Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa Mai Sơn năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.17 KB, 43 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là nhiệm vụ, mục tiêu và là nhân tố
quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Đó là nhiệm vụ quan trọng của ngành Y tế, trong đó thuốc phòng và chữa
bệnh giữ vai trò quan trọng không thể thiếu được trong công tác này.
Hoạt động cung ứng thuốc là một trong những hoạt động thường quy
của bệnh viện. Cung ứng thuốc không đảm bảo kịp thời, đầy đủ và có chất
lượng, không những gây lãng phí tiền của, mà còn gây tác hại đến
sức khỏe, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện.
Công tác tồn trữ thuốc là một trong những mắt xích quan trọng của việc
đảm bảo cung cấp thuốc cho người bệnh với số lượng đủ nhất và chất lượng
tốt nhất. Ở nước ta, khí hậu nhiệt đới ẩm là những điều kiện không thuận lợi
cho công tác tồn trữ. Điều kiện kho tàng và các trang thiết bị phục vụ cho
công tác bảo quản thuốc chưa đầy đủ.
Việc dùng thuốc thiếu hiệu quả và bất hợp lý trong bệnh viện là nguyên
nhân làm tăng đáng kể chi phí cho người bệnh trong bối cảnh các nguồn lực
ngày càng trở nên khan hiếm và thầy thuốc kê đơn trong cộng đồng thường có
thói quen sao chép lại các đơn thuốc dùng trong bệnh viện và đây thực sự là
điều đáng lo ngại.
Tình trạng lãng phí về nguồn lực này có thể khắc phục hoặc giảm thiểu
nếu áp dụng một số nguyên tắc đơn giản trong quản lý và sử dụng thuốc.Thực
hiện tốt công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân,trong đó có việc bảo
đảm cung ứng thường xuyên, đủ thuốc có chất lượng, là một trong những hoạt
động quan trọng của bệnh viện, việc cung ứng đủ thuốc đảm bảo chất lượng
và sử dụng thuốc hợp lý cho người bệnh là 2 mục tiêu chính trong chính sách
Quốc gia về thuốc.

1



Bệnh viện đa khoa Mai Sơn là bệnh viện đa khoa tuyến huyện, hạng III
với quy mô 200 giường bệnh nội trú, chỉ tiêu khám bệnh ngoại trú là >80.000
lượt/năm, người bệnh điều trị nội trú là >10.000 lượt/năm. Bệnh viện có chức
năng nhiệm vụ chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân 22 xã, thị trấn trong
huyện Mai Sơn và khu vực lân cận. Gần đây nhu cầu khám chữa bệnh của
người dân ngày càng cao do đó việc nâng cao chất lượng của công tác dược
bệnh viện là hết sức cần thiết. Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu
quả là vấn đề luôn được bệnh viện quan tâm.
Với mong muốn tìm hiểu rõ thực trạng hoạt động tồn trữ, cấp phát và
sử dụng thuốc tại bệnh viện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : ˝ Phân
tích hoạt động tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa
Mai Sơn năm 2015”.
Với mục tiêu sau:
1. Mô tả hoạt động tồn trữ, cấp phát thuốc tại Bệnh viện đa khoa
huyện Mai Sơn năm 2015:
2. Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa huyện
Mai Sơn năm 2015.

2


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình sử dụng thuốc trên thế giới và Việt Nam
1.1.1.

Trên thế giới :

Theo báo cáo của WHO, chi phí sử dụng thuốc bình quân đầu người

trên thế giới trong năm 2012/2013 dao động trong khoảng từ 7,61 USD ở
các nước có thu nhập thấp đến 431,6 USD ở các nước có thu nhập cao và
ngay trong mỗi quốc gia thì chi phí dành cho dược phẩm cũng có mức dao
động đáng kể giữa các nhóm thu nhập trong xã hội. Mức chi phí đang ngày
càng tăng và mức tăng chi phí xảy ra mạnh hơn ở các quốc gia thu nhập
thấp và trung bình. Cũng tại nhóm các nước này từ năm 2000 trở lại đây,
chi phí sử dụng thuốc ở khối tư nhân đều tăng lên. Theo thống kê của
công ty nghiên cứu thị trường IMS Health, trong năm 2013, bình quân tiền
thuốc sử dụng trên đầu người trên toàn thế giới là 125 USD/người/năm.
Thống kê cũng cho thấy nhóm 16% dân số sống ở các nước thu nhập
cao trên thế giới có chi phí sử dụng thuốc chiếm tới 78% chi phí sử dụng
thuốc toàn cầu
Tổng chi tiêu dược phẩm (TPE) chiếm trung bình khoảng 1,5% tổng
sản phẩm quốc nội, tuy nhiên tỷ lệ này cũng có biến động đáng kể giữa các
quốc gia dao động từ mức 0,2% đến 3,8%. So sánh chỉ tiêu dược phẩm với
tổng chi phí cho y tế (THE) cũng có sự khác biệt giữa các nước. Ở các nước
có thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ chi cho thuốc trên
tổng chi phí cho y tế thường cao hơn. Giá trị TPE/THE dao động từ 7,7%
đến 67,6% và trung bình ở mức 24,9%. TPE được xác định thông qua giá
và số lượng của các loại dược phẩm được tiêu thụ. Ở các quốc gia có mặt
bằng giá thuốc thấp và tổng chi phí sử dụng thuốc đầu người cao thì việc sử
dụng thuốc hợp lý là một giải pháp trọng tâm để kiểm soát TPE và sự tăng
trưởng của nó. Việc xây dựng thêm các chính sách về kiểm soát giá thuốc

