Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Hiệp hội các quốc gia ĐNA ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.07 KB, 7 trang )

HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
Lịch sử hình thành
Trên thế giới có rất nhiều tổ chức quốc tế bao gồm trong đó là các tổ chức trực thuộc
Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức liên kết khu vực và còn rất nhiều tổ chức
thuộc khác. Nhưng có một tổ chức liên kết khu vực rất quen thuộc với chúng ta, đó là Hiệp hội
các Quốc gia Đông Nam Á. Tổ chức liên kết khu vực này có tên tiếng Anh là Association of
South East Asian Nations viết tắt là ASEAN là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội
của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 sau khi Bộ
trưởng Ngoại giao các nước In-đô-nê-xia, Malaixia, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan ký bản
Tuyên bố ASEAN (Tuyên bố Băng-cốc). Ngày 8/1/1984, Brunây Đaruxalam được kết nạp vào
ASEAN, nâng số thành viên của Hiệp hội lên thành sáu nước. Việt Nam gia nhập ASEAN ngày
28/7/1995 tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 tổ chức tại Brunây Đaruxalam,
đưa tổng số thành viên của ASEAN lên thành bảy nước. Tháng 7/1997, Lào và Mianma trở thành
thành viên thứ tám và thứ chín của Hiệp hội. Căm-pu-chia gia nhập ASEAN tháng 4/1999, hiện
thực hóa ý tưởng thành lập một Hiệp hội bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á. ASEAN ra
đời như là một xu thế chung – xu thế tất yếu khu vực hóa của thời đại. Sau khi Chiến tranh Lạnh
kết thúc, các quốc gia ở ĐNA dần nhận thấy sự khác biệt về ý thức hệ và về chế độ chính trị
không còn là yếu tố gây trở ngại cho tiến trình xây dựng một tổ chức khu vực nữa.

Cơ cấu, tổ chức ASEAN
Theo Hiến chương ASEAN, thông qua ngày 20/11/2007 và chính thức có hiệu lực từ ngày
15/12/2008, bộ máy hoạt động của ASEAN hiện nay gồm có các cơ quan sau:
- Hội nghị Cấp cao ASEAN (ASEAN Summit): gồm những người đứng đầu nhà nước hoặc
Chính phủ của các quốc gia thành viên, là cơ quan hoạch định chính sách tối cao của ASEAN,
xem xét, đưa ra các chỉ đạo và quyết định các vấn đề then chốt liên quan đến việc thực hiện các
mục tiêu của ASEAN và lợi ích của các Quôc gia Thành viên ASEAN. Hội nghị Cấp cao
ASEAN được nhóm họp hai lần một năm, do Quốc gia Thành viên giữ chức Chủ tịch ASEAN
chủ trì tổ chức và có thể được triệu tập khi cần thiết như là các cuộc họp đặc biệt hoặc bất thường
tại thời điểm được tất các các Quốc gia Thành viên nhất trí.
- Hội đồng Điều phối ASEAN (ASEAN Coordinating Council) gồm các Bộ trưởng Ngoại giao


ASEAN, có chức năng chuẩn bị cho các cuộc họp Cấp cao ASEAN, điều phối việc thực hiện các
thỏa thuận và quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN; xem xét theo dõi tổng thể tất cả các hoạt
động của ASEAN với sự trợ giúp của Tổng thư ký ASEAN. Hội đồng Điều phối ASEAN họp ít
nhất hai lần một năm.
- Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN (ASEAN Community Councils) gồm Hội đồng Cộng
đồng Chính trị - An ninh ASEAN, và Hội đồng Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN. Các Hội
đồng Cộng đồng ASEAN có nhiệm vụ đảm bảo việc thực hiện các quyết định có liên quan của
Hội nghị Cấp cao ASEAN, điều phối công việc trong các lĩnh vực phụ trách, và những vấn đề có
liên quan đến các Hội đồng Cộng đồng khác.
- Các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành (ASEAN Sectoral Ministerial Bodies) là các Hội
nghị Bộ trưởng ASEAN trên tất cả các lĩnh vực hợp tác, có nhiệm vụ thực hiện các thỏa thuận và
quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN trong phạm vi phụ trách, và kiến nghị lên các Hội


