Tải bản đầy đủ (.docx) (120 trang)

Giải pháp phát triển Bảo hiễm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 120 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

QUYỀN THỊ LAN PHƯƠNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI
TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ,
TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

QUYỀN THỊ LAN PHƯƠNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ
NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ,
TỈNH PHÚ THỌ

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học: TS. Quyền Đình Hà


HÀ NỘI – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc
rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự
tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của thành
phố Việt Trì./.
Hà Nội, ngày 7 tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn

Quyền Thị Lan Phương

1


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn này, em đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô; các anh, chị, em và các bạn. Với lòng kính
trọng và biết ơn sâu sắc, em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Ban Giám đốc, Ban chủ nhiệm Khoa kinh tế và phát triển nông thôn, Ban quản
lý đào tạo sau đại học, quý Thầy giáo, Cô giảng dạy của Học viện nông nghiệp Việt
Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ, truyền thụ những kiến thức quý báu cho em
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn. Đặc biệt là TS. Quyền Đình Hà đã
dành nhiều thời gian nhiệt tình hướng dẫn nghiên cứu và giúp đỡ để em hoàn thành
Luận văn này.
Ban lãnh đạo và anh em đồng nghiệp trong đơn vị đã tạo điều kiện thuận lợi cho
em trong quá trình làm việc, trong thời gian học tập, thu thập số liệu để em có thể hoàn
thành Luận văn tốt nghiệp này.

Do điều kiện về năng lực bản thân còn hạn chế, luận văn chắc chắn không tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo
trong hội đồng khoa học, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn của em được hoàn thiện
hơn.
Hà Nội, ngày 7 tháng 6 năm 2019
Học viên

Quyền Thị Lan Phương

2


MỤC LỤC
Lời cam đoan.....................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục............................................................................................................................iii
Danh mục các chữ viết tắt................................................................................................vi
Danh mục bảng...............................................................................................................vii
Danh mục sơ đồ, biểu đồ.................................................................................................ix
Danh mục hộp...................................................................................................................x
Trích yếu luận văn...........................................................................................................xi
Thesis abstract...............................................................................................................xiii
Phần 1. Mở đầu...................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết........................................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2


1.2.1. Mục tiêu chung.....................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................................2
1.3.

Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................3

1.4.

Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................3

1.4.1. Phạm vi nội dung..................................................................................................3
1.4.2. Phạm vi không gian..............................................................................................3
1.4.3. Phạm vi thời gian..................................................................................................3
1.5.

Ý nghĩa khoa học của đề tài..................................................................................4

1.5.1. Về lý luận..............................................................................................................4
1.5.2. Về thực tiễn...........................................................................................................4
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn....................................................................................5
2.1.

Cơ sở lý luận về phát triển bảo hểm xã hội tự nguyện.........................................5

2.1.1. Một số khái niệm cơ bản.......................................................................................5
2.1.2. Đặc điểm, vai trò của bảo hiểm xã hội tự nguyện................................................6
2.1.3. Tính chất của bảo hiểm xã hội tự nguyện...........................................................13
2.1.4. Nội dung phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện..................................................14
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện.......................16


3


2.1.6. Một số điểm mới về bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại Luật bảo
hiểm xã hội bổ sung năm 2016...........................................................................21
2.2.

Cơ sở thực tiễn....................................................................................................22

2.2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới..................................................22
2.2.2. Kinh nghiệm ở một số địa phương về phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện
.............................................................................................................................24
2.2.3. Bài học rút ra từ nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và trong nước......................26
2.2.4. Những công trình nghiên cứu có liên quan.........................................................27
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................29
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu..............................................................................29

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân số xã hội.......................................................................29
3.1.2. Khái quát về Bảo hiểm xã hội thành phố Việt Trì...............................................32
3.2.

