Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiết 62 vĩnh biệt cửu trùng đài_Có lời giảng_có tài liệu tham khảo_Có giáo án điện tử đính kèm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.74 KB, 14 trang )

Tiết 62-63:

VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
(Trích Vũ Như Tô) – Nguyễn Huy Tưởng
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Hiểu biết xung đột kịch, diễn biến tâm trạng, bi kịch của hai nhân vật chính.
- Thái độ ngưỡng mộ, trân trọng của tác giả đối với những người nghệ sĩ có tâm
huyết và tài năng nhưng chịu số phận bi thảm.
2. Kĩ năng: Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại kịch.
3. Thái độ
- Có cái nhìn cảm thông trước số phận bi thảm của những nghệ sĩ tài hoa trong xã
hội phong kiến.
- Yêu thương trân trọng cái đẹp, nhưng đồng thời biết phê phán những cái xấu, cái
ác đối với con người.
II. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: SGK và SGV Ngữ văn 11, sách tham khảo.
- HS: soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK.
III. Phương pháp
Kết hợp các PPDH: đọc diễn cảm (phân vai HS đọc theo nhân vật trong SGK),
thuyết trình, dạy học hợp tác, trực quan.
IV. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Không (Do mới thi xong).
2. Dạy nội dung bài mới
* Hoạt động 1: (2p)
- GV yêu cầu HS kể một giai thoại mà em biết về nhân vật Vũ Như Tô.
Dân gian có lưu truyền, lần nọ vua sai VNT làm một chiếc ngai vàng để vua ngự
triều. Khi làm xong, VNT rất ưng ý bèn ghé ngồi thử, không may bị quân cấm
vệ nhìn thấy. Ông bị khép tội khi quân, bị giam chờ xử chém. Ngồi trong ngục
buồn quá, ông xin được một nắm thóc, bóc vỏ lấy hạt gạo, rồi dùng móng tay
khắc thành một đàn voi trắng nhỏ xíu. Chuyện đến tai vua, vua truyền đem lên


xem thử, thấy đàn voi giống quá, nhà vua phải kinh ngạc. Cảm thương người thợ
tài ba, vua truyền xá tội cho ông.
 GV chốt ý dẫn vào bài mới: Vũ Như Tô là một người tài giỏi nhưng cuối
cùng phải chịu kết cục bi thảm, đó là kết cục như thế nào, tại sao như vậy, để
biết được hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu vở kịch đầu tay của Nguyễn
Huy Tưởng – vở kịch Vũ Như Tô - vở bi kịch lịch sử có giá trị nhất của ông.
HOẠT ĐỘNG GV - HS
* HĐ 2 (13p): Tìm hiểu chung

NỘI DUNG CHÍNH
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả


- HS khái quát về tác giả

- HS nêu đôi nét về tác phẩm
- GV giảng giải về thời đại vua Lê Tương Dực.
VNT

- Nguyễn Huy Tưởng - nhà văn
Thăng Long, là người rất thành công
với hai thể loại tiểu thuyết và kịch
- Đề tài: lịch sử
- Văn phong: trong sáng, giản dị,
đôn hậu, thâm trầm, sâu sắc.
2. Tác phẩm kịch: Vũ Như Tô
- Đây là vở kịch viết về sự kiện lịch
sử có thật.
- Vở

5 hồi. Thấu
Đoạn
trích
X.thân:kịch
thợ cógồm
tài
hiểu NHT viết vở kịch
thuộc hồi V, hồi cuối cùng của vở
kịch.
Đem tài phục vụ hôn quân kết tội

- Thế kỉ thứ 16, dười tirều vua LTD - vốn là người
có công làm rạng danh cơ nghiệp, nhưng đến khi
quốc khố sung túc ông lại bỏ bê chính sự, ăn chơi
thác loạn, để cho bọn hoạn quan chèn ép, vơ vét
của cải của nhân dân khiến cuộc sống của dân
chúng vô cùng cực khổ mà không biết kêu ai.
Ngày ngày du ngoạn Tây Hồ, nghĩ ra nhiều trò
quái lạ, ra lệnh làm thuyền chiến thật lộng lẫy rồi
bắt cung nữ trần truồng tay cầm chèo đánh nhịp
làm đại nhạc để vua thưởng sắc.
- Về phần VNT được chép trong sách sử với
những lời không được đẹp đẽ. Ông bị kết tội gian
thần làm hại nước. Tuy nhiên, trên thực tế ông chỉ
là một người thợ, làm theo lệnh vua, vốn không đủ
tri thức để hiểu thời cuộc và chỉ đem cái tài của
mình để phục vụ hôn quân. Việc kết tội như vậy
có phần nặng nề. Do đó, hiểu được nỗi oan khuất
này, năm 1941, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã
viết vở kịch Vũ Như Tô gồm năm hồi, nhằm phân

