Tải bản đầy đủ (.pdf) (272 trang)

CƠ sở lý LUẬN và THỰC TIỄN về PHÁT TRIỂN KINH tế BIỂN bền VỮNG và CHÍNH SÁCH đột PHÁ PHÁT TRIỂN các VÙNG KINH tế TRỌNG điểm và NHỮNG vấn đề rút RA CHO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 272 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH KC.09/16-20

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
ĐỀ TÀI KC.09.26/16-20

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN BỀN VỮNG
VÀ CHÍNH SÁCH ĐỘT PHÁ
PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA CHO VIỆT NAM

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
2019



CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN BỀN VỮNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐỘT PHÁ
PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA CHO VIỆT NAM

MỤC LỤC

1.

Lời đề dẫn

3

Đột phá kinh tế biển



9
GS.TSKH. Nguyễn Quang Thái
Viện Nghiên cứu Phát triển Việt Nam

2.

Phát triển kinh tế biển bền vững ở Việt Nam trong thời kỳ 2011 - 2018
TS. Hoàng Ngọc Phong
Chủ nhiệm Đề tài KC 09.26/16-20
TS. Nguyễn Công Mỹ
Thư ký Đề tài KC 09.26/16-20

22

3.

Đầu tàu tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững: Tiếp cận từ thực tiễn các
vùng kinh tế trọng điểm ven biển
TS. Cao Ngọc Lân
Viện Chiến lược Phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

36

4.

Mô hình cân bằng tổng thể động trên nền bảng SAM: Vận dụng vào phân tích
tổng hợp kinh tế biển
TS. Nguyễn Công Mỹ
Thư ký Đề tài KC 09.26/16-20


51

5.

Phát triển kinh tế biển ở vùng kinh tế trọng điểm: Kinh nghiệm của một số
nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam
TS. Đào Hoàng Tuấn
TS. Phạm Ngọc Trụ
Học viện Chính sách và Phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

73

6.

Thực hiện chiến lược biển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm
nhìn đến 2045 của ngành hàng hải
TS. Trịnh Thế Cường
Cục Hàng hải Việt Nam

86

7.

Một số vấn đề đặt ra về thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành
thủy sản Việt Nam
TS. Cao Lệ Quyên
Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản - Bộ NN&PTNT

99


8.

Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành dầu khí Việt Nam
ThS. Hoàng Thị Phượng - ThS. Võ Hồng Thái - CN. Nguyễn Thị Thanh Lê
Viện Dầu khí Việt Nam

118

3


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

9.

Một số vấn đề cơ bản về kinh tế biển Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
PGS.TS. Trần Mai Ước
Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

127

10. Cơ sở lý luận và một số vấn đề về phát triển kinh tế biển bền vững tại Việt Nam
ThS. Võ Xuân Hoài - ThS. Nguyễn Thị Minh Hạnh
ThS. Đỗ Thị Hà Anh - ThS. Nguyễn Đức Hiếu - CN. Nguyễn Tuấn Sơn
Học viện Chính sách và Phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

136

11. Nguồn vốn – Một trong những chính sách đột phá phát triển cho vùng kinh

tế trọng điểm phía Nam
PGS.TS. Trần Mai Ước
ThS. Phan Thị Quỳnh Anh
Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

147

12. Bàn về chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế biển xanh vùng Đồng bằng
sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế
TS. Hoàng Ngọc Phong
Chủ nhiệm Đề tài KC 09.26/16-20
ThS. Trần Thị Minh Sơn
Viện Chiến lược Phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

155

13. Năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các
hàm ý chính sách
TS. Vũ Đình Hòa
Học viện Chính sách và Phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

164

14

Quan điểm phát triển các vùng kinh tế trọng điểm trên phạm vi cả nước đến
năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030
TS. Đặng Thị Thu Giang
Học viện Tài chính


176

15. Liên kết vùng (trong đó có vùng ven biển): Vai trò và các yếu tố ảnh hưởng
ThS. Bùi Thị Thanh Hoa
Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

180

16. Vận dụng mô hình cấu trúc tuyến tính vào phân tích sự hài hòa trong phát 187
triển kinh tế ven biển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm
TS. Nguyễn Công Mỹ
Thư ký Đề tài KC 09.26/16-20
CN. Lê Ngọc Bích
Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển

4


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN BỀN VỮNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐỘT PHÁ
PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA CHO VIỆT NAM

17. Định hướng và giải pháp thúc đẩy liên kết phát triển kinh tế - xã hội, quản
lý khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên, đảm bảo an ninh - quốc phòng vùng
đới bờ Duyên hải Bắc Bộ
ThS. Hoàng Thị Vân Anh
Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công Thương - Bộ Công thương

209

18. Những vấn đề đặt ra về tăng trưởng kinh tế vùng kinh tế trọng điểm vùng

Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng bền vững
ThS. Nguyễn Thị Lý
Viện Chiến lược Phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

230

19. Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch tại các đảo ven bờ miền Trung:
Đảo Cù Lao Chàm, đảo Lý Sơn, đảo Phú Quý
ThS. Lê Đức Thọ
Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng

243

20. Thể chế vùng và liên kết vùng trong điều kiện hội nhập quốc tế và biến đổi
khí hậu
ThS. Bùi Thị Thúy Minh
Viện Chiến lược Phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

249

21. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững nghề cá và những vấn đề rút ra cho
Việt Nam
ThS. Nguyễn Việt Hưng - ThS. Nguyễn Thị Minh Hạnh
Học viện Chính sách và Phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

262

5



KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

6

BĐKH - NBD

Biến đổi khí hậu - Nước biển dâng

CMCN

Cách mạng công nghiệp

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CSHT

Cơ sở hạ tầng

CSVCKTDL

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài


GOOS

Hệ thống quan trắc đại dương toàn cầu

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KKT

Khu kinh tế

KTTĐ

Kinh tế trọng điểm

KT - XH

Kinh tế - xã hội

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NLTS


Nông - Lâm - Thủy sản

NSLĐ

Năng suất lao động

NSĐP

Ngân sách địa phương

NSNN

Ngân sách nhà nước

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

PTBV

Phát triển bền vững

TDKT

Thăm dò khai thác

TFP

Năng suất các yếu tố tổng hợp


TTNCL

Trung tâm nghề cá lớn

UBND

Ủy ban nhân dân


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN BỀN VỮNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐỘT PHÁ
PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA CHO VIỆT NAM