Phương pháp nghiên cứu....................................................................................36

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu...................................................................36
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin..........................................................................37
3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin...............................................................................38
3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin........................................................................38

3.2.5. Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện..........40
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.....................................................................42
4.1.

Thực trạng phát triển bhxh tự nguyện trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh
Phú Thọ...............................................................................................................42

4.1.1. Thực trạng phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại
thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.........................................................................42
4.1.2. Thực trạng phát triển số thu bảo hiểm xã hội tự nguyện tại thành phố Việt
Trì, tỉnh Phú Thọ.................................................................................................47
4.1.3. Thực trạng phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ, tổ chức thực hiện chính
sách bảo hiểm xã hội tự nguyện tại thành phố Việt Trì, tỉnhPhú Thọ.................53
4.1.4. Thực trạng nâng cao chất lượng dịch vụ.............................................................58
4.1.5. Đánh giá chung về công tác phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện tại địa
bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ..................................................................59
4.1.6. Đánh giá của các bên liên quan về vấn đề phát triển BHXH tự nguyện trên
địa bàn thành phố Việt Trì...................................................................................62

4


4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bhxh tự nguyện tại địa bàn thành phố
Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.........................................................................................70

4.2.1. Ảnh hưởng của chính sách BHXH tự nguyện đến sự phát triển BHXH tự
nguyện.................................................................................................................70
4.2.2. Yếu tố thông tin, tuyên truyền............................................................................71

4.2.3. Yếu tố thuộc về người dân..................................................................................76
4.2.4. Yếu tố tổ chức bộ máy và cán bộ........................................................................79
4.2.5. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) của phát triển bảo hiểm
xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố Việt Trì................................................81
4.3.

Một số giải pháp hoàn thiện nhằm phát triển BHXH tự nguyện trên địa
bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ..................................................................84

4.3.1. Căn cứ xác định giải pháp...................................................................................84
4.3.2. Nâng cao nhận thức về bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người dân....................85
4.3.3. Tăng cường công tác tuyên truyền bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn
thành phố Việt Trì...............................................................................................86
4.3.4. Mở rộng các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố Việt
Trì........................................................................................................................90
4.3.5. Nâng cao chất lượng hệ thống cung ứng dịch vụ, tổ chức thực hiện bảo
hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố Việt Trì.......................................91
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.........................................................................................95
5.1.

Kết luận...............................................................................................................95

5.2.

Kiến nghị.............................................................................................................96

5.2.1. Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội Việt Nam...........................................................96
5.2.2. Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ.....................................................96
5.2.3. Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ......................96
Tài liệu tham khảo..........................................................................................................97

Phụ lục..........................................................................................................................100

5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ASXH
BHXH
BHXH BB
BHXH TN
BHYT
HĐND
NLĐ
NSNN
UBND

Nghĩa tiếng Việt
An sinh xã hội
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Bảo hiểm y tế
Hội đồng nhân dân
Người lao động
Ngân sách Nhà nước
Ủy ban nhân dân

DANH MỤC BẢNG


6


Bảng 4.1.

Số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trong tổng số người
tham gia bảo hiểm xã hội tại thành phố Việt Trì giai đoạn 2016 2018............................................................................................................43

Bảng 4.2.

Mức đóng BHXH tự nguyện phân theo đối tượng tham gia trên địa
bàn thành phố Việt Trì năm 2018...............................................................45

Bảng 4.3.

Tình hình thực hiện kế hoạch thu bảo hiểm xã hội tự nguyện của bảo
hiểm xã hội Thành phố Việt Trì giai đoạn 2016 - 2018.............................47

Bảng 4.4.

Lương hưu và trợ cấp do quỹ Bảo hiểm xã hội tự nguyện chi trảtrên
địa bàn thành phố Việt Trì giai đoạn 2016 – 2018.....................................52

Bảng 4.5.

Bảng tổng hợp mức chi thù lao đại lý thu Bảo hiểm xã hộitự nguyện,
giai đoạn 2016 - 2018................................................................................55

Bảng 4.6.


