Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ÂM NHẠC TẠI CÁC HỌC VIỆN ÂM NHẠC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 209 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ÂM NHẠC
TẠI CÁC HỌC VIỆN ÂM NHẠC VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Mã số: 9 14 01 14

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ÂM NHẠC
TẠI CÁC HỌC VIỆN ÂM NHẠC VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Mã số: 9 14 01 14

Cán bộ hƣớng dẫn 1: GS. TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Cán bộ hƣớng dẫn 2: GS. TSKH Phạm Lê Hòa



HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kì cơng
trình nào.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thu Hằng

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc và GS.TSKH.
Phạm Lê Hịa là thầy, cơ đã tận tâm, tận tình, nhiệt huyết hướng dẫn, giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô trong Hội đồng bảo vệ các cấp đã
có nhiều ý kiến đóng góp q báu giúp tơi nghiên cứu bổ sung trong q trình
thực hiện luận án.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Quý lãnh đạo Trường Đại học Giáo dục - Đại
học Quốc gia Hà Nội và thầy cô của nhà trường, đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp
đỡ tơi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và bảo vệ luận án các cấp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy Giám đốc và các Quý thầy cô của các Học
viện âm nhạc Việt Nam đã giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu, khảo sát và
cơ quan cơng tác, gia đình đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ tơi trong q
trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận án này.
Tác giả luận án


Nguyễn Thị Thu Hằng

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... ix
DANH MỤC, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH ................................................................... x
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ÂM
NHẠC TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY .......................... 9
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên âm nhạc ......... 9
1.1.1. Nghiên cứu về phát triển đội ngũ giảng viên đại học ................................ 9
1.1.2. Những nghiên cứu về phát triển đội ngũ giảng viên trong các ngành nghệ
thuật ................................................................................................................. 15
1.1.3. Những vấn đề chƣa đƣợc nghiên cứu...................................................... 17
1.2. Các khái niệm công cụ của luận án ........................................................... 18
1.2.1. Giảng viên, đội ngũ giảng viên ............................................................... 18
1.2.2. Học viện âm nhạc/Nhạc viện .................................................................. 19
1.2.3. Giảng viên âm nhạc ................................................................................ 19
1.2.4. Phát triển nguồn nhân lực ...................................................................... 20
1.2.5. Phát triển đội ngũ giảng viên.................................................................. 20
1.3. Lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên .................................................... 21
1.4. Khung năng lực giảng viên âm nhạc tại các Học viện âm nhạc ................. 24
1.4.1. Cơ sở xác định khung năng lực giảng viên âm nhạc tại các Học viện âm
nhạc ................................................................................................................. 24
1.4.1.1. Yêu cầu của đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục âm nhạc nói riêng

tới phát triển đội ngũ giảng viên âm nhạc ........................................................ 24
1.4.1.2. Đặc thù nghề nghiệp của giảng viên âm nhạc ...................................... 28
1.4.2. Khung năng lực giảng viên âm nhạc tại các Học viện âm nhạc Việt Nam..... 32

iii


1.4.2.1. Năng lực .............................................................................................. 32
1.4.2.2. Những năng lực đặc thù của giảng viên âm nhạc ................................ 37
1.4.2.3. Khung năng lực giảng viên âm nhạc .................................................... 39
1.5. Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên âm nhạc tại các Học viện âm nhạc
theo khung năng lực ........................................................................................ 40
1.5.1. Mơ hình phát triển nguồn nhân lực ......................................................... 40
1.5.1. Kế hoạch hóa phát triển đội ngũ giảng viên âm nhạc theo khung năng lực... 41
1.5.2. Tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giảng viên âm nhạc theo khung năng lực .. 43
1.5.3. Đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên âm nhạc theo khung năng lực .... 43
1.5.4. Đánh giá, sàng lọc đội ngũ giảng viên âm nhạc ..................................... 44
1.5.5. Xây dựng môi trƣờng làm việc và chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ
giảng viên âm nhạc .......................................................................................... 45
1.6. Những yếu tố tác động tới phát triển đội ngũ giảng viên âm nhạc theo
khung năng lực ................................................................................................. 46
Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................ 50
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ÂM
NHẠC TẠI CÁC HỌC VIỆN ÂM NHẠC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH ĐỔI
MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY ............................................................................ 53
2.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực là giảng viên âm nhạc của một số
cơ sở đào tạo âm nhạc trên thế giới ................................................................. 53
2.2. Các học viện âm nhạc trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam ............. 58
2.2.1. Giới thiệu khái quát về các Học viện âm nhạc ........................................ 58
2.2.2. Mục tiêu của các Học viện âm nhạc ....................................................... 63

