Tải bản đầy đủ (.pdf) (265 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trên địa bàn huyện nam sách, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.69 MB, 265 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUYÊN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM SÁCH, TỈNH HẢI DƯƠNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUYÊN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM SÁCH, TỈNH HẢI DƯƠNG

Chuyên ngà nh : Quản lý đất đai
Mã ngành

: 9.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Vòng


2. TS. Đặng Phúc

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn,
các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Phương Duyên

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Vòng và TS. Đặng Phúc đã tận tình hướng dẫn,

dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Quy hoạch đất đai, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Phòng Tài nguyên và
Môi trường, các hộ dân những xã thuộc điểm nghiên cứu của huyện Nam Sách, tỉnh Hải
Dương đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Phương Duyên

iv


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................................. v
Danh mục các chữ viết tắt.............................................................................................. viii
Danh mục các bảng .......................................................................................................... ix
Danh mục hình ................................................................................................................ xii
Trích yếu luận án ........................................................................................................... xiii

Thesis abstract................................................................................................................. xv
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.3.

Đốı tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.4.

Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................ 3

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 4

1.5.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 4
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................... 4
Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 5
2.1.

Một số vấn đề lý luận về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ................................ 5


2.1.1. Đất đai, đất nông nghiệp, sử dụng đất nông nghiệp ............................................. 5
2.1.2. Quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ...................................................................... 13
2.1.3. Cơ sở lý luận về đánh giá đất đai và ứng dụng bài toán tối ưu trong quy
hoạch sử dụng đất nông nghiệp .......................................................................... 21
2.2.

Tình hình quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam ............ 29

2.2.1. Tình hình quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới .................................. 29
2.2.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất đai ở Việt Nam .................................................. 30
2.3.

Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................. 38

2.3.1. Một số công trình nghiên cứu đánh giá đất đai ở trong và ngoài nước .............. 38
2.3.2. Nghiên cứu về giải pháp quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ............................... 41
2.3.3. Một số nghiên cứu về quản lý, sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương .......... 45

v


2.4.

Định hướng nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 47

2.4.1. Nhận xét chung ................................................................................................... 47
2.4.2. Hướng nghiên cứu của đề tài .............................................................................. 48
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 49
3.1.


Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 49

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến quản lý, sử dụng đất
nông nghiệp huyện Nam Sách ............................................................................ 49
3.1.2. Thực trạng quản lý, sử dụng đất nông nghiệp huyện Nam Sách ........................ 49
3.1.3. Đánh giá phân hạng thích hợp đất đai ................................................................ 49
3.1.4. Đánh giá hiệu quả các loại/kiểu sử dụng đất nông nghiệp ................................. 49
3.1.5. Đề xuất định hướng và giải pháp quản lý, sử dụng đất nông nghiệp hợp lý
tại huyện Nam Sách ............................................................................................ 50
3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 50

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................... 50
3.2.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu ................................................... 50
3.2.3. Phương pháp phân tích đất.................................................................................. 51
3.2.4. Phương pháp đánh giá phân hạng thích hợp đất đai ........................................... 52
3.2.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất ...................................................... 52
3.2.6. Phương pháp đánh giá tính hợp lý của các loa ̣i sử du ̣ng đấ t ............................... 55
3.2.7. Phương pháp bản đồ ........................................................................................... 56
3.2.8. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu, tài liệu ................................................. 58
3.2.9. Phương pháp mô hình toán tối ưu đa mục tiêu ................................................... 58
3.2.10. Phương pháp phân tích SWOT ........................................................................... 61
Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 63
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến quản lý, sử dụng đất
nông nghiệp huyện Nam Sách ............................................................................ 63


4.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................... 63
4.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ..................................................................................... 68
4.1.3. Nhận xét chung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ........................................... 73
4.2.

Thực trạng quản lý, sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Nam Sách ................... 75

4.2.1. Tình hình quản lý đất đai và đất nông nghiệp..................................................... 75
4.2.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp .................................................................. 92

vi


4.2.3. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) trong
quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ....................................................................... 99
4.3.

Đánh giá phân hạng thích hợp đất đai .............................................................. 102

4.3.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ........................................................................ 102
4.3.2. Phân hạng thích hợp đất đai của các loại sử dụng đất ...................................... 111
4.4.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ..................................................... 117

4.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại/kiểu sử dụng đất nông nghiệp ............. 117
4.4.2. Đánh giá hiệu quả xã hội của các loại/kiểu sử dụng đất nông nghiệp .............. 119
4.4.3. Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại/kiểu sử dụng đất nông nghiệp ...... 121
4.4.4. Kết quả đánh giá tổng hợp hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ......................... 123
4.4.5. Kết quả theo dõi một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp ............................. 125

4.5.

Đề xuất định hướng và giải pháp quản lý, sử dụng đất nông nghiệp hợp lý
trên địa bàn huyện Nam Sách ........................................................................... 133

4.5.1. Đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trên địa bàn huyện
Nam Sách .......................................................................................................... 133
4.5.2. Đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất nông nghiệp hợp lý............................. 142
Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 148
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 148

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................... 150

Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án ....................................... 151
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 152
Phụ lục .......................................................................................................................... 164

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CAQ

Cây ăn quả

CCDT


Cơ cấu diện tích

CSD

Chưa sử dụng

ĐGĐĐ

Đánh giá đất đai

DM

Người ra quyết định

DTTN

Diện tích tự nhiên

ĐVĐĐ

Đơn vị đất đai

ĐVT

Đơn vị tính

FAO

Tổ chức Nông lương Thế giới (Food and Agriculture Organization)


GIS

Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System)

GP

Quy hoạch mục tiêu

IBSRAM

Ban nghiên cứu và quản lý đất thế giới (The International Board for
Soil Research and Management)

ISRIC

Trung tâm thông tin và tham chiếu TNĐ thế giới (International Soil
Reference and Information Centre)

IUCN

Liên minh Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (International Union for
Conservation of Nature)

KHKT

Khoa học Kỹ thuật

LMU


Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit)

LP

Quy hoạch tuyến tính

LUT

Loại sử dụng đất (Land Use Type)

MOLP

Quy hoạch đa mục tiêu tuyến tính

PLĐ

Phân loại đất

PTBV

Phát triển bền vững

QH&TKNN

Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp

TBNN

Trung bình nhiều năm


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

2.1.