Tổng hợp hoạt động tuyên bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn
thành phố Việt Trì giai đoạn 2016- 2018...................................................57

Bảng 4.7.

Bảng tổng hợp đánh giá công tác phục vụ của cơ quanBảo hiểm xã
hội thành phố Việt Trì................................................................................59

Bảng 4.8.

Mô tả mẫu điều tra về đối tượng đang tham gia BHXH tự nguyện...........63

Bảng 4.9.

Mức đóng phí bảo hiểm xã hội tự nguyện phù hợp...................................65

Bảng 4.10. Đối tượng Nhà nước nên hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện...........................67
Bảng 4.11. Đánh giá về mức độ đơn giản/phức tạp của Hồ sơ kê khai thông tin,
Quy trình các bước thực hiện đăng ký và các giấy tờ kèm theo khi
đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện............................................68
Bảng 4.12. Mức độ hài lòng của người lao động về thái độ phục vụ của viên
chức bảo hiểm xã hội thành phố Việt Trì...................................................68
Bảng 4.13. Hiểu biết về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện của Người lao
động chưa tham gia BHXH tự nguyện.......................................................69
Bảng 4.14. Mức độ hiểu biết về chính sách của người lao động chưa tham gia
BHXH tự nguyện.......................................................................................69
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của mức độ hiểu biết về chính sách bảo hiểm xã hội tự
nguyện và kết quả thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn
thành phố Việt Trì......................................................................................72
Bảng 4.16. Bảng đánh giá mức độ thường xuyên của công tác tuyên truyền..............74


7


Bảng 4.17. Ảnh hưởng của trình độ học vấn và quyết định tham gia bảo hiểm xã
hội tự nguyện trên địa bàn thành phố Việt Trì...........................................76
Bảng 4.18. Đánh giá về thủ tục tham gia và thủ tục giải quyết bảo hiểm xã hội tự
nguyện trên địa bàn thành phố Việt Trì......................................................80
Bảng 4.19. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) của quản lý bảo
hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố Việt Trì..............................83

8


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1.

Bản đồ hành chính thành phố Việt Trì....................................................29

Sơ đồ 3.2.

Sơ đồ tổ chức bộ máy của bảo hiểm xã hội thành phố Việt Trì..............35

Biểu đồ 4.1.

Biểu đồ so sánh số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và
bảo hiểm xã hội bắt buộc từ năm 2016 - 2018........................................43

Biểu đồ 4.2.


Biểu đồ so sánh số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phân
theo mức đóng từ năm 2016 - 2018........................................................44

Biểu đồ 4.3.

Cơ cấu người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo phương
thức đóng trên địa bàn thành phố Việt Trì từ năm 2016 - 2018..............46

Biểu đồ 4.4.

Kết quả thực hiện kế hoạch thu bảo hiểm xã hội tự nguyệntrên địa
bàn Thành phố Việt Trì giai đoạn 2016 - 2018.......................................48

Biểu đồ 4.5.

Ý kiến của khách hàng về mức đóng phí BHXH tự nguyện...................64

Biểu đồ 4.6.

Ý kiến khách hàng về phương thức đóng phí BHXH tự nguyện............65

Biểu đồ 4.7.

Mức độ hiểu biết về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện...................73

Biểu đồ 4.8.

Nguồn thông tin về bảo hiểm xã hội tư nguyện mà người dân có
được........................................................................................................75


Biểu đồ 4.9.

