Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

“Yêu sách “đường lưỡi bò” của trung quốc dưới góc độ pháp lý quốc tế và giải pháp cho việt nam trong việc đấu tranh, phản bác lại yêu sách này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.19 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG

“Y£U S¸CH §¦êNG L¦ìI Bß CñA TRUNG QUèC
D¦íI GãC §é PH¸P Lý QUèC TÕ Vµ GI¶I PH¸P CHO
VIÖT NAM
TRONG §ÊU TRANH, PH¶N B¸C L¹I Y£U S¸CH NµY”

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG

“Y£U S¸CH §¦êNG L¦ìI Bß CñA TRUNG QUèC
D¦íI GãC §é PH¸P Lý QUèC TÕ Vµ GI¶I PH¸P CHO
VIÖT NAM
TRONG §ÊU TRANH, PH¶N B¸C L¹I Y£U S¸CH NµY”
Chuyên ngành: Luật quốc tế
Mã số: 60 38 01 08

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN BÁ DIẾN


HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm
bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các
môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định
của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Thu Phương


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, góp ý và giúp đỡ
nhiệt tình từ Quý Thầy cô công tác tại Khoa Luật- ĐHQGHN cũng như sự động viên,
chia sẻ của rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp và người thân. Vì vậy, trước kết quả đã đạt
được, rất mong muốn có cơ hội được bày tỏ lòng biết ơn chân thành của bản thân tới
những người đã giúp đỡ tôi trong suối thời gian qua.
Trước hết, xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy cô trong Khoa
Luật- ĐHQGHN- những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và
chuyên sâu về Luật Quốc tế nói chung và Luật Biển quốc tế nói riêng. Chính những
tri thức uyên bác và sự tận tình của Thầy cô đã tạo cho tôi niềm say mê và quyết
định lựa chọn vấn đề biển đảo làm đề tài luận văn của mình.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, xin gửi tới Thầy- PGS.TS. Nguyễn Bá DiếnNgười đã tận tâm hướng dẫn tôi từ lúc bắt đầu lựa chọn đề tài cho đến khi hoàn

thiện Luận văn.Trong quá trình triển khai thực hiện, Thầy đã dành rất nhiều thời
gian và tâm huyết để đưa ra những định hướng đúng đắn, truyền thụ những kinh
nghiệm quý báu, chỉ bảo tận tình giúp tôi có thể chỉnh sửa và hoàn thiện luận văn.
Bên cạnh đó, xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới những người thân, bạn
bè và đồng nghiệp- những người đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên tôi trong suốt
quá trình thực hiện Luận văn này. Cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các
nhà sử học, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu về Luật Biển - những người đã tạo
nên nguồn tài liệu quý giá giúp tôi có thêm tư liệu làm phong phú hơn công trình
nghiên cứu của mình.
Mặc dù tôi đã cố gắng, nỗ lực thực hiện Luận văn với tất cả niềm say mê của
mình, tuy nhiên, do thời gian có hạn và sự hiểu biết còn hạn chế nên luận văn khó tránh
khỏi những điểm thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ Quý
Thầy cô, Quý bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2015
Học viên

Nguyễn Thị Thu Phương


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt

Danh mục các hình
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

TRIỂN CỦA YÊU SÁCH “ĐƯỜNG LƯỠI BÒ” CỦA
TRUNG QUỐC 7
1.1.
Thời điểm xuất hiện của yêu sách “đường lưỡi bò” 7
1.2.
Sự thay đổi của bản đồ yêu sách “đường lưỡi bò” từ sau khi
nước CHND Trung Hoa thành lập đến nay
11
Chương 2: SỰ PHI LÝ CỦA YÊU SÁCH “ĐƯỜNG LƯỜI BÒ”
DƯỚI GÓC ĐỘ LUẬT PHÁP QUỐC TẾ
18
2.1.
Yêu sách “đường lưỡi bò” dưới ánh sáng của các nguyên tắc
chung của luật quốc tế18
2.1.1. Sự phi lý của yêu sách “đường lưỡi bò” dưới góc độ các
nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế18
2.1.2. Sự phi lý của yêu sách “đường lưỡi bò” dưới ánh sáng của
các nguyên tắc đặc thù trong Luật Biển quốc tế
25
2.2.
Sự phi lý của yêu sách “đường lưỡi bò” dưới góc độ là
“đường biên giới quốc gia trên biển”
35
2.2.1. Dựa trên các nguyên tắc xác lập “đường biên giới quốc gia trên
biển”
36
2.2.2. Dựa trên các phương pháp xác lập “đường biên giới quốc gia trên
biển”
36
2.2.3. Dựa trên quy trình thủ tục xác lập “đường biên giới quốc gia trên

biển”
39
2.2.4. Dựa trên đặc điểm của “đường biên giới quốc gia trên biển”
42


2.2.5. Dựa trên quy chế pháp lý của vùng nước bên trong “đường
biên giới quốc gia trên biển”46
2.3.
Sự phi lý của yêu sách “đường lưỡi bò” dưới góc độ là
“đường quy thuộc đảo”
50
2.3.1. Hoàng Sa, Trường Sa trong yêu sách “đường lưỡi bò” không
phải là “quần đảo” hay “quốc gia quần đảo” theo quy định
của Công ước Luật Biển năm 198250
2.3.2. Vùng biển của đảo trong phạm vi yêu sách “đường lưỡi bò”
không phù hợp với các quy định của Công ước Luật Biển năm
1982
52
2.3.3. Trung Quốc cố tình vận dụng sai các quy định của Công ước
Luật Biển năm 1982 về vạch đường cơ sở thẳng và đường cơ
sở quần đảo
54
2.3.4. Quy chế pháp lý của “vùng nước quần đảo trong yêu sách
“đường lưỡi bò” không phù hợp với các quy định của Công
ước Luật Biển năm 1982
55
2.3.5. Trung Quốc có sự mâu thuẫn trong việc xác định địa vị pháp lý của
đảo 56
2.4.

