Tải bản đầy đủ (.doc) (162 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 162 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

……………

PHẠM THỊ ÁNH
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÍNH HỮU
HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
THEO HƢỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TỈNH BÌNH
DƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế Toán
Mã số ngành: 60340301

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 3 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

……………

PHẠM THỊ ÁNH
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÍNH HỮU
HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
THEO HƢỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TỈNH BÌNH
DƢƠNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế Toán
Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHAN ĐÌNH NGUYÊN

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 3 năm 2017


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 28 tháng 3 năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Phạm Thị Ánh

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 1/7/1986

Nơi sinh: Nam Định

Chuyên ngành:

MSHV: 1541850002

Kế toán

I- Tên đề tài: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ THEO HƢỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO

TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TỈNH BÌNH DƢƠNG.
II-

Nhiệm vụ và nội dung:

- Vận dụng cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ
thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro và kết quả khảo sát để phát triển mô

hình nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi
ro tại các doanh nghiệp xây dựng tỉnh Bình Dương.
- Xác định và đo lường ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm
soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp xây dựng tỉnh Bình Dương.

Từ đó giúp các doanh nghiệp xây dựng tại Bình Dương có những chính sách phù
hợp để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi
ro. III- Ngày giao nhiệm vụ: 26/9/2016 (QĐ 2757/QĐ-ĐKC)
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 28/3/2017
V- Cán bộ hƣớng dẫn:

PGS.TS. Phan Đình Nguyên

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

PGS.TS. Phan Đình Nguyên

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM


Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Đình Nguyên

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.
HCM ngày 23 tháng 4 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

TT
1
2
3
4
5

Họ và tên
PGS.TS.Võ Văn Nhị
PGS.TS.Huỳnh Đức Lộng
TS. Hà Văn Dũng
TS. Phạm Ngọc Toàn
TS. Nguyễn Quyết Thắng

Chức danh Hội đồng
Chủ tịch
Phản biện 1
Phản biện 2
Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã
được sửa chữa (nếu có).


Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “ Các yếu tố ảnh hƣởng đến tính hữu
hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ theo hƣớng quản trị rủi ro tại các doanh
nghiệp xây dựng tỉnh Bình Dƣơng” là công trình của việc học tập và nghiên cứu
thật sự nghiêm túc của bản thân. Những kết quả nêu ra trong Luận văn này là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam
đoan các số liệu trong Luận văn nghiên cứu này có nguồn gốc rõ ràng, được tổng
hợp từ những nguồn thông tin đáng tin cậy và có trích dẫn.
Tp Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 3 năm 2017
Trân trọng


ii

LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy PGS.TS PHAN
ĐÌNH NGUYÊN, người đã định hướng đề tài, nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn
nghiên cứu trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Trường đại học Công Nghệ
Tp.HCM đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền lửa và tận tình
giảng dạy rất nhiều kiến thức quý báu cho tôi và cho khóa học cao học kế toán
khóa 15SKT11.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Phòng sau đại học Trường đại
học Công Nghệ Tp.HCM đã nhiệt tình và luôn giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn

thành các thủ tục trong quá trình học cũng như thủ tục liên quan đến luận văn
tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cũng như các anh chị đang
công tác tại các doanh nghiệp xây dựng ở Bình Dương đã nhiệt tình, sẵn sàng
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong việc hoàn thiện thang đo và phiếu khảo sát chính
thức.
Trong quá trình tôi thực hiện nghiên cứu, tôi đã cố gắng tham khảo rất
nhiều tài liệu, trao đổi đồng thời tiếp thu rất nhiều ý kiến quý báu của Thầy Cô,
bạn bè và những người đang công tác trong lĩnh vực xây dựng để hoàn thiện
luận văn. Một điều tôi chắc chắn rằng, với vốn kiến thức và thời gian nghiên
cứu có giới hạn nên luận văn này sẽ không tránh khỏi nhiều thiếu sót và hạn chế
nhất định. tôi hy vọng nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi hữu ích từ
quý Thầy Cô và các bạn.
Sau cùng, tôi kính chúc Quý Thầy Cô Trường Đại học Công Nghệ
Tp.HCM thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp
của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Trân trọng,


iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong thời gian gần đây đã có rất nhiều thông tin về tai nạn, rủi ro xảy ra
trong ngành xây dựng và hậu quả của nó vô cùng nghiêm trọng, không chỉ gây
thiệt hại cho chính doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến đời sống xã hội và gây
tổn thất rất lớn cho nền kinh tế nước ta. Đồng thời, trong các DN XD ở Bình
Dương chưa có nghiên cứu nào về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB theo
hướng QTRR theo chuẩn Báo cáo COSO năm 2004. Do đó, việc khảo sát mức
độ hữu hiệu của hệ thống KSNB theo hướng QTRR tại các DN XD ở Bình
Dương theo Báo cáo COSO năm 2004 là cần thiết nhằm giúp các DN XD nâng

cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB theo hướng QTRR theo chuẩn quốc tế.
Từ lý thuyết về Báo cáo COSO năm 2004, luận văn xây dựng một mô
hình nghiên cứu gồm 08 yếu tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
theo hướng QTRR của DN XD đó là: Môi trường kiểm soát; Thiết lập các mục
tiêu; Nhận dạng sự kiện tiềm tàng; Đánh giá rủi ro; Phản ứng với rủi ro; Hoạt
động kiểm soát; Thông tin và truyền thông; Giám sát.
Nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức. Nghiên cứu sơ bộ (nghiên cứu định tính) với phương pháp phỏng
vấn trực tiếp. Nghiên cứu chính thức (nghiên cứu định lượng) được thực hiện là
150 mẫu quan sát bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, mail, hỗ trợ từ bạn bè
người thân qua công cụ khảo sát là phiếu khảo sát. Mô hình nghiên cứu có biến
độc lập là 8 yếu tố cấu thành nên Báo cáo COSO năm 2004 (gồm 36 biến thành
phần) và 1 biến phụ thuộc là tính hữu hiệu của hệ thống KSNB theo hướng
QTRR tại DN theo Báo cáo COSO năm 2004.
Phân tích hồi quy đa biến cho thấy cả 8 yếu tố đều ảnh hưởng và biến
thiên cùng chiều với tính hữu hiệu của hệ thống KSNB theo hướng QTRR tại
DN theo Báo cáo COSO năm 2004. Yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến tính hữu
hiệu của hệ thống KSNB theo hướng QTRR tại DN lần lượt là: Giám sát, Môi
trường quản lý, Hoạt động kiểm soát, Nhận dạng rủi ro, Thiết lập các mục tiêu,


iv

Đánh giá rủi ro, Phản ứng rủi ro. Yếu tố có mức tác động thấp nhất đến tính hữu
hiệu của hệ thống KSNB theo hướng QTRR là: Thông tin và truyền thông. Mô
hình cũng chỉ ra rằng 8 yếu tố này giải thích được 53.8% biến thiên của tính
hữu hiệu của hệ thống KSNB theo hướng QTRR tại DN theo Báo cáo COSO
năm 2004.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự giống và khác nhau về tính hữu hiệu của
hệ thống KSNB theo hướng QTRR tại DN theo Báo cáo COSO năm 2004 theo

biến định tính: Vốn đầu tư của DN; Số lao động trong DN và Doanh thu năm
2016.
Nghiên cứu cũng đã cho thấy những điểm mạnh, hạn chế của các DN
XD ở Bình Dương đối với những từng yếu tố cũng như từng thành phần bên
trong đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB theo hướng QTRR tại các DN XD
này.


v

ABSTRACT
Recently, there are news about losses and risks in architectural industry. And
the potential outcomes caused by these losses and risks might be very serious. Not
only do they damage entrepreneurs, but they also have negative influence on the
economy as well as the society at the national level. In addition, none of architecture
business in Binh Duong conducts any research on management quality, risk control,
according to COSO annual report in 2004. The author, therefore, believes that
evaluating risk control management quality at architecture business in Binh Duong
under COSO guideline is essential for these businesses, and this evaluation process
would help these businesses improve their risk control management quality in
international standard.
Based on the report of COSO in 2004, has created a research model including
eight factors that importantly contribute to KSRR management quality. The eight
factors are (environment management, strategic targets, identifying potential events,
risk evaluation, risk response, activity management, information and media,
supervision. )
This research model has been conducted in two steps, survey and official
research. The Survey step (qualitative research) The official research step
(quantitative research) has been implemented on 150 samples by in-person
interview, mail, questionnaires. The research model has independent variables