Biến động diện tích đất canh tác và dân số thế giới 1965-2025 ......................... 30

2.2.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Việt Nam năm 2015 ................................. 33

2.3.

Biến động các loại đất nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2015 ............................... 34


2.4.

Thực trạng và diễn biến sử dụng đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông
Hồng qua các năm .............................................................................................. 35

2.5.

Diễn biến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng .......... 36

3.1.

Phân cấ p chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của loại/kiể u sử du ̣ng đấ t .............. 53

3.2.

Phân cấ p chı̉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội của loại/kiể u sử du ̣ng đấ t ............... 54

3.3.

Phân cấ p chỉ tiêu hiệu quả môi trường của loại/kiểu sử du ̣ng đấ t ...................... 55

3.4.

Thang điể m đánh giá tính hợp lý của các loại sử du ̣ng đấ t ................................ 56

3.5.

Đặt tên biến số của kiểu sử dụng đất nông nghiệp ............................................. 59

3.6.


Khung phân tích SWOT về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp .......................... 62

4.1.

Phân loại đất huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương ................................................ 66

4.2.

Chuyể n dich
̣ cơ cấ u kinh tế giai đoa ̣n 2010 - 2016 ............................................ 68

4.3.

Một số tình hình quản lý đất đai huyện Nam Sách giai đoạn 2010 - 2016 ........ 78

4.4.

Tình hình thực hiện công tác dồn điền đổi thửa huyện Nam Sách giai
đoạn 2010-2016 .................................................................................................. 79

4.5.

Kết quả thực hiện công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Nam Sách ................... 80

4.6.

Tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân về tình hình thực hiện dồn điền
đổi thửa ............................................................................................................... 81


4.7.

Tình hình thực hiện công tác chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp
huyện Nam Sách giai đoạn 2010-2016 ............................................................... 84

4.8.

Diện tích chuyển đổi đất trồng lúa huyện Nam Sách giai đoạn 2014 - 2016 ..... 84

4.9.

Một số mô hình phổ biến sau chuyển đổi sử dụng đất tại huyện Nam Sách .......... 85

4.10.

Tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân về chuyển đổi mục đích sử dụng
đất nông nghiệp .................................................................................................. 85

4.11.

Số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau dồn diền đổi
thửa đã cấp đổi tại huyện Nam Sách .................................................................. 86

ix


4.12.

Tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân về công tác cấp đổi giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất ...................................................................................... 87


4.13.

Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2015 ................ 88

4.14.

Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp năm 2016 ....................... 88

4.15.

Một số chỉ tiêu của quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ................................ 89

4.16.

Tổng hợp ý kiến đánh giá việc thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch .................. 90

4.17.

Diễn biến hiện trạng sử dụng đất đai giai đoạn 2010 - 2016 .............................. 92

4.18.

Diễn biến diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2016 ............................... 93

4.19.

Tổng hợp một số chỉ tiêu kết quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Nam
Sách (2005, 2010, 2016) ..................................................................................... 94


4.20.

Hiện trạng loại và kiểu sử dụng đất nông nghiệp huyện Nam Sách, tỉnh
Hải Dương .......................................................................................................... 96

4.21.

Phân tích SWOT về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp huyện Nam Sách ....... 101

4.22.

Phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Nam Sách ......... 103

4.23.

Diện tích các loại đất huyện Nam Sách ............................................................ 104

4.24.

Diện tích đất huyện Nam Sách phân theo thành phần cơ giới .......................... 105

4.25.

Diện tích đất huyện Nam Sách phân theo địa hình tương đối .......................... 105

4.26.

Diện tích đất huyện Nam Sách phân theo độ phì nhiêu.................................... 106

4.27.


Diện tích đất huyện Nam Sách phân theo chế độ tưới, tiêu nước .................... 107

4.28.

Thống kê đặc điểm các đơn vị bản đồ đất đai huyện Nam Sách ...................... 109

4.29.

Yêu cầu sử dụng đất đối vớí các loại sử dụng đất huyện Nam Sách ................ 112

4.30.

Tổng hợp đánh giá thích hợp hiện tại theo các đơn vị đất đai .......................... 113

4.31.

Tổng hợp mức độ thích hợp hiện tại theo các loại sử dụng đất huyện Nam
Sách, tỉnh Hải Dương ....................................................................................... 114

4.32.

Tổng hợp mức độ thích hợp tương lai theo các đơn vị đất đai ......................... 115

4.33.

Tổng hợp mức độ thích hợp tương lai theo các loại sử dụng đất huyện
Nam Sách, tỉnh Hải Dương .............................................................................. 116

4.34.


Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương .... 118

4.35.

Hiệu quả xã hội của các loại sử dụng đất nông nghiệp huyện Nam Sách,
tỉnh Hải Dương ................................................................................................. 120

4.36.

Hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất nông nghiệp huyện Nam
Sách, tỉnh Hải Dương ....................................................................................... 122

x


4.37.

Kết quả đánh giá tổng hợp hiệu quả của các loại/kiểu sử dụng đất.................. 124

4.38.

Hiệu quả kinh tế mô hình sử dụng đất 1 (2 Lúa) trên 1 ha ............................... 126

4.39.

Hiệu quả kinh tế mô hình sử dụng đất 2 (2 Lúa-màu) tính trên 1 ha ............... 127

4.40.


