Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỰC HIỆN TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.03 KB, 3 trang )

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỰC HIỆN TÍN DỤNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Xóa đói giảm nghèo, tích cực chăm lo cho người nghèo vươn lên thoát nghèo có
cuộc sống ổn định là mục tiêu xuyên suốt của Đảng và Chính phủ, là nhiệm vụ của cả
cộng đồng. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, nhiều chính sách hướng vào mục tiêu xóa đói, giảm nghèo được triển
khai và đã mang lại kết quả quan trọng, trong đó có Chỉ thị số 40-CT/TW ngày
22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với tín dụng chính sách xã hội. Hoạt động tín dụng chính sách nói chung và hoạt động
tín dụng chính sách tại Thái Nguyên nói riêng đã góp phần tích cực vào công tác xóa đói
giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới.
Qua 05 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi
nhánh tỉnh Thái Nguyên luôn tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động tín dụng
chính sách xã hội, thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát Ngân hàng Chính sách xã
hội (NHCSXH) trong việc thực hiện các chương trình tín dụng hộ nghèo, hộ cận nghèo
và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên với
trách nhiệm là thành viên Ban Đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh Thái Nguyên
đã thực hiện phổ biến, tuyên truyền đầy đủ, kịp thời đến toàn thể cán bộ, công chức và
người lao động NHNN và các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn về chương trình tín
dụng chính sách của NHCSXH; chỉ đạo NHCSXH phối hợp với các ngành liên quan
tham mưu cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh thực hiện các chương
trình tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đảm bảo
giải ngân đầy đủ, kịp thời và đúng chính sách chế độ; thực hiện chức năng giám sát hoạt
động của NHCSXH đảm bảo nguồn vốn được quản lý và sử dụng đúng mục đích và chế
độ theo quy định.
Cùng với sự quan tâm hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự phối hợp
chặt chẽ của các sở, ngành, đoàn thể với NHCSXH công tác cho vay hộ nghèo và các
đối tượng chính sách trên địa bàn được thực hiện có hiệu quả góp phần hoàn thành các
chỉ tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã
hội, tạo sự chuyển biến về đời sống vật chất và tinh thần cho các đối tượng được vay


vốn trên địa bàn. Tính đến 30/6/2019, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách của tỉnh Thái
Nguyên đạt 3.398 tỷ đồng, tăng 1.270 tỷ đồng so với 31/12/2014, trong đó vốn ngân sách
địa phương ủy thác sang NHCSXH đạt 88,8 tỷ đồng, tăng 57,7 tỷ đồng so với 31/12/2014.
Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội tăng trưởng hàng năm (giai đoạn 2014 - 2019) bình
quân đạt 11,94%. Doanh số cho vay 5 năm đạt 4.308 tỷ đồng đã giúp cho trên 140 ngàn
lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh;
xây dựng nhà ở ổn định. Kết quả đó đã góp phần quan trọng vào kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Vốn tín dụng đã góp phần tích cực trong công cuộc
xây dựng nông thôn mới, cụ thể: theo báo cáo Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, tỷ lệ hộ
nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều cuối năm 2014 là 9,06% đến cuối năm 2018
1


giảm còn 6,39%; số xã đạt chuẩn nông thôn mới đến tháng 06/2019 đạt 88 xã. Trật tự an
toàn xã hội được duy trì, quốc phòng an ninh được giữ vững, niềm tin của nhân dân các
dân tộc đối với chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước ta ngày càng được củng cố và
nâng cao.
NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về
thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn trong thời gian qua, Giám đốc NHNN chi
nhánh tỉnh Thái Nguyên đồng thời là thành viên Ban Đại diện Hội đồng quản trị của
NHCSXH dành sự quan tâm và tạo điều kiện cho NHCSXH trong việc thực hiện nhiệm
vụ có liên quan và giúp NHCSXH thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách xã
hội. Mặt khác, NHNN cũng đã phối hợp với các sở, ban ngành tích cực tham mưu cho
Hội đồng Nhân dân, UBND tỉnh trong việc tập trung dành nguồn vốn ngân sách địa
phương để chuyển sang NHCSXH bổ sung nguồn vốn cho vay các chương trình tín
dụng chính sách trên địa bàn. Kết quả đến 30/6/2019 nguồn vốn ủy thác địa phương
chuyển sang NHCSXH để cho vay đạt 88,7 tỷ đồng chiếm 2,6%/tổng nguồn vốn trên địa
bàn, tăng thêm 60,2 tỷ đồng từ khi có Chỉ thị 40- CT/TW đến nay. Hoạt động nhận ủy
thác từ NHCSXH cũng đã tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội tập hợp lực
lượng, củng cố, nâng cao cả về số lượng, chất lượng phong trào hoạt động… Hiện nay,

có 4 tổ chức chính trị - xã hội đang phối hợp với NHCSXH tham gia quản lý 3.384 tỷ
đồng, trong đó: Hội Phụ nữ tham gia quản lý 1.028 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 30,38%); Hội
Nông dân tham gia quản lý 996 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 29,43%); Hội Cựu chiến binh tham
gia quản lý 715 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 21,13%); Đoàn Thanh niên tham gia quản lý 645 tỷ
đồng (chiếm tỷ lệ 19,06%). Cùng với việc tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng
chính sách không ngừng được củng cố và nâng cao, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh của
NHCSXH giảm mạnh từ 0,094% (2014) xuống còn 0,063% (tháng 6/2019) (trong đó, nợ
quá hạn 0,062%, nợ khoanh 0,001%). Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động
cho vay, an toàn kho quỹ của NHCSXH hàng năm cũng được NHNN quan tâm, xây dựng
kế hoạch và tổ chức kiểm tra nghiêm túc theo đúng quy định, qua thanh tra, kiểm tra phát
hiện những tồn tại, sai sót đã có những chỉ đạo khắc phục kịp thời, tiếp thu ghi nhận
những ý kiến khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện cơ chế chính sách để phản ảnh với
cấp có thẩm quyền giải quyết.
Trong thời gian tới, để triển khai tốt Chỉ thị số 40-CT/TW và hỗ trợ tạo điều kiện
để NHCSXH triển khai và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, NHNN sẽ tiếp tục phối hợp
với các sở, ngành, địa phương và các tổ chức chính trị xã hội tham mưu cho Ủy ban
nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai một số nhiệm vụ trong tâm sau: (i) Chỉ đạo NHCSXH
phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại để tiếp tục củng cố,
nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách trong công tác xóa đói
giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh; (ii) Vận động các doanh nghiệp
đóng trên địa bàn dành nguồn vốn ủy thác qua NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay
theo các chương trình, dự án phục vụ cho công tác giảm nghèo, tạo việc làm; (iii) Tăng
cường sự phối hợp với các sở, ngành và chính quyền địa phương các cấp, phát huy vai
trò của tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội trong việc tham gia quản lý, hỗ trợ NHCSXH
triển khai các chương trình tín dụng chính sách; (iv) Tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp
2


điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng ngân hàng, tạo điều kiện cho các TCTD tập trung
vốn tín dụng cho vay các lĩnh vực ưu tiên, các chương trình tín dụng đối với ngành, lĩnh

vực theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó chú trọng cho vay các
sản phẩm có giá trị thương mại cao, có tác động lan tỏa lớn và tạo điều kiện cho hộ
nghèo có điều kiện thoát nghèo bền vững;(v) Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát
NHCSXH trong việc thực hiện chương trình tín dụng chính sách; rà soát, đề xuất, kiến
nghị với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước những vấn đề bất cập để xem xét sửa đổi, bổ
sung các văn bản, quy định cho phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn hoạt
động tín dụng chính sách xã hội…
Về phía NHCSXH tỉnh Thái Nguyên, cần đẩy mạnh công tác khai thác nguồn vốn
cân đối từ Trung ương và nguồn vốn ngân sách địa phương để cho vay, tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn; phối hợp với các tổ chức xã hội, đoàn
thể làm tốt công tác tuyên truyền, giúp đỡ người nghèo, các đối tượng chính sách về
phương thức sản xuất, mở rộng ngành nghề, phát huy hiệu quả nguồn vốn vay đảm bảo
nguồn vốn được giải ngân đến đúng đối tượng thụ hưởng, hộ vay sử dụng vốn vay đúng
mục đích, có hiệu quả; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, viên chức NHCSXH bảo đảm có chuyên môn, nghiệp vụ,
thực sự tâm huyết, đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm, sâu sát cơ sở, chia sẻ
và gắn bó mật thiết với nhân dân; tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả Chỉ thị 40-CT/TW
của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội
và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm
2020; áp dụng khoa học công nghệ trong quản lý để nguồn vốn tăng trưởng góp phần
phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác; đổi mới, sáng tạo, phấn đấu
hoàn thành nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền
vững, bảo đảm an sinh và công bằng xã hội. Phát huy những kết quả đã đạt được,
NHCSXH tiếp tục xây dựng kế hoạch thực hiện các chương trình tín dụng nhằm triển
khai các nhiệm vụ tín dụng chính sách một cách hiệu quả, kịp thời giải ngân cho vay hỗ
trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

3




×