including eight factors composing COSO report in 2004 (including 36 variables)
and dependent variables being KRSS management quality (one variable).
The multivariable analysis showed that eight factors all were directly
proportional to KSRR management quality. The most influent factors in risk control
management quality are the following, supervision, environmental management,
activity management, indentifying potential event, strategic target, risk evaluation,
risk response. The least influent factors in KSRR are information and media. The
model also showed that eight factors could explain 53,8% of variables of risk
control.
The research also pointed out the similarities as well as the differences in risk


vi

control using the following variables, business’ budget, labor scale, and revenue in
2016.
The research also showed the strengths and weaknesses of Binh Duong
entrepreneur as the whole including factors in risk control as well as other factors.


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................... ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN.................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................xii
DANH MỤC BẢNG BIỂU..............................................................................xiv
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................xvi
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................. 1

1.

Lý do chọn đề tài.................................................................................... 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 2

3.

Câu h i nghiên cứu................................................................................. 3

4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 3

5.

Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 3

6.

Đóng góp mới của đề tài........................................................................ 4

7.

Cấu trúc của đề tài nghiên cứu............................................................. 4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.............................. 6
1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã công bố................6

1.1.1. Những công trình nghiên cứu trên thế giới……………………………...6
1.1.2.1 Về bài báo khoa học.................................................................................................... 9
1.1.2.2 Về luận văn đã công bố........................................................................................... 13
1.2. Kế thừa kết quả và khe trống nghiên cứu của đề tài........................ 15
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT RỦI RO .. 17

2.1. Khái quát về rủi ro và kiểm soát rủi ro.................................................. 17
2.1.1. Khái quát về rủi ro……………………………………………………...17
2.1.1.1. Khái niệm rủi ro……………………………………………………...17
2.1.1.2. Phân loại rủi ro……………………………………………………….18
2.1.1.3. Đo lường mức độ nghiêm trọng của rủi ro…………………………..19
2.1.2 Một số vấn đề chung về kiểm soát rủi ro................................................ 20


viii

2.1.2.1 Khái niệm kiểm soát rủi ro .................................................................... 20
2.1.2.2 Lợi ích của kiểm soát rủi ro .................................................................. 22
2.1.2.3. Hạn chế của rủi ro ................................................................................ 22
2.2.

Những yếu tố cấu thành nên hệ thống KSRR theo Báo cáo COSO năm

2004 ......................................................................................................... 23
2.2.1. Môi trường kiểm soát .............................................................................. 24
2.2.2. Thiết lập các mục tiêu ............................................................................. 25
2.2.3. Nhận diện sự kiện tiềm tàng.................................................................... 25
2.2.4. Đánh giá rủi ro ........................................................................................ 26
2.2.5. Phản ứng rủi ro ........................................................................................ 27
2.2.6. Hoạt động kiểm soát ............................................................................... 28

2.2.7. Thông tin và truyền thông ....................................................................... 28
2.2.8. Giám sát .................................................................................................. 28
2.3.

Mối quan hệ giữa KSRR với các bộ phận khác trong doanh nghiệp ...... 29

2.4.

Khái niệm chất lượng quản lý hệ thống kiểm soát rủi ro ........................ 30

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 31
3.1.

Nghiên cứu sơ bộ (Nghiên cứu định tính) ............................................... 31

3.1.1. Quy trình ................................................................................................. 32
3.1.2. Kết quả .................................................................................................... 32
3.2.