Sự phi lý của yêu sách “đường lưỡi bò” dưới giác độ là
“đường vùng nước lịch sử” 60
2.4.1. Yêu sách “Đường lưỡi bò” không đáp ứng các yếu tố cấu
thành của vùng nước lịch sử 61
2.4.2. Vùng nước lịch sử theo “đường lưỡi bò” không phù hợp với
bất kỳ quy chế pháp lý nào theo quy định của UNCLOS 1982
64
2.4.3. Các tuyên bố và văn bản pháp luật về biển đảo của Trung
Quốc không có sự thống nhất trong việc yêu sách “đường
lưỡi bò” là “đường vùng nước lịch sử” 64
2.5.
Sự phi lý của yêu sách “đường lưỡi bò” dưới giác độ là
“đường quyền lợi lịch sử” 65
2.5.1. Trung Quốc sử dụng thuật ngữ chưa được thừa nhận trong
pháp luật quốc tế nhằm biện minh cho yêu sách của mình 65
2.5.2. Trung Quốc có nhiều điểm mâu thuẫn trong việc luận giải về
“đường quyền lợi lịch sử” 67


2.5.3. Trung Quốc không có đủ cơ sở pháp lý và lịch sử để đòi
quyền sở hữu đối với các đảo trong Biển Đông cũng như
quyền ưu tiên đặc biệt trong vùng biển chiếm khoảng 80%
diện tích Biển Đông 69
2.5.4. Quy chế pháp lý của áp dụng cho các vùng biển trong “đường
lưỡi bò” theo thuyết “đường quyền lợi lịch sử” của Trung
Quốc không phù hợp với các quy định của luật pháp và tập
quán quốc tế
71
Chương 3 GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC ĐẤU
TRANH PHẢN BÁC YÊU SÁCH “ĐƯỜNG LƯỠI BÒ” TẠI

CÁC THIẾT CHẾ TÀI PHÁP QUỐC TẾ VÀ CÁC TỔ
CHỨC QUỐC TẾ
75
3.1.
Giải pháp cho Việt Nam trong việc đấu tranh phản bác yêu
sách “đường lưỡi bò” tại các thiết chế tài phán quốc tế
76
3.1.1. Giải pháp cho Việt Nam trong việc đấu tranh phản bác yêu
sách “đường lưỡi bò” tại Tòa án Công lý Quốc tế
76
3.1.2. Giải pháp cho Việt Nam trong việc đấu tranh phản bác yêu
sách “đường lưỡi bò” tại Tòa án Quốc tế về Luật Biển
82
3.1.3. Giải pháp cho Việt Nam trong việc đấu tranh phản bác yêu
sách “đường lưỡi bò” tại Tòa Trọng tài được thành lập theo
phụ lục VII Công ước Luật Biển năm 1982
86
3.1.4. Giải pháp cho Việt Nam trong việc đấu tranh phản bác yêu
sách “đường lưỡi bò” tại Tòa Trọng tài đặc biệt được thành
lập theo Phụ lục VIII Công ước Luật Biển năm 1982 89
3.1.5. Giải pháp cho Việt Nam trong việc đấu tranh phản bác yêu
sách “đường lưỡi bò” tại Tòa Trọng tài thường trực Lahay91
3.2.
Giải pháp cho Việt Nam trong việc đấu tranh phản bác yêu
sách “đường lưỡi bò” tại các tổ chức quốc tế 94
3.2.1. Giải pháp cho Việt Nam trong việc đấu tranh phản bác yêu
sách “đường lưỡi bò” tại Liên hợp quốc 94
3.2.2. Giải pháp cho Việt Nam trong việc đấu tranh phản bác yêu
sách “đường lưỡi bò” tại ASEAN 99
3.3.

Một số biện pháp bổ trợ khác
100


KẾT LUẬN
102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 115

104


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHND
CHXHCN
EEZ
ICJ
ITLOS
PCA
UNCLOS 1982

Cộng hòa Nhân Dân
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Vùng đặc quyền kinh tế
Tòa án Công lý Quốc tế
Tòa án Quốc tế về Luật Biển
Tòa Trọng tài thường trực La Hay
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982



DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1: Bản đồ “Nam Hải chư đảo vị trí đồ” do Sở Phương vực
(Trung Hoa dân quốc) biên soạn năm 1947

8

Hình 1.2. Bản đồ “đường lưỡi bò” gồm 11 đoạn của Cộng hòa Trung Hoa
năm 1946

10

Hình 1.3. Bản đồ “đường lưỡi bò” được đính kèm trong các Công hàm
ngày 07/5/2009 của Trung Quốc

13

Hình 1.4. Bản đồ “lưỡi bò” 10 đoạn được Tập đoàn xuất bản bản đồ Trung
Quốc (Sinomaps Press) phát hành hồi đầu năm 2013

15

Hình 1.5. Bản đồ dọc phi lý của Trung Quốc. (Ảnh: Xinhua)

16


Hình 2.1. Khoảng cách giữa các đoạn và các thực thể trên đất liền

38

Hình 2.2. So sánh các đoạn của bản đồ năm 2009 và bản đồ năm 1947

43

Hình 2.3. Vị trí đoạn số 4 trong bản đồ 2009 (màu đỏ đậm) và bản đồ 1984

44

Hình 2.4. Nét vẽ các đoạn “đường lưỡi bò” trong trong một số bản đồ của
Trung Quốc

