Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Biện pháp chữa lỗi ngôn ngữ trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (993.49 KB, 60 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
======

NGUYỄN THÙY LINH

BIỆN PHÁP CHỮA LỖI NGÔN NGỮ
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CỦA

HỌC SINH LỚP 5

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt

HÀ NỘI - 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
======

NGUYỄN THÙY LINH

BIỆN PHÁP CHỮA LỖI NGÔN NGỮ
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CỦA
HỌC SINH LỚP 5

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học



PGS.TS ĐỖ THỊ THU HƢƠNG

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài Biện pháp chữa lỗi ngôn
ngữ trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 5. Tôi đã nhận đƣợc sự hỗ trợ
nhiệt tình của các thầy cô giáo và các em học sinh.
Với tình cảm chân thành tôi xin bài tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong
khoa Giáo dục Tiểu học, các cô giáo và học sinh Trƣờng Tiểu học An Lập và
Trƣờng TH&THCS Vĩnh Khƣơng. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới PGS.TS Đỗ Thị Thu Hƣơng, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi để tôi hoàn
thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 6 tháng 5 năm 2018
SINH VIÊN

Nguyến Thùy Linh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự
hƣớng dẫn của PGS.TS Đỗ Thị Thu Hƣơng. Các số liệu, kết quả nêu trong
khóa luận là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Hà Nội, ngày 6 tháng 5 năm 2018
SINH VIÊN


Nguyễn Thùy Linh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu...................................................................................................................... 3
5. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................................................... 4
6. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................................ 4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................................................ 4
8. Bố cục khóa luận ............................................................................................................................ 4
NỘI DUNG ........................................................................................................................................ 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................................... 6
1.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................................................ 6
1.1.1 Cơ sở ngôn ngữ học .................................................................................................................. 6
1.1.1.1 Khái quát về văn miêu tả........................................................................................................ 6
1.1.2 Đặc điểm của học sinh Tiểu học ............................................................................................. 8
1.1.2.1 Đặc điểm tâm lý ..................................................................................................................... 8
1.1.2.2 Đặc điểm sinh lý của học sinh Tiểu học ............................................................................... 12
1.2 Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................................... 13
1.2.1 Kiểu bài rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh nói chung ............................................ 13
1.2.2 Kiểu bài rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh lớp 5.................................................... 17
1.2.2.1. Phân môn chính tả .............................................................................................................. 17
1.2.2.2 Phân môn luyện từ và câu .................................................................................................... 20
1.2.2.3 Phân môn tập làm văn.......................................................................................................... 24
Kết luận chƣơng 1 .......................................................................................................................... 25
Chƣơng 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC LỖI THƢỜNG GẶP ..................................................... 26
TRONG VĂN MIÊU TẢ CỦA HỌC SINH LỚP 5 ........................................................................ 26
2.1 Số lƣợng bài thống kê khảo sát .................................................................................................. 26

2.2 Kết quả thống kê và nhận xét ..................................................................................................... 26
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP CHỮA LỖI NGÔN NGỮ......................................................................... 32
TRONG VĂN MIÊU TẢ Ở HỌC SINH LỚP 5 .............................................................................. 32
3.1 Biện pháp chữa lỗi ngữ âm ........................................................................................................ 32
3.1.1 Nguyên nhân viết sai lỗi ngữ âm ............................................................................................. 32


3.1.2 Biện pháp chữa lỗi ngữ âm ..................................................................................................... 33
3.1.2.1 Đối với học sinh ................................................................................................................... 33
3.1.2.2 Đối với giáo viên .................................................................................................................. 34
3.2. Biện pháp chữa lỗi dùng từ ....................................................................................................... 38
3.2.1 Nguyên nhân mắc lỗi sử dụng từ trong văn miêu tả. .............................................................. 38
3.2.1.1 Về phía học sinh ................................................................................................................... 38
3.2.1.2 Về phía giáo viên.................................................................................................................. 39
3.2.2. Biện pháp chữa lỗi dùng từ. ................................................................................................... 40
3.2.2.1. Cung cấp vốn từ cho học sinh ............................................................................................. 40
3.2.2.2 Giải nghĩa từ. ....................................................................................................................... 41
3.2.2.3 Rèn kỹ năng sử dụng từ ........................................................................................................ 42
3.3 Biện pháp chữa lỗi về câu .......................................................................................................... 45
3.3.1 Nguyên nhân mắc lỗi về câu ................................................................................................... 45
3.3.2.2 Biện pháp chữa lỗi về lỗi về dấu câu ................................................................................... 47
* Đối với lỗi không dùng dấu câu. ................................................................................................... 47
* Đối với lỗi dùng dấu câu không phù hợp. ..................................................................................... 48


