Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Hướng dẫn tổ chức các loại hoạt động giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ từ 12 đến 36 tháng tuổi ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.78 KB, 54 trang )

Hướng dẫn tổ chức các loại hoạt động giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ từ 12
đến 36 tháng tuổi ở trường mầm non.
Bài 1. Những vấn đề chung về giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ
12-36 tháng tuổi.
Số tiết: 2 tiết. Tiết 1+2
Học ngày 18/09/2016.
1. Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ 12- 36 tháng tuổi.
1.1. Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ 12-18 tháng tuổi.
Giai đoạn 12-18 tháng tuổi, bước đầu trẻ đã có thể tự di chuyển đôi chân của
mình.Trẻ thích được tự mình khám phá thế giới xung quang gần gũi. Trẻ bắt đầu tri giác
thuộc tính của đồ vật, Lắm được các mối quan hệ đơn giản nhất giữa những đồ vật
thông qua các giác quan: nhìn, nghe, cầm, lắc, gõ, đập, lăn, ném… Trẻ thích chơi những
đồ chơi có tính chất động. thích xem tranh, ảnh có màu sắc sặc sỡ, bỏ vào, lấy ra, đóng,
mở… tuy nhiên những hành động với những đồ vật của trẻ tuổi này vẫn chưa có chủ
định. Trẻ chưa biết đến các thuộc tính của đồ vật, tri giác còn sơ sài. Trẻ mới chỉ nhận
biết một số dấu hiệu có tính chất ngẫu nhiên bề ngoài của đồ vật.
Nhu ầu giao tiếp với người lớm của trẻ 12-18 tháng rất cao. Ở trẻ bắt đầu nảy sinh
khả năng bắt chiếc hành động của người lớn. Tư duy mang tính trực quan hành động, trẻ
đã biết sử dụng các mối liên hệ giữa các đối tượng để đạt được mục đích như kéo rổ để
lấy quả cam đựng trong đó. Mặc dù ngôn ngữ mới được hình thành nhưng trẻ 12-18
tháng tuổi có theerv gọi tên một số bộ phận cơ thể như: Mắt mũi, miệng, biết tên gọi của
bản thân, một số đồ dùng, đồ chơi quen thuộc… Dần dần ngôn ngữ trở thành một trong
những phương tiện quan trọng để mở rộng khả năng giao tiếp của trẻ. Khả năng chú ý,
trí nhớ của trẻ còn rất ngắn và chưa bền vững.
1.2. Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ 18-24 tháng tuổi.


Cảm giác, tri giác của trẻ 18-24 tháng tuổi đã được phát triển nhờ việc trẻ biết đi
và thực hiện được các hành động với đồ vật. Việc xuất hiện ngôn ngữ đã giúp cho cảm
giác của trẻ trở nên chính xác và có căn cứ hơn. Trẻ phân biệt được màu xanh đỏ, kích
thước to - nhỏ. Trẻ bắt đầu tri giác thuộc tính của đồ vật xung quanh, nắm được các mối


quan hệ đơn giản nhất của đồ vật. Tuy nhiên tri giác của trẻ vẫn còn sơ sài, trẻ mới chỉ
nhận biết được các dấu hiệu có tính chất ngẫu nhiên, bề ngoài và chưa lựa chọn các đồ
vật theo hình dạng kích thước… Mặc dù các hành động với đồ vật còn vụng về song trẻ
vẫn rất hứng thú với các thao tác, lắp, bỏ đồ vật nhỏ vào trong đồ vật lớn, lấy ra, cất
vào… Trẻ đã nhận biết được một số bộ phận trên cơ thể: Mắt, mũi, miệng, tay, chân;
Biết gọi tên đồ dùng quen thuộc, bát, thìa, đĩa, biết sử dụng một số động tác quen thuộc
đơn giản: Cầm thìa, bát, cầm ca uống nước… Tuy nhiên sự nhận biết ở trẻ 18-24 tháng
tuổi còn thiếu chủ định
Ngôn ngữ nói đã hình thành và phát triên nhanh chóng. Cuối 24 tháng trẻ đã nói
được câu 2-3 từ đơn giản có thể nhiều hơn nghững gì diễn đạt. Trẻ bắt đầu tư duy bằng
lời bên cạnh tư duy, trực quan hành động, biết sử dngj những mối liên hệ có sẵn giữa
các sự vật quen thuộc trong các tình huống.
Ở trẻ hình thành trí nhớ hình ảnh, khi làm quen với đối tượng mới trẻ tích lũy
biểu tượng về màu sắc kích thước khác nhau của chúng, dần dần phát triển trí nhớ gắn
với ngôn ngữ nói. Truy nhiên sự ghi nhớ của trẻ 18-24 tháng tuổi còn mang tính không
chủ định, thời gian ghi nhớ ngắn.
1.3. Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ 24-36 tháng tuổi.
Ở trẻ 24-36 tháng tuổi cảm, tri giác được phát triển đầy đủ hơn nhờ lắm vững các
hành động với đồ vật và lĩnh hội được phương thức sử dụng với đồ vật. Trẻ phản ánh
các thuộc tính của sự vật, hiện tượng xung quanh đa dạng hơn, phù hợp hơn. Trẻ tri giác
ra nét và màu sắc, hình dạng và kích thước cảu đồ vật. Khả năng tri giác về không gian
mới dừng ở mức lấy bản thân trẻ để làm chuẩn để xác định các hướng không gian trêndưới, trước- sau. Sự nhận thức về biểu tượng số lượng còn chưa rõ ràng khi liên tưởng “


nhiều” đến “ to” ít đến “ bé”. Đến cuối 3 tuổi, kiểu tri giác mới- hành động bằng mắt
được hình thành.
Tư duy của trẻ 24-36 tháng gắn chặt với hoạt động và ngôn ngữ . Nhờ lĩnh hội
được ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ trẻ có thể nhắc lại bằng lời nói một số thao tác, chuỗi thao
tác như: Rửa mặt, đi dép… Nhận biết được từ 4 đến 8 bộ phận cơ thể. Ở trẻ hình thành ý
nghĩa khái quát của từ. VD: “Quả bóng” không chỉ gọi thứ đồ chơi cụ thể của trẻ mà

còn chỉ tất cả các quả bóng khác. Tuy nhiên khả năng đó của trẻ vẫn còn sơ đẳng, chỉ
dựa trên những dấu hiệu ngaauc nhiên, bên ngoài. Trẻ đã biết xác lập các mối quan hệ
chưa sẵn có giữa các đồ vật để giải quyết nhiệm vụ đơn giản và bắt đầu biết sử dụng
các thao tác của tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, phân loại, khái quát hóa dưới
dạng hình thức sơ đẳng nhất: So sánh cái này to hơn cái kia, biết cắt bánh ra tành nhiều
phần. Đến cuối 3 tuổi trên cơ sở tư duy trực quan hành động. ở trẻ bắt đầu hình thành
một số yếu tố của kiểu tu duy trực quan – hình tượng.
2. Mục tiêu, nội dung giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ từ 12- 36 tháng
tuổi.
2.1. Mục tiêu giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ từ 12- 36 tháng tuổi.
Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh.
Có sự nhạy cảm của các giác quan
Có khả năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ và diễn đạt hiểu biết bằng những câu nói
đơn giản.
Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân và các sự vật, hiện tượng gần giũ quen
thuộc.
2.2. Nội dung giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ từ 12- 36 tháng tuổi.
a. Luyện tập, phối hợp các giác quan
b. Nhận biết
- Tên gọi, chức năng một số bộ phận của cơ thể người.
- Tên gọi đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi,
phương tiện giao thông quen thuộc với trẻ.