45


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước sang thế kỷ 21, “Thế kỷ của biển và đại dương”, khai thác biển đã trở
thành vấn đề quan trọng mang tính chiến lược của hầu hết các quốc gia trên thế
giới, kể cả các quốc gia có biển và các quốc gia không có biển, trong đó có Việt
Nam. Với vị thế là một quốc gia được sinh ra từ biển với đường bờ biển dài hơn
3260km, chạy dọc từ Bắc xuống Nam, Biển và hải đảo ngày càng có vai trò quan
trọng trong trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cả trong lịch sử, hiện tại
và tương lai. Không chỉ cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng nghìn
năm nay, Biển Đông còn tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế và là cửa ngõ
để Việt Nam có quan hệ trực tiếp với các vùng miền của đất nước, giao thương với

thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hoá.
Xuất phát từ tiềm năng kinh tế và vị trí địa chiến lược ở Biển Đông nên
Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đã trở thành “miếng mồi béo bở” để các quốc
gia “tranh nhau giằng xé”, tạo nên cục diện tranh chấp phức tạp giữa hai nước ba
bên (Việt Nam-Trung Quốc-Đài Loan) trên quần đảo Hoàng Sa và năm nước sáu
bên (Việt Nam-Trung Quốc-Đài Loan- Philppines-Malaysia và Brunei) trên quần
đảo Trường Sa. Đặc biệt là vào ngày 7/5/2009, Trung Quốc, với công hàm số
CML/17/2009 và CML/18/2009 gửi lên Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc, đã chính
thức yêu cầu lưu truyền trong cộng đồng bản đồ thể hiện “đường lưỡi bò” với 9
đoạn trên Biển Đông, yêu sách không chỉ các đảo, đá mà toàn bộ vùng biển trong
đó. Điều này đã cho thấy Trung Quốc muốn “độc chiếm Biển Đông”, biến Biển
Đông thành “bàn đạp” để mở rộng yêu sách chủ quyền ra Thái Bình Dương, từ đó
góp phần thực hiện “giấc mơ Trung Hoa” và tham vọng “bá chủ toàn cầu”.
Nhằm hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò”, Trung Quốc đã sử dụng hàng
loạt các chiến lược chiến thuật và tiến hành các hoạt động thực thi trên thực tế trong
tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, ngoại giao, an ninh quốc
phòng, thông tin truyền thông cho đến lĩnh vực pháp lý. Các hoạt động này không

1


chỉ làm cho bầu không khí Biển Đông vốn đã “phức tạp” lại càng trở nên “căng
thẳng” mà còn gây ra nhiều tác động tiêu cực cho Việt Nam, chẳng hạn: Với tuyên
bố: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở Biển Đông và
các vùng nước liền kề, có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước
liên quan cũng như đáy biển và vùng đất dưới đáy biển” [85], [86]. yêu sách
“đường lưỡi bò” của Trung Quốc đã “nuốt trọn” hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa cùng nhiều bãi cạn bãi ngầm khác không những xâm phạm nghiêm trọng chủ
quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này mà còn xâm phạm tới các vùng biển
thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Với yêu sách

“đường lưỡi bò” chiếm 80% diện tích Biển Đông, Trung Quốc đã vây hãm con
đường ra biển của Việt Nam, phá vỡ tuyến phòng thủ chiến lược phía Tây Nam của
Tổ quốc, gây ra tác động tiêu cực đối với ngành kinh tế biển của Việt Nam, triệt tiêu
nguồn sinh kế của hàng triệu ngư dân Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân,
phá vỡ thế trận an ninh nhân dân của Việt Nam…
Xuất phát từ các phân tích trên có thể thấy việc nghiên cứu về “Yêu sách
đường lưỡi bò của Trung Quốc dưới góc độ pháp lý quốc tế và giải pháp cho Việt
Nam trong đấu tranh, phản bác lại yêu sách này” là yêu cầu cấp thiết đã và đang
đặt ra cho Việt Nam trong thời gian hiện nay. Do đó, học viên đã chọn vấn đề này
làm đề tài nghiên cứu trong phạm vi Luận văn này.
2. Tình hình nghiên cứu
Yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc là một đề tài đã được khai thác
một cách rộng rãi trong và ngoài khu vực Đông Nam Á dưới nhiều góc độ khác
nhau, từ luật học cho tới kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh quốc phòng... Đây
là đề tài thu hút sự nghiên cứu của rất nhiều luật gia, nhà nghiên cứu, học giả
trong nước và quốc tế với các ấn phẩm sách, báo, tạp chí, đề tài, chuyên đề, bài
viết, tiêu biểu như Giáo sư Carl Thayer của trường Đại học New South Wales
thuộc Học viện Quốc phòng Australian, Giáo sư Erik Franckx - Giám đốc Trung
tâm Luật quốc tế trường Đại học quốc Vrije Universiteit Brussel và là thành viên
của Tòa án Trọng tài Thường trực… Trong thời gian gần đây, yêu sách này đang

2


trở thành một chủ đề nóng trong các hội nghị, diễn đàn an ninh, pháp lý trong
nước cũng quốc tế.
Bản thân Trung Quốc- quốc gia khởi xướng yêu sách “đường lưỡi bò” đã có rất
nhiều chuyên trang nghiên cứu về vấn đề này, tiêu biểu như nansha.org.cn,
chinesejil.oxfordjournals.org…. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về yêu sách “đường lưỡi
bò” cũng thu hút được sự tham gia rộng rãi của các học giả Trung Quốc và Đàii Loan