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Giáo dục Tiểu học có vai trò quan trọng, giúp học sinh hình thành những cơ
sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất,

thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con ngƣời
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bƣớc đầu xây dựng tƣ cách và trách nhiệm công
dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục ở bậc Trung học cơ sở.
Đáp ứng yêu cầu đó, các môn học ở Tiểu học đƣợc xây dựng nhằm
nâng cao tính tích cực chủ động của học sinh và hình thành ở học sinh các
kiến thức và kỹ năng cần thiết. Trong đó, phân môn Tiếng Việt ở Tiểu học có
vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng
sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong môi
trƣờng hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp
phần rèn luyện các thao tác tƣ duy; cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ
giản về tiếng Việt và những kiến thức cơ bản về tự nhiên, con ngƣời, xã hội,
văn học của Việt Nam và nƣớc ngoài; bồi dƣỡng tình yêu tiếng Việt và hình
thành thói quen giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần
hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tiếng Việt có rất nhiều phân môn nhƣ: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và
câu,... Trong đó, phân môn Tập Làm Văn đã thực hiện mục tiêu cuối cùng,
quan trọng nhất của dạy tiếng mẹ đẻ là dạy học sinh sử dụng tiếng Việt để
giao tiếp, tƣ duy và học tập. Phân môn Tập Làm Văn có nhiệm vụ rèn kỹ
năng nói theo các nghi thức lời nói, nói, viết các ngôn bản thông thƣờng, viết
một số văn bản nghệ thuật nhƣ kể chuyện, miêu tả. Đồng thời, góp phần rèn
luyện tƣ duy và hình thành nhân cách cho học sinh.

1


Do đặc điểm về tâm lý lứa tuổi và khả năng nhận thức của học sinh nên
năng lực tƣ duy, năng lực cảm thụ, vốn ngôn ngữ của HSTH còn rất nhiều hạn
chế. Vì vậy, việc mắc phải các lỗi trong quá trình hành văn là không thể tránh
khỏi. Tìm hiểu về lỗi ngôn ngữ thƣờng gặp của học sinh Tiểu học trong các
văn bản mà các em tạo ra. Muốn giảm thiểu các lỗi đó trong văn bản của học

sinh, đó là lý do thôi thúc chúng tôi chọn đề tài Biện pháp chữa lỗi ngôn ngữ
trong văn miêu tả ở học sinh lớp 5.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc nghiên cứu những lỗi sai trong hoạt động sử dụng ngôn ngữ vào
giao tiếp thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà khoa học. Có thể kể ra đây
một số tác giả và những công trình của họ
Trong giáo trình Tiếng Việt thực hành [16] các tác giả đã đề cập đến vấn
đề rèn và chữa lỗi chính tả, lỗi dùng từ và lỗi về câu. Tuy nhiên, đây là lỗi cơ
bản chƣa cụ thể và vấn đề này đƣợc xem xét trên diện rộng nên chƣa thực sự
phù hợp với học sinh tiểu học.
Các cuốn sách viết về vấn đề rèn và chữa lỗi dùng từ cũng đƣợc ra đời
nhiều, tiêu biểu là cuốn sách Lỗi từ vựng và cách khắc phục [6]. Công trình
này đã nêu lên đƣợc tổng quát về từ vựng và lỗi từ vựng, ngoài ra cuốn sách
này còn chỉ ra một số lỗi từ vựng thƣờng gặp và cách sửa chữa. Tuy nhiên
trong tác phẩm này, tác giả vẫn chƣa đề cập đến các lỗi chính tả và lỗi về câu.
Lỗi chính tả là một lỗi khá phổ biến ở học sinh Tiểu học, chính vì vậy
các cuốn sách nói về vấn đề này cũng đƣợc xuất bản nhiều. Nổi bật là công
trình nghiên cứ có tiêu đề Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả [9],
Phan Ngọc đã đƣa ra hai vấn đề cơ bản đó là: một số mẹo giải nghĩa từ Hán
Việt và một số biện pháp chữa lỗi chính tả. Tác phẩm đã giải nghĩa từ Hán
Việt và đƣa ra biện pháp chữa lỗi chính tả rất tỉ mỉ, tuy nhiên tác phẩm vẫn
chƣa đề cập đến biện pháp chữa lỗi về câu.