- Một số mầu cơ bản( Đỏ, vàng, xanh), Kích thước ( To, nhỏ), hình dạng ( tròn,
vuông), Số lượng ( Một, nhiều) Và vị trí không gian( trên- dưới, trước- sau) so với bản
thân trẻ.
- nội dung giáo dục theo độ tuổi chương trình giáo dục mầm non.
3. Các hoạt động giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ từ 12- 36 tháng tuổi.
3.1. Hoạt động chơi- tập.

a. Hoạt độngn chơi- tập có chủ đích của giáo viên.
b. hoạt động chơi tự chọn theo ý thích của trẻ.
3.2. Hoạt động khác.
Ngoài hoạt động chơi tập, giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ 12-36 tháng tuổi
còn có thể thực hiện trên các hoạt động giáo dục khác ở trường mầm non như: Hoạt
động dạo chơi ngoài trời, hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh…Các hoạt động này có thể thực
hiện liunh hoạt đáp ứng được nhu cầu hoạt động của trẻ. Đảm bảo được sự thay đổi linh
hoạt giữa các hoạt động có tính chất động và hoạt động có tính chất tĩnh, giúp củng cố
ôn luyện những kiến thức mà trẻ đã được nhận biết qua hoạt động chơi- tập có chủ đích
của giáo viên một cách tự nhiên.

Bài 2: Tổ chức hoạt động giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ
12- 36 tháng tuổi.
Số tiết: 4 tiết. Tiết 3+4+5+6
Học ngày: 1/10/2016
1. Tổ chức hoạt động chơi- tập
1.1. Chơi tập có chủ định của giáo viên.
1.1.1. Hướng dẫn chung. Để giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ 12-36 tháng
tuổi thông qua hoạt động chơi tập có chủ định, giáo viên cần dựa vào ưu thế của hoạt


động này và đặc điểm, khả năng của trẻ ở từng độ tuổi để tổ chức giáo dục một cách phù
hợp. Thông thường tổ chức chơi- tập có chủ định của giáo viên tuân theo các bước sau.
Bước 1. Tạo hứng thú cho trẻ đến với hoạt động chơi- tập.
Bước 2. Cung cấp biểu tượng về đối tượng nhận thức kết hợp hành động “ thao
tác mẫu” thông qua rèn luyện và phối hợp các giác quan để trẻ nhận biết.
Bước 3. tổ chức luyện tập củng cố.
Bước 4. Động viên, khuyến khichsb trẻ liên hệ với thực tế.
1.1.2. Hướng dẫn cụ thể theo độ tuổi.
1.2. Chơi tự chọn theo ý thích của trẻ

1.2.1. Hướng dẫn chung.
Bước 1. Tạo hứng thú lôi cuốn trẻ vào hoạt động chơi tự chọn theo ý thích.
Bước 2. Bao quát quá trình trẻ chơi.
Bước 3. Kết thúc chơi.
1.2.2. Hướng dẫn từng độ tuổi.
2. Các hoạt động khác.
2.1. Hoạt động dạo chơi ngoài trời.
2.1.1 Hướng dẫn chung.
Hoạt động dạo chơi ngoài trời là hoạt động thường xuyên của trẻ ở trường mầm
non, được tổ chức ở không gian bên ngoài lớp học nhằm thỏa mãn các nhu cầu thực
hiện các hoạt động thực tiễn đối với những sự vật, hiện tượng tồn tại trong không gian
bên ngoài phòng học của trẻ. Hoạt động dạo chơi ngoài trời giúp trẻ tự tin, mạnh dạn,
ham muốn tìm hiểu, khám phá trong môi trường mới lạ, kích thích sự tập trung chú ý,
hứng thú hoạt động.Giáo viên có thể tổ chức phát triển nhận thức cho trẻ qua hoạt động
dạo chơi ngoài trời như sau.
Trước khi cho trẻ dạo chơi ngoài trời, giáo viên cần tìm hiểu về các điều kiện vệ
sinh, thời tiết ở ngoài trời… để lên kế hoạch cho trẻ dạo chơi. Thời gian, địa điểm tổ
chức, xác định đối tượng nhận thức và nội dung hoạt động nhận thức mà trẻ thực hiện ở
ngoài trời.


Khi tổ chức cho trẻ dạo chơi ở ngoài trời:
+ Cho trẻ đến địa điểm dạo chơi. Cho trẻ đứng quan sát ở vị trí phù hợp. Vị trí
quan sát của trẻ cần được an toàn, thoải mái khi trẻ tham gia hoạt động. Trẻ quan sát,
gọi tên, nghe âm thanh, nhìn màu sắc, vẻ đẹp của sự vật, hiện tượng thiên nhiên, cuộc
sống gần gũi với trẻ.
+ Tổ chức cho trẻ quan sát trò chuyện, khuyến khích trẻ quan sát và trả lời các
câu hỏi của giáo viên về những gì trẻ thích, trẻ quan sát thấy gì? Trẻ cảm thấy như thế
nào? Khuyến khích trẻ quan sát sự vật, hiện tượng xung quanh. Động viên trẻ chơi các
trò chơi bằng cách cầm, nắm, sờ, lăc, gõ, lăn…để không chỉ củng cố kiến thức đã được

nhận biết qua hoạt động chơi tập có chủ đích mà còn góp phần rèn luyện các giác quan
cho trẻ.
Trong quá trình dạo chơi ngoài trời sẽ có những tình huống bất ngờ không nằm
trong kế hoạch, giáo viên cần nhanh chóng phân tích tình huống, nếu thấy ở đó có thể
khai thác phục vụ mục đích giáo dục phát triển nhận thức thì giáo viên cần linh hoạt
nắm bắt để dạy trẻ.
+ Trẻ chơi các trò chơi dân gian, trò chơi vận động theo ý thích của trẻ. Nu na nu
nống, dung dăng dung dẻ… Dạy trẻ chơi sáng tạo qua chơi với nước, chơi với cát, nhặt
lá, tạo dáng cơ thể… Hoặc cho trẻ thực hiện một số động tác chăm sóc, bảo vệ môi
trường: Bỏ rác vào thùng, tưới cây…
+ Cho trẻ chơi theo ý thích dưới sự bao quát của giáo viên. Trong quá trình bao
quát trẻ chơi, nếu thấy trẻ nào không thích chơi hoặc có nhiều biểu hiện mệt mỏi thì
giáo viên thay đổi trò chơi, đồ chơi cho trẻ, thu hút trẻ trò chuyện cùng cô, chơi cùng cô
hoặc hỏi về những điều mà trẻ quan tâm và có những biện pháp sử lý kịp thời nếu trẻ
gặp vấn đề về sức khỏe.
+ Sau buổi dạo chơi ngoài trời, giáo viên ghi lại những nhận định cá nhaanveef
buổi dạo chơi, ghi lại những ming muốn, cảm nhận của trẻ để rút kinh nghiệm trong
những buổi dạo chơi sau. Động viên khen ngợi trẻ một cách phù hợp.
2.1.2. Hướng dẫn cụ thể.


