Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

NGHIÊN cứu, SO SÁNH KHẢ NĂNG gây BỆNH TÍCH tế bào và một số đặc điểm SINH học PHÂN tử của VIRUS PRRS QUA các đời cấy CHUYỂN TRÊN môi TRƯỜNG tế bào MARC 145

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.6 MB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU, SO SÁNH KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
TÍCH TẾ BÀO VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
PHÂN TỬ CỦA VIRUS PRRS QUA CÁC ĐỜI CẤY
CHUYỂN TRÊN MÔI TRƯỜNG TẾ BÀO MARC- 145

Người hướng dẫn
Người thực hiện
Lớp
MSV

: PGS.TS. Nguyễn Thị Lan
: Triệu Thị Ánh
: K54 – TYD
: 543558

HÀ NỘI - 2013


LỜI CẢM ƠN
Quá trình học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại học Nông Nghiệp Hà
Nội đã giúp tôi hòa thiện hơn về nhân cách và trình độ chuyên môn. Tôi đã
nhận được sự quan tâm, dạy dỗ tận tình của các Thầy, Cô giáo đặc biệt là các
Thầy, Cô giáo công tác tại Khoa Thú y.
Nhân dịp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Thú y
cho phép tôi được bày tỏ sự biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến các Thầy,


Cô giáo – những người luôn dạy dỗ, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình tôi học tập tại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cũng như trong suốt
quá trình tôi thực hiện khóa luận này.
Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Thị Lan, Bộ môn
Bệnh lý, Khoa Thú y – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, người đã tận tình
hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Đồng thời tôi cũng xin
bày tỏ sự biết ơn đến các Thầy, Cô giáo trong bộ môn Bệnh lý – Khoa Thú y –
Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, các anh chị công tác tại phòng Thí nghiệm
trọng điểm CNSH – khoa Thú Y (B213 – B214) nơi tôi thực hiện đề tài, đã tạo
mọi điều kiện để tôi hoàn thành đề tài tốt nhất.
Cuối cùng tôi xin được cản ơn gia đình, bạn bè những người đã luôn
động viên, tạo điều kiện tốt nhất và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành khóa luận này.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2013
Sinh viên
Triệu Thị Ánh

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................i
MỤC LỤC............................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG...........................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH............................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................viii
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu đề tài..................................................................................................................2


TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................................2
2.1. Lịch sử và tình hình dịch bệnh PRRS ở lợn....................................................................3
2.2.1. Căn bệnh.....................................................................................................................10
a. Hình thái và cấu trúc của virus PRRS..........................................................................10
b. Phân loại Virus PRRS...................................................................................................12
c. Khả năng gây bệnh và sức đề kháng của virus PRRS.................................................12
d. Đặc tính nuôi cấy virus PRRS.......................................................................................13
2.2.2. Dịch tễ học..................................................................................................................14
2.2.2.1. Loài vật mắc bệnh, lứa tuổi mắc bệnh.................................................................14
2.2.2.2.Chất chứa mầm bệnh và quá trình truyền lây......................................................15
2.2.2.3. Cơ chế sinh bệnh.................................................................................................15
2.2.3. Triệu chứng và bệnh tích............................................................................................17
2.2.3.1. Triệu chứng của PRRS........................................................................................17
2.2.3.2. Bệnh tích của bệnh PRRS...................................................................................18
2.2.4. Chẩn đoán và phòng trị...............................................................................................19
2.2.4.1. Chẩn đoán............................................................................................................19
2.2.4.2. Biện pháp phòng và điều trị.................................................................................20
2.3. Nuôi cấy virus trên môi trường tế bào Marc-145...........................................................22
2.4. Các kĩ thuật sinh học phân tử trong nghiên cứu phân tích gen và hệ gen virus..........22
2.4.1. Kĩ thuật PCR (Polymearase chain reaction)...........................................................22
Hình 2.6. Mô hình nguyên lý của phản ứng RT-PCR................................................23
* Các bước tiến hành phản ứng PCR...................................................................................23
2.4.2. Kĩ thuật điện di.........................................................................................................24

ii


2.4.3. Kĩ thuật giải trình tự Gen.........................................................................................25

Phần 3.................................................................................................................27

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................27
3.1. Đối tượng.......................................................................................................................27
3.2. Nội dung.........................................................................................................................28
3.3. Địa điểm thực tập...........................................................................................................28
3.4. Nguyên liệu....................................................................................................................28
3.4.1. Mẫu virus nghiên cứu..............................................................................................28
3.4.2. Dụng cụ, máy móc, thiết bị......................................................................................28
3.4.3. Hóa chất môi trường...............................................................................................29
3.5. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................29
3.5.1. Phương pháp cấy chuyển virus PRRS trên tế bào Marc- 145...............................29
3.5.2. Phương pháp tách chiết RNA tổng số của hệ gen virus PRRS.............................31
3.5.3. Phương pháp RT-PCR............................................................................................32
3.5.4. Phương pháp giải trình tự Gen...............................................................................35
3.5.5. Phương pháp đọc kết quả......................................................................................36

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................37
4.1. Kết quả lựa chọn chủng virus PRRS cho nghiên cứu...................................................37
4.2. Kết quả cấy chuyển virus qua các đời...........................................................................45
4.3. Kết quả giải trình tự đoạn ORF5 của PRRSV qua các đời cấy chuyển trên môi trường
tế bào Marc-145....................................................................................................................46
4.3.1. Kết quả phản ứng RT – PCR..................................................................................46
4.3.2. Kết quả giải trình tự gen ở các đời cấy chuyển......................................................47
4.3.3. Kết quả so sánh trình tự nucleotide của virus PRRS ở các đời cấy chuyển.........49