Hiệu quả kinh tế mô hình sử dụng đất 3 (Chuyên rau - màu) tính trên 1 ha .... 128

4.41.

Hiệu quả kinh tế mô hình sử dụng đất 4 (Hoa, cây cảnh) tính trên 1 ha .......... 129

4.42.

Hiệu quả kinh tế của mô hình sử dụng đất 5 (Cây ăn quả) trên 1 ha................ 131

4.43.

Hiệu quả kinh tế của mô hình sử dụng đất 6 (Trang trại tổng hợp) trên 1 ha .. 132

4.44.

Kết quả đánh giá tính hợp lý của các loại sử dụng đất ..................................... 135

4.45.

Tổng hợp diện tích theo nhóm đơn vị đất đai ................................................... 136

4.46.

Kết quả giải bài toán đa mục tiêu tính cho loại sử dụng đất............................. 136

4.47.

Kết quả giải bài toán đa mục tiêu tính cho kiểu sử dụng đất ............................ 137


4.48.

Hiện trạng và đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Nam
Sách, tỉnh Hải Dương ....................................................................................... 138

xi


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

2.1.

Các bước và nội dung đánh giá đất đai ............................................................... 25

4.1.

Vị trí huyện Nam Sách trong tỉnh Hải Dương .................................................... 63

4.2.

Biến động cơ cấu các nhóm ngành kinh tế huyện Nam Sách ............................. 68

4.3.

Cơ cấu sử dụng đất năm 2016 ............................................................................. 92


4.4.

Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp năm 2016 ...................................................... 93

4.5.

Cơ cấu diện tích hiện trạng theo loại sử dụng đất ............................................... 97

4.6.

Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2016 .............................................................. 98

4.7.

Sơ đồ đơn vị đất đai huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương ................................... 110

4.8.

Cơ cấu diện tích theo mức độ thích hợp hiện tại của các loại sử dụng đất
nông nghiệp huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương ............................................... 114

4.9.

Cơ cấu diện tích theo mức độ thích hợp tương lai của các loại sử dụng đất
nông nghiệp huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương ............................................... 116

4.10. Mô hình trên đất 2 Lúa (thôn Trần Xá, xã Nam Hưng, huyện Nam Sách) ....... 126
4.11.


Mô hình trên đất 2 Lúa - màu (thôn An Lương, xã An Lâm, huyện Nam Sách)...... 127

4.12. Mô hình trên đất Chuyên rau - màu (thôn An Điền, xã Cộng Hòa, huyện
Nam Sách) ......................................................................................................... 129
4.13. Mô hình trên đất Hoa, cây cảnh (thôn Phù Liễn, xã Hồng Phong, huyện
Nam Sách) ......................................................................................................... 130
4.14. Mô hình trên đất trồng Cây ăn quả (thôn Tân Thắng, xã Thái Tân, huyện
Nam Sách) ......................................................................................................... 130
4.15. Mô hình Trang trại tổng hợp (thôn Hoàng Xá, xã Nam Chính, huyện
Nam Sách) ........................................................................................................ 132
4.16. So sánh diện tích đất nông nghiệp hiện trạng với diện tích đề xuất.................. 138
4.17. Sơ đồ chu chuyển đất nông nghiệp theo loại sử dụng đất ................................. 140
4.18. Sơ đồ định hướng sử dụng đất huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương ................... 141

xii


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Phương Duyên
Tên luận án: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất nông
nghiệp hợp lý trên địa bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Chuyên ngành: Quản lý đất đai;

Mã số: 9 85 01 03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, từ đó đề xuất định
hướng và giải pháp quản lý, sử dụng đất nông nghiệp hợp lý đảm bảo hiệu quả, phù hợp
với yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp, tiến hành điều tra
đào 6 phẫu diện đất đại diện cho các loại đất và lấy 50 mẫu nông hoá để phục vụ kiểm
tra chất lượng đất đai; Tiến hành phân tích đất tại phòng phân tích của Học viện Nông
nghiệp Việt Nam. Điều tra phỏng vấn 480 hộ trên địa bàn 8 xã để lấy tư liệu phục vụ
đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và tính hợp lý trong quản lý, sử dụng đất
nông nghiệp. Điều tra 57 cán bộ để tham khảo ý kiến về đánh giá thực trạng tình hình
quản lý, sử dụng đất nông nghiệp.
Sử dụng phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu để đánh giá hiệu quả sử dụng đất;
phương pháp đánh giá đất đai theo FAO để phân hạng thích hợp đất nông nghiệp;
phương pháp mô hình toán tối ưu đa mục tiêu để xác định cơ cấu diện tích đất nông
nghiệp hợp lý; phương pháp thống kê, so sánh; xây dựng bản đồ với sự hỗ trợ của phần
mềm ArcGIS và Mapinfo; phương pháp phân tích SWOT.
Kết quả chính và kết luận
1. Huyện Nam Sách có diện tích tự nhiên là 11.100,58 ha, có điều kiện khí hậu,
đất đai, thủy văn và cơ sở hạ tầng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, so
với những lợi thế và tiềm năng sẵn có của huyện thì nhịp độ phát triển kinh tế chưa cao.
Sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn độc canh cây lúa. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn
chậm và chưa đồng bộ. Tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp vẫn ở mức cao.

xiii


2. Hiện trạng diện tích đất nông nghiệp của huyện là 7.158,94 ha, chiếm 64,49%
so với tổng diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất trồng lúa 4.622,26 ha, chiếm
64,56% so với diện tích đất nông nghiệp. Hiện đất nông nghiệp đang được sử dụng với
8 loại sử dụng đất và 31 kiểu sử dụng đất. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của huyện
vẫn còn manh mún nên hạn chế khả năng cơ giới hoá dẫn đến năng suất lao động trong
nghề trồng trọt thấp; giá trị gia tăng trên một ha đất chưa cao; Công tác quản lý đất nông
nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của lĩnh vực quản lý đất đai.