Ảnh hưởng của thu nhập bình quân hàng tháng và quyết định tham
gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố Việt Trì..............79

DANH MỤC HỘ

9


Hộp 4.1. Sẽ có chính sách mở rộng các chế độ BHXH tự nguyện..................................71
Hộp 4.2. Không biết có chính sách BHXH tự nguyện....................................................74
Hộp 4.3 Tại sao không tham gia...?.................................................................................78

10


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Quyền Thị Lan Phương
Tên Luận văn: Giải pháp phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành
phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Ngành: Quản lý kinh tế ứng dụng

Mã số: 8.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa
bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường phát
triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong

thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng bốn phương pháp chính:(1) Phương pháp chọn điểm nghiên cứu:
đề tài tiến hành chọn theo vị trí và vùng kinh tế, chọn ba điểm nghiên cứu làm đại diện.
(2) Phương pháp thu thập thông tin: thông tin thứ cấp, thông tin sơ cấp (tổ chức điều tra
thông qua các công cụ PRA, KIP).(3) Phương pháp xử lý thông tin được áp dụng qua
công cụ Microsoft Excel.(4) Phương pháp phân tích thông tin: Thống kê mô tả, thống kê
so sánh, PRA, KIP, phân tích ma trận SWOT.
Kết quả chính và kết luận
Thực trạng phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú
Thọ cho thấy: Số lượng người tham gia BHXH tự nguyện có xu hướng tăng lên qua các
năm nhưng vẫn ở mức thấp so với tổng số người tham gia BHXH, đến năm 2018 đạt
2880 người chiếm 4,11%. Mong muốn tham gia BHXH tự nguyện của người dân là rất
lớn ( gần 90% số lượt khảo sát) trong đó nếu được Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng
thì số lượng người tham gia sẽ rất cao. Về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đa số là
những người có mức thu nhập ở mức trung bình và có nắm được chính sách BHXH tự
nguyện. Phần lớn người có mức thu nhập thấp, trình độ học vấn không cao và nhận thức
về chính sách BHXH tự nguyện hạn chế đều chưa tham gia. Về phát triển hệ thống đại
lý thu BHXH tự nguyện, có thể nói các đại lý thu chính là cánh tay nối dài của cơ quan
BHXH với người dân góp phần cho công tác phát triển BHXH tự nguyện. Bên cạnh
những mặc tích cực đạt được thì thực tế, việc xây dựng và hoạt động của các đại lý thu

11


trên địa bàn thành phố cũng gặp một số khó khăn. Về công tác tuyên truyền đã được chú
trọng tuy nhiên còn chưa trọng tâm, thiếu linh hoạt dẫn đến chưa đạt được hiệu quả cao.
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển BHXH tự nguyện gồm: (i) Hệ
thống pháp luật và chính sách về BHXH tự nguyện; (ii) Nhận thức của người dân; (iii)
Yếu tố về thu nhập; (iv) Thể chế tổ chức bộ máy và cán bộ. Những yếu tố này đã ảnh

hưởng chủ yếu đến công tác phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn thành phố Việt Trì,
tỉnh Phú Thọ.
Từ kết quả nghiên cứu trên, nhóm giải pháp tăng cường phát triển BHXH tự
nguyện trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ: (i) Nâng cao nhu cầu tham gia
BHXH tự nguyện; (ii) Hoàn thiện công tác quản lý, mở rộng đối tượng tham gia và tổ
chức thực hiện BHXH tự nguyện; (iii) Mở rộng các chế độ BHXH tự nguyện; (iv) Nâng
cao chất lượng dịch dụ BHXH tự nguyện.

12


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Quyen Thi Lan Phuong
Thesis title: Solution of developing voluntary social insurance in Viet Tri city, Phu Tho
province
Major: Economic Management Application