Phần 5.................................................................................................................56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................56
5.1. Kết luận..........................................................................................................................56

iii



DANH MỤC BẢNG
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................i
MỤC LỤC............................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG...........................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH............................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................viii
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu đề tài..................................................................................................................2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................................2
2.1. Lịch sử và tình hình dịch bệnh PRRS ở lợn....................................................................3
2.2.1. Căn bệnh.....................................................................................................................10
a. Hình thái và cấu trúc của virus PRRS..........................................................................10
b. Phân loại Virus PRRS...................................................................................................12
c. Khả năng gây bệnh và sức đề kháng của virus PRRS.................................................12
d. Đặc tính nuôi cấy virus PRRS.......................................................................................13
2.2.2. Dịch tễ học..................................................................................................................14
2.2.2.1. Loài vật mắc bệnh, lứa tuổi mắc bệnh.................................................................14
2.2.2.2.Chất chứa mầm bệnh và quá trình truyền lây......................................................15
2.2.2.3. Cơ chế sinh bệnh.................................................................................................15
2.2.3. Triệu chứng và bệnh tích............................................................................................17
2.2.3.1. Triệu chứng của PRRS........................................................................................17
2.2.3.2. Bệnh tích của bệnh PRRS...................................................................................18
2.2.4. Chẩn đoán và phòng trị...............................................................................................19
2.2.4.1. Chẩn đoán............................................................................................................19
2.2.4.2. Biện pháp phòng và điều trị.................................................................................20
2.3. Nuôi cấy virus trên môi trường tế bào Marc-145...........................................................22
2.4. Các kĩ thuật sinh học phân tử trong nghiên cứu phân tích gen và hệ gen virus..........22
2.4.1. Kĩ thuật PCR (Polymearase chain reaction)...........................................................22

Hình 2.6. Mô hình nguyên lý của phản ứng RT-PCR................................................23
* Các bước tiến hành phản ứng PCR...................................................................................23
2.4.2. Kĩ thuật điện di.........................................................................................................24
2.4.3. Kĩ thuật giải trình tự Gen.........................................................................................25

iv


Phần 3.................................................................................................................27
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................27
3.1. Đối tượng.......................................................................................................................27
3.2. Nội dung.........................................................................................................................28
3.3. Địa điểm thực tập...........................................................................................................28
3.4. Nguyên liệu....................................................................................................................28
3.4.1. Mẫu virus nghiên cứu..............................................................................................28
3.4.2. Dụng cụ, máy móc, thiết bị......................................................................................28
3.4.3. Hóa chất môi trường...............................................................................................29
3.5. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................29
3.5.1. Phương pháp cấy chuyển virus PRRS trên tế bào Marc- 145...............................29
3.5.2. Phương pháp tách chiết RNA tổng số của hệ gen virus PRRS.............................31
3.5.3. Phương pháp RT-PCR............................................................................................32
3.5.4. Phương pháp giải trình tự Gen...............................................................................35
3.5.5. Phương pháp đọc kết quả......................................................................................36

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................37
4.1. Kết quả lựa chọn chủng virus PRRS cho nghiên cứu...................................................37
4.2. Kết quả cấy chuyển virus qua các đời...........................................................................45
4.3. Kết quả giải trình tự đoạn ORF5 của PRRSV qua các đời cấy chuyển trên môi trường
tế bào Marc-145....................................................................................................................46
4.3.1. Kết quả phản ứng RT – PCR..................................................................................46

4.3.2. Kết quả giải trình tự gen ở các đời cấy chuyển......................................................47
4.3.3. Kết quả so sánh trình tự nucleotide của virus PRRS ở các đời cấy chuyển.........49

Phần 5.................................................................................................................56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................56
5.1. Kết luận..........................................................................................................................56

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ tình hình dịch bệnh PRRS độc lực cao ở châu Á từ năm 2006
đến năm 2010....................................................Error: Reference source not found
Hình 2.2. Dịch bệnh PRRS tại Việt Nam năm 2007. . .Error: Reference source not
found
Hình 2.3. Hình thái virus PRRS........................Error: Reference source not found
Hình 2.4. Cấu trúc bộ gen của PRRSV............Error: Reference source not found
Hình 2.5. Virus PRRS xâm nhập và phá hủy tế bào đại thực bào.Error: Reference
source not found
Hình 2.6. Mô hình nguyên lý của phản ứng RT-PCR. Error: Reference source not
found
Hình 4.1. Tế bào Marc-145 chưa gây nhiễm virus......Error: Reference source not
found
Hình 4.2. Bệnh tích tế bào sau 36 giờ gây nhiễm.......Error: Reference source not
found
Hình 4.3. Bệnh tích tế bào sau 48 giờ gây nhiễm.......Error: Reference source not
found
Hình 4.4. Bệnh tích tế bào sau 72 giờ gây nhiễm.......Error: Reference source not
found
Hình 4.5. So sánh trình tự gen của các chủng PRRSV nghiên cứu...............Error:

Reference source not found
Hình 4.6. Cây sinh học phân tử các chủng Virus PRRS đang nghiên cứu.....Error:
Reference source not found
Hình 4.7. Kết quả phản ứng RT – PCR với mồi ORF5 của chủng 182 –NA Error:
Reference source not found
Hình 4.8. Giản đồ giải trình tự tự động thành phần nucleotide đoạn gen ORF5
của chủng 182 – NA ở đời cấy chuyển thứ 5....Error: Reference source not found
vi