Nghiên cứu chính thức (Nghiên cứu định lượng) ................................... 32

3.2.1. Xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ............................ 32
3.2.2. Lấy mẫu khảo sát và tiến trình thu thập dữ liệu ...................................... 33
3.2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu ...................................................................... 35
3.2.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha ......... 36
3.2.3.2. Phân tích nhân tố khám phá Exploratory Factor Ânlysis .................... 37
3.2.3.3. Hệ số tương quan và phân tích hồi quy đa biến ................................... 37
3.2.3.4. Kiểm định giả thuyết ............................................................................ 38
3.3.1. Mô hình nghiên cứu ................................................................................ 38
3.3.2. Phương trình nghiên cứu ......................................................................... 39

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................ 40


ix

4.1. Thực trạng về hoạt động xây dựng........................................................ 40
4.1.1. Sự phát triển của ngành xây dựng......................................................................... 40
4.1.1.1. Giới thiệu về tình hình xây dựng....................................................................... 40
4.1.1.2. Lợi thế địa điểm, lợi thế phát triển của ngành xây dựng Bình Dương 42

4.1.2. Đặc điểm và quy mô hoạt động của các DN XD ở Bình Dương...............43
4.2. Xử lý dữ liệu của mẫu nghiên cứu......................................................... 44
4.2.1. Mã hóa biến định tính của các DNXD tham gia khảo sát ở BìnhDương 44

4.2.2. Phân loại mẫu khảo sát.............................................................................................. 44
4.3. Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại các
doanh nghiệp xây dựng tỉnh Bình Dương.............................................. 48
4.3.1. Môi trường quản lý:............................................................................... 48
4.3.2. Thiết lập mục tiêu:................................................................................. 48
4.3.3. Nhận dạng rủi ro.................................................................................... 49
4.3.4. Đánh giá rủi ro....................................................................................... 49
4.3.5. Phản ứng với rủi ro................................................................................ 50
4.3.6. Hoạt động kiểm soát.............................................................................. 50
4.3.7. Thông tin và truyền thông..................................................................... 51
4.3.8. Giám sát................................................................................................ 52
4.4. Phân tích kết quả nghiên cứu................................................................. 52
4.4.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha........................ 52
4.4.1.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo của yếu tố Môi trường kiểm soát ............52
4.4.1.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo của yếu tố Thiết lập mục tiêu.................... 53
4.4.1.3. Đánh giá độ tin cậy thang đo của yếu tố Nhận dạng rủi ro......................54

4.4.1.4. Đánh giá độ tin cậy thang đo của yếu tố Đánh giá rủi ro..........................54
4.4.1.5. Đánh giá độ tin cậy thang đo của yếu tố Phản ứng rủi ro......................... 55
4.4.1.6. Đánh giá độ tin cậy thang đo của yếu tố Hoạt động kiểm soát..............56
4.4.1.7. Đánh giá độ tin cậy thang đo của yếu tố Thông tin và truyền thông....57
4.4.1.8. Đánh giá độ tin cậy thang đo của yếu tố Giám sát...................................... 57
4.4.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA....................58
4.5. Phân tích hồi quy bội............................................................................. 63


x

4.5.1. Ma trận hệ số tương quan...................................................................... 63
4.5.2. Phân tích mô hình hồi quy và kiểm định giả thuyết............................... 66
4.5.2.1. Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy.................................................... 66
4.5.2.2. Kiểm định giả thiết về ý nghĩa của hệ số hồi quy........................................ 67
4.5.2.3. Kết quả phân tích hồi quy bội............................................................................. 68
4.5.2.4 Kiểm tra các giả định của mô hình hồi quy..................................................... 69
4.6. Thảo luận kết quả.................................................................................. 70
4.6.1. Yếu tố 1: Giám sát....................................................................................................... 70
4.6.2. Yếu tố 2: Môi trường quản lý.................................................................................. 71
4.6.3. Yếu tố 3: Hoạt động kiểm soát............................................................................... 72
4.6.4. Yếu tố 4: Nhận dạng rủi ro....................................................................................... 72
4.6.5. Yếu tố 5: Thiết lập mục tiêu.................................................................................... 74
4.6.6. Yếu tố 6: Đánh giá rủi ro.......................................................................................... 74
4.6.7. Yếu tố 7: Phản ứng rủi ro.......................................................................................... 75
4.5.8. Yếu tố 8: Thông tin và truyền thông..................................................................... 76
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................. 79
5.1. Kết luận................................................................................................. 79
5.1.1. Kết luận chung.............................................................................................................. 79
5.1.2. Kết luận riêng cho từng yếu tố............................................................................... 79