LỜI ĐỀ DẪN

B

iển Việt Nam là một phần của Biển Đông với diện tích rộng gấp ba lần đất liền. Biển có vị
trí địa chính trị, địa kinh tế, địa văn hóa - xã hội quan trọng trong bình đồ khu vực và thế
giới. Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh
tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt
Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh
và an toàn; Phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững
độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần
duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển. Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam
là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp và
người dân Việt Nam.
Kinh tế biển, các vùng biển, ven biển đang trở thành động lực phát triển đất nước; hệ thống kết
cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư; đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng biển được cải
thiện. Nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản, phát triển nguồn nhân lực về biển đạt được nhiều kết
quả tích cực. Công tác quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên môi trường biển, ứng phó với

biến đổi khí hậu, nước biển dâng được chú trọng. Hệ thống chính sách, pháp luật, bộ máy quản lý
nhà nước về biển, đảo từng bước được hoàn thiện và phát huy hiệu lực, hiệu quả.
Tuy nhiên, phát triển bền vững kinh tế biển vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Nổi bật là: Nhiều
chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra chưa đạt; Lợi thế, tiềm năng là cửa ngõ vươn ra thế giới chậm được phát
huy; Chủ trương phát triển một số ngành kinh tế biển mũi nhọn chưa thực hiện được; Liên kết các
vùng biển, ven biển, vùng ven biển với vùng nội địa và giữa các ngành, lĩnh vực thiếu chặt chẽ,
hiệu quả thấp; Ô nhiễm môi trường biển nhất là ô nhiễm rác thải nhựa đã trở thành vấn đề cấp bách;
Các hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học biển suy giảm; Nhiều tài nguyên biển đang khai thác quá
mức; Ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xói lở bờ biển đang là vấn đề lớn đặt ra; Khoa
học và công nghệ, điều tra cơ bản, phát triển nguồn nhân lực biển chưa trở thành động lực đột phá
trong phát triển bền vững kinh tế biển...
Việc tổng hợp một cách khoa học, chỉ ra sự chồng chéo, bất cập và các rào cản trong tư duy
phát triển, thể chế, chính sách và quản lý, đến các vấn đề cụ thể trong quy hoạch, trong đầu tư kết
nối cơ sở hạ tầng kinh tế và kỹ thuật quan trọng, tổ chức sản xuất, kinh doanh, trong liên kết kinh
tế nội vùng và liên vùng… để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các vùng kinh tế trọng điểm
nói riêng trong bối cảnh hội nhập quốc tế, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển
dâng; đặc biệt cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan rộng trên phạm vi toàn cầu, qua đó, đề
7


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
xuất được những giải pháp chính sách đột phá có căn cứ khoa học và thực tiễn để phát triển kinh tế
biển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam. Đây cũng chính là nội dung của Hội thảo
khoa học cấp quốc gia “Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế biển bền vững và chính
sách đột phá phát triển các vùng kinh tế trọng điểm và những vấn đề rút ra cho Việt Nam”.
Học Viện Chính sách và Phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ “Cơ sở khoa
học và giải pháp chính sách đột phá phát triển kinh tế biển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm ở
Việt Nam” thuộc “Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2016
- 2020 phục vụ quản lý biển, hải đảo và phát triển kinh tế biển, mã số: KC.09/16-20”.
Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế biển

bền vững và chính sách đột phá phát triển các vùng kinh tế trọng điểm và những vấn đề rút
ra cho Việt Nam” gồm các bài viết, các tham luận của các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà
quản lý và hoạch định chính sách… đang hoạt động trong các lĩnh vực khoa học, giảng dạy tại các
trường đại học, các viện nghiên cứu, học viện chính sách và trong các cơ quản lý nhà nước thực
hiện nhiệm vụ nghiên cứu. Quan điểm thể hiện trong các bài viết, các tham luận được in trong Kỷ
yếu này không thể hiện quan điểm của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan. Vì vậy, mọi sao
chép, trích dẫn hay sử dụng bài viết trong Kỷ yếu này đều phải được sự đồng ý của các tác giả./.

8


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN BỀN VỮNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐỘT PHÁ
PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA CHO VIỆT NAM

01.
ĐỘT PHÁ KINH TẾ BIỂN
GS.TSKH Nguyễn Quang Thái*
1. MỞ ĐẦU
Việt Nam là đất nước có diện tích 331 nghìn km2 đất liền và 1 triệu km2 vùng đặc quyền
kinh tế biển. Việt Nam có chiều dài bờ biển 3.260 km, nằm trong số 10 quốc gia có chỉ số cao
nhất về chiều dài bờ biển so với diện tích lãnh thổ. Theo đó, bình quân cứ 10 km2 đất liền có 1
km bờ biển, cao gấp 6 lần chỉ số trung bình của thế giới. Việt Nam có hơn 3.000 hòn đảo mở ra
triển vọng phát triển kinh tế đa dạng. Trong số 63 tỉnh thành phố hiện nay, có tới 28 tỉnh thành
phố giáp biển. Kinh tế biển đang nổi lên ngày càng quan trọng, nhất là từ khi có Công ước Luật
Biển năm 1982 đến nay. Phát triển kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ
sau Đổi mới những năm 1980 (có thể kể từ Nghị quyết Trung ương 6 của Đại IV, năm 1979).
Nghị quyết 09 của Trung ương năm 2007 đã khẳng định vai trò của kinh tế biển và xác định
các quan điểm cơ bản cùng 5 lĩnh vực ưu tiên quan trọng là:
(1) Khai thác, chế biến dầu, khí;
(2) Kinh tế hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển);

(3) Khai thác và chế biến hải sản (đánh bắt và nuôi trồng hải sản);
(4) Du lịch biển và kinh tế hải đảo;
(5) Các KKT, các KCN tập trung và KCX ven biển gắn với các khu đô thị ven biển.
Mặc dù chủ trương này là đúng đắn, nhưng trong thời gian hơn 10 năm sau đó, mức độ đạt
được các mục tiêu đề ra còn thấp, thậm chí rất thấp như: dầu khí, hàng hải, khu kinh tế và cả du
lịch... Sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 năm 2014 cho thấy vấn đề kinh tế biển, đảo rất quan
trọng và liên quan mật thiết với an ninh quốc gia, chủ quyền lãnh thổ của đất nước.
* Viện Nghiên cứu Phát triển Việt Nam

9


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
Trên thực tế, phần lớn các hoạt động chính đã thực hiện là khai thác ven biển và trên bờ
biển, còn phần đại dương hiện rất khiêm tốn. Hoạt động chủ yếu là tàu viễn dương, khoa học
công nghệ, thời tiết khí hậu... Theo nghĩa hẹp, kinh tế biển chỉ nhấn mạnh ven bờ, gắn kết với
biển, đảo, bao gồm 28 tỉnh thành ven biển (Hình 1).
Hình 1: 28 tỉnh ven biển