3. Trên địa bàn huyện xác định được 35 LMU với 559 khoanh đất, trong đó đơn vị
bản đồ đất đai số 13 có diện tích lớn nhất 1.187,43 ha, chiếm 19,45% diện tích đất nông
nghiệp điều tra, đơn vị bản đồ đất đai số 5 có diện tích nhỏ nhất 12,78 ha, chiếm 0,21%
diện tích đất điều tra. Kết quả đánh giá thích hợp đất đai hiện tại cho thấy: Loại sử dụng
đất 2 Lúa có mức độ thích hợp (S) là 100%, các loại hình sử dụng đất khác có mức độ
thích hợp (S) là 46,41% với 2.832,93 ha.
4. Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế của LUT5 Hoa cây cảnh đạt mức rất cao
(GTGT 498,262 triệu đồng/ha). LUT1 (2 Lúa) có GTGT/ha thấp (54,359 triệu đồng/ha).
Hiệu quả xã hội của LUT5 (Hoa cây cảnh) đạt mức rất cao với giá trị ngày công là
420,12 nghìn đồng/công lao động; LUT1 (2 Lúa) đạt hiệu quả thấp (85,33 nghìn
đồng/công lao động). Hiệu quả môi trường của kiểu sử dụng đất Cà chua - rau - hành
thuộc LUT4 (Chuyên rau - màu), LUT5 (Hoa cây cảnh) và LUT6 (Cây ăn quả) có ảnh
hưởng đến môi trường đất. Kết quả đánh giá tổng hợp cho thấy LUT5 (Hoa cây cảnh)
đạt mức đánh giá tổng hợp rất cao. LUT1 (2 Lúa) và LUT3 (Lúa - màu) đạt mức thấp.
Các LUT còn lại đạt ở mức trung bình.
5. Diện tích đất nông nghiệp đề xuất sử dụng cho LUT 2 Lúa - màu nhiều nhất là
2.944,51 ha, chiếm 44,68% so với tổng diện tích đất nông nghiệp, được chuyển từ
LUT1 (2 Lúa) đến là 880,71 ha; LUT Trang trại tổng hợp được chuyển từ diện tích
của LUT Nuôi trồng thủy sản là 505,19 ha, với tổng số 517,01 ha, chiếm 7,54%;
Chuyển 52,75 ha của LUT3 (1 Lúa - màu) sang LUT Cây ăn quả với diện tích là
1.012,83 ha, chiếm 14,76% so với tổng diện tích đất nông nghiệp. Để nâng cao hiệu
quả quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, nghiên cứu đã đề xuất 2 nhóm giải pháp, đó là:
(1) Nhóm giải pháp về quản lý đất nông nghiệp trong đó giải pháp chính như nâng cao
chất lượng công tác quy hoạch; nâng cao nhận thức về quản lý đất nông nghiệp; hoàn
thiện cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý đất nông nghiệp, (2) Nhóm giải pháp về
sử dụng đất nông nghiệp như thâm canh tăng vụ; khắc phục tình trạng manh mún; bảo
vệ, bồi dưỡng và cải tạo ruộng đất; hoàn thiện hệ thống tưới tiêu và đa dạng hoá cây,
con trên đất nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tăng thêm thu
nhập cho người dân.


xiv


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Nguyen Thi Phuong Duyen
Thesis title: Research on current status and proposing the solutions of suitable
agricultural land use management in Nam Sach district, Hai Duong province.
Major: Land Management;

Code: 9 85 01 03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research objectives
Assess the current situation of management and use of agricultural land, thereby
proposing orientations and solutions for rational management and use of agricultural
land, ensuring efficiency and suit the State management requirements on land in Nam
Sach district, Hai Duong province.
Materials and methods
After collecting the secondary data, soil quality survey was conducted with 6 soil
profiles for all soil types, 50 samples of agrochemistry to adjust the soil map. The soil
analysis was carried out in the labs of some applied methodologies at Vietnam National
University of Agriculture. 480 households in 8 communes were investigated to assess
the efficiency of agricultural land use. Investigate 57 officials to consult on assessing
the situation of management and use of agricultural land.
The method of synthetic processing data to assess the land use efficiency. The
FAO - based method of land evaluation was used to assess the suitability of agricultural
land; The thematic model method was also used to determine the agricultural land use
structure; the methods of statistics and comparison, mapping by ArcGIS and Mapinfo,
SWOT analysis were also conducted on the research.
Main findings and conclusions

1. Nam Sach district has a natural area of 11,100.58 ha, with favorable climate,
soil and hydrological conditions and infrastructure for agricultural development.
However, compared to the available advantages and potentials of the district, the
economic development rate is not high. Agricultural production is mainly
monoculture of rice. Economic restructuring is still slow and not synchronized. The
rate of labor in agriculture is still high.
2. The area of agricultural land is 7,158.94 ha, accounting for 64.49% of the total
natural area of the district, of which the paddy land is 4,622.26 ha, standing at 64.56%

xv


of the total agricultural land. The results of investigation show that there were 8
different Land Use Types (LUT3) with 31 Land ulitization Types.
However, the district's agricultural production was still fragmented, thus limiting
the ability of mechanization leading to the low labor productivity; added value on one
hectare of land was not high; Agricultural land management has not met the
requirements of land management.
3. In the district, there were 35 LMU with 559 land pots, of which the LMU 13 was
the largest area of 1,187.43 ha, occupying 19.45% of the investigated area, the LMU 5 was
the smallest with 12.78 ha, accounting 0.21% of the investigated area in the district.
The results of present suitable land assessment indicate that LUT 2 Rices was
estimated as suitability (S) of 100%, other LUTs had suitability of 2,832.93 ha,
occupying 46.41%.
4. The results of land use efficiency assessment showed that some LUTs of
decorative plants, fruit trees were estimated as the highest economic efficiency with
value added of 498.262 million VND. LUT1 (2 Rices) and LUT 3 (Rice - dry crop)
achieved the lowest value added with 54.359 million VND. The social efficiency of
LUT5 (Bonsai Flower) was very high with 420.12 thousand VND/ labor; LUT1 (2
Rices) and LUT3 (Rice - dry crop) had the low efficiency (from 85.33 - 99.19 thousand