5.1.2.1. Yếu tố 1: Giám sát................................................................................................... 79
5.1.2.2. Yếu tố 2: Môi trường quản lý.............................................................................. 79
5.1.2.3. Yếu tố 3: Hoạt động kiểm soát............................................................................ 80
5.1.2.4. Yếu tố 5: Thiết lập mục tiêu................................................................................. 80
5.1.2.5. Yếu tố 6: Đánh giá rủi ro....................................................................................... 80
5.1.2.6. Yếu tố 7: Phản ứng rủi ro...................................................................................... 81
5.1.2.7. Yếu tố 8: Thông tin và truyền thông................................................................. 81
5.2. Kiến nghị một số chính sách nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống
kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp XD tỉnh
Bình Dương. 81


xi

5.2.1. Yếu tố 1: Giám sát....................................................................................................... 81
5.2.2. Yếu tố 2: Môi trường kiểm soát............................................................................. 82
5.2.3. Yếu tố 3: Hoạt động kiểm soát............................................................................... 84
5.2.4. Yếu tố 4: Nhận dạng rủi ro....................................................................................... 85
5.2.5. Yếu tố 5: Thiết lập các mục tiêu............................................................................ 92
5.2.6. Yếu tố 6: Đánh giá rủi ro.......................................................................................... 94
5.2.7. Yếu tố 7: Phản ứng rủi ro.......................................................................................... 97
5.2.8. Yếu tố 8: Thông tin và truyền thông..................................................................... 98
5.3. Hạn chế của đề tài.................................................................................. 99
5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo.................................................................. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………..
PHỤ LỤC .............................................................................................................


xii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


AAA

American Accounting Association
(Hiệp hội kế toán Hoa Kỳ)

AICPA

American Institute of Certified Public Accountants

(Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ)
CIC

Credit Information Center
(Trung tâm thông tin tín dụng)

COSO

Committee of Sponsoring Organization
(Ủy ban các tổ chức tài trợ Treadway)

CP

Cổ phần

DN

Doanh nghiệp

DNNN


Doanh nghiệp nhà nước

KSNB

Kiểm soát nội bộ

KSRR

Kiểm soát rủi ro

RR

Rủi ro

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

XD

Xây dựng

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

GDP

Tổng thu nhập quốc dân


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

QLRR

Quản lý rủi ro

QTRR

Quản trị rủi ro

EFA

Exploratory Factor Analysis
(Phân tích nhân tố khám phá)

ERP

Enterprise Resource Planning
(Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp)

FEI

Financial Executives Institute
(Hiệp hội Quản trị viên tài chính)


xiii


IMA

Institute of Management Accountants
(Hiệp hội Kế toán viên quản trị)

IIA

Institute of Internal Auditors (Hiệp
hội Kiểm toán viên nội bộ)

SPSS

Statistical Package for the Social Sciences

(Phân tích dữ liệu trong khoa học xã hội)
Sig.

Observed significance level
(Mức ý nghĩa quan sát)

VIF

Variance inflation factor
(Hệ số nhân tố phóng đại phương sai)


xiv

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Tổng kết số phiếu khảo sát gửi đi và thu về.............................................................. 35
Bảng 3.2: Tổng kết số phiếu khảo sát trả lời hợp lệ................................................................... 35
Bảng 4.1: Doanh thu năm 2016 các DN XD tham gia khảo sát ở Bình Dương...............44
Bảng 4.2: Vốn đầu tư của các DN XD tham gia khảo sát ở Bình Dương..........................45
Bảng 4.3: Số lao động của các DN XD tham gia khảo sát ở Bình Dương.........................46
Bảng 4.4: Chức danh của người tham gia khảo sát trong DN XD ở Bình Dương..........47
Bảng 4.5: Thống kê mô tả biến môi trường quản lý................................................................... 48
Bảng 4.6: Thống kê mô tả biến Thiết lập mục tiêu..................................................................... 49
Bảng 4.7: Thống kê mô tả biến Nhận dạng rủi ro....................................................................... 49
Bảng 4.8: Thống kê mô tả biến Đánh giá rủi ro........................................................................... 50
Bảng 4.9: Thống kê mô tả biến Phản ứng với rủi ro................................................................... 50
Bảng 4.10: Thống kê mô tả biến hoạt động kiểm soát............................................................... 51
Bảng 4.11: Thống kê mô tả biến thông tin và truyền thông..................................................... 51
Bảng 4.12: Thống kê mô tả biến giám sát...................................................................................... 52
Bảng 4.13: Kết quả đánh giá thang đo yếu tố Môi trường kiểm soát bằng
Cronbach's Alpha..................................................................................................................................... 53
Bảng 4.14: Kết quả đánh giá thang đo của yếu tố Thiết lập mục tiêu bằng
Cronbach's Alpha..................................................................................................................................... 53
Bảng 4.15: Kết quả đánh giá thang đo của yếu tố Nhận dạng rủi ro bằng
Cronbach's Alpha..................................................................................................................................... 54
Bảng 4.16: Kết quả đánh giá thang đo của yếu tố Đánh giá rủi ro bằng
Cronbach's Alpha..................................................................................................................................... 55
Bảng 4.17: Kết quả đánh giá thang đo của yếu tố Phản ứng với rủi ro bằng
Cronbach's Alpha..................................................................................................................................... 55
Bảng 4.18: Kết quả đánh giá thang đo của yếu tố Hoạt động kiểm soát bằng
Cronbach's Alpha..................................................................................................................................... 56