Trước tình hình đó, cần có những quyết sách mạnh mẽ hơn, khả thi hơn. Nghị quyết 36
của Trung ương ban hành năm 2018 đã cập nhật tình hình và đưa ra các quyết sách được các
chuyên gia tán thưởng, đặc biệt là xác định 6 lĩnh vực ưu tiên.
2. SÁU NGÀNH ƯU TIÊN
2.1. Du lịch và dịch vụ biển
Chú trọng đầu tư hạ tầng du lịch; khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế
tham gia phát triển du lịch sinh thái, thám hiểm khoa học, du lịch cộng đồng, các khu du lịch
nghỉ dưỡng biển chất lượng cao tại các vùng ven biển; xây dựng, phát triển, đa dạng hóa các
sản phẩm, chuỗi sản phẩm, thương hiệu du lịch biển đẳng cấp quốc tế trên cơ sở bảo tồn đa
dạng sinh học, phát huy giá trị di sản thiên nhiên, văn hóa, lịch sử đặc sắc của các vùng, miền,
10



CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN BỀN VỮNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐỘT PHÁ
PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA CHO VIỆT NAM

kết nối với các tuyến du lịch quốc tế để Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của thế giới.
Nghiên cứu thí điểm phát triển du lịch ra các đảo, vùng biển xa bờ. Tăng cường năng lực tìm
kiếm cứu hộ, cứu nạn; đẩy mạnh các hoạt động thám hiểm khoa học; chú trọng công tác giáo
dục, y tế biển... Hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân ven biển chuyển đổi nghề từ các hoạt động
có nguy cơ xâm hại, tác động tiêu cực đến biển sang bảo vệ, bảo tồn, tạo sinh kế bền vững, việc
làm mới ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân.
Kinh tế biển bao giờ cũng gắn với dịch vụ du lịch biển, đảo và rất phát triển1. Một khi đẩy
mạnh được du lịch biển, đảo, liên kết điểm đến và các dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp thì lĩnh vực
kinh tế biển, đảo và du lịch gắn với hàng không, hàng hải, nhà hàng khách sạn..., chuỗi đô thị
và hệ thống hạ tầng hiện đại sẽ mang lại nguồn thu to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội.
2.2. Kinh tế hàng hải
Trọng tâm là khai thác có hiệu quả các cảng biển và dịch vụ vận tải biển. Quy hoạch, xây
dựng, tổ chức khai thác đồng bộ, có hiệu quả các cảng biển tổng hợp, cảng trung chuyển quốc
tế, cảng chuyên dùng gắn với các dịch vụ hỗ trợ; xây dựng hoàn thiện hạ tầng logistics và các
tuyến đường giao thông, kết nối liên thông các cảng biển với các vùng, miền, địa phương trong
nước và quốc tế. Đẩy mạnh phát triển đội tàu vận tải biển với cơ cấu hợp lý, ứng dụng công
nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường vận tải nội địa, tham
gia sâu vào các chuỗi cung ứng vận tải, từng bước gia tăng, chiếm lĩnh thị phần quốc tế.
Công nghiệp đóng tàu và ngành hàng hải cũng đặc biệt phát triển với truyền thống lâu đời.
Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghiệp đóng tàu và dịch vụ hàng hải trong điều kiện mới
đang làm cho ngành này có những chuyển biến mạnh mẽ. Liên quan đến công nghiệp đóng và
sửa chữa tàu biển, các dịch vụ cảng biển và vận tải biển, vận tải liên vận cũng rất phát triển.
Các cảng container gom hàng thành hệ thống trên thế giới rất phát triển. Việc hình thành hệ
thống cảng biển và liên kết với phát triển công nghiệp trên bờ làm cho kinh tế biển ngày càng
phát triển mạnh mẽ.

2.3. Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác
Nâng cao năng lực của ngành dầu khí và các ngành tài nguyên, khoáng sản biển khác; từng
bước làm chủ công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác, đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế biển
trong thời kỳ mới. Đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò, gia tăng trữ lượng dầu khí; nghiên
cứu, thăm dò các bể trầm tích mới, các dạng hydrocarbon phi truyền thống; gắn việc tìm kiếm,
thăm dò dầu khí với điều tra, khảo sát, đánh giá tiềm năng các tài nguyên, khoáng sản biển
khác, khoáng sản biển sâu, đặc biệt là các khoáng sản có trữ lượng lớn, giá trị cao, có ý nghĩa
chiến lược. Nâng cao hiệu quả khai thác các tài nguyên khoáng sản biển gắn với chế biến sâu;
kết hợp hài hòa giữa khai thác, chế biến với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học biển.
“Dữ liệu thống kê cho thấy, thương mại dịch vụ là một trong những ngành phát triển nhanh nhất của nền kinh tế thế
giới và thị phần dịch vụ hiện chiếm khoảng 20% ​​thương mại thế giới. Ngành thương mại dịch vụ bao gồm: dịch vụ
kinh doanh, dịch vụ bán lẻ và bán buôn, dịch vụ xây dựng và truyền thông, vận tải và tài chính, giáo dục và y tế, du
lịch và giải trí, cũng như dịch vụ bảo vệ môi trường” (Theo />1

11


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
Liên doanh Vietsovpetro giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã làm đơn vị dẫn đầu của ngành
tìm kiếm, khai thác dầu khí và có truyền thống lâu dài, đóng góp rất lớn cho ngành dầu khí
Việt Nam và cũng là đơn vị dầu khí quốc tế có hiệu quả của Liên bang Nga. Trên cơ sở kinh
nghiệm này, Việt Nam cũng đã ký kết hàng chục dự án liên kết liên doanh với các đối tác nước
ngoài, góp phần đẩy mạnh ngành công nghiệp và chế biến dầu khí, xây dựng các trung tâm
năng lượng quốc gia. Việc khai thác và chế biến lại liên quan chặt chẽ với việc thăm dò và phát
hiện các trữ lượng mới, bảo đảm liên tục phát triển bền vững ngành năng lượng quan trọng này.
Công nghiệp chế biến dầu khí cũng rất phát triển, kể cả chế biến khí hóa lỏng, sản xuất điện.
Với việc tìm kiếm các nguồn năng lượng mới từ biển, ngành dầu khí cũng có những bước phát
triển rất đa dạng và mạnh mẽ, gắn với công nghiệp ven bờ.
Điều được nhấn mạnh trong Nghị quyết 36 nhưng triển khai còn ít là khai thác các nguồn
tài nguyên khoáng sản biển. Thậm chí công tác điều tra cơ bản cũng còn kém, nhất là vùng

nước sâu và chưa có công nghệ thích hợp để thăm dò, đánh giá và khai thác có hiệu quả nhất.
Hình 2: Các lô dầu khí ven biển Việt Nam

12


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN BỀN VỮNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐỘT PHÁ
PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA CHO VIỆT NAM