trần cho VNT, phần nào cũng tiếc nuối cho một tài - Tóm tắt nội dung tác phẩm: SGK.
hoa và một công trình dân tộc vĩ đại.
II. Đọc hiểu
- GV gọi HS tóm tắt nội dung vở kịch
1. Mâu thuẫn, xung đột chính của
hồi kịch
1.1. Mâu thuẫn thứ nhất: giai cấp
*HĐ 3 (65p):Hướng dẫn đọc-hiểu
*Thao tác 1: Tìm hiểu mâu thuẫn, xung đột của thống trị thối nát, xa hoa >< nhân


hồi kịch.
- GV hướng dẫn HS tìm được 2 mâu thuẫn cơ bản
của vở kịch
- Chia nhóm thảo luận (5p):
+ Nhóm 1, 2: tìm những chi tiết giúp em nhận ra
mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị thối nát, xa hoa
với nhân dân đau khổ lầm than
+ Nhóm 3, 4: tìm những chi tiết giúp em nhận ra
mâu thuẫn giữa nghệ thuật cao siêu thuần túy với
lợi ích thiết thực trực tiếp của nhân dân.
* Giảng - Mâu thuẫn 1: Mâu thuẫn thứ nhất:
giai cấp thống trị thối nát, xa hoa >< nhân dân
đau khổ, lầm than.
- Là vua trọng trách của LTD là phải chăm lo cho
xã tắc, cho đời sống của nhân dân, thế nhưng tên
hôn quân bạo chúa này đã bất chấp đời sống đói
khổ của nhân dân, chỉ lo hưởng lạc vui chơi.
Không những thế hắn còn muốn xây dựng CTĐ để
làm nơi vui chơi với các cung nữ, mặc dù biết việc

này sẽ gây hao tổn công sức và tiền của của nhân
dân. Còn đời sống của nhân dân vốn đã đói kém vì
lũ lụt nay lại đói kém hơn vì bị bắt xây CTĐ, phải
làm việc cật lực, bị ăn chặn, bị thương, bị tai nạn
và bệnh dịch. Triều đình vì muốn CTĐ nhanh
chóng hòn thiện cho nên đã tăng thêm sưu thuế,
bắt thợ giỏi và hành hạ những người chống đối.
Cho nên lòng dân vô cùng oán hận Vua và VNT.
Như vậy chúng ta thấy mâu thuẫn thứ nhất thực
chất là mâu thuẫn giữa cuộc sống xa hoa, trụy lạc
tàn ác với cuộc sống lầm than khốn khổ.
Mâu thuẫn này được giải quyết theo quan điểm
của nhân dân: bạo chúa LTD và VNT bị giết, đám
cung nữ bị bắt bớ nhục mạ
*Giảng - Mâu thuẫn 2: quan niệm nghệ thuật
thuần túy, cao siêu muôn đời >< lợi ích thiết
thực, trực tiếp của nhân dân.
+ Vũ Như Tô là một kiến trúc sư thiên tài, có tâm
huyết, muốn xây một tòa lâu đài vĩ đại “bền như
trăng sao, có thể tranh tinh xảo với hóa công”, để

dân đau khổ, lầm than.
+ Để xây Cửu Trùng Đài, triều
đình tăng sưu thuế, bắt thêm thợ
giỏi, hành hạ người chống đối.
+ Dân căm phẫn vua quan làm cho
dân cùng nước kiệt, thợ oán VNT
vì ông cho chém thợ chạy trốn,
nhiều người chết vì tai nạn, còn bị
quan lại ăn chặn

Mâu thuẫn này được giải quyết
theo quan điểm của nhân dân.

1.2. Mâu thuẫn thứ hai: quan niệm
nghệ thuật thuần túy, cao siêu
muôn đời >< lợi ích thiết thực, trực
tiếp của nhân dân.
+ Vũ Như Tô là một kiến trúc sư
thiên tài, có tâm huyết, muốn xây
một tòa lâu đài vĩ đại “bền như
trăng sao, có thể tranh tinh xảo với
hóa công”, để cho “dân ta nghìn thu
còn hãnh diện”.
+ Hoàn cảnh đất nước không tạo
điều kiện, nên ông mượn uy quyền,


cho “dân ta nghìn thu còn hãnh diện”.
+ Hoàn cảnh đất nước không tạo điều kiện, nên
ông mượn uy quyền, tiền bạc của vua để thực hiện
hoài bão lớn lao.
+ Vũ Như Tô bị rơi vào tình trạng đối nghịch với
nhân dân - kẻ thù của nhân dân.

tiền bạc của vua để thực hiện hoài
bão lớn lao.
+ Vũ Như Tô bị rơi vào tình trạng
đối nghịch với nhân dân - kẻ thù của
nhân dân.
.

