Giáo án lớp 5 năm học 2009-2010
TUẦN 5
Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2009
Tập đọc
Tiết 9 : MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. MỤC TIÊU:
- Đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm với giọng nhẹ nhàng đằm thắm về tình bạn.
- Hiểu diễn biến, ý nghĩa của bài : Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước ngoài với một
công nhân Việt Nam
- Giáo dục HS thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc
II. Chuẩn bị :
Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài giúp đỡ, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học
A.Kiểm tra bài cũ : (3 phút).
HS đọc thuộc lòng Bài ca về trái đất và nêu nội dung của bài
B.Dạy bài mới: (37 phút).
1, Giới thiệu bài : trực tiếp hoặc dùng tranh ảnh về các công trình do nước
ngoài giúp đỡ để giới thiệu bài
2, Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a, Luyện đọc : 1 HS đọc cả bài
Chia đọan : 4 đoạn Đ1 : từ đầu … êm dịu. Đ2 : tiếp theo … thân mật
Đ3 : tiếp theo … chuyên gia máy xúc. Đ4 : còn lại
L1 : HS đọc nối tiếp theo đoạn
L2 : HS đọc nối tiếp trình bày phần chú giải
L3 : HS đọc theo cặp
* GV đọc mẫu
b.Tìm hiểu bài: HS đọc thầm tìm hiểu bài và trả lời câu hỏi
1, Anh Thuỷ gặp A- lếch – xây ở đâu ?
Hai người gặp nhau ở một công trường xây dựng.
2, Dáng vẻ của A- lếch – xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý ?
Người cao lớn, tóc vàng, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to , chất phác .
3, Cuộc gặp gỡ giữa hai người đồng nghiệp NTN? (Cuộc gặp gỡ diễn ra thân mật) .
4, Chi tiết nào trong bài kiến em nhớ nhất ? vì sao?
- Đoạn văn miêu tả người nước ngoài ngoại hình của A- lếch – xây
* HS rút ra nội dung bài - HS đọc lại – GV ghi bảng
Nội dung ( ý nghĩa ) : Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt
nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
a. Hướng dẫn đọc diễn cảm : GV chọn đoạn 4 để đọc diễn cảm
- HD HS đọc giọng. HS đọc theo nhóm đôi. HS đọc trước lớp
- Thi đọc diễn cảm - Nhận xét cho điểm
1. Củng cố – dặn dò : Nhận xét giờ học , chuẩn bị bài sau : Ê- mi- li, con…
-------------------------------------------------------------
Toán
TIẾT 21 : ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố về các đơn vị đo độ dài, mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, bảng đơn vị
đo độ dài, chuyển đổi các đơn vị đo độ dài, giải toán.
- Rèn cho HS kĩ năng đổi đơn vị chính xác.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ: Phấn màu, bảng phụ viết bài tập 1.
Người soạn: Lê Nguyên Khang
Giáo án lớp 5 năm học 2009-2010
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS nhắc lại bảng đơn vị đo độ dài.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu – ghi bảng.
2. Hướng dẫn HS ôn tập:
Bài tập 1: - Giáo viên treo bảng phụ cho HS quan sát.
- Gọi HS lên viết vào bảng và nhận xét về mối quan hệ giữa các đơn vị.
- Giáo viên nhận xét bổ sung.
Lớn hơn mét
Mét
Bé hơn mét
km hm dam dm cm mm
1km=10hm
1hm=10dam
=
10
1
km
1dam=10m
=
10
1
dam
1m=10dm
=
10
1
m
1cm=10mm
=
10
1
dm
1cm=10mm
=
10
1
dm
1mm=
10
1
m
Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
- Gọi 3 HS lên bảng làm – HS, giáo viên nhận xét.
Bài làm: a. 135m = 1350m b. 830m = 830dam c. 1mm =
10
1
cm
342dm = 3420cm 4000m = 40hm 1cm =
100
1
m
15cm = 150mm 25000m = 25km 1m =
1000
1
km.
Bài tập 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
- Gọi 2 em lên bảng làm, giáo viên nhận xét.
Bài làm: 4km37m = 4037m 354dm = 35m4dm
8m12cm = 812cm 3040m = 3km40m.
Bài tập 4: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
- Giáo viên hướng dẫn HS làm.
- HS làm vào vở, giáo viên chấm điểm.