2.4. Nuôi trồng và khai thác hải sản
Chuyển từ nuôi trồng, khai thác hải sản theo phương thức truyền thống sang công nghiệp,
ứng dụng công nghệ cao. Tổ chức lại hoạt động khai thác hải sản theo hướng giảm khai thác
gần bờ, đẩy mạnh khai thác tại các vùng biển xa bờ và viễn dương phù hợp với từng vùng biển
và khả năng phục hồi của hệ sinh thái biển đi đôi với thực hiện đồng bộ, có hiệu quả công tác
đào tạo, chuyển đổi nghề cho ngư dân.
Thúc đẩy các hoạt động nuôi trồng, khai thác hải sản bền vững, tăng cường bảo vệ, tái sinh
nguồn lợi hải sản, nghiêm cấm các hoạt động khai thác mang tính tận diệt. Hiện đại hóa công
tác quản lý nghề cá trên biển; đẩy mạnh liên kết sản xuất theo hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã,
liên hiệp hợp tác xã; xây dựng một số doanh nghiệp mạnh tham gia khai thác hải sản xa bờ và
hợp tác khai thác viễn dương. Đầu tư nâng cấp các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tàu thuyền,
tổ chức tốt dịch vụ hậu cần nghề cá. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong
nuôi trồng, khai thác, bảo quản, chế biến hải sản, tạo ra các sản phẩm chủ lực, có chất lượng,
giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Đối với lĩnh vực đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản, cũng như công nghiệp chế biến thực
phẩm cũng rất phát triển, nhưng yêu cầu bảo vệ tài nguyên tự nhiên ngày càng nghiêm ngặt...
2.5. Công nghiệp ven biển
Phải dựa trên cơ sở quy hoạch, cân nhắc lợi thế về điều kiện tự nhiên của từng vùng, ưu tiên
phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao thân thiện với môi trường, công nghiệp nền
tảng, công nghệ nguồn. Phát triển hợp lý các ngành sửa chữa và đóng tàu, lọc hoá dầu, năng
lượng, cơ khí chế tạo, công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ.

Bảng 1: Tỷ lệ xuất khẩu các tỉnh thành ven biển
TỈNH/THÀNH PHỐ
Bà Rịa - Vũng Tàu

XUẤT KHẨU
Tháng 12

12 tháng

371,454,134.00

4,554,275,772.00

Bạc Liêu

43,291,214.00

574,888,110.00

Bến Tre

98,285,499.00

1,080,882,842.00

Bình Định

92,300,151.00

830,201,097.00


Bình Thuận

38,561,951.00

437,901,088.00

Cà Mau

89,438,533.00

1,073,634,458.00

Đà Nẵng

123,190,571.00

1,596,454,191.00

Hà Tĩnh

71,969,792.00

761,979,618.00

Hải Phòng

1,084,429,913.00

11,626,105,866.00


Hậu Giang

51,008,720.00

615,888,559.00

13


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Khánh Hòa

119,991,192.00

1,413,294,252.00

Kiên Giang

53,503,126.00

620,741,734.00

Nghệ An

64,455,845.00

740,562,936.00


Ninh Bình

121,548,615.00

1,336,235,569.00

3,646,491.00

52,635,777.00

12,318,144.00

132,048,829.00

Quảng Bình

9,303,761.00

133,388,509.00

Quảng Nam

95,144,945.00

971,449,973.00

Quảng Ngãi

58,364,449.00


630,676,171.00

Quảng Ninh

218,615,347.00

2,402,826,643.00

Quảng Trị

35,017,034.00

324,111,735.00

Sóc Trăng

57,220,743.00

766,464,274.00

Thái Bình

138,889,353.00

1,523,104,840.00

Thanh Hóa

295,336,312.00


2,781,950,139.00

79,039,533.00

865,206,096.00

254,090,050.00

2,865,294,934.00

3,290,684,502.00

38,031,958,308.00

Trà Vinh

31,642,443.00

364,750,637.00

Tổng số

7,002,742,363.00

79,108,912,957.00

Cả nước

0,446,020,858.00


236,687,924,655.00

Ninh Thuận
Phú Yên

Thừa Thiên - Huế
Tiền Giang
Thành phố Hồ Chí Minh

Công nghiệp ven biển gắn với phát triển kinh tế - xã hội của vùng ven bờ. Nếu tính đủ thì
Việt Nam có 28 tỉnh thành phố là địa phương ven biển, nơi phát triển mạnh các KKT.
Việc xem xét các ngành công nghiệp ven biển cần tính tới các yếu tố mới về năng lượng
sạch, kinh tế xanh và hướng tới phát triển bền vững.
Điều đáng tiếc là xuất khẩu từ 28 tỉnh ven biển năm 2018 chỉ chiếm 33% tổng xuất khẩu
cả nước (do có nhiều hoạt động xuất khẩu hàng công nghiệp công nghệ cao tại các tỉnh thành
xa biển nhưng gần sân bay). Vì thế, trên dưới 90% xuất khẩu và hút vốn FDI lại tập trung ở 4
vùng KTTĐ. Điều này cho thấy, cần có những chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa để tận dụng các
tiềm năng, lợi thế vùng ven biển, hải đảo.
Như vậy, xuất khẩu của 28 tỉnh thành cả nước chiếm 1/3 so cả nước, chiếm 34% tháng
12/2018 và 33% cả năm 2018 (theo Tổng cục Hải quan, 1/2019).

14


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN BỀN VỮNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐỘT PHÁ
PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA CHO VIỆT NAM

2.6. Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới
Thúc đẩy đầu tư xây dựng, khai thác điện gió, điện mặt trời và các dạng năng lượng tái tạo
khác. Phát triển ngành chế tạo thiết bị phục vụ ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, tiến tới

làm chủ một số công nghệ, thiết kế, chế tạo và sản xuất thiết bị; ưu tiên đầu tư phát triển năng
lượng tái tạo trên các đảo phục vụ sản xuất, sinh hoạt, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Quan tâm
phát triển một số ngành kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên đa dạng sinh học biển như: dược
liệu biển, nuôi trồng và chế biến rong, tảo, cỏ biển...
3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ VÀ LAN TỎA KINH TẾ BIỂN
Nhằm đánh giá mối tương quan giữa vùng biển, ven biển và cả nước, có thể sử dụng bảng
cân đối liên ngành I/O.2 Đây là công trình nghiên cứu về lĩnh vực này qua sử dụng mô hình
I/O, gắn với công bố trong nước và quốc tế.
Theo đánh giá sơ bộ, bảng cân đối này từ bảng I/O đầy đủ các ngành sẽ gộp thành 15 ngành,
sẽ tách Việt Nam thành hai vùng tương tác với nhau là vùng biển (gắn với 28 tỉnh thành phố
ven biển) và phần còn lại.
15 ngành được lựa chọn từ các ngành của Bảng I/O như Bảng 2.
Qua phân tích, có thể thấy mấy nhận xét rất đáng lưu ý.
Tỷ lệ giá trị tăng thêm so với giá trị sản xuất của vùng ven biển cao hơn tỷ lệ này của phần
còn lại của cả nước (31% so với 26%), điều này dẫn đến việc tuy giá trị sản xuất của vùng ven
biển thấp hơn phần còn lại của Việt Nam trong tổng giá trị sản xuất (49% so với 52%), nhưng
tổng giá trị tăng thêm của vùng ven biển chiếm tỷ trọng trong tổng giá trị tăng thêm của cả
nước lại cao hơn tổng giá trị tăng thêm của phần còn lại Việt Nam (53% so với 47%).