 Bi kịch không lối thoát của nghệ sĩ
thiên tài Vũ Như Tô.
 Hai mâu thuẫn trên có quan hệ mật
thiết và tác động lẫn nhau

- GV: em hãy nhận xét mối quan hệ giữa hai mâu
thuẫn, xung đột cơ bản này
+ Nếu không có mâu thuẫn thứ nhất thì mâu thuẫn
thứ hai cũng khó trở nên gay gắt. Dường như cả 2
mâu thuẫn đã hòa làm 1. Hai mâu thuẫn này hầu
như không thể giải quyết, mọi sự giải quyết đều
dẫn đến sự diệt vong của những giá trị quan trọng,
giá trị quan trọng ấy là VTĐ và người đã dày công 2. Nhân vật Vũ Như Tô
sáng tạo ra nó, minh chứng: đến cuối vở kịch, - Nhân cách Vũ Như Tô :
người dân nổi loạn, trong đó có những người thợ + Tài năng: kiến trúc sư ngàn năm
vốn nặng ân nghĩa với VNT đã không mấy quan có một”
tâm đến việc trả thù mà chỉ mải mê đốt phá CTĐ + Nhân cách: không hám lợi,
và chăm chăm truy diệt VNT cùng với cung nữ không khuất phục uy quyền
đồng bệnh với ông – Đan Thềm.
+ Hoài bão, lí tưởng cao đẹp:
muốn tô điểm cho đất nước...
- Sai lầm của Vũ Như Tô: lí tưởng
chân chính nhưng cao siêu, xa rời
đời sống nhân dân lao động.
Vũ Như Tô - nhân vật bi kịch lịch
sử, mang khát vọng lớn, cao cả
nhưng lầm lạc trong suy nghĩ và
hành động ; chỉ thực sự bừng tỉnh
khi biết chính An Hòa hầu ra lệnh
đập phá, đốt Cửu Trùng Đài.

3. Nhân vật Đan Thiềm
- Dưới con mắt của Vũ Như Tô thì
Đan Thiềm là tri kỷ, tri âm duy nhất


ở triều đình. (Vũ mê cái đẹp, Đan
Thiềm mê cái tài) .
- Luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ
GV: Như vậy xây dựng CTĐ VNT đúng hay Vũ Như Tô xây đài, bảo vệ đài.
sai, có công hay có tội?
- Là con người luôn tỉnh táo: Biết
- Lẽ phải chỉ thuộc về VNT có 1 phần thôi
chắc Đài không thành, tìm cách bảo
vệ an toàn tính mạng cho Vũ Như
Khát vọng và say mê sáng
Tô, khuyên Vũ bỏ trốn.
tạo cái đẹp là chính đáng
- Sẵn sàng đổi mạng sống của mình
cứu Vũ. Đau đớn khi không thể cứu
Suy nghĩ và hành động sai lầm:
được người tài.
+ Không nhận ra trong bối cảnh
- Bệnh Đam Thiềm: Bệnh mê đắm
đất nước lúc bấy giờ việc xây
VNT chết
cái đẹp, cái tài. Có tấm lòng biệt
dựng CTĐ là 1 tội ác
CTĐ bị
+ VNT là người nghệ sĩ có tài
nhỡn liên tài Thuyết phục Vũ Như

thiêu hủy
nhưng chưa có tâm, vì chưa có
Tô mượn tay Lê Tương Dực để xây
tâm nên ông sử dụng cái tài của
Cửu Trùng Đài.
mình sai mục đích, đem cái tài
 Sống chết hết mình vì cái đẹp, cái
phục vụ mục đích xa hoa của hôn
tài.
quân LTD
+ Đến lúc binh biến ông vẫn
không tin rằng mình có tội mà chỉ