3


là cần thiết nhằm đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận và sử dụng thuốc.
Vì thế trong mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) đã đề cập đến
sự cam kết có tính toàn cầu nhằm đảm bảo việc tiếp cận các loại thuốc thiết

yếu với giá cả hợp lý và cần phải đạt được vào năm 2015. Để hoàn thành
được mục tiêu này, việc tăng cường nguồn chi cho dược phẩm là cần thiết
tại các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Điều này có thể đạt được
thông qua tăng mức độ bao phủ của BHYT hoặc tăng chi tiêu công dành
cho dược phẩm
1.1.2. Tại Việt Nam
Theo WHO, tại Việt Nam, tổng chi y tế so với GDP đã tăng dần qua
các năm trong giai đoạn 1998 - 2008, trong đó luôn đạt mức >5% sau năm
2000 và đạt 6,2% GDP năm 2007. Nếu so sánh thì tốc độ tăng chi tiêu y tế
hằng năm bình quân đạt 8,8% cao hơn so với tốc độ phát triển của GDP
(7,2%). Theo WHO thì nếu tổng chi cho y tế đạt 4-5% so với GDP thì
đã đảm bảo được mục tiêu chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên chi
công (từ ngân sách nhà nước, BHYT và nguồn ODA) chỉ chiếm 30%.
Tỷ trọng như vậy là thấp so với các nước có thu nhập thấp và trung bình
trên thế giới. So sánh với các nước châu Á, tỷ lệ chi phí so với GDP của
Việt Nam có cao hơn tuy nhiên GDP lại thấp hơn nhiều so với các nước
như Thái Lan, Malaisia, Trung Quốc, Hàn Quốc. Vì vậy mà chi tiêu cho y
tế của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước kể trên.
Chi phí theo GDO ở một số nước Châu Á năm 2012
TT

Quốc gia

GDP

Tỷ lệ% chi phí y tế
theo GDP

1


Indonesia

3.728

2,2

2

Thái Lan

7.907

3,7

3

Philipin

3.383

3,9

4

Trung Quốc

5.325

4,3


4


TT

Quốc gia

GDP

Tỷ lệ% chi phí y tế
theo GDP

5

Malaysia

13.385

4,5

6

Việt Nam

1.589

6,2

7


Hàn Quốc

24.803

6,3

Hiện tại, mô hình bệnh tật của Việt Nam cũng đang ngày càng thay
đổi theo chiều hướng đa dạng và phức tạp. Việt Nam đang phải chịu gánh
nặng bệnh tật kép gồm bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây truyền, bệnh
mạn tính cũng ngày một gia tăng dẫn đến hàng loạt vấn đề liên quan đến sử
dụng thuốc như tình trạng lạm dụng kháng sinh, tình trạng đề kháng kháng
sinh. Số lượng sử dụng nhóm thuốc như ung thư, tim mạch, đái tháo đường
cũng tăng lên cho thấy gánh nặng về tiền thuốc sử dụng mà người dân đang
phải gánh chịu.
1.2. Tình hình sử dụng thuốc trong hệ thống bệnh viện ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hệ thống bệnh viện công lập đóng vai trò xương sống
trong hệ thống y tế. Vấn đề đề sử dụng thuốc trong hệ thống bệnh viện
cũng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của quốc gia.
1.2.1. Về cơ cấu sử dụng thuốc
Về cơ cấu sử dụng thuốc trong bệnh viện theo nhóm tác dụng dược
lý thì năm 2012 tỷ lệ tiền thuốc kháng sinh trong tổng số tiền thuốc sử dụng
vẫn chiếm tới 37,7%. Theo một nghiên cứu năm 2009 tại 36 bệnh viện ở các
tuyến TW, tỉnh, huyện trên cả nước, nhóm thuốc kháng khuẩn có tỷ trọng lớn
nhất tại tất cả các bệnh viện với tỷ lệ trung bình là 32,5%, cao nhất tại tuyến
huyện với 43,1%, thấp nhất tại tuyến tỉnh với 25,7%. Kết quả này phù hợp với
mô hình bệnh tật của Việt Nam về tỷ lệ các bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên kết
quả phân tích nghiên cứu cũng cho thấy sự bất hợp lý trong cách lựa chọn và
sử dụng thuốc kháng sinh tại các bệnh viện: 47 thuốc kháng sinh nhóm A của
bệnh viện Chợ Rẫy chiếm tỷ lệ 35,7% về giá trị sử dụng trong nhóm A. Trong


5


đó hoạt chất Prepenem có 5 biệt dược, chiếm tỷ trọng 21,4%; hoạt chất
Cefoperazone có 9 biệt dược, chiếm tỷ trọng 19,2%; hoạt chất Ceftazidime
có 6 biệt dược, chiếm tỷ trọng 13,9%; hoạt chất Imipenem có 5 biệt dược
chiếm 6,6%.
Trong những năm qua, các bệnh lây nhiễm tại Việt Nam có xu
hướng giảm dần. Hiện ước tính bệnh này chỉ chiếm 25% tổng số bệnh tật
tại Việt Nam, Song nhu cầu và thực trạng sử dụng kháng sinh lại không hề
giảm và ngày càng gia tăng. Các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa,
đường hô hấp, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm khuẩn
bệnh viện là các nguyên nhân hàng đầu gây tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong cao ở
cả Việt Nam và các nước đang phát triển. Việc kiểm soát các loại bệnh này
đã và đang chịu sự tác động bất lợi của sự phát triển và lan rộng tình trạng
kháng thuốc. Thực tế tại Việt Nam cho thấy, hầu hết các bệnh viện đang
phải đối mặt với tốc độ lan rộng của các vi khuẩn kháng với nhiều loại
kháng sinh.
Tỷ lệ sử dụng vitamin, dịch truyền và corticoid trong cơ cấu sử dụng
thuốc giảm so với cùng kỳ năm 2011. Vitamin giảm từ 6,5% năm 2011
xuống còn 4,7% năm 2013. Đây là tín hiệu đáng mừng trong công tác sử
dụng thuốc hợp lý.
1.2.2. Về kinh phí sử dụng thuốc
Theo các báo cáo, kinh phí sử dụng thuốc trong bệnh viện thường
chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng ngân sách của một bệnh viện, nó có thể
chiếm tỷ trọng tới 40-60% đối với các nước đang phát triển. Tuy nhiên, tại
Việt Nam, thực tế con số này cao hơn nhiều. Theo báo cáo kết quả công tác
khám chữa bệnh năm 2013 của Cục quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế,
tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện chiếm tỷ trọng 58,7% tổng
giá trị tiền viện phí hàng năm trong bệnh viện.