VND/labor). Environmental performance shows the type of land use of Tomato vegetables - onion of LUT4 (Specialized vegetable - dry crop), LUT5 (Bonsai flower)
and LUT6 (Fruit tree) that affected the soil environment. The results of the general
assessment showed that LUT5 (Bonsai Flower) reached a very high level. LUT1 (2
Rice) and LUT3 (Rice - dry crop) were low. The remaining LUTs were average.
5. The proposed agricultural land in the future for LUT 2 Rices - dry crop will be
the largest with 2,944.51 ha, occupying 44.68% which will be changed from LUT 1 (2
Rices) of 880.71 ha. LUT Agricultural farm will be 517.01 ha, changed from
aquaculture of 505.19 ha. The area of fruit trees in the future will be 1,012.83 ha,
occupying 14.76% of agricultural area, in which it will be changed from LUT 3 (1 Rice
- dry crop) of 52.75 ha. In order to improve the efficiency of agricultural land use
management, the research will propose 2 groups of solutions, namely: (1) Group on
agricultural land management: Solution of planning; Solutions to raise awareness about
agricultural land use management; Completed database solution for agricultural land use
management and (2) Group of solutions on using agricultural land such as intensive
farming to increase crops; overcome fragmentation; protecting, fostering and improving
land; complete the irrigation system and diversify plants and animals on agricultural
land to improve the efficiency of agricultural production and increase people's income.

xvi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là nguồn tài nguyên rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và
là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế trong sản xuất nông - lâm nghiệp của
mỗi quốc gia. Chính vì lẽ đó, quản lý, sử dụng đất nông nghiệp là hợp thành của
chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững.
Hiện nay do sức ép của đô thị hoá, vấn đề gia tăng dân số và nhu cầu phát
triển, đất nông nghiệp đang đứng trước nguy cơ suy giảm về số lượng và chất
lượng. Con người đã và đang khai thác quá mức mà chưa có nhiều các biện pháp

hợp lý để bảo vệ đất đai. Do vậy sử dụng tài nguyên đất đai hợp lý, giữ gìn cân
bằng sinh thái và đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững là vấn
đề có tính toàn cầu.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn và sản xuất hàng hoá đã và đang làm thay đổi cơ
cấu sử dụng đất nông nghiêp. Việc bố trí sử dụng đất nông nghiệp đúng mục đích
trong cơ cấu đất đai hợp lý sẽ thúc đẩy các ngành, lĩnh vực phát triển ổn định và
bền vững.
Thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng chính phủ
về phê duyệt đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững”, các địa phương cần rà soát, kiểm soát chặt chẽ quy
hoạch và quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp (nhất là đất lúa) và đề
xuất các chính sách liên quan đến đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường và đa dạng
sinh học theo hướng tạo thuận lợi cho nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững.
Huyện Nam Sách nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hải Dương, cách trung tâm của
tỉnh 6 km và thành phố Hải Phòng 41 km theo quốc lộ 5A, diện tích 11100,58 ha.
Huyện có 19 đơn vị hành chính (18 xã, 1 thị trấn). Phương án quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2020 huyện Nam Sách đã được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt theo
Quyết định số 2674/QĐ-UB ngày 15 tháng 3 năm 2013 và đưa vào thực hiện phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tính đến 31/12/2016, huyện có tốc độ tăng trưởng
kinh tế bình quân 9,1%/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 42 triệu
đồng/người. Dân số toàn huyện là 117.576 người, trong đó dân số đô thị 11.495
người, dân số nông thôn 106,081 người. Tỷ lệ phát triển dân số là 1,10%/năm.

1


Tuy nhiên, quản lý sử dụng đất còn nhiều bất hợp lý như: sử dụng đất nông
nghiệp manh mún theo quy mô hộ tiểu nông sản xuất tự cấp tự túc chiếm ưu thế
làm cho việc sử dụng đất kém bền vững và ít hiệu quả; quy mô diện tích đất trồng

trọt trên hộ thấp (bình quân 400m2/1 hộ) nên hạn chế khả năng cơ giới hoá dẫn
đến năng suất lao động trong nghề trồng trọt thấp; giá trị gia tăng trên một ha đất
nông nghiệp chưa cao, nhất là đất lúa (chỉ đạt 54 triệu đồng/1ha); hệ số sử dụng
đất lúa thấp (1,98) do chưa đa dạng hoá cây trồng; việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất nông nghiệp rất chậm trễ. Bên cạnh đó việc tuyên truyền nâng
cao nhận thức của người sử dụng đất trong việc tuân thủ Luật Đất đai chưa tốt,
nên tình trạng vi phạm về quản lý đất đai, chuyển đổi đất nông nghiệp không đúng
mục đích; quá trình phát triển các ngành của huyện: công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh, tốc độ đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới ngày
càng tăng nhanh, tác động chuyển dịch mục đích sử dụng, kéo theo mối quan hệ
sử dụng đất và tác động mạnh đến việc quản lý, sử dụng đất theo quy hoạch sử
dụng đất đã được duyệt.
Rất cần thiết có nghiên cứu để giải quyết những vấn đề bất hợp lý trong quản
lý, sử dụng đất nông nghiệp, phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp và nông thôn. Vì vậy nghiên cứu đề tài luận án mong muốn góp phần
bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất nông
nghiệp hợp lý trên địa bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
- Đề xuất định hướng và giải pháp quản lý, sử dụng đất nông nghiệp hợp lý
đảm bảo hiệu quả, phù hợp với yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai tại huyện Nam
Sách, tỉnh Hải Dương.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM Vİ NGHİÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đất nông nghiệp bao gồm: Đất trồng cây hàng năm; đất trồng cây lâu năm; đất
nuôi trồng thủy sản và những vấn đề liên quan đến quản lý, sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Nam Sách.