III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Mâu thuẫn tập trung phát triển cao,
GV: Cái chết của VNT rút ra bài học gì?
hành động dồn dập đầy kịch tính.
- Cái chết của VNT chính là bài học cho những - Ngôn ngữ điêu luyện, có tính tổng
người làm nghệ thuật, cho những người nghệ sĩ: hợp cao, nhịp điệu lời thoại nhanh.
khi sáng tạo ra cái đẹp phải đứng về phía lập - Tính cách, tâm trạng nhân vật bộc
trường của nhân dân, phải gắn bó chặt chẽ với lợi lộ rõ nét qua ngôn ngữ, hành động.
ích của nhân dận, với thực tế XH. Cái đẹp phải - Các lớp kịch được chuyển tự nhiên,
gắn với cái thiện, cái đẹp chỉ có giá trị, hữu ích khi linh hoạt, liền mạch.
nó gắn với cái thiện, khi cái đẹp gắn với cái thiện 2. Ý nghĩa văn bản
nó sẽ được nhân dân chấp nhận, nhờ vậy mới được
Đoạn trích «Vĩnh biệt Cửu Trùng
nhân dân tôn sùng, bảo vệ. Còn CTĐ chưa gắn với Đài » đặt ra vấn đề có ý nghĩa muôn
cái thiện, nó chỉ mới là cái đẹp cao siêu thuần túy thuở về cái đẹp, về mối quan hệ giữa
thôi do vậy nó chỉ là 1 bông hoa ác và số phận là nghệ sĩ và nhân dân, đồng thời tác

bị đập phá thiêu hủy
giả bày tỏ niềm cảm thông, trân
trọng đối với nghệ sĩ tài năng, giàu
khát vọng nhưng lại rơi vào bi kịch
*Củng cố: GV khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
*Hoạt động 5 (5p): Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị bài mới
- Hướng dẫn HS học bài ở nhà:


+ Nắm nội dung bài học.
+ Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật chính.
- Chuẩn bị bài mới: Soạn bài “Ôn thi Đọc hiểu ”. Ôn lại các kiến thức đọc hiểu đã
học ở THCS./.

Tiết 62-63:

VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
(Trích Vũ Như Tô) – Nguyễn Huy Tưởng

1. Kể một giai thoại mà em biết về nhân vật Vũ Như Tô.

- Dân gian có lưu truyền, lần nọ vua sai VNT làm một chiếc ngai vàng để vua
ngự triều. Khi làm xong, VNT rất ưng ý bèn ghé ngồi thử, không may bị quân
cấm vệ nhìn thấy. Ông bị khép tội khi quân, bị giam chờ xử chém. Ngồi trong
ngục buồn quá, ông xin được một nắm thóc, bóc vỏ lấy hạt gạo, rồi dùng móng
tay khắc thành một đàn voi trắng nhỏ xíu. Chuyện đến tai vua, vua truyền đem
lên xem thử, thấy đàn voi giống quá, nhà vua phải kinh ngạc. Cảm thương người
thợ tài ba, vua truyền xá tội cho ông.
 GV chốt ý dẫn vào bài mới: Vũ Như Tô là một người tài giỏi nhưng cuối
cùng phải chịu kết cục bi thảm, đó là kết cục như thế nào, tại sao như vậy, để

biết được hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu vở kịch đầu tay của Nguyễn
Huy Tưởng – vở kịch Vũ Như Tô - vở bi kịch lịch sử có giá trị nhất của ông.
2. HS khái quát về tác giả.
- Nguyễn Huy Tưởng - nhà văn Thăng Long, là người rất thành công với hai thể
loại tiểu thuyết và kịch
- Đề tài: lịch sử
- Văn phong: trong sáng, giản dị, đôn hậu, thâm trầm, sâu sắc.
3. HS nêu đôi nét về tác phẩm


- Đây là vở kịch viết về sự kiện lịch sử có thật.
- Vở kịch gồm 5 hồi. Đoạn trích thuộc hồi V, hồi cuối cùng của vở kịch.
*Giảng:
- Thế kỉ thứ 16, dười tirều vua LTD - vốn là người có công làm rạng danh cơ
nghiệp, nhưng đến khi quốc khố sung túc ông lại bỏ bê chính sự, ăn chơi thác
loạn, để cho bọn hoạn quan chèn ép, vơ vét của cải của nhân dân khiến cuộc
sống của dân chúng vô cùng cực khổ mà không biết kêu ai. Ngày ngày du ngoạn
Tây Hồ, nghĩ ra nhiều trò quái lạ, ra lệnh làm thuyền chiến thật lộng lẫy rồi bắt
cung nữ trần truồng tay cầm chèo đánh nhịp làm đại nhạc để vua thưởng sắc.
- Về phần VNT được chép trong sách sử với những lời không được đẹp đẽ. Ông
bị kết tội gian thần làm hại nước. Tuy nhiên, trên thực tế ông chỉ là một người
thợ, làm theo lệnh vua, vốn không đủ tri thức để hiểu thời cuộc và chỉ đem cái
tài của mình để phục vụ hôn quân. Việc kết tội như vậy có phần nặng nề. Do đó,
hiểu được nỗi oan khuất này, năm 1941, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã viết vở
kịch Vũ Như Tô gồm năm hồi, nhằm phân trần cho VNT, phần nào cũng tiếc
nuối cho một tài hoa và một công trình dân tộc vĩ đại.
4. Tóm tắt nội dung tác phẩm
- Vào thế kỉ 16 nước ta có một kiến trúc sư tài ba là Vũ Như Tô, úơc nguyện lớn
nhất trong cuộc đời VNT đó là xây dựng 1 công trình kiến trúc, có thể thách
thức các công trình sau trước, có thể tranh tinh xảo với hóa công, thế nhưng

chính tài năng và khát vọng đó đã đẩy VNT vào bi kịch của cuộc đời mình. Bi
kịch này bắt đầu từ khi vua LTD bắt VNT phải xây dựng CTĐ. Ban đầu ông
kiên quyết chối từ, thế nhưng 1 cung nữ là Đan Thềm đã thuyết phục VNT, hãy
lợi dụng quyền thế và tiền bạc của vua LTD để xây dựng tòa lâu đài vĩ đại để
làm vinh dự cho non sông và hậu thế sau này. Tình thế lúc này của ông cũng rất
nan giải, nếu ông từ chối ông cũng bị giết, nếu ông bỏ trốn ông cũng bị giết, mà
tính mạng gia đình ông cũng gặp nguy hiểm, vì vậy ôg đã suy nghĩ lời đề nghị
của ĐT và cuối cùng ông đã chấp nhận xây CTĐ. Việc VNT chấp nhận xây CTĐ
đã vô tình gây rất nhiều tai họa cho nhân dân. Trịnh Duy sản vốn có âm mưu lật
đổ ngai vàng từ trước, nhân tình thế rối ren lúc bấy giờ, nhân lúc lòng dân đang
oán thán đã dấy binh nổi loạn, kêu gọi giết VNT giết vua LTD, ĐT và thiêu hủy
cả CTĐ
 Đoạn trích trong SGK trích từ hồi V - hồi cuối cùng của vở bi kịch, có tên là
Một cung cấm, còn nhan đề VBCTĐ là do người biên soạn đặt đã thâu tóm toàn
bộ nd đoạn trích. Đối với 1 vở kịch, hồi cuối là hồi hấp dẫn nhất, bởi vì tất cả
những mâu thuẫn đều được dồn nén, cao trào được đẩy lên đến đỉnh điểm. Đòi
hỏi người viết phải giải quyết các mâu thuẫn đó, và do vậy số phận của các nhân
vật được quyết định trong hồi cuối cùng này
4. Vậy đó là những mâu thuẫn nào, để biết được chúng ta sang phần đọc hiểu
VB


- GV gợi ý để HS tìm ra 2 mâu thuẫn cơ bản
- GV cho HS thảo luận nhóm
6. Hai mâu thuẫn cơ bản
* Mâu thuẫn 1: Mâu thuẫn thứ nhất: giai cấp thống trị thối nát, xa hoa ><
nhân dân đau khổ, lầm than.
- Là vua trọng trách của LTD là phải chăm lo cho xã tắc, cho đời sống của nhân
dân, thế nhưng tên hôn quân bạo chúa này đã bất chấp đời sống đói khổ của nhân
dân, chỉ lo hưởng lạc vui chơi. Không những thế hắn còn muốn xây dựng CTĐ để

làm nơi vui chơi với các cung nữ, mặc dù biết việc này sẽ gây hao tổn công sức và
tiền của của nhân dân. Còn đời sống của nhân dân vốn đã đói kém vì lũ lụt nay lại
đói kém hơn vì bị bắt xây CTĐ, phải làm việc cật lực, bị ăn chặn, bị thương, bị tai
nạn và bệnh dịch. Triều đình vì muốn CTĐ nhanh chóng hòn thiện cho nên đã tăng
thêm sưu thuế, bắt thợ giỏi và hành hạ những người chống đối. Cho nên lòng dân
vô cùng oán hận Vua và VNT. Như vậy chúng ta thấy mâu thuẫn thứ nhất thực chất
là mâu thuẫn giữa cuộc sống xa hoa, trụy lạc tàn ác với cuộc sống lầm than khốn
khổ.
Mâu thuẫn này được giải quyết theo quan điểm của nhân dân: bạo chúa LTD và
VNT bị giết, đám cung nữ bị bắt bớ nhục mạ
*Mâu thuẫn 2: quan niệm nghệ thuật thuần túy, cao siêu muôn đời >< lợi ích
thiết thực, trực tiếp của nhân dân.
+ Vũ Như Tô là một kiến trúc sư thiên tài, có tâm huyết, muốn xây một tòa lâu đài
vĩ đại “bền như trăng sao, có thể tranh tinh xảo với hóa công”, để cho “dân ta
nghìn thu còn hãnh diện”.
+ Hoàn cảnh đất nước không tạo điều kiện, nên ông mượn uy quyền, tiền bạc của
vua để thực hiện hoài bão lớn lao.
+ Vũ Như Tô bị rơi vào tình trạng đối nghịch với nhân dân - kẻ thù của nhân dân.
.
 Bi kịch không lối thoát của nghệ sĩ thiên tài Vũ Như Tô.
5. HS nhận xét mối quan hệ giữa hai mâu thuẫn, xung đột cơ bản này
- Nếu không có mâu thuẫn thứ nhất thì mâu thuẫn thứ hai cũng khó trở nên gay gắt.
Dường như cả 2 mâu thuẫn đã hòa làm 1 hầu như không thể giải quyết, mọi sự
giải quyết đều dẫn đến sự diệt vong của những giá trị quan trọng, giá trị quan trọng
ấy là CTĐ và người đã dày công sáng tạo ra nó, minh chứng: đến cuối vở kịch,
người dân nổi loạn, trong đó có những người thợ vốn nặng ân nghĩa với VNT đã
không mấy quan tâm đến việc trả thù mà chỉ mải mê đốt phá CTĐ và chăm chăm
truy diệt VNT cùng với cung nữ đồng bệnh với ông – Đan Thềm.
6. Cho HS tìm hiểu nhân vật VNT


- Tài năng: kiến trúc sư “ngàn năm có 1”:


+ Chỉ cần vẩy bút chim hoa hiện ra sống động
+ Xây tòa nhà chọc chời mà tính toán không sai 1 viên gạch
+ Sai khiến gạch đá như 1 vị tướng cầm quân để cho chúng trở thành công
trình tuyệt mĩ
- Nhân cách:
+ Ngang nhiên chửi mắng hôn quân, kiên quyết không xây CTĐ (hồi 1) 
không khuất phục uy quyền;
+ Khi xây CTĐ được ban thưởng vàng bạc châu báu, đem chia hết cho thợ 
không hám lợi
? Không khuất phục uy quyền. không hám lợi vậy điều gì khiến ông chấp
nhận xay CTĐ
- Hoài bão lí tưởng cao đẹp: ông mong muốn xây dựng cho đất nước tòa lâu đài
bền như trăng sao để nghìn thu còn hãnh diện. Đây là hoài bão cao cả, chính
đáng, bởi vì yêu nước ông mới muồn tô điểm cho non sông đất nước, mới muốn
cho hậu thế được hãnh diện.
7. Như vậy xây dựng CTĐ VNT đúng hay sai, có công hay có tội?
- Lẽ phải chỉ thuộc về VNT có 1 phần thôi
Khát vọng và say mê
sáng tạo cái đẹp là chính
đáng
Suy nghĩ và hành động sai lầm:
+ Không nhận ra trong bối cảnh đất nước lúc bấy
giờ việc xây dựng CTĐ là 1 tội ác
+ VNT là người nghệ sĩ có tài nhưng chưa có tâm,
vì chưa có tâm nên ông sử dụng cái tài của mình sai
mục đích, đem cái tài phục vụ mục đích xa hoa của
hôn quân LTD

+ Đến lúc binh biến ông vẫn không tin rằng mình có
tội mà chỉ có công vẫn nghĩ rằng mình đúng, việc
họ oán trách ông, đập phá CTĐ chỉ là do họ hiểu
lầm thôi

VNT cái chết
CTĐ thiêu hủy

7. Cái chết của VNT rút ra bài học

- Cái chết của VNT chính là bài học cho những người làm nghệ thuật, cho những
người nghệ sĩ: khi sáng tạo ra cái đẹp phải đứng về phía lập trường của nhân dân,
phải gắn bó chặt chẽ với lợi ích của nhân dận, với thực tế XH. Cái đẹp phải gắn với
cái thiện, cái đẹp chỉ có giá trị, hữu ích khi nó gắn với cái thiện, khi cái đẹp gắn với
cái thiện nó sẽ được nhân dân chấp nhận, nhờ vậy mới được nhân dân tôn sùng,


bảo vệ. Còn CTĐ chưa gắn với cái thiện, nó chỉ mới là cái đẹp cao siêu thuần túy
thôi do vậy nó chỉ là 1 bông hoa ác và số phận là bị đập phá thiêu hủy

Tiết 62-63:

VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
(Trích Vũ Như Tô) – Nguyễn Huy Tưởng
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Hiểu biết xung đột kịch, diễn biến tâm trạng, bi kịch của hai nhân vật chính.
- Thái độ ngưỡng mộ, trân trọng của tác giả đối với những người nghệ sĩ có tâm
huyết và tài năng nhưng chịu số phận bi thảm.
2. Kĩ năng: Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại kịch.

3. Thái độ
- Có cái nhìn cảm thông trước số phận bi thảm của những nghệ sĩ tài hoa trong xã
hội phong kiến.
- Yêu thương trân trọng cái đẹp, nhưng đồng thời biết phê phán những cái xấu, cái
ác đối với con người.
II. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: SGK và SGV Ngữ văn 11, sách tham khảo.
- HS: soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK.
III. Phương pháp
Kết hợp các PPDH: đọc diễn cảm (phân vai HS đọc theo nhân vật trong SGK),
thuyết trình, dạy học hợp tác, trực quan.
IV. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Không (Do mới thi xong).
2. Dạy nội dung bài mới
* Hoạt động 1: (2p)
- GV yêu cầu HS trình bày câu trả lời đã chuẩn bị ở nhà:
+ Nhóm 1,2: kể một giai thoại mà em biết về nhân vật Vũ Như Tô
+ Nhóm 3,4: hãy cho biết xuất thân của Vũ Như Tô. Trong sử sách ông được ghi
chép là người như thế nào?
 GV chốt ý dẫn vào bài mới: Vũ Như Tô tuy tài giỏi nhưng cuối cùng phải chịu
kết cục bi thảm, đó là kết cục như thế nào, tại sao như vậy, để biết được hôm


nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu vở kịch đầu tay của Nguyễn Huy Tưởng – vở
kịch Vũ Như Tô - vở bi kịch lịch sử có giá trị nhất của ông.
HOẠT ĐỘNG GV - HS
* HĐ 2 (13p): Tìm hiểu chung

NỘI DUNG CHÍNH
I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả
- HS khái quát về tác giả
- Nguyễn Huy Tưởng - nhà văn
Thăng Long, là người rất thành công
với hai thể loại tiểu thuyết và kịch
- Đề tài: lịch sử
- Văn phong: trong sáng, giản dị,
đôn hậu, thâm trầm, sâu sắc.
- HS nêu đôi nét về tác phẩm
2. Tác phẩm kịch: Vũ Như Tô
- Đây là vở kịch viết về sự kiện lịch
- GV giảng giải về thời đại vua Lê Tương Dực.
sử có thật.
- Vở kịch gồm 5 hồi. Đoạn trích
X.thân: thợ có tài
Thấu hiểu NHT viết vở kịch
thuộc hồi V, hồi cuối cùng của vở
VNT
kịch.
Đem tài phục vụ hôn quân kết tội

- GV gọi HS tóm tắt nội dung vở kịch
- Tóm tắt nội dung tác phẩm: SGK.
*HĐ 3 (65p):Hướng dẫn đọc-hiểu
*Thao tác 1: Tìm hiểu mâu thuẫn, xung đột của II. Đọc hiểu
1. Mâu thuẫn, xung đột chính của
hồi kịch.
hồi kịch
- GV hướng dẫn HS tìm được 2 mâu thuẫn cơ bản 1.1. Mâu thuẫn thứ nhất: giai cấp
thống trị thối nát, xa hoa >< nhân

của vở kịch
dân đau khổ, lầm than.
- Chia nhóm thảo luận (5p):
+ Nhóm 1, 2: tìm những chi tiết giúp em nhận ra + Để xây Cửu Trùng Đài, triều
mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị thối nát, xa hoa đình tăng sưu thuế, bắt thêm thợ
giỏi, hành hạ người chống đối.
với nhân dân đau khổ lầm than
+ Nhóm 3, 4: tìm những chi tiết giúp em nhận ra + Dân căm phẫn vua quan làm cho
mâu thuẫn giữa nghệ thuật cao siêu thuần túy với dân cùng nước kiệt, thợ oán VNT
vì ông cho chém thợ chạy trốn,
lợi ích thiết thực trực tiếp của nhân dân.
nhiều người chết vì tai nạn, còn bị
quan lại ăn chặn