Input-Output Table do W. Leontief sáng tạo ban đầu khi nghiên cứu nền kinh tế Hoa Kỳ. Phương pháp này đã được
ứng dụng để phân tích việc Đồng bằng sông Cửu Long tương tác với cả nước, đã được công bố ở Hoa Kỳ năm 2018
(xem Nguyễn Quang Tùng và nhóm. Interregional Input-Output Analysis between the Mekong Delta Region (MDR)
and the Rest of Vietnam (ROV). Tạp chí Research in Economics and Management ISSN 2470-4407 (Print) ISSN
2470-4393 (Online) Vol. 3, No. 3, 2018). Mô hình này cũng được nhóm nghiên cứu công bố về mối quan hệ thành
thị - nông thôn năm 2018 bởi Nguyễn Hồng Nhung và nhóm: Rural and Urban in Vietnam Economic Structure đăng
trên Tạp chí “International Business Research” Vol. 12, No. 3; 2019 ISSN 1913-9004 E-ISSN 1913-9012 Published
by Canadian Center of Science and Education bởi Nguyen Hong Nhung, Nguyen Quang Thai, Bui Trinh, Nguyen Viet
Phong. Nghiên cứu tương tác vùng ven biển và phần còn lại của Việt Nam được TS Hoàng Ngọc Phong công bố trên
Tạp chí Theoretical Economics Letters, 2019, 9, 1594-1614 ISSN Online: 2162-2086
ISSN Print: 2162-2078 DOI: 10.4236/tel.2019.95102 Jun. 26, 2019 1594 Theoretical Economics Letters bài Analysis

of Inter-Regional Relationship between Vietnam Coastal Zones and the Rest of Vietnam...

2

15


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
Bảng 2: 15 ngành kinh tế của bảng I/O
TT

Ngành

1

Nông - lâm nghiệp

2

Thủy sản

3

Khai thác

4

Công nghiệp chế biến thủy hải sản

5


Công nghiệp chế biến tàu thủy

6

Công nghiệp chế biến khác

7

Khách sạn nhà hàng

8

Thương mại

9

Dịch vụ lữ hành

10

Dịch vụ vận tải đường bộ khác

11

Vận tải hàng hóa

12

Dịch vụ vui chơi giải trí


13

Nghiên cứu khoa học

14

Giáo dục đào tạo

15

Dịch vụ khác

Một là, mặc dù xuất khẩu của vùng ven biển chỉ đạt 1/3 giá trị cả nước (tức là mới thực hiện
50% chỉ tiêu Nghị quyết 09-NQ/TW), nhưng GDP đã đạt 53% GRDP cả nước, là do hiệu quả
kinh tế ven biển tốt hơn, do các khu công nghiệp ở trong đất liền có tỷ lệ giá trị gia tăng thấp.
Hai là, tỷ lệ đóng góp của chi phí trung gian, giá trị tăng thêm, giá trị sản xuất vào tổng chi
phí trung gian, giá trị tăng thêm, giá trị sản xuất của Việt Nam cũng cho thấy có sự khác biệt
khá lớn giữa 28 tỉnh ven biển và phần còn lại:
+ Tỷ lệ chi phí trung gian của 28 tỉnh trong tổng chi phí trung gian Việt Nam là 72,7% năm
2012 giảm xuống còn 46,8% năm 2016 (giảm 25,9%); tỷ lệ này của ROV là 27,3% năm 2012
tăng lên 53,2% năm 2016 (tăng thêm 25,9%).
+ Tuy nhiên, tỷ lệ giá trị tăng thêm lại không có sự thay đổi tương xứng: tỷ lệ giá trị tăng
thêm của 28 tỉnh trong tổng giá trị tăng thêm Việt Nam giảm từ 58,6% năm 2012 xuống còn
52,8% năm 2016 (giảm 5,9%); tỷ lệ giá trị tăng thêm của ROV chỉ tăng 5,9% từ 41,4% năm
2012 lên 47,2% năm 2016 (tăng 5,9%).
Một điều thú vị và quan trọng hơn nữa là vùng ven biển sử dụng ít sản phẩm nhập khẩu
trong quá trình tạo ra một đơn vị sản phẩn hơn phần còn lại của Việt Nam khá nhiều (7% so
với 33%), nhưng lãi sử dụng sản phẩm nội vùng và sử dụng sản phẩm của ROV khá cao: vùng
16



CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN BỀN VỮNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐỘT PHÁ
PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA CHO VIỆT NAM

ven biển sử dụng sản phẩm nội vùng chiếm 48% để sản xuất ra 100 đơn vị sản phẩm, trong khi
ROV chỉ sử dụng sản phẩm của chính nó 28% để làm ra 100 đơn vị sản phẩm; tỷ lệ sử dụng
sản phẩm của vùng ngoài của vùng ven biển cũng cao hơn tỷ lệ này của ROV.
Từ đó cho thấy, ảnh hưởng của vùng ven biển đến nền kinh tế cả nước tốt hơn phần còn lại
của Việt Nam tương đối nhiều.
Bảng 3: Tỷ lệ chi phí trung gian, giá trị tăng thêm của các tỉnh ven biển CZ và phần còn lại của Việt Nam ROV

Đơn vị: Lần
 

CZ

ROV

CZ

0.481

0.137

ROV

0.146

0.276


ROW

0.068

0.331

Tổng chi phí trung gian

0.695

0.743

GVA

0.305

0.257

GTSX

1.000

1.000

Chi phí trung gian

Nguồn: Tính toán của tác giả từ bảng IO liên vùng 2012 và 2016

4. BÀI HỌC THÀNH CÔNG

4.1. Chủ trương đúng, cần một chương trình hành động toàn diện, có tính hệ thống,
thường xuyên cập nhật thông tin để có kết quả thêm thành công
Các nước lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga đều có chiến lược biển mang tính toàn cầu để
có thể bảo vệ đất nước một cách chủ động. Việt Nam có thể học kinh nghiệm Indonesia, từng
bước vươn ra Biển Đông (Biển Đông Nam Á) để bảo vệ Tổ quốc một cách chủ động, khai thác
chủ động và hiệu quả kinh tế biển. Trong hoàn cảnh hiện nay, cần chú trọng kinh tế ven bờ và
200 hải lý thềm lục địa vì nguồn lực có hạn.
4.2. Từ chủ trương đúng, cần cập nhật thông tin để đề phòng các rủi ro, với tầm nhìn
dài hạn và quan điểm “đánh đổi” (trade-off)
Chiến lược biển của Việt Nam luôn được Đảng chú trọng tổng kết và cập nhật.
Trong điều kiện mới, bên cạnh thuận lợi, cần tận dụng cả quan hệ quốc tế và môi trường
thiên nhiên, đều có nhiều rủi ro, khó lường. Do đó, cần có những lựa chọn đúng để có lợi nhất
cho chính sách phát triển xanh và bền vững vì lợi ích của dân tộc và đất nước. Trong một số
trường hợp, cần có những quyết sách đánh đổi để thực hiện tốt chính sách mở cửa, hội nhập đa
phương, đa dạng, không dựa vào một bên nào, khi tình hình đang có thay đổi lớn và cả rủi ro.