xv


Bảng 4.19: Kết quả đánh giá thang đo của yếu tố Thông tin và truyền thông bằng
Cronbach's Alpha..................................................................................................................................... 57
Bảng 4.20: Kết quả đánh giá thang đo của yếu tố Giám sát bằng Cronbach's Alpha 58
Bảng 4.21: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett.............................................................................. 59
Bảng 4.22: Bảng phương sai trích lần cuối.................................................................................... 60
Bảng 4.23: Kết quả phân tích nhân tố thang đo biến độc lập.................................................. 61
Bảng 4.24: Ma trận hệ số tương quan.............................................................................................. 63
Bảng 4.25: Kiểm định tính phù hợp của mô hình........................................................................ 66
Bảng 4.26: Kết quả phân tích ANOVA............................................................................................ 66
Bảng 4.27: Kết quả hệ số hồi quy theo phương pháp ENTER............................................... 67


xvi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Các thành phần của hệ thống quản trị rủi ro............................................................... 23
Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu...................................................................................... 31
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu chính thức...................................................................................... 39
Hình 4.1: Doanh thu 2016 của các DN XD tham gia khảo sát ở Bình Dương.................45
Hình 4.2: Vốn đầu tư của các DN XD tham gia khảo sát ở Bình Dương........................... 46
Hình 4.3: Số lao động của các DN XD tham gia khảo sát ở Bình Dương......................... 46
Hình 4.4: Chức danh của những người tham gia khảo sát....................................................... 47
Hình 4.5: Đồ thị Histogram của phần dư chuẩn hóa.................................................................. 69
Hình 4.6: Đồ thị P-P plot....................................................................................................................... 70


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trong nền kinh tế cạnh tranh thị trường ngày nay, rủi ro là khó tránh
khỏi. Doanh nghiệp nào không dám chấp nhận rủi ro sẽ không phát triển lớn
mạnh được. Thành công càng lớn thì cũng phải chịu rủi ro càng lớn. Vì vậy các
tổ chức nghề nghiệp trên thế giới đã nghiên cứu, tổng kết và phát triển hệ thống
quản trị theo hướng kiểm soát rủi ro. Báo cáo COSO (Committee of Sponsoring
Organization - Ủy ban các tổ chức tài trợ Treadway) với tiêu đề: Quản trị rủi ro
doanh nghiệp – khuôn khổ tích hợp được công bố vào tháng 08 năm 2004, đã
xác định những tiêu chuẩn làm cơ sở đánh giá rủi ro cũng như đề xuất xây dựng
quy trình hệ thống kiểm soát rủi ro hữu hiệu và hiệu quả cho công tác quản lý,
nhằm tạo cơ hội cho doanh nghiệp có thể né tránh hay đối đầu với những thách
thức trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay.
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển để thu hút đầu tư chúng ta
đang ngày càng hoàn thiện hơn về mọi mặt trong đó có ngành xây dựng. Điều
này cho thấy ngành xây dựng luôn có cơ hội và thách thức trong việc phát triển
ngành. Ngành xây dựng thường xuyên xảy ra rủi ro, bất kỳ một thiếu sót nào
trong các khâu khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, sự thay đổi tỷ giá hoặc lãi
suất, hay quản lý của công ty... đều có thể xảy ra rủi ro. Thời gian qua ở nước ta,
một số doanh nghiệp xây dựng đã để xảy ra rủi ro tai nạn trong khi thi công và
hậu quả của nó vô cùng nghiêm trọng, không chỉ gây thiệt hại cho chính doanh
nghiệp mà còn ảnh hưởng đến tính mạng con người, đến đời sống xã hội và gây
tổn thất rất lớn cho cả nền kinh tế. Cho nên, các doanh nghiệp xây dựng của
Việt Nam muốn tồn tại và phát triển bền vững, thì yêu cầu cấp thiết đặt ra cho
các doanh nghiệp này là phải xây dựng được một hệ thống kiểm soát rủi ro hữu
hiệu và hiệu quả nhằm giúp doanh nghiệp nhận diện được những rủi ro, ứng
phó và xử lý kịp thời với rủi ro có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong suốt
quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Bình Dương là một trong những thành phố năng động, các doanh nghiệp
xây dựng đa dạng về quy mô đều có hoạt động tại đây với những công trình lớn
nhỏ đang xây dựng tấp nập. Vì vậy việc nhận diện, đánh giá trung thực các yếu