2.2.3. Chức năng của các Học viện âm nhạc .................................................... 63
2.3. Giới thiệu về khảo sát thực trạng ............................................................... 64
2.3.2. Nội dung khảo sát ................................................................................... 64
2.3.3. Phƣơng pháp khảo sát ............................................................................ 64

iv


2.3.4. Đối tƣợng khảo sát ................................................................................. 65
2.3.5. Xử lý số liệu khảo sát.............................................................................. 66
2.4. Kết quả khảo sát ........................................................................................ 67
2.4.1. Hiện trạng đánh giá mức độ cần thiết của khung năng lực giảng viên âm
nhạc ................................................................................................................. 67
2.4.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên âm nhạc tại các Học viện âm nhạc Việt Nam 71
2.4.3. Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên âm nhạc tại các Học viện âm
nhạc Việt Nam .................................................................................................. 84
2.4.3.1. Thực trạng quy hoạch đội ngũ giảng viên âm nhạc tại các Học viện âm
nhạc Việt Nam theo khung năng lực ................................................................. 84
2.4.3.2. Thực trạng tuyển chọn, sử dụng giảng viên âm nhạc theo khung năng
lực .................................................................................................................... 89
2.4.3.3. Thực trạng về đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên âm nhạc theo khung năng
lực .................................................................................................................... 95
2.4.3.4. Thực trạng đánh giá, sàng lọc đội ngũ giảng viên âm nhạc theo khung
năng lực ......................................................................................................... 102
2.4.3.5. Thực trạng chính sách đãi ngộ giảng viên âm nhạc ........................... 104
2.5. Thực trạng yếu tố tác động đến phát triển đội ngũ giảng viên âm nhạc ... 108
2.6. Đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên âm nhạc tại các Học viện
Âm nhạc Việt Nam .......................................................................................... 110
2.6.1. Điểm mạnh ........................................................................................... 111
2.6.2. Điểm yếu .............................................................................................. 111

2.6.3. Cơ hội................................................................................................... 116
2.6.4. Thách thức............................................................................................ 116
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 116
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ÂM
NHẠC TẠI CÁC HỌC VIỆN ÂM NHẠC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH

v


ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY................................................................ 119
3.1. Định hƣớng phát triển đội ngũ giảng viên âm nhạc tại các học viện âm
nhạc Việt Nam ............................................................................................... 119
3.2. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp........................................................... 120
3.3. Các giải pháp .......................................................................................... 121
3.3.1. Giải pháp 1: Tổ chức giáo dục nhận thức cho các cấp quản lí về vai trị
phát triển đội ngũ giảng viên âm nhạc tại các Học viện âm nhạc Việt Nam ... 121
3.3.2. Giải pháp 2: Hoàn thiện quy hoạch đội ngũ giảng viên âm nhạc tại các
Học viện âm nhạc theo khung năng lực .......................................................... 125
3.3.3. Giải pháp 3: Đổi mới tuyển chọn, sử dụng giảng viên âm nhạc tại các
Học viện âm nhạc theo khung năng lực .......................................................... 132
3.3.4. Giải pháp 4: Xây dựng quy trình bồi dƣỡng đáp ứng khung năng lực cho
giảng viên âm nhạc tại các Học viện âm nhạc Việt Nam ................................ 139
3.3.5. Giải pháp 5: Đánh giá, sàng lọc đội ngũ giảng viên âm nhạc theo khung
năng lực ......................................................................................................... 143
3.3.6. Giải pháp 6: Bổ sung hồn thiện chế độ, chính sách cho đội ngũ giảng
viên âm nhạc .................................................................................................. 155
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất
....................................................................................................................... 159
3.4.1. Những vấn đề chung về khảo nghiệm .................................................... 159
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................ 160

3.5. Thử nghiệm giải pháp ............................................................................ 162
3.5.1. Mục đích............................................................................................... 162
3.5.2. Đối tƣợng ............................................................................................. 162
3.5.3. Thời gian và địa điểm ........................................................................... 162
3.5.4. Phƣơng pháp thử nghiệm...................................................................... 162
3.5.5. Tổ chức thử nghiệm .............................................................................. 163

vi


3.5.5.1. Tổ chức tập huấn về quy trình bồi dƣỡng nâng cao năng lực giảng viên âm
nhạc cho cán bộ của phòng Đào tạo tại Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam ... 163
3.5.5.2. Chọn nhóm thử nghiệm ...................................................................... 163
3.5.5.3. Khảo sát nhu cầu bồi dƣỡng .............................................................. 164
3.5.5.4. Xây dựng nội dung bồi dƣỡng ............................................................ 166
3.5.5.5. Lựa chọn ngƣời bồi dƣỡng ................................................................ 167
3.5.5.6. Triển khai bồi dƣỡng ......................................................................... 167
3.5.5.7. Rút kinh nghiệm, điều chỉnh chƣơng trình bồi dƣỡng lập kế hoạch bồi
dƣỡng tiếp theo .............................................................................................. 167
3.5.5.8. Một số kết luận về thử nghiệm giải pháp ........................................... 168
Kết luận chƣơng 3 ........................................................................................ 169
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 171
1. Kết luận ..................................................................................................... 171
2. Khuyến nghị.............................................................................................. 172
2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo .................................................................... 172
2.2. Với các Học viện Âm nhạc ...................................................................... 173
2.3. Với các khoa chuyên ngành âm nhạc ....................................................... 173
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢLIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ ...................................................... 174
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 175

Phụ lục 01: Các phiếu khảo sát thực trạng ...................................................... 184
Phụ lục 02: Phiếu khảo nghiệm về các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên
âm nhạc tại các Học viện âm nhạc Việt Nam.................................................. 190
Phụ lục 03: Phiếu trưng cầu ý kiến cán bộ quản lý và giảng viên ................... 192
về thử nghiệm................................................................................................. 192
Phụ lục 04: Chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GVAN .............. 194