đồng Cộng đồng liên quan các giải pháp nhằm triển khai và thực thi các quyết định của Hội nghị
Cấp cao ASEAN.
- Tổng Thư ký ASEAN và Ban thư ký ASEAN (Secretary-General of ASEAN /ASEAN
Secretariat) là cơ quan thường trực nhất của ASEAN, có nhiệm vụ triển khai thực thi các quyết
định, thỏa thuận của ASEAN, hỗ trợ và theo dõi tiến độ thực hiện các thỏa thuận và quyết định
của ASEAN, và đệ trình báo cáo hàng năm về các hoạt động của ASEAN lên Hội nghị Cấp cao
ASEAN.
- Ủy ban Đại diện thường trực bên cạnh ASEAN (Committee of Permanent Representatives
to ASEAN) gồm Đại diện thường trực có hàm Đại sứ bên cạnh ASEAN đặt tại Gia-các-ta, và có
nhiệm vụ đại diện cho các nước thành viên điều hành công việc hàng ngày của ASEAN. Theo
Hiến chương ASEAN, Ủy ban đại diện thường trực ASEAN có các chức năng sau: i) hỗ trợ các
Hội đồng Điều phối và các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành; ii) phối hợp hoạt động với các
Ban thư ký ASEAN quốc gia và Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành; iii) phối hợp với Tổng thư ký
ASEAN và Ban thư ký ASEAN về tất cả các vấn đề có liên quan; iv) hỗ trợ các hoạt động đối
ngoại của ASEAN; v) nhận các nhiệm vụ khác mà Hội đồng Điều phối giao phó.
- Ban thư ký ASEAN quốc gia (ASEAN National Secretariats) là đầu mối điều phối và phối

hợp hoạt động hợp tác ASEAN trong phạm vi mỗi quốc gia. Ban Thư ký ASEAN quốc gia của
Việt Nam do Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao đảm nhiệm. Chức năng nhiệm vụ của các Ban thư ký
ASEAN quốc gia được nêu tại Điều 13 Hiến chương ASEAN bao gồm: (i) đầu mối quốc gia về
các hoạt động hợp tác ASEAN; (ii) là trung tâm thông tin quốc gia về tất cả các vấn đề liên quan
tới ASEAN; (iii) điều phối việc thực hiện các quyết định của ASEAN trong phạm vi quốc gia;
(iv) điều phối và hỗ trợ công tác chuẩn bị trong nước để tham gia các Hội nghị ASEAN; (v)
khuếch trương bản sắc và nhận thức về ASEAN ở cấp quốc gia; và (vi) đóng góp vào việc xây
dựng Cộng đồng ASEAN.
- Ủy ban liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) có nhiệm vụ thúc đẩy nhận thức về
quyền con người trong các tầng lớp nhân dân ASEAN, và tăng cường hợp tác giữa chính phủ các
nước thành viên ASEAN với mục tiêu bảo vệ các quyền con người. Đây là một cơ quan liên
chính phủ và có tính chất tham vấn, chỉ gồm các nước thành viên ASEAN, mỗi Chính phủ cử
một đại diện hoạt động theo nhiệm kỳ 3 năm và có thể được tái bổ nhiệm thêm 1 nhiệm kỳ. Chủ
tịch của Ủy ban trong mỗi năm là thành viên Ủy ban của nước Chủ tịch ASEAN trong năm đó.
Các thành viên Ủy ban được hưởng các quyền ưu đãi miễn trừ theo quy định của Hiến chương
ASEAN. Ủy ban họp ít nhất 2 lần mỗi năm và có thể họp bất thường nếu cần thiết. Phương thức
ra quyết định của Ủy ban là tham khảo và đồng thuận, như đã được Hiến chương ASEAN quy
định. Báo cáo của Ủy ban sẽ được đệ trình lên Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN xem xét.
- Quỹ ASEAN (ASEAN Foundation) có nhiệm vụ hỗ trợ Tổng thư ký ASEAN và hợp tác với
các cơ quan liên quan của ASEAN để phục vụ xây dựng Cộng đồng ASEAN, thông qua việc
nâng cao nhận thức về bản sắc ASEAN, quan hệ tương tác giữa người dân với người dân, và sự
hợp tác chặt chẽ trong giới doanh nghiệp, xã hội dân sự, các nhà nghiên cứu và các nhóm đối
tượng khác trong ASEAN. Nguồn tài trợ cho Quỹ ASEAN được khuyến khích lấy từ các
khoản đóng góp của khu vực tư nhân như các doanh nghiệp, nhà từ thiện, các cá nhân hào phóng
cả trong và ngoài ASEAN. Một số nhà tài trợ chính của quỹ ASEAN (ngoài 10 nước thành viên
ASEAN) còn có Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Pháp, Tập đoàn Microsoft, Tập
đoàn HP.