Hình 4.9a. So sánh trình tự nucleotide của chủng 182- NA ở các đời cấy chuyền
.............................................................................Error: Reference source not found
Hình 4.9b. So sánh trình tự nucleotide của chủng 227-HY ở các đời cấy chuyền
.............................................................................Error: Reference source not found
Hình 4.9c. So sánh trình tự nucleotide của chủng 383 - HN ở các đời cấy chuyển
.............................................................................Error: Reference source not found

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Aa

: acid amin

BED

: Blue Ear disease

CNSH


: Công nghệ sinh học

CPE

: Cyto Pathogenic Effect

Cs

: Cộng sự

DMEM

: Dulbecco,s Modified Eagle Medium

ELISA

: Enzyme Immunosortbent Linking Assay

EVA

: Equine virus

FCS

: Fetal Calf Serum

IFA

: Indirect Immunofluoresence Assay


kDa

: Kilodalton

LDHV

: Lactate Dehydlogenase – elevating virus

MA

: Monkey kidney cell

MSD

: Mistery Swine Disease

OIE

: Tổ chức thú y thế giới

ORF

: Open reading frame (khung đọc mở)

PAM

: Pulmnary alveolar macrophage

PEARS


: Porcine Endemic abortion and Respiratory syndrome

PRRS

: Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome

PRRSV

: Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome virus

RNA

: Ribonucleic acid

SHFV

: Simian hemorrhaghic fever virus

viii


Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài:
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển, cùng với chiến
lược tăng cường phát triển công nghiệp và dịch vụ thì ngành nông nghiệp đặc
biệt là lĩnh vực chăn nuôi cũng được Nhà nước và toàn xã hội chú trọng đầu tư.
Trong đó ngành chăn nuôi lợn ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong cơ
cấu kinh tế đất nước do hiệu quả kinh tế mà nó mang lại. Tuy nhiên, ngành chăn

nuôi lợn của nước ta nói riêng cũng như thế giới nói chung luôn chịu sự đe dọa
của các dịch bệnh khác nhau.
Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn hay còn gọi là bệnh “Tai
xanh” (Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome – PRRS) là một bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm trên lợn với mọi nòi giống, lứa tuổi và có những diễn
biến phức tạp, xảy ra nghiêm trọng gây ra nhiều thiệt hại nặng nề.
PRRS tiến triển phức tạp, khó khống chế lại ít biểu hiện triệu chứng, tỷ lệ
mắc bệnh cao. Bệnh gây sảy thai ở thời kỳ cuối, chậm động dục, gia tăng số thai
chết và lợn con sơ sinh yếu, lợn con chết trước khi sinh, còi cọc, chậm lớn.
Hiện nay đã có vacxin, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về khả năng
bảo hộ cho đàn lợn của các sản phẩm vacxin PRRS thương mại. Bên cạnh đó đã
có nhiều nghiên cứu cho thấy virus PRRS có sự đột biến cao, tạo ra nhiều chủng
có độc lực khác nhau, rất khó để kiểm soát dịch bệnh.
Trong những năm gần đây, nước ta đã có nhiều loại vacin nhập ngoại tuy
nhiên dịch bệnh vẫn sảy ra.Vì vây, để chủ động đạt hiệu quả cao trong công tác
phòng chống dịch PRRS, Việt Nam cần có vacin chể từ các chủng phân lập
được.
Do đó, để hiểu rõ về các chủng virus PRRS, để tìm ra được các chủng
virus có đủ tiêu chuẩn để sản xuất vacxin thì việc nghiên cứu các đặc tính sinh
học phân tử của virus PRRS qua các đời cấy chuyển trên tế bào Marc-145, xác

1


định sự biến đổi hay không biến đổi hệ gen trong cấu trúc gen của virus PRRS
sau các đời cấy chuyển trên tế bào Marc-145 sẽ là cơ sở khoa học cho việc lựa
chọn các chủng virus PRRS để chế tạo vacin phòng bệnh.
Xất phát từ các yêu cầu thực tiễn đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu, so sánh khả năng gây bệnh tích tế bào và một số đặc điểm sinh
học phân tử của virus PRRS qua các đời cấy chuyển trên môi trường tế bào

Marc-145”.
1.2. Mục tiêu đề tài
Xác định mức độ ổn định về đặc tính sinh học phân tử của các chủng
virus PRRS sau nhiều đời cấy chuyển trên môi trường tế bào Marc-145.

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2


2.1. Lịch sử và tình hình dịch bệnh PRRS ở lợn.
2.1.1. Tình hình dịch PRRS trên thế giới
Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản của lợn (Porcine reproductive and
respiratory syndrome - PRRS) hay còn gọi là bệnh “Tai xanh” được ghi nhận lần
đầu tiên ở Mỹ tại vùng Bắc của bang California, bang Iowa và Minnesota vào
năm 1987. Bệnh đã lây lan nhanh sang các nước như Canada năm 1988 và các
nước Châu Âu cũng xuất hiện bệnh. Ở Đức năm 1990, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bỉ,
Anh năm 1991 và năm 1992 ở Pháp (Nguyễn Bá Hiên và cs, 2011).
Năm 1998, bệnh được phát hiện ở châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản. Thời
gian đầu do chưa xác định được nguyên nhân nên có nhiều tên gọi: Bệnh bí
hiểm ở lợn (Mistery swine disease – MDS); bệnh tai xanh (Blue Ear disease –
BED); hội chứng hô hấp và sảy thai ở lợn (Porcine Endemic abortion and
Respiratory syndrome – PEARS)…
Năm 1992, Hội nghị Quốc tế về hội chứng này được tổ chức tại Minesota
(Mỹ), Tổ chức Thú y thế giới (OIE) đã thống nhất tên gọi là Hội chứng rối loạn hô
hấp và sinh sản ở lợn (Porcine respiratory and reproductive syndrome - PRRS).
Theo Cục Thú y (2008), từ năm 2005 trở lại đây, 25 nước và vùng lãnh
thổ thuộc tất cả các châu lục trên thế giới đều có dịch PRRS lưu hành (trừ Châu
Úc và Newzeland). Có thể khẳng định rằng PRRS là nguyên nhân gây tổn thất