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Nghĩa chữ viết tắt

Chữ viết tắt

1

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

2

ĐH

Đại học


3

ĐNGV

Đội ngũ giảng viên

4

GD-ĐT

Giáo dục và đào tạo

5

GDĐH

Giáo dục đại học

6

GV

Giảng viên

7

GVAN

Giảng viên âm nhạc


8

KHCN

Khoa học công nghệ

9

KT-XH

Kinh tế - xã hội

10

NC

Nghiên cứu

11

NCKH

Nghiên cứu khoa học

12

QL

Quản lí


13

QL NCKH

Quản lí nghiên cứu khoa học

14

QL NNL

Quản lý nguồn nhân lực

15

QLGD

Quản lý giáo dục

16

QLGD

Quản lý nhà trường

17

SV

Sinh viên


18

TW

Trung ương

19

VHTT-DL

Văn hóa thể thao Du lịch

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các chuyên ngành đào tạo của HVAN Trung Quốc.......................... 54
Bảng 2.2. Độ tin cậy của các thang đo của phiếu khảo sát ................................ 67
Bảng 2.3. Ý kiến của cán bộ QLGD, GVAN đánh giá mức độ cần thiết về
khung năng lực của GVAN .............................................................................. 69
Bảng 2.4. Thống kê số lượng đội ngũ GVAN, cán bộ QLGD ........................... 71
Bảng 2.5. Cơ cấu GVAN tại các HVAN theo độ tuổi ....................................... 72
Bảng 2.6. Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên....................................... 80
Bảng 2.7. GV, cán bộ QLGD đánh giá về thực hiện kế hoạch quản lý GVAN . 85
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát hình thức quản lí GVAN ....................................... 86
Bảng 2.9. Đánh giá về hoạt động tuyển dụng GVAN ....................................... 92
Bảng 2.10. Số lượng GVAN tuyển mới qua các năm học ................................. 92
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát hình thức tổ chức bồi dưỡng chun mơn của
đội ngũ GVAN ................................................................................................. 99
Bảng 2.12. Đánh giá hoạt động biểu diễn, giao lưu nghệ thuật ....................... 102

Bảng 2.13. Đánh giá về hoạt động đánh giá, sàng lọc đội ngũ GVAN ............ 103
Bảng 2.14. Đánh giá của GV, Cán bộ QLGD về các yếu tố tác động ............. 109
Bảng 3.1. Bảng đánh giá điểm hồn thành tiêu chí theo năng lực GVAN ....... 151
Bảng 3.2. Phân bổ thời gian lao động và định mức giảng dạy GVAN ............ 157
Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết các giải pháp ...................... 160
Bảng 3.4. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi .............................................. 161
Bảng 3.5. Đánh giá nhu cầu bồi dưỡng đội ngũ GVAN ...................................... 165
Bảng 3.6. Đánh giá nhu cầu về nội dung bồi dưỡng đội ngũ GVAN.................... 165
Bảng 3.7. Tỷ lệ đối chiếu thông qua kết quả bồi dưỡng .................................. 168

ix


DANH MỤC, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ 2.1. Trình độ đào tạo của đội ngũ GVAN, CBQLGD .......................... 74
Biểu đồ 2.2. Kết quả khảo sát về trình độ học vấn của đội ngũ GVAN ............. 76
Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ đánh giá mức độ cần thiết của quy hoạch đội ngũ GVAN ... 87
Biểu đồ 2.4. Trình độ đào tạo của đội ngũ GVAN tuyển mới ........................... 93
Biểu đồ 2.5. Mức độ tổ chức những hoạt động chuyên mônnghiệp vụ
GVAN ............................................................................................................ 100
Biểu đồ 2.6. Mức độ tham gia bồi dưỡng ....................................................... 101
Biểu đồ 2.7. Đánh giá mức độ thực hiện các chính sách theo quy định ........... 105
Biểu đồ 2.8. Kết quả khảo sát về chế độ, chính sách đãi ngộ đối với GVAN .. 105
Sơ đồ 1.1. Quy trình tuyển mộ.......................................................................... 23
Sơ đồ 2.1. Mơ hình nghiên cứu phát triển đội ngũ GVAN ................................ 66
Sơ đồ 2.2. Quy trình tuyển chọn GVAN tại các HVAN Việt Nam ................... 89
Hình 1.1. Mơ hình phát triển nguồn nhân lực ................................................... 40
Hình 1.2. Các bước trong quy trình lập kế hoạch nguồn nhân lực .................... 41

x



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, nền giáo dục Việt Nam cùng với đổi mới phát
triển của đất nước đã có nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Từ đó, góp phần quan
trọng vào nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho đất nước [56]. Ở thế kỉ thứ
XXI, sự tiến bộ nhanh chóng và to lớn của khoa học và công nghệ, kinh tế thị
trường và tồn cầu hóa đặt ra cho giáo dục những vấn đề cần giải quyết. Trong
đó, vấn đề đang được quan tâm nhất là chất lượng giáo dục, mà lực lượng quyết
định tới chất lượng giáo dục là đội ngũ giáo viên.
Trong hệ thống giáo dục, Giáo dục âm nhạc là loại hình giáo dục đặc thù,
có vai trị đặc biệt quan trọng góp phần hình thành, phát triển nhân cách và giáo
dục toàn diện cho con người của thời đại mới. Nhìn lại bức tranh tồn cảnh của
chương trình giáo dục âm nhạc nước ta hiện nay, được xây dựng trong chương
trình giảng dạy từ mẫu giáo đến bậc tiểu học, trung học cơ sở một cách hệ thống
và khá bài bản. Các cơ sở đào tạo có chức năng đào tạo về âm nhạc đã đào tạo
một đội ngũ giáo viên đơng đảo có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp sư
phạm âm nhạc với nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ cho các cấp bậc học trong hệ
thống giáo dục phổ thông đáp ứng được mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ
trẻ của đất nước.
Để đánh giá nền giáo dục âm nhạc của một quốc gia, phải nhìn thấy kết quả
của hệ thống giáo dục qua các cấp bậc học, đỉnh cao của chương trình giáo dục âm
nhạc được chắt lọc và hội tụ tại các cơ sở đào tạo có chức năng và nhiệm vụ đào
tạo những tài năng cho đất nước, đó là những Nhạc viện và Học viện âm nhạc, các
trường Văn hóa nghệ thuật của đất nước. Trong giai đoạn hội nhập và phát triển,
với quá trình cải cách mạnh mẽ và mở cửa và hội nhập quốc tế, đào tạo tài năng âm
nhạc khơng nằm ngồi tiến trình đó. Hiện nay các Học viện âm nhạc Việt Nam
đang đối mặt với hai yêu cầu đó là đào tạo tài năng âm nhạc để đoạt được giải trong