với các tác phẩm tiêu biểu như: Yann-huei Song (宋宋宋), “Bàn về chế độ pháp luật của
vùng nước mang tính lịch sử Nam Hải”, tạp chí Vấn đề và Nghiên cứu, số 8, 1993;
Chiu Hungdah (宋宋宋), “Chế độ pháp luật của vùng nước mang tính lịch sử Nam Hải
nước ta”, tạp chí Vấn đề và Nghiên cứu, số 8, 1993; Zhao Guocai (宋宋宋), “Theo quan
điểm luật quốc tế phân tích chế độ pháp luật của vùng nước mang tính lịch sử ở Nam
Hải nước ta”, tạp chí Vấn đề và Nghiên cứu, số 8, 1993; Yann-huei Song ( 宋 宋 宋 ),
“Vùng nước mang tính lịch sử và tranh luận chủ quyền Nam Hải”, tạp chí Chính Sách
Quốc Tế, số 96, 1994; Phan Thạch Anh, “Nam Hải và tập quán quốc tế của quyền lực
mang tính lịch sử”, tạp chí Chính sách quốc gia, số 96, tháng 10, 1994; Zhiguo Gao (宋
宋宋 ), “The South China Sea: From Conflict to Cooperation”, Ocean Development &
International Law,Vol.25, 1994; Li Jinming (Lý Kim Minh), “Đường đứt đoạn Nam
Hải: Bối cảnh mới và luận điểm pháp luật”, tạp chí Hiện Đại Quốc Tế Quan Hệ, tháng
9, 2013; Wang Junmin (宋宋宋), “Quyền lợi của Trung Quốc tại Nam Hải nhìn theo luật
quốc tế”, Thời báo Học Tập, 7/7/2014…
Riêng ở Việt Nam hiện nay, “đường lưỡi bò” cũng được nghiên cứu rộng rãi
trong các trang mạng như nghiencuubiendong, biendong.net, qncbd.wordpress.com,
vietnamnews.vn, daidoanket.com và rất nhiều trang mạng khác. Ngoài ra, trên các
tạp chí cũng có rất nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu tên tuổi nghiên cứu sâu về
vấn đề này, ví dụ như PGS.TS. Nguyễn Hồng Thao với bài viết “yêu sách đường
đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc dưới góc độ luật pháp Quốc tế” đăng trên tập san
biên giới lãnh thổ số 5/4- 1999, PGS.TS Vũ Dương Huân với bài viết Phân tích một
số lập luận của Trung Quốc về “Chủ quyền lịch sử” của họ tại Biển Đông”, Ths.
Hoàng Việt với bài viết “Phân tích các yêu sách về “đường lưỡi bò: theo luật quốc

3


tế”, Phạm Hoàng Quân với bài viết ““Đường chữ U” và những toan tính của học
giới Trung Quốc”; Trần Công Trục - Lê Phúc - Minh Hiển - Lê Bình - Thu Lan với
bài viết “Biển Đông: Phi lý yêu sách “Đường lưỡi bò””…

Tuy nhiên, mỗi nhà nghiên cứu lại cung cấp cho độc giả những cái nhìn khác
nhau về yêu sách ấy. Các bài viết mới chỉ dừng lại ở việc phân tích một khía cạnh
nhỏ của vấn để này. Vì vậy, để có một cái nhìn toàn diện và khách quan nhất về yêu
sách “đường lưỡi bò”, luận văn sẽ tập chung phân tích yêu sách này trên cơ sở các
quy định của luật pháp quốc tế, từ đó đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam
trong đấu tranh phản bác yêu sách này.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Với đề tài “Yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc dưới góc độ pháp lý
quốc tế và giải pháp cho Việt Nam trong đấu tranh, phản bác lại yêu sách này”,
luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu và phân tích về về sự phi lý của yêu sách “đường lưỡi
bò” trên cơ sở vận dụng các quy định của luật pháp quốc tế, qua đó đề xuất một số
giải pháp thiết thực cho Việt Nam trong việc đấu tranh, phản bác yêu sách này tại
các tổ chức quốc tế cũng như các thiết chế tài phán quốc tế, góp phần bảo vệ sự toàn
vẹn về chủ quyền biển đảo.
Để đạt được mục tiêu trên, học viên đặt ra những mục tiêu cụ thể để lần lượt
tập chung nghiên cứu giải quyết vấn đề bao gồm: i) Nghiên cứu một cách tổng quan
về lịch sử hình thành và phát triển của yêu sách “đường lưỡi bò”, trong đó nêu rõ
thời điểm xuất hiện và sự thay đổi và phát triển của yêu sách này; ii) Làm sáng tỏ
tính phi lý của “đường lưỡi bò” thông qua việc phân tích các nguyên tắc cơ bản của
luật quốc tế, các nguyên tắc đặc thù của Luật biển quốc tế hiện đại và nguyên tắc
đặc thù trong xác lập chủ quyền biển đảo; quy định của Công ước Luật Biển năm
1982, các án lệ của Tòa án Công lý quốc tế về “đường biên giới quốc giới quốc gia
trên biển”, “đường quy thuộc đảo”, “đường vùng nước lịch sử” và “đường quyền lợi
lịch sử”; iii) Đề xuất một số kiến nghị cho Việt Nam trong việc đấu tranh phản bác
yêu sách “đường lưỡi bò” tại các tổ chức quốc tế và các thiết chế tài phán quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4



Để thực hiện đề tài, học viên sẽ tập trung nghiên cứu một cách toàn diện về: i)
các tài liệu của Trung Quốc có liên quan đến yêu sách “đường lưỡi bò”, từ văn kiện
pháp lý về chủ quyền biển đảo, bản đồ “đường lưỡi bò” và công trình nghiên cứu của
các học giả Trung Quốc và Đài Loan liên quan đền yêu sách này; ii) Các bằng chứng
lịnh sử và căn cứ pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa, trong đó có các quy định của pháp luật quốc tế đặc biệt là
Công ước Luật Biển năm 1982, các phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế và phán
quyết của một số cơ quan tài phán khác; Các quy định của pháp luật Việt Nam và các
quốc gia trong khu vực liên quan tới chủ quyền biển đảo; iii) Cơ chế giải quyết tranh
chấp của các tổ chức quốc tế và các thiết chế tài phán quốc tế liên quan đề biển đảo.
Mặc dù có rất nhiều căn cứ có thể được áp dụng để làm rõ tính phi lý của yêu
sách “đường lưỡi bò” song do thời gian có hạn nên trong phạm vi nghiên cứu của Luận
văn này, học viên chỉ nghiên cứu các vấn đề dưới góc độ pháp lý quốc tế mà cụ thể là
các nguyên tắc chung của luật quốc tế, quy định của Công ước Luật Biển năm 1982 và
các án lệ của Tòa án Công lý quốc tế về “đường biên giới quốc gia trên biển”, “đường
quy thuộc đảo”, “đường vùng nước lịch sử” và “đường quyền lợi lịch sử”.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Thu thập tài liệu để rà soát, phân tích và tham khảo các nguồn thông tin, tài
liệu tham khảo;
- Tổng hợp và kế thừa các nghiên cứu trước đây có liên quan đến chủ đề
nghiên cứu của tác giả;
- Sử dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử; kết hợp sử dụng các phương pháp hệ thống - cấu trúc, lịch sử,
so sánh, lấy ý kiến chuyên gia… để làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong quá trình
nghiên cứu.
- Vận dụng các quan điểm, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà Nước đối
với việc giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển, Đảo để phân tích thực hiện luận văn.
- Nghiên cứu trực tiếp trên các căn cứ pháp lý quốc tế chung, các văn bản pháp