kinh tế cho ngành chăn nuôi lợn ở nhiều quốc gia trên thế giới (Nguyễn Bá Hiên
và Huỳnh Thị Mỹ Lệ, 2007).

3


Hình 2.1. Bản đồ tình hình dịch bệnh PRRS độc lực cao ở châu Á
từ năm 2006 đến năm 2010
(2006 màu đỏ, 2007 màu hồng, 2009 màu xanh, 2010 màu xanh nhạt).
Tại Trung Quốc, theo báo cáo của đoàn chuyên gia quốc tế và chuyên gia
của Trung Quốc được phát hành vào tháng 12/2007, kể từ năm 2006, đàn lợn
của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Hội chứng sốt cao ở lợn do
nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là virus PRRS và các loại mầm bệnh khác
gồm: Virus Dịch tả lợn, PCV-2 chiếm 96,5%...Trong vòng hơn 3 tháng của năm
2006, dịch đã lây lan ở hơn 10 tỉnh phía Nam làm hơn 2 triệu lợn ốm, trong đó
có hơn 400.000 lợn mắc bệnh đã chết (Kegong Tian, 2007). Những nguyên nhân
này làm hàng triệu lợn bị ốm, chết và phải tiêu huỷ. Kết quả nghiên cứu toàn
diện của Trung Quốc đã khẳng định chủng virus PRRS gây bệnh tại nước này là
chủng độc lực cao, đặc biệt có sự biến đổi của virus (thiếu hụt 30 aa trong gen).
Năm 2007, các tỉnh Anhui, Hunan, Guangdong, Shandong, Liaoning, Jilin và
một số tỉnh khác bị ảnh hưởng nặng buộc Trung Quốc phải tiêu huỷ tới 20 triệu
lợn để ngăn chặn dịch lây lan.

4


Tại Hồng Kông và Đài Loan đã xác định có cả hai chủng Châu Âu và Bắc
Mỹ cùng lưu hành, đặc biệt trong cùng một con lợn ở Hồng Kông đã xác định
nhiễm cả hai chủng nêu trên; dịch PRRS cũng được thông báo ở Thái Lan từ các
năm 2000 – 2007. Thông báo cho biết, các virus gây bệnh PRRS được phân lập

từ nhiều địa phương thuộc nước này gồm cả chủng dòng Châu Âu và chủng
dòng Bắc Mỹ. Trong đó, số virus thuộc chủng dòng Châu Âu chiếm 66,42% còn
các virus thuộc chủng dòng Bắc Mỹ chiếm 33,58%. Phần lớn ở những quốc gia
này hiện đang lưu hành virus gây bệnh PRRS chủng Châu Âu hoặc Bắc Mỹ là
những chủng virus cổ điển độc lực thấp.
Từ năm 2005 trở lại đây, 25 nước và vùng lãnh thổ thuộc tất cả các châu
lục trên thế giới đã báo cáo cho Tổ chức Thú y thế giới (OIE) đều có dịch PRRS
lưu hành (trừ châu Úc và Newzeland).
Hiện nay, hội chứng này đã trở thành dịch địa phương ở nhiều nước trên
thế giới, kể cả các nước có ngành chăn nuôi lợn phát triển như Mỹ, Hà Lan,
Anh, Đan Mạch, Pháp, Đức… đã gây ra những tổn thất rất lớn về kinh tế cho
người chăn nuôi lên đến hàng trăm triệu đôla. Các nước trong khu vực có tỷ lệ
PRRS lưu hành rất cao như: Trung Quốc 80%, Đài Loan 94,7 – 76,4%, Philippin
90%, Thái Lan 97%, Malaysia 94%, Hàn Quốc 67,4 – 73,1%...
2.1.2. Tình hình dịch PRRS tại Việt Nam
Lần đầu tiên trong lịch sử vào năm 1997, PRRS được phát hiện trên đàn
lợn nhập từ Mỹ vào các tỉnh miền Nam. Kết quả kiểm tra 51 con cho thấy 10/51
lợn giống nhập khẩu có huyết thanh dương tính với PRRSV. Toàn bộ số lợn này
đã được xử lý ngay sau đó. Những năm tiếp theo, các nghiên cứu về bệnh ở các
trại lợn giống tại các tỉnh phía Nam cho thấy tỷ lệ lợn có huyết thanh dương tính
với bệnh rất khác nhau, từ 1,3% cho tới 68,29% (Hoàng Văn Năm, 2001).
Như vậy có thể thấy virus PRRS đã xuất hiện và lưu hành tại nước ta
trong một thời gian dài. Sự bùng phát dịch đầu tiên gây tổn thất cho ngành chăn
nuôi bắt đầu từ tháng 3/2007 (Chu Thị Thơm và cs, 2006).
5