6


1.3. Tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc
1.3.1. Tồn trữ và bảo quản thuốc:
Tồn trữ, bảo quản bao gồm cả quá trình xuất nhập kho, quá trình
kiểm tra, kiểm kê, dự trữ và các biện pháp kỹ thuật bảo quản thuốc. Thực
hiện nghiêm túc quy chế dược về quản lý, bảo quản, kiểm nhập thuốc, theo
dõi hạn dùng của thuốc. Tất cả các khoa trong bệnh viện có sử dụng thuốc
đều phải thực hiện các quy chế Dược
Trách nhiệm của khoa Dược là hướng dẫn bác sĩ, y tá thực hiện
nghiêm túc các quy chế này và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các
quy chế Dược tại bệnh viện
Để đảm bảo chất lượng thuốc trong quy trình tồn trữ đòi hỏi khoa
Dược phải có cơ sở vật chất đáp ứng các yêu cầu về bảo quản thuốc, có quy
trình thực hành bảo quản thuốc tốt trong khoa Dược
Kho thuốc phải được thiết kế đúng quy định. Đảm bảo thưc hiện 5
chống. Đảm bảo thực hiện các quy chế quản lý đối với thuốc gây nghiện,
hướng tâm thần, theo đúng quy chế do Bộ Y tế ban hành. Các loại
thuốc đều phải đảm bảo được quản lý, giám sát đầy đủ về nguồn gốc xuất
xứ, số đăng ký lưu hành, số lô, hạn dùng, phiếu kiểm nghiệm, chất lượng
cảm quan. Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn sử dụng một lượng thuốc tương
đối lớn, việc giám sát thực hiện trên phần mềm quản lý bệnh viện, có thể tra
cứu chính xác và kịp thời thông tin các mặt hàng thuốc đã nhập vào
kho Dược.
1.3.1.1. Hoạt động quản lý nghiệp vụ kho
Trước khi thuốc nhập vào kho, Hội đồng kiểm nhập có nhiệm vụ
kiểm tra, kiểm soát và tiếp nhận thuốc vào kho theo đúng quy định. Phải
kiểm tra lô sản xuất, hạn dùng, phiếu kiểm nghiệm, đảm bảo nhập kho

đúng chủng loại, quy cách đóng gói, số lượng, chất lượng, đơn giá theo Quyết
định trúng thầu cuả Sở Y tế..

7


1.3.1.2. Sắp xếp thuốc trong kho
Sắp xếp theo độc tính: Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần,
thuốc thường.
Sắp xếp theo tác dụng dược lý: thuốc gây tê, thuốc gây mê, thuốc
chống dị ứng, thuốc chống nhiễm khuẩn, thuốc tim mạch, thuốc tiêu hóa…
Sắp

xếp

theo

dạng

bào

chế:

thuốc

viên,

thuốc

tiêm…


Sắp xếp theo đường dùng: thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc dùng ngoài.
1.3.1.3. Quản lý hàng tồn kho
Xây dựng cơ số tồn kho hợp lý nhằm đảm bảo cung ứng kịp
thời cho nhu cầu điều trị, đồng thời đảm bảo tính kinh tế. Không để thuốc
tồn đọng quá nhiều, quá lâu, ảnh hưởng đến công tác bảo quản và tồn đọng
một lượng tiền lớn trong điều kiện kinh phí còn hạn hẹp. Theo một số tài
liệu lượng thuốc tồn kho tại kho dược phải đảm bảo sử dụng khoảng 2-3
tháng thuốc của bệnh viện.
1.3.2. Cấp phát thuốc trong bệnh viện
Trong bệnh viện, cấp phát thuốc cho bệnh nhân do khoa Dược đảm
nhiệm. Thuốc được cấp phát cho bệnh nhân điều trị ngoại trú hoặc đưa lên các
khoa lâm sàng điều trị nội trú để bệnh nhân sử dụng.
Mặc dù có một số điểm khác nhau trong cấp phát thuốc cho bệnh nhân
nội trú và bệnh nhân ngoại trú, nhưng cả hai đều phải tuân theo một số quy
tắc bắt buộc là “ba kiểm tra, ba đối chiếu”.
1.3.2.1. Đối với bệnh nhân ngoại trú
Đối với bệnh nhân ngoại trú, chu trình gồm :
Tiếp nhận và xác nhận đơn thuốc: người tiếp nhận đơn phải xác nhận
đầy đủ và kiểm tra lại họ và tên của bệnh nhân sử dụng thuốc
Hiểu và phân tích đơn: bao gồm đọc đơn thuốc, xác định đúng tên
các loại thuốc trong đơn, hiểu một cách chính xác các chữ viết tắt của
người kê đơn, số lượng các thuốc trong đơn

8


Chuẩn bị các thuốc được phát: gồm các thủ tục tự kiểm tra, tính toán
lại để đảm bảo độ chính xác, cũng như các nội dung theo quy định của
thuốc cấp phát lẻ.