17


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
4.3. Một khi tình hình đã thay đổi, cần lấy lợi ích dân tộc làm trọng để chỉnh sửa ngay
các quyết sách dù có lúc đã đúng. Đây là sự chỉnh sửa đòi hỏi quyết tâm chính trị vì chủ
trương lúc ban đầu đã đúng và có vẻ chưa sai, do chưa đối chiếu với bối cảnh cạnh tranh mới.
5. BÀI HỌC KHÔNG/CHƯA THÀNH CÔNG
5.1. Từ chủ trương đúng đến hành động vẫn có thể sai lầm do chưa tính đến các điều kiện
thực hiện và cụ thể hóa thành chương trình toàn diện, đồng bộ. Đây là sai sót thường gặp nhất,
vì một khi lãnh đạo đưa ra các quyết sách đều đã dựa trên tham mưu của liên ngành và rút kinh
nghiệm thực tế. Tuy nhiên, câu chữ trong các Nghị quyết thường được viết cô động, xem như
người đọc có thể hiểu được. Nhưng sau một vài năm, những cơ quan liên quan không phải là
người “cũ” nên câu văn trong Nghị quyết bị biến thành “khẩu hiệu”.

5.2. Chủ trương ban đầu đúng, nhưng thiếu cập nhật nên hành động không phù hợp. Đây là
bài học rất cần học hỏi từ thực tiễn. Chẳng hạn từ 17 KTT đã lựa chọn ra 5 khu KTT cần tập
trung. Nhưng khi đầu tư thêm KKT Vân Đồn thì hầu hết là đầu tư mới nên tốn kém. Còn KKT
Bắc Vân Phong lại đòi hỏi vốn nhiều hơn, nên sự điều chỉnh cũng cần cân nhắc thêm.
5.3. Chủ trương sai ngay từ đầu do nhận diện tình hình không chuẩn xác. Hay có một số
chủ trương quá “lý thuyết” suông, khó thực hiện thực tế. Chẳng hạn, ngay trong Nghị quyết 09
(2007) cũng mới nhấn mạnh ven biển và vùng tiếp giáp biển, đặt quá cao ngành dầu khí ngay
khi vấn đề trữ lượng khai thác đã đạt tới mức khó vượt qua. Trong khi ngành du lịch biển đảo
lại chưa được quan tâm đúng mức. Hơn nữa, việc bảo vệ chủ quyền liên quan đến Công ước
về Biển năm 1982 cũng như các pháp quyết của Tòa trọng tài thường trực PCA (Tòa trọng tài
thường trực - Permanent Court of Arbitration)3 cũng chưa được quan tâm cập nhật nên cả trong
tuyên truyền và hành động đều có phần chưa sát thực tế (ví dụ cần nhấn mạnh nhiều hơn 200
hải lý ven bờ, trong khi Trường Sa không phải là “quần đảo” mà chỉ đạt tiêu chí một số đảo rời
rạc, có phạm vi “chủ quyền” hạn chế hơn nhiều4. Dường như giữa giới ngoại giao, quốc phòng
và kinh tế còn có tiếng nói chưa thật đồng điệu (?).

Tòa Trọng tài thụ lý đều không phải liên quan đến các tranh chấp chủ quyền trên biển mà 7 điểm này liên quan đến
cách giải thích và áp dụng Công ước. Nếu như tranh chấp chỉ liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước thì
hoàn toàn nằm trong tư cách pháp nhân và quyền hạn của Tòa Trọng tài. (xem />
3

Phán quyết của PCA khẳng định yêu sách của Trung Quốc về “các quyền lịch sử” đối với các vùng biển nằm trong
“đường 9 đoạn” là trái với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS); Trung Quốc không có “tư cách
lịch sử” đối với các vùng biển ở Biển Đông và không có cơ sở pháp lý để đưa ra những tuyên bố về “các quyền lịch
sử” đối với những nguồn tài nguyên trong “đường 9 đoạn”. Theo PCA, không một đảo nào thuộc quần đảo Trường Sa
tạo cho Trung Quốc quyền có vùng đặc quyền kinh tế. Trung Quốc không có quyền hạn đối với vùng đặc quyền kinh tế
trong phạm vi 200 hải lý của bãi Mischief (Vành Khăn) hay bãi Thomas (Cỏ Mây). PCA cũng khẳng định thực thể Itu
Aba (Ba Bình) thuộc quần đảo Trường Sa là “bãi đá”, nên không có vùng đặc quyền kinh tế. PCA cho rằng, Bắc Kinh
đã làm tổn hại lâu dài và không thể bù đắp được hệ sinh thái san hô ở quần đảo Trường Sa. (xem d.
vn/thoi-su-quoc-te/doi-song-quoc-te/phan-ung-cua-cac-nuoc-ve-phan-quyet-cua-toa-trong-tai-thuong-truc-482939)


4

18


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN BỀN VỮNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐỘT PHÁ
PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA CHO VIỆT NAM

5.4. Tác động của biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng

5.5. Các tác động địa chính trị cũng ảnh hưởng nhiều tới sự tăng trưởng và phát triển của
6 ngành ưu tiên.
6. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
6.1. Phát triển nhanh và bền vững, tránh nguy cơ tụt hậu, trong đó tăng trưởng nhanh là điều
kiện tiền đề, với vai trò đầu tàu của kinh tế biển và ven biển.
Tránh nguy cơ tụt hậu là vấn đề lớn mang tầm quốc gia, có thể coi là tiền đề để thực hiện
các mục tiêu khác.
Chất lượng tăng trưởng quan trọng nhất là phải phát triển bền vững, bảo đảm hài hòa kinh tế,
xã hội, môi trường trong môi trường thể chế liên tục được hoàn thiện, phù hợp với điều kiện mới.
Kinh tế biển có nhiều lợi thế để thực hiện quan điểm này. Nhưng nếu không tổ chức tốt thì
từ quan điểm đến thực tiễn cũng có khoảng cách khá xa.
So sánh vùng KTTĐ Bắc Bộ (Hải Phòng, Quảng Ninh) đang bứt phá trong khi vùng KTTĐ
phía Nam (Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An...) đang chững lại tương đối
là một ví dụ cần rút kinh nghiệm.
6.2. Phát triển bao trùm, gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, bảo đảm công
bằng và an sinh xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội gắn với từng bước của quá
trình phát triển.