2

tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản
trị rủi ro tại các doanh nghiệp xây dựng tỉnh Bình Dương.
Rủi ro là điều không ai mong đợi. Một rủi ro có thể được xem là nhỏ với
doanh nghiệp này nhưng lại lớn với doanh nghiệp khác. Nếu muốn doanh
nghiệp của mình phát triển thì cần chuẩn bị ứng phó cho mọi rủi ro có thể xảy
ra.
Nhận diện được rủi ro, có giải pháp phòng tránh, hạn chế tổn thất khi có
rủi ro, đó là giải pháp tích cực thay vì liều lĩnh.
Để giải quyết vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài “Các yếu tố ảnh
hƣởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ theo hƣớng quản
trị rủi ro tại các doanh nghiệp xây dựng tỉnh Bình Dƣơng” có ý nghĩa chỉ ra
những tác động của các yếu tố cấu thành ảnh hưởng đến chất lượng quản lý của
hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung hay kiểm soát rủi ro nói riêng tại các
doanh nghiệp xây dựng ( DN XD) ở Bình Dương, từ đó làm cơ sở đề xuất các
kiến nghị cần thiết nhằm khắc phục mặt hạn chế và phát huy tối đa những mặt
làm được trong hệ thống, giúp các DN XD sử dụng được nguồn lực một cách
hiệu quả nhất, tránh rủi ro, tổn thất trong xây dựng và tăng hiệu suất kinh doanh
tối ưu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm đạt được 02 mục tiêu cơ bản sau
đây:
- Khảo sát và đánh giá thực trạng các yếu tố cấu thành tác động đến tính
hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại các doanh
nghiệp xây dựng tỉnh Bình Dương. Nhận diện những nhân tố rủi ro trong lĩnh
vực xây dựng.
- Xác định các nhân tố và mức ảnh hưởng của đến tính hữu hiệu của hệ thống
kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp xây dựng

tỉnh Bình Dương, từ đó có kiến nghị phù hợp nhằm khắc phục những điểm
hạn chế và phát huy tốt những mặt tích cực để nâng cao tính hữu hiệu của hệ
thống KSNB theo hướng QTRR.


3

3. Câu h i nghiên cứu
Đề tài cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
Câu hỏi 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm
soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp xây dựng tỉnh Bình
Dương?
Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống
kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp xây dựng tỉnh Bình
Dương như thế nào?
Câu hỏi 3: Các giải pháp nào nhằm nâng cao đến tính hữu hiệu của hệ thống
kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp xây dựng tỉnh Bình
Dương?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng tích hợp
quản trị rủi ro – COSO 2004 (gọi chung là hệ thống kiểm soát rủi ro).
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành đến tính hữu hiệu
của hệ thống KSNB theo hướng tích hợp QTRR.
Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện tại các doanh nghiệp xây dựng ở Bình Dương
- Thời gian khảo sát dữ liệu: Năm 2016
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng. Cụ thể:

- Về tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận: Tác giả chủ yếu dùng
phương pháp định tính như phương pháp quan sát tại bàn, tổng hợp và hệ thống
hóa.
- Về nghiên cứu thực trạng và bàn luận kết quả nghiên cứu: Đây là đề tài
nghiên cứu khám phá, nên tác giả chia làm 2 bước nghiên cứu gồm nghiên cứu
sơ bộ và nghiên cứu chính thức.