* Đối với trẻ 18-24 tháng.
Do trẻ còn nhỏ, giáo viên có thể tận dụng mọi cơ hội để trẻ được luyện tập và
phát triển đồng thời cả hai nội dung luyện tập phát triển các giác quan: Nhìn, sờ, lăc,
gõ… đồ vật mà trẻ nhận biết tập nói, tên gọi một số đặc điểm nổi bật của cây, quả, con
vật quen thuộc… Nếu trẻ chưa biết thì giáo viên nói cho trẻ biết và hỏi lại để củng cố,
ôn luyện. Khuyến khích trẻ trực tiếp chỉ vào, sờ vào từng đối tượng nhận biết
Giáo viên có thể cho trẻ luyện các giác quan thông qua nghe các âm thanh khác
nhau khi đi daoh chơi ngoài trời như nhe tiếng chim hót, tiếng phương tiện giao thông
hoạt động, tiếng còi ô tô, tiếng còi xe máy. Cho trẻ nguiwir hương thơm của một số loại

hoa quả trong vườn, cho trẻ cảm nhận gió thổi cây cối đung đưa, cảnh mưa rơi, lá
rụng…
Trong quá trình hoạt động giáo viên chú ý đến đặc điểm cá nhân của từng trẻ.
Giáo viên quan sát nhưng khả năng, biểu hiện về khả năng của các giác quan ở trẻ như
khả năng nhìn, nghe… để có những hỗ trợ kịp thời và điều chỉnh các hoạt động giáo dục
phát triển nhận thức tiếp theo cho phù hợp.
* Đối với trẻ 24-36 tháng tuổi.
Ngoài tổ chức hoạt động dạo chơi ngoài trời cho trẻ như độ tuổi trước, giáo viên
khuyến khích cho trẻ chơi thao tác vai như: Chăm sóc con vật, bác tạp vụ tưới cây, nhặt
lá… nhằm giúp trẻ củng cố, ôn luyện nhận biết tên goi, một số đặc điểm, công dụng của
cây, rau, củ, quả, con vật gần gũi…Qua đó hình thành và phát triển ở trẻ , óc tò mò ham
hiểu biết, tính tích cực về nhận biết thế giới xung quanh.
Cho trẻ chơi với nước, cát… để khuyến khích sự tìm tòi, khám phá, nhận biết tên
gọi, công dụng của một số đồ dùng, đồ chơi như: Xẻng để xúc cát,ca cốc để uống
nước…Qua đó phát triển các giác quan ở trẻ.
Cho trẻ chơi một số trò chơi dân gian nhằm phát triển vận động, tăng cường khả
năng tập trung chú ý, tạo hứng thú nhận biết xung quanhnhuw: Bắt chước tạo dáng, cây
cao, cỏ thấp, chi chi chành chành.


Khuyến khích trẻ thiết lập các mối quan hệ với bạn chơi khi chơi cạnh bạn, cùng
bạn một cách hòa thuận.
2.2. Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh.
Trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ ngoài hoạt động chơi tập, hoạt động dạo chơi
ngoài trời còn có các hoạt động khác như: Ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân… Các hoạt động
này đều có thể sử dụng vào quá trình giáo ducjphats triển nhận thức cho trẻ, xuất phát từ
thực tế và đi vào thực tế cuộc sống của trẻ, qua đó củng cố, luyện tập, khắc sâu nội dung
giáo dục này cho trer12-36 tháng tuổi
2.2.1. Hướng dẫn chung
Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh là hoạt động trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ

ở trường mầm non đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Đây là các hoạt động diễn ra
thường xuyên, giáo viên có thể tận dụng các tình huống trong thực tế giúp trẻ nhận biết
đồ dùng, đồ chơi quen thuộc, các bộ phận cơ thể hoặc tận dụng mọi cơ hội xung quanh
để luyện tập phát triển các giác quan cho trẻ. Việc tổ chức giáo dục phát triển nhận thức
cho trẻ 12-36 tháng tuổi qua hoạt động này cần được tiến hành thường xuyên, liên tục.
Mỗi hoạt động đều có những ưu thế nhất định, do đó tùy theo mùa điều kiện thời tiết
giáo viên có kế hoạch tổ chức phù hợp như sau:
Hoạt động ăn: Ngoài việc giúp trẻ thực hiện các yêu cầu về vệ sinh trước, trong
và sau khi ăn giáo viên tích hợp giới thiệu tên các món ăn,đồ dùng đồ chơi gần gũi,
công dụng, cách sử dụng đồ dùng để ăn.: Thìa, bát, đĩa, khăn…Nhận biết màu sắc, mùi
vị của các laoij thức ăn. Khuyến khích trẻ tự xúc ăn, tự uống nước, cầm thìa tay phải.
tận dụng các cơ hội để dạy trẻ nhận biết tên gọi, kích thước, hình dạng màu sắc ở các đồ
dùng, đồ chơi trong lớp.
Hoạt động ngủ: Ngoài việc giúp trẻ thực hiện các yêu cầu của hoạt động ngủ trẻ
được nhận biết một số đồ dùng phục vụ cho hoạt động này như: Chăn, gối, giường ngủ,
… Trẻ được nghe những bài thơ, bài hát có những giai điệu nhẹ nhàng có nội dung giáo
dục phát triển nhận thức một cách gần gũi, cây, hoa, quả, con vật gần gũi… Từ đó lòng


ham hiểu biết, sự tò mò, khám phá, tính tích cực nhận thức dần dần được hình thành ở
trẻ.
Hoạt động vệ sinh: Tận dụng các cơ hội khi rửa tay, chân, mắt, mũi, miệng…cho
trẻ. Giáo viên vừa làm vừa nói cho trẻ nghe tên gọi từng bộ phận cơ thể, và hỏi để trẻ trả
lời. Nếu có thể giáo viên nên sưu tầm các bài thơ, bài hát để thu hút sự hứng thú của
trerkhi thực hiện các hoạt động này
2.2.2. Hướng dẫn cụ thể theo độ tuổi.
* Đối với trẻ 12-18 tháng tuổi: Giáo viên thường xuyên trò chuyện, giao lưu cảm
xúc với trẻ. Khi giáo viên giao tiếp với trẻ, giáo viên nên xưng tên của mình và gọi tên
trẻ khi giúp trẻ thực hiện các hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân để củng cố ôn luyện
khắc sâu thêm những nhận biết của trẻ về tên gọi của bản thân và những người gần gũi

xung quanh.
* Đối với trẻ 18-24 tháng tuổi: Bên cạnh việc thường xuyên trò chuyện giao lưu
với trẻ khi thực hiện các hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân giáo viên chú ý đồng thời
thực hiện nội dung nhận biết thế giới xung quanh, gần gũi với việc luyện tập và phối
hợp các giác quan cho trẻ như: Luyện vị giác qua cảm nhận các mùi vị các món ăn;
Luyện thính giác qua nghe các bài thơ, giai điệu của bài hát khi đi ăn, ngủ; luyện xúc
giác qua thực hiện các thao tác vệ sinh thân thể… khuyến khích trẻ thể hiện sự nhận
biết bằng lời nói.
* Đối với trẻ 24-36 tháng tuổi.
Giáo viên chú ý luyện tập và phối hợp các giác quancho trẻ như luyện vị giác qua
cảm nhận về mùi vị các món ăn; luyện thính giác qua nghe giai điệu của các bài thơ bài
hát khi đi ăn, ngủ; luyện xúc giác qua việc thực hiện các thao tác vệ sinh thân thể…
khuyến khích trẻ trò chuyện về các sự vật, hiện tượng xung quanh, cuộc sống gần gũi
mà trẻ quan sát được để ôn luyện, củng cố, mở rộng hoặc gợi mở về những đối tượng
mà trẻ đã và sẽ nhận biết
2.3. Hoạt động đón/ trả trẻ.