Các nguyên tắc và phương thức hoạt động
Các nguyên tắc cơ bản



Hiến chương ASEAN khẳng định lại các nguyên tắc cơ bản của ASEAN (gồm 13 nguyên
tắc) về: Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, bản sắc dân tộc; Không xâm
lược hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; giải quyết hòa bình các tranh chấp; không can thiệp vào công
việc nội bộ của nhau…, đồng thời bổ sung một số nguyên tắc mới như: Tăng cường tham vấn về
những vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN; Không tham gia vào
bất kỳ hoạt động nào nhằm sử dụng lãnh thổ của một nước thành viên đe dọa đến chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ và ổn định kinh tế của các nước thành viên khác…
Cụ thể, Điều 2 Hiến chương ASEAN nêu rõ: ASEAN và các Quốc gia Thành viên hoạt
động theo các Nguyên tắc dưới đây:
i)

Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả
các Quốc gia thành viên;

ii)

Cùng cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh
vượng ở khu vực;

iii)

Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kỳ
hình thức nào trái với luật pháp quốc tế;

iv)

Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình;


v)

Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN;

vi)

Tôn trọng quyền của các Quốc gia Thành viên được quyết định vận mệnh của mình mà
không có sự can thiệp, lật đổ và áp đặt từ bên ngoài;

vii) Tăng cường tham vấn về các vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của
ASEAN;
viii) Tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các nguyên tắc của nền dân chủ và chính phủ hợp hiến;
ix)

Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, và đẩy mạnh công
bằng xã hội;

x)

Đề cao Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế bao gồm cả luật nhân đạo quốc
tế mà các Quốc gia Thành viên đã tham gia;

xi)

Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc sử dụng lãnh thổ
của một nước, do bất kỳ một Quốc gia Thành viên ASEAN hay ngoài ASEAN hoặc đối
tượng không phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự
ổn định chính trị và kinh tế của các Quốc gia Thành viên ASEAN;

xii) Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân ASEAN, đồng

thời nhấn mạnh những giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng;
xiii) Giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa và
xã hội với bên ngoài, đồng thời vẫn duy trì tính chủ động, hướng ra bên ngoài, thu nạp và
không phân biệt đối xử; và
xiv) Tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN
nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế, và giảm dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn
các rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực, trong một nền kinh tế do thị trường thúc đẩy.
Các phương thức hoạt động