1


các cuộc thi âm nhạc chuyên nghiệp quốc tế, và cung cấp nhân lực trình độ cao
trong âm nhạc phục vụ xã hội. Những kết quả của chương trình đào tạo âm nhạc ở
các cơ sở này sẽ đáp ứng cho cho việc phát hiện, bồi dưỡng tài năng cho đất nước
và nhiệm vụ bảo tồn, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc và hội nhập quốc tế.
Hiện nay, vai trò đào tạo tài năng âm nhạc đỉnh cao chưa thu hút được sự
quan tâm của đông đảo tầng lớp xã hội, trong đó có các cấp, các ngành, và chính
bản thân gia đình có con em bộc lộ những năng khiếu âm nhạc. Bởi sự đòi hỏi
khắt khe cả về chuyên môn, thời gian, và các vấn đề tài chính trong q trình
đào tạo tài năng âm nhạc. Chính vì vậy thí sinh thi vào các HVAN vừa ít về số
lượng, chưa thật sự tốt về chất lượng, nhiều trường Văn hóa nghệ thuật tại các
tỉnh có nguy cơ bị giải thể. Trước tình trạng văn hóa đạo đức trong xã hội ngày
càng xuống cấp, trong dòng chảy của kinh tế thị trường âm nhạc trở thành
thương phẩm kinh doanh nên các chương trình showbiz bao trùm lên các hoạt
động âm nhạc. Các hoạt động truyền thông cũng cần kinh doanh nên ngày càng
có nhiều chương trình âm nhạc thị trường, nhiều ca sĩ nổi lên nhờ sự quảng bá
của chương trình đã tác động đến tất cả các đối tượng từ nhạc sĩ, ca sĩ và công
chúng thưởng thức âm nhạc. Sự bùng nổ của lĩnh vực công nghệ thơng tin dẫn
đến những ca khúc khơng có giá trị nghệ thuật, giai điệu nghèo nàn chắp vá, lời
ca trống rỗng phản cảm đã xuất hiện và phát tán rất nhanh trên các trang mạng...
Chính vì vậy, sự thưởng thức âm nhạc của giới trẻ theo xu hướng đám đông và
trào lưu âm nhạc thị trường làm mất cân bằng trong lĩnh vực thưởng thức và đào
tạo và phát triển của âm nhạc chính thống, hàn lâm. Giáo dục âm nhạc hàn lâm
đứng trước nguy cơ "Chảy máu nhân tài âm nhạc hàn lâm", với câu hỏi làm thế
nào để giữ những nghệ sĩ tài năng âm nhạc ở lại để làm việc trong nước? Hơn
nữa, con đường để trở thành nghệ sỹ âm nhạc hàn lâm luôn là hành trình dài và
đầy gian khó, nhưng khi đã thành cơng họ vẫn phải đối diện với mn vàn khó


2


khăn khi thiếu vắng sân khấu, môi trường hoạt động âm nhạc hàn lâm trong
nước để phát huy tối đa năng lực của mình. Hầu hết những nghệ sĩ hàn lâm ở lại
trong nước đều theo đuổi công tác đào tạo và gặp khơng ít khó khăn khi tìm
được những năng khiếu âm nhạc có đầy đủ những điều kiện để truyền thụ, để
đào tạo lớp người thay thế. Để khắc phục những vấn đề bất cập đó, ngày 08
tháng 7 năm 2016 Thủ tướng chính phủ đã ra Quyết định số 1341/QĐ-TTg phê
duyệt Đề án: “Đào tạo tài năng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giai đoạn
2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030” với mục tiêu: “Phát hiện, đào tạo học sinh,
sinh viên có năng khiếu vƣợt trội để trở thành những nghệ sĩ tài năng trong biểu
diễn, sáng tác, giảng dạy; tham gia biểu diễn dự thi các chƣơng trình, cuộc thi
nghệ thuật chuyên nghiệp trong nƣớc và quốc tế; Phát triển tài năng trẻ về hóa
nghệ thuật có trình độ chun mơn sâu, có đức có tài, có khả năng tao ra những
sản phẩm văn hóa nghệ thuật chất lƣợng mang tầm vóc quốc gia và quốc tế; trở
thành lực lƣợng nòng cốt, chủ đạo trong mọi hoạt động văn hóa nghệ thuật của
đất nƣớc” [65]. Đề án trên đã đưa ra nhiệm vụ giải pháp quan trọng đó là nâng
cao năng lực của các cơ sở đào tạo tài năng là các HVAN Việt Nam và lực
lượng nịng cốt chính là đội ngũ GVAN tại các cơ sở đó.
Trong thời gian qua, phát triển đội ngũ GVAN tại các HVAN Việt Nam
đã có những giải pháp phát triển song kết quả chưa khả quan. Vẫn còn những
hạn chế do những nguyên nhân khác nhau, và một trong những nguyên nhân chủ
yếu là chưa mô tả hết công việc của một loại lao động hết sức đặc thù của đội
ngũ GVAN, chưa có nghiên cứu nào về GVAN tại các HVAN Việt Nam để từ
đó làm cơ sở lý luận và các giải pháp phát triển họ theo hướng chuẩn hóa, tạo
điều kiện để họ tiến bộ khơng ngừng và theo đó chất lượng của q trình đào tạo
cũng được đảm bảo và nâng cao. Chuẩn hóa là một trong những nguyên tắc của
đổi mới giáo dục, cùng với các nguyên tắc Hiện đại hóa, Xã hội hóa, Dân chủ