Bài giải: Đường sắt từ Đà Nẵng đến Thành phố Hồ Chí Minh dài là:
791 + 144 = 935 (km)
Đường sắt từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh dài là:
791 + 935 = 1726 (km)
Đáp số: 1726 km.
3. Củng cố – dặn dò:Nhận xét tiết học, nhắc lại nội dung bài.
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------
Khoa học
Tiết 9: THỰC HÀNH: NÓI “KHÔNG!” ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN
I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS có khả năng:
- Xử lí các thông tin về tác haị của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý và trình bày những thông tin đó.
- Thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Thông tin và hình trang 20, 21, 22, 23 SGK .
- Các hình ảnh và thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý sưu tầm được.
- Một số phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
III. HÌNH THỨC – PHƯƠNG PHÁP
1. Hình thức: Đồng loạt, nhóm, cá nhân.
Người soạn: Lê Nguyên Khang
Giáo án lớp 5 năm học 2009-2010
2. Phương pháp: Thảo luận, luyện tập thực hành, trò chơi.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TIẾT 1
Hoạt động 1: THỰC HÀNH XỬ LÝ THÔNG TIN
* Mục tiêu: HS lập được bảng tác hại của rượu, bia; thuốc lá; ma tuý.
* Cách tiến hành:
- HS làm việc cá nhân; đọc các thông tin trong SGK và hoàn thành bảng trong SGV trang 46.
- GV gọi một số HS trình bày. Mỗi HS chỉ trình bày 1 ý. HS khác bổ sung.
- Các chất gây nghiện đều gây hại cho sức khoẻ của người sử dụng và những người xung quanh;
làm tiêu hao tiền của bản thân, gia đình; làm mất trật tự an toàn xã hội.
HOẠT ĐỘNG 2: TRÒ CHƠI “ BỐC THĂM TRẢ LỜI CÂU HỎI”.
* Mục tiêu: củng cố cho HS những hiểu biết về tác hại của thuốc lá, rượu, bia, ma tuý.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức và hướng dẫn cho học sinh chơi như SGV trang 47.
- Học sinh chơi trò chơi – Giáo viên theo dõi giúp đỡ.
- Giáo viên nhận xét, công bố đội thắng cuộc.
* HOẠT ĐỘNG NÓI TIẾP:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị tiết sau.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2009
Chính tả
TIẾT 5: MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC.
I. MỤC TIÊU:
1.HS nghe – viết đúng một đoạn văn trong bài Một chuyên gia máy xúc.
2.HS nắm được cách đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi uô / ua.
3.Giáo dục HS lòng say mê ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy – học: Bảng lớp kẻ mô hình cấu tạo từ.
III. Hoạt động dạy – học:
A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ).
- Cho HS chép các tiếng: tiến, biển, bìa, mía vào mô hình vần; sau đó nêu quy tắc đánh dấu thanh
trong từng tiếng.
B.Dạy bài mới: ( 37 phút )
1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2.Hướng dẫn HS nghe –viết.
- HS đọc bài chính tả trong SGK. Cả lớp đọc thầm theo dõi .
- Hướng dẫn HS viết chính tả: GV đọc các từ khó, 1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
Khung cửa, buồng máy , tham quan, ngoại quốc, chất phác…
- GV nhắc nhở HS cách trình bày, cách ngồi….
3.Cho HS viết chính tả :
+ GV đọc cả bài
+ Đọc cho HS viết .
+ Đọc soát lỗi.
- GV thu chấm bài . HS trao đổi bài cho nhau cùng soát lỗi.
4.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu của BT
- HS làm theo nhóm đôi.
- HS chữa bài :
Người soạn: Lê Nguyên Khang
Giáo án lớp 5 năm học 2009-2010
- Hai HS lên bảng viết các từ có chứa ua, uô.
- GV nhận xét,kết luận.
Bài tập 3 : HS đọc yêu cầu của BT.
- HS làm việc cá nhân vào vở.
- Chữa bài .GV nhận xét, kết luận.
5. Củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học.
HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh chứa các nguyên âm đôi ua, uô.
--------------------------------------------
Toán
TIẾT 22 : ÔN TẬP BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về các đơn vị đo khối lượng, bảng đơn vị đo khối lượng, cách chuyển đổi đơn
vị, giải bài toán có liên quan đến đơn vị đo khối lượng.