2.3.1. Hướng dẫn chung: Đây là hoạt động diễn ra hàng ngày, giáo viên có thể tận
dụng các tình huống thực tế giúp trẻ nhận biết các đồ dùng, đồ chơi quen thuộc hoặc tận
dụng mọi cơ hội xung quanh để giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ.
Khi đón và trả trẻ giáo viên thường xuyên trò chuyện vui vẻ, tình cảm, xưng tên
của mình và gọi tên trẻ qua đó củng cố những nhận biết của trẻ về những sự vật hiện
tượng xung quanh trẻ. Giáo viên tập cho trẻ gọi tên những người gần gũi như tên mình,
tên bố mẹ, ông bà, anh chị, giáo viên, các bạn trong nhóm bằng cách gợi ý
Đốn/ trả trẻ trong môi trường phong phú, sinh động với các bài thơ bài bài hát gắn
liền với những nội dung mà trẻ được nhận biết nhằm hình thành tính tích cực nhận thức
ở trẻ.
Cho trẻ chơi tự do với đồ dùng đồ chơi, xem tranh ảnh, theo sở thích hoặc chơi
trò chơi dân gian, trò chơi vận động nhẹ nhàng… Trong quá trình chờ đợi được đón về,

trẻ không bị nhàm chán với trò chơi theo ý thích, trẻ còn được chơi trò chơi thao tác vai,
hoạt động với đồ vật.
Khuyến khích trẻ trò chuyện về những sự vật, hiện tượng xung quanh cuộc sống
gần gũi mà trẻ quan sát được để ôn luyện, củng cố, mở rộng hoặc gợi ,mở những đối
tượng mà trẻ đã hoặc sẽ nhận biết.
2.3.2. Hướng dẫn cụ thể theo độ tuổi.
Đối với trẻ 12-18 tháng tuổi: Giáo viên đốn và trả trẻ với thái độ vui vẻ, niềm nở,
xưng tên mình và gọi tên trẻ, tập cho trẻ chào cô, chào bố mẹ. Cô trao đổi nhanh về tình
hình sức khỏe của trẻ, về thói quen của trẻ, đặc biệt chú ý hơn với những trẻ mới đi học.
Giáo viên gần gũi, tiếp xúc, làm quen với trẻ khi đón dần trẻ vào nhóm bằng cách
khuyến khích trẻ chơi với những đồ dùng đồ chơi, qua đó giúp trẻ nhận biết tên gọi,
một số đặc điểm nỏi bật của đồ dùng, đồ chơi.
Đối với trẻ 18-24 tháng tuổi.
Ngoài việc thực hiện đón trả trẻ như các độ tuổi giáo viên có thể thu hút trẻ vào
lớp học bằng cách cho trẻ tập chơi các trò chơi thao tác vai, trò chơi phản ánh sinh hoạt
để qua đó trẻ nhận biết tên gọi, một số đặc điểm nổi bật cảu đồ dùng, đồ chơi.


Đối với trẻ 24-36 tháng : Giáo viên có thể thu hút trẻ vào lớp học bằng cách
khuyến khích trẻ chơi với bạn, chơi cạnh bạn. Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi thao tác
vai., trò chơi phản ánh sinh hoạt để qua đó trẻ nhận biết tên gọi, một số đặc điểm nổi bật
của đồ dùng, đồ chơi.
Để có thể giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ giáo viên có thể lưu ý một số vấn
đề sau.
Giáo viên cần linh hoạt tích hợp các bài thơ, câu đố… sáng tạo và thay đổi hình
thức hoạt động giáo dục phát triển nhận thức nhằm phát huy tính tích cực nhận thức,
tăng cường khả năng ngôn ngữ, nhận biết thế giới xung quanh của trẻ ở mọi lúc, mọi
nơi.
Cần kịp thời khen ngợi động viên trẻ.
Cần tích cực trau dồi chuyên môn nghiệp vụ của bản thân, linh hoạt sử dụng các

phương pháp, biện pháp giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ 12-36 tháng tuổi.

BÀI 3 NỘI DUNG NUÔI DƯỠNG THEO ĐỘ TUỔI TRONG CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC MẦM NON
Số tiết: 2 tiết. Tiết 7 + 8
Học ngày: 15/10/2016
1. Xây dựng thực đơn cho bữa ăn của trẻ tại trường mầm non.
1.1.

Nguyên tắc và các bước xây dựng thực đơn

* Nguyên tắc xây dựng thực đơn:
- Xây dựng thực đơn phù hợp nhu cầu và chế độ ăn của lứa tuổi.
- Xây dựng thực đơn theo từng ngày, tuần, tháng, và theo mùa để dễ điều hòa thực
phẩm.


- Xây dựng thực đơn cho nhiều ngày cần thay đổi món ăn. Khi thay đổi cần đảm
bảo thay thế thực phẩm cùng nhóm hoặc phối hợp các thực phẩm thay thế để đạt được
giá trị dinh dưỡng tương đương
- Thay đổi thực đơn không đơn thuần là thay đổi thực phẩm mà cần thay đổi cả
dạng chế biến của cùng 1 loại thực phẩm ( luộc, rán, xào, kho…)
- Xây dựng thực đơn cho bữa chính, bữa phụ cho phù hợp mức đóng góp. Trong
một ngày nên sử dụng thực phẩm giống nhau cho các chế độ ăn để tiện cho việc tiếp
phẩm.
* Các bước xây dựng thực đơn
- Xác định số ngày trẻ ăn trong tuần và số bữa ăn trong ngày của từng chế độ
ăn( số bữa chính, số bữa phụ )
- Chọn thực phẩm giàu đạm động vật, thực vật
- Chọn các loại rau theo mùa.

- Chọn cách chế biến thành món ăn cho từng chế độ. Chế độ ăn cơm cần đảm bảo
có hai món ( món canh và món mặn )
- Chọn món ăn cho bữa phụ ( bữa chiều )
1.2.

Lựa chọn thực phẩm để có thực đơn cân đối hợp lí

-Lựa chọn đủ bốn món thực phẩm khi xây dựng thực đơn cho các món ăn chính
- Thực phẩm giàu chất bột đường: chủ yếu là gạo, ngoài ra có thể thay thế bánh
phở bánh đa, gạo, bánh mì, mì sợi, miến khoai tây, ngô, khoai lang, sắn….
- Thực phẩm giàu chất đạm: Toota nhất chọn các thực phẩm tươi sống có chất
lượng tốt và phối hợp với nhau như: cá tươ có thêm thịt lợn; trứng + thịt, tôm + thịt; lạc,
vừng + thịt; đậu phụ + thịt; đâuk hạt + thịt
- Thực phẩm giàu chất chất béo: Tốt nhất là dùng dầu thực vật, hoặc mỡ lợn, lạc
vừng, bơ
-Thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng cần thiết hàng ngày. Để có nhiều
vitamin A, C …. Nên dùng các loại rau quả có màu đỏ, vàng, xanh đậm như rau muống,


rau ngót , rau rền, cà chua,cà rốt, bí đỏ, bí xanh, gấc, củ cải to, đậu quả, cải xanh….. và
các loại quả chín: chuối cam, đu đủ, xoài dưa hấu…. cho trẻ ăn hằng ngày.
* Lựa chọn thực phẩm thay thế phù hợp với địa phương
Khi xây dựng thực đơn, tùy địa phương và tiền ăn có thể lựa chọn các thực phẩm
thay thế mà vẫn đảm bảo đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cho khẩu phần ăn của
trẻ.
Gợi ý một số thực phẩm thay thế
STT Thực phẩm cần thay thế Thực phẩm thay thế tương đương
1
100g bột mì hoặc bánh đa gạo; mì sợi khô; 150g
100g gạo tẻ sạch


bánh mì
250g bánh phở
300g bún

2

100g mỡ nước

350g khơi tươi
100g dầu thực vật hoặc bơ
150g lạc vừng100g thịt bò
100g trứng ( 2 quả trứng vịt hoặc 3 quả trứng gà,
hoặc 10 quả trứng chim cut )
150g thịt gà, vịt, chim.100g tôm + 15g dầu mỡ
150g tép+ 15g dầu mỡ
200g cá + 15 g dầu mỡ
300 g cua+ 15 g dầu mỡ
1kg trai hoặc trùng trục + 15g dầu mỡ
150g lạc vừng

