Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG VIỆC TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ METHADONE ( NGHIÊN CỨU CAN THIỆP CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ METHADONE, TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (895.23 KB, 87 trang )

Ọ QU
TRƢỜN



O

N


V N

NV N

==================

PH M HỒNG TUẤN

CÔNG TÁC XÃ H I CÁ NHÂN TRONG VIỆC TRỢ
NGHIỆN M TÚY T M
ƢƠN TRÌN
METHADONE
(NGHIÊN CỨU CAN THIỆP T
TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PH

LUẬN V N T

ÚP N ƢỜI
ỀU TRỊ

Ơ SỞ ỀU TRỊ METHADONE,


CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH)

SĨ CÔNG TÁC XÃ H I

Chuyên ngành: Công tác xã hội

HÀ N I – 2018


Ọ QU
TRƢỜN



O

N


V N

NV N

==================

PH M HỒNG TUẤN

CÔNG TÁC XÃ H I CÁ NHÂN TRONG VIỆC TRỢ
NGHIỆN M TÚY T M
ƢƠN TRÌN

METHADONE
(NGHIÊN CỨU CAN THIỆP T
TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PH

ÚP N ƢỜI
ỀU TRỊ

Ơ SỞ ỀU TRỊ METHADONE,
CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH)

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số

LUẬN V N T

: 60.90.01.01

SĨ CÔNG TÁC XÃ H I

Ngƣời hƣớng dẫn khoa hoc: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa

HÀ N I – 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề cương luận văn thạc sĩ ngành Công tác xã hội
với đề tài: “Công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp người nghiện ma túy
tham gia chương trình điều trị methadone (Nghiên cứucan thiệp tại cơ sở điều
trị methadone Trung tâm Y tếthành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh)”, bên
cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ, động viên nhiệt tình,

tâm huyết của các thầy cô, gia đình và bạn bè.
Để hoàn thành nghiên cứu can thiệp này, trước tiên tôi xin chân thành cảm
ơn nhà trường cùng các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học, bộ môn Công tác
xã hội - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà
Nội. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo: PSG.TS Nguyễn
Thị Kim Hoa đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình
thực hiện nghiên cứu can thiệp này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
lãnh đạo, nhân viên ở Cơ sở điều trị methadone thành phố Cẩm Phả đã giúp đỡ
tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu can thiệp. Đồng thời, tôi cũng gửi lời
cảm ơn sâu sắc tới các anh chị điều dưỡng viên, các bệnh nhân tham gia điều trị
đã cung cấp cho tôi những thông tin bổ ích phục vụ nghiên cứu can thiệp này.
Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đây là nguồn động lực
lớn đối với tôi, những người luôn bên cạnh, động viên, quan tâm đến tôi trong
suốt thời gian thực hiện nghiên cứu can thiệp.
Đối với tôi nghiên cứu can thiệp là một thành quả đáng khích lệ cho sự cố
gắng của bản thân suốt quá trình dài. Vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế
cho nên nghiên cứu can thiệp này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định,
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn và
những người quan tâm đến đề tài này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

1


M O N

LỜ
Tôi xin cam đoan:

Luận văn này là công trình nghiên cứu can thiệp của cá nhân tôi, đƣợc thực

hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa. Các nội
dung và số liệu nghiên cứu can thiệp đƣợc trình bày trong luận văn này trung
thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu can thiệp của mình./.
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2018
Học viên

Phạm Hồng Tuấn

2


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... 1
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................. 2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... 5
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu can thiệp ..................................................... 4
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu can thiệp.................................... 4
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu can thiệp ...................................................... 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu can thiệp ................................................................... 5
6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu can thiệp ................................................... 7
7. Bố cục luận văn ............................................................................................... 14
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................. 15
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CAN THIỆP ............ 15
1.1. Các khái niệm công cụ ................................................................................. 15
1.2. Lý thuyết ứng dụng ...................................................................................... 19
1.3. Đánh giá chƣơng trình Methadone tại cơ sở điều trị methadone trung tâm Y
tế thành phố Cẩm Phả.......................................................................................... 23

1.4. Những khó khăn của ngƣời nghiện ma túy khi tham gia chƣơng trình
methadone tại cơ sở điều trị methadone Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả ... 27
Tiểu kết chƣơng 1................................................................................................ 33
CHƢƠNG 2. CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG TRỢ GIÚP NGƢỜI
NGHIỆN MA TÚY THAM GIA CHƢƠNG TRÌNH METHADONE TẠI CƠ
SỞ ĐIỀU TRỊ METHADONE ........................................................................... 35
2.1. Mô tả trƣờng hợp.......................................................................................... 35
2.2. Tiến trình trợ giúp thân chủ.......................................................................... 36
2.2.1. Tiếp cận thân chủ ...................................................................................... 36
2.2.2. Thu nhập thông tin .................................................................................... 37
2.2.3. Thu thập thông tin ..................................................................................... 42
3


2.2.4. Chuẩn đoán ................................................................................................ 44
2.2.5. Xây dựng kế hoạch hoạt động hỗ trợ ........................................................ 54
2.2.6. Hỗ trợ thân chủ tiếp cận dịch vụ .............................................................. 59
2.2.7. Lƣợng giá và kết thúc................................................................................ 64
Tiểu kết chƣơng 2................................................................................................ 65
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾT NGHỊ ...................................................................... 66
Kết luận ............................................................................................................... 66
Khuyết Nghị ........................................................................................................ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 71
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 76

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CTXH

Công tác xã hội
Human Immuno-deficiency Virus (Vi

HIV

rút gây suy giảm miễn dịch ở ngƣời)
Acquired Immo Deficiency Syndrom

ADIS

(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc
phải)

Bs.CKI

Bác sỹ chuyên khoa 1
United Nations Office on Drugs and
Crime (Văn phòng Liên Hiệp Quốc về