hóa, Hội nhập quốc tế, chuẩn hóa góp phần xây dựng một hệ thống quản lý

3


hướng tới chất lượng. Chính vì vậy nghiên cứu phát triển đội ngũ GVAN này
đáp ứng phát triển năng lực với chuẩn nghề nghiệp đạt được mục tiêu đã đề ra;
cùng với đó cần bồi dưỡng phát triển đội ngũ này theo khung chuẩn của nghề
nghiệp để giúp họ tiến bộ khơng ngừng, đề xuất những chính sách ưu tiên và đãi
ngộ xứng đáng cho công việc mà họ phải đảm nhiệm là một việc hết sức quan
trọng để đạt được mục tiêu đào tạo được những nhân tài, những hạt giống đỏ
trong nền âm nhạc của nước nhà.
Bản thân tác giả luận án đã được đào tạo chuyên ngành Thanh nhạc tại
HVAN Quốc gia Việt Nam, hiện là giảng viên giảng dạy bộ môn Thanh nhạc
và là cán bộ quản lý chuyên môn ngành âm nhạc tại trường Đại học Sư phạm
Nghệ thuật TW. Với những thực trạng của hoạt động âm nhạc hiện nay cịn có
nhiều bất cập, hạn chế, và tác giả ln trăn trở đi tìm những giải pháp góp phần
nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng viên âm nhạc trong bối cảnh đổi mới
giáo dục hiện nay. Chính vì những lý do trên tác giả luận án đã chọn vấn
đềnghiên cứu: “Phát triển đội ngũ giảng viên âm nhạc tại các Học viện âm
nhạc Việt Nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay” làm đề tài của
luận án.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về phát triển đội ngũ GVAN,
đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ GVAN trong bối cảnh đổi mới giáo dục
hiện nay của các HVAN Việt Nam.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Đội ngũ GVAN tại các HVAN
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu

Phát triển đội ngũ GVAN tại các HVAN Việt Nam trong bối cảnh đổi mới
giáo dục hiện nay.

4


4. Câu hỏi nghiên cứu
Phát triển đội ngũ GVAN trong bối cảnh đổi mới giáo dục đang đặt ra cho
các nhà quản lí những vấn đề gì, và có thể nghiên cứu yêu cầu mới của bối cảnh
đổi mới giáo dục âm nhạc, những đặc thù lao động nghề nghiệp của đội ngũ
GVAN nhằm xác định khung năng lực nghề nghiệp làm cơ sở đề xuất các giải
pháp phát triển, từ quy hoạch tới tuyển mộ, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và tạo
môi trường làm việc để giải quyết các vấn đề đó khơng?
5. Giả thuyết khoa học
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, hoạt động phát triển đội ngũ GVAN tại
các HVAN bộc lộ nhiều bất cập,một phần do ảnh hưởng của cơ chế quản lý “cào
bằng” thiếu căn cứ khoa học về đặc thù của lao động nghệ thuật của đội ngũ
này... Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tài năng âm nhạc trong các
HVAN Việt Nam cần có đội ngũ GVAN vừa là nhà giáo dục, vừa là nhà hoạt
động xã hội, vừa là nhà nghiên cứu, vừa là nghệ sĩ biểu diễn. Nếu xây dựng
được khung năng lực đặc thù của GVAN tại các HVAN Việt Nam, có các giải
pháp triển khai đồng bộ với cơ chế quản lý đặc thù của các cơ sở đào tạo năng
khiếu - nơi ươm trồng tài năng âm nhạc của nước nhà, thì có thể phát triển được
đội ngũ GVAN đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục âm nhạc
trong bối cảnh mới.
6. Những luận điểm bảo vệ
6.1. Bối cảnh đổi mới căn bản tồn diện giáo dục nói chung, giáo dục âm nhạc
nói riêng đang đặt ra cho các nhà quản lí những yêu cầu rất quan trọng trong
hoạt động phát triển nguồn nhân lực.
6.2. Giáo dục âm nhạc là loại hình lao động có tính đặc thù cao, GVAN tại các

HVAN là những tài năng âm nhạc, giảng dạy cho những đối tượng đặc biệt,
trong những hình thức tổ chức dạy học, với các phương pháp riêng nhằm đào tạo
những tài năng âm nhạc; do vậy cần nghiên cứu những đặc thù này làm cơ sở