2


Trong cuốn Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục [3] cũng viết rất rõ các lỗi
về câu và cách khắc phục. Tuy nhiên, tác giả chỉ khảo sát các lỗi câu trên các
phƣơng tiện truyền thông ở thành phố Hồ Chí Minh và cũng không đề cập
đến lỗi dùng từ.

Gần đây một số sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học trong khóa luận tốt
nghiệp của mình cũng đã quan tâm đên việc chữa lỗi ngôn ngữ trong bài văn
của học sinh Tiểu học. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu nhƣ sau:
- Chữa lỗi dùng từ, đặt câu cho học sinh Tiểu học lớp 4, 5 qua các bài
tập làm văn, Nguyễn Thị Thƣ (2007).
- Các lỗi trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 4, nguyên nhân và biện
pháp khắc phục, Nguyễn Thị Bích (2009).
- Các biện pháp sửa lỗi dùng từ, đặt câu trong bài tập làm văn của học
sinh lớp 4-5, Đào Thị Thanh (2011).
- Tìm hiểu lỗi câu của học sinh tiểu học trong các bài tập làm văn,
Nguyễn Thị Kiên.
Thực tế, việc đƣa ra các đề xuất biện pháp chữa lỗi ngôn ngữ không
còn là vấn đề mới nữa vì trƣớc đây đã có rất nhiều các công trình đề cập đến
vấn đề này. Tuy nhiên, khóa luận của chúng tôi vẫn đi theo hƣớng này và
hƣớng vào đối tƣợng cụ thể hơn là học sinh lớp 5. Chúng tôi không chỉ thống
kê các loại lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, đề xuất một số biện pháp để chữa lỗi
chính tả, dùng từ, đặt câu cho học sinh lớp 5 mà nó còn giúp rèn chính tả,
dùng từ và đặt câu cho học sinh tiểu học.
3. Mục đích nghiên cứu
Từ việc khảo sát các lỗi chính tả, dùng từ, lỗi viết câu trong các bài tập
làm văn của học sinh lớp 5, khóa luận đề xuất một số biện pháp chữa lỗi ngôn
ngữ trong văn miêu tả của học sinh lớp 5. Từ đó góp phần nâng cao chất
lƣợng dạy học phân môn Tập làm văn nói riêng và dạy học Tiếng Việt nói
chung ở Tiểu học.

3


4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.

- Thống kê, khảo sát các lỗi ngôn ngữ thƣờng gặp trong các bài văn
miêu tả của học sinh lớp 5.
- Đề xuất biện pháp chữa lỗi ngôn ngữ trong văn miêu tả của học sinh
lớp 5.
5. Đối tƣợng nghiên cứu
Các lỗi sử dụng ngôn ngữ trong văn miêu tả ở học sinh lớp 5. Nguyên
nhân và biện pháp chữa các lỗi đó.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Khóa luận tập trung khảo sát các lỗi nhƣ là lỗi chính tả, lỗi dùng từ và lỗi
về câu. Từ đó phân tích nguyên nhân và đề xuất biện pháp chữa các lỗi sai đó.
6.2 Giới hạn phạm vi thống kê, khảo sát
Trong khuôn khổ phạm vi khóa luận tốt nghiệp, tập trung thống kê các lỗi
trong 186 bài văn miêu tả của học sinh khối 5 ở các trƣờng: Tiểu học An lập;
Tiểu học và Trung học cơ sở Vĩnh Khƣơng (huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang).
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong khóa luận này, chúng tôi đã sử dụng các phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp tổng hợp
- Phƣơng pháp thống kê và phân loại
- Phƣơng pháp phân tích
- Phƣơng pháp miêu tả
8. Bố cục khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3
chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài

4


Chƣơng 2: Kết quả khảo sát các lỗi ngôn ngữ thƣờng gặp trong văn miêu

tả của học sinh lớp 5
Chƣơng 3: Biện pháp chữa lỗi ngôn ngữ trong văn miêu tả ở học sinh lớp 5