Thực hiện kiểm tra lần cuối trước khi cấp phát: kiểm tra cuối cùng
bao gồm việc đọc và giải thích các thuốc trong đơn.
Phát thuốc cho bệnh nhân với các hướng dẫn và lời khuyên rõ ràng:
cảnh báo về tác dụng không mong muốn thường gặp cho bệnh nhân trước
khi sử dụng thuốc như: buồn nôn, tiêu chảy… còn đối với tác dụng không
mong muốn nghiêm trọng chỉ nên thông báo trực tiếp cho bệnh nhân sau khi
tham khảo ý kiến của người kê đơn những người có tính đến rủi ro cho bệnh
nhân khi kê thuốc vì nó có thể làm ảnhhưởng tới tâm lý người bệnh từ đó ảnh
hưởng tới hiệu quả điều trị.
1.3.2.2. Đối với bệnh nhân nội trú
Chu trình cấp phát thuốc cho các bệnh nhân nội trú tại khoa Dược
được khái quát gồm các giai đoạn như sau:
- Nhận phiếu tổng hợp từ các khoa lâm sàng
- Duyệt phiếu lĩnh thuốc
- Chuẩn bị thuốc
-

Kiểm tra đối chiếu

- Cấp phát tới các khoa lâm sàng
- Vào thẻ kho cấp phát hàng ngày
Cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú khác với cấp phát thuốc cho
bệnh nhân ngoại trú, thuốc của bệnh nhân nội trú được điều dưỡng tổng
hợp theo từng khoa rồi mới gửi xuống cho khoa Dược. Cho nên hai điểm
khác biệt chính giữa cấp phát thuốc nội trú và ngoại trú là:
Duyệt phiếu lĩnh thuốc: Sau khi tiếp nhận phiếu lĩnh thuốc của các
khoa lâm sàng, nhân viên khoa dược có nhiệm vụ kiểm tra lại và duyệt
thuốc, người duyệt thuốc phải từ dược sĩ đại học được ủy quyền trở lên.

9



Cấp phát tới khoa lâm sàng: Bệnh viện đa khoa Mai Sơn thực hiện đưa
thuốc tới khoa lâm sàng theo quy định của giám đốc bệnh viện.
Khoa dược từ chối cấp phát thuốc trong các trường hợp phiếu lĩnh, đơn
thuốc có sai sót thông báo lại với bác sĩ kê đơn và bác sĩ ký duyệt; phối hợp
với bác sĩ lâm sàng trong việc điều chỉnh đơn thuốc hoặc thay thế thuốc.
Thuốc sau khi được điều dưỡng khoa nhận đủ sau đó chia cho từng bệnh nhân
theo chỉ định thuốc hàng ngày của bác sĩ trong hồ sơ bệnh án.
1.3.2.3. Lĩnh thuốc và cấp phát thuốc
Điều dưỡng trưởng khoa, điều dưỡng hành chính có nhiệm vụ tổng
hợp thuốc và thực hiện các quy định sau:
- Tổng hợp thuốc theo đúng y lệnh
- Phiếu lĩnh thuốc phải viết rõ ràng, không viết tắt và phải được trưởng
khoa ký duyệt
- Thuốc gây nghiện, hướng tâm thần phải có phiếu lĩnh, đơn thuốc
riêng theo quy chế.
Điều dưỡng hành chính khoa có nhiệm vụ lĩnh thuốc và thực hiện
các quy định sau
- Phải có phiếu lĩnh thuốc đúng quy định.
- Nhận thuốc phải kiểm tra chất lượng thuốc, hàm lượng, số lượng,
đối chiếu với phiếu lĩnh thuốc và ký xác nhận đủ vào phiếu lĩnh.
- Lĩnh thuốc xong phải đưa thuốc về khoa điều trị và bàn giao cho
điều dưỡng chăm sóc, để thực hiện theo y lệnh
Dược sĩ khoa dược thực hiện
- Phải phát thuốc hàng ngày và thuốc bổ sung theo y lệnh
- Thuốc nhập kho phải đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quy định
- Có trách nhiệm cùng với bác sĩ điều trị hướng dẫn và thực hiện sử
dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế


10


- Thông báo kịp thời những thông tin về thuốc mới: tên thuốc,
thành phần tác dụng dược lý, tác dụng phụ, liều dùng áp dụng điều trị và
giá thành
Trước khi cấp phát thuốc phải thực hiện
- 3 kiểm tra
+ Thể thức đơn hoặc phiếu lĩnh thuốc, liều dùng, cách dùng
+ Nhãn thuốc
+ Chất lượng thuốc
- 3 đối chiếu
+ Tên thuốc ở đơn, phiếu và nhãn.
+ Nồng độ, hàm lượng thuốc ở đơn, phiếu với số thuốc sẽ giao.
+ Số lượng, số khoản thuốc ở đơn, phiếu với số thuốc sẽ giao.
1.4. Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện và khoa Dược Bệnh viện
đa khoa huyện Mai Sơn:
Bệnh viện Đa khoa huyện Mai Sơn là bệnh viện đa khoa tuyến huyện,
hạng III, với biên chế 200 giường. Có nhiệm vụ :
- Khám, chữa bệnh cho nhân dân trong huyện và các huyện phụ cận;
- Đào tạo cán bộ y tế : Là cơ sở thực hành cho học sinh các trường Cao
đẳng, trung học y tế.
- Nghiên cứu về y học : tổ chức đánh giá các đề tài nghiên cứu khoa
học cấp cơ sở của viên chức tại đơn vị.
- Chỉ đạo tuyến dưới : chỉ đạo 03 phòng khám đa khoa khu vực và 22
trạm y tế xã thị trấn về chuyên môn, kỹ thuật.
- Phối hợp với Trung tâm y tế huyện Mai Sơn trong công tác phòng
bệnh.
- Hợp tác quốc tế : Tham gia hợp tác với các tổ chức nước ngoài theo
quy định có hiệu quả : Dự án LIFEGAP, dự án VACC.


11


- Hợp tác kinh tế y tế : Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách
Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí. Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ
y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế.
Thực hiện nghiêm chỉnh các quy dịnh của Nhà nước về thu, chi ngân sách của
Bệnh viện; Từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
1.4.2. Khoa Dược bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn
1.4.2.1. Vị trí
Khoa Dược là khoa chuyên môn nằm trong khối cận lâm sàng, do
đồng chí Phó giám đốc bệnh viện trực tiếp quản lý, điều hành.
Trong bệnh viện, khoa Dược là tổ chức cao nhất đảm nhận mọi công
việc về dược không chỉ có tính chất thuần túy của một chuyên khoa, mà
còn thêm tính chất của một bộ phận quản lý nhằm góp phần nâng cao hiệu
quả và đảm bảo an toàn trong khám chữa bệnh, nhất là trong sử dụng
thuốc. Khoa Dược nằm trong khối cận lâm sàng và là nơi thực thi chính
sách quốc gia về thuốc.
1.4.2.2. Chức năng
Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho giám đốc bệnh
viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy
đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý của Bộ Y tế quy định tổ chức hoạt động của khoa Dược theo
Thông tư 22/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế.
1.4..2.3. Nhiệm vụ
- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc đảm bảo đủ số lượng, chất lượng cho
nhu cầu điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (dịch bệnh, thiên tai…);
- Quản lý theo dõi việc nhập thuốc cấp phát cho nhu cầu điều trị và
các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu;

- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị

12


- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản
thuốc”;
- Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin tư vấn về sử dụng
thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi báo cáo thông tin liên
quan tới phản ứng có hại của thuốc
- Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược
tại các khoa trong bệnh viện
- Nghiên cứu và đào tạo: là cơ sở thực hành về dược của các trường
cao đẳng, trung cấp về dược.
- Phối hợp với các khoa lâm sàng theo dõi kiểm tra giám sát việc sử
dụng thuốc an toàn, hợp lý, đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình
hình kháng kháng sinh trong bệnh viện
- Tham gia hội chẩn khi có yêu cầu
- Tham gia theo dõi kinh phí sử dụng thuốc
- Quản lý hoạt động của nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định
* Cơ cấu nhân lực khoa Dược: Khoa Dược bệnh viện gồm 14 cán bộ.
Trong đó: 01 dược sĩ đại học, 12 dược sĩ trung học, 01 dược tá.

13


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động tồn trữ, cấp phát và quản lý sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa

khoa huyện Mai Sơn năm 2015
Nguồn số liệu:
- Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện trong năm 2015
- Sổ sách xuất, nhập, thống kê sử dụng thuốc năm 2015
- Báo cáo tài chính về giá trị thuốc xuất, nhập, tồn năm 2015 tại phòng
Tài chính - Kế toán.
- Sổ theo dõi ADR lưu tại khoa Dược.
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ 01/01/2015 đến 31/12/2015
- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn
2.3.Phương pháp nghiên cứu:
* Phương pháp mô tả hồi cứu
- Hồi cứu thống kê nhóm thuốc sử dụng, danh mục thuốc của bệnh viện.
- Hồi cứu số lượng nhập, xuất, tồn thuốc năm 2015.
- Hồi cứu về các hồ sơ, biên bản họp của Hội đồng thuốc và điều trị, đơn
vị thông tin thuốc.
- Hồi cứu về các báo cáo ADR, các phác đồ điều trị sử dụng tại bệnh viện.
2.4. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.1 Hoạt động tồn trữ, cấp phát thuốc
Hồi cứu lại hồ sơ sổ sách xuất nhập, tồn, số liệu, ghi lại các văn bản
và các hoạt động liên quan đến việc tồn trữ, bảo quản, cấp phát thuốc để
phân tích một số chỉ số tại khoa Dược
- Mô hình quản lý và bảo quản thuốc
- Quy trình cấp phát thuốc

14


Dựa vào bảng theo dõi nhiệt độ và độ ẩm của các kho. Lấy ngẫu
nhiên 5 ngày theo dõi nhiệt độ, độ ẩm vào các ngày: 1, 8, 15, 22 và 29 hàng

tháng trong sổ theo dõi nhiệt độ và độ ẩm của các kho thuốc. Như vậy trong
12 tháng có 60 ngày được theo dõi nhiệt độ và độ ẩm tại các kho: Kho chính
nội trú, kho chính ngoại trú, kho cấp phát lẻ ngoại trú, kho cấp phát lẻ nội trú
của khoa Dược Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn
+ Đảm bảo điều kiện nhiệt độ bảo quản thuốc
+ Đảm bảo điều kiện độ ẩm bảo quản thuốc
2.4.2. Hoạt động sử dụng thuốc
Hồi cứu báo cáo sử dụng thuốc tại bệnh viện năm 2015, báo cáo
công tác khám chữa bệnh của bệnh viện năm 2015 tại phần mềm quản lý bệnh
viện.
Thu thập thông tin chi tiết (tên biệt dược, tên hoạt chất, hàm lượng,
dạng bào chế, đơn vị tính, quy cách đóng gói, nhà sản xuất, nước sản xuất
đơn giá, số lượng) của toàn bộ thuốc tân dược sử dụng tại Bệnh viện đa
khoa huyện Mai Sơn năm 2015 từ các thông tin chi tiết từ phần mềm quản
lý bệnh viện.
2.5. Phương pháp phân tích xử lý số liệu:
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel với các kỹ thuật phân tích:
- Phương pháp tính tỷ trọng.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp mô hình hóa, biểu đồ, đồ thị.

15


CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hoạt động tồn trữ và cấp phát thuốc tại bệnh viện đa khoa
Huyện Mai Sơn năm 2015.
Sau khi có kết quả đấu thầu Sở Y tế phân bổ số lượng cho bệnh viện,
bệnh viện ký hợp đồng với các công ty cung ứng, thuốc được mua về tồn trữ

và cấp phát tại các kho của khoa Dược.
3.1.1. Hoạt động tồn trữ thuốc:
3.1.1.1. Hệ thống kho và nhân lực của khoa Dược:
- Thuốc và hóa chất, vật tư y tế tiêu hao được khoa Dược bảo quản thích
hợp trong hệ thống kho gồm:
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ hệ thống kho và nhân lực của khoa dược

Kho chính nội trú
(01 dược sĩ trung
học)
Thuốc
VTYT,
Hoá
chất

Kho cấp phát lẻ nội trú
(02 dược sĩ trung học)
Kho đông y
(01 dược sĩ trung học)

Kho chính ngoại trú
(01 dược sĩ trung học)

Kho thuốc gây nghiện,
Hướng tâm thần
(01 dược sĩ đại học

Kho cấp phát ngoại trú
(02 dược sĩ trung học)


22 tram y tế xã, thị trấn,
03 PKĐKKV

Sau khi thuốc, vật tư y tế tiêu hao, hóa chất mua về được nhập vào kho,
Hội đồng kiểm nhập tiến hành kiểm nhập hàng theo hóa đơn đỏ của nhà cung
ứng theo đúng trình tự qui định. Sau đó kế toán dược sẽ nhập thuốc vào hệ

16


thống phần mềm quản lý bệnh viện, nhập thuốc theo hóa đơn, chứng từ.
Từ kho chính thuốc sẽ được cấp phát đến các kho lẻ. Kho lẻ nội trú
chứa những thuốc, vật tư y tế cấp phát cho bệnh nhân nội trú, kho lẻ ngoại trú
cấp phát cho các đối tượng bệnh nhân bảo hiểm y tế ngoại trú.
Các thủ kho đều là dược sĩ trung học, riêng thủ kho giữ, cấp phát thuốc
gây nghiện do dược sĩ đại học phụ trách cấp phát.
Hệ thống kho của khoa Dược được bố trí tại tầng 1, sạch sẽ, thoáng gió,
có các trang thiết bị có khả năng tồn trữ và bảo quản. Riêng 2 phòng cấp phát
thuốc ngoại trú được bố trí ở tầng 1 gần bộ phận tiếp đón và bộ phận thanh
toán viện phí giúp thuận tiện cho bệnh nhân khám bệnh và lĩnh thuốc được
liên hoàn.
Kho được đảm bảo yêu cầu về chuyên môn và an toàn, thực hiện 5
chống :
- Chống nhầm lẫn
- Chống quá hạn sử dụng
- Chống mối mọt, chuột, gián
- Chống trộm cắp
- Chống thảm họa (bão, lụt, cháy, nổ...)
3.1.1.2. Trang thiết bị kho hiện đang sử dụng:
- Trang thiết bị tồn trữ thuốc: gồm có các giá nhiều tầng, tủ có nhiều

ngăn, kệ sắt 1 tầng để hàng còn nguyên thùng, nguyên kiện.
- Trang thiết bị bảo quản thuốc: Ẩm kế, tủ lạnh, quạt trần, điều hoà.
- Trang thiết bị phòng chống cháy nổ : Bình cứu hỏa.

Bảng 3.1: Số lượng các trang thiết bị bảo quản thuốc tại khoa
dược:

17


Tên
trang
thiết bị

Ðơn vị
tính

Kho
chính
nội trú

Kho
chính
ngoại
trú

Kho cấp
phát
thuốc gây
nghiện,

HTT

Kho
cấp
phát lẻ
nội trú

Kho cấp
thuốc
BHYT
ngoại trú

Kho
cấp
phát
thuốc
đông
y

Tổng
cộng

Ẩm kế
Ðiều

Cái
Chiếc

1


1

1
1

1

1

1

6
1

hòa
Quạt

Chiếc

3

3

1

1

1

2


11

Cái
Cái
Cái
Cái

1
4
13
2

1
1
14
2

2
1

1
2
13
3

trần
Tủ lạnh
Giá
Kệ

Tủ

2
2
1

3
2

3
12
44
11

- Nhiệt độ, độ ẩm kho:
Bảng 3.2: Bảng tống hợp nhiệt độ, độ ẩm kho năm 2015
Tổng hợp

Số lần kiểm tra

Max

Nhiệt độ

220

32

Độ ẩm


220

85

* Nhận xét: Khoa Dược bệnh viện đa khoa Huyện Mai Sơn có một hệ
thống kho chắc chắn. Các thủ kho đều là dược sĩ trung học. Các kho được
trang bị ẩm kế, quạt trần, tủ lạnh, quạt trần, giá kệ. Riêng điều hoà chỉ được
trang bị tại kho cấp phát thuốc gây nghiện, hướng tâm thần.
Nhiệt đô, độ ẩm kho: Qua 220 lần kiểm tra tại các kho chính và kho
cấp phát lẻ nội, ngoại trú nhiệt độ cao nhất là 320C, độ ẩm cao nhất là 850C.
3.1.1.3. Quy trình thực hiện nghiệp vụ kho:
- Hội đồng kiểm nhập thuốc, vật tư y tế tiêu hao của bệnh viện theo quy
định gồm:
+ Phó giám đốc phụ trách công tác dược
+ Trưởng khoa dược.
+ Kế toán dược.

18


+ Thủ kho.
+ Cán bộ thống kê dược
- Hội đồng kiểm nhập tiến hành kiểm tra, đối chiếu thuốc với hóa đơn về
chủng loại, số lượng, tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, nhà sản xuất, nước sản
xuất, quy cách đóng gói, đơn giá, số đăng ký, số kiểm soát, số lô, hạn dùng
đối chiếu với phiếu báo lô của đơn vị cung ứng, kiểm tra chất lượng bằng cảm
quan.
- Các thuốc cần bảo quản theo nhiệt độ khuyến cáo của nhà sản xuất cần
được nhanh chóng kiểm tra phân loại để bảo quản theo nhiệt độ yêu cầu.
- Trong trường hợp thừa thiếu thì Hội đồng kiểm nhập lập biên bản, xác

định nguyên nhân và thông báo cho nhà cung cấp.
- Trưởng khoa dược thường xuyên theo dõi, giám sát về số lượng, chủng
loại thuốc nhập về qua thủ kho và cùng với kế toán theo dõi, kiểm tra giá
nhập thực tế với giá trúng thầu.
* Qui trình kiểm nhập thuốc:
Sơ đồ 3.2: Qui trình kiểm nhập thuốc
Công ty cung ứng

Hóa đơn, phiếu báo lô,
hạn sử dụng

Hội đồng kiểm
nhập

Biên bản kiểm nhập
Kho chính

Kho cấp phát lẻ
* Thuốc trong kho được sắp xếp như sau:
- Về sắp xếp thuốc:

19


+ Đối với thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần được bảo quản trong
tủ riêng có khóa chắc chắn.
+ Sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý : Nhóm thuốc kháng sinh,
nhóm thuốc tim mạch, nhóm thuốc vitamin...
+ Sắp xếp theo dạng bào chế : Thuốc viên, thuốc tiêm, thuốc nước,
thuốc dùng ngoài...

+ Sắp xếp theo điều kiện bảo quản đặc biệt: Insulin, SAT, Oxytocin...
- Những thuốc nhập kho trước được cấp phát trước, những thuốc sản
xuất trước được cấp phát trước và ngược lại, để thuận tiện khi cấp phát và
thông tin thuốc, tránh tồn đọng, không để thuốc hết hạn sử dụng.
- Tại các khoa Lâm sàng đều có tủ thuốc trực. Danh mục thuốc tủ trực
do Giám đốc bệnh viện phê duyệt theo danh mục dự trù của trưởng khoa lâm
sàng. Thuốc trong kho và các tủ trực luôn được kiểm tra, theo dõi về chất
lượng và luôn được luân chuyển trong quá trình cấp phát, sử dụng không để
thuốc quá hạn gây lãng phí .
- Công tác kiểm kê được thực hiện định kì hàng tháng vào ngày cuối
tháng đối với các kho thuốc của khoa Dược và có báo cáo tồn kho.
Nhận xét: Khoa Dược thực hiện nghiệp vụ quản lý kho theo đúng qui
chế và khoa học. Các quy trình quản lý hóa đơn xuất, nhập rất chặt chẽ theo
đúng quy trình. Thuốc trong kho được sắp xếp theo nguyên tắc FIFO nên
thuốc được kiểm tra hạn sử dụng thường xuyên do đó không có hiện tượng
thuốc bị hết hạn. Thuốc trong kho hầu hết được sắp xếp theo nhóm tác dụng
dược lý dựa vào thông tư, dễ thấy dễ lấy đáp ứng cho công tác cấp phát được
thuận tiện, dễ dàng.
* Quản lý hàng tồn kho:
Công tác kiểm kê, báo cáo hàng tồn kho:
+ Ở các kho có đầy đủ sổ sách, thẻ kho, phiếu xuất nhập theo đúng quy
chế.

20


+ Công tác kiểm kê, báo cáo quyết toán tại tất cả các kho được thực hiện
định kỳ vào ngày cuối tháng. Biên bản kiểm kê được làm thành 2 bộ, 1 bộ lưu
tại khoa Dược, 1 bộ lưu tại bộ phận kế toán Dược.
+ Hội đồng kiểm kê gồm có sự tham gia của trưởng khoa Dược, kế toán

Dược, thủ kho và các nhân viên trong kho.
+ Hàng tháng có báo cáo tồn kho trên cơ sở thống kê đối chiếu giữa thủ
kho và kế toán Dược rồi tổng hợp số thuốc xuất nhập tồn với số lượng kiểm
kê thực tế nhằm phát hiện ra những sai sót nhầm lẫn trong quá trình cấp phát.
3.1.1.4. Mức độ dự trữ thuốc của Khoa Dược:
- Để đánh giá mức độ dự trữ thuốc hợp lý của Khoa dược bệnh viện,
chúng tôi tiến hành phân tích số liệu nhập - xuất - tồn kho thuốc trong năm
2015 trong bảng sau:
Bảng 3.3: Giá trị tiền thuốc xuất – nhập – tồn kho năm 2015

TT

Giá trị (1000 Đồng)
Quý

Tồn

Nhập

Xuất

1

I/2015

5.698.980

3.273.046

3.749.638


2

II/2015

5.213.388

3.810.084

3.026.371

3

III/2015

5.997.101

6.445.400

3.827.418

4

IV/2015

8.615.083

5.639.129

3.749.638


25.515.552

19.167.659

14.353.065

5

Tổng số

- Giá trị tiền thuốc dự trữ năm 2015:
Bảng 3.4: Giá trị tiền thuốc dự trữ năm 2015

21


Tiền thuốc tồn kho
trung bình một
tháng (1000 Đồng)

2.126.296
* Nhận

Tiền thuốc trung bình
sử dụng một tháng
(1000 Đồng)

Thời gian sử dụng thuốc dự
trữ (tháng)


1.196.088

1,8

xét: Qua số liệu xuất, nhập tồn kho trong năm 2015 ta thấy tiền

thuốc tồn kho trung bình trong một tháng là 2.126.296.000 đồng, tiền thuốc
trung bình sử dụng trong một tháng là 1.196.088.000 đồng. Giá trị tiền thuốc
dự trữ của bệnh viện trong năm 2015 thời gian sử dụng thuốc dự trữ là 1,8
tháng.
3.1.2. Hoạt động cấp phát thuốc:
3..1.2.1. Quy trình cấp phát thuốc chung:
- Thực hiện Chỉ thị số 05/2004/CT-BYT ngày 16/4/2004 của Bộ trưởng
Bộ Y Tế về việc chấn chỉnh công tác cung ứng sử dụng thuốc trong bệnh viện,
Bệnh viện đã tổ chức cấp phát thuốc Thuốc
đến khoa Lâm sàng.
- Khoa Dược đã thực hiện tốt quy trình cấp phát thuốc bảo đảm cấp
thuốc cho các khoa lâm sàng và bệnh nhân Bảo hiểm y tế ngoại trú được đầy
Kho chính