Dịch xuất hiện từng đợt tại cả 3 miền Bắc, Trung, Nam gây thiệt hại đáng kể
cho ngành chăn nuôi lợn, đặc biệt là ảnh hưởng đến phát triển đàn giống.
Năm 2007: Xảy ra 2 đợt dịch nghiêm trọng

+ Đợt dịch 1: Bắt đầu từ ngày 12/3/2007 khi hàng loạt đàn lợn tại Hải
Dương có những biểu hiện ốm khác thường rồi dịch bệnh bắt đầu bùng phát
mạnh do lần đầu tiên dịch PRRS xuất hiện tại Việt Nam và do không quản lý
được việc buôn bán, vận chuyển lợn ốm, dịch PRRS đã lây lan nhanh và phát
triển mạnh tại 146 xã thuộc 25 huyện, thị xã của 7 tỉnh thành khác nhau thuộc
Đồng bằng Sông Hồng gồm: Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh,
Thái Bình, Bắc Giang và Hải Phòng làm hàng ngàn con lợn mắc bệnh (Nguyễn
Lương Hiền và cs). Tổng số con ốm và mắc bệnh ở đợt dịch này là 31.750 con,
số con chết và đem xử lý là 7.296 con.
+ Đợt dịch thứ 2: Diễn ra từ ngày 25/6 đến 11/12/2007
Ngày 25/6/2007, dịch lại xuất hiện tại tỉnh Quảng Nam sau lan rộng ra
178 xã của 40 huyện, thị xã thuộc 14 tỉnh, thành trong cả nước: Cà Mau, Long
An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà
Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Lạng Sơn, Hà Nội, Thái Bình và Hải Dương
với tổng số con ốm là 38.827 con, số con chết và tiêu hủy là 20.366 con.
Như vậy, trong cả hai đợt dịch bệnh PRRS đã có mặt khắp cả 3 miềm
Bắc, Trung, Nam với 324 xã, phường của 65 huyện, quận thuộc 18 tỉnh, thành
phố có dịch. Số lợn mắc bệnh là 70.577 con (chiếm 0,26% tổng đàn, toàn quốc
có 26.560.651 con), số lợn chết và tiêu hủy là 20.366 (chiếm gần 0,08%). Tình
hình dịch PRRS vẫn đang diễn biến phức tạp và không có chiều hướng lắng
xuống.

6



Hải Dương
(12/03/07)

Bắc Giang

Quảng Ninh
Hải Phòng

Bắc Ninh

Thái Bình
Hưng Yên

TT- Huế (13/07)

Quảng Nam (25/06/07)
:
Long An (28/07/07)

Đà Nẵng
Quảng Ngãi
Khánh Hòa
( 16/09/07)

Cà Mau (18/09/7)

nh 2.2. Dịch bệnh PRRS tại Việt Nam năm 2007
Nguồn: Cục thú y
Năm 2008
Đầu năm 2008 dịch tái xuất hiện ở nhiều xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh và chỉ 1
tháng sau (tháng 4-2008) dịch đã bùng phát ở 775 xã, phường thuộc 57 huyện, thị
của 10 tỉnh: Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Nam, Nghệ An, Lâm Đồng, Thừa Thiên
Huế, Thái Bình, Thái Nguyên, Ninh Bình, Nam Định với tổng số lợn mắc bệnh
khoảng 255.250 con, số con chết và phải tiêu hủy là 254.242 con. Đây là đợt dịch
lớn nhất từ trước đến nay.

Cho đến 07/2008 tổng số lợn mắc bệnh là 16.677 con, số chết buộc phải tiêu
hủy là 14.799 con. Tình hình cho thấy virus gây bệnh đã phát tán rộng và có khả
năng bùng phát thành dịch lớn trên cả nước nếu không cí biện pháp ngăn chặn.

7


Năm 2009
Trong năm 2009, dịch PRRS xảy ra lẻ tẻ ở nhiều nơi. Theo thống kê của
Cục Thú y, dịch PRRS đã xảy ra tại 14 tỉnh, thành phố trong cả nước làm 7.030
con lợn bị mắc bệnh và phải tiêu hủy 5.847 con.
Năm 2010
+ Đợt 1: Tại miền Bắc
Dịch tai xanh xảy ra từ ngày 23/3/2010 tại tỉnh Hải Dương. Tính đến hết
tháng 6/2010, toàn quốc ghi nhận các ổ dịch lợn tai xanh tại 461 xã, phường, thị
trấn của 71 quận, huyện thuộc 16 tỉnh, thành phố gồm Hải Dương, Hưng Yên,
Hải Phòng, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Nội,
Nam Định, Hà Nam, Nghệ An, Quảng Ninh, Hòa Bình, Cao Bằng và Sơn La.
Tổng số lợn mắc bệnh là 146.051 con, trong đó số tiêu hủy là 65.911 con.
+ Đợt 2: Tại miền Trung và miền Nam
Đợt dịch này bắt đầu từ ngày 01/6/2010 tại Sóc Trăng. Sau đó dịch xuất
hiện tại Tiền Giang (ngày 19/6), Bình Dương (ngày 27/6), Long An (ngày 15/7),
Quảng Trị (ngày 01/7), Lào Cai (ngày 11/7).
Trong đợt dịch này, toàn quốc ghi nhận các ổ dịch lợn tai xanh tại 42.080
hộ chăn nuôi của 1.517 xã, phường, thị trấn thuộc 215 quận, huyện của 36 tỉnh,
thành phố: Sóc Trăng, Quảng Trị, Tiền Giang, Long An, Bình Dương, Bạc Liêu,
Quảng Nam, Đồng Nai, Bình Phước, Đà Nẵng, Vĩnh Long, Khánh Hòa, Đắk
Lắc, Hậu Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng, Tây Ninh, An Giang, Đồng
Tháp, Cần Thơ, Bến Tre, Kiên Giang, Kon Tum, Cà Mau, Đắc Nông, Gia Lai,
Trà Vinh, Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên, Lào Cai, Sơn La, Nam Định,

Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Quảng Ninh.
Tổng số lợn trong đàn mắc bệnh là 970.857con, số mắc bệnh là 717.830
con, trong đó số chết và tiêu hủy là 413.540 con.