5


NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Cơ sở ngôn ngữ học
1.1.1.1 Khái quát về văn miêu tả
a, Khái niệm:
Văn miêu tả là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh và có cảm xúc làm
cho ngƣời nghe, ngƣời đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể về ngƣời, vật,
cảnh vật, sự việc nhƣ nó vốn có trong đời sống. [8]
b, Đặc điểm và yêu cầu của văn miêu tả:
Văn miêu tả là loại văn mang tính thông báo thẩm mĩ. Đó là sự miêu tả
thể hiện đƣợc cái mới mẻ, cái riêng trong cách quan sát, cách cảm nhận của
ngƣời viết. Mỗi ngƣời lại có một cách quan sát khác nhau và sử dụng những
ngôn từ khác nhau để miêu tả, làm bật lên vẻ đẹp của đối tƣợng.
Ví dụ: Cùng tả về vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ, có ngƣời tả Cô ấy đẹp như
tiên giáng trần hay có ngƣời lại tả Cô ấy đẹp như Thúy Kiều.
Trong văn miêu tả, cái mới, cái riêng phải gắn với cái chân thật. Khi
miêu tả chúng ta cần phải quan sát tỉ mỉ hay sử dụng từ ngữ, nghệ thuật mới
mẻ để tìm ra đƣợc những nét riêng mà các tác phầm đi trƣớc chƣa hề đề cập
đến. Tuy nhiên, chúng ta cần phải tôn trọng sự thật, không thể vì tìm ra cái
mới mà chúng ta xuyên tạc để tạo sự khác biệt đƣợc.
Ví dụ: Không thể tả con mèo có 4 mắt hay con gà biết bơi.
Ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giai điệu, nhịp
điệu âm thanh. Các ngôn từ ấy giúp ngƣời đọc hình dung đƣợc rõ nét hơn về

đối tƣợng đƣợc miêu tả. Đồng thời, cho ngƣời đọc thấy đƣợc tình cảm của tác
giả đặt vào trong tác phầm, lôi cuốn đƣợc ngƣời đọc.

6


Muốn miêu tả đƣợc trƣớc hết ngƣời ta phải biết quan sát rồi từ đó nhận
xét, liên tƣởng, ví von, so sánh... Để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu
của sự vật cần miêu tả. Nếu nhƣ chúng ta không quan sát đối tƣợng thì sẽ
không thể tả đƣợc đối tƣợng ấy sâu sắc. Ví dụ nhƣ, khi chƣa quan sát đƣợc
con cá vàng thì chúng ta không thể tƣởng tƣợng ra đƣợc con cá vàng nhƣ thế
nào để miêu tả đƣợc.
1.1.1.2 Yêu cầu sử dụng ngôn ngữ trong văn miêu tả
Khi thực hành viết các bài văn miêu tả, ngƣời viết cần phải lƣu ý về yêu
cầu sử dụng ngôn ngữ trong các bài văn miêu tả nhƣ sau:
Trƣớc tiên, ngôn ngữ trong văn miêu tả phải có tính chính xác. Ngôn
ngữ miêu tả chính xác là ngôn ngữ miêu tả gần đúng, sát đúng với biểu hiện
của các sự vật, sự việc, con ngƣời (ngay cả tƣ tƣởng, tình cảm, cảm xúc…).
Văn học phản ánh đời sống một cách chân thực nhất, danh nhân Lê Quý Đôn
đã từng nói: “Văn muốn hay là phải đúng”. Tả cây phƣợng thì lá phải xanh,
hoa màu đỏ, nở vào mùa hè,… hay tả cảnh nông thôn thì phải có cánh đồng
lúa, những ngƣời nông dân lao động chăm chỉ, con trâu ăn cỏ ngoài cánh
đồng,… chứ không thể tả nông thôn với cảnh ách tắc giao thông vì xe cộ hay
có những tòa nhà cao chọc trời,…
Thứ hai, ngôn ngữ phải có tính hàm súc. Hàm súc nghĩa là ngắn gọn mà
chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Đây là điểm nổi bật của văn miêu tả bởi vì
nhƣ thế đối tƣợng cần tả mới nổi bật và thơ mộng. Nhà văn Vân Trình tả:
“Miệng nón rộng gần ba gang tay, tròn vành vạnh. Từ vành lên đến chóp, tôi
đếm đƣợc mƣời lăm vòng tre, cách nhau rất đều.”(Cái nón - TIẾNG VIỆT 4),
nó miêu tả đƣợc đặc điểm và vẻ đẹp của chiếc nón lá Việt Nam.