19



KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
Con người là trung tâm của sự phát triển. Nếu đời sống thu nhập và các hưởng thụ về y tế,
giáo dục, dịch vụ xã hội cơ bản không được cải thiện, làm cho kinh tế không đi cùng với an
sinh xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội thì thành quả về kinh tế cũng bị giảm giá trị,
khi đất nước đang hội nhập sâu, nhưng cũng có nhiều rủi ro đang rình rập...
Đặc biệt quan điểm kết hợp này sẽ cho phép phòng tránh rủi ro, kết hợp giữa kinh tế và phát
triển xã hội trong từng bước phát triển tại vùng kinh tế biển và ven biển, tạo tác động thúc đẩy
và lan tỏa trong điều kiện mới.
6.3. Phát triển xanh, đi tới phát triển bền vững, đáp ứng ngày càng tốt đòi hỏi của thị trường
quốc tế, nâng cao NSLĐ, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.
Phát triển kinh tế biển và ven biển trước hết phải nhấn mạnh phát triển xanh, tạo điều kiện
để nâng cao chất lượng và gắn bó tốt hơn với yêu cầu của thị trường.
7. GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ
Kiên quyết thực hiện cải cách thể chế theo kinh tế trị trường hội nhập và hiện đại hóa. Phát
triển kinh tế tư nhân, từng bước trở thành lực lượng nòng cốt cho phát triển. Phát triển kinh tế
nhanh, có chất lượng là điều kiện tiên quyết.
Ứng dụng nhanh khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực,... nâng cao NSLĐ, chất
lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế biển trong hội nhập, đóng góp kinh tế cả nước
trong điều kiện hội nhập.
Đẩy mạnh liên kết vùng ven biển và mối quan hệ tương tác với vùng trong bờ trong hội
nhập. Giải pháp thúc đẩy, tạo liên kết vùng và tăng sức lan tỏa có ý nghĩa rất quan trọng và cần
được thực hiện kiên quyết ngay trong từng bước phát triển. Quan điểm tích hợp này sẽ làm cho
sự phát triển thúc đẩy lẫn nhau trên phạm vi các vùng và tiểu vùng cũng như cả nước. Trong
sự liên kết này, vai trò của Nhà nước là lực lượng dẫn dắt quan trọng.
Gắn kết tăng trưởng kinh tế với an sinh xã hội, nhấn mạnh chủ trương xã hội hóa với vai trò
nòng cốt của hệ thống chính trị và NSNN làm nòng cốt, tạo dựng mối liên kết vùng, liên vùng,
tạo dựng nền tảng ứng phó với mọi biến động khó dự báo. Đồng thời tăng cường công tác xã
hội hóa với vai trò lớn của khu vực kinh tế tư nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Tuấn Anh (2016). Hướng đến nền Kinh tế xanh. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
2. Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 09 tháng 2 năm 2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
3. Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2045.
20


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN BỀN VỮNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐỘT PHÁ
PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA CHO VIỆT NAM

4. Quyết định số 622/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành
động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.
5. Ngô Thắng Lợi, Vũ Thành Hưởng (2019). Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát
triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam. Nxb Chính trị Quốc gia
- Sự thật, Hà Nội.
6. Hoàng Ngọc Phong, Nguyễn Quang Thái (2019). Analysis of Inter-Regional Relationship
between Vietnam Coastal Zones and the Rest of Vietnam. Theoretical Economics Letters,
2019, 9, 1594-1614 ISSN Online: 2162-2086 ISSN Print:
2162-2078.

21


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

02.
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

TRONG THỜI KỲ 2011 - 2018
TS. Hoàng Ngọc Phong*, TS. Nguyễn Công Mỹ**
GIỚI THIỆU
Việt Nam nằm ở Đông Nam châu Á, có
diện tích 331.236 km2. Theo tổng điều tra dân
số năm 2019, Việt Nam có 96,2 triệu người,
trong đó có 34,36% dân số đô thị. Lãnh thổ
Việt Nam chia thành 63 đơn vị hành chính
gồm tỉnh và thành phố.
Việt Nam tiếp giáp với Biển Đông về phía
Đông và tiếp giáp với vịnh Thái Lan về phía
Nam, có bờ biển dài 3.260 km, trên biển có
khoảng 3.000 hòn đảo, trong đó có 10 đảo lớn có
người ở. Về mặt hành chính, 28 tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương là các địa phương tiếp giáp
với biển, với diện tích tự nhiên là 126.747 km2
bằng 38,26% diện tích cả nước (Hình 1).
Việt Nam chính thức công nhận phát triển
bền vững là phát triển hài hòa giữa mục tiêu
tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phát triển xã
hội và mục tiêu bảo vệ môi trường, tại Quyết
định số 153/2004 ngày 17/8/2004, (Vietnam
Agenda 21, 2004).
* Chủ nhiệm Đề tài KC 09.26/16-20
** Thư ký Đề tài KC 09.26/16-20

22

Hình 1: Bản đồ Việt Nam
và 28 tỉnh, thành phố ven biển



CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN BỀN VỮNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐỘT PHÁ
PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA CHO VIỆT NAM

Trong bối cảnh thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (gọi tắt là
SDGs 2030) đã được Việt Nam chính thức đưa vào thực hiện tại Quyết định số 622/QĐ-TTg
ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó nêu rõ “Phát triển bền vững là yêu cầu
xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát
triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến
đổi khí hậu” (The Socialist Republic of Vietnam, 2017), thì vấn đề phát triển bền vững kinh tế
thực sự trở thành vấn đề cấp bách đối với vùng ven biển các vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ).
Cho đến nay, chưa có văn bản nào của Chính phủ chính thức công nhận phát triển bền vững
kinh tế biển là gì. Song, có thể hiểu, phát triển bền vững kinh tế biển tương tự như cách hiểu
về phát triển bền vững của cả nước, có nghĩa là phát triển bền vững kinh tế biển là phát triển
hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế biển với mục tiêu phát triển xã hội vùng ven biển và
với mục tiêu bảo vệ môi trường biển.
Mục tiêu của bài viết này là kiểm định giả thiết về phát triển bền vững kinh tế biển bằng mô
hình cấu trúc tuyến tính, sau đó đưa ra những bàn luận về đảm bảo phát triển bền vững kinh tế
biển ở Việt Nam trong những năm tới.
1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Về giả thiết nghiên cứu và nguồn số liệu
Giả thiết nghiên cứu là mối quan hệ giữa ba khái niệm trong phát triển kinh tế biển bền
vững. Khái niệm về mục tiêu bảo vệ môi trường biển được thể hiện bằng 4 chỉ tiêu quan sát
được là ENV1; ENV2; ENV3 và ENV4. Khái niệm về mục tiêu tăng trưởng kinh tế biển được
thể hiện bằng 3 chỉ tiêu quan sát được là ECO1; ECO2 và ECO3. Khái niệm về mục tiêu phát
triển xã hội được thể hiện bằng 3 chỉ tiêu quan sát được là SOC1; SOC2 và SOC3.
Giả thiết giữa các biến và các khái niệm có mối quan hệ được trình bày trong Hình 2, trong
đó mục tiêu bảo vệ môi trường ký hiệu là ENV, mục tiêu tăng trưởng kinh tế ký hiệu là ECO
và mục tiêu phát triển xã hội ký hiệu là SOC. Cả ba biến ẩn ENV, ECO và SOC là những khái

niệm không quan sát trực tiếp được.