- Rèn cho HS kĩ năng đổi đơn vị, giải toán thành thạo.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: Phấn màu, bảng phụ ghi bài tập 1.
III. Hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS đọc bảng đơn vị đo độ dài và áp dụng đổi
2m4cm = ….. cm; 4km24m = …..m
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
B. D¹y bµi míi:
1. Giíi thiƯu – ghi b¶ng.
2. Hướng dẫn HS ôn tập:
Bài tập 1: - Giáo viên treo bảng phụ lên và yêu cầu HS đọc đề bài.
- Giáo viên hướng dẫn HS cột đầu và yêu cầu HS điền tiếp vào các cột còn lại.
- HS, GV nhận xét và HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng.
Lớn hơn kg
Kg
Bé hơn kg
Tấn Tạ Yến hg dag g
1tấn=10tạ
1tạ =10yến
=
10
1
tấn
1yến=10kg
=
10
1
tạ
1kg=10hg
=
10
1
yến
1hg=10dag
=
10
1
kg
1dag=10g
=
10
1
hg
1g=
10
1
dag
Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
- Gọi 2 HS lên bảng làm, HS dưới làm làm vào vở.
- HS, giáo viên nhận xét.
Bài làm: a. 18yến = 180kg b. 430kg = 43yến
200tạ = 20000kg 250kg = 25tạ
35tấn = 35000kg 16000 = 16tấn
c. 2kg326g = 2326g d. 4008g = 4kg8g
6hg3g = 6003g 9050kg = 9tấn50kg.
Bài tập 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
- 1 HS lên bảng làm – Giáo viên, HS nhận xét.
Bài làm: 2kg50g < 2500g 6090kg > 6tấn8kg
13kg85g < 13kg805g
4
1
tấn = 250kg.
Bài tập 4: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
- Giáo viên chấm điểm nhận xét.
Bài giải: Ngày thứ hai cửa hàng bán được là: 300 x 2 = 600 (kg)
Hai ngày đầu cửa hàng bán được là: 300 + 600 = 900 (kg).
1tấn = 1000kg
Ngày thứ ba cửa hàng bán được là: 1000 – 900 = 100 (kg)
Người soạn: Lê Nguyên Khang
Giáo án lớp 5 năm học 2009-2010
Đáp số: 100 kg.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------
Luyện từ và câu
TIẾT 9 : MỞ RỘNG VỐN TỪ: HOÀ BÌNH.
I. MỤC TIÊU:
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm: Cánh chim hoà bình.
- Biết sử dụng các từ đã học để viết một đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc
thành phố.
- Giáo dục học sinh lòng say mê ham học.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ, phấn màu.
III. Hoạt động dạy - học:
A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ).
- Học sinh làm lại bài tập 3 và 4 của giờ học trước
- GV nhận xét sửa sai.
B.Dạy bài mới: ( 37 phút )
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS làm việc theo nhóm.
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- GV chốt lời giải đúng.
Dòng b ( trạng thái không có chiến tranh ) nêu đúng nghĩa của từ hoà bình.
Bài tập 2 :
- HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giúp HS hiểu nghĩâ của các từ:
Thanh thản : tâm trạng nhẹ nhàng, thoải mái, không có điều gì áy náy, lo nghĩ.
Thái bình : yên ổn không có chiến tranh, loạn lạc.
- Cho học sinh làm theo nhóm.
- Gọi học sinh trình bày bài.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
- Chốt lời giải đúng.
* Lời giải: Các từ đồng nghĩa với hoà bình: bình yên, thanh bình, thái bình.
Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu BT.
- Cho HS làm vào vở.
- Nhắc HS chỉ cần viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu,không cần viét dài.Có thể viết về cảnh thanh
bình của địa phương em hoặc một làng quê, thành phố mà em thấy trên ti vi.
- Gọi HS chữa bài tập.
- GV bổ sung.
3.Củng cố dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà viết đoạn văn cho hoàn chỉnh.
------------------------------------------------------------
Địa lí
Tiết 5: VÙNG BIỂN NƯỚC TA
I. MỤC TIÊU: Học song bài này học sinh
Người soạn: Lê Nguyên Khang
Giáo án lớp 5 năm học 2009-2010
-Trình bày được một số đặc điểm ở vùng biển nước ta
- Chỉ được trên bản đồ vùng biển nước ta .