5


xác định khung năng lực riêng cho đội ngũ GVAN.
6.3. Để phát triển được đội ngũ GVAN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cần thiết
phải phải tuân thủ khung năng lực trong tất cả các giai đoạn của quá trình phát triển
nguồn nhân lực, từ quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá
và nhất là xây dựng mơi trường làm việc, các chính sách đãi ngộ.
6.4. Cần có những giải pháp đồng bộ có tính kế thừa để triển khai hoạt động
phát triển đội ngũ GVAN theo khung năng lực đã được xác lập.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích nghiên cứu trên, luận án xác định những
nhiệm vụ nghiên cứu sau:
7.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về phát triển đội ngũ GVAN tại các HVAN.
7.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ GVAN tại các
HVAN Việt Nam.
7.3. Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ GVAN tại các HVAN ở Việt Nam
trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
7.4. Tiến hành thực nghiệm một số nội dung của giải pháp.
8. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Luận án tập trung nghiên cứu khảo sát tại HVAN Quốc gia VN; HVAN
Huế; Nhạc viện Tp. HCM.
- Luận án thu thập và phân tích các số liệu từ 2012 đến 2017 các HVAN
Việt Nam.
9. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
9.1. Phƣơng pháp luận

- Phương pháp luận được sử dụng trong nghiên cứu là duy vật biện chứng
và lịch sử. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là cơ sở nhận
thức chung của mọi nhận thức khoa học, tác giả vận dụng các nguyên lý, quy
luật, phạm trù của phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu

6


phát triển đội ngũ giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học nói chung, phát
triển đội ngũ GVAN tại các HVAN Việt Nam nói riêng.
- Tiếp cận năng lực là một trong cách tiếp cận trọng tâm nghiên cứu của
luận án. Theo cách tiếp cận này tác giả phân tích những u cầu của cơng cuộc
đổi mới giáo dục, đặc thù lao động nghề nghiệp của giảng viên âm nhạc. Từ đó
xác lập khung năng lực làm cơ sở cho các hoạt động tiếp theo.
- Luận án sử dụng cách tiếp cận phức hợp, liên kết lí luận về phát triển
nguồn nhân lực với đặc thù của nghề nghiệp và lao động nghề nghiệp của
GVAN xác lập khung năng lực của đội ngũ này làm cơ sở cho các nội dung phát
triển đội ngũ GVAN.
9.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
Phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá tài liệu về phát triển đội ngũ
GVAN để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
9.3. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phƣơng pháp khảo sát bằng phiếu hỏi
Đề tài triển khai phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi để khảo sát các vấn
đề liên quan tới khung năng lực đội ngũ GVAN, thực trạng phát triển đội ngũ
GVAN theo khung năng lực cũng như các yếu tố tác động tới hoạt động này làm
cơ sở thực tiễn cho các giải pháp quản lí.
* Phƣơng pháp quan sát: Ngoài các phương pháp nghiên cứu định lượng,
luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính, như quan sát hoạt động
giảng dạy, nghiên cứu khoa học và biểu diễn của ĐNGV để củng cố cho các kết

quả của nghiên cứu định lượng.
* Phƣơng pháp chuyên gia:Tham khảo ý kiến chuyên gia QLGD ở các
Học viện đào tạo chuyên ngành âm nhạc, phỏng vấn sâu về các năng lực của
GVAN cũng như các giải pháp phát triển đội ngũ này.
* Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm của các đơn

7


vị, chuyên gia giáo dục, cán bộ QLGD, cán bộ, công viên chức ở các HVAN...
* Phƣơng pháp thực nghiệm: Phương pháp thực nghiệm được dùng để kiểm
chứng một giải pháp, trong điều kiện thực tế. Sau thời gian nhất định so sánh, đối
chiếu kết quả tính cấp thiết và khả thi của một giải pháp đó so với giả thuyết.
* Nhóm phƣơng pháp hỗ trợ: Sử dụng thuật tốn xác suất thống kê, phần
mềm SPSS.
10. Đóng góp mới về lí luận và thực tiễn của luận án
- Góp phần bổ sung và làm phong phú thêm cơ sở lý luận về phát triển đội
ngũ GVAN trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Luận án đã nhận diện và
đề xuất khung năng lực đặc thù của đội ngũ GVAN làm căn cứ để phát triển đội
ngũ GVAN tại các HVAN Việt Nam.
- Phản ánh thực trạng đội ngũ GVAN và phát triển đội ngũ GVAN tại các
HVAN Việt Nam. Chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân và là cơ sở để nghiên cứu
giải quyết.
- Đề xuất các giải pháp quản lý có tính cấp thiết, khả thi cao nhằm phát
triển đội ngũ GVAN tại các HVAN Việt Nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục
hiện nay.
11. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
và các phụ lục, luận án của đề tài được trình bày trong 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ GVAN

Chƣơng 2: Cơ sở thực tiễn phát triển đội ngũ GVAN tại các HVAN Việt
Nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
Chƣơng 3: Giải pháp phát triển đội ngũ GVAN tại các HVAN Việt Nam
trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