8


Năm 2011
Dịch được ghi nhận nổ ra đầu tiên khi tỉnh Quảng Trị công bố dịch vào
ngày 25/3/2011. Sau đó Nghệ An công bố dịch vào ngày 16/4/2011 tiếp đó các
tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Hà Tĩnh, Bắc Ninh đồng loạt công bố. Tổng số lợn
mắc bệnh là 14.704 con, số con chết và tiêu hủy là 13.831 con.
Theo thống kê của Cục thú y riêng tỉnh Nghệ An có 11.858 con mắc bệnh
chiếm tỷ lệ 80.64% so với cả nước. Tổng số con chết và tiêu hủy là 11.816 con
chiếm tỷ lệ 99.64% so với tổng số con mắc của tỉnh và chiếm tỷ lệ 85.43% tổng
số lợn tiêu hủy của cả nước tính đến cùng thời điểm. Sáu tháng cuối năm không
phát sinh thêm ổ dịch mới.
Năm 2012
Dịch tai xanh bắt đầu xảy ra từ 11/01 tại tỉnh Lào Cai; đến những tháng
cuối năm toàn quốc đã ghi nhận 14 tỉnh có dịch lợn tai xanh là Điện Biên, Yên
Bái, Nam Định, Phú Thọ, Lào Cai, Lai Châu, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hòa Bình,
Lạng Sơn, Bạc Liêu, Đồng Nai, Nghệ An, Bình Dương. Cục Thú y cũng nhận
định dịch tai xanh năm 2012 có diễn biến bất thường hơn so với năm 2011, tốc
độ lây lan rất nhanh, số lượng heo mắc bệnh phải tiêu hủy cao gấp 2,5 lần so
cùng kỳ năm 2011. Tính đến cuối năm 2012 còn 6 tỉnh: Đăk Lăk, Quảng Nam,
Phú Yên, Khánh Hòa, Thái Bình và Long An có dịch tai xanh chưa qua 21 ngày
với tổng số lợn mắc bệnh là gần 6000 con.
Năm 2013: Tính từ đầu năm 2013 đến 1/11/2013.
Đầu năm 2013 đến nay tình hình dịch bệnh tai xanh diễn ra khá phức tạp,
Tỉ lệ lợn chết và lợn tiêu hủy đã lên đến 6000 con, bùng phát mạnh thành dịch ở

6 tỉnh (Thanh Hóa, Ngệ An, Hà Tĩnh, Nam Định, Bắc Ninh, Thái Bình).
Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại thì tình hình dịch bệnh có xu hướng ổn
định hơn, không có phát hiện thêm ổ dịch mới và cả nước không có tỉnh nào có
dịch Tai xanh.( theo Cục Thú y).

9


2.2. Hội chứng rối loạn hô hấp & sinh sản (PRRS)
2.2.1. Căn bệnh.
a. Hình thái và cấu trúc của virus PRRS
Virus PRRS là một virus ARN chuỗi đơn dương, virus được xếp vào bộ
Nidovirales, họ Arteriviridae, chi Arterivirus (Collins JE, 1992). Virus có cấu
trúc gần giống với virus gây viêm khớp ở Ngựa (EAV), Lactic dehydrogennase
virus của chuột (LDHV) và virus gây xuất huyết trên khỉ (SHFV) (Rossow KD
và cs, 1998).
Quan sát virus dưới kính hiển vi điện tử thấy virus có dạng hình cầu, có
vỏ bọc, trên bề mặt có nhiều gai nhô ra, kích thước 45nm – 80nm và chứa nhân
nucleocapxit kích thước 25nm – 35nm (William T.Christianson, 2000).

Hình 2.3. Hình thái virus PRRS

10


Đây là ARN virus với bộ
gen là một phân tử ARN sợi
đơn dương. Sợi ARN này có
kích


thước

khoảng

15

kilobase, có 9 khung đọc mở
(ORF − open reading frame)
mã hoá cho 9 protein cấu
trúc.