2



1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
Nội dung về quản lý đất đai giới hạn một số vấn đề như công tác ban hành và
tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý sử dụng đất đai; công tác cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; công tác chỉnh lý biến động, thống kê, kiểm kê
đất đai; tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011- 2015 và
năm 2016; công tác thanh tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai.
Nội dung về quản lý đất nông nghiệp giới hạn: tình hình thực hiện công tác
dồn điền đổi thửa; tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; vấn đề thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất nông nghiệp kỳ đầu 2011- 2015, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp năm
2016 và tình hình thực hiện một số dự án quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp.
Nội dung về sử dụng đất nông nghiệp: xác định mức độ thích hợp đất cho
các loại sử dụng đất; hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đánh giá cho loại/kiểu sử
dụng đất.
1.3.2.2. Phạm vi về không gian
Các vấn đề về quản lý đất đai nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi hành
chính của huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Nghiên cứu về chất lượng đất được giới hạn trên đất sản xuất nông nghiệp,
bao gồm đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác và đất trồng cây lâu năm.
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
Số liệu về diện tích sử dụng đất được thu thập từ năm 2005 - 2016; số liệu về
kinh tế - xã hội được thu thập từ năm 2010 - 2016.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚİ CỦA ĐỀ TÀİ
Luận án góp phần bổ sung tư liệu có cơ sở khoa học về tiềm năng đất nông
nghiệp, từ đó xác định được cơ cấu diện tích chuyển đổi theo hướng giảm đất
chuyên lúa, tăng diện tích trồng rau màu, cây ăn quả và phát triển trang trại nông
nghiệp tổng hợp. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu về quản lý, sử dụng đất nông

nghiệp như giải pháp về quy hoạch; giải pháp về tập trung đất đai, chuyển đổi mục
đích sử dụng đất; hoàn thiện hệ thống tưới tiêu, giải pháp đa dạng hóa cây, con trên
đất nông nghiệp.

3


1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp hợp
lý để chuyển đổi cơ cấu diện tích sử dụng đất đáp ứng nhiệm vụ tái cơ cấu sản xuất
nông nghiệp và phù hợp với yêu cầu trong lĩnh vực quản lý đất đai của địa bàn cấp
huyện thuộc vùng đồng bằng sông Hồng.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung cơ sở dữ liệu đất đai và
giải pháp quản lý, sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trên địa bàn huyện Nam
Sách, tỉnh Hải Dương, đồng thời có thể áp dụng tại các địa phương với điều
kiện tương đồng.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Đất đai, đất nông nghiệp, sử dụng đất nông nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm đất đai
Trong lıñ h vực nghiên cứu khoa ho ̣c tự nhiên, đố i tươ ̣ng nghiên cứu về đấ t đai
là đấ t tự nhiên, còn go ̣i là thổ nhưỡng (Soil); trong lıñ h vực kinh tế , đố i tươ ̣ng
nghiên cứu là đấ t đai (Land).
a. Đất (Soils)

Khái niệm về Đất (Soils): thuật ngữ đất được Dokuchaev (1886) đưa ra và
được nhiều nhà khoa học chấp nhận “Đất là một thể tự nhiên” được hình thành do
tác động tổng hợp của 5 yếu tố: khí hậu, sinh vật, đá mẹ, địa hình và tuổi địa
phương. Sau đó cũng chính tác giả đã bổ sung thêm một yếu tố nữa là tác động của
con người. Theo Wiliam, đất là lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng sản xuất ra
những sản phẩm của cây trồng. Ông cũng là người đưa ra khái niệm về độ phì đất,
khả năng cung cấp cho cây trồng nước, thức ăn, khoáng chất và các yếu tố cần thiết
khác (không khí, nhiệt độ,...) để cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường (Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009).
Nhìn từ góc độ thổ nhưỡng học, nguồn gốc ban đầu của đất (Soil) là từ các loại
đá mẹ nằm trong thiên nhiên lâu đời bị phá hủy dần dần dưới tác động của các yếu
tố lý học, hóa học và sinh học (Nguyễn Mười và cs., 2000).
Đất là một vật thể sống, một vật mang của các hệ sinh thái tồn tại trên trái đất,
con người tác động vào đất cũng chính là tác động vào các hệ sinh thái mà đất
“mang” trên mình nó (Lê Văn Khoa, 1993; Đoàn Công Quỳ và cs., 2006).
b. Đất đai (Land)
Theo FAO (1976), đất đai phải được nhìn nhận dưới góc độ là vật mang của
các hệ sinh thái (Carrier). Theo quan điểm này đất đai được định nghĩa như sau:
Một vạt đất xác định về mặt địa lý là diện tích của bề mặt trái đất với các thuộc tính
tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chu kỳ có thể dự đoán được của lớp đệm
bên trên, bên trong và bên dưới nó như là: khí hậu, đất (Soils), điều kiện địa chất,
điều kiện thủy văn, thực vật và động vật, những kết quả hoạt động hiện nay và quá
khứ. Ở chừng mực có thể xác định được những thuộc tính ảnh hưởng có ý nghĩa tới
việc sử dụng đất đó của con người trước mắt cũng như lâu dài. Một khoanh đất biểu

5


thị tổng hợp các yếu tố nói trên chính là một đơn vị sinh thái cơ sở hay còn gọi là
một đơn vị đất đai (FAO, 1976) và nó có một mức độ thích hợp với loại sử dụng

