình diện hình thái cấu trúc
và thành ngữ gốc Hán nhìn từ góc độ ngữ nghĩa và sử dụng
Mạc Tử Kỳ [12] (2009) đã khảo sát những thành ngữ gốc Hán sử
dụng các con số, cũng tìm hiểu về cách thức chuyển dịch thành ngữ con số từ
tiếng Hán sang tiếng Việt.
Võ Thị Diệu Hồng [21] (2010) đã nghiên cứu cấu tạo, ngữ nghĩa và
việc sử dụng lớp thành ngữ Hán - Việt.
Hoàng Thiều Hoa [11] (2011) đã tìm hiểu thành tố thuần Việt và Hán
Việt trong thành ngữ Việt Nam, so sánh thành ngữ thuần Việt với thành ngữ
18


Hán Việt về giá trị nội dung và nghệ thuật
Phƣơng Linh [20] (2017) hạn định chọn, nghiên cứu những thành ngữ
gốc Hán theo chủ quan tác giả là gần gũi với văn hóa Việt Nam.
2.2. Nguồn gốc hình thành thành ngữ gốc Hán
Trong tiếng Việt, thành ngữ vay mƣợn nƣớc ngoài chủ yếu là các thành
ngữ gốc Hán đƣợc đọc theo âm Hán Việt. Những thành ngữ này khi du nhập
vào tiếng Việt có thể đƣợc giữ nguyên hình thái - ngữ nghĩa, dịch từng chữ
(hoặc một phần hoặc tất cả các yếu tố), hoặc dịch nghĩa chung của thành ngữ,
có thay đổi trật tự các yếu tố cấu tạo. Thành ngữ vay mƣợn đƣợc sử dụng
trong hình thức nguyên dạng chiếm tỉ lệ khá lớn so với toàn bộ thành ngữ gốc
Hán trong tiếng Việt. Theo thống kê, trong số 3567 đơn vị đƣợc xác định là
thành ngữ, chúng tôi thống kê đƣợc trong “Từ điển thành ngữ - Tục ngữ Việt
Hán” có 1182 thành ngữ gốc Hán (giữ nguyên dạng) và 346 thành ngữ có
chứa cả các yếu tố thuần Việt và các yếu tố gốc Hán, chiếm 42,8%
(1182+346/3567), trong 42,8 % này số thành ngữ gốc Hán nguyên dạng

chiếm 70,8% (1182-346/1182), số thành ngữ pha trộn cả hai yếu tố Hán và
Việt chiếm 29,2% (346/1182). Hầu hết các thành ngữ gốc Hán đều đƣợc
mƣợn từ tiếng Hán Bạch thoại. Một số thành ngữ vẫn còn giữ nguyên âm
Quảng Đông ví dụ nhƣ “xập xí xập ngầu”. Thành ngữ gốc Hán mƣợn nguyên
dạng chủ yếu dùng trong văn viết và mang tính chất sách vở rõ rệt. Chúng ta
cũng có thể tìm thấy các thành ngữ này trong các tác phẩm văn học cổ, trong
văn phong chính luận. Bởi ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam chịu nhiều ảnh
hƣởng từ tƣ tƣởng Nho giáo Trung Quốc. Ví dụ nhƣ trong các áng văn thơ cổ
thƣờng nói “dân vĩ thực vi tiên” câu này nguyên bản của nó là
“民以食为先”.Thành ngữ mƣợn Hán đƣợc dùng trong hình thức dịch ra tiếng
Việt, giữ nguyên bộ phận còn lại và cấu trúc thành ngữ gốc.
Thành ngữ gốc Hán dùng để chỉ những kết cấu ngôn ngữ rất ổn định,
19


phổ thông, cô đọng về mặt ngữ nghĩa thịnh hành trong tiếng Trung Quốc,
đƣợc du nhập vào Việt Nam và sử dụng rộng rãi từ xƣa đến nay. Thành ngữ
gốc Hán rất đa dạng nhƣng thƣờng gồm bốn âm tiết, năm âm tiết hoặc tám âm
tiết, trong đó tỷ lệ các thành ngữ bốn âm tiết chiếm số lƣợng lớn đến 75-80%.
Kết cấu thành ngữ thƣờng theo dạng biền ngẫu, đăng đối dễ dàng nhận thấy
trong các thành ngữ bốn âm tiết hoặc tám âm tiết, ví dụ nhƣ:
Công thành danh toại: Công thành /Danh toại
Đại sự hoá tiểu, tiểu sự hoá vô: Đại sự / tiểu sự
Còn dạng năm âm tiết thì hai âm tiết Hán đầu và hai âm tiết Hán cuối
là hai vế đối xứng qua một âm tiết ở giữa, ví dụ: Đại ngƣ cật tiểu ngƣ: Đại
ngƣ <cật> tiểu ngƣ. Rất nhiều thành ngữ sử dụng các điển cố văn học, là các
tích truyện xƣa có giá trị giáo dục và ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Chẳng hạn: Lục
lâm hảo hán: chỉ ngƣời anh hùng trong dân gian, hoặc bọn cƣớp trộm tụ tập
thành bầy. Theo truyện xƣa thời Vƣơng Mãng, những kẻ nổi dậy chống lại
triều đình tụ họp nhau ỏ núi Lục Lâm. [11]