5


luật của các quốc gia trong khu vực có liên quan tới chủ quyền biển đảo.
6. Những đóng góp và tính mới của đề tài
Trên cơ sở tiếp thu những tri thức chung về khoa học pháp lý cũng như kế
thừa một cách hợp lý những giá trị các công trình nghiên cứu khoa học trước về đề
tài “đường lưỡi bò”, bài luận văn xây dựng và khai thác một khía cạnh riêng với
phạm vi đã được xác định là “Sự phi lý của yêu sách “đường lưỡi bò” dưới góc độ
pháp lý quốc tế”. Trong đó, tính mới và sự đóng góp của Luận văn thể hiện ở chỗ: i)
Phân tích và trình bày một cách chi tiết và cụ thể về lịch sử hình thành của yêu sách
“đường lưỡi bò” theo các công bố chính thức của Chính quyền Trung Quốc và các
công trình nghiên cứu của học giả nước này; ii) Nghiên cứu và phân tích về bản
chất pháp lý của “đường lưỡi bò” một cách có hệ thống theo những tiêu chí và căn
cứ pháp lý khác nhau, từ đó chỉ ra được sự phi lý của yêu sách này; iii) Chỉ ra được
các tổ chức quốc tế và thiết chế tài phán Việt Nam có thể sử dụng được và triển
vọng của Việt Nam khi sử dụng các các cơ chế đó; iv) Góp phần bổ sung và làm
sáng tỏ hơn các căn cứ pháp lý trong việc chứng minh, bảo vệ chủ quyền Việt Nam
đối với Trường Sa, Hoàng Sa nói riêng và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam nói
chung; v) Có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu khoa học pháp lý,
làm tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành Luật quốc tế…
7. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bảng từ viết
tắt và bảng phụ lục, nội dung Luận văn sẽ bao gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1. Tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của yêu sách
“đường lưỡi bò”;
Chương 2. Sự phi lý của yêu sách “đường lưỡi bò” dưới góc độ pháp lý quốc tế;
Chương 3. Giải pháp cho Việt Nam trong việc đấu tranh phản bác yêu sách
“đường lưỡi bò” tại các tổ chức quốc tế và các thiết chế tài phán quốc tế.


6


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
YÊU SÁCH “ĐƯỜNG LƯỠI BÒ” CỦA TRUNG QUỐC
1.1. Thời điểm xuất hiện của yêu sách “đường lưỡi bò”
Mang trong mình dòng máu “Đại Hán”, từ lâu trong lịch sử tư tưởng “bá
quyền”, “sự hiếu chiến” đã ăn sâu vào tiềm thức của giới chức lãnh đạo và nhân dân
Trung Quốc, hình thành nên chủ nghĩa “dân tộc cực đoan” với “giấc mộng Trung
Hoa”, biến Trung Quốc thành cường quốc số một trên thế giới về mọi mặt, trong đó
có vấn đề biển đảo. Tư tưởng đó đã cổ xúy mạnh mẽ cho những yêu sách phi lý và
hành động gây hấn ngang ngược, bất chấp các quy định của của luật pháp và tập quán
quốc tế của Trung Quốc trên Biển Đông, trong đó có yêu sách “đường lưỡi bò”.
“Đường lưỡi bò” hay “đường chữ U”[90] (tiếng Anh là “U shaped line”, [44],
tiếng Trung là ““U 宋宋), “đường đứt khúc 9 đoạn” (Tiếng Anh là “the nine dotted
line”, tiếng Trung là “宋宋),"đường đứt khúc” hay “ranh giới lưỡi bò”, “đường lưỡi
rồng” [49] … đều là cách gọi khác nhau mà Nhà nước, học giả Trung Quốc, Đài
Loan và các học giả khác trên thế giới dùng để chỉ yêu sách của Trung Quốc ở Biển
Đông, được vẽ sát vào bờ của các quốc gia ven Biển Đông như Việt Nam,
Indonesia, Malaysia, Philippines và Brunei. Con đường này có lịch sử hình thành vô
cùng phức tạp, cụ thể:
Theo phần lớn các học giả ở cả Trung Quốc đại lục và Đài Loan, năm 1947,
Ty Phương vực thuộc Bộ Nội vụ Trung Hoa Dân Quốc đã xuất bản bản đồ “vị trí
các đảo Nam Hải”, trong đó có xuất hiện đường biên giới quốc gia do 11 đoạn tạo
thành [116], [117]. Trong bản đồ này, “đường lưỡi bò” thể hiện bao trùm xung
quanh cả bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên biển Đông, đó là các quần đảo
Hoàng Sa (Paracels), Trường Sa (Spratlys) và Pratas (Trung Quốc gọi là Đông Sa)
và bãi cạn Macclesfield (Trung quốc gọi là Trung Sa) và đánh dấu rõ ràng Bãi ngầm
James Shoal (Tăng Mẫu) ở cực Nam vào khoảng 4 0 vĩ Bắc [78, tr.287-288]. Sau đó,

vào tháng 01 năm 1948, Bộ Nội Vụ nước Cộng Hòa Trung Hoa chính thức công bố
một bản đồ có tên Nanhai zhudao weizhi tu (Bản đồ các đảo Nam Hải), tháng 2 năm

7


1948 bản đồ này được xuất bản chính thức và trên bản đồ này có xuất hiện một đường
mà nhiều học giả gọi là “đường chữ U” hay “đường đứt khúc” gồm 11 đoạn [118].
Trong khi đó, một số học giả lại gọi đó là “đường lưỡi bò” vì đường “nhìn giống
một cái lưỡi bò liếm xuống biển Đông” [63].