đất, trong mức thích hợp đó vẫn có những thuộc tính hạn chế. Các thuộc tính nói
trên phản ánh chất lượng đất đai của vạt đất ấy. Chất lượng đất đai của một nhân tố
sinh thái, nghĩa là không chỉ dừng lại ở lớp đất mặt (Soils) mà còn phải xem xét các
thuộc tính khác có liên quan đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng hay vật
nuôi. Các thuộc tính này bao gồm: các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, lượng mưa; các
yếu tố thuộc về đặc tính của đất (Soils) như loại đất, thành phần cơ giới, độ phì, độ
dốc, nước tưới, tiêu nước,...
Đất đai với nghĩa tổng quát là lớp phủ bề mặt của vỏ trái đất mà đặc tính của
nó được xem như bao gồm những đặc tính tự nhiên quyết định khả năng khai thác
được hay không và ở mức độ nào của vùng đất đó. Đất đai là một thực thể sống
hình thành trong thời gian dài, là một trong thành phần quan trọng làm nhiệm vụ
nuôi sống tất cả các sinh vật trên trái đất (Tôn Thất Chiểu và cs., 1992).
Đất đai có vị trí cố định, tính chất hữu hạn về diện tích, tính năng bền lâu, chất
lượng khác nhau (Viện Nghiên cứu phổ biến trí thức Bách Khoa, 1998).
Đất đai mà chúng ta có được hôm nay không chỉ là “tài nguyên thiên nhiên
cho không con người” (Các Mác) mà cũng là thành quả lao động của nhiều thế hệ
trước ta để lại “Cố công sống lấy nghìn năm để xem thửa ruộng mấy trăm người
cày” (Ca dao Việt Nam); Một số dân tộc khác trên thế giới cũng cho rằng “Đất đai
là tài sản vay mượn của con cháu” (Tôn Gia Huyên, 2008).
Đất đai không chỉ giới hạn là bề mặt trái đất, mà còn được hiểu như là khái
niệm pháp lý về bất động sản. Tài sản hợp pháp được định nghĩa là không gian bên
trên, dưới hoặc trên mặt đất và bao gồm một số công trình xây dựng về mặt vật
chất hoặc pháp lý gắn với tài sản đó, ví dụ một tòa nhà. Khái niệm đất đai cũng bao
gồm các khu vực có nước bao phủ (Tommy, 2011).
Đặc tính tự nhiên của đất đai là sự cố định về vị trí, không thể di chuyển. Sự
hữu hạn về diện tích (số lượng), không thể tái sinh; sự không đồng nhất về chất
lượng và giá trị sử dụng; có thể sử dụng lâu dài mà không phải “khấu hao” (Đỗ Hậu
và Nguyễn Đình Bồng, 2012).
Theo Hiến pháp năm 2013: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia,
nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật” (Quốc

hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, 2014).

6


Trần An Phong (1996), Nguyễn Thế Đặng và cs., (2003) cho rằng khái
niệm đất đai trong đánh giá đất của FAO rộng hơn khái niệm thổ nhưỡng (Soils).
Theo Nguyễn Văn Toàn (2003), sự khác nhau giữa chất lượng đất đai (Land
Qualities) với chất lượng đất (Soil Qualities) là trong các thuộc tính của chất
lượng đất đai, ngoài các yếu tố nền là thổ nhưỡng còn có sự tham gia của các yếu
tố khí hậu, các yếu tố nước, còn chất lượng đất chỉ bao gồm các yếu tố vật lý,
hoá học và sinh học đất.
c. Loại sử dụng đất (Land Use Type - LUT)
Hệ thống sử dụng đất là một loại sử dụng đất cụ thể thực hiện trên một đơn vị
đất đai và liên quan đến đầu tư, thu nhập và khả năng cải tạo (FAO, 1983). Sự kết
hợp của một đơn vị đất đai và một loại sử dụng đất với một bộ yêu cầu sử dụng đất
là một hệ thống sử dụng đất (Land Use System - LUS). Những hệ thống sử dụng đất
như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp,... có mối quan hệ chặt
chẽ với các yếu tố liên quan đến sản xuất như kỹ thuật công nghệ, điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội, tổ chức sản xuất, thị trường,... (Tôn Thất Chiểu và Đỗ Đình
Thuận, 1998).
Loại sử dụng đất đai chính: Đất đai là nguồn tài nguyên cơ bản cho nhiều
phương thức sử dụng (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998): Sử dụng trên cơ
sở sản xuất trực tiếp (làm đất canh tác để trồng trọt, làm đồng cỏ, trồng rừng lấy
gỗ,...); Sử dụng trên cơ sở sản xuất gián tiếp (như làm bãi chăn thả, chuồng trại
chăn nuôi); Sử dụng vì mục đích bảo vệ (chống suy thoái đất, bảo tồn đa dạng sinh
học, bảo vệ các loài quý hiếm). Các hình thức sử dụng đất được coi là loại sử dụng
đất chính. Ở thời kỳ bình minh của nhân loại, khi con người mới chỉ tạo ra sản
phẩm nông nghiệp bằng hình thức tra lỗ bỏ hạt hay thả rông gia súc trên đồng cỏ
tự nhiên, đó là các hình thức của loại sử dụng đất chính được gọi là "canh tác nhờ

nước mưa”. Sau này khi thuỷ lợi được áp dụng, con người biết đưa nước từ sông
hồ vào đồng ruộng để canh tác lúa và hoa màu. Loại sử dụng đất đai chính "nông
nghiệp có tưới" ra đời.
Loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất đai (Land Use Type - LUT): Loại sử
dụng đất đai là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng với những
phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và kỹ
thuật được xác định (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998): Các thuộc tính loại
sử dụng đất bao gồm quy trình sản xuất, các đặc tính về quản lý đất đai như kỹ thuật
canh tác, sức kéo trong làm đất, đầu tư kỹ thuật và các đặc tính về kinh tế - xã hội
như định hướng thị trường, vốn, lao động, vấn đề sở hữu đất đai,...