UNODS

chống Má túy và Tội phạm)
ARV

Thuốc ức chế miễn dịch virus HIV

PVS


Phỏng vấn sâu

WHO

Tổ chức thế giới

BLHS

Bộ luât hình sự

UBND

Ủy ban nhân dân

HV

Học viên

TC

Thân chủ

CBYT

Cán bộ Y tế

NNMT

Ngƣời nghiện ma túy


5


MỞ ẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu về
Kinh tế - Xã hội, mang lại đời sống ấm no hơn cho ngƣời dân.Tuy nhiên, đi
cùng với sự phát triển ấy là những thách thức trong việc đối phó với các tệ nạn
xã hội đang có diễn biến ngày càng phức tạp. Một trong số đó là tệ nận ma túy,
đang diễn ra với nhiều hình thức đa dạng, quy mô hoạt động ngày càng mở rộng,
tính chất phức tạp, nguy hiểm, cùng với đó là số lƣợng ngƣời nghiện ma túy vẫn
tăng trong mỗi năm qua.
Theo Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, vấn đề sử dụng ma thúy có
chiều hƣớng gia tăng. Tình hình tội phạm ma túy cũng diễn biến phức tạp khiến
công tác phòng, chống ma túy khó càng thêm khó. Đặc biêt, ngƣời nghiện đã số
là thanh niên, đang ở độ tuổi là lực lƣợng lao động chính trong xã hội.
Thứ trƣởng Bộ Lao động-Thƣơng binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm cho
biết, số ngƣời nghiện đang ngày càng tăng, đặc biệt là nghiện ma túy tổng hợp.
Cả nƣớc hiện có hơn 210.000 ngƣời sử dụng ma túy, nhƣng con số này chỉ là
“phần nổi của tảng băng chìm”.
“Đáng lƣu ý, ngƣời nghiện ma túy chủ yếu dƣới 35 tuổi, trong đó có 8%
ngƣời nghiện ở độ tuổi học sinh. Số liệu thống kê cho thấy 70% số xã, 100% số
huyện có ngƣời nghiện ma túy,” Thứ trƣởng Nguyễn Trọng Đàm nói.
Trong khi tình hình buôn bán, sử dụng ma túy ngày càng phức tạp thì công
tác cai nghiện vẫn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ tái nghiện sau khi cai nghiện vẫn ở
mức cao. Từ khi thực hiện Đề án Đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt
Nam đến năm 2020 nhằm nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện vào năm 2003

đến nay, tỷ lệ ngƣời tái nghiện sau khi cai nghiện bắt buộc đã giảm nhƣng vẫn ở
mức cao 70-80%. [33]
Theo số liệu của Bộ Công an, toàn quốc hiện có 210.751 ngƣời nghiện ma
túy có hồ sơ quản lý, tăng 10% so năm 2016.Tuy nhiên số ngƣời nghiện ma túy
và tội phạm ma túy tiếp tục gia tăng và ngày càng khó kiểm soát. [34]

1


Sáng 8/12, Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS, mại dâm tổ chức hội nghị
trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm
năm 2017, nhiệm vụ trọng tâm năm 2018. Báo cáo tại đầu cầu Quảng Ninh,
đồng chí Vũ Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết, Quảng Ninh
hiện có tổng số ngƣời nhiễm HIV/AIDS còn sống và có mặt trên địa bàn tỉnh là
5.294 ngƣời, trong đó số nhiễm mới đƣợc phát hiện là 106 ngƣời, giảm 41 ngƣời
so với cùng kỳ năm 2016; số ngƣời nghiện ma túy là 3.153 ngƣời, tăng 10,6% so
với thời điểm tháng 11/2016. Tình hình hoạt động của tệ nạn mại dâm trong thời
gian qua liên tục đƣợc kiểm soát, không để xảy ra điểm nóng, phức tạp. [35]
UBND thành phố Cẩm Phả tổ chức hội nghi tổng kết công tác phòng,
chống HIV/AIDS năm 2017, triển khai kế hoạch tháng hành động Quốc gia
phòng chống HIV/AIDS. Đến dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị có đồng chí
Nguyễn Hải Khiên, Phó Chủ tịch UBND thành phố. Trong năm 2017 thành phố
Cẩm Phả đã duy trì và triển khai thực hiện có hiệu quả dự án giám sát dịch
HIV/AIDS và can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV. Công tác giám
sát dịch HIV/AIDS đến 30/9/2017: Đúng địa chỉ tích lũy: 2.629 (Nhiễm mới: 31
ngƣời); Tử vong do AIDS: 1.286 (trong kỳ: 15); Số ngƣời nhiễm HIV còn sống:
1343; Phụ nữ nhiễm HIV: 559 trong đó số còn sống: 454; Tỷ lệ phụ nữ nhiễm:
462/1343 =34.4%; Tỷ lệ nhiễm HIV/ 100.000 dân: 0,72%; Trẻ em dƣới 16 tuổi
nhiễm HIV còn sống đúng địa chỉ đƣợc quản lý 30 (trong đó nam 13, nữ 17); Tỷ
lệ lây nhiễm HIV trong cộng đồng dân cƣ là 0.72%, ở mức cao so với các địa

phƣơng trong tỉnh, đối tƣợng lây nhiễm HIV có xu hƣớng chuyển dần từ nhóm
các đối tƣợng nguy cơ cao sang nhóm đối tƣợng ít nguy cơ, phụ nữ mắc có xu
hƣớng gia tăng. [1]
Trong bối cảnh chung của cả nƣớc và toàn tỉnh Quảng Ninh, Trung tâm Y
tế thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề
liên quan đến tệ nạn ma túy. Thành phố Cẩm Phả là thành phố có tốc độ đô thị
hóa nhanh của Tỉnh, đi cùng với đó là tình hình tệ nạn xã hội trên địa bàn Thành
phố cũng đang có nhiều diễn biến phức tạp, trong đó có đội tƣợng phạm tội là
ngƣời nghiện ma túy.
2


Về cơ sở vật chất hiện nay tại cơ sở điều trị methadone Trung tâm Y tế
thành phố Cẩm Phả vẫn chƣa đƣợc đảm bảo, đặc biệt là phòng tham vấn tâm lý
và phòng điều trị cho bệnh nhân.
Những ngƣời nghiện ma túy tham gia chƣơng trình cũng gặp không ít khó
khăn trong quá trình thực hiện. Đó là những khó khăn về thời gian điều trị, sức
khỏe, tâm lý,…đối với bệnh.
Các hoạt động công tác xã hội tại cơ sở điều trị methadone thành phố Cẩm
Phả hiện nay vẫn còn mới mẻ, chƣa chuyên nghiệp, gặp nhiều lung túng về
chuyên môn, chất lƣợng. Điều này ảnh hƣởng lớn đến ngƣời nghiện mà túy
tham gia chƣơng trình cũng nhƣ kết quả triển khai chƣơng trình methadone
thành phố Cẩm Phả.
Xuất phát từ tất cả những lý do trên, tôi lực chọn đề tài “Công tác xã hội cá
nhân trong việc trợ giúp ngƣời nghiện ma túy tham gia chƣơng trình điều trị
methadone (nghiên cứu can thiệp tại cơ sở điều trị methadone thành phố Cẩm
Phả)” làm đề tài nghiên cứu can thiệp của mình.
Ý nghĩa nghiên cứu can thiệp về mặt thực tiễn đề tài “Công tác xã hội cá
nhân trong việc trợ giúp ngƣời nghiện ma túy tham gia chƣơng trình điều trị
methadone”

Đề tài cung cấp các cơ sở thực tế về ngƣời nghiện mà túy, tình hình ngƣời
nghiện ma túy dùng methadone tại cơ sở điều trị methadone Trung tâm Y tế
thành phố Cẩm Phả làm tƣ liệu cho những đề tài có cùng hƣớng nghiên cứu can
thiệp trên.
Đề tài đóng góp vào hoạt động công tác xã hội trong các cơ sở Y tế, trợ
giúp ngƣời có hoàn cảnh khó khăn trong đó có ngƣời nghiện ma túy tham gia
chƣơng trình điều trị methadone.
Ngoài ra đề tài còn là cơ sở để Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả cũng
nhƣ các cấp chính quyền thành phố Cẩm Phả có thể tham khảo và đƣa ra những
hình thức hỗ trợ phù hợp hơn với ngƣời nghiện ma túy tham gia chƣơng trình
methadone trên địa bàn.

3


2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu can thiệp
2.1. Mục tiêu
Tìm hiểu thực trạng của ngƣời nghiện ma túy tham gia chƣơng trình điều
trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng thuốc methadone,tác
giả thực hiện tiến trình Công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp ngƣời nghiện
ma túy tham gia chƣơng trình điều trị methadone tại Trung tâm Y tế thành phố
Cẩm Phả.
2.2.Nhiệm vụ
Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tình hình về công tác cai
nghiện ma túy, đặc biệt là công tác điều trị thay thế các chất dạng thuốc nghiện
bằng methadone hiện nay ở Việt Nam.
Đánh giá thực trạng công tác cai nghiện ma túy và nghiện ma túy và ngƣời
nghiện ma túy khi tham gia chƣơng trình của cơ sở điều trị methadone Trung
tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả;
Ứng dụng Công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp ngƣời nghiện mà túy

tham gia chƣơng trình methadone;
Đề xuất giải pháp trợ giúp ngƣời nghiện mà túy tham gia chƣơng tình
methadone tại cơ sở điều trị methadone Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả.
3. ối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu can thiệp
3.1. Đối tƣợng
Công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp ngƣời nghiện ma túy tham gia
chƣơng trình methadone tại cơ sở điều trị methadone Trung tâm Y tế thành phố
Cẩm Phả.
3.2. Khách thể
Cán bộ Y tế tại cơ sở điều trị methadone Trung tâm Y tế thành phố Cẩm
Phả.
Những ngƣời nghiện ma túy tham gia chƣơng trình điều trị methadone tại
cơ sở điều trị methadone Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả.
Ngƣời nhà của ngƣời nghiện ma túy tham gia chƣơng trình.

4


3.3. Phạm vi
- Nghiên cứu can thiệp đƣợc tiến hành từ tháng 5/2017 đến tháng 2/2018.
- Cơ sở điều trị methadone Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả - Tỉnh
Quảng Ninh (Tổ 3, Khu 7, Phƣờng Cẩm Thành, Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh
Quảng Ninh).
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu can thiệp
4.1. Câu hỏi nghiên cứu can thiệp
Chƣơng trình cai nghiện thay thế methadone hiện nay đang đƣợc thực hiện
nhƣ thế nào tại Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh?
Thực trạng ngƣời nghiện ma túy tham gia chƣơng trình methadone trên địa
bàn thành phố Cẩm Phả ra sao?
Công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp ngƣời nghiện ma túy tham gia

chƣơng trình methadone?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Cơ sở điều trị methadone thuộc Trung tâm Y tế thanh phố Cẩm Phả đã triển
khai chƣơng trình điều trị methadone có hiệu quả, tuy nhiên còn gặp một số khó
khăn.
Ngƣời nghiện mà túy tham gia chƣơng trình điều trị methadone với số
lƣợng và đa dạng.
Hoạt động trợ giúp một trƣờng hợp ngƣời nghiện ma túy tham gia chƣơng
trình methadone có hiệu quả tốt.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu can thiệp
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
Để triển khai nghiên cứu can thiệp, đề tài sử dụng các tài liệu đƣợc tổng
hợp và nhìn nhận, đánh giá, làm cơ sở và minh chứng cho các luận điểm đƣợc
trình bày.Những tài liệu gồm có sách báo chuyên ngành CTXH, xã hội học,
chính trị học,...; các báo cáo, kế hoạch, định hƣớng của Trung tâm Y tế thành
phố Cẩm Phả; tham khảo một số nghiên cứu can thiệp, luận văn của những đề
tài về công tác cai nghiện ma túy làm cơ sở cho việc hình thành cơ sở lý luân
của đề tài.
5


5.2. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Để thực hiện nghiên cứu can thiệp, phƣơng pháp phỏng vấn sâu đƣợc sử
dụng với số lƣợng đơn vị phỏng vấn sâu là 25 ngƣời:
05 ngƣời: Cán bộ Y tế làm việc tại cơ sở điều trị methadone.
15 ngƣời: Ngƣời nghiện ma túy.
05 ngƣời: Ngƣời nhà bênh nhân.
Lý do để lựa chọn ngƣời tham gia vào phỏng vấn sâu đó là: (i) những
ngƣời này thƣờng xuyên tiếp cận và chịu ảnh hƣởng của hành vi nghiện ma túy,
và tham gia trực tiếp vào hỗ trợ quá trình cai nghiện và điều trị bằng Methadone.

(ii) Họ đã trải nghiệm và cần sự chia sẻ khó khăn vƣỡng mắc trong tiếp cận với
ngƣời nghiên ma túy và trong quá trình hỗ trợ cai nghiện; (iii) họ cần sự trợ
giúp, sẽ là tiếng nói kêu gọi sự trợ giúp của CTXH
5.3. Phƣơng pháp quan sát
Trong quá trình nghiên cứu can thiệp, phƣơng pháp quan sát đƣợc tiến
hành để tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu can thiệp. Quan
sát đảm bảo cho ngƣời nghiên cứu can thiệp có cái nhìn khách quan hơn trong
việc thu nhập thông tin.
Qua việc quan sát những ngôn ngữ không lời, thái độ, hành vi của các đối
tƣợng đƣợc phỏng vấn trong qua trình phỏng vấn nhằm tìm ra những thông tin
hữu ích mà các đối tƣợng không thể hiện bằng lời nói. Đồng thời, quan sát hoạt
động của trung tâm, các tƣơng tác giữa bác sĩ với bệnh nhân, giữa bệnh nhân với
nhau.
5.4. Tiến trình Công tác xã hội cá nhân đối với một trƣờng hợp
Quá trình thực hiện nghiên cứu và can thiệp trong đề tài này là quá trình
vận dụng tổng hợp các kiến thức, phƣơng pháp, kỹ năng, giá trị của ngành
CTXH. Trong đó, Phƣơng pháp CTXH cá nhân là phƣơng pháp chủ yếu.
Mục đích: Sử dụng các phƣơng pháp này nhằm thu thập các thông tin về
TC, can thiệp, giúp đỡ cá nhân tự tăng cƣờng, thay đổi, phát triển chức năng xã
hội, giải quyết vấn đề, đảm bảo cho TC thoát khỏi tình huống khó khăn thông
qua quan hệ một - một (quan hệ NVCTXH - TC).
6


Các bƣớc tiến hành:
Mô tả trƣờng hợp.
Thu nhập thông tin.
Đánh giá tình hình thân chủ và xác định nhu cầu.
Xây dựng kế hoạch hoạt động hỗ trợ.
Hỗ trợ thân chủ tiếp cận dịch vụ.

Theo dõi, giám sát và hỗ trợ thân chủ.
Lƣợng giá và kết thúc.
Các kỹ năng: Giao tiếp, quan sát, lắng nghe, vấn đàm, đặt câu hỏi, phản hồi,
tham vấn...
Quá trình sử dụng phƣơng pháp này không chỉ là tƣơng tác giữa NVCTXH
với TC mà còn sử dụng trong tƣơng tác với ngƣời vợ, với con, ngƣời thân, hàng
xóm, cán bộ Trung tâm Y tế... của TC.
6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu can thiệp
Chính sách về ma túy ở một số quốc gia trên thế giới
Theo báo cáo Tình hình ma túy Toàn cầu năm 2015 của Cơ quan phòng
chống Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC), có khoảng 246 triệu
ngƣời, tƣơng đƣơng với khoảng hơn 5% dân số toàn thế giới trong độ tuổi từ 15
đến 64 đã từng sử dụng ma túy trái phép. Số ngƣời có vấn đề về sử dụng ma túy
chiếm khoảng 27 triệu ngƣời, gần một nửa trong số họ là ngƣời tiêm chích ma
túy.
Báo cáo cũng chỉ ra nhiều yếu tố nguy cơ, bao gồm sự lây truyền các bệnh
truyền nhiễm nhƣ HIV và viêm gan C và sốc thuốc, có thể dẫn đến mức độ tử
vong trong nhóm ngƣời tiêm chích ma túy cao gấp gần 15 lần so với mức bình
thƣờng trong các nhóm dân cƣ nói chung. Có khoảng 1,65 triệu ngƣời tiêm
chích ma túy đang phải sống chung với HIV. Số lƣợng các trƣờng hợp tử vong
liên quan đến ma túy trong năm 2013 là khoảng 187.100 ngƣời.
Năm 2014, sản lƣợng thuốc phiện toàn cầu lên đến trên 7.550 tấn - mức
cao thứ hai kể từ cuối những năm 1930. Tình hình sử dụng cần sa đang và sẽ
tiếp tục tăng cao ở Tây và Trung Phi, Tây và Trung Âu, Châu Đại Dƣơng cũng
7


nhƣ ở Bắc Mỹ; Tây Nam Á và Đông Nam Á (chủ yếu là Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào và Myanmar) tiếp tục chiếm phần lớn hoạt động trồng cây thuốc
phiện bất hợp pháp. [26]

Hoàn thiện hệ thống pháp lý về phòng, chống ma túy là một vấn đề quan
trọng nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy ở mỗi nƣớc và trên
toàn thế giới. Việc xây dựng chính sách phòng, chống ma túy của mỗi nƣớc dựa
trên cơ sở, nền tảng chung là các Công ƣớc quốc tế về kiểm soát ma túy (Công
ƣớc năm 1961, 1971 và 1988).
Một trong những nguyên tắc chung của Công ƣớc quốc tế về kiểm soát
ma túy là các nƣớc tham gia phải cụ thể hóa quy định của các Công ƣớc quốc tế
trong hệ thống pháp luật phòng, chống ma túy của nƣớc mình, bảo đảm tính
đồng bộ giữa Công ƣớc quốc tế và pháp luật của mỗi nƣớc. Tuy nhiên, cuộc
tranh luận về giải pháp chống ma túy hiện vẫn chƣa có hồi kết. Các quốc gia sẽ
có những giải pháp riêng tùy vào hoàn cảnh của họ.
Thái Lan: là một nƣớc tiếp giáp với Myamar, một trong những trọng điểm
của khu vực “Tam giác vàng”, một trung tâm sản xuất ma túy thế giới. Để đấu
tranh có hiệu quả, ngăn chặn tình hình này, Chính phủ Hoàng gia Thái Lan đã có
những biện pháp trong xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật về phòng,
chống và kiểm soát ma túy. Cụ thể gồm 3 nhóm chính là: Luật qui định quyền
hạn và trách nhiệm của các cơ quan, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực kiểm
soát ma túy; Luật về kiểm soát các chất ma túy gồm: Luật về kiểm soát các chất
ma túy, Luật kiểm soát các chất hƣớng thần, Chỉ thị khẩn cấp về việc kiểm soát
các chất thơm gây nghiện, Luật về kiểm soát các loại hàng hóa; Luật cho phép
áp dụng các biện pháp đặc biệt để ngăn chặn các hành vi liên quan đến ma túy,
tổ chức cai nghiện phục hồi cho ngƣời nghiện ma túy, chống rửa tiền, tƣơng trợ
tƣ pháp trong các vấn đề hình sự, dẫn độ tội phạm, tịch thu tài sản.
Trung Quốc: Trƣớc sự tác động mạnh mẽ, ảnh hƣởng nghiêm trọng của tệ
nạn ma túy thế giới, tệ nạn ma túy ở Trung Quốc đã diễn biến hết sức phức tạp,
tỷ lệ ngƣời nghiện ở Trung Quốc ngày càng gia tăng, Trung Quốc phải tập trung
mọi cố gắng nhằm kiểm soát và ngăn chặn tội phạm về ma túy. Chính phủ
8



Trung Quốc đã ban hành các văn bản pháp luật về phòng, chống ma túy nhƣ:
Luật phòng, chống ma túy (đƣợc Quốc hội thông qua năm 2007); Nghị định về
các biện pháp cai nghiện bắt buộc do Quốc vụ viện ban hành ( năm 1995); Nghị
định kiểm soát ma túy ( năm 1987); Nghị định về quản lý các tiền chất, hóa chất
(năm 2005). Trong đó, Luật phòng, chống ma túy đã qui định việc thành lập Ủy
ban Quốc gia phòng, chống ma túy để chỉ đạo công tác phòng, chống ma túy ở
Trung Quốc và qui định chức năng nhiệm vụ của Ủy ban này; Qui định công tác
giáo dục tuyên truyền phòng, chống ma túy, việc quản lý ma túy của các cơ
quan nhà nƣớc, biện pháp cai nghiện, hợp tác quốc tế trong phòng, chống ma
túy.
Trên cơ sở Luật, Chính phủ ban hành Nghị định về các biện pháp cai
nghiện bắt buộc qui định cụ thể công tác cai nghiện ma túy bắt buộc tại các cơ
sở chữa bệnh; Nghị định kiểm soát ma túy tăng cƣờng các hoạt động kiểm soát
ma túy, đảm bảo việc sử dụng các chất ma túy một cách an toàn vì mục đích y
tế, giáo dục và nghiên cứu khoa học, qui định cụ thể việc trồng các loại cây có
chứa chất ma túy, việc cung cấp và vận chuyển, xuất nhập khẩu, sử dụng các
chất ma túy; Nghị định về quản lý tiền chất, hóa chất của Trung Quốc qui định
về việc sản xuất, phân phối, mua bán, vận chuyển, nhập khẩu, xuất khẩu các tiền
chất, hóa chất nhằm ngăn chặn việc sử dụng các tiền chất hóa chất để sản xuất
ma túy bất hợp pháp, giữ vững ổn định xã hội và kinh tế.
Úc: Mặc dù là một nền văn hóa đang phát triển nhƣng Úc là quốc gia ủng
hộ hợp pháp hóa cần sa và các loại ma túy khác, luật pháp ở Úc quy định về vấn
đề lạm dụng và mua bán ma túy cũng tƣơng tự nhƣ ở Hoa Kỳ. Chính phủ Úc đã
tập trung cao độ nhằm nâng cao nhận thức về ma túy trong các trƣờng học từ rất
sớm tƣơng tự nhƣ các trƣờng trung học ở Mỹ. Điều đó chỉ ra rằng, Úc đã trở
thành một trong những nƣớc tiên phong khởi xƣớng về các biện pháp giảm tác
hại của ma túy, chẳng hạn nhƣ các chƣơng trình trao đổi bơm kim tiêm miễn phí
hoặc bán với giá rất rẻ; chƣơng trình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện
bằng methadone.


9


Hà Lan: Sự khác biệt lớn nhất của chính sách về ma túy giữa Hà Lan và
Hoa Kỳ là Chính phủ Hà Lan tiếp cận và nhìn nhận về ma túy nhƣ là một vấn đề
liên quan đến sức khỏe chứ không phải là một vấn đề hình sự. Nƣớc này đầu tƣ
nhiều tiền hơn vào việc điều trị cai nghiện ma túy, giáo dục về phòng, chống
lạm dụng ma túy hơn là việc bắt giam những ngƣời thƣờng xuyên lạm dụng ma
túy. Đáng anh ý, Hà Lan là nƣớc duy nhất hoàn toàn hợp pháp hoá việc sử dụng
và mua bán cần sa.
Hoa Kỳ: Các hình phạt nhằm vào việc tàng trữ hoặc mua bán các chất ma
túy tại Hoa Kỳ rất khắc nghiệt, điều đó đƣợc chứng minh bằng thực tế là một tỷ
lệ lớn tù nhân trong các nhà tù ở đất nƣớc này có liên quan đến các vấn đề về ma
túy. Tổng thống Richard Nixon bắt đầu "cuộc chiến chống lại ma túy" trong
những năm 1970, kể từ thời điểm đó nƣớc này đã chi hàng tỷ USD để đƣa
những ngƣời sử dụng ma túy ra tòa án để xét xử và truy lùng những kẻ buôn ma
túy ở khu vực biên giới và bên trong các bang của Hoa Kỳ.
Vương quốc Anh: Ngƣời Anh đã luôn luôn duy trì quan điểm của họ trong
chính sách về ma túy và điều này là không thay đổi trong thế kỷ XXI. Đạo luật
về lạm dụng các chất ma túy năm 1971 đã chia tất cả các hành vi phạm tội liên
quan đến ma túy thành ba loại: Loại A, loại B và loại C - với "A" là các chất ma
túy nguy hiểm nhất và "C" là các chất ma túy ít nguy hiểm nhất. Trong khi luật
về tàng trữ các chất ma túy với một lƣợng nhất định có sự tự do hơn ở Anh so
với Hoa Kỳ, nhƣng sở hữu ma túy nhằm ý định bán lại sẽ dẫn tới khả năng bị
phạt tù chung thân.
Thụy Sĩ : là nguồn gốc của một số chính sách tự do nhất trên thế giới liên
quan đến các tội phạm về ma túy. Chính phủ Thụy Sĩ nhấn mạnh vào việc
"phòng ngừa, điều trị, giảm thiểu tác hại và ngăn cấm". Quốc gia này đã đặt tầm
quan trọng đặc biệt vào việc giúp đỡ ngƣời nghiện ma túy để đƣợc điều trị một
cách toàn diện và làm hết khả năng của mình để đảm bảo sự an toàn cho ngƣời

đang cai nghiện ma túy. Trong thực tế, nƣớc này gần đây là nơi tập trung gây
nên những tranh cãi trên toàn thế giới do việc Chính phủ tài trợ "phòng an toàn",

10


nơi ngƣời nghiện heroin có thể tiêm chích ma túy với các kim tiêm sạch trong
một môi trƣờng có kiểm soát của Chính phủ.
Đức : Đƣợc coi là một trong những quốc gia có chính sách về ma túy khắt
khe nhất ở Châu Âu. Mặc dù ban hành những hình phạt hà khắc gắn liền với
việc bán hoặc sở hữu một lƣợng lớn ma túy nhƣng sở hữu một lƣợng ma túy nhỏ
hoặc sử dụng các chất gây nghiện bao gồm cả cần sa thì không đƣợc coi là phạm
pháp hình sự. Chính phủ Đức thậm chí đã từng đi khá xa với việc cho phép các
"phòng ma túy" hoạt động có sự giám sát nhƣ đã từng thấy ở Hà Lan, nơi các cá
nhân có thể sử dụng loại ma túy họ muốn một cách an toàn và đƣợc tƣ vấn khi
cần thiết. [39]
Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Việt Nam đã thực hiện thí điểm chƣơng trình điều trị thay thế các chất dạng
thuốc phiện bằng thuốc methadone từ năm 2008 tại Hải Phòng và thành phố Hồ
Chí Minh. Chƣơng trình thí điểm cho thấy điều trị methadone rất hiệu quả trong
việc kiểm soát ngƣời nghiện heroin và đã đƣợc chấp nhận để mở rộng dịch vụ ra
các tỉnh, thành khác trong cả nƣớc. Chƣơng trình điều trị methadone đã phát
triển nhanh trong những năm qua, cho thấy giảm số ngƣời nghiện xuống đáng
kể.
Có một số nghiên cƣu nhƣ:
Đề tài “thực trạng và biện pháp giáo dục phòng, chống ma túy ở trường
trung học cơ sở Tân Dân, huyện Nam Đàm, tỉnh Nghệ An” năm 2012 của tác giả
Nguyễn Thị Nga. Đề tài tìm hiểu thực trạng công tác giáo dục phòng, chống ma
túy ở trƣờng và trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
việc giáo dục phòng, chống tệ nạn ma túy trƣờng Tân Dân.

Năm 2015 tác giả Nguyễn Xuân Hiến với đề tài “thực hiên pháp luật trong
lĩnh vực phòng, chống ma túy qua thực tiễn thành phố Hải Phòng”. Đề tài
nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn, các quan điểm, giải pháp bảo đảm
việc thƣc hiên pháp luật phòng, chống ma túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Luận án tiến sĩ “hiệu quả pháp luật phòng, chống ma túy trong các trường
đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ở Việt Nam” năm 2012 của tác giả
11


Nguyễn Thị Hoàng Lan. Đề tài nghiên cứu về các luật phòng, chống ma túy ở
các trƣờng học ở Việt Nam.
Bộ Công an - Cơ quan thƣờng trực phòng chống ma túy (2012), “Báo cáo
tình hình, kết quả công tác phòng, chống ma túy 6 tháng đầu năm 2012 và
phương hướng công tác trọng tâm 6 tháng cuối năm”.
Phạm Thị Đào (2010), “Nghiên cứu tình hình nhiễm HIV của các học viên
nghiện chính ma túy tại trung tâm giáo dục dạy nghề 05-06 thành phố Đà
Nẵng”, Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010,
tạp chí Y học thực hành, Bộ Y tế.
Phạm Mạnh Hùng (2012), “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và
truyền thông chuyển đổi hành vi về giảm tác hại liên quan đến HIV/AIDS”, tài
liệu chuyên đề : Tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống
HIV/AIDS, ma túy, mại dâm, Ban tuyên giáo trung ƣơng.
Trần Quốc Hùng (2001), “Thực trạng nghiện ma túy và nhiễm HIV/AIDS ở
một trạm tam giam thành phố Hà Nội 1996-2000”. Luận văn thạc sỹ Y khoa,
Học viện Quân Y.
Nguyễn Thanh Long, Nguyễn Thị Huỳnh (2010), “Kiến thức, thái độ và
hành vi liên quan đến HIV/AIDS của người nghiện chính ma túy tại 7 tỉnh/thành
phố Việt Nam sau 5 năm triển khai hoạt động can thiệp”, Các công trình nghiên
cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010, tạp chí Y học thực hành, Bộ
Y tế.

Đào Văn Dũng (2012), “Vai trò của Nganh tuyên giáo trong công tác
phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm”, Tài liệu chuyên đề tăng cƣờng sự
lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm. Ban
Tuyên giáo trung ƣơng.
Nguyễn Trọng Đàm (2012), “Cai nghiện ma túy tại hệ thống trung tâm
chữa bênh - Giáo dục - Lao động xã hội : Thực trạng và giải pháp”, tài liệu
chuyên đề : Tăng cƣờng sự lãnh đạo chỉ đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS,
ma túy, mại dâm, Ban tuyên giáo trung ƣơng.

12


Hoàng Văn Tuấn (2017), “Hoạt động công tác xã hội cá nhân đối với trẻ
em khuyết tật vận động tại thành phố Thanh Hóa”, Nghiên cứu cơ sở lý luận về
CTXH cá nhân với trẻ em khuyết tật vận động, đồng thời đánh giá thực trạng tại
thành phố Thành Hóa. Luận văn thạc sỹ công tác xã hội, trƣờng đại học Lao
động - Xã hội.
Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội - Bộ Công an (2004), “Thông tư liên
tịch số 22/2004/TTLT-BLĐTBXH-BCA hướng dẫn thực hiện một số điều của
Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy
định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của
cơ sở chữa bệnh theo pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối
với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh”.
Nguyễn Hữu Hùng (2016), “Kỹ năng công tác xã hội các nhân với trẻ em
mồ côi của cán bộ xã hội’’ Nghiên cứu lý luận và thực trạng kỹ năng công tác
xã hội cá nhân với trẻ em mồ côi của cán bộ xã hội. Luận án tiến sĩ tâm lý học,
viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, học viện khoa học xã hội.
Lê Thị Trang (2011), “Công tác xã hội các nhân với người khuyết tật bị
bạo lực gia đình (nghiên cứu tại trung tâm dạy nghề người khuyết tật Nghệ An)
”, nghiên cứu trẻ em bị bạo lực trong gia đình. Trƣờng đại học Vinh - khoa lịch

sử.
Vũ Văn Tuấn (2017), “Công tác xã hội cá nhân đối với người tâm thần từ
thực tiễn trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định”, nghiên cứu lý luận và thực
tiễn nhằm nâng cao CTXH cá nhân đối với ngƣời tâm thần. Luận văn thạc sỹ
công tác xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam - Học viện khoa học
xã hội.
Những nghiên cứu trên đã đóng góp lớn vào sự phát triển của các phƣơng
pháp cai nghiện hiệu quả. Tuy nhiên, nhờ những ƣu điểm và thế mạnh của
methadone vẫn đƣợc biết là một phƣơng pháp cai nghiện đƣợc ứng dụng rộng
rãi tại nhiều nƣớc trên thế giới. Nƣớc ta cũng đã tiến hành những nghiên cứu về
hiệu quả trong điều trị cai nghiện thay thế bằng methadone.

13


Nhƣ vậy đã có nhiều nghiên cứu về phƣơng pháp cai nghiện và đánh giá
đời sống của ngƣời điều trị methadone. Tuy nhiên chƣa có đề tài đi sâu tìm hiểu
thuận lợi và khó khăn của nhân viên công tác xã hội hỗ trợ ngƣời tham gia
chƣơng trình methadone điều trị tại thành phố Cẩm Phả. Vì vậy việc nghiên cứu
can thiệp đề tài “Công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp người nghiện ma
túy tham gia chương trình điều trị methadone (Nghiên cứu can thiệp tại cơ sở
điều trị methadone Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh)”
không trùng lặp với những đề tài nghiên cứu trƣớc đó. Tuy vậy những thông tin
trong các đề tài là nguồn tƣ liệu quan trọng giúp tôi thực hiện đề tài này
7. Bố cục luận văn
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu can thiệp
Chƣơng 2: Công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp ngƣời nghiện ma
túy tham gia chƣơng trình methadone.

14



PHẦN N I DUNG
ƢƠN

: Ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CAN THIỆP

1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1. Khái niệm về ma túy
VHO: Ma tuý là bất cứ chất nào khi đƣa vào cơ thể con ngƣời có tác dụng
làm thay đổi một số chức năng của cơ thể và làm cho con ngƣời lệ thuộc vào nó.
LHQ: Ma tuý là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi đƣa vào
cơ thể con ngƣời nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái, ý thức và sinh lý. Nếu
lạm dụng ma tuý con ngƣời sẽ phụ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thƣơng, nguy
hại cho ngƣời sử dụng và cộng đồng.
BLHS: Ma tuý bao gồm: nhựa cây thuốc phiện; nhựa cần sa; cao
côca; lá, hoa, quả của cây cần sa; lá cây côca; quả thuốc phiện khô; quả thuốc
phiện tƣơi; herôin; côcain; các chất ma tuý khác ở thể lỏng; các chất ma tuý ở
thể rắn.
Từ điển tiếng Việt: ma tuý là tên gọi chung các chất có tác dụng gây
trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, dần quen thành nghiện.
Điều 2 Luật phòng chống ma tuý năm 2000 :
“1. Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hƣớng thần dƣợc quy
định trong các danh mục do chính phủ ban hành.
2. Chất gây nghiện là chất gây kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ
gây tình trạng nghiện đối với ngƣời sử dụng.
3. Chất hƣớng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo
giác. Nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn đến tình trạng nghiện đối với ngƣời sử
dụng...” [20, tr. 146]
1.1.2. Khái niệm về nghiện ma túy

Sổ tay chuẩn đoán của hiệp hội Tâm thần mỹ (APA) định nghĩa nghiên
nhƣ sau: Các triệu chứng bao gồm hiên tƣơng dung nạp (cần phải tăng liều
lƣợng sử dụng để đạt đƣợc khoái cảm), sử dụng ma túy để giảm triệu chứng cai,
không thể giảm liều sử dụng thuốc hay ngƣng sử dụng và tiếp tục sử dụng biết
nó có hại cho bản thân hay ngƣời khác.
15


Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì nghiện ma túy là tình trang lệ thuộc
về mặt tâm thần hoặc thể chất hoặc cả hai khi một ngƣời sử dụng ma túy lặp đi
lặp lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma túy và tình trạng lệ
thuộc này làm thay đổi cách cƣ xử, bắt buộc đƣơng sự luôn cảm thấy sự bức
bách phải dùng mai túy để có đƣợc những hiệu ứng ma túy về măt tâm thần của
mà túy và thoát khỏi sự khó chịu, vật vã do thiếu ma túy.[20, tr. 147]
1.1.3. Khái niệm ngƣời nghiện ma túy
Theo khoản 11 điều 2 chƣơng 1 của luật phòng chống ma túy (năm 2013):
Ngƣời nghiện ma túy là ngƣời sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc
hƣớng thần và bị lệ thuộc vào các chất này. [20, tr. 147]
1.1.4. Khái niệm cai nghiện ma túy
Có thể thấy nghiện mà túy nhƣ một bệnh mãn tính, khó chữa, nhƣng có
thể chữa đƣợc nếu anhng ta sớm điều trị, phục hồi các rối loạn của cơ thể ngƣời
nghiện để trở lại trạng thái ban đầu. Quá trình này đòi hỏi sự phối hợp đồng thời,
đồng bộ những biện pháp khác nhau: từ y tế (cắt cơn, giải độc, phục hồi sức
khỏe, điều trị các bệnh cơ hội) đến các biện pháp điều trị tổng hợp nhƣ giáo dục
trị liệu, tâm lý trị liệu, lao động trị liệu, giải trí trị liệu...đối với ngƣời nghiện.
Việc tiến hành tổng hợp các biện pháp trên cùng với các hoạt động trên
cùng với các hoạt động tƣ vấn (tƣ vấn cá nhân, tƣ vấn nhóm) hƣớng nghiệp day
nghề, tổ chức lao động sản xuất, học tập, các hoạt động văn hóa, thể thao...nằm
trong một quy trình thống nhất của công tác cái nghiện, phục hồi.
Yếu tố tự nguyện và quyết tâm cai nghiện của ngƣời nghiện là yếu tố đầu