Code:8.34.04.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
On the basis of assessing the situation of developing voluntary social insurance in
Viet Tri city, Phu Tho province; thereby proposing some solutions to strengthen the
development of voluntary social insurance in Viet Tri city, Phu Tho province in the future.
Materials and Methods
The thesis uses four main methods: (1) Method of selecting study sites: the topic
selects by location and economic region, selects three research sites as representatives. (2)
Methods of information collection: secondary data gathering, primary data gathering
(conducting surveys through PRA, KIP tools). (3) The method of processing data is applied
through Microsoft Excel tool. (4) Methods of data analysis: Descriptive statistics method,

comparative statistics method, PRA tools, KIP, SWOT matrix analysis method.
Main findings and conclusions
The situation of voluntary social insurance development in Viet Tri city, Phu Tho
province shows that: The number of people participating in voluntary social insurance
tends to increase over the years but remains low compared to the total number of people
participating in social insurance, by 2018, there were 2880 people, accounting for
4,11%. The desire of people to participate in voluntary social insurance is very large
(nearly 90% of the survey), in which, if supported by the State, a part of the contribution
level is very high. The majority of participants of voluntary social insurance are those
with average income and have a voluntary social insurance policy. The majority of
people with low income, low education level and awareness of limited voluntary social
insurance policies are not involved. Regarding the development of a system of
voluntary social insurance agents, it can be said that collecting agents are the long arm
of the social insurance agency with the people contributing to the development of
voluntary social insurance. In addition to the positive attainment, in fact, the

13


construction and operation of collecting agents in the city also met some difficulties.
The propaganda has been focused but not yet focused, lack of flexibility leading to not
achieving high efficiency.
Factors affecting voluntary social insurance development include: (i) Legal
system and voluntary social insurance policies; (ii) People's awareness; (iii) Income
factor; (iv) Institutional organization and staff. These factors have mainly affected the
development of voluntary social insurance in Viet Tri city, Phu Tho province.
From the above research results, the group of measures to strengthen the
development of voluntary social insurance in Viet Tri city, Phu Tho province: (i)
Improve the demand for voluntary social insurance; (ii) Complete management, expand
participants and organize the implementation of voluntary social insurance; (iii)

Expanding voluntary social insurance regimes; (iv) Improve the quality of voluntary
social insurance services.

14


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) là một bộ phận quan trọng của chính
sách xã hội của Đảng và Nhà Nước. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay
BHXH đang trở thành nhu cầu cấp thiết và đòi hỏi khách quan của người lao
động. BHXH là phương tiện để bảo vệ, che chở người lao động khỏi ảnh hưởng
trực tiếp của những hạn chế trong cơ chế mới và là một trong những nhân tố có
ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị xã hội.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là một trong những chính sách an
sinh xã hội có ý nghĩa sâu sắc đối với người lao động tự do, có thu nhập thấp và
không ổn định để được hưởng lương hưu nhằm giảm bớt khó khăn, rủi ro khi về
già, đồng thời khi chết được hưởng chế độ mai táng phí. Nhưng thực tế cho thấy
loại hình BHXH tự nguyện vẫn chưa thực sự thu hút đông đảo người dân tham
gia. Được triển khai thực hiện từ ngày 01/01/2008; tuy nhiên: Theo báo cáo tổng
kết năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019 của BHXH Việt Nam, đến
hết năm 2018 số người tham gia BHXH tự nguyện đạt 271 nghìn người chiếm
0,57% lực lượng lao động tham gia BHXH. Trong đó chỉ khoảng 30% là đối
tượng tăng mới còn lại là những đối tượng đóng tiếp để hưởng lương hưu. Như
vậy thực trạng này sẽ tạo ra gánh nặng lớn cho ngân sách khi thực hiện các chính
sách an sinh xã hội trong tương lai, bởi hàng trăm nghìn người hết tuổi lao động
mà không có lương hưu.
Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh
Phú Thọ được tái lập từ ngày 01/01/1997 theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc
hội khóa IX, khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngày

16/09/1997 Tổng Giám Đốc BHXH Việt Nam có quyết định thành lập số
1608/BHXH/QĐ/TCCB thành lập BHXH thành phố Việt Trì, là cơ quan sự
nghiệp trực thuộc nằm trong hệ thống tổ chức của BHXH tỉnh Phú Thọ, có nhiệm
vụ tổ chức thực hiện các chính sách chế độ và quản lý tài chính BHXH trên địa
bàn thành phố Việt Trì.Kết quả thực hiện chính sách BHXH tự nguyện từ năm
2008 đến đầu năm 2018 trên địa bàn thành phố cho thấy, mặc dù đối tượng tham
gia ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước, theo báo cáo thu năm 2018 của
BHXH thành phố Việt Trì đến hết năm 2018 có 2880 người tham gia tăng 31.2%