Thứ ba, tính hình tƣợng. Ngôn ngữ miêu tả có tính hình tƣợng là ngôn
ngữ giàu hình ảnh, màu sắc, âm thanh,… có khả năng gây ấn tƣợng mạnh, tác
động sâu sắc đến tƣởng tƣợng, cảm nhận của ngƣời đọc. Ví dụ nhƣ tả con nai
vàng thì “ngơ ngác”, tả sông Hồng thì phải đỏ nặng phù sa,…

7


Thứ tƣ, ngôn ngữ phải mang tính truyền cảm. Thông qua ngôn ngữ,
ngƣời viết phải bộc lộ đƣợc tâm tƣ, tình cảm,… của mình đối với đối tƣợng
đƣợc miêu tả. Từ đó, hƣớng dẫn nhận thức và thôi thúc hoạt động của con
ngƣời. Hƣớng dẫn tả cây cối thì phải sử dụng các từ ngữ nhƣ: yêu, thích,…
Yêu cầu cuối cùng cũng chính là yêu cầu cao nhất đối với văn miêu tả
đó chính là tính cá thể hóa. Do trình độ nhận thức, khả năng quan sát, tâm tƣ
tình cảm,… của mỗi học sinh là khác nhau nên mỗi bài văn sẽ mang một nét
riêng về giọng điệu, cách dùng từ, nghệ thuật viết câu và dựng đoạn. Mỗi bài
văn sẽ có một phong cách rất riêng. Nó tạo nên giá trị gợi hình, gợi nét và cho
ngƣời đọc tƣởng tƣợng ra đƣợc đối tƣợng cần miêu tả. Ví dụ nhà văn Trần
Đức Tiến miêu tả: “Các quan nghe xong ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài thƣờn
thƣợt. Không khí của triều định thật ảo não” (Vƣơng quốc vắng nụ cƣời TIẾNG VIỆT 4).
1.1.2 Đặc điểm của học sinh Tiểu học
1.1.2.1 Đặc điểm tâm lý
Học sinh lứa tuổi từ 6 đên 11 tuổi, ở lứa tuổi này các em có những biến
đổi quan trọng trong cuộc sống, lao động, học tập do đó những đặc điểm tâm
lí thể hiện qua các hoạt động về nhận thức, tình cảm, cảm xúc có những thay
đổi cơ bản.
a, Đặc điểm của quá trình nhận thức.
Đặc điểm chú ý của học sinh Tiểu học
Chú ý là trạng thái tâm lý của học sinh đi kèm theo các quá trình tâm lý,
có tác dụng hƣớng các quá trình này tập trung vào một hay một số đối tƣợng

nhất định tạo điều kiện cho đối tƣợng đó đƣợc phản ánh một cách tốt nhất.
Học sinh tiểu học có đặc điểm chú ý nhƣ sau:
Chú ý không chủ định có (trƣớc tuổi học) vẫn tiếp tục phát triển, những
sự vật, hiện tƣợng mới lạ, sự thay đổi sự vật hiện tƣợng, kích thích tƣơng đối
mạnh thì dễ dàng gây chú ý không chủ định của học sinh.

8


Do yêu cầu của hoạt động học nên chú ý có chủ định hình thành, phát
triển mạnh. Học sinh đầu Tiểu học chú ý có chủ định chƣa bền vững, dễ bị
phân tán nhƣng đến giai đoạn cuối Tiểu học, chú ý có chủ định bắt đầu ổn
định và bền vững.
Các thuộc tính chú ý đƣợc hình thành và phát triển theo hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu Tiểu học, khối lƣợng chú ý hẹp, thiếu bền vững, chƣa có kĩ năng
phối chú ý, chƣa biết sự chú ý vào nội dung cơ bản nào của bài học; đến cuối
Tiểu học, học sinh có khối lƣợng chú ý tăng lên, tính bền vững tăng lên, có kỹ
năng phân phối chú ý, biết hƣớng chú ý vào nội dung cơ bản của bài học.
Sự chú ý của học sinh chủ yếu hƣớng ra ngoài, gắn liền với hoạt động
vật chất khả năng hƣớng vào bên trong còn yếu.
Đặc điểm tri giác của học sinh Tiểu học:
Tri giác của học sinh là quá trình tái tạo lại một cách trọn vẹn các thuộc
tính bề ngoài của đối tƣợng đang trực tiếp tác động vào các giác quan.
Tri giác của học sinh Tiểu học mang tính tổng thể, tri giác phân tích
đang đƣợc hình thành. Tri giác thƣờng gắn với hoạt động vật chất. Tính cảm
xúc của học sinh Tiểu học đƣợc thể hiện rõ khi tri giác (khi tri giác một vật
đẹp, hấp dẫn học sinh sẽ tri giác tốt hơn). Các loại tri giác nhƣ không gian,
thời gian, vận động đƣợc hình thành và phát triển mạnh.
Đặc điểm trí nhớ của học sinh Tiểu học
Trí nhớ của học sinh là quá trình ghi lại, giữ lại những tri thức cũng nhƣ

cách thức tiến hành hoạt động và các dạng hoạt động khác, khi cần thiết có
thể nhận lại, nhớ lại đƣợc. Trí nhớ của học sinh Tiểu học có những đặc điểm
cơ bản sau đây:
Trí nhớ không chủ định (có trƣớc tuổi học) vẫn tiếp tục phát triển. Trí
nhớ có chủ định hình thành và phát triển mạnh, học sinh tiểu học ghi nhớ máy
móc rất tốt, ghi nhớ ý nghĩa đƣợc hình thành, phát triển mạnh. Trí nhớ ngắn

9


hạn phát triển tốt hơn trí nhớ dài hạn và trí nhớ trực quan - hình ảnh phát triển
tốt hơn trí nhớ từ ngữ - trừu tƣợng.
Đặc điểm tư duy của học sinh Tiểu học
Tƣ duy của học sinh là một quá trình nhận thức nhờ đó học sinh hiểu
đƣợc, phản ánh đƣợc bản chất của đối tƣợng trong quá trình học tập và các
hoạt động khác. Tƣ duy của học sinh Tiểu học đƣợc chia ra làm hai giai đoạn
nhƣ sau:
Ở giai đoạn đầu Tiểu học, tƣ duy cụ thể còn chiến ƣu thế. Tƣ duy còn
gắn liền với hoạt động quan sát tổng thể sự vật, tƣ duy phân tích còn non yếu.
Các thao tác tƣ duy bƣớc đầu có sự liên kết với nhau theo một chiều thuận
hoặc nghịch, khả năng khái quát hóa mới đƣợc hình thành và tƣ duy của học
sinh gắn liền với chuẩn thực tế kinh nghiệm nên trẻ không thể chấp nhận các
giả thiết không có thực (Ví dụ: giả sử con gà có 3 chân)
Ở giai đoạn sau, tƣ duy trừu tƣợng của học sinh đã phát triển mạnh và
chiếm ƣu thế, tuy nhiên tƣ duy cụ thể cũng phát triển. Các thao tác liên kết
với nhau thành một tổng thể chặt chẽ và trọn vẹn. Các thao tác phân hạng,
phân loại, không gian, thời gian phát triển mạnh. Khả năng khái quát hóa nội
dung của học sinh chiếm ƣu thế và trẻ dần dần chấp nhận đƣợc những giả
thiết không có thực khi giải quyết vấn đề học tập. Do vậy trẻ bắt đầu biết thả
hồn vào viết văn và sử dụng các nghệ thuật trong bài viết của mình.

Đặc điểm khả năng tưởng tượng của học sinh Tiểu học
Tính mục đích và chủ định trong tƣởng tƣợng của học sinh đƣợc thể
hiện rõ hơn so với ở mẫu giáo. Khả năng tƣởng tƣợng của học sinh phụ thuộc
mạnh vào trình độ học tập và đặc điểm tâm lý của chúng. Các biểu tƣợng
trong tƣởng tƣợng của học sinh giảm dần tính cụ thể trực quan giảm dần theo
thời gian.

10


b, Đặc điểm nhân cách của học sinh Tiểu học.
Tính cách
Tính cách của trẻ dần đƣợc hình thành, đặc biệt là trong môi trƣờng nhà
trƣờng còn nhiều mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sôi nổi, mạnh dạn.
Học sinh Tiểu học thƣờng có nhiều nét tính cách tốt nhƣ tính hồn
nhiên, ham hiểu biết, lòng thƣơng ngƣời, lòng vị tha. Hồn nhiên trong quan hệ
với mọi ngƣời, với thầy cô, với bạn bè.
Tính cách của học sinh Tiểu học có nhƣợc điểm bất thƣờng, bƣớng
bỉnh. Đó là hình thức độc đáo phản ánh những yêu cầu của ngƣời lớn.
Để giáo dục học sinh nói chung, hình thành những nét tính cách tốt đẹp
cho học sinh Tiểu học nói riêng, ở mọi nơi trên đất nƣớc ta đâu đâu cũng quan
tâm xây dựng ba môi trƣờng giáo dục lành mạnh: nhà trƣờng, gia đình, xã hội.
Nhu cầu nhận thức
Nhu cầu nhận thức của học sinh Tiểu học là nhu cầu tinh thần, nhu cầu
này có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của trẻ em. Nếu không có nhu
cầu nhận thức thì học sinh sẽ không có tính tích cực trong trí tuệ. Không có
nhu cầu nhận thức, học sinh sẽ nghĩ mình học vì mẹ cha, thầy cô,… chứ
không phải vì sự phát triển của chính bản thân mình.
Tình cảm
Tình cảm là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lí, nhân cách mỗi

con ngƣời. Đối với học sinh Tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt quan trọng vì nó
là khâu trọng yếu gắn nhận thức của học sinh. Nếu nhƣ học sinh có tình cảm hay
cảm xúc với môn học thì học sinh sẽ học tốt môn đó hơn và ngƣợc lại.
Ý chí và hành động ý chí của học sinh Tiểu học
Học sinh đầu Tiểu học chƣa đặt ra đƣợc mục tiêu cho hành động của
bản thân mình và chƣa biết thiết lập kế hoạch hành động nên ý chí của các em
chƣa cao. Tính độc lập, kiềm chế và tự chủ động còn thấp, nên học sinh Tiểu

11


học nhất là các lớp đầu Tiểu học, chƣa thể độc lập hoàn toàn trong hành động
ma còn trông chờ vào sự giúp đỡ của ngƣời khác.
Tính bộc phát, ngẫu nhiên vẫn còn trong các hành động ý chí của học
sinh nên các em dễ bắt chƣớc hành động của ngƣời khác.
Đặc điểm tự đánh giá của học sinh Tiểu học
Học sinh đầu Tiểu học, khả năng tự đánh giá của các em còn hạn chế,
còn mang đậm màu sắc cảm tính, các em chƣa có nhu cầu về chuẩn đánh giá
và chƣa biết căn cứ vào chuẩn để đánh giá.
Đến cuối Tiểu học, khả năng tự đánh giá của học sinh đã có sự tiến bộ.
Học sinh đã biết căn cứ vào chuẩn để đánh giá nhƣng chƣa ổn định. Khả năng
tự đánh giá của học sinh sẽ phụ thuộc vào trình độ học lực và đặc điểm lứa
tuổi. Do đó, các em khá giỏi khả năng tự nhận định sẽ tốt hơn và ngƣợc lại.
1.1.2.2 Đặc điểm sinh lý của học sinh Tiểu học
Cơ thể của học sinh Tiểu học có một số đặc điểm nổi bật sau:
Cơ thể phát triển tƣơng đối đồng đều, không có sự đột biến. Sức mạnh
của cơ và giới hạn chịu đựng ở lứa tuổi này còn rất hạn chế. Độ cong của
xƣơng sống đang đƣợc hình thành. Bộ xƣơng đang ở giai đoạn cốt hóa, những
cơ lớn phát triển nhanh và mạnh hơn những cơ nhỏ.
Hệ thần kinh của trẻ cũng tƣơng đối phát triển. Não của trẻ em tròn 6

tuổi bằng 90% trọng lƣợng não ngƣời lớn. Thùy trán phát triển mạnh, cấu trúc
nơron thần kinh đến 8 tuổi giống ngƣời lớn. Các quá trình hƣng phấn ở trẻ
diễn ra khá mạnh mẽ. Não dễ hình thành hệ thống các đƣờng liên hệ thần kinh
tạm thời nhƣng chƣa vững chắc, biểu hiện chính là trẻ học thuộc rất nhanh
nhƣng cũng quên nhanh.
Ở lứa tuổi này, tim của các em đập rất nhanh. Khi có trạng thái lo lắng,
hồi hộp,… tim đập nhanh hơn bình thƣờng. Do vậy, nếu nhƣ các em học tập
quá sức hay trạng thái lo lắng hồi hộp,... trong thời gian dài các em sẽ mắc các
bệnh về tim mạch.

12


Số lƣợng phế nang còn thấp nên nhịp thở của các em còn nông. Lƣợng
khí mỗi lần đƣa vào phổ không nhiều nên phổi phải hoạt động nhiều hơn
ngƣời lớn. Chính do tần số hô hấp cao nhƣ vậy nên khi các em hoạt động hay
vận động mạnh thì rất dễ mệt mỏi, chuyển sang thở gấp nên đòi hỏi cần phải
có thời gian cho các em nghỉ ngơi hợp lý với lứa tuổi của các em, tránh học
tập quá sức.
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Kiểu bài rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh nói chung
Bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên mà học sinh đƣợc học đọc, học viết,...
để từ đó áp dụng vào trong thực tiễn cuộc sống. Do vậy, việc sai sót trong quá
trình sử dụng ngôn ngữ là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, việc chữa
lỗi ngôn ngữ cho học sinh ở bậc Tiểu học đƣợc thực hiện hầu hết trên các
phân môn của môn Tiếng Việt nhƣ: Học vần, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập
làm văn.
Học vần là phân môn đƣợc học từ lớp 1. Đây là môn học để học sinh
tiếp xúc với các đơn vị từ đầu tiên. Trong phân môn này có các kiểu bài học
dạy âm vần mới, ở đây học sinh đƣợc học về các nguyên âm đôi, các vần

không chứa âm đệm, các vần chứa âm đệm,… để học sinh biết đƣợc cách sử
dụng của các âm, vần từ đó các em viết chuẩn các ngôn ngữ hơn.
Phân môn Chính tả nhằm hình thành ở học sinh kỹ năng sử dụng tiếng
việt, trong đó đặc biệt chú ý đến kĩ năng viết. Ngoài ra chính tả còn cung cấp
cho học sinh một số kiến thức về chữ nhƣ: cấu tạo chữ, vị trí dấu thanh, quy
tắc chính tả,… Đây chính là một trong những phân môn giữ vai trò quan trọng
trong việc rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh về mảng chính tả.
Nhiệm vụ chữa lỗi ngôn ngữ cho học sinh đƣợc thực hiện chủ yếu ở hệ thống
bài tập chính tả Âm - vần. Hệ thống bài tập này góp phần rèn luyện cho học
sinh các kĩ năng chính tả trong những trƣờng hợp khó hoặc dễ lẫn. Ngoài kiến
thức chính tả chung cho học sinh cả nƣớc (nằm trong chƣơng trình) thì hệ

13


thống bài tập này còn có các bài tập lựa chọn (do giáo viên lựa chọn) nhằm
giúp học sinh hạn chế những lỗi chính tả phƣơng ngữ của mình. Căn cứ vào
nhiệm vụ và vai trò đã nêu trên, hệ thống bài tập chính tả Âm-vần đƣợc chia
thành nhiều nhóm nhƣ sau:
* Điền vào chỗ trống:
Ví dụ: Tìm những tiếng tƣơng ứng với mỗi chỗ chấm dƣới đây:
a. Tiếng bắt đầu bằng r, d hay gi:
Hồ nƣớc ngọt lớn nhất thế…. là hồ Thƣợng ở giữa Ca-na-đa và Mĩ.
Nó…. trên 80000 ki-lô-mét vuông
Theo TRẦN HOÀNG HÀ

Trung Quốc là nƣớc biên chung với nhiều nƣớc nhất - 13 nƣớc. Biên….
của nƣớc này…. 23840 ki-lô-mét
Theo KỈ LỤC THẾ GIỚI


b. Tiếng bắt đầu bằng v, d hay gi:
- Ở Thƣ …. Quốc gia Luân Đôn hiện nay còn lƣu…. Một cuốn sách nặng
hơn 100 ki-lô-gam. Cuốn sách có bài bằng vàng hoặc đá quý. Bên trong có 50
chữ cũng làm bằng…..
Theo báo THIẾU NIÊN TIỀN PHONG
(TIẾNG VIỆT 4 - tập 2)

* Tìm từ có đặc điểm chính tả và có ý nghĩa nhất định (hoặc tìm từ có
đặc điểm chính tả thuộc kiểu từ loại/ kiểu cấu tạo từ nhất định)
Ví dụ:
- Tìm 3 trƣờng hợp chỉ viết với S, không viết với X
- Tìm 3 trƣờng hợp chỉ viết với X, không viết với S.
* Phân biệt cách viết chính tả các chữ
Ví dụ: Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh các
câu văn dƣới đây:
Con ngƣời là (sinh/xinh) vật kì diệu nhất trên trái đất. Họ (biếc/biết)
trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng nhà cửa, khám phá bí mật nằm sâu trong lòng
14


đất, chinh phục đại dƣơng, chinh phục khoảng không vