TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
----------
BÀI THẢO LUẬN
Đề tài: Phân tích tình hình thất nghiệp của Việt Nam trong 5
năm gần đây. Nêu các chính sách mà chính phủ Việt Nam đã
sử dụng để giảm thất nghệp. Hãy phân tích và đánh giá về
mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát trong giai đoạn
này
Học phần : Kinh tế vĩ mơ
Nhóm
: 04
Hà Nội – 2015
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu
3
Phần I: Cơ sở lý thuyết
4
I.
Lý thuyết về thất nghiệp
4
II.
Mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát
11
Phần II: Thực trạng thất nghiệp và mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm 13
phát ở Việt Nam 2010-2014
Phần III: Biện pháp của chính phủ giảm thất nghiệp
22
Kết Luận
29
2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường thất nghiệp và lạm phát là vấn đề quan tâm đặc biệt
không chỉ với những nhà hoạch định chính sách ở tầm vĩ mơ mà cịn là mối quan
tâm rất lớn của người dân bởi tầm quan trọng của nó, và điều này ảnh hưởng trực
tiếp tới thu nhập việc làm và đời sống của mọi tầng lớp trong xã hội. Có thể nói
lạm phát và thất nghiệp là thước đo thành tựu của một nền kinh tế của một quốc
gia.
Lạm phát và thất nghiệp nếu ở chừng mực vừa phải và phát huy tác dụng tích cực
là nhân tố giúp cho ổn định và phát triển kinh tế, trái lại nó sẽ gây đình đốn trong
sảnxuất. Năm 2010 đã đánh dấu một sự kiện quan trọng đối với nền kinh tế Việt
Nam nói riêng và nền kinh tế quốc tế nói chung đó là cuộc khủng hoảng tiền cơng
bắt nguồn từ các nước Châu Âu. Nó cũng đã ảnh hưởng khơng nhỏ tới các nước ở
Châu Á cũng như ở Việt Nam. Vậy Việt Nam đã có những biện pháp gì để hạn chế
những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này?
Từ việc nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn qua
đường cong Philips của A.William Phillips đến mối quan hệ giữa chúng trong dài
hạn ởViệt Nam sẽ diễn biến như thế nào để có thể nhận định một cách đúng đắn
bản chất thật của mối quan hệ này. Qua đó giúp các nhà hoạch định chính sách đưa
ra những chính sách kinh tế vĩ mơ hợp lý và kịp thời để giải quyết khó khăn khơng
chỉ trong ngắn hạn mà có thể duy trì lâu dài nền kinh tế bền vững.
Vì những lí do trên mà nhóm 4 đã chọn đề tài “Phân tích tình hình thất nghiệp của
Việt Nam trong 5 năm gần đây. Nêu các chính sách mà chính phủ Việt Nam đã sử
dụng để giảm thất nghệp. Hãy phân tích và đánh giá về mối quan hệ giữa thất
nghiệp và lạm phát trong giai đoạn này”
Chúng em chân thành cảm ơn!
3
Phần I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Lý thuyết về thất nghiệp.
1.1 Khái niệm:
Thất nghiệp là những người trong lực lượng lao động xã hội khơng có việc
làm và đang tích cực tìm kiếm việc làm.
Tỷ lệ thất nghiệp: Là tỷ số giữa người thất nghiệp so với lực lượng lao động
xã hội.
U% = 100
1.
-
Phân loại thất nghiệp
Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp:
+ Thất nghiệp tạm thời: bao gồm những người bỏ việc làm cũ, đang tìm việc
làm mới, những thành phần mới gia nhập, tái nhập lực lượng lao động.
+ Thất nghiệp cơ cấu: xảy ra khi có sự mất cân đối về mặt cơ cấu giữa cung
và cầu lao động.
+ Thất nghiệp chu kỳ: thất nghiệp theo lý thuyết của Keynes ( thất nghiệp
theo lý thuyết tiền công cứng nhắc)
+ Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: Thất nghiệp theo lý thuyết tiền
công linh hoạt.
Theo lý thuyết về cung cầu lao động:
+ Thất nghiệp tự nguyện: bao gồm những người đi làm ở mức tiền lương
hiện hành, muốn đi làm ở mức lương cao hơn.
+ Thất nghiệp không tự nguyện: Bao gồm những người muốn đi làm ở mức
tiền lương hiện hành nhưng không được thuê.
+ thất nghiệp tự nhiên: thất nghiệp ở mức sản lượng tiềm năng u = u*
+ Thất nghiệp trá hình, vơ hình: bao gồm những người có đi làm nhưng thu
nhập khơng đáng kể hoặc khơng ổn định.
Ngồi ra cịn có phân theo loại hình thất nghiệp:
+ Thất nghiệp chia theo giới tính
+ Thất nghiệp chia theo lứa tuổi
+ Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ
+ Thất nghiệp chia theo ngành nghề.
+ Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc.
Phân loại theo lý do thất nghiệp:
+ Bỏ việc
+ Mất việc
+ Mới vào
1.2
-
-
-
-
4
+ Quay lại
Nguyên nhân thất nghiệp
Lý thuyết tiền công linh hoạt:
Quan điểm: tiền lương trên thị trường (P) , Mức tiền lương (W) hết sức linh
hoạt.
Nguyên nhân: Do mức tiền lương trong nền kinh tế không được ổn định bởi
các lực lượng thị trường mà chịu sự ấn định của chính phủ hay các tổ chức
cơng đồn dẫn đễn: W >W0 trên thị trường lao động => gia tăng số người
thất nghiệp.
1.3
•
-
W
0
•
-
Lý thuyết tiền cơng cững nhắc
Quan điểm: Tiền lương trên thị trường (P) , mức tiền lương (W) hết
sức cứng nhắc.
Nguyên nhân: xảy ra khi nền kinh tế rơi vào suy thoái của KD. Mức cầu
chung của lao động giảm, đường cầu về lao động dịch chuyển sang trái. Với
mức tiền lương trong nền kinh tế không thay đổi => Thị trường lao động bị
mất cân bằng, gia tăng số người thất nghiệp.
W
5
Ngồi ra thất nghiệp cịn có những ngun nhân khác như:
- Các yếu tố tự nhiên. Hiểu là các yếu tố tất yếu xảy ra trong một quá trình phát
triển kinh tế lành mạnh bình thường khiến cho tỷ lệ thất nghiệp không thể là 0% mà
phải là số dương nào đó. Can thiệp vào các yếu tố tự nhiên đó có thể có hại hơn là
có lợi. Một số yếu tố tự nhiên là:
+ Sự cần thiết phải có một lực lượng lao động dự trữ. Cũng như ta cần có kho gạo
dự trữ, kho xăng dự trữ, thì xã hội cũng cần có một lực lượng lao động dự trữ, vì nếu
ai cũng đi làm hết cơng suất cả rồi, thì các cơng ty sẽ rất khó tuyển việc, khó phát
triển, khó tạo ra ngành nghề mới, v.v.
Người ta ước lượng rằng khi kinh tế đang phát triển ở mức tối ưu thì tỷ lệ khơng có
việc làm cũng khoảng 4-5%, và con số 4-5% cũng gần như là tối ưu, vì tạo nguồn dự
trữ và phục vụ cho việc “quay vòng” từ ngành này sang ngành khác, và ngồi ra
cịn phải tính đến một lượng dân số vì lý những do sức khỏe, tâm lý, gia đình, v.v.
mà tuy cũng muốn tìm việc nhưng rất khó tìm được việc thích hợp dù là điều kiện
kinh tế của xã hội ra sao.
Những người trình độ càng cao thì thường có năng suất lao động càng cao và càng ít
thất nghiệp hơn là người trình độ thấp, và trong số những người thất nghiệp thì một
tỷ lệ lớn là trình độ thấp, hay chỉ làm được những cơng việc có nhiều người khác làm
được. Tính về kinh tế, thì 5% người thất nghiệp khơng có nghĩa là hiệu suất kinh tế
giảm 5% so với nếu tất cả đều có việc, mà có khi chỉ giảm 1-2%.
+ Sự phát triển công nghệ và thay đổi cấu trúc ngành nghề kinh tế theo thời
gian. Có những ngành mới mọc ra, ngành cũ co lại, v.v. Ví dụ như ngành phần mềm
máy tính cách đây 1 thế kỷ chưa hề có. Trong khi đó ngành luyện kim cách đây 1
thế kỷ dùng rất nhiều lao động phổ thơng thì bây giờ chỉ cần ít thơi. Q trình
chuyển đổi đó ắt dẫn đến việc đóng cửa các đơn vị sản xuất hay kinh doanh khơng
cịn cần thiết nữa, và những người làm những ngành đang co lại có thể bị thơi việc
một thời gian trước khi tìm được cơng việc khác, là chuyện bình thường.
+Máy móc làm thay người, khiến cho nhu cầu về giờ làm việc (đặc biệt là những
công việc “chân tay” trong công nghiệp) giảm đi.
-Thừa người/giờ lao động so với với nhu cầu trong các lĩnh vực nào đó.
6
+ Cung trong lao động tăng vượt quá cầu. Ví dụ như là chỉ có 60 suất tuyển giáo
viên phổ thơng mà đạo tạo mới ra 100 giáo viên, thì thừa 40 người khơng có chỗ
làm việc giáo viên.
+ Có cung về lao động hấp dẫn hơn từ chỗ khác. (Tương tự như là đối với hàng hóa:
có các mặt hàng thay thế cạnh tranh). Ví dụ điển hình là lao động Trung Quốc rẻ đã
chiếm các việc xản suất của phương Tây, dẫn đến nhiều triệu người phương Tây mất
việc.
-Giá lao động quá đắt. Nhu cầu về lao động khơng phải là khơng có, nhưng giá
thành của lao động quá đắt khiến cho người có thể thuê lao động tìm giải pháp khác
hoặc bỏ đấy mà khơng th nữa.
+ Làm việc không hiệu quả, chất lượng thấp mà tốn thời gian.
+ Lối làm ăn chụp giật “chém được ai thì chém”.
+Các thứ luật lệ, ảnh hưởng cơng đồn, v.v. làm đội giá thành lao động lên
- Khơng có tiền th lao động. Có nhu cầu, nhưng khơng có tiền để tuyển lao động.
-Nghèo đói kinh niên.
-Khủng hoảng kinh tế tài chính. Khi gặp khủng hoảng, người ta có thể bị buộc phải
sa thải hàng loạt lao động vì khơng có tiền trả lương, và hạn chế tuyển lao động
mới.
- Cơ chế quan liêu, quản lý yếu kém v.v. Thất nghiệp cũng có thể là hệ quả trực tiếp
của việc quản lý yếu kém, sự quan liêu, vô trách nhiệm, v.v., khiến cho có những nơi
vừa có tiền vừa có nhu cầu sử dụng lao động nhưng vẫn không thuê được lao động.
- Mất công cụ lao động. Những người lao động bị tước đoạt cơng cụ hay mơt trường
thích hợp để có thể lao động, thì khơng lao động đúng nghề được nữa, và trở nên
thất nghiệp. Ví dụ như nông dân bị mất đất làm ruộng, nhà máy bị phá hủy, v.v.
1.4. Biện pháp giảm thất nghiệp
Đứng trước thực trạng về vấn đề thất nghiệp của nước ta hiện nay, chính phủ đã
đưa ra những biện pháp để giải quyết vấn đề thất nghiệp :
a. Hướng nghiệp hiệu quả:
Một trong những nguyên nhân lớn gây nên tình rạng thất nghiệp (tự nguyện) hiện
nay là do việc chọn lựa nghề nghiệp sai, khơng phù hợp vơi tính tình, bản chất, tâm
lý, sở thích, năng lực thực sự của bản thân, năng khiếu. Đa phần việc chọn nghề
nghiệp hiện nay vẫn do phong trào, a dua, chọn nghề do gia đình chọn, chứ khơng
xuất phát từ thực tế bản thân. Các yếu tồ trên dẫn đến việc chọn ngành học sai, học
7
cảm thấy nản, chuyển ngành giữa chừng, học xong không phát huy được khả năng
bản thân, phải đào tạo lại, tốn kém tiền bạc thời gian cho bản thân và gia
đình, xã hội.
Nhà nước cũng thiếu việc định hướng phát triển ngành nghề, phân bổ nguồn lực,
dẫn đến việc quá nhiều người đổ xô vào 1 số ngành nghề nhất định dẫn đến cung
lớn hơn cầu nhiều lần ở đầu ra, thiếu hụt trầm trọng người làm ở các ngành khác.
Cần có chiến lược, hoạch định, tổ chức hướng nghiệp hiệu quả với 2 nhóm trọng
tâm chính là người chọn ngành nghề (học sinh, sinh viên) và nhu cầu lao động của
nền kinh tế trong trung
và dài hạn.
b. Phát triển kinh tế:
Xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bảo đảm môi trường hợp tác, cạnh tranh bình đẳng trong kinh doanh của các thành
phần kinh tế, bảo đảm sự
phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế trong tiến trình hội nhập với khu vực và
thế giới, không gây phiền hà, nhũng nhiễu nhân dân.
Khắc phục tình trạng linh tế trì trệ hiện nay, tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng kinh
tế nhanh và ổn định, ngăn chặn suy giảm kinh tế bằng các giải pháp cụ thể như sau:
- Thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu thông qua việc đầu tư thêm vốn vào việc
phát triển sản xuất, phát triển thị trường trao đổi hàng hóa, dịch vụ, cơ cấu ngành
nghề phù hợp và quy định mức thuế nhằm khuyến khích xuất khẩu.
- Kích cầu đầu tư và tiêu dùng thơng qua đầu tư nhà nước và doanh nghiệp.
Kích cầu đầu tư thông qua các giải pháp cụ thể như: Rà sốt lại tồn bộ các văn
bản pháp luật hiện hành về đầu tư, xây dựng, khẩn trương xây dựng luật sửa đổi,
bổ sung các luật về đầu tư, xây dựng. Tiếp tục thu hút và đẩy nhanh tiến độ giải
ngân cách nguồn vốn FDI và ODA. Tạo
điều kiện tối đa và đơn giản hóa thủ tục đất đai, tiếp cận nguồn vốn, giải phóng mặt
bằng, lãi suất… cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu
tư các dự án, cơng trình có quy mơ lớn.
- Các giải pháp cho kích cầu tiêu dùng bao gồm: Tiếp tục điều hành giá theo cơ chế
thị trường đối với các mặt hàng điện, than, nước sạch, cước vận chuyển xe buýt…
Phát triển hệ thống phân phối các mặt hàng thiết yếu, trong đó tập trung các mặt
hàng lương thực, xăng dầu, phân bón, sắt thép, xi măng và thuốc chữa bệnh; chống
gian lận, đầu cơ, gây mất ổn định thị trường. Tăng cường các biện pháp quản lý thị
8
trường, giá cả, chất lượng hàng hóa…; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các
quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là kinh doanh trái phép, trốn thuế, liên
kết độc quyền…Khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức các đợt hạ giá bán hàng
để kích thích tiêu dùng.
- Thực hiện các chính sách tài chính và tiền tệ thông qua việc quy định mức %
chênh lệch tiền vay so với huy động, trần lãi suất của ngân hàng, cơ cấu lại nợ
công và các khoản nợ quá hạn.
- Xây dựng và phát triển các khu công nhiệp.
c. Giải pháp thực hiện chính sách kinh tế vĩ mơ:
Chính sách vĩ mô nhằm phát triển tổng thể kinh tế xã hội, tập trung vào việc cơ
cấu lại nền kinh tế và thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài cho việc phát triển
kinh tế… các giải pháp cần thực hiện bao gồm:
- Tiếp tục xây dựng, phát triển và hồn thiện các chính sách kinh tế vĩ mơ
định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo hành lang pháp lý thông thống khuyến khích
phát triển.
- Phát triển kinh tế nhiều thành phần, đầu tư cho việc phát triển kinh tế tư
nhân, nhất là kinh tế có vốn đầu tư và kinh tế cá thể. Từ đó tạo điều kiện phát triển
đồng thời kinh tế quy mô lớn, vừa và nhỏ, tận dụng mọi nguồn lực cho sự phát
triển.
- Tăng cường mở rộng quan hệ quốc tế, thu hút nguồn vốn FDI và ODA và
khuyến khích đầu tư nhằm tăng tổng vốn đầu tư toàn xã hội, thúc đẩy sản xuất và
tiêu dùng.
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế và ngành nghề theo hướng tích cực, tăng dần tỉ
trọng các ngành cơng nghiệp – xây dựng và dịch vụ trong tổng cơ cấu nền kinh tế.
- Phát triển nông nghiệp chất lượng cao, chun nghiệp nhằm tạo nhiêu việc
làm, có tính liên tục ngay tại nông thôn.
- Qui hoạch việc phát triển kinh tế, sản xuất, dịch vụ đồng đều, có trọng tâm
ở các địa phương để tránh tình trạng lao động đổ dồn về các thành phố lớn.
d. Giải pháp thực hiện chính sách tạo việc làm cho người lao động:
- Thực hiện rà soát lại các văn bản pháp luật về lao động, việc làm và tiền lương.
Tiếp tục sửa đổi và bổ sung bộ luật lao động và các quy định có liên quan cho phù
9
hợp với tình hình của đất nước.
- Tập trung vào ba đề án đó là vay vốn tạo việc làm, dự án hỗ trợ đưa người
lao động đi làm việc tại nước ngoài và dự án hỗ trợ phát triển thị trường, và hai
hoạt động là giám sát, đánh giá và nâng cao năng lực quản lý lao động.
- Tăng cường công tác quản lý của các cơ quan nhà nước trong việc ban
hành, chỉ đạo và giám sát thực hiện chính sách nhà nước về tạo việc làm cho người
lao động. Tạo hành lang thơng thống, thực hiện các chính sách khuyến khích đầu
tư tạo việc làm cho người lao động.
e. Các giải pháp đối với người thất nghiệp:
- Có chính sánh hỗ trợ doanh nghiệp nhận người thất nghiệp vào làm việc lâu
dài, ổn định.
- Hỗ trợ người lao động thất nghiệp tự tạo việc làm. Việc hỗ trợ áp dụng với
những người thất nghiệp nhưng không muốn trở lại làm cơng việc cũ mà muốn tìm
kiếm việc làm độc lập hay tự hành nghề khác. Thực hiện bằng cách hỗ trợ kinh phí
tự hành nghề qua cho vay với lãi suất thấp hoặc có thể hỗ trợ khơng hồn lại và
miễn giảm thuế tùy theo loại hình kinh doanh. Chính sách này được thực hiện tốt
sẽ giúp cho người lao động khơng những thốt khỏi tình trạng thất nghiệp mà có
thể thu hút thêm lao động vào các ngành nghề mới tạo ra. Để thực hiện tốt giải
pháp này cần xác định chính xác đối tượng được áp dụng, hình thức và mức độ áp
dụng cho từng đối tượng lao động thất nghiệp.
- Thực hiện tốt chương trình hỗ trợ dạy nghề và đào tạo lại cho người lao
động thất nghiệp, giúp họ có được một ngành nghề nhất định trong tay và có cơ hội
tìm kiếm việc làm dễ dàng hơn sau khi đào tạo xong.
f. Giải pháp xuất khẩu lao động:
Hiện mỗi năm Việt Nam đưa trung bình 80.000 lao động đi làm việc tại nước
ngoài, tương đương 5% lao động được giải quyết việc làm. Theo thống kê của Bộ
LĐ-TB&XH, hiện có khoảng hơn 470.000 lao động Việt Nam đang làm việc ở 40
nước trên thế giới, mỗi năm mang về khoảng 1,6 tỉ USD. Việt Nam đang đặt kế
hoạch đến 2015, sẽ có khoảng một triệu lao động đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng. Để phát triển hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
một cách bền vững, cần tập trung vào các giải pháp sau:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài, đảm bảo cho hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài
10
có mộtkhung pháp lý vững chắc và đầy đủ.
- Tăng cường đàm phán với các nước nhận lao động Việt Nam để ký kết các thoả
thuận và hợp tác trong lĩnh vực tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc
- Coi trọng công tác quản lý, giám sát hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở
nước ngoài. Hạn chế tối đa việc vi phạm luật pháp của nước sở tại của người xuât
khẩu lao động. Có biện pháp giám sát, chế tài để khơng có lao động bỏ trốn ở lại
nước nhận lao động sau khi xuất khẩu lao động.
- Có chiến lược dài hạn cho việc phát triển xuất khẩu lao động.
- Đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, nhận thức của người sẽ đi xuất khẩu lao
động.
2. Mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát
a. Lạm phát cầu kéo
Lạm phát cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng, đường tổng cầu theo giá dịch chuyển
sang phải. Trong thực tế khi xảy ra lạm phát cầu kéo người ta thường nhận thấy
lượng tiền trong lưu thơng và khối lượng tín dụng tăng đáng kể và vượt quá khả
năng có giới hạn của mức cung hàng hóa. Kết quả nền kinh tế xảy ra lạm phát và
có tăng trưởng. Khi đó lạm phát và thất nghiệp có quan hệ ngược chiều.
b. Lạm phát do cung (lạm phát do chi phí đẩy)
Nguyên nhân dẫn đến lạm phát này là do chi phí sản xuất trong nền kinh tế gia
tăng và năng lực quốc gia bị giảm sút. Do chi phí sản xuất tăng lên AS dịch chuyển
sang trái. Kết quả vừa gây ra lạm phát vừa bị suy giảm kinh tế. Khi đó lạm phát và
thất nghiệp có mối quan hệ cùng chiều
c. Đường Philips
•
•
•
Đường Philips ban đầu
Đường Philips khi có tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên
gp = ε. u* - ε.u
( ε là hệ số góc của đường philips)
u < u* ⇒ gp > 0
u = u* ⇒ gp = 0
u > u* ⇒ gp < 0
Đường Philips khi có tỉ lệ lạm phát dự kiến
u < u* ⇒ gp > gpe
11
u = u* ⇒ gp = gpe
u > u* ⇒ gp < gpe
gp – gpe = - ε.( u – u* )
Trong thời kỳ này nếu có những cú sốc cầu, giả sử tổng cầu tăng lên nhanh, nền
kinh tế sẽ đi dọc đường phillip lên phía trên, lạm phát tăng, thất nghiệp giảm.
Nếu khơng có sự tác động của các chính sách thì vì giá tăng lên, mức cung tiền
thực tế giảm xuống, lãi suất tăng lên và tổng cầu dần dần được điều chỉnh trở lại
mức cũ, nền kinh tế với lạm phát và thất nghiệp sẽ quay trở về trạng thái ban
đầu.
Cơn sốt cung (vd: giá dầu tăng) đẩy chi phí sản xuất và giá cả lên, sản lượng và
việc làm giảm xuống. Như vậy cả thất nghiệp và lạm phát đều tăng – khơng có
sự đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát trong ngắn hạn – đó là thời kỳ đình trệ
thất nghiệp. Cho tới khi chính phủ tăng mức cung tiền liên tục để giữ cho tổng
cầu không suy giảm và thất nghiệp không thể tăng, nền kinh tế vẫn đạt sản
lượng như cũ, nhưng giá cả đã tăng lên theo tỷ lệ tăng tiền. Như vậy sự điều
tiến bằng chính sách tiền tệ và tài khoá giữ cho nền kinh tế ổn định sản lượng
khi gặp cơn sốt cũng phải trả giá bằng lạm phát cao hơn.
Đường phillip trong dài hạn:
Đường phillip trong dài hạn là một đường thẳng đứng, song song với trục tung
và cắt trục hoành tại mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
( gp – gpe ) → 0 ⇒ 0 = -ε( u – u*) ⇔ u = u*
Như vậy tỷ lệ thất nghiệp thực tế luôn bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cho dù tỷ
lệ lạm phát thay đổi như thế nào. Vậy trong dài hạn lạm phát và thất nghiệp
khơng có mối liên hệ với nhau.
Phần 2: Thực trạng thất nghiệp, lạm phát và mối quan hệ
giữa thất nghiệp và lạm phát trong giai đoạn 2010-2014
I.Thực trạng lạm phát và thất nghiệp từ năm 2010 - 2014
12
Năm
Thất nghiệp (%)
Lạm phát (%)
2010
2.88
11.75
2011
2.27
18.13
2012
1.99
6.81
2013
6.36
6.04
2014
2.45
4.09
Bảng số liệu lạm phát và thất nghiệp giai đoạn 2010-2014
Biểu đồ thể hiện lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2010-2014
1 Năm 2010
a Thất nghiệp
Tại buổi họp báo ngày 31/12, tại Hà Nội, đại diện Tổng cục Thống kê cho biết
tỷ lệ thất nghiệp năm 2010 của lao động trong độ tuổi là 2,88%, trong đó khu
vực thành thị là 4,43% và khu vực nông thôn là 2,27%.
So sánh với năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp chung đã giảm 0,02%, thất nghiệp
thành thị giảm 0,17% trong khi thất nghiệp nông thôn lại tăng thêm 0,02%.
Năm 2009, các tỷ lệ tương ứng là 2,9%; 4,6%; 2,25%.
Bên cạnh tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi, tỷ lệ thiếu việc làm
năm 2010 của lao động trong độ tuổi là 4,5%; trong đó khu vực thành thị là
2,04%, khu vực nông thôn là 5,47%.
b. Lạm phát
Biểu đồ lạm phát hàng tháng năm 2010
Trong năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng tăng 11.75% so với tháng 12/2009,
vượt xa chỉ tiêu lạm phát Quốc hội thông qua đầu năm là không quá 7% và mục
tiêu Chính phủ điều chỉnh là khơng q 8%. Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn
uống tăng 16.18%, với quyền số 39.9%, nhóm này đã đóng góp vào mức tăng
chung của chỉ số CPI khoảng 6.46%, hơn một nửa mức tăng CPI của cả năm.
Tiếp đến là nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt, vật liệu xây dựng,
tăng 15.74%, với quyền số 10.1%, nhóm này góp phần tăng chỉ số
chung khoảng 1.75%. Nhóm giáo dục có mức tăng cao nhất 19.38%, với quyền số
13
khơng lớn là 5.72%, nhưng nhóm này đã tăng khoảng 1.1% vào mức tăng của chỉ
số CPI.
2 Năm 2011
a
Thất nghiệp
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, tỷ lệ
thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2011 là 2,27%. Trong đó khu vực
thành thị là 3,6%, khu vực nơng thơn là 1,71% (năm 2010 các tỷ lệ tương ứng là:
2,88%, 4,29%, 2,30%). Như vậy, so với năm 2010 (tỷ lệ thất nghiệp là 2,88%) thì tỷ
lệ thất nghiệp năm nay có giảm chút ít.
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2011 là 3,34%, trong đó
khu vực thành thị là 1,82%, khu vực nông thôn là 3,96% (Năm 2010 các tỷ lệ
tương ứng là: 3,57%; 1,82%; 4,26%).
b. Lạm phát
Biểu đồ thể hiện chỉ số CPI theo tháng giai đoạn 2010 – 2011
14
Ngày 23/12/2011, cơ quan thống kê Việt Nam công bố số liệu sơ bộ về tình
hình kinh tế trong tháng 12. Theo đó, lạm phát vẫn ở mức 18,13%, có giảm so với
tháng 11. Nhưng giá lương thực, thực phẩm đã tăng 24,8%.
Theo cơ quan thống kê Việt Nam lạm phát trong tháng 12/2011 ở mức
18,13% hay vì 19,83% như tháng 11 và 21,59% của Tháng 10. Riêng giá lương
thực, thực phẩm đã tăng 24,8%.
Như vậy, chính phủ Việt Nam đã không thực hiện được mục tiêu đề ra là kéo
lạm phát xuống dưới mức 15%.
3
Năm 2012
a. Thất nghiệp
-Theo số liệu Tổng cục thống kê vừa công bố (24/12), năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp
của lao động trong độ tuổi là 1,99%, giảm so với mức 2,27% năm 2011.
Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi tại khu vực thành thị là
3,25%, khu vực nông thôn là 1,42% (Năm 2011 các tỷ lệ tương ứng là: 2,22%;
3,60%; 1,60%).Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2012 là 2,8%,
trong đó khu vực thành thị là 1,58%, khu vực nông thôn là 3,35% (Năm 2011 các
tỷ lệ tương ứng là: 2,96%; 1,58%; 3,56%). Tổng cục Thống kê cho hay, mặc dù tỷ lệ
thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm năm 2012 giảm nhẹ so với các tỷ lệ tương ứng
của năm 2011 nhưng tỷ lệ lao động phi chính thức năm 2012 tăng so với một số
năm trước, từ 34,6% năm 2010 tăng lên 35,8% năm 2011 và 36,6% năm 2012.
b. Lạm phát
Đến năm 2012,như dự báo trước của nhiều tổ chức,lạm phát của Việt Nam chỉ
tăng 6,81%,thấp hơn nhiều so với ngưỡng dưới 10% mà chính phủ đặt ra mục tiêu.
Theo cơng bố của Tổng cục Thống kê,chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 12 năm
2012 tăng 0,27% so với tháng 11 và tăng 6,81% so với tháng 12/2011.CPI bình
quân năm 2012 tăng 9,21% so với bình quân năm 2011.Tháng 12 so với tháng
11,nhóm may mặc,mũ nón,giày dép tăng mạnh nhất tới 1,17%.Các nhóm hàng hóa
15
và dịch v ụ khác t ăng cao h ơn m ức t ăng chung nh ưng c ũng đều d ưới 1% là thi ết b ị
và đồ gia đình t ăng 0,59%,v ăn hóa,gi ải trí và du l ịch t ăng 0,34%, đồ u ống và thu ốc
lá t ăng 0,32%.Nhóm có t ỷ tr ọng l ớn nh ất trong “r ổ”hàng hóa tính CPI là hàng ăn
và dịch v ụ ăn u ống ch ỉ t ăng khiêm t ốn là 0,28%.L ương th ực t ăng 0,13%,th ực ph ẩm
t ăng 0,28%, ăn u ống ngồi gia đình t ăng 0,4%.
Hình 3: CPI 2012 (% tháng sau so với tháng trước)
4
Năm 2013
a
Thất nghiệp
-Thất nghiệp ở thành thị tăng lên
Tổng cục Thống kê cho biết, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở độ tuổi 15-24 trong
năm 2013 ước tính là 6,36%. Trong đó, riêng khu vực thành thị tăng thêm gần 2%.
Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2013
ước tính là 2,2%, tăng đáng kể so với mức 1,96% của năm 2012. Trong đó tỷ lệ
thất nghiệp tăng ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao
động trong độ tuổi năm 2013 ước tính 2,77%, tăng 0,03% so với 2012.
16
Tỷ lệ thất nghiệp năm 2013 so sánh với 2012.
Báo cáo cũng cho biết, năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong độ tuổi 1524 ước tính 6,36%. Cả hai khu vực đều có tỷ lệ tăng so với năm ngối, trong đó
thành thị tăng thêm gần 2%.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 25 tuổi trở lên năm 2013 ước tính 1,21%, cả khu
vực thành thị và nơng thơn đều tăng nhẹ so với cuối 2012.
"Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng lên do sản xuất vẫn gặp khó khăn
làm ảnh hưởng đến việc làm của người lao động", Tổng cục Thống kê nhận định.
b Lạm phát tiếp tục được kiềm chế
-
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2013 tăng 0,51% so với tháng trước và tăng
6,04% so với tháng 12/2012. Đây là năm có chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhất
trong 10 năm trở lại đây. Trong rổ mặt hàng thì nhóm Thuốc và dịch vụ y tế tăng
nhiều nhất với mức tăng 18,97%, tiếp theo là nhóm Giáo dục tăng 11,71%. Nhóm
lương thực chỉ tăng nhẹ, cịn bưu chính viễn thông tiếp tục giảm.Như vậy, so với
17
mức tăng khủng trước đây thì lạm phát gần như đã được kiềm chế. Tuy vậy, so với
các nền kinh tế khác thì lạm phát của Việt Nam vẫn ở mức tương đối cao.Nguyên
nhân, khiến CPI giảm khá mạnh trong năm vừa qua do chính sách tiền tệ thặt chặt.
Tín dụng trong năm 2013 chỉ tăng chưa đến 10%. Bên cạnh đó, cầu tiêu dùng và
đầu tư trong nền kinh tế suy giảm. Một nguyên nhân không kém phần quan trọng
khác là giá cả hàng hóa thế giới cũng chững lại.
Biến động lạm phát quá các năm
Nguồn: TCTK
5 Năm 2014:
a
Tình hình thất nghiệp
- Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2014 là 2.45%,
thấp hơn mức 2.74% của năm 2012 và 2.75% của năm 2013. Trong đó, tỷ lệ lao
động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn cao hơn khá nhiều so với khu vực thành
thị. Cụ thể, năm 2014 lao động trong độ tuổi thiếu việc làm ở khu vực thành thị là
18
1.18%; khu vực nông thôn là 3.01%. Tỷ lệ thiếu việc làm có xu hướng tăng vào cuối
năm và tăng chủ yếu ở khu vực nơng thơn do tính chất mùa vụ trong sản xuất
nơng nghiệp.
Hình 1.1. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động (%)
Nguồn: TCTK và Bộ LĐTB&XH (2014, 2015)
b
-
Lạm phát
Sau nhiều năm tăng cao và bất thường, CPI 2014 đã chuyển hướng sang
một nhịp biến động khác, khơng lặp lại vịng luẩn quẩn 2 năm tăng, 1 năm
giảm như giai đoạn 2007–2012. Lạm phát năm 2014 có xu hướng liên tục
giảm qua các tháng, CPI tháng 12/2014 cả nước giảm 0.24% so với tháng
trước (Hình 5). Đáng chú ý trong vòng 10 năm trở lại đây, CPI tháng 12 giảm
so với tháng 11 là lần thứ hai (trước đó là vào năm 2008). Thời điểm năm
2008, khủng hoảng kinh tế thế giới lan rộng, giá cả các mặt hàng trên thế
giới tăng đột biến vào 6 tháng đầu năm và khiến giá cả sau đó lại giảm
mạnh vào những tháng cuối năm. Tính đến cuối tháng 12/2014, chỉ số giá
tiêu dùng tăng 1.84% so với cùng kỳ năm 2013. Trong khi đó, CPI bình qn
năm 2014 tăng 4.09% so với bình quân năm 2013, mức tăng thấp trong 10
năm trở lại đây. CPI bình quân mỗi tháng tăng khoảng 0.15%, tăng mạnh
nhất trong quý 1 và quý 3 và thấp nhất (âm) trong quý 4.
19
Hình 2.1. Diễn biến lạm phát năm 2014
Lạm phát (%, yoy) giai đoạn 2007-2014
Diễn biến CPI năm 2014
Tăng giảm các nhóm hàng năm 2014
Đóng góp của nhóm hàng vào CPI
2014
Nguồn: Tổng cục thống kê
II. Mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát trong giai đoạn 2010-2014
Trong giai đoạn 2010-2011, thất nghiệp có xu hướng giảm nhưng lạm phát tăng
nhanh do trong năm 2010-2011, nước ta đang phải đối mặt với những hậu quả do
khủng hoảng kinh tế toàn cầu mang lại. Nhờ những chính sách kịp thời của chính
phủ mà nền kinh tế Việt Nam đã bước đầu có sự tăng trưởng trở lại. Nhà nước
khuyến khích sản xuất tạo thêm nhiều việc làm, xảy ra lạm phát do cầu kéo. Nền
kinh tế xảy ra lạm phát, có tăng trưởng, thất nghiệp và lạm phát có quan hệ ngược
chiều. Tương tự trong giai đoạn từ 2012-2013 ta có thể thấy thấy nghiệp tăng
nhưng lạm phát lại giảm.
20
Trong giai đoạn từ 2011-2012, thất nghiệp tiếp tục giảm và lạm phát cũng được
kiếm chế, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà hồi phục, nhà nước có nhiều chính
sách khuyến khích sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm. Nền kinh tế tăng trưởng, khi
đó xảy ra lạm phát do chi phí đẩy, thất nghiệp và lạm phát có quan hệ cùng chiều
dẫn tới thất nghiệp và lạm phát cùng giảm. Tương tự trong giai đoạn 2013-2014,
nền kinh tế tăng trưởng ổn định lạm phát và thất nghiệp có xu hướng giảm.
Phần 3: Giải pháp của chính phủ Việt Nam để giảm thất nghiệp
trong giai đoạn 2010-2014
1. Năm 2010
Chính sách để góp phần giảm tình trạng thất nghiệp hiện nay ở Việt Nam
- Hoàn thiện thể chế thị trường lao động theo định hướng xã hội chủ nghĩa;
nghiên cứu, xây dựng và ban hành các văn bản, cơ chế, chính sách theo hướng tiếp
cận với chuẩn mực chung của quốc tế về lao động, việc làm và thị trường lao động,
phù hợp với thông lệ và cam kết quốc tế của Việt Nam trong hội nhập; đẩy mạnh
cải cách hành chính theo hướng minh bạch, cơng khai và đơn giản; tăng cường
phân cấp, nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương nhằm tạo hành lang
pháp lý cho hoạt động trong lĩnh vực lao động - việc làm.
- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước và quốc tế cho đầu tư
phát triển, nhất là những vùng ngành, lĩnh vực có khả năng thu hút nhiều lao động
như: các vùng kinh tế động lực, trọng điểm ở 3 miền, khu vực dân doanh, trước hết
là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; kinh tế trang trại, hợp tác xã, làng nghề, xã nghề
tiểu thủ công nghiệp...; khu vực dịch vụ, nhất là các dịch vụ thu hút Việt Nam.
Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và lao động nơng thơn theo hướng cơng nghiệp
hóa - hiện đại hóa để tạo thêm nhiều việc làm tại chỗ, góp phần giảm bớt áp lực về
lao động ra các thành phố làm việc.
-. Tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước trong giải quyết việc làm và phát triển thị
trường lao động thông qua việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc
làm đến năm 2010, thực hiện lồng ghép có hiệu quả Chương trình với các chương
trình mục tiêu quốc gia khác (về giáo dục - đào tạo, về giảm nghèo...) và các
chương trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố.
21
Quan tâm công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng,
coi đây là một trong những giải pháp góp phần tạo việc làm cho người lao động.
- Hoàn thiện và phát triển thị trường lao động, góp phần vào việc hình thành đồng
bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, tập trung vào
các nội dung như: xây dựng và hồn thiện hệ thống thơng tin thị trường lao động
nhằm phổ biến rộng rãi cho mọi đối tượng có nhu cầu; phát triển đồng bộ hệ thống
giao dịch trên thị trường theo hướng quy hoạch tổng thể hệ thống trung tâm giới
thiệu việc làm và các cơ sở giới thiệt việc làm, đầu tư nâng cao năng lực các trung
tâm, xây dựng 3 trung tâm ở 3 vùng kinh tế trọng điểm đạt tiêu chuẩn, đa dạng hóa
các “kênh” giao dịch trên thị trường lao động; tổ chức thường xuyên, định kỳ các
sàn giao dịch việc làm để có thể kết nối hoạt động giao dịch trên phạm vi toàn
quốc.
- Nâng cao chất lượng nguồn lao động cả về trình độ học vấn và trình độ chun
mơn kỹ thuật, kỹ năng tay nghề; thực hiện liên thông giữa các cấp trình độ; giáo
dục - đào tạo theo định hướng gắn với cầu lao động, đồng thời, nâng cao hiểu biết
về pháp luật, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp và nâng cao thể lực đảm bảo
cung cấp đội ngũ lao động có chất lượng cả về thể lực và trí lực, đáp ứng yêu cầu
của nền sản xuất cơng nghiệp. Đây là một q trình lâu dài với nhiều cơ chế, chính
sách thích hợp, địi hỏi có sự tham gia của tất cả các cấp, các ngành và phải thực
hiện ngay từ bậc học phổ thơng.
- Hồn thiện và phát triển hệ thống an sinh xã hội. Hội nhập kinh tế, Việt Nam phải
mở cửa thị trường, thực hiện theo các quy luật của thị trường, kèm theo đó là
chúng ta sẽ đối mặt với những tác động tiêu cực thị trường, nhất là trong vấn đề xã
hội. Vì vậy, hệ thống an sinh xã hội là một cơng cụ quan trọng để góp phần ngăn
ngừa và hạn chế những tiêu cực nay. Trong thời gian tới, hệ thống an sinh xã hội
cần tập trung vào các chính sách đối với lao động nơng thơn bị mất việc làm, thiếu
việc làm do q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa, đối với lao động dơi dư và các
chính sách về bảo hiểm xã hội, đặc biệt là bảo hiểm thất nghiệp... Tiếp tục đẩy
nhanh Chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo và thu hẹp dần khoảng cách giàu
nghèo giữa các tầng lớp nhân dân và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh,
thành.Trên cơ sở tập trung khai thác mọi tiềm năng sẵn có của mỗi địa phương và
từng gia đình trong tồn thành phố để tiếp tục tạo chỗ làm việc mới, thu hút thêm
lao động, tăng thu nhập cho người lao động; gắn chương trình cho vay vốn quỹ
22
quốc gia hỗ trợ việc làm vào các chương trình dự án phát triển các vùng nghèo, xã
– phường nghèo; hỗ trợ vốn cho các hộ vừa vượt chuẩn nghèo để tạo thế phát triển
bền vững, chống tái nghèo, góp phần hồn thành tốt mục tiêu xóa đói giảm nghèo
và chương trình việc làm của Quốc và và các tỉnh, thành phố
2. Năm 2011
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đề ra mục tiêu: "Giải quyết việc
làm cho 8 triệu lao động... Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/ năm, tỷ lệ lao động
qua đào tạo đạt 55%... Phát triển đa dạng các ngành, nghề để tạo nhiều việc làm và
thu nhập; khuyến khích tạo thuận lợi để người lao động học tập nâng cao trình độ
lao động, tay nghề; đồng thời có cơ chế chính sách phát triển, trọng dụng nhân tài”.
Kinh nghiệm 25 năm đổi mới cho thấy, muốn tạo nhiều việc làm và khả năng thu
hút lao động lớn cần phải tăng cường đầu tư và mở rộng sản xuất cả chiều rộng và
chiều sâu các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ chế biến và dịch vụ phục
vụ đời sống dân sinh.
Giải quyết vấn đề lao động – việc làm phải đi đôi với cơ cấu lại nguồn lực lao động
cả nước, phục vụ tốt yêu cầu từng bước tái cấu trúc lại nền kinh tế theo mơ hình
năng suất cao, tăng trưởng nhanh và bền vững. Đồng thời, phải tiến hành đồng bộ
nhiều biện pháp cơ bản và hữu hiệu.
Một là, tiếp tục hoàn thiện thể chế thị trường lao động, tạo khung pháp lý phù hợp,
bảo đảm đối xử bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động. Cụ thể
là: thực hiện đúng các luật về lao động, tiền lương tối thiểu, bảo hiểm lao động,
xuất khẩu lao động, pháp lệnh đình cơng; khắc phục tình trạng bất hợp lý với người
lao động làm thuê trong các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và kể cả một
số doanh nghiệp trong nước như hiện nay, người lao động phải được quyền hưởng
lương đúng với số lượng và chất lượng lao động họ đã bỏ ra, phải được bảo đảm về
chỗ ở và những điều kiện môi trường lao động, an sinh khác theo đúng luật pháp.
Hai là, phê chuẩn và thực hiện các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)
liên quan đến thị trường lao động nước ta, đặc biệt là nước ta hiện nay đã là thành
viên chính thức của Tổ chức Thương mại quốc tế.
Ba là, phát triển mạnh khu vực dân doanh, trước hết là phát triển các doanh nghiệp
vừa và nhỏ để nhanh chóng tạo ra việc làm và khả năng thu hút lao động vào sản
23
suất. Phấn đấu đạt tỷ lệ trên 200 người dân có một doanh nghiệp. Phát triển kinh tế
trang trại, hợp tác xã trong nông nghiệp. Đặc biệt coi trọng phát triển kinh tế dịch
vụ, công nghiệp chế biến nông sản, khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công
mỹ nghệ sản xuất sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu để tận dụng lao
động dư thừa và lao động có ngành nghề truyền thống của nước ta. Trên cơ sở đó
tạo điều kiện thúc đẩy thị trường lao động trong nông nghiệp và thị trường xuất
khẩu lao động ngày càng phát triển cao hơn nữa.
3. Năm 2012
Hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp theo lý thuyết: Đối với loại thất nghiệp tự nguyện: Cấu tạo
ra nhiều công ăn việc làm và có mức tiền lương tốt hơn để tại mỗi mức lương thu
hút được nhiều lao động hơn. Tăng cường hồn thiện các chư ơng trình dạy nghề,
đào tạo lại, tổ chức tốt thị trường lao động. Đối với loại thất nghiệp chu kỳ: Cần áp
dụng chính sách tài khoá, tiền tệ để làm gia tăng tổng cầu nhằm kích t hích các
doanh nghiệp mở rộng quy mơ sản xuất, theo đó thu hút được nhiều lao động. Thất
nghiệp chu kỳ thư ờng là một thảm hoạ đối với nền kinh tế vì nó xảy ra trên quy
mơ lớn. Tổng cầu và sản lượng suy giảm, đời sống người lao động bị thất nghiệp
gắp nhiều khó khăn. Gánh nặng này thường dồn vào những người nghèo, bất công
xã trong hội cũng tăng lên. Các chính sách tài chính, tiền tệ mở rộng nhằm tăng
tổng cầu và sản lượng sẽ dẫn đến p hục hội nền kinh tế tăng số việc làm t hì mới có
t hể giảm bớt được tỷ lệ thất nghiệp chu kỳ.
Việc đầu tư hay nói đúng hơn là kích cầu Việc “bơm vốn” và áp dụng các chính
sách ưu đãi cho khu vực doanh nghiệp này trước hết là nhằm kích thích sản xuất,
từ đó tạo ra việc làm. Bên cạnh đó, kích cầu bằng việc đầu tư vào p hát triển và
hoàn thiện cơ sở hạ tầng đang được đánh giá là giải p háp tối ưu hơn cả.
- Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện kích cầu các ngành thép , vật liệu
xây dựng, giấy , hóa chất; …; sản xuất hàng tiêu dùng nội địa; ưu tiên hỗ trợ các
ngành hàng sản xuất có lợi thế thay thế hàng nhập khẩu, sử dụng nhiều lao động;
- Tăng đầu tư, hỗ trợ p hát triển khu vực nông nghiệp – nông thôn: nâng cấp hệ
thống cơ sở hạ tầng p hục vụ phát triển nông nghiệp; hỗ trợ đầu vào, p hân p hối và
chế biến cho các mặt hàng nơng sản, thủy sản; tìm kiếm thị trường tiêu thụ, hỗ trợ
vốn vay cho các làng nghề, xã nghề tiểu thủ công nghiệp,Đầu tư, xây dựng các khu
24
công nghiệp phù hợp với từng vùng, tạo lực kéo cho các ngành khác phát triển
cũng là giảm tình trạng thất nghiệp .
- Ưu đãi đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành p hần kinh tế tham gia đầu tư
các dự án, cơng trình có quy mơ lớn, tạo nhiều việc làm; hỗ trợ các doanh nghiệp
thông qua việc giảm thuế, hoãn thuế, khoanh nợ song song với cam kết phải duy trì
việc làm cho số lao động hiện tại và thu hút thêm lao động nếu có thể; hỗ trợ vốn
vay cho các doanh nghiệp gặp khó khăn để duy trì sản xuất, bảo đảm việc làm cho
người lao động.
- Phát triển kinh tế nhiều thành p hần, thu hút vốn đầu tư nước ngồi vào các khu
cơng nghiệp các dự án kinh tế. giúp tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho cơng
nhân. Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế nông thôn. Mở rộng và tích cực tham gia
vào thị trường xuất khẩu lao động. Cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường
lao động trên thế giới để từ đó đưa ra các chính sách p hù hợp cho xuất khẩu lao
động sang các nước
Tạo mọi điều kiện cho lao động mất việc Lao động bị mất việc cũng có tác động
khơng nhỏ đến đời sống kinh tế xã hội Tổng liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố
giúp đỡ người lao động sớm tìm được việc làm mới thong qua trung tâm tư vấn
việc làm. Trung tâm dịch vụ việc làm là một đơn vị sự nghiệp hoạt động vì mục
tiêu xã hội. Nó là chiếc cầu rất quan trọng và khơng thể thiếu giữa cung và cầu lao
động. Chức năng cơ bản của nó là tư vấn cung cấp thơng tin cho người lao động và
sử dụng lao động, học nghề việc làm về những vấn để có lien quan đến tuy ển dụng
và sử dụng lao động, giới thiệu việc làm cung ứng lao động dạy nghề gắn vs việc
làm t ổ chức sảng xuất ở quy mơ thích hợp để tận dụng năng lực thiết bị thực hành.
Nó cịn là cách nhà nước thong qua cung và cầu việc làm lao động. chình vì lẽ đó,
cần phát triển năng cao chất lượng hoạt đông j của hệ thống trung tâm dịch vụ việc
làm. Các trường dạy nghề của tổ chức cơng đồn có nhiệm vụ nâng cao tay nghề
cho người lao động hoặc thu hút người lao động vào học nghề, tranh thủ lúc khơng
có việc. Bên cạnh việc giải quyết việc làm thì đầu tư cho cơng tác dạy nghề cũng là
biện pháp kích cầu khơng kém phần quan trọng. Trong bối cảnh lực lượng lao động
mất việc làm tăng nhanh như hiện nay, hằng năm chúng ta phải giải quyết tối thiểu
cho khoảng 1,2 triệu việc làm mới, khoảng trên 1 triệu lao động chuyển từ khu vực
nông thơn ra thành thị thì sức ép giải quyết việc làm càng trở nên nặng nề hơn. Bổ
sung nguồn vốn vay cho Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm (dự kiến 500 tỷ đồng)
25