7


2.1.1.2. Đất nông nghiệp
a. Khái niệm đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích
bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất
lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác (Quốc
hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, 2013).
b. Vai trò và ý nghĩa của đất nông nghiệp
Đối với sản xuất nông nghiệp đất đai có vị trí đặc biệt, đó là tư liệu sản xuất
chính không thể thay thế và là đối tượng lao động mà con người tác động vào trong
quá trình sản xuất. Đất còn là công cụ sản xuất, nhờ nó mà con người tác động vào
cây trồng do nó sản xuất ra. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt vì nó có những đặc
điểm gồm: Đất đai có hạn về diện tích; Đất đai là tư liệu sản xuất không bị hao
mòn; Đất đai không đồng nhất về địa hình và chất lượng; Đất đai được hình thành
trước khi con người xuất hiện nên nó không phải là sản phẩm của con người. Tuy
nhiên quyền chiếm hữu, quản lý, khai thác, sử dụng lại là kết quả của một quá trình

lịch sử do con người đấu tranh, tạo lập và khẳng định. Do vậy, quỹ đất nông nghiệp
và các tính chất của đất nông nghiệp là yếu tố cơ sở nền tảng và là tiền đề cho sự
phát triển kinh tế nông nghiệp.
2.1.1.3. Sử dụng đất nông nghiệp
a. Khái niệm sử dụng đất nông nghiệp
Nông nghiệp trong tiếng Anh là Agriculture có gốc latinh từ chữ Agri (đất
đai) và Culture (canh tác, trồng trọt) hợp lại, nghĩa là canh tác trên đất đai. Theo
quan điểm hiện đại về nông nghiệp, đất canh tác trồng ngũ cốc chẳng qua là nói
về thực vật trực tiếp hấp thụ mầu mỡ của đất để sinh trưởng, còn dùng thực vật
để làm thức ăn cho động vật thì sử dụng đất vào sản xuất một cách gián tiếp. Cho
nên, nói theo nghĩa rộng, nông nghiệp là một ngành sản xuất mà loài người sử
dụng đất để có sản phẩm động vật và thực vật. Hành vi tạo ra lợi ích từ sản xuất
nông nghiệp thông qua việc sử dụng đất đai, lao động và vốn, đó là việc sử dụng
đất nông nghiệp. Khi nói đến nông nghiệp là đề cập cả 4 lĩnh vực: nông, lâm,
ngư và chăn nuôi.
Sử dụng đất nông nghiệp là hành vi lấy đất kết hợp với sức lao động, vốn,
để sản xuất nông nghiệp tạo ra lợi ích, tuỳ vào mức độ phát triển kinh tế, xã hội,
ý thức của loài người về môi trường sinh thái được nâng cao, phạm vi sử dụng

8


đất nông nghiệp được mở rộng ra các mặt sản xuất, sinh hoạt, sinh thái (Vương
Quang Viễn, 1971).
b. Đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp
Theo tác giả Nhan Ái Tĩnh (1999), sử dụng đất nông nghiệp có đặc điểm:
(i) Sử dụng đất nông nghiệp đặc biệt coi trọng bảo vệ độ phì nhiêu của đất.
Nghề trồng trọt gắn liền mật thiết với việc sử dụng đất nông nghiệp, vì vậy cây
trồng trực tiếp hấp thu nước và thức ăn trong đất để sinh trưởng, trổ cành đâm lá
làm tiêu hao một lượng lớn chất hữu cơ trong đất, coi trọng việc duy trì độ phì

nhiêu trong đất là có lợi cho sản xuất. Độ phì nhiêu của đất không phải là không
thay đổi, nếu dùng quá liều lượng phân hoá học sẽ làm cho chất đất đanh lại, nếu
dùng phương pháp canh tác kiểu cướp đoạt sẽ làm cho độ phì nhiêu bị tổn thất, biến
ruộng tốt thành đất cằn. Do đó duy trì và làm tăng độ phì nhiêu của đất là nhiệm vụ
cấp bách trước mắt của kinh doanh nông nghiệp.
(ii) Sử dụng đất nông nghiệp là khác nhau theo vùng. Do việc sử dụng đất
nông nghiệp chịu sự chi phối của môi trường tự nhiên và xu thế phát triển kinh tế,
xã hội, nên sự khác biệt theo khu vực là rất rõ ràng. Có thể thấy rõ sự khác nhau
giữa các khu vực về mức độ tác động của các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, gió, địa
hình, vị trí với việc sử dụng đất nông nghiệp ở mức độ nào.
(iii) Hiệu quả kinh tế của quy mô sử dụng đất nông nghiệp không lớn. Nông
nghiệp là ngành sản xuất hữu cơ hoặc sinh vật bị hạn chế bởi điều kiện tự nhiên, lợi
nhuận thấp tác dụng của quy luật khấu hao tương đối nhanh nếu đem so sánh với
công nghiệp thì hiệu quả kinh tế về quy mô tương đối không rõ ràng.
c. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
Theo Đỗ Kim Chung và cs (1997), sử dụng đất nông nghiệp tuân thủ theo 3
nguyên tắc sau:
(i) Đất nông nghiệp cần được sử dụng đầy đủ và hợp lý: Sử dụng đầy đủ và
hợp lý có nghĩa là đất nông nghiệp cần được sử dụng hết và mọi diện tích đất nông
nghiệp đều được bố trí sử dụng phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - kỹ thuật
của từng loại đất để vừa nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi vừa duy trì được độ
phì nhiêu của đất.
(ii) Đất nông nghiệp cần được sử dụng có hiệu quả cao: Đây là kết quả của
nguyên tắc thứ nhất trong sử dụng đất nông nghiệp. Nguyên tắc chung là đầu tư vào

9


×