- Biết vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống
- Ý thức sự bảo vệ cần thiết và khai thác tài nguyên
II- ĐỒ DÙNG
- Bản đồ địa lý tự nhiên VN; Bản đồ VN trong khu vực ĐNA
III. HÌNH THỨC – PHƯƠNG PHÁP
1. Hình thức: Đồng loạt, nhóm, cá nhân.
2. Phương pháp: thảo luận, luyện tập thực hành, trò chơi.
IV- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Bài cũ:
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:
2. Vùng biển nước ta
- Học sinh đọc nội dung phần 1 SGK .
- Giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ SGK và chỉGV chỉ vùng biển nước ta ( Bản đồ
VN ).
Hỏi : - Biển đông bao bọc phần đất liền của nước ta ở những phía nào ?
- Một số học sinh trả lời – Gv kết luận
3. Đặc điểm của vùng biển nước ta
- Học sinh đọc SGK hoàn thành bảng vào vở bài tập
- Một số học sinh trình bày kết quả làm việc
- GV sửa và giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày
4. Vai trò của biển: ( làm việc theo nhóm )
- Cho HS thảo luận nêu lên vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống & sản xuất của nhân
dân ta
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo bổ sung sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện
phần trình bày.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi
- Chọn 4 HS tham gia chơi
- Giáo viên phổ biến cách, chơi luật chơi
- HS tham gia chơi – nhận xét, Giáo viên tuyên bố đội thắng cuộc.
V. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Giáo viên nhận xét tiết học – Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
Người soạn: Lê Nguyên Khang
Giáo án lớp 5 năm học 2009-2010
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 23 tháng 9 năm 2009
Tập đọc
TIẾT 10: Ê- MI - LI, CON …
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát toàn bài , đọc đúng các tên riêng nước ngoài , đọc diễn cảm bài thơ.
- Hiểu ý nghĩa bài thơ : ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ , dám tự thiêu để phản
đối cuộc chiến tranh xâm lược Vệt Nam
- Thuộc lòng khổ thơ 3; 4
II. Chuẩn bị : Tranh SGK , sưu tầm các hình ảnh mà Mĩ gây ra ở Việt Nam
III. Các hoạt động dạy – học
A.Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Gọi đọc bài và nêu nội dung bài : Một chuyên gia máy xúc
B. Dạy bài mới: ( 37 phút)
1.Giới thiệu bài : dùng tranh trong SGk để giới thiệu
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiẻu bài
a.Luyện đọc : 1 HS đọc cả bài.
GV ghi tên phiên âm lên bảng HD HS đọc.
L1 : HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ
L2 : HS đọc nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ
* GV đọc mẫu
b.Tìm hiểu bài:
* HS đọc thầm khổ thơ 2.
- Vì sao chú Mo- ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ?
- Vì đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa … vô nhân đạo
- Đọc khổ 3 : Chú Mo-ri- xơn nói với con điều gì?
- Chú nói trời sắp tối không bế con về được nữa…
- Vì sao chú nói với con cha đi vui xin mẹ đừng buồn?
- Vì chú muốn động viên vợ và con, bởi chú ra đi thanh thản, tự nguyện
* HS đọc khổ thơ cuối
4, có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn?
- Cảm phục trước hành động cao cả đó, hành động rất cao đẹp đáng khâm phục . Chú dám xả thân
vì việc nghĩa
* HS rút ra nội dung bài .
- GV ghi bảng, HS nhắc lại
Nội dung ( ý nghĩa ) : Ca ngợi hành động dũng cảmcủa một công dân Mĩ, dám tự thiêu để phản
đối cuộc chiến tranh xâm lược Viẹt Nam.
c.Đọc diễn cảm – Học thuộc lòng
- HD đọc nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- Đọc trước lớp. Thi đọc diễn cảm .
- Đọc thuộc các khổ thơ 3 - 4 .
- Nhận xét cho điểm
3.Củng cố – dặn dò : Nhận xét giờ học
Chuẩn bị bài sau Sự sụp đổ của chế độ A- pác-thai
----------------------------------------------
Tập làm văn
TIẾT 9 : LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I. MỤC TIÊU:
- Biết trình bày kết quả thống kê theo bảng biểu.
Người soạn: Lê Nguyên Khang