8


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ÂM NHẠC
TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên âm nhạc
1.1.1. Nghiên cứu về phát triển đội ngũ giảng viên đại học
Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của khoa học cơng nghệ thơng tin
và tri thức, yếu tố con người trở nên có vai trò quyết định đối với sự phát triển
của mỗi quốc gia. Trong đó, GD-ĐT có ý nghĩa quyết định rất lớn đối với sự
phát triển của đất nước.
Khái niệm “vốn con người” và “nguồn lực con người” xuất hiện ở Hoa Kì
vào những năm cuối thập kỉ 60 của thế kỉ XX do nhà kinh tế học người Mĩ Theo Dor Schoults đưa ra, sau đó, thịnh hành trên thế giới. Nhà kinh tế học này
đã phát triển tiếp nghiên cứu của mình và đã nhận giải thưởng Nobel kinh tế
năm 1992. Trong nghiên cứu của mình, vấn đề phát triển nguồn nhân lực được
tác giả giải quyết với tư cách là phát triển con người của một ngành nghề, một
lĩnh vực [5, tr.4].
Để mô tả mối quan hệ và các nhiệm vụ của cơng tác quản lí nguồn nhân
lực; nhà xã hội học người Mĩ Leonard Nadle đã nghiên cứu từ năm 1980 và đưa
ra sơ đồ quản lí nguồn nhân lực. Theo tác giả, quản lí nguồn nhân lực có 3
nhiệm vụ chính là: phát triển nguồn nhân lực (giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát
triển, nghiên cứu, phục vụ); sử dụng nguồn nhân lực (tuyển chọn, sàng lọc, bố
trí, đánh giá, đãi ngộ, kế hoạch lao động) và tạo môi trường nguồn nhân lực (mở
rộng và mở rộng quy mơ loại hình việc làm, phát triển tổ chức). Kết quả nghiên

cứu của tác giả đã được nhiều nước sử dụng. Trên cơ sở đó, tác giả Christian
Batal (Pháp) trong bộ sách “Quản lí nguồn nhân lực trong khu vực nhà nước”
cũng đã khai thác theo hướng này và đưa ra một lí thuyết tổng thể về phát triển
nguồn nhân lực (từ khâu kiểm kê, đánh giá đến nâng cao năng lực, hiệu quả của

9


nguồn nhân lực) [11, tr. 257].
Hiện nay vấn đề quản lý nguồn nhân lực đã được các nhà quản lý, các nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu, đặc biệt các nhà nghiên cứu, viện, trường đại
học… của Việt Nam; đã có rất nhiều cơng trình khoa học, tài liệu được cơng bố
trên các sách báo, tạp chí.
Hiện nay, nhiều đề án, giải pháp nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ nhà
giáo ở các cấp học, bậc học đã nghiên cứu và áp dụng rộng rãi: Một số nghiên
cứu có thể kể đến như: Quản lý đội ngũ giáo viên. Modul C- Chuyên đề 6,
Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003). Dự án phát triển đội ngũ GV,
Bộ GD-ĐT; Đỗ Minh Cương - Nguyễn Thị Doan (2002). Phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cho giáo dục Đại học Việt Nam. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
Đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ mã số B2001 - ĐHH - 01: “Thực trạng và
những giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức ở Đại học Huế
giai đoạn 2000 - 2010”, do tác giả Nguyễn Văn Hòa chủ nhiệm, đã nghiên cứu
về vai trò của đội ngũ CBCC là nhân tố quyết định vị thế, chất lượng GD&ĐT
và NCKH của ĐH Huế; Đánh giá thực trạng đội ngũ CBCC và hợp đồng lao
động ở ĐH Huế, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm xây dựng
đội ngũ CBCC ngang tầm với yêu cầu đổi mới giáo dục ĐH. Đề tài cũng góp
phần xây dựng quy hoạch và củng cố kiện tồn phát triển đội ngũ CBCC giai
đoạn 2000 - 2010 và là căn cứ để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào
tạo của nhà trường [13; 20; 37].
Luận án Tiến sỹ: “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của các trường

đại học khối Kinh tế Việt Nam thơng qua các chương trình hợp tác đào tạo quốc
tế” của Phan Thuỷ Chi (2008) [12], đã đi sâu nghiên cứu về việc đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực của các trường đại học khối kinh tế Việt Nam dựa vào việc
các chương trình đào tạo quốc tế tại các trường đại học được tận dụng tối đa.
Tác giả đã nêu các yêu cầu đặt ra đối với công tác đào tạo phát triển đội ngũ

10


giảng viên - lực lượng chủ chốt của nguồn nhân lực trong các trường đại học
khối kinh tế trước những yêu cầu mới của thời kỳ hội nhập; tổng hợp và khái
qt hóa một số mơ hình của các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế, những
tác động của chúng đối với công tác đào tạo phát triển đội ngũ giảng viên; phân
tích thực trạng các hoạt động đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên - lực
lượng chủ chốt của nguồn nhân lực. Trên cơ sở lý luận về đào tạo phát triển
nguồn nhân lực của các trường đại học khối kinh tế Việt Nam thông qua các
chương trình hợp tác đào tạo quốc tế, tác giả đánh giá thực trạng và đề xuất giải
pháp đào tạo phát triển đội ngũ giảng viên qua các chương trình này.
Tại Hội thảo khoa học “Đào tạo nhân lực trong giai đoạn hội nhập và phát
triển kinh tế” do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức ngày 22/10/2013,
tác giả Nguyễn Minh Đường đã có bài tham luận khoa học “Đào tạo nhân lực
đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh mới”.
Bài viết đã nêu lên nhiệm vụ đào tạo nhân lực để đáp ứng nhu cầu cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, hội nhập
quốc tế và kinh tế tri thức. Bài viết đã nghiên cứu những yêu cầu mới đối với
đào tạo nhân lực trên bình diện vĩ mơ: phát triển đội ngũ nhân lực có chất lượng,
đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu ngành nghề và trình độ cũng như trên bình diện
vi mơ: hình thành một số yếu tố nhân cách mới cho người lao động Việt Nam để
họ có thể sống và lao động trong một xã hội hiện đại. Trên cơ sở đó, tác giả đã
đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước về lao động, các

cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo và các cơ sở đào tạo (CSĐT) để đổi mới
quản lý và đổi mới đào tạo ở nước ta nhằm đáp ứng yêu cầu về nhân lực phục vụ
cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong bối cảnh mới.
Luận án tiến sĩ chuyên ngành QLGD của tác giả Trịnh Ngọc Thạch
(2008), “Hồn thiện mơ hình QL đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong
các trường ĐH Việt Nam” đã mô tả những nét đặc trưng của các mơ hình QL

11


đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong một số trường ĐH ở nước ta, kiến
nghị những biện pháp hồn thiện mơ hình QL đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao trong các trường ĐH trên cơ sở đảm bảo một số nguyên tắc: Thực
tiễn, chất lượng, hiệu quả và kế thừa. Một số nội dung luận án có đề cập đến yếu
tố QL đội ngũ GVAN có trình độ để đáp ứng được yêu cầu mới…[56].
Theo tác giả Nguyễn Đức Trí về: “Quan điểm và giải pháp về đào tạo
nhân lực trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế ở Việt Nam” [69], để công
tác đào tạo nhân lực có thể đáp ứng được yêu cầu của thời kì hội nhập và phát
triển kinh tế thì cần phải đề ra những giải pháp phù hợp như:
“1. Nhóm giải pháp hướng nghiệp;
2. Nhóm giải pháp phát triển thị trường lao động; xây dựng hệ thống
thông tin về thị trường lao động và việc làm;
3. Nhóm giải pháp đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục vấn đề cốt lõi để đảm bảo chất lượng giáo dục;
4. Nhóm giải pháp quan hệ đào tạo và sử dụng;
5. Nhóm giải pháp tăng cường nguồn lực cho đào tạo - điều kiện quan
trọng để nâng cao chất lượng đào tạo;
6. Nhóm giải pháp tăng cường nguồn tài chính giáo dục”.
Năm 2010, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã thực hiện đề tài:
“Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam” [44] do
Nguyễn Lộc làm chủ nhiệm đề tài. Theo nhóm tác giả, những vấn đề đặc trưng

cần giải quyết trong PTNNL có thể nhóm thành hai lĩnh vực chủ yếu là:
1. Những vấn đề liên quan đến sự thiếu hụt lớn về NNL trình độ cao có kỹ
năng và năng lực;
2. Sự dư thừa hay sử dụng NNL kém hiệu quả;
Các chỉ số quan trọng nhất của PTNNL:
1. Các chỉ số đo lường toàn bộ dự trữ vốn con người của một quốc gia;

12


2. Các chỉ số đo lường sự bổ sung cho dự trữ nguồn vốn này;
Kỹ năng cần thiết của nguồn nhân lực:
1. Biết đọc;
2. Đọc, viết và máy vi tính;
3. Kỹ năng giao tiếp, nói và nghe hiệu quả;
4. Kỹ năng thích ứng, giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo;
5. Kỹ năng phát triển, quản lý nhân sự và phát triển nghề nghiệp;
6. Làm việc nhóm hiệu quả;
7. Kỹ năng ảnh hưởng, tổ chức hiệu quả và lãnh đạo doanh nghiệp.
Từ những cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước về phát triển nguồn
nhân lực, các cơng trình đều đề cao vai trò của yếu tố con người trong các hoạt
động, nhất là trong hoạt động giáo dục. Các cơng trình đó là những nghiên cứu
quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực cho xã hội nói chung và trong
lĩnh vực GD&ĐT.
Đến nay, có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về quản lí và phát triển đội
ngũ giảng viên trong khu vực và trên thế giới. Đề tài “Chính sách phát triển đội
ngũ giảng viên các trường đại học ngồi cơng lập” do tác giả Đỗ Thị Hòa (chủ
nhiệm đề tài) [38]. Các tác giả nghiên cứu đã phân tích cơ sở lý luận về chính
sách phát triển ĐNGV các trường đại học ngồi cơng lập ở Việt Nam tại thời
điểm nghiên cứu; nêu thực trạng chính sách phát triển ĐNGV (trên cơ sở 4

nhóm chủ yếu là: Chính sách tuyển dụng giảng viên; Chính sách sử dụng và
quản lý giảng viên; Chính sách đào tạo, bồi dưỡng giảng viên và chính sách đãi
ngộ, tơn vinh giảng viên) và thực trạng ĐNGV các trường đại học ngoài cơng
lập của Việt Nam; Theo đó, cho đến thời điểm nghiên cứu, Việt Nam chưa có
chính sách thống nhất về bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và NCKH đối với
ĐNGV ĐH cơng lập và ngồi cơng lập; Ngồi ra, nhìn chung chính sách đãi
ngộ, tơn vinh giảng viên hiện nay chưa phù hợp, chưa thỏa đáng, chưa được

13


×