1


so với năm 2017. Tuy nhiên thực tế số người tham gia BHXH tự nguyện còn thấp
so với tiềm năng, chỉ chiếm 5,46% trên tổng số người chưa tham gia BHXH.
Người tham gia BHXH tự nguyện chủ yếu là lao động đã đóng BHXH bắt buộc
nay tiếp tục đóng để hưởng lương hưu. Bên cạnh đó kế hoạch được giao của
BHXH thành phố Việt Trì năm 2019 là đạt 3900 người tham gia BHXH tự
nguyện. Đây là một thách thức lớn đặt ra bởi BHXH tự nguyện vẫn chưa hấp dẫn
người tham gia do nhiều nguyên nhân: BHXH tự nguyện là chính sách mới nên
người dân chưa quan tâm nhiều thậm chí chưa biết đến và chưa nhận thức đầy đủ
tầm quan trọng của chính sách hay do điều kiện kinh tế chưa cho phép người dân
có thể tham gia BHXH tự nguyện...
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn như trên, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài "Giải pháp phát triển Bảo hiễm xã hội tự nguyện trên
địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ".
Để thực hiện nghiên cứu này, đề tài cần trả lời một số câu hỏi như sau:
(1) Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì? Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện
gồm những nội dung gì?
(2) Kinh nghiệm phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên thế giới và Việt
nam diễn ra như thế nào làm căn cứ để phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên

địa bàn nghiên cứu?
(3) Thực trạng phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành
phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ diễn ra như thế nào?
(4) Yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên
địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ?
(5) Giải pháp nào cần tăng cường để phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện
trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ?
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên
địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; từ đó đề xuất một số giải pháp tăng
cường phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố Việt Trì,
tỉnh Phú Thọ.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bảo
hiểm xã hội tự nguyện;
(2) Đánh giá thực trạng phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn
thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ;
(3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bảo hiểm xã hội tự
nguyện trên địa bàn thành phố Việt trì, tỉnh Phú Thọ;
(4) Đề xuất một số giải pháp tăng cường phát triển bảo hiểm xã hội tự
nguyện trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên
quan đến phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố Việt Trì,
tỉnh Phú Thọ; các nguyên nhân ảnh hưởng tới sự phát triển bảo hiểm xã hội tự

nguyện.
- Đối tượng điều tra: các cán bộ có liên quan đến quản lý bảo hiểm xã hội
tự nguyện, các đối tượng tham gia và không tham gia bảo hiểm xã hội tự
nguyện trên địa bàn.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng phát triển BHXH tự nguyện trên
địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố Việt trì, tỉnh Phú Thọ. Từ đó
đề xuất một số giải pháp tăng cường nhằm phát triển bảo hiểm xã hội tự
nguyện trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
1.4.2. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
1.4.3. Phạm vi thời gian
Thông tin thứ cấp được thu thập trong 3 năm từ 2016 - 2018. Điều tra sơ
cấp được thực hiện từ cuối 2018 đến đầu 2019;
Thời gian thực hiện đề tài: 05/2018-05/2019.