tiên và có tính quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình cai nghiện,
phục hồi.
Thời gian điều trị, phục hồi về điều trị các rối loạn về mặt sinh lý, tâm lý,
nhân thức và hành vi đòi hỏi thời gian dài (ít nhất 1-2 năm). Tốt nhất là toàn bộ
các hoạt động của quy trình điều trị, phục hồi đƣợc tiến hành trong điều kiên tập
trung các trung tâm cai nghiện.

16


Việc thực hiện quy trình, phục hồi cần có một chƣơng trình, kế hoạch điều
trị, phục hồi của từng ngƣời nghiện khác nhau, nhƣng phải tuân thủ nghiêm ngặt
quy trình cai nghiện, phục hồi chung.
Sự kết hợp chặt chẽ giữa 4 chủ thể là ngƣời nghiện, trung tâm cai nghiên,
gia đình và cộng đồng [20, tr. 147]
1.1.5. Khái niệm về methadone
Methadone là một chất dạng thuốc phiện (CDTP) tổng hợp, có tác dụng
dƣợc lý tƣơng tự nhƣ các CDTP khác (nhƣ Thuốc phiện, Heroin, Morphin,
Buprenorphine…), nhƣng không gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ƣơng và
không gây khoái cảm ở liều điều trị, có thời gian bán huỷ dài (trung bình là 24
giờ) nên chỉ cần sử dụng 1 lần trong 1 ngày là đủ để có thể không xuất hiện hội
chứng cai. Methadone có độ dung nạp ổn định nên ít phải tăng liều khi điều trị
lâu dài.
Methadone là một chất đồng vận với các CDTP khác, cùng tác động trên
các thụ thể μ của các CDTP ở não, nó gắn chặt vào các thụ thể μ và chiếm lấy
các thụ thể này. Trong điều trị thay thế với liều vừa đủ Methadone chiếm hết các
thụ thể μ và ngăn chặn các tác dụng của các CDTP khác nhƣ: ngăn chặn sự hƣng
phấn và gây buồn ngủ của các CDTP, làm giảm sự thèm muốn các CDTP (là
nguyên nhân chính gây tái nghiện), làm giảm các triệu chứng của Hội chứng cai
các CDTP. Với liều điều trị ổn định Methadone không gây hƣng phấn hoặc

không gây ngộ độc vì vậy mà ngƣời bệnh có thể tham gia lao động và sinh hoạt
bình thƣờng trong xã hội. Methadone chuyển hoá chậm, tập trung nhiều trong
mỡ, thời gian bán thải chậm hơn nhiều CDTP khác, trung bình là 24 giờ do vậy
trong một ngày chỉ sử dụng một liều Methadone duy nhất và không bị tăng liều.
[12, tr. 33]
1.1.6. Khái niệm Công tác xã hội
Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW): Công tác xã hội là hoạt
động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao
hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra
các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ (Zastrow, 1996: 5).
17


CTXH tồn tại để cung cấp các dịch vụ xã hội mang tính hiệu quả và nhân đạo
cho cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội giúp họ tăng năng lực và cải
thiện cuộc sống (Zastrow, 1999:..).
Theo Cố Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh (trích từ tài liệu hội thảo 2004): Định
nghĩa cổ điển: CTXH nhằm giúp cá nhân và cộng đồng TỰ GIÚP. Nó không
phải là một hành động ban bố của từ thiện mà nhằm phát huy sứ mệnh của hệ
thống thân chủ (cá nhân, nhóm và cộng đồng) để họ tự giải quyết vấn đề của
mình.
Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hội nghị Quốc
tế Montreal, Canada, vào tháng 7/2000: CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay
đổi xã hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con ngƣời, sự tăng
quyền lực và giải phóng cho con ngƣời, nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày
càng thoải mái và dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con ngƣời và các
hệ thống xã hội. CTXH can thiệp ở những điểm tƣơng tác giữa con ngƣời và
môi trƣờng của họ.
Theo đề án 32 của Thủ tƣớng Chính phủ: CTXH góp phần giải quyết hài
hòa mối quan hệ giữa con ngƣời và con ngƣời, hạn chế phát sinh các vấn đề xã

hội, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của thân chủ xã hội, hƣớng tới một xã hội
lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho ngƣời dân và xây dựng hệ thống an sinh
xã hội tiên tiến. [21, tr. 10-13]
1.1.7. Khái niệm nhân viên công tác xã hội
Nhân viên công tác xã hội (tiếng Anh là social worker) là những ngƣời
hoạt động trong nhiều lĩnh vực, đƣợc đào tạo chính quy và cả bán chuyên
nghiệp, đƣợc trang bị các kiến thức và kỹ năng trong CTXH để trợ giúp các đối
tƣợng nâng cao khả năng giải quyết và đối phó với vấn đề trong cuộc sống; tạo
cơ hội để các đối tƣợng tiếp cận đƣợc nguồn lực cần thiết; thúc đẩy sự tƣơng tác
giữa các cá nhân, giữa cá nhân với môi trƣờng tạo ảnh hƣởng tới chính sách xã
hội, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng
thông qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn” (Theo Hiệp hội Nhân
viên công tác xã hội quốc tế -IFSW).
18


×