i) Phương thức ra quyết định: Tham vấn và Đồng thuận (consultation & concensus) – Mọi
vấn đề của ASEAN đều phải tham vấn tất cả các nước thành viên ASEAN và quyết định chỉ
được thông qua khi tất cả các nước thành viên đều nhất trí hoặc không phản đối. Phương thức
này đã được áp dụng lâu dài và trở thành một nguyên tắc “bất thành văn” được các nước tôn
trọng.
ii) Nguyên tắc trong quan hệ với các đối tác: trong triển khai quan hệ đối ngoại của
ASEAN, các quốc gia Thành viên sẽ phối hợp và nỗ lực xây dựng lập trường chung cũng như
tiến hành các hoạt động chung trên cơ sở thống nhất và đoàn kết, tuân thủ các mục tiêu và
nguyên tắc đề ra trong Hiến chương (theo Điều 41 Hiến chương ASEAN).
iii) Tiệm tiến và thoải mái với tất cả các bên: hợp tác khu vực phải được tiến hành từng
bước, bảo đảm phù hợp với lợi ích, khả năng của các nước và tất cả đều có thể tham gia, đóng
góp, không thành viên nào bị “bỏ lại”. Điều này xuất phát từ thực tế rất đa dạng ở khu vực; các
nước khác nhau về chế độ chính trị - xã hội, trình độ phát triển, điều kiện văn hóa, lịch sử...
()

Quan hệ của ASEAN với các nước khác
*ASEAN-Trung Quốc: Hai bên đánh giá cao quan hệ Đối tác Chiến lược ASEAN-Trung Quốc
và cần tiếp tục thực hiện hiệu quả kế hoạch hành động giữa hai bên giai đoạn 2011-2015; nhấn
mạnh ý nghĩa và việc thực hiện đầy đủ các hiệp định và thỏa thuận trong khuôn khổ Khu vực
mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) vì lợi ích của cả hai bên, đồng thời phát huy hiệu

quả của Trung tâm ASEAN-Trung Quốc trong hỗ trợ xúc tiến thương mại và đầu tư. Hai bên
nhất trí phấn đấu đạt mục tiêu 500 tỷ đô la kim ngạch thương mại hai chiều vào năm 2015; tiếp
tục đẩy mạnh 11 lĩnh vực ưu tiên gồm nông nghiệp, công nghệ thông tin, phát triển nguồn nhân
lực, phát triển Mê Công, giao thông, năng lượng, văn hoá, du lịch, y tế và môi trường. Đặc biệt,
nhân dịp kỷ niệm 10 năm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông-DOC (2002-2012),
Lãnh đạo các nước ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí thông qua một Tuyên bố chung khẳng
định giá trị, tầm quan trọng và việc thực hiện đầy đủ DOC nhằm bảo đảm hoà bình, ổn định, an
ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông; giải quyết hòa bình các tranh chấp, trên cơ sở tôn trọng
luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển Liên hợp quốc năm 1982; đồng thời cùng hướng
tới xây dựng Bộ Quy tắc COC.
*ASEAN-Nhật Bản: Tiếp tục triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Tuyên bố chung về tăng
cường quan hệ Đối tác ASEAN-Nhật Bản vì Thịnh vượng chung và Kế hoạch hành động giai
đoạn 2011-2015; đẩy mạnh hơn nữa kim ngạch thương mại hai bên (hiện là 273 tỉ đô la) và thúc
đẩy đàm phán Hiệp định Thương mại về Dịch vụ và Đầu tư và mở rộng phạm vi hiệu lực của
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP); tăng cường kết nối ASEANNhật Bản; triển khai các sáng kiến hợp tác mới về giao thông-vận tải, sử dụng năng lượng xanh,


hợp tác lao động cũng như tăng cường hợp tác biển và đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải, trên sở
luật pháp quốc tế Công ước Luật biển 1982 của Liên hợp quốc. Nhật Bản khẳng định tiếp tục hỗ
trợ hoạt động của Trung tâm Điều phối Hỗ trợ Nhân đạo ASEAN về Quản lý Thảm hoạ (AHA);
tăng cường hợp tác về phát triển ở Mê Công và về sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công,
Hành lang Kinh tế Đông-Tây…
*ASEAN-Hàn Quốc: Tiếp tục thực hiện hiệu quả Kế hoạch Công tác triển khai Tuyên bố
Chung về Đối tác Chiến lược vì Hoà bình và Thịnh vượng giai đoạn 2011-2013; khai thác tối đa
các cơ hội của Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc; tăng cường hợp tác phát triển
tiểu vùng, giáo dục, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, lao động di cư, ứng phó với các thách
thức đang đặt ra, nhất là về ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh, an toàn
hàng hải ở khu vực trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển 1982 của Liên hợp quốc.
Hàn Quốc cam kết tiếp tục hỗ trợ ASEAN thực hiện Kế hoạch Công tác IAI giai đoạn 2013-2017
với khoản hỗ trợ 10 triệu đô la. Các nhà Lãnh đạo nhất trí lấy năm 2014 là “Năm Giao lưu

