Tải bản đầy đủ (.ppt) (40 trang)

Chuyên đề: PHƯƠNG PHÁP KỈ LUẬT TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC HỌC SINH PHẦN III VÀ PHẦN IV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 40 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Tăng cường phương pháp kỉ luật tích cực trong nhà
trường là biện pháp giáo dục học sinh không sử dụng đến
các hình thức bạo lực, trừng phạt. Trong đó giáo viên, nhà
quản lý giáo dục áp dụng các hình thức kỉ luật tích cực, phù
hợp để giúp học sinh giảm thiểu những hành vi không phù
hợp, củng cố các hành vi tích cực và phát triển nhân cách
một cách toàn diện, bền vững. Đó là mục tiêu giáo dục trong
nhà trường phổ thông. Do đó, muốn vận dụng tốt kỉ luật tích
cực trong nhà trường thì trước hết giáo viên cần nhận thức
rằng biện pháp kỉ luật trừng phạt HS cần được chấm dựt và
thay thế bằng biện pháp kỉ luật tích cực.


Để làm được điều này, GV cần có suy nghĩ sâu sắc hơn nữa
về nghề dạy học, yêu nghề, mến trẻ, cái tâm phải bao trùm
khắp tâm hồn. Hiểu và nắm bắt tâm lý của HS ở mọi lứa tuổi,
từng HS và bản thân giáo viên phải có được niềm vui trong
công việc. Đồng thời, GV phải tự đặt mình ngang hàng với
học sinh để cùng chơi, cùng học, cùng hiểu để tìm cách giáo
dục HS thấu tình, đạt lý. Khi HS mắc lỗi thầy cô giáo phải là
người bạn, người anh, người chị, người cha, người mẹ chỉ bảo
cho các em nhận ra lỗi của mình để tự điều chỉnh để làm sao
HS tạo không khí “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Mặt khác, GV phải xác định rằng “Kỉ luật tích cực”
không phải là cây đũa thần, không phải là chiếc chìa khóa vạn
năng. Do vậy bên cạnh việc sử dụng nó như một giải pháp chủ
công thì còn phải linh hoạt, mềm dẻo kết hợp với hệ thống các
giải pháp khác đi kèm, sao cho việc kỉ luật HS vẫn phải diễn ra






Chương II
Đặc điểm phát triển
của lứa tuổi học sinh tiểu học


Mô tả các dấu hiệu chỉ sự phát
triển cá nhân.
(Học viên phát biểu cá nhân)


1. Sự phát triển về thể chất của trẻ em lứa tuổi
HS tiểu học.


Đặc điểm cơ thể của trẻ em ở lứa tuổi học sinh tiểu
học có những thay đổi cơ bản về những đặc điểm giải
phẫu sinh lí cụ thể như:
- Bộ xương phát triển, đặc biệt là cột sống.
- Các dây chằng, cơ bắp được tăng cường.
- Sự cốt hoá ở các ngón tay hoàn thiện.
- Cơ tim phát triển mạnh ở tuổi 10 – 11.
- Trọng lượng não phát triển bằng người lớn, đặc biệt
thùy trán phát triển mạnh.
- Có sự cân bằng hơn trong hoạt động của 2 quá trình
hưng phấn và ức chế.
Tóm lại, ở lứa tuổi học sinh tiểu học đang có sự hoàn
thiện về cơ thể. Đây là tiền đề vật chất quan trọng cho

những hoạt động mới ở trẻ.


- Trao đổi nhóm thực hiện phiếu
học tập số 2.
- Trình bày.


2. Hoạt động học tập của học sinh tiểu học.
3. Sự phát triển đạo đức ở học sinh tiểu học.
- Đọc tài liệu trao đổi trong nhóm thực hiện
phiếu học tập số 3.
- Trình bày.


Giáo viên cần biết được đặc điểm phát
triển của lứa tuổi học sinh tiểu học về thể
chất, tâm lí để có phương pháp giáo dục
học sinh cho phù hợp.




Chương III
Vận dụng phương pháp
kỉ luật tích cực trong dạy học
và GD học sinh ở trường phổ thông


Bài 1 : Ứng xử tích cực

trong lớp học
1. Thế nào là ứng xử ? Ví dụ.
Thế nào là ứng xử tích cực ? Ví dụ.
Làm việc nhóm đôi, ba.


Ứng xử tích cực trong lớp học là
những hành vi tương tác giữa giáo viên –
học sinh, học sinh – học sinh mang tính
tích cực chủ động của mọi chủ thể và thể
hiện sự quan tâm, tôn trọng, lắng nghe ý
kiến của người khác trong quá trình thực
hiện các nhiệm vụ để đạt mục tiêu dạy
học và giáo dục đã đề ra.


2. Một số kĩ năng giúp giáo viên
ứng xử tích cực
a. Lắng nghe tích cực :
Thế nào là lắng nghe tích cực ?
- Lắng nghe một cách chân thành, gợi mở
(cả bằng ánh mắt và trái tim);
- Hiểu rõ nội dung học sinh nói;
- Hiểu rõ được cảm xúc của học sinh.








Lắng nghe tích cực có bốn bước :
Bước 1: Phản hồi.
Bước 2: Xác nhận cảm xúc.
Bước 3: Khích lệ.
Giáo viên có nhiệm vụ tìm ra những điểm
tốt, điểm mạnh…để khích lệ.
Bước 4: Cùng học sinh tìm giải pháp.


Các rào cản lắng nghe tích cực
- Không chú ý, xao nhãng, mất tập trung, gây mất

hứng thú của học sinh;
- Phán xét, chỉ trích, trách mắng học sinh;
- Đỗ lỗi cho học sinh mà không xem xét rõ vấn đề;
- Hạ thấp, xem thường học sinh;
- Ngắt lời khi học sinh đang nói;
- Đưa ra lời khuyên, giải pháp, thuyết trình, giảng
giải về đạo đức;
- Đồng tình kiểu thương hại;
- Ra lệnh, đe doạ.


 
b. Khích lệ nâng cao lòng tự trọng,
tự tin và động cơ cho học sinh








Các nguyên tắc trong khích lệ học sinh :
Việc có thật và cụ thể.
Chân thành.
 Cụ thể và gọi tên một phẩm chất.
Luôn để lại cảm xúc tích cực.
Ngay lập tức.


Một số kĩ năng khích lệ :
1. Kĩ năng thể hiện sự hiểu biết, thông cảm và
chấp nhận học sinh.
2. Kĩ năng tập trung vào điểm mạnh của học
sinh.
3. Kĩ năng tìm điểm tích cực, nhìn nhận tình
huống theo cách khác.
4. Kĩ năng tập trung vào những điểm cố gắng
mới, tiến bộ mới của học sinh.
Ví dụ :
 


Phân biệt khích lệ với khen thưởng


Trò chơi công nhận đặc điểm tốt của bạn
• Dán tờ giấy sau lưng HV.

• HV đi xin ý kiến nhận xét của 6 người khác về
mình.
(chỉ nhận xét bằng 1 từ hoặc cụm từ).
• - Chia sẻ phiếu nhận xét của mình.
• - Nêu cảm nhận của mình khi đọc phiếu nhận
xét đó.
• - Nêu ý nghĩa của hoạt động.


Dấu hiệu hài lòng sau tương tác
hoặc một pha giao tiếp





Cảm giác thoải mái, dễ chịu
Thấy mình được tôn trọng
Cảm thấy người khác lắng nghe mình
Thấy tự tin và phát huy được khả năng
của bản thân


×