(1) Nguồn gốc từ Trung Quốc
Theo Hoàng Quốc [7] (2003), nguồn gốc thành ngữ gốc Hán trong
tiếng Việt thƣờng đƣợc hình thành qua hai đƣờng: khẩu ngữ và sách vở. Con
đƣờng thứ nhất gọi là con đƣờng nhân dân. Con đƣờng thứ hai gọi là con
đƣờng “bác học”. Theo tác giả này, thành ngữ gốc Hán hầu hết vào tiếng Việt
bằng con đƣờng thứ hai, đƣợc hình thành từ các tích truyện liên quan đến văn
hóa. Các thành ngữ Hán đƣợc vay mƣợn vào tiếng Việt đều xuất hiện trong
các tích truyện triết học, văn học cổ, những tác phẩm kinh điển của Trung
Quốc nhƣ sau :
* từ Hậu Hán thƣ:
Ví dụ : An bần lạc đạo, An cƣ lạc nghiệp,
Tao khang chi thê, Tôn sƣ trọng đạo…

20


* từ Hán Thƣ:
Ví dụ : Nhân diện thú tâm, Bần vô chùy lập chi địa (nghèo không tấc đất cắm
dùi)…
* từ Trang Tử:
Ví dụ : Bạch câu quá khích, Ngƣ thuỷ tƣơng phùng…
* từ Luận Ngữ:
Ví dụ : Danh chính ngôn thuận, Xảo ngôn lệnh sắc,
Kính nhi viễn chi, Ôn cố tri tân…
* từ Chiến Quốc Sách :
Ví dụ : Đồng cam cộng khổ, Bão tân cứu hoả, Hồ giả hổ uy…
* từ Sử Kí:
Ví dụ : Bách phát bách trúng, Lạc cực sinh bi, Điểu tận cung tàng….
* từ Kinh Dịch:
Ví dụ : Rụng cải rơi kim, bạch câu quá khích…

(2) Thành ngữ gốc Hán do ngƣời Việt tự tạo
Theo Nguyễn Thị Tân [18] (2004), ở Việt Nam không chỉ có thành
ngữ gốc Hán đƣợc hình thành từ Trung Quốc mà còn có thành ngữ do ngƣời
Việt tạo ra trên cơ sở tiếng Hán và các tích truyện, câu thơ, câu văn tiếng Hán
Ví dụ : yểu điệu thanh tân, bất di bất dịch, cao lƣơng mỹ vị, khai quốc
công thần, thăng quan tiến chức, thuần phong mỹ tục, ƣu thời mẫn thế…
Thậm chí có những thành ngữ đƣợc ngƣời Việt sáng tạo dựa trên
những đặc điểm địa danh của Trung Quốc nhƣ : Kẻ Việt ngƣời Hồ; Ải Tần
non Thục; Bể Sở sông Ngô, Cửa Khổng sân Trình…
2.3. Đặc điểm thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt
Trong thành ngữ tiếng Việt bên cạnh những thành ngữ thuần Việt còn
có một số lƣợng không nhỏ thành ngữ gốc Hán đƣợc ngƣời Việt du nhập vào
và đọc theo âm Hán - Việt gọi là thành ngữ gốc Hán, bên cạnh đó là những
21


thành ngữ có sử dụng yếu tố Hán - Việt. Những thành ngữ gốc Hán khi du
nhập vào tiếng Việt có thể đƣợc giữ nguyên hình thái, ngữ nghĩa, hoặc dịch
sát nghĩa theo từng chữ hoặc dịch nghĩa chung chung của thành ngữ hoặc thay
đổi trật tự các yếu tố cấu tạo…
2.3.1. Yếu tố Hán Việt đƣợc giữ nguyên dạng
Theo nghiên cứu của Hoàng Thiều Hoa [11] (2011), các thành ngữ mƣợn
tiếng Hán mà giữ nguyên dạng chiếm khoảng 33,1% (1182/3566 đơn vị thành
ngữ). Thành ngữ gốc Hán mƣợn nguyên dạng đa số dùng trong văn viết và
mang tính chất sách vở rõ rệt. Chúng ta có thể tìm thấy các thành ngữ này
trong các tác phẩm văn học, văn phong chính luận hoặc những ngƣời ít nhiều
có vốn nho học.
Bảng 2: Thành ngữ giữ nguyên dạng
Thành ngữ Trung


Đọc âm Hán Việt

高粱美味

Cao lƣơng mỹ vị

改邪归正

Cải tà quy chính

平安无事

Bình an vô sự

闭关锁港

Bế quan toả cảng

不得人心

Bất đắc nhân tâm

随机应变

Tuỳ cơ ứng biến

进退两难

Tiến thoái lƣỡng nan


同甘共苦

Đồng cam cộng khổ

出头露面

Xuất đầu lộ diện

安居乐业

An cƣ lạc nghiệp

千变万化

Thiên biến vạn hoá
Giả nhân giả nghĩa

假仁假义

22


×