ASEAN-Hàn Quốc”. Hàn Quốc coi trọng hợp tác toàn diện với các nước Mê Công.
*ASEAN-Ấn Độ: Tiếp tục triển khai Kế hoạch Hành động thực hiện Tuyên bố về Đối tác
ASEAN-Ấn Độ vì Hoà bình, Tiến bộ và Thịnh vượng chung giai đoạn 2010-2015; phấn đấu
nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 200 tỷ đô la vào năm 2022 và sớm hoàn thành đàm
phán các Hiệp định Thương mại Dịch vụ và Đầu tư; tăng cường hợp tác Kết nối và viễn thông
nhằm thúc đẩy liên kết giữa ASEAN và khu vực Nam Á; đẩy mạnh hợp tác nông lâm nghiệp,
phát triển nguồn nhân, du lịch…; tăng cường phối hợp và hợp tác trên các vấn đề thuộc quan tâm
chung của khu vực, trong đó có hợp tác nhằm ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền
thống; bảm đảm an ninh biển, an toàn hàng hải ở khu vực trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công
ước Luật biển. Hai bên nhất trí đẩy mạnh hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược, bảo đảm tổ chức
Cấp cao Kỷ niệm 20 năm Quan hệ Đối thoại ASEAN-Ấn Độ tại Niu Đêli, Ấn Độ từ ngày 2021/12/2012 nhằm tạo đà để phát triển mạnh mẽ quan hệ tốt đẹp hiện nay; đồng thời, tiếp tục các
hoạt động kỷ niệm thiết thực như Hội chợ Kinh doanh ASEAN-Ấn Độ và Diễu hành ô tô
ASEAN-Ấn Độ…
*Hợp tác ASEAN+3: Tiếp tục các nỗ lực về liên kết Đông Á, triển khai hiệu quả Tuyên bố chung
về hợp tác Đông Á và Kế hoạch công tác ASEAN+3 giai đoạn 2007-2017; sớm nghiên cứu triển
khai các khuyến nghị của Nhóm EAVG-II để thúc đẩy hợp tác, hướng tới xây dựng cộng đồng
Đông Á; triển khai mở rộng Quỹ Đa phương hóa Sáng kiến Chiềng Mai (CMIM) lên 240 tỷ đô


la; phát triển Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO); thực hiện Hiệp định
Dự trữ gạo khẩn cấp ASEAN+3 cũng như sáng kiến về Hệ thống Thông tin An ninh Lương thực
ASEAN+3 nhằm đảm bảo ninh lương thực ở khu vực. Kết thúc, Lãnh đạo các nước ASEAN+3
đã thông qua Tuyên bố chung kỷ niệm 15 năm hợp tác ASEAN+3 và Tuyên bố Đối tác
ASEAN+3 về Kết nối.
*ASEAN-Hoa Kỳ: Tiếp tục triển khai hiệu quả Kế hoạch Hành động thực hiện Quan hệ Đối tác
Tăng cường ASEAN-Hoa Kỳ vì Hoà bình và Thịnh vượng giai đoạn 2011-2015; đề nghị nghiên
cứu các kiến nghị trong Báo cáo của Nhóm các Nhân vật Nổi tiếng (EPG) ASEAN-Hoa Kỳ
hướng tới nâng quan hệ ASEAN-Hoa Kỳ lên cấp Đối tác chiến lược, cũng như tiếp tục bàn việc
triển khai các sáng kiến của Hoa Kỳ về gắn kết chiến lược Châu Á-Thái Bình dương, gắn kết
kinh tế mở rộng với ASEAN…, qua đó đóng góp thiết thực cho hòa bình và phát triển thịnh