4

Nghiên cứu sơ bộ:
Được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính. Tác giả
thực hiện phỏng vấn thử một số người đang làm việc trong lĩnh vực xây dựng
để xác định khả năng có thể hiểu được của mỗi câu hỏi để bổ sung điều chỉnh
thang đo cho các yếu tố nghiên cứu.
Nghiên cứu chính thức:
Được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Sau khi bảng khảo
sát được điều chỉnh từ ngữ phù hợp, tác giả tiến hành gửi qua mail (50 phiếu), nhờ
bạn bè người thân hỗ trợ (50 phiếu) và tự bản thân tác giả đến trực tiếp khảo sát và
phỏng vấn tại các DN XD ở Bình Dương (100 phiếu), đặc biệt trong số những
doanh nghiệp khảo sát thì Công ty CP Thương Mại Đầu Tư Xây Dựng Phú Cường
được chính tác giả trực tiếp đến quan sát thực tập trong thời gian thực hiện nghiên
cứu đề tài này, tác giả chọn mẫu theo phương pháp mẫu thuận tiện, phi xác suất.
Xử lý số liệu nghiên cứu: Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phần
mềm SPSS 22.0 và Microsoft Office Excel 2010. Thang đo được kiểm định bằng hệ
số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Phân tích hồi quy đa
biến nhằm xác định mức độ tác động của từng yếu tố trong hệ thống KSRR ảnh
hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB theo hướng QTRR tại DN XD theo
Báo cáo COSO năm 2004. Bàn luận kết quả nghiên cứu.
Đề xuất kiến nghị: Phương pháp quy nạp được vận dụng dựa trên kết quả

nghiên cứu để đề xuất các kiến nghị hợp lý.
6. Đóng góp mới của đề tài
- Đánh giá thực trạng các yếu tố cấu thành ảnh hưởng như thế nào đến tính
hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại các doanh
nghiệp xây dựng tỉnh Bình Dương.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB theo hướng KSRR tại các DN XD ở Bình Dương, đặc biệt là về nhận
diện rủi ro, phòng ngừa rủi ro và ứng phó với rủi ro.
7. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của luận văn được chia thành 05
chương, cụ thể như sau:


5

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu đã công bố: chương này giới thiệu
về các công trình nghiên cứu đã công bố trên thế giới và tại Việt Nam trong thời
gian gần đây, từ đó tìm các kết quả có thể kế thừa và khe trống cho nghiên cứu
của đề tài mà tác giả theo đuổi.
Chương 2: Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát rủi ro: chương này trình
bày lý luận về KSNB theo hướng tích hợp quản trị rủi ro làm nền tảng cho việc
nghiên cứu hệ thống KSRR. (Kèm theo chương này là phụ lục một số bài học
kinh nghiệm về KSRR thông qua các sự kiện thực tế đã xảy ra trong ngành xây
dựng trên thế giới cũng như ở Việt Nam).
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: chương này trình bày mô hình nghiên
cứu đề tài và cách thức thiết kế mô hình nghiên cứu, cách lựa chọn phương
pháp nghiên cứu thích hợp để giải quyết mục tiêu của đề tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận: chương này trình bày tổng
quát về tình hình xây dựng tại các DN XD ở Bình Dương và xử lý dữ liệu thực
trạng từ mẫu nghiên cứu, phân tích, bàn luận các kết quả nghiên cứu.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Dựa trên kết quả nghiên cứu ở chương 4
để kết luận đề tài nghiên cứu, từ kết luận tác giả có căn cứ đề xuất một số kiến
nghị đối với các nhà quản lý tại các DN XD ở Bình Dương nhằm nâng cao chất
lượng quản lý của hệ thống KSNB theo hướng QTRR.


×