Hình 2.4. Cấu trúc bộ gen của PRRSV
Tuy nhiên trong cấu trúc của virus PRRS, có 6 phân tử protein chính có

khả năng trung hoà kháng thể bao gồm 4 phân tử glycoprotein, 1 phân tử protein
màng (M) và 1 protein vỏ nhân virus (N). Nhưng hoạt động trung hoà xảy ra
mạnh với các protein có khối lượng phân tử 45, 31 và 25 KD (bảng 2.1).
Bảng 2.1. Protein cấu trúc của PRRSV
GP 3

KL phân tử
45 kDa

Gen mã hoá
ORF 3

GP 4

31 kDa


ORF 4

GP 2

29 kDa

ORF 2

Vai trò
Quan trọng trong miễn dịch

Là protein liên kết vỏ bọc kết
GP 5

25 kDa

ORF 5

M

19 kDa

ORF 6

N

19 kDa

ORF 7


hợp glycogen có tính bám dính
tế bào đa dạng nhất
Là protein liên kết vỏ bọc có
tính bảo tồn cao nhất
Là protein vỏ bọc nhân có tính
kháng nguyên cao

11


b. Phân loại Virus PRRS.
Virus PRRS có hai chủng nguyên mẫu (prototype), chủng Châu Âu (Virus
LeLysad-LV) và chủng Bắc Mỹ (VR-2332). Ngoài sự khác biệt giữa các lần
phân lập người ta đã chứng minh được có sự biến dị di truyền mạnh trong cả hai
typ phân lập, được khẳng định qua phân tích trình tự nucleotide và axit amin của
các khung đọc mở (ORFs) của LV và VR-2332. Trình tự axit amin của VR-2332
so với LV là 76% (ORF2), 72% (ORF3), 80% (ORF4&5), 91% (ORF6) và 74%
(ORF7). Phân tích trình tự cho thấy các virus đang tiến hóa do đột biến ngẫu
nhiên và tái tổ hợp trong gen. Các chủng virus này gây bệnh trên động vật cảm
thụ với bệnh cảnh giống nhau.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy có sự khác biệt trong tính di truyền
của các virus được phân lập từ các vùng địa lý khác nhau. Bản thân các virus
trong cùng một nhóm cũng có sự thay đổi về chuỗi nucleotide khá cao đến 20%.
Chủng Bắc Mỹ có 3 subtype: VR-2332, Taiwan và 807/94 phân lập ở Canada.
Chủng Châu Âu có 2 subtype: I10 phân lập tại Hà Lan và Oloot tại Tây Ban
Nha. Chính sự khác biệt về tính đa dạng và tính kháng nguyên, khả năng biến
đổi cấu trúc kháng nguyên của virus đã làm tăng khó khăn cho việc sản xuất
vaccine chống lại chúng.
c. Khả năng gây bệnh và sức đề kháng của virus PRRS
* Khả năng gây bệnh:

PRRSV chỉ gây bệnh cho lợn. Lợn tất cả các lứa tuổi đều cảm nhiễm,
nhưng lợn con và lợn nái mang thai thường mẫn cảm hơn cả. Loài lợn rừng cũng
mắc bệnh, đây có thể coi là nguồn dịch bệnh thiên nhiên.
Về mặt độc lực người ta thấy PRRS tồn tại dưới 2 dạng:
+ Dạng cổ điển: Có độc lực thấp, ở dạng này khi mắc bệnh thì có tỷ lệ
chết thấp, chỉ từ 1-5% trong tổng đàn.
+ Dạng biến thể độc lực cao: Gây nhiễm và chết nhiều lợn.

12


Thông thường virus chỉ gây bệnh cho lợn, không gây bệnh cho người và
động vật khác. Tuy nhiên, một số loài thủy cầm chân màng, vịt trời đã được
chứng minh là rất mẫn cảm với virus PRRS, và virus có thể nhân lên ở loài vịt
này, do đó vấn đề phát tán virus ra diện rộng là khó tránh khỏi (Zimmerman và
cs.1997).
* Sức đề kháng:
Virus có sức đề kháng yếu với điều kiện ngoại cảnh.
Bảng 2.2. Sức đề kháng của PRRSV
Điều kiện môi trường

Khả năng đề kháng

Virus trong bệnh phẩm
- 700C đến – 200C

Hàng năm

1 tuần ở 40C


Giảm 90% hiệu quả

1 tháng ở 40C

Vẫn phát hiện được virus

6 ngày ở 20 – 210C

Đề kháng tốt

24h ở 370C

Đề kháng tốt

20 phút ở 560C

Đề kháng tốt

pH 6,5- 7,5

Đề kháng tốt

pH < 6,5 hoặc pH >7,5

Đề kháng kém

Virus trong huyết thanh
72h ở 250C

Vẫn phát hiện được virus


72h ở 40C hoặc – 200 C

Vẫn phát hiện được virus

Các chất sát trùng thông thường và môi trường có pH axit dễ dàng tiêu
diệt virus. Ánh sáng mặt trời và tia tử ngoại vô hoạt virus nhanh chóng.
d. Đặc tính nuôi cấy virus PRRS.
PRRSV có thể nhân lên trên hai loại môi trường tế bào là đại thực bào phế
nang (PAM - Pulmnary alveolar macrophage) và tế bào dòng của thận khỉ Châu
Phi (MA - Monkey kidney cell).

13


PAM là môi trường tốt nhất cho phân lập virus vì nó có độ nhạy cao nhất,
virus có thể nhân lên với số lượng lớn và có thể nuôi cấy tất cả các chủng virus
PRRS trên thế giới. Nhưng nhược điểm của nó là phải chuẩn bị môi trường từ
những con lợn khỏe mạnh và PAM không phải là tế bào dòng nên sự nhân lên
của tế bào là có giới hạn do đó không thể lưu giữ virus trong thời gian lâu dài
(Kim và cs, 1993).
Với môi trường là các tế bào dòng như: MA-104, Marc-145, CL-2621
hiện đang được sử dụng nhiều hơn và khắc phục được nhược điểm của tế bào
PAM. MA-104 chỉ có thể phân lập được các chủng virus của Bắc Mỹ. CL-2621
có thể phân lập virus PRRS chủng châu Âu nhưng hiệu quả phân lập của chúng
thấp hơn so với PAM (Elida và cs, 1993). Marc-145 có thể phân lập được 11
dòng virus của cả 2 chủng châu Âu và Bắc Mỹ hơn nữa thời gian và mức độ gây
bệnh tích tế bào, số lượng virus thu được sau khi phân lập đều đảm bảo yêu cầu
nên dòng tế bào này đang được ứng dụng nhiều cho chẩn đoán và nghiên cứu
(Kim và cs, 1993). Đối với chủng virus PRRS thể độc lực cao của Việt Nam và

