Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Định hướng đổi mới HĐNGLL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.92 KB, 6 trang )

Định hướng chung về đổi mới phương pháp tổ chức
HĐGD NGLL ở trường THCS
1. Bám sát mục tiêu giáo dục phổ thông và mục tiêu của
HĐGD NGLL ở trường THCS
Việc thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi
mới đồng bộ các phương diện giáo dục từ mục tiêu, nội dung,
phương pháp, phương tiện đến cách thức đánh giá, trong đó
khâu đột phá là đổi mới phương pháp dạy học. Nội dung và
cũng là mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học/
phương pháp tổ chức hoạt động ở trường phổ thông là tích cực
hoá cả hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học
sinh; thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học
tương tác; giúp học sinh phát triển năng lực cá nhân, phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương
pháp tự học, năng lực hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn; có tình cảm nhân văn và niềm vui,
hứng thú trong học tập.
Luật Giáo dục 2005 (Điều 5) quy định : “Phương pháp
giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người
học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập
và ý chí vươn lên”
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “ giúp học sinh phát
triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ
năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và
sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị
cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động,
tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; Chương trình giáo dục
phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-
BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào


tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học,
đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi
dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác;
rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học
tập cho học sinh”. Nghị quyết TW 2 khoá VIII cũng khẳng
định : “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo,
khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy
sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp
tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy - học, bảo
đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học
sinh ...”.
Rõ ràng là, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với yêu
cầu phát triển xã hội hiện nay là một việc làm tất yếu. Nhà
trường cần quán triệt đổi mới phương pháp giáo dục cả trong
quá trình dạy học lẫn việc tổ chức các HĐGD NGLL cho học
sinh. Có thể coi đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL
là việc làm cần thiết trong quá trình đổi mới giáo dục phổ
thông.
2. Phù hợp với nội dung hoạt động cụ thể
HĐGD NGLL được thiết kế thành các chủ điểm giáo dục.
Ở từng chủ điểm giáo dục đều có mục tiêu giáo dục và gợi ý
nội dung hoạt động của chủ điểm. Việc lựa chọn các phương
pháp tổ chức hoạt động phải phù hợp với từng nội dung hoạt
động cụ thể. Chẳng hạn như với nội dung về “Nhiệm vụ của
học sinh cuối cấp trung học cơ sở” (Sách giáo viên HĐGD
NGLL, lớp 9) thì nên chọn phương pháp/hình thức tổ chức là
thảo luận, trao đổi sẽ phù hợp hơn với các hình thức tổ chức
khác, hoặc với nội dung “Ca ngợi truyền thống nhà trường” thì

lựa chọn hình thức tổ chức thi viết, vẽ sẽ phù hợp hơn các hình
thức tổ chức khác
3. Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh THCS
Lứa tuổi học sinh THCS bao gồm những em từ 11 đến 15
tuổi, đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9. Đây là lứa tuổi thiếu
niên với những thay đổi phức tạp về cả tâm lí và sinh lí, cho
nên được nhiều các nhà tâm lí học và giáo dục học quan tâm
nghiên cứu. ở lứa tuổi này, các em thường được coi là khó
bảo, vì chúng có những biểu hiện nửa trẻ con, nửa người lớn
cả về thái độ lẫn hành vi. Các em muốn tự khẳng định mình,
nhưng lại thiếu kinh nghiệm sống. Thời kỳ này có một vị trí
đặc biệt, vì nó là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi
trưởng thành – sự chuyển tiếp làm hình thành nên những cấu
tạo mới về chất trong tất cả mọi mặt đã làm xuất hiện những
yếu tố mới của sự trưởng thành. Yếu tố đầu tiên chính là tính
tích cực xã hội mạnh mẽ của bản thân các em, nhằm lĩnh hội
những chuẩn mực và giá trị xã hội, đồng thời xây dựng những
mối quan hệ đúng mực với người lớn và bạn bè.
Chúng ta cần lưu ý rằng, một trong những đặc điểm tâm lí
của nhân cách lứa tuổi thiếu niên là các em có “cảm giác là
người lớn”. ở lứa tuổi này, sự trưởng thành về mặt xã hội là sự
chuẩn bị quan trọng để trẻ em gia nhập vào xã hội người lớn.
Do đó, mặc dù thiếu niên chưa phải là người lớn, nhiều biểu
hiện bề ngoài của các em vẫn còn trẻ con và trực tính, nhưng
bên trong đã ẩn giấu mầm mống của cái mới với những yếu tố
mới chứa đựng sự thay đổi về chất. Quá trình tự ý thức của
các em diễn ra mạnh mẽ : mong muốn, khát vọng trở thành
người lớn; ý thức được mình không còn là trẻ con. Đồng thời,
tính tích cực xã hội của các em biểu hiện ở chỗ các em rất
nhạy bén với chuẩn mực, hành vi của người lớn và quan hệ

của họ. Do vậy, trong quan hệ qua lại với người lớn rất dễ nảy
sinh xung đột nếu như người lớn luôn đối xử với các em theo
cách cũ, không thay đổi. Ví dụ như trong HĐGD NGLL mà
giáo viên luôn áp đặt, bao biện, làm thay học sinh thì rất dễ
gây ra phản ứng của học sinh.
Có nắm vững những đặc điểm của học sinh THCS, người
giáo viên mới có thể tổ chức tốt các HĐGD NGLL theo
phương châm từ chỗ “Thầy thiết kế - Trò thi công” đến chỗ
“Trò tự thiết kế - tự thi công”. Đó chính là thực hiện đổi mới
phương pháp tổ chức HĐGD NGLL ở trường THCS.
4. Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện tổ chức hoạt
động của nhà trường
Không phải trường nào cũng có đầy đủ cơ sở vật chất và
các điều kiện để sẵn sàng cho việc tổ chức các HĐGD NGLL.
Việc lựa chọn các phương pháp/hình thức tổ chức cho hoạt
động cũng cần được lưu ý sao cho phải phù hợp với điều kiện
thực tế của lớp, của trường.
Những trường có điều kiện về các phương tiện như máy
tính, máy chiếu có thể gợi ý để học sinh được thiết kế và thực
hiện hoạt động trên máy tính, máy chiếu; những trường không
có điều kiện như vậy vẫn có thể tổ chức các hoạt động với nội
dung tương tự nhưng trên bảng, phấn hoặc giấy, bút, ...
Nói như vậy có nghĩa là dù ở điều kiện cơ sở vật chất,
thiết bị như thế nào chúng ta vẫn có thể tổ chức được các
HĐGD NGLL cho học sinh. Tuy nhiên phải vận dụng một

×