23


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
Hình 2: Giả thiết về quan hệ giữa các biến PTBV kinh tế biển

Về nguồn số liệu: Dữ liệu để nghiên cứu là dữ liệu cấp hai, được thu thập từ Niên giám
thống kê hàng năm của 28 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương ven biển từ năm 2010
đến năm 2018. Nguồn số liệu này công khai là dữ liệu thứ cấp, đã được Tổng cục Thống kê
(GSO) kiểm định và đánh giá phản ánh trung thực hiện trạng khách quan của các tỉnh ven viển,
(Provincial Statistical yearbook, 2010 - 2018).
1.2. Mô hình nghiên cứu
Mô hình được sử dụng cho nghiên cứu này là mô hình phương trình cấu trúc tuyến tính, viết
tắt là SEM (Structural equation model). Hiện nay, SEM là một trong những kỹ thuật nghiên
cứu mạnh nhất được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực nghiên cứu như sinh học, kinh tế học,
giáo dục, marketing, quản lý, hóa học cũng như các ngành khoa học xã hội khác. Song đây vẫn
là một phương pháp mới đối với nghiên cứu về phát triển bền vững ở Việt Nam.
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu vận dụng mô hình SEM vào nghiên cứu phát
triển bền vững, cụ thể như trong công trình nghiên cứu về phát triển bền vững của Bambang
Juanda (Bambang Juanda et al., 2005) đã sử dụng mô hình SEM vào lựa chọn bộ chỉ tiêu phát
triển bền vững cho Indonesia. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng mô
hình SEM vào kinh tế - xã hội, ví dụ như: Hồ Quang Thanh, (2017, 2018), Diệp Thanh Tùng,
Võ Thị Yến Ngọc (2016), Đỗ Minh Hoàng, Trần Hoài Nam (2018), Nguyễn Thanh Liêm,
Nguyễn Thanh Thảo Vy (2012).
Trên thực tế, đã có các phần mềm hỗ trợ nghiên cứu mô hình SEM với các quan hệ tuyến
tính và phi tuyến tính, song công trình nghiên cứu này lựa chọn mô hình SEM tuyến tính. Bởi
vì mục tiêu nghiên cứu là sử dụng định lượng để khẳng định mối quan hệ định tính, chưa đi sâu
vào mức độ mạnh hay yếu của các mối quan hệ giữa các biến quan sát được và giữa các biến

cấu trúc, do đó, sử dụng mô hình SEM tuyến tính là có thể chấp nhận được.

24


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN BỀN VỮNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐỘT PHÁ
PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA CHO VIỆT NAM

Trong phương pháp nghiên cứu này, phát triển bền vững kinh tế biển, được hiểu là mối
quan hệ có cùng dấu hay khác dấu. Nếu giữa các biến cấu trúc, tức là biến khái niệm nêu trên,
có cũng dấu dương là phát triển bền vững, còn giữa các biến có dấu quan hệ âm, cho thấy phát
triển kinh tế biển chưa bền vững.
2. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TRONG GIAI ĐOẠN 2011 - 2018
Trong công trình nghiên cứu gần đây của các tác giả Nguyễn Quang Thái, Hoàng Ngọc
Phong đã trình bày khá chi tiết về sự quan tâm của Đảng và Chính phủ Việt Nam, đồng thời
đã phân tích những điểm mạnh và thách thức đối với sáu ngành kinh tế biển được ưu tiên phát
triển trong thời kỳ 2021 - 2030. (Nguyen Quang Thai, Hoang Ngoc Phong, et all, 2019). Vì
vậy, phần sau đây sẽ bổ sung thêm một số thành tựu và hạn chế nhìn từ góc độ phát triển bền
vững trong giai đoạn 2011 - 2018, cụ thể như sau.
Trong kinh tế biển, khu vực nông - lâm - thủy sản (NLTS) duy trì mức tăng trưởng khá,
GRDP tăng bình quân 7%/năm. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng nâng cao
chất lượng và hiệu quả, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu - nước biển dâng (BĐKH NBD) như chuyển diện tích đất rừng, đất trồng lúa kém hiệu quả, độc canh cây lúa sang nuôi
tôm, tôm - lúa có hiệu quả ở vùng U Minh Thượng, vùng Tứ Giác Long Xuyên và Tây sông
Hậu,... Khu vực NLTS đã đạt được một số thành tựu khác đáng khích lệ như: tăng sản lượng
tôm nuôi và tăng sản lượng khai thác hải sản (cá biển), tăng tổng công suất các tàu khai thác
thủy sản biển từ 90 CV trở lên. Rừng phòng hộ ven biển được bảo vệ tốt, rừng đặc dụng được
mở rộng, ngày càng phát huy tác dụng trong bảo vệ môi trường, thích ứng với BĐKH - NBD
(The Socialist Republic of Vietnam, 2017).
Công nghiệp ven biển góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các
tỉnh ven biển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Giá trị tăng thêm ngành

công nghiệp tăng bình quân trên 8,4%/năm trong giai đoạn 2010 - 2016. Các cơ sở sản xuất
công nghiệp từng bước được đầu tư xây mới, mở rộng và nâng cấp đổi mới thiết bị công nghệ
sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa. Tập trung đầu tư phát triển những ngành công nghiệp
chủ lực, có tiềm năng lợi thế như chế biến nông - thủy sản. (Provincial Statistical yearbook
(2010 - 2018) và xử lý của tác giả).
Các ngành dịch vụ tăng trưởng khá, dịch chuyển tích cực theo hướng đáp ứng tốt hơn các
nhu cầu về sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư. Hoạt động thương mại đáp ứng
yêu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Hệ thống chợ và siêu thị được quan tâm
đầu tư, đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu mua bán của người dân. Hoạt động xuất khẩu của
các doanh nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần đáng kể trong việc tiêu thụ nông
sản và cung cấp vật tư trang thiết bị sản xuất cho các ngành kinh tế khác, thị trường được
mở rộng, nhiều mặt hàng xuất khẩu đã xâm nhập vào các thị trường khó tính như tôm và cá
đông lạnh đã vào thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU. Những năm qua, cơ sở hạ tầng và sản phẩm
du lịch trên địa bàn các tỉnh ven biển và trên các đảo không ngừng được đầu tư xây dựng,
nâng cấp, đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

25


×