300g đậu phụ
Chú ý: Nơi có tập quán ăn ng: cần xay ngô thành bộ, nên cho thêm đạu đỗ, dầu ăn hoặc
mỡ để bữa ăn có chất lượng hơn. Nên hầm nhừ để các thức ăn có thể hấp thụ tốt hơn.
Nếu thay gạo bằng các loại thực phẩm khác nên phối hợp với tương tự như trên.
Gà, cá, tôm, cua….tính theo con còn sống ( chưa làm sạch) và phối hợp bổ xung
thêm dầu mỡ như bảng trên.


1.3 Một số lưu ý khi xây dựng thực đơn

- Đối với trẻ ăn chế độ ăn cơm, mỗi bữa chính cần cho trẻ ăm một món thức ăn
mặn và một món canh. Khi xây dựng thực đơn có thể chọn thực phẩm chính cho món ăn
mặn và một món can. Khi xây dựng thực đơn có thê chọn thực phẩm chính cho món ăn
mặn của 5 bữa chính là 1 trong những thực phẩm sau: thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá, tôm,
hoặc cua, lạc vừng. sau đó thêm các thực phẩm khác vd: thịt xào rau và canh riêu cá, thịt
bò hầm với khoai tây, đậu hạt,rau các loại, rau xào và canh thịt nấu chua, đậu phụ nhồi
thịt và canh tôm nấu bí, muối lạc vừng và canh thịt rau, gà om nấm và canh cua nấu
rau…
Món ăn cần thay đổi theo mùa thực phẩm và thời tiết. Mùa hè cần nấu canh chua,
riêu cá hoặc riêu cua, phở, mì, bánh đa, mì gạo…Mùa đông nên cho trẻ ăn các món ăn
có nhiều năng lượng để chống rét như súp thịt rau xào trứng đúc thị … món canh nên it
nước hơn mùa hè.
Bữa phụ tùy theo mùa có thể là: Cháo cá hoặc thịt, mì hoặc bánh đa gạo nấu cua,
bánh mì với súp thịt ra, chè đậu đường, quả chín, khoai lang ( nướng hay luộc)với
nuawoacs quả tươi hay sữa đậu nành. Dù là bữa ăn phụ cũng đảm bảo chất lượng.
Không cho trẻ ă bữa ăn phụ bằng vài cái kẹo, vài quả táo hoặc vài cái bánh quy nhỏ.
Bố tri tổ chức bữa ăn cho trẻ tại lớp đảm bảo sạch sẽ hợp lý và an toàn với trẻ.
Bài 4: TỔ CHỨC BỮA ĂN TRONG TRƯỜNG MẦM NON
Số tiết: 3 tiết. Tiết 9+10+11
Học ngày: 31/10/2016
I.

Yêu cầu cơ bản về bếp trong trường mầm non

1. yêu cầu về cơ sở vật chất
- Địa điểm bếp ăn phải cách xa nguồn ô nhiễm có nguy cơ gây ô nhiễm thực
phẩm.
Diện tích đảm bảo 0,3 – 0,35m vuoongcho 1 trẻ



- Thiết kế bố trí các khu vực của bếp như: Khu tiếp nhận, sơ chế thực phẩm sống,
khu chế biến nấu nướng, khu bảo quản, chia thức ăn; kho nguyên liệu thực phẩm, kho
lưu trữ bảo quản thực phẩm, khu vực rửa tay và nhà vệ sinh phải có phân khu cách biệ.
+ Để thuận lợi cho việc thực hiện chế biến thực phẩm bếp an trong trường mầm
non phải được thiết kế theo quy tắc 1 chiều
+ Các khu vực phải có biển roc ràng. Bảo đảm đường đi của thực phẩm theo một
chiều từ khi tiếp nhận thực phẩm sống đến khâu chia thức ăn.
Tiếp nhận thực phẩm – >Sơ chế thức phẩm –> Chế biến thực phẩm –>Chia
thức ăn
- Có đủ dụng cụ để sơ chế, chế biến thực phẩm. Dụng cụ sử dụng hco sơ chế, chế
biến thực phẩm tươi sống riêng và thực phẩm đã qua chế biến riêng.
- Khu thực phẩm chín phải đảm bảo vệ sinh; thức ăn ngay, thực phẩm chín phải
bày trên bàn ăn hoặc giá cao cách mặt đất ít nhất 60cm; có đủ trang bị và ccs vật dụng
khác để phòng, chống bui bẩn, ruồi rán và côn trùng gây bệnh, có đủ dụng cụ bảo đảm
vệ sinh để kẹp,gắp, xúc thức ăn khi chia thức ăn chín. Có đủ dụng cụ đựng thức ăn dụng
cụ ăn uống đảm bảo sạch sẽ, thực hiện chế độ vệ sinh hằng ngày; trang bị găng tay sạch
sử dụng một lần khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn.
- Có tủ lạnh để cất giữ thực phẩm và lưu mẫu thức ăn cho trẻ ăn bán trú.
- Có đủ nước sạc để suwr dụng, chất lượng nước phải được cơ quan y tế kiểm
định. Dụng cụ chứa nước đảm bảo sạch, không thôi các chấy gây độc và định kì thau
rửa.
2. Yêu cầu về nhân viên nhà bếp
- Có kiến thức về nấu ăn và vệ sinh an toàn thuwcjphaamr.
- Khỏe mạnh – không mắc bệnh truyền nhiễm, được khám sức khỏe định kì.
- Thường xuyên mặc quần áo công tác khi đi làm. Không để móng tay dài. Không
ăn uống hút thuốc khi làm việc, không khạc nhổ trong khu vực nấu ăn.
- Thực hiện rửa tay theo quy định:
+ Rửa tay sau khi ăn: Đi vệ sinh, tiếp xúc với thực phẩm sống, chạm tay vào
thùng rác, sau mỗi lần nghỉ….