Hình 1.1: Bản đồ “Nam Hải chư đảo vị trí đồ” do Sở Phương vực (Trung Hoa
dân quốc) biên soạn năm 1947
(Nguồn: Trung Hoa dân quốc (biên soạn) (1947), Bản đồ “Nam Hải chư
đảo vị trí đồ” do Sở Phương vực, ).

Một số học giả khác còn cố đẩy thời gian xuất xứ của con đường này xa hơn
nhằm mục đích giải thích có lợi cho Trung Quốc [44], chẳng hạn: Zou Keyuan (Châu
Khắc Uyên)- Giáo sư Luật quốc tế, Nghiên cứu viên Viện phát triển Chiến lược biểnCục Hải dương Trung Quốc, Cao Chí Quốc (Gao Zingua)- Thẩm phán ITLOS, Giả

8


Binh Binh (Ja Bing Bing)- Giáo sư Đại học Thanh Hoa Bắc Kinh cho rằng bản đồ
“đường lưỡi bò” lần đầu tiên được xuất hiện trong một bản đồ cá nhân có tên là Hu
Jinjie (Hồ Tấn Tiếp)- người Trung Quốc vào tháng 12 năm 1914, sau khi Trung Hoa
Dân Quốc giành lại nhóm đảo Dongsha (hay Pratas) từ đế quốc Nhật vào tháng 10
năm 1909 (theo lịch âm Trung Quốc). Cũng lưu ý rằng “đường lưỡi bò” của Hu Jinjie
là một đường liên tục chạy từ biên giới đất liền của Trung Quốc và Việt Nam vòng
xuống bao lấy Hoàng Sa (với điểm tận cùng phía Nam khoảng 15°, 16° vĩ bắc) sau đó

vòng lên bọc lấy Pratas, chạy xuyên qua eo biển Đài Loan và cuối cùng kết thúc ở
đường ranh giữa biển Hoa Đông và Hoàng Hải [111], [114]. Như vậy, “đường lưỡi
bò” của Hu Jinjie không chứa Đài Loan (lúc đó còn trong tay Nhật) và Trường Sa [37].
Các bản đồ của Trung Quốc xuất bản từ giai đoạn những năm 1920 và 1930 sau đó
đều dựa trên bản vẽ của Hu về vùng biển này [112].
Trong khi đó, Giả Vũ (Jia Yu)- Nghiên cứu viên Sở nghiên cứu chiến lược phát
triển hải dương Cục hải dương quốc gia Trung Quốc, Lý Kim Minh (Li Jinming)- Giáo
sư Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Hạ Môn Trung Quốc [79], … lại cho rằng
bản đồ “đường lưỡi bò” được xuất hiện vào năm 1935: Tháng 4 năm 1935, “Ủy ban
đo đạc thủy bộ” công bố bản đồ các đảo ở Biển Đông thể hiện bao trùm xung quanh
cả bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên biển Đông, đó là các quần đảo Hoàng Sa
(Paracels), Trường Sa (Spratlys) và Pratas (Trung Quốc gọi là Đông Sa) và bãi cạn
Macclesfield (Trung quốc gọi là Trung Sa) và đánh dấu rõ ràng Bãi ngầm James
Shoal (Tăng Mẫu) ở cực Nam vào khoảng 40 vĩ Bắc [119].
Một số học giả khác, tiêu biểu như Nien-Tsu Alfred Hu- Giảng viên Đại học
Quốc gia Cheng Kung, Đài Loan, M. Sheng-Ti Gau – Giảng viên Đại học Hải
dương Quốc gia Đài Loan… lại chỉ ra rằng bản đồ “đường lưỡi bò” đã được Vụ
Biên giới lãnh thổ, Bộ Nội vụ Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc chính thức xuất bản
lần đầu tiên vào tháng 12/1946 [80, tr.58]. Trong bản đồ này, “đường lưỡi bò” được
thể hiện gồm 11 nét bao trùm phần lớn Biển Đông và các đảo ở khu vực này [100].

9


Hình 1.2. Bản đồ “đường lưỡi bò” gồm 11 đoạn
của Cộng hòa Trung Hoa năm 1946
(Nguồn: (1). Chang Wei-I (1994), Nan-Hai Tsu-Yuan K’ai-Fa yu Chu-Ch’uan WeiHu (The Resources Exploitation and Sovereignty Protection of the South Sea),
Taipei County, Taiwan: P’an Shih Library, December 1994.
(2). Tsu Alfred Hu (2010), "South China Sea: Troubled Waters
or a Sea of Opportunity?", Ocean Development & International Law,

Vol. 41:3, pp. 203-213).

Đến tháng 12/1947, “đường lưỡi bò” mới được một viên chức của Chính phủ
Cộng hòa Trung Hoa tên là Bai Meichu (Bạch Mi Sơ) vẽ lại đường này trong một
bản đồ cá nhân để thể hiện cảm xúc của mình khi nghe tin về việc Pháp chiếm đóng
các đảo Trường Sa năm 1933 những tác giả không nêu rõ đó là bản đồ nào. Lý do
để viên chức họ Bạch vẽ đường này cũng chưa thật rõ ràng [69], tuy nhiên ông này
đã từng hiệu đính bản đồ có “đường lưỡi bò” tương tự trong tập Bản đồ Kiến thiết
Trung Hoa mới (宋 宋 宋 宋 宋 宋 宋 - Zhongguo Jianshe xin ditu - Trung quốc kiến thiết
tân địa đồ) in vào giữa những năm 1930. Chính trong bản đồ này “đường lưỡi bò”