Trung Quốc thì môi trường Marc-145 là môi trường nuôi cấy được sử dụng
nhiều nhất hiện nay vì khả năng thích ứng rất cao và gây bệnh tích tế bào điển
hình của virus.
2.2.2. Dịch tễ học.
2.2.2.1. Loài vật mắc bệnh, lứa tuổi mắc bệnh.
PRRSV chỉ gây bệnh cho loài lợn. Lợn ở tất cả các lứa tuổi đều cảm
nhiễm, nhưng lợn con và lợn nái mang thai thường mẫn cảm hơn cả. Loài lợn
rừng cũng mắc bệnh.
Một số loài thủy cầm chân màng, vịt trời (mallard duck) đã được chứng
minh là cũng mẫn cảm với PRRSV, và virus có thể nhân lên ở loài vịt này, do đó
vấn đề phát tán virus ra diện rộng là khó trách khỏi (Zimmerman và cs, 1997).

14


2.2.2.2.Chất chứa mầm bệnh và quá trình truyền lây.
* Chất chứa mầm bệnh:
Virus có trong dịch mũi, nước bọt, phân và nước tiểu của lợn mắc bệnh
hoặc lợn mang trùng và phát tán ra môi trường, tinh dịch của lợn đực giống nhiễm
virus cũng là nguồn lây lan bệnh.
Ở lợn bệnh hoặc lợn mang trùng, virus tập trung chủ yếu ở phổi, hạch phổi,
hạch amidan, hạch lympho, lách, tuyến ức và ở huyết thanh. Đây là những bệnh
phẩm cần được lấy để gửi đi chẩn đoán, xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Ở lợn
nái mang thai, virus có thể từ mẹ xâm nhiễm sang bào thai và gây bệnh.
* Phương thức truyền lây:
Bệnh có thể lây trực tiếp thông qua sự tiếp xúc giữa lợn mắc bệnh, lợn
mang trùng với lợn khoẻ và có thể lây gián tiếp qua các nhân tố trung gian bị
nhiễm virus như phân, thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi ...
Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp, qua thụ tinh nhân tạo, tiếp xúc trực
tiếp. Ở lợn mẹ mang trùng virus có thể lây nhiễm cho bào thai ở giai đoạn kỳ

giữa trở đi và virus cũng được bài xuất qua nước bọt và sữa. Lợn trưởng thành
có thể bài xuất virus trong vòng 14 ngày trong khi đó lợn con và lợn choai bài
xuất virus trong thời gian 1 − 2 tháng.
Virus có thể được phát tán thông qua con đường vận chuyển lợn mang
trùng theo gió có thể đi xa tới 3km, bụi, bọt nước, dụng cụ chăn nuôi, dụng cụ
bảo hộ lao động nhiễm trùng, thụ tinh nhân tạo và có thể phát tán nhờ một số
loài chim hoang dã.
2.2.2.3. Cơ chế sinh bệnh.
”Giống cơ chế của virus HIV”
Sau khi xâm nhập, đích tấn công của virus là các đại thực bào. Đây là tế
bào duy nhất có receptor phù hợp với cấu trúc hạt virus, vì thế virus hấp thụ và
thực hiện quá trình nhân lên chỉ trong tế bào này và phá huỷ nó. Một tỷ lệ lớn tế
bào đại thực bào trong nang phổi bị virus xâm nhiễm rất sớm.
15


Trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, đại thực bào đóng vai trò vô cùng quan
trọng trong đáp ứng miễn dịch kể cả đặc hiệu và không đặc hiệu, đây là loại tế bào
trình diện kháng nguyên thiết yếu, mở đầu cho quá trình đáp ứng miễn dịch đặc
hiệu. Khi tế bào đại thực bào bị virus phá huỷ, các phản ứng miễn dịch không xảy
ra được, lợn nhiễm bệnh rơi vào trạng thái suy giảm miễn dịch và dễ dàng mắc các
bệnh nhiễm trùng thứ phát.

Hình 2.5. Virus PRRS xâm nhập và phá hủy tế bào đại thực bào
Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Thị Lan (2007) trong nghiên cứu về PRRS
cho rằng, phổi chắc đặc chính là nguyên nhân gây khó thở dẫn đến thiếu oxy
trong máu và các mô bào. Do suy giảm sự trao đổi khí tại phổi làm máu của gia
súc bệnh có màu sẫm, màu này có thể nhìn được từ bên ngoài tại các vùng da
mỏng, các vùng da có nhiều mạch quản như vùng tai, bẹn, bụng... Vì vậy mà có
triệu chứng tai xanh.

Do thiếu oxy nên gây rối loạn chuyển hóa của thai, thai bị suy dinh dưỡng
và gây chết thai, sảy thai. Lợn chửa kì cuối thì nhu cầu oxy tăng cao vì phải nuôi
thai, ở thời kì cuối thai tăng trưởng rất nhanh nên nhu cầu về oxy tăng gấp bội vì
vậy lượng thiếu hụt oxy càng nghiêm trọng nên hay bị sảy thai.

16


×