+ Rửa tay trước khi: Chế biến, tiếp xúc với thực phẩm, chia thức ăn cho trẻ.
+ Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Tuân thủ các bước theo quy định.
3. Yêu cầu về nguyên tắc lưu mẫu thức ăn
Mục đích: Lưu mẫu thức ăn nhằm phục vụ cho quá trình điều tra nếu xảy ra ngộ
độc thực phẩm.
- Đảm bảo 3 yêu cầu sau:
+ Có đủ dụng cụ để lưu mẫu, dụng cụ phải được rửa sạch, khử trùng, có lắp đậy.
Mỗi loại thức ăn phải để trong một hộp riêng. Không nên dùng đồ nhựa đồ lưu mẫu thức
nóng.
+ Có đủ mẫu tối thiểu: thức ăn đặc khoảng 150 gam, thức ăn lỏng khoảng 250 ml.
+ Đủ thời gian lưu mẫu là 24 giờ.
+ Mẫu lưu bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh ( 0 đến 5 độ C)
Lưu ý: Người lưu mẫu cần ghi đầy đủ ngày, giờ, tên người lấy mẫu thức ăn và
niêm phong khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra vẫn phải giữ niêm phong chỉ mở khi có sự
chứng kiến của các cơ quan chức năng
II. Yêu cầu nguồn cung cấp thực phẩm
1. Hợp đồng thực phẩm
- Để có nguồn thực phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn các trường mầm non
phải có hợp đồng cung cấp thực phẩm với các cá nhân hoặc cơ sở có độ tin cậy nhằm
các mục đích sau đây:
Được cung cấp thực phẩm đảm bảo chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm một
cách thường xuyên và được bảo đảm bằng sự cam đoan có tính phát lý trước pháp luật
của bên cung cấp thực phẩm; cụ thể tên người sẽ giao thực phẩm hàng ngày cho nhà
trường.
Đảm bảo giá cả hợp lý, ổn định
Lưu ý: Những nơi không có nguồn cung cấp thực phẩm có định thì cách tốt nhất
vận động phụ huynh cấp ( hoặc đóng gói ) thực phẩm tươi sạch an toàn cho bữa ăn của
trẻ tại trường.



2. Giao nhạn thực phẩm
`

Khi giao nhận thực phẩm hằng ngày, phải có sổ ghi chép về tình trạng thực phẩm

( chất lượng, số lượng)
- Khi nhận thực phẩm ngoài nhân viên nhà bếp, phải có đại diện của trường cùng
kiểm tra chất lượng thực phẩm.( Ban giám hiệu, giáo viên hoặc ban đại diện cha mẹ học
sinh….)
- Mặc dù có hợp dodpnhf cun cấp thực phẩm nhưng người tiếp nhận thực phẩm
tại trường mầm non phải có trách nhiệm và phái kiến thức có thể nhận biết được các
thực phẩm tươi sachjhoawcj không đảm bảo về vệ sinh an toàn.
3. Sơ chế và chế biến thực phẩm
3.1 Sơ chế thực phẩm
* Sơ chế thực sống
- Khi đã có thực phẩm tươi, phải sơ chế và cho chế biến ngayy.
- Sơ chế trên bàn hoặc kệ, tránh để thực phẩm xuống đất hoặc sát đất.
- Lựa chọn phần ăn được, loại bỏ các vật lạ lẫn vào thực phẩm như sạn, xương,
kim loại, thủy tinh, lông, tóc ….
- Các lọa thực phẩm đông lanhjphair làm tan băng giá hoàn toàn và rửa sạch trước
khi chế biến, nấu nướng ( nên hạn chế tối đa dùng thực phẩm đông lạnh)
- Rau phải rửa kĩ dưới vòi nước chảy hoặc rửa 3 lần trở lên. Nếu lượng rau nhiều
phải chia thành nhỏ ra rửa làm nhiều đợt. Sau đó nên ngâm khoảng 30 phút rồi rưa lại
một lần nữa
- Đối với các loại quả phải rửa sạch, gọt vỏ trước khi sử dụng
* Để riêng thuwcjphaamr sống và chín
Trong thực phẩm sống đặc biệt là thịt, gia cầm và hải sản có thể chứa các vi sinh
vật nguy hại, chúng có thể truyền sang thực phẩm khác trong quá trình chế biến và bảo
quản. Vì vậy:

- Không để lẫn thịt, gia cầm, hải sản ssoongs với thực phẩm khác.


- Các dụng cụ dao, thớt …. Để chế biến thực phẩm sống và thực phẩm chín phải
sử dụng riêng biệt.
- Đựng thực phẩm trong các dụng cụ có nắp đậy để tránh tiếp xúc giữa thực phẩm
sống và thực phẩm chín.
3.2 Chế biến món ăn
Đây là khâu quan trọng giúp trẻ ăn ngo miệng, hết xuất, đủ khẩu phần về năng
lượng và các chất dinh dưỡng. Khi chế biến thực phẩm đảm bảo phù hợp với đặc điểm
sinh lý và khả năng tiêu hóa của trẻ.
* Chế biến món ăn cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ
- Đối với chế độ ăn cháo ( trẻ 12 – 18 tháng ): Nấu cháo sánh, nhừ với nhiều loại
thực phẩm khác nhau. Cháo nấu cho trẻ mới chuyển từ ăn bột sang ăn cháo nghiền qua
rá ( lưới ) hoặc xay nên đum sôi lại trước khi cho trẻ ăn.
- Đối với chế độ ăn cơm nát ( trẻ từ 18- 24 tháng ): Thực phẩm thái miếng nhỏ
và vừa ăn, phù hợp với trẻ chuyển từ ăn cháo sang ăn cơm để cho trẻ tập nhai phù hợp
với trẻ trên 2 tuổi, cơm mềm dẻo, thức ăn chín tới, thơm ngon, nóng, hấp dẫn, cả mùi vị
và màu sắc. Khi chế biến thức ăn cho trẻ nên phối hợp nhiều loại thức ăn để các loại
thực phẩm bổ xung, hỗ trợ lẫn nhau trong việc tiêu hóa, hấp thu giúp cho khẩu phần ă
của trẻ chở lên hoàn chỉnh.
Thay đổi cách chế biến và phối hợp thực phẩm để trẻ ăn ngon và hết suất, coi
trọng và sử dụng thực phẩm đủ vitamin A ( cà rốt, cà chua, cá biển, rau màu xanh thẫm
….) giàu chất béo ( dầu mỡ, lạc, vừng ) cho trẻ, nhất là về mùa đông. Đối với rau quả,
tùy từng loại rau quả mà lượng rau cho vào bột, cháo có thể thay đổi cho phù hợp với
trẻ. Ví dụ: rau ngót xay cho 1 thìa, nhưng bí xanh xay cho 3 thìa và bột hoặc cháo. Chú
ý lượng thực phẩm thay thế tương đương để đảm bảo chất lượng bữa ăn. Bữa phụ của
trẻ có thể là sữa, nước quả, quả chín nghiền hoặc cắt miếng nhỏ, chè đậu hay bún, phở
….
* Chế biến món ăn cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo



Chế biến thực phẩm phù hợp với đặc điểm sinh lý và khả năng tiêu hóa của
trẻ như: Cơm mềm dẻo, thức ăn chín tới, thơm, ngon, nóng hấp dẫn cả mùi vị và màu
sắc, thực phẩm thái chín nhỏ và vừa ăn với trẻ.
Luôn thay đổi cách chế biến món ăn: Cùng một loại thực phẩm có thể kho hoặc
rim, chưng, hấp, xào, ninh, hầm, rán….đặc biệt lưu ý đến khẩu vị của trẻ ăn hết suất.
* Lưu ý trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ
- Dùng nước sạch, an toàn để chế biến thức ăn, đồ uống và rửa dụng cụ
+ Sử dụng nước máy, nước giếng, nước mưa, sông suối…. đac qua xử lý hoặc
lắng lọc.
+ Nước phải trong không màu không mùi, không vị lạ. Nếu nguồn nước có nghi
ngờ nên đề nghị cơ quan y tế kiểm tra.
- Đun, nấu kĩ
+ Khi đun kĩ thực phẩm, mọi phần của thực phẩm đều nóng và nhiệt độ trung tâm
70 độ C sẽ tiêu diệt hầu hết các vi sinh vật nguy hại, đảm bảo an toàn cho người tiêu
dùng. Đặc biệt chú ý các thực phẩm như thịt băm, thịt quay, hỗn hợp nhiều loại thịt và
gia cầm nguyên con.
+ Đun, nấu kĩ thực phẩm, đặc biệt là thịt, gia cầm, trứng và hải sản.
+ Các món chế biến như súp hầm … phải đun sôi sao cho nhiệt độ ở trung tâm
miếng thịt phải đạt 70 độ C. Đối với thịt và gia cầm, sau khi nấu phải đảm bảo nước
trong miếng thịt trong và không màu hồng.
+ Dùng nước đã đun sôi ddeere uống hoặc pha chế nước giải khát, làm kem, nước
đá.
- Lưu ý khi sử dụng dầu ăn, mỡ
+ Dầu ăn, mỡ phải được để trong dụng cụ có nắp đậy kin, tránh tiếp xúc với
không khí. Tránh để dầu ăn, mỡ ở nhiệt độ cao, nhiều ánh sáng.


+ Không đựng dầu ăn, mỡ trong các đồ đựng bằng đồng, gang, sắt tây nên đựng

bằng bình thủy tinh sẫm màu để chỗ khô ráo, thoáng gió, nhiệt độ luôn giữ khoảng 17 –
22 độ C.
- Dùng trong thời hạn nhất định. Khi có mùi hôi hoặc khét phải bỏ ngay. Tuyệt
đối không dùng loại dầu ăn hoặc mỡ đã qua sử dụng.
4. Chia và giao thức ăn cho các lớp
- Để đảm bảo an toàn, nên chia và giao thức ăn cho các nhóm lớp khi thức ăn còn
nóng, vừa nấu chín xong.
- Đối với các thực phẩm không cần nấu chín như các loại hoa quả chối, cam, dưa
…. Và các loại quả khác thì cần chia và cho trẻ ăn ngay khi vừa bóc vỏ hay cắt ra.
- Không sử dụng thức ăn còn lại từ hôm trước cho trẻ ăn
- Chia nước uống về các nhóm lớp trong bình đựng nước sạch, bằng vật liệu
chuyên dùng chứa đựng thực phẩm. Nước uống đun sôi cho trẻ uống nên sử dụng trong
ngày ( 24h )
* Lưu ý khi chia và giao thức ăn cho các lớp
- Nhân viên nhà bếp phải đội mũ đeo khẩu trang và mặc quần áo công tác khi chia
thức ăn.
- Chia thức ăn bằng dụng cụ chia, gắp thức ăn, không dùng tay trực tiếp chia thức
ăn.
- Dụng cụ đựng thức ăn phải có nắp đậy để tránh bụi bẩn khi mang veef các nhóm
lớp.
BÀI 5: TỔ CHỨC BỮA ĂN CHO TRẺ TẠI CÁC NHÓM LỚP
Số tiết: 3 tiết. Tiết 12+13+14
Học ngày: 1/11/2016
I. Yêu cầu về tổ chức bữa ăn cho trẻ tại nhóm lớp
1. Cơ sở vật chất
- Có đủ bàn cho trẻ ăn


- Sắp xếp chỗ ngồi của trẻ hợp lý ( trẻ bé ngồi riêng, trẻ lớn ngồi riêng)
- Bố trí sắp xếp các bàn ăn để giáo viên có thẻ quan sát, theo dõi, thuận tiện cho

cả nhóm, lớp.
+ Mỗi trẻ có khăn mặt riêng và kí hiệu riêng
+ Đủ ca, cốc, thìa bát sạch ( ca,cốc không sứt mẻ)
- Bình nước đậy có nắp đậy sạch sẽ, không có cặn bẩn. Cốc uống nước sạch: vệ
sinh ca, cốc hàng ngày.
- Khăn mặt của trẻ sạch không hôi mốc. Khăn đước giặt hàng ngày bằng xà
phòng và phơi ra khô.
-Nhà vệ sinh sạch ( không có ruồi nhặng, không ó mùi hôi, khai ), cống rãnh khô,
thoát nước, vệ sinh xung quanh lớp sạch sẽ.
2. Yêu cầu nhiệm vụ của giáo viên
- Giáo viên phải thường xuyên mặc quần áo công tác khi làm việc. Móng tay cắt
ngắn, đầu tóc gọn gàng. Hiện tại không mắc bệnh lây nhiễm nếu mắc bệnh truyền nhiễm
thì tạm thời nghỉ việc hoặc bố trí làm các công việc khác để không tiếp xúc với trẻ
phòng sự lây bệnh.
Thường xuyên rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi chia thức ăn cho trẻ, sau khi
đi vệ sinh. Thường xuyên đeo khẩu trang đội mũ khi chia thức ăn cho trẻ.
- Thức ăn được che đậy cẩn thận trước và sau khi chia về lớp. Chia thức ăn bằng
dụng cụ , không bốc thức ăn khi chia. Cho trẻ ăn ngay sau khi chia. Không cho trẻ ăn
thức ăn đã qua 2 giờ kể từ khi nấu xong.
- Thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng xà phòng ( nhóm bé ). Đối với nhóm lớn khi
trẻ tự rửa phải có sự giám sát của giáo viên tại các thời điểm trước khi ăn., sau khi đi vệ
sinh và khi tay bẩn.
- Luôn chăm sóc, nhắc nhở trẻ giữ gìn vệ sinh thân thể quần áo trẻ sạch sẽ, không
có mùi hôi khai.
- Vệ sinh sạch sẽ sau khi ăn ( rửa mặt, lau mineengj, lau tay )


- Phát hiện được các cháu nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, biết cách xử lí và có
ghi chép.
Giáo dục, nhắc nhở trẻ về nội dung phòng tránh ngộ độc do ăn uống ( ăn chín,

uống nước đã đun sôi không tự ý uống nước )
II. Tổ chức bữa ăn cho trẻ tại nhóm lớp
1. Đối với trẻ ăn bột, cháo
* Trước khi cho trẻ ăn:
Kê bàn và ghế có tay vịn cho trẻ, lau bàn bằng khăn ẩm.
- Chuẩn bị đầy đủ, thìa ( nên chuẩn bị dư vài cái so với số trẻ hiện có ) , lau mặt
sạch, ẩm đặt vào đĩa ở trên bàn, cốc đựng nước đã đun sôi để nguội ( ấm ), đặt trong
khay để trên bàn.
- Cho trẻ đi vệ sinh, lau mặt, lau tay, và đeo yếm ăn … Nếu trẻ còn ngủ thì trẻ nào
dạy và tỉnh táo thì cho ăn trước, không đánh thức đồng loạt.
* Trong khi ăn:
- Cách thử bột cháo: Dùng thìa riêng xú một thìa bột ( cháo ) để nếm thử độ mặn,
nhạt và độ nóng, khi thử thấy hơi ấm cho trẻ ăn là vừa
- Cách ngồi cho trẻ ăn:
+ Trẻ ngồi chưa vững: Cô bế trẻ ngồi như cho ăn sữa, sao cho chân trẻ không đạp
vào bát. Xúc cho từng trẻ ăn.
+ Trẻ đã ngồi vững: Cho trẻ ngồi vào ghế có tay vịn. Cô ngồi đối diện xúc cho 2
trẻ nhóm bột ăn một lần ( cho 4 -5 trẻ ăn cháo 1 lần )
+ Cho trẻ ngồi ăn ở vị trí sao cho trẻ ngồi ăn không bị phân tán khi ăn và cô có
thêt quan sát trẻ khác đang chơi. Chú ý đặt bát xa tầm với của trẻ không chạm tay hoặc
làm đổ bát.
- Cách xúc cho trẻ ăn:
+ Xúc từng thìa vơi và gọn miếng. Nếu bột, cháo còn nóng xúc trên mặt và xung
quanh trước.