10


lại mở rộng thêm lần nữa tới tận 4° vĩ bắc, bao luôn cả bãi cạn James [69].
Mặc dù không có sự thống nhất về thời điểm xuất hiện của bản đồ yêu sách
“đường lưỡi bò”, song giới nghiên cứu Trung Quốc và Đài Loan đều có điểm chung
trong việc: i) Nhận định năm 1947 là thời điểm bản đồ “đường lưỡi bò” được Trung
Quốc chính thức xuất bản; ii) Chứng minh rằng bản đồ “đường lưỡi bò” có nguồn
gốc tư nhân; iii) Khẳng định các quốc gia hữu quan và cộng đồng quốc tế thừa nhận
sự tồn tại của yêu sách này.
1.2. Sự thay đổi của bản đồ yêu sách “đường lưỡi bò” từ sau khi nước
CHND Trung Hoa thành lập đến nay
Theo nhận định của các học giả Trung Quốc, trên cơ sở kế thừa lập trường, chủ
trương của chính quyền Tưởng Giới Thạch trước đó về vấn đề quyền lợi ở Biển Đông,
CHND Trung Hoa đã tiếp tục xuất bản bản đồ thể hiện yêu sách chủ quyền biển đảo của
mình. Tương tự như cách vẽ trong bản đồ được công bố năm 1948, các bản đồ của
CHND Trung Hoa về cơ bản đều dùng đường đứt khúc để đưa các đảo ở Biển Đông vào
phạm vi yêu sách chủ quyền của họ, chẳng hạn: Năm 1949, CHND Trung Hoa cũng cho
ấn hành một bản đồ, trong đó “đường lưỡi bò” được thể hiện giống như trên bản đồ trước

đó gồm 11 đoạn. Vị trí, hướng đi của từng đoạn được thể hiện cụ thể như sau: Bắt đầu từ
ranh giới Trung-Việt, hai đoạn đầu tiên đi qua Vịnh Bắc Bộ; Đoạn thứ ba và thứ tư của
đường này phân cách bờ biển Việt Nam với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tương
ứng; Đoạn thứ năm và thứ sáu trên "đường lưỡi bò" đi qua Bãi cạn James (thực thể địa lý
biển cực nam mà Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc đều tuyên bố
chủ quyền, giới hạn ở 4° vĩ Bắc), di chuyển theo hướng đông bắc, hai đoạn tiếp theo nằm
giữa quần đảo Trường Sa ở phía này, và Borneo (Indonesia, Malaysia, và Brunei) và
Philippines (tỉnh Palawan) ở phía kia. Đoạn thứ chín, thứ mười, và thứ mười một phân
cách Philippines với Trung Hoa Dân Quốc [106]. Theo bản đồ này, “đường lưỡi bò”
được thể xuất phát từ biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ,
chạy xuống phía Nam tương tự như hình dáng của bờ Biển Đông và Đông Nam Việt
Nam tới cực Nam của bãi đá san hô Scaborough Shoal (Tăng Mẫu) và sau đó quay
ngược lên phía Bắc theo hướng đi song song với đường bờ biển phía Tây Sabah của
Malaysia và Palawan của Philippines và quần đảo Luzon, kết thúc tại khoảng giữa eo

11


Bashi nằm giữa Đài Loan và Philippines. Đường này được vẽ tùy tiện và không có tọa
độ xác định chính xác [109]. Các bản đồ ra đời sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
thành lập vẫn giữ lại đường 11 đoạn được vẽ theo kỹ thuật trên.
Mãi cho tới năm 1953, dưới sự phê chuẩn của Thủ tướng Chu Ân Lai, đường
11 đoạn đã được điều chỉnh thành 9 đoạn, bỏ 2 đoạn trong Vịnh Bắc Bộ mà không
rõ nguyên nhân. Sau đó, năm 1954, Nhà xuất bản bản đồ đồ quốc doanh Xinhua đã
phát hành “Bản đồ quy hoạch hành chính nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa”,
xóa bỏ hai đoạn trong khu vực Vịnh Bắc Bộ và một đoạn gần Đài Loan, đồng thời
bổ sung thêm một đoạn ở quần đảo Ryukyu của Nhật Bản, khiến “đường lưỡi bò” từ
11 đoạn xuống chỉ còn 9 đoạn. Năm 1959, Chỉnh phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung
Hoa đã tập hợp Bộ Ngoại giao, Tổng Cục Đo đạc và Bản đồ, Cục Khảo sát và Bản
đồ Nhà nước, Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Viện Khoa học Trung Quốc và các đơn vị

khác để xây dựng "Atlas về ranh giới nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ", trong
đó đánh dấu ranh giới phía Nam của Trung Quốc là Bãi ngầm Tăng Mẫu (James
Shoal) và “đánh dấu các khu vực truyền thống trên Biển Nam Hải”. Năm 1962, Nhà
xuất bản bản đồ phát hành “Bản đồ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” với tỉ lệ
1: 4.000.000, trong đó, trên Biển Đông có vẽ đường biên giới truyền thống gồm 9
đoạn. Cách vẽ này được Trung Quốc tiếp tục duy trì trong thời gian sau đó.
Trong suốt một thời gian dài, mặc dù cho xuất bản bản đồ thể hiện “đường
lưỡi bò” như trên, song cả Chính phủ Cộng hòa Trung Hoa lẫn Chính phủ Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa đều chưa bao giờ đưa ra lời tuyên bố hoặc giải thích chính thức
gì về yêu sách này.
Ngày 06/05/2009, với tư cách là thành của Công ước Luật Biển năm 1982,
Việt Nam đã gửi Báo cáo chung với Malaysia và Báo cáo riêng về thềm lục địa mở
rộng của mình lên Uỷ ban ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên,
ngay sau đó, phái đoàn thường trực của CHND Trung Hoa tại Liên hợp quốc đã gửi
hai công hàm số hiệu CML/17/2009 và CML/18/2009 với nội dung giống nhau tới
Tổng thư ký Liên hợp quốc để phản đối hai bản báo cáo trên, trong đó khẳng định:

12


“Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở
Biển Đông và các vùng nước liền kề, có quyền chủ quyền và quyền tài
phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và vùng đất
dưới đáy biển (xem bản đồ đính kèm). Lập trường này luôn được Chính
phủ Trung Quốc duy trì, và được cộng đồng quốc tế biết đến rộng rãi”.
(Nguyên văn: China has indisputable sovereignty over the islands in the
South China Sea and the adjacent waters, and enjoys sovereign rights
and jurisdiction over the relevant waters as well as the seabed and
subsoil thereof (see attached map). The above position is consistently held
by the Chinese Government, and is widely known by the international

community) [85], [86].
Đi kèm với tuyên bố trên là tấm bản đồ thể hiện “đường lưỡi bò” với chín
đoạn bao quanh các vùng biển và bốn nhóm đảo chính trên Biển Đông là Dongsha
Qundao, Xisha Qundao, Zhongsha Qundao và Nansha Qundao (theo cách gọi của
tiếng Việt được lần lượt gọi là quần đảo Đông Sa, Hoàng Sa, Trung Sa và Trường
Sa). Đây là lần đầu tiên Trung Quốc chính thức công khai yêu sách “đường lưỡi bò”
với cộng đồng quốc tế.

Hình 1.3. Bản đồ “đường lưỡi bò” được đính kèm trong các Công hàm ngày

13


07/5/2009 của Trung Quốc
(Nguồn: Permanent Mission of the People’s Republic of China the United
Nations, Note Verbale No. CML/17/2009, Official website of United Nations
– Ocean and the Law of the Sea, ).

Kể từ khi yêu sách “đường lưỡi bò” được Trung Quốc chính thức hóa đã làm
cho bầu không khí Biển Đông vốn đã “ngột ngạt” lại càng trở nên “căng thẳng”. Hàng
loại các quốc gia xung quanh Biển Đông đã lên tiếng phản đối chính thức yêu sách này,
tiêu biểu như Việt Nam với Công hàm số 86/HC-2009 ngày 08/05/2009 [90];
Indonesia với Công hàm số 480/POL-703/VII/10 ngày 08/07/2010 [89]; Philippines
với Công hàm số 000228 ngày 05/04/2011 [88], trong đó đều khẳng định yêu sách
“đường lưỡi bò” của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.
Nhằm đáp trả Công hàm số 000228 của Philippines, ngày 14/04/2011, Trung
Quốc đã gửi Công hàm CML/8/2011 nhắc lại các lập luận được đề cập trong hai
Công hàm năm 2009, đồng thời khẳng định: “chủ quyền và các quyền chủ quyền,
quyền tài phán của Trung Quốc trên Biển Đông dựa trên những cơ sở lịch sử và
pháp lý phong phú”, “quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa) được hưởng đầy đủ Lãnh

hải, Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và Thềm lục địa”. (Nguyên văn: “China’s
sovereignty and related rights and jurisdiction in the South China Sea are supported
by abundant historical and legal evidence”; “China’s Nansha Island is fully entitled
to Terriorial Sea, Exclusive Economic Zone (EEZ) and Continential Shelf”) [87].
Tháng 01 năm 2013, Tập đoàn xuất bản bản đồ Trung Quốc (Sinomaps
Press) đã xuất bản bản đồ “đường lưỡi bò” 10 đoạn. Trong bản đồ “đường lưỡi bò”
mới này, đoạn thứ 10 không chỉ lấn thêm vào Đài Loan – tiếp nối nhịp độ duy trì
chính sách “một Trung Quốc” của chính quyền Bắc Kinh mà còn “động chạm” tới
Nhật Bản khi “đường lưỡi bò” đang ngày càng gần với hòn đảo cực Tây của nước
này, đảo Yonaguni – nằm trong chuỗi đảo Ryukyu trên biển Hoa Đông (cách Đài
Loan khoảng 70km) [36].

14


Hình 1.4. Bản đồ “lưỡi bò” 10 đoạn được Tập đoàn xuất bản bản đồ Trung Quốc
(Sinomaps Press) phát hành hồi đầu năm 2013
(Nguồn: Sống Mới (2013), Đường lưỡi bò Trung Quốc 'liếm' cả Biển Đông lẫn
Hoa Đông?, Tin nhanh Việt Nam ra thế giới, , (tháng 01/2013)).

Sau đó, bất chấp các nỗ lực xoa dịu tình hình trên Biển Đông của các bên
liên quan và cộng đồng quốc tế, Trung Quốc tiếp tục gây rối bằng cách công bố các
bản đồ mới, lần đầu tiên đưa hàng trăm đảo trên Biển Đông vào phạm vi yêu sách
“đường lưỡi bò”, cụ thể: Vào tháng 06/2014, nhà xuất bản Bản đồ tỉnh Hồ Nam
Trung Quốc đã chính thức công bố và cho lưu hành “Bản đồ địa hình” và bản đồ
hành chính “Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” khổ dọc, trong đó có thể hiện
yêu sách “đường lưỡi bò” với 10 đoạn. Theo tấm bản đồ mới này, khu vực đường
10 đoạn đã bao phủ hơn 130 đảo lớn nhỏ trên Biển Đông, chiếm tới 90% diện tích
của Biển Đông, thay vì hơn 80% mà đường 9 đoạn trước đó đã thể hiện. Tỷ lệ vùng
biển và các đảo trên Biển Đông tương đương với phần đất liền. Điều đáng chú ý là

với tuyên bố đường đứt đoạn là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, lần đầu tiên trong
lịch sử, chiều dọc của Bản đồ nước CHND Trung Hoa đã dài hơn chiều ngang. Hơn
3.000km chiều dọc đã được cộng thêm hơn 2.000km của Đường đứt đoạn để thành
5.500km so với chiều ngang là 5.200km [27].

15


×