3


1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Về lý luận
Đề tài đã góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát
triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên các khía cạnh về khái niệm, vai trò, đặc
điểm, nguyên tắc và nội dung của phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng như
nêu ra được những bài học kinh nghiệm trong phát triển bảo hiểm xã hội tự
nguyện cho địa bàn nghiên cứu nói riêng và các địa phương khác.
1.5.2. Về thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được thực trạng phát triển bảo hiểm xã

hội tự nguyện hiện nay còn những hạn chế gì, những giải pháp đã triển khai và
nhóm các giải pháp hoàn thiện cho địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ cũng
như những gợi ý hoàn thiện chính sách cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam và bài học
cho các địa phương có điều kiện tương tự.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BẢO HỂM XÃ HỘI TỰ
NGUYỆN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về phát triển
Trong phép biện chứng duy vật, phát triển dùng để khái quát quá trình vận
động đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn. Quá trình đó vừa diễn ra dần dần, vừa nhảy vọt làm cho sự vật
hiện tượng cũ mất đi, hiện tượng mới về chất ra đời. Phát triển là tự thân. Phát
triển là một trường hợp đặc biệt của vận động (Nguyễn Ngọc Long, 2006).
Theo Nguyễn Đăng Hải (2011), thì phát triển chỉ sự trưởng thành, lớn hơn
về chất, về lượng. Nói cách khác, phát triển là tất cả các hoạt động tìm kiếm
nhằm tạo ra cái mới, có thể làm tăng về số lượng, làm cho tốt hơn về chất lượng
hoặc cả hai.
2.1.1.2. Khái niệm về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm xã hội tự nguyện
Bảo hiểm xã hội có lịch sử hình thành và phát triển từ rất lâu và sự tồn tại
của nó là tất yếu, có nhiều khái niệm về BHXH do có nhiều cách tiếp cận khác
nhau. Theo tổ chức lao động Thế giới - ILO (1999) thì: “BHXH là sự thay thế
hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những
biến cố rủi ro làm giảm hoặc làm mất khả năng lao động hoặc mất việc làm, bằng
cách hình thành và sử dụng một quỹ tài chính tập trung do sự đóng góp của
người sử dụng lao động, người lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm đảm

bảo an toàn đời sống cho người lao động và cho gia đình họ, góp phần đảm bảo
an sinh xã hội".
Theo quy định tại điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội, Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006):“Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc
bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập
do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao
động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”.
Theo quy định tại điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội, Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam (2006): “Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm

5


xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia”.
Theo quy định tại điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội, Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006): “Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo
hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia được lựa chọn mức đóng và
phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội”.
2.1.1.3. Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện
Phát triển BHXH tự nguyện thể hiện quá trình thay đổi (tăng lên) về số
lượng tham gia, chất lượng bảo hiểm ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó,
sự thay đổi về cơ cấu đối tượng tham gia,... Qua đó, có thể hiểu rằng:
Thứ nhất, sự phát triển BHXH tự nguyện là sự gia tăng về số lượng người
tham gia bảo hiểm, cơ cấu đối tượng được mở rộng, có thể từ nhóm lao động
nông nghiệp, nông dân, đến lao động tiểu thủ công nghiệp, lao động tự do.
Thứ hai, phát triển BHXH tự nguyện thể hiện ở sự mở rộng các chế độ
hưởng, hiện nay người tham gia BHXH tự nguyện chỉ được hưởng hai chế độ:
hưu trí và tử tuất, cần có giải pháp mở rộng cơ chế, cải thiện chính sách để họ
có thể hưởng các chế độ khác như tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ốm
đau, thai sản.

Thứ ba, phát triển BHXH tự nguyện còn là sự gia tăng chất lượng dịch vụ
bảo hiểm xã hội tự nguyện của cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp, hướng tới phát
triển BHXH tự nguyện bền vững.
2.1.2. Đặc điểm, vai trò của bảo hiểm xã hội tự nguyện
2.1.2.1. Đặc điểm của BHXH tự nguyện
a. Đối tượng áp dụng, nguyên tắc tham gia
- Đối tượng áp dụng:
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại Khoản 1 Điều 2
Nghị định số 134/2015/NĐ-CP là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và
không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của
pháp luật về bảo hiểm xã hội, bao gồm:
+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03
tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2018; người lao động làm việc theo hợp đồng
lao động có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi;
+ Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân

6


phố, khu, khu phố;
+ Người lao động giúp việc gia đình;
+ Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không
hưởng tiền lương;
+ Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã,
liên hiệp hợp tác xã;
+ Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người
tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;
+ Người lao động đã đủ Điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ Điều kiện về
thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
+ Người tham gia khác.