+ Đưa thìa vừa tầm, không đưa quá sâu vào miệng trẻ. Trong khi ăn, nếu miệng
trẻ bị dính bột hoặc cháo thì lau bằng khăn ẩm.
* Sau khi ăn:
- Lau miệng, lau tay, và cho trẻ uống nước

- Trẻ 8 – 9 tháng tuổi trở lên cần tập cho uống nước bằng cốc, chén, dần dần trẻ tự
bưng cốc uống.
2. Đối với trẻ ăn cơm lát cơm thường.
- Kê bàn và ghế cho trẻ và lau bàn bằng khăn ẩm.
- Chuẩn bị đủ bát, thìa ( nên chuẩn bị dư vài cái so với số trẻ hiện có ) khăn mặt
sạch và ẩm để vào đĩa đặt trên bàn.
- Chia dư thêm một suất ăn ( phòng khi ăn hết xuất trẻ còn muốn ăn thêm hoặc trẻ
đánh đổ cơm hay thức ăn )
- Cho trẻ đi vệ sinh, lau mặt, lau tay và đeo yếm ăn…. Nếu trẻ còn ngủ thì trẻ nào
dạy và tỉnh táo thì cho ăn trước, không đánh thức đồng loạt.
* Trong khi ăn:
- Xếp trẻ chưa xúc thạo ngồi riêng bàn để tiện chăm sóc, mỗi bàn 4-6 trẻ. Bàn nào
chuẩn bị xong thì cho ăn trước, không để trẻ ngồi đợi lâu quá 10 phút hoặc đợi nhau ăm
đồng loạt.
- Nên chia món mặn vào bát của trẻ rồi xới cơm vào bát và trộn đều cho trẻ ăn,
sau đó chan canh.
* Sau khi ăn:
Hướng dẫn hoặc nhắc nhở trẻ lau miệng và lau tay. Tập cho trẻ tự bưng cốc, uống
nước, hướng dẫn trẻ uống từ từ, từng ngụm để không sặc hoặc làm đổ, ướt áo.
- Nhắc nhở trẻ không đùa nhiều hoặc chạy nhảy mạnh sau khi ăn
3. Một số điểm cần lưu ý về chế độ ăn, chăm sóc ăn dối với trẻ nhà trẻ.
- Cho trẻ ăn chuyển dần từ thức ăn nghiền - > mềm - > thức ăn miếng. Sau đó cho
trẻ ăn chung với gia đình.


- Thời điểm chuyển từ chế độ ăn bột sang chế độ cháo hoặc từ cháo sang cơm nát,
cơm thường tùy thuộc vào từng trẻ. Những trẻ quá yếu hoặc phát triển chậm so với độ
tuổi, có thể chuyển chế độ ăn chậm hơn một vài tháng. Ngược lại có những trẻ có thể
chuyển chế dộ ăn sớm hơn so với độ tuổi. Những trẻ bị mệt hoặc đầy bụng, nên cho trẻ
ăn nhẹ như cháo, mì … và không nhất thiết phải ép trẻ ăn cơm.

- Kiên trì tập cho trẻ quen dần với các loại thực phẩm chế biến ở nhà trẻ, nhất là
trẻ mới đi nhà trẻ hoặc mới tập ăn cháo, cơm
- Trong khi cho trẻ ăn, cần quan tâm đến đặc điểm của từng trẻ như: Trẻ mới tập
ăn, trẻ ăn chậm, trẻ mới đi nhà trẻ, trẻ yếu hoặc mới ốm dậy. Cần nói năng dịu dàng, nhẹ
nhàng, vui vẻ, và động viên trẻ ăn hết suất, tránh dọa nạt, ép trẻ khi trẻ không muốn ăn
hoặc bị nôn trớ. Nếu bữa nào trẻ kém ăn, giáo viên cần tìm hiểu nguyên nhân để báo cho
nhà bếp hay y tế và gia đình trẻ biết để chăm sóc trẻ tốt hơn.
- Không nên cho trẻ ăn, uống khi trẻ ho, khóc hoặc ngủ gật, tránh hóc và sặc. Khi
trẻ ăn uống không được bịt mũi hoặc ngáng mồm, bắt trẻ nuốt.
- Lúc trẻ vừa ngủ dậy hoặc chơi xong, cần cho trẻ uống nước. Khi đang ăn, nếu
trẻ đi vệ sinh thì cần thay và rửa sạch ngay cho trẻ.
3. Tổ chức bữa ăn cho trẻ mẫu giáo tại lớp
* Trước khi ăn
- Hướng dẫn trẻ rửa sạch tay trước khi ăn.
- Hướng dẫn trẻ kê xếp bàn ghế, cho 4 – 6 trẻ ngồi một bàn, có lối đi quanh bàn
dễ dàng.
- Chuẩn bị khăn mặt, bát, thìa, cốc uống nước đủ cho số lượng trẻ.
- Trước khi chia thức ăn, cô giáo cần rửa tay sạch bằng xà phòng, quần áo đầu tóc
gọn gàng. Cô chia thức ăn ra từng bát, chộn đều, cho trẻ ăn ngay khi thức ăn còn ấm.
Không để trẻ ngồi đợi lâu.
* Trong khi ăn
- Cần tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho trẻ trong khi ăn, nói năng dịu dàng,
động viên khuyến khích trẻ ăn hết suất


- Cần chăm sóc tạo, quan tâm hơn đối với những trẻ mới đến lớp, trẻ yếu hoặc
mới ốm dậy. Nếu tháy trẻ ăn kém, cần tìm hiểu nguyên nhân, báo cho nhà bếp hoặc y tế
hay bố mẹ biết để chủ động chăm sóc trẻ tốt hơn. Đối với trẻ xúc cơm chưa thạo, ăn
chậm hoặc biếng ăn, giáo viêm có thể giúp trẻ xúc và động viên trẻ ăn nhanh hơn.
- Trong khi trẻ ăn, cần chú ý đề phòng trẻ bị sặc, hóc.

* Sau khi ăn: Hướng dẫn trẻ xếp bát, thìa ghế vào nơi quy định, uông nước, lau
miệng, lau tay sau khi ăn, đi vệ sinh( nếu trẻ có nhu cầu)

BÀI 6: PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG
VÀ THỪA CÂN BÉO PHÌ CHO TRẺ EM MẦM NON.
Số tiết: 4 tiết. Tiết 15+16+17+18
Học ngày: 26/11/2016
I: PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG
1. Khái niệm
- Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không cung cấp đầy đủ năng lượng và protein
cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển. Suy dinh dưỡng
làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần và vận động cho trẻ.
2. Nguyên nhân của suy dinh dưỡng.
- Do dinh dưỡng: Nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa,
cho trẻ ăn không đúng cả về số lượng và chất lượng, nguyên nhân quan trọng nhất hay
gặp là do bà mẹ thiếu kiến thức khoa học về dinh dưỡng hoặc không có thời gian chăm
con.


×