vượng ở khu vực; tiếp tục thúc đẩy hợp tác về kết nối, khoa học và công nghệ, giáo dục, quản lý
thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, tội phạm xuyên quốc gia. Hoa Kỳ khẳng định ủng hộ các
nỗ lực của ASEAN về bảo đảm hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực, trong đó có hòa bình, an
ninh an toàn hàng hải ở Biển Đông, trong đó có Tuyên bố Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN. Hoa
Kỳ và các nước Hạ nguồn Mê công khẳng định tiếp tục đẩy mạnh hợp tác giữa hai bên (LMI),
đánh giá cao việc Hoa Kỳ tăng cường hỗ trợ nguồn lực, đưa ra các sáng kiến về “Kết nối Mê
Công. Kết thúc, Lãnh đạo các nước ASEAN và Hoa Kỳ đã thông qua Tuyên bố chung Cấp cao
ASEAN-Hoa Kỳ lần thứ
Mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN
Quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN từ năm 1967 đến nay có những lúc diễn ra phức
tạp, có lúc hòa dịu, có lúc căng thẳng tùy theo sự biến động tình hình quốc tế và khu vực:
Giai đoạn 1967-1973 Việt Nam hạn chế quan hệ với ASEAN vì đang tiến hành kháng chiến
chống Mĩ cứu nước. Có thời gian Việt Nam đối lập với các nước ASEAN vì Thái Lan, Philippin
tham gia khối quân sự SEATO và trở thành đồng minh của Mĩ.
Giai đoạn 1973-1978: Sau hiệp định Pari, nước ta bắt đầu triển khai, đẩy mạnh quan hệ song
phương với các nước ASEAN. Đặc biệt sau đại thắng mùa xuân năm 1975 vị trí của Việt Nam
trong khu vực và thế giới ngày càng tăng. Tháng 2/1976 Việt Nam tham gia kí kết hiệp ước Bali,
quan hệ với ASEAN đã được cải thiện bằng việc thiết lập quan hệ ngoại giao và có những
chuyến viếng thăm lẫn nhau.


Giai đoạn 1978-1989: Tháng 12/1978, Việt Nam đưa quân tình nguyện vào Campuchia giúp
nhân dân nước này lật đổ chế độ diệt chủng Pônpốt. Một số nước lớn đã can thiệp, kích động làm
cho quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN trở lên căng thẳng.
Giai đoạn 1989 đến nay: ASEAN đã chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại, hợp tác với ba
nước Đông Dương. Từ khi vấn đề Campuchia được giải quyết, Việt Nam thực hiện đường lối đối
ngoại “Muốn làm bạn với tất cả các nước” quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN được cải thiện.
Tháng 7/ 1992 Việt Nam tham gia vào hiệp ước Bali đánh dấu bước phát triển quan trọng trong
sự tăng cường hợp tác khu vực vì một “Đông Nam Á hòa bình, ổn định và phát triển”. Sau khi ra
nhập ASEAN (28/7/1995) mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN trên các lĩnh vực kinh tế, văn

hóa, khoa học kĩ thuật ngày càng được đẩy mạnh.
Thời cơ và thách thức khi Việt Nam ra nhập ASEAN
Thời cơ:
Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực đó là cơ hội để
nước ta mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học kĩ thuật tiên tiến thu hút vốn đầu tư nước ngoài, rút
ngắn khoảng cách phát triển, mở rộng sự hợp tác giao lưu văn hóa, giáo dục với khu vực và thế
giới.
Tạo thuận lợi để Việt Nam hội nhập toàn diện với khu vực và thế giới, góp phần củng cố, nâng
cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Thách thức:
Việt Nam sẽ gặp sự cạnh tranh quyết liệt với các nước trong khu vực nếu không tận dụng được
cơ hội để phát triển kinh tế sẽ bị tụt hậu. Trong quá trình hội nhập nếu không biết chọn lọc sẽ
đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc vì vậy phải đảm bảo nguyên tắc “Hòa nhập nhưng không hòa
tan”



×