- Nguyên tắc tham gia:
Theo Trần Quang Hùng (1993), BHXH tự nguyện có 7 nguyên tắc:
+ Mọi người lao động đều có quyền tham gia BHXH tự nguyện khi chưa
tham gia BHXH bắt buộc và quyền được hưởng BHXH khi phát sinh các nhu cầu
được BHXH;
+ Bảo hiểm xã hội tự nguyện phải dựa trên sự đóng góp tự nguyện của
người tham gia bảo hiểm để hình thành nguồn quỹ BHXH tự nguyện;
+ Nhà nước có trách nhiệm phải BHXH đối với NLĐ, NLĐ cũng có trách
nhiệm phải tự BHXH cho mình;
+ San sẻ rủi ro theo quy luật số lớn;
+ Kết hợp hài hòa các lợi ích, các khả năng và phương thức đáp ứng nhu
cầu BHXH tự nguyện;
+ Bảo đảm tính thống nhất BHXH TN trên phạm vi cả nước, đồng thời
phải phát huy tính đa dạng, năng động của các bộ phận cấu thành;
+ Phát triển, mở rộng BHXH TN phải phù hợp với điều kiện KT-XH trong
từng giai đoạn phát triển và phù hợp với khả năng tham gia của số đông người
lao động.
b. Mức đóng và phương thức đóng
- Mức đóng:
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 1 Điều 87 của Luật Bảo

7


hiểm xã hội và theo phương thức đóng tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được
quy định như sau:
(1) Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham
gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn. Mức thu nhập tháng do người tham gia
bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu
vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần

mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
(2) Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác
định bằng mức đóng hàng tháng theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhân với 3
đối với phương thức đóng 03 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 06
tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.
(3) Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại Điểm đ
Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được tính bằng tổng mức đóng của các tháng
đóng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng
do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
(4) Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại Điểm e
Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn
thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng
do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
(5) Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng theo
phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một
lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại Khoản 2 và 3 Điều này mà trong thời
gian đó Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông
thôn thì không phải điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng.
(6) Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng theo
phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một
lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều 9
Nghị định này mà trong thời gian đó thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ
được hoàn trả một phần số tiền đã đóng trước đó:
- Dừng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và chuyển sang tham gia bảo
hiểm xã hội bắt buộc;
- Hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 7 Nghị định này;
- Bị chết hoặc Tòa án tuyên bố là đã chết.

8



Số tiền hoàn trả cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trong
trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này hoặc hoàn trả cho thân
nhân người lao động trong trường hợp quy định tại Điểm c Khoản này được tính
bằng số tiền đã đóng tương ứng với thời gian còn lại so với thời gian đóng theo
phương thức đóng nêu trên và không bao gồm tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước
(nếu có).
- Phương thức đóng:
Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 2 Điều 87 của
Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
(1) Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các
phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
a. Đóng hằng tháng;
b. Đóng 03 tháng một lần;
c. Đóng 06 tháng một lần;
d. Đóng 12 tháng một lần;
đ. Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
e. Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo
hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng
thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được
đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
(2) Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo
quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm nếu có
nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các
phương thức quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều này cho đến khi
thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một
lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm e
Khoản 1 Điều này.
c. Quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được nhà nước hỗ trợ tiền đóng

BHXH tự nguyện cho người tham gia, hưởng chế độ hưu trí và tử tuất khi có đủ
điều kiện theo quy định. Lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội được miễn thuế.
Các chế độ cụ thể:

9


×