Mâu thuẫn này được giải quyết
theo quan điểm của nhân dân.
1.2. Mâu thuẫn thứ hai: quan niệm
nghệ thuật thuần túy, cao siêu
muôn đời >< lợi ích thiết thực, trực
tiếp của nhân dân.
+ Vũ Như Tô là một kiến trúc sư
thiên tài, có tâm huyết, muốn xây
một tòa lâu đài vĩ đại “bền như
trăng sao, có thể tranh tinh xảo với
hóa công”, để cho “dân ta nghìn thu
còn hãnh diện”.
+ Hoàn cảnh đất nước không tạo
điều kiện, nên ông mượn uy quyền,
tiền bạc của vua để thực hiện hoài

bão lớn lao.
+ Vũ Như Tô bị rơi vào tình trạng
đối nghịch với nhân dân - kẻ thù của
nhân dân.
- GV: em hãy nhận xét mối quan hệ giữa hai mâu .
thuẫn, xung đột cơ bản này
 Bi kịch không lối thoát của nghệ sĩ
+ Nếu không có mâu thuẫn thứ nhất thì mâu thuẫn thiên tài Vũ Như Tô.
thứ hai cũng khó trở nên gay gắt. Dường như cả 2
mâu thuẫn đã hòa làm 1. Hai mâu thuẫn này hầu  Hai mâu thuẫn trên có quan hệ mật
như không thể giải quyết, mọi sự giải quyết đều thiết và tác động lẫn nhau
dẫn đến sự diệt vong của những giá trị quan trọng,
giá trị quan trọng ấy là VTĐ và người đã dày công
sáng tạo ra nó, minh chứng: đến cuối vở kịch,
người dân nổi loạn, trong đó có những người thợ
vốn nặng ân nghĩa với VNT đã không mấy quan
tâm đến việc trả thù mà chỉ mải mê đốt phá CTĐ
và chăm chăm truy diệt VNT cùng với cung nữ
đồng bệnh với ông – Đan Thềm.

2. Nhân vật Vũ Như Tô
- Nhân cách Vũ Như Tô :
+ Tài năng: kiến trúc sư ngàn năm
có một”


+ Nhân cách: không hám lợi,
không khuất phục uy quyền
+ Hoài bão, lí tưởng cao đẹp:
muốn tô điểm cho đất nước...

- Sai lầm của Vũ Như Tô: lí tưởng
chân chính nhưng cao siêu, xa rời
đời sống nhân dân lao động.
Vũ Như Tô - nhân vật bi kịch lịch
sử, mang khát vọng lớn, cao cả
nhưng lầm lạc trong suy nghĩ và
hành động ; chỉ thực sự bừng tỉnh
khi biết chính An Hòa hầu ra lệnh
đập phá, đốt Cửu Trùng Đài.
3. Nhân vật Đan Thiềm
- Dưới con mắt của Vũ Như Tô thì
Đan Thiềm là tri kỷ, tri âm duy nhất
ở triều đình. (Vũ mê cái đẹp, Đan
Thiềm mê cái tài) .
- Luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ
Vũ Như Tô xây đài, bảo vệ đài.
- Là con người luôn tỉnh táo: Biết
chắc Đài không thành, tìm cách bảo
vệ an toàn tính mạng cho Vũ Như
Tô, khuyên Vũ bỏ trốn.
- Sẵn sàng đổi mạng sống của mình
cứu Vũ. Đau đớn khi không thể cứu
được người tài.
- Bệnh Đam Thiềm: Bệnh mê đắm
cái đẹp, cái tài. Có tấm lòng biệt
nhỡn liên tài Thuyết phục Vũ Như
Tô mượn tay Lê Tương Dực để xây
Cửu Trùng Đài.
 Sống chết hết mình vì cái đẹp, cái
tài.

III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Mâu thuẫn tập trung phát triển cao,


hành động dồn dập đầy kịch tính.
- Ngôn ngữ điêu luyện, có tính tổng
hợp cao, nhịp điệu lời thoại nhanh.
- Tính cách, tâm trạng nhân vật bộc
lộ rõ nét qua ngôn ngữ, hành động.
- Các lớp kịch được chuyển tự nhiên,
linh hoạt, liền mạch.
2. Ý nghĩa văn bản
Đoạn trích «Vĩnh biệt Cửu Trùng
Đài » đặt ra vấn đề có ý nghĩa muôn
thuở về cái đẹp, về mối quan hệ giữa
nghệ sĩ và nhân dân, đồng thời tác
giả bày tỏ niềm cảm thông, trân
trọng đối với nghệ sĩ tài năng, giàu
khát vọng nhưng lại rơi vào bi kịch
*Củng cố: GV khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
*Hoạt động 5 (5p): Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị bài mới
- Hướng dẫn HS học bài ở nhà:
+ Nắm nội dung bài học.
+ Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật chính.
- Chuẩn bị bài mới: Soạn bài “Ôn thi Đọc hiểu ”. Ôn lại các kiến thức đọc hiểu đã
học ở THCS./.




×