đủ và nhanh
chóng. Cuối ngày các kho cấp phát lẻ kiểm tra số lượng thuốc
Phiếu lĩnh
K.dược Kiểm
trong kho
để có kế hoạch lĩnh bổ sung từ kho chính vào sáng hôm sau. Khoa
tra, kiểm soát

Dược bố trí cấp phát thuốc trực cho các tủ trực của các khoa điều trị vào các

buổi chiều thứ 7, chủ nhật và ngày nghỉ lễ.
Kho cấp phát lẻ

Kho cấp phát lẻ

ngoại
trú BHYT
nội tú qua Hội đồng thuốc và
- Sau khi danh
mục
kế hoạch của Sở Y tế, thông
Thuốc thừa

điều trị xây dựng danh mục thuốc sử dụng trong bệnh niện phù hợp với mô
hình bệnh tật. Khi có kết quả đấu thầu của Sở Y tế, Giám đốc bệnh viện ký
Khoa lâm sàng

hợp đồng với các nhà cung cấp trúng thầu được lựa chọn, khoa Dược mua
thuốc về được tồn trữ, bảo quản và cấp phát tại các kho thuốc của khoa Dược.
ĐD chăm sóc

Sơ đồ 3.3 : Quy trình cấp phát thuốc tại khoa Dược
ĐD hành chính
Bệnh nhân ngoại trú

22
Đường đi của thuốc

Đường đi của thông tin,


Bệnh nhân nội trú


Đường đi của thông tin,
nhu cầu

3.1.2.2. Quy trình cấp phát cho bệnh nhân điều trị ngoại trú:
- Bệnh nhân sau khi được bác sĩ khám bệnh và kê đơn thuốc, bệnh nhân
đến phòng thanh toán viện phí để thanh toán bảo hiểm y tế, nộp phần trăm
(đối với những đối tượng bệnh nhân cùng chi trả) rồi sang kho phát thuốc
ngoại trú để lĩnh thuốc theo đơn, tại đây bệnh nhân được hướng dẫn sử dụng
thuốc, cách uống, liều dùng.
- Với bệnh nhân không có bảo hiểm thì có thể đến mua thuốc tại quầy
thuốc của bệnh viện.
3.1.2.3. Quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân điều trị nội trú:
Sơ đồ 3.4: Quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân điều trị nội trú
Bác sĩ khám bệnh, kê đơn thuốc, ghi hồ sơ bệnh án

23


Điều dưỡng hành chính tổng hợp thuốc vào máy tính gửi
lên khoa Dược

Khoa Dược duyệt phiếu lĩnh thuốc và in phiếu, trưởng khoa
lâm sàng ký phiếu lĩnh hoặc có hội chẩn về thuốc đặc biệt
(thuốc có dấu *)

Khoa dược thu phiếu, ký duyệt phiếu lĩnh


Kho nội trú lấy thuốc theo phiếu lĩnh, giao cho dược sĩ cấp
phát cho các kho lâm sàng (thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu)

Điều dưỡng điều trị ở các khoa phát thuốc cho bệnh nhân
(thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu)
Trả thuốc thừa

Bệnh nhân

- Phiếu lĩnh thuốc phải có đủ 4 chữ ký của khoa lâm sàng và khoa Dược:
+ Khoa lâm sàng: Trưởng khoa hoặc Phó trưởng khoa phụ trách khoa
+ Điều dưỡng hành chính lĩnh thuốc;
+ Khoa Dược: Trưởng khoa dược ký duyệt phiếu lĩnh hoặc người được ủy
quyền;
+ Thủ kho của kho lẻ nội trú cấp thuốc theo phiếu lĩnh đã duyệt.
Với các thuốc có dấu (*) trong danh mục thuốc phải có chữ ký hội chẩn

24


thuốc của trưởng khoa lâm sàng.
- Thông thường khoa Dược duyệt thuốc theo lịch trình, ngày hôm trước
duyệt thuốc cho hôm sau, thứ sáu duyệt cho thứ bẩy, chủ nhật và thứ hai. Nếu
bệnh nhân chuyển tuyến, thay thuốc theo y lệnh của bác sĩ điều trị, bệnh nhân
bỏ thuốc hoặc tử vong thì các khoa lâm sàng trả thuốc lại cho khoa Dược
trong vòng 24h.
- Với bệnh nhân nhập viện trong ngày tại các khoa lâm sàng, bệnh nhân
cấp cứu sẽ được sử dụng thuốc từ các tủ trực tại khoa đó. Tất cả các thuốc này
cũng được điều dưỡng tổng hợp vào sổ và vào máy tính lĩnh thuốc bổ sung
ngay trong ngày. Sau khi lĩnh được thuốc bổ sung điều đưỡng sẽ bù vào tủ

trực để giữ nguyên cơ số thuốc trực.
* Nhận xét: Quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú và ngoại
trú được thực hiện khoa học, chặt chẽ và tuân thủ theo đúng quy chế. Cấp
phát thuốc cho bệnh nhân được thực hiện một cách nhanh chóng, đảm bảo
thuốc đến bệnh nhân kịp thời.
3.2. Thực trạng sử dụng thuốc, hoạt động quản lý, sử dụng thuốc
tại bệnh viện đa khoa Mai Sơn năm 2015 :
- Tổng hợp một số công ty cung ứng thuốc cho bệnh viện:
Bảng 3.5. Một số công ty cung ứng thuốc năm 2015
TT
1
2

Tên công ty cung ứng
Liên danh Bình Châu – Việt Đức
Công ty cổ phần Dược phẩm Hải Nam

TT

Tên công ty cung ứng

3

Côngty cổ phần thương mại và DP Hoàng Giang

4

Công ty cổ phần thương mại và dược phẩm
Hoàng Lan


5

Công ty cổ phần thương mại Minh Dân

25

Tổng tiền
mua thuốc
961.800
60.253
Tổng tiền
mua thuốc

Tý lệ %
5,02
0,31
Tý lệ %

634.320

3,31

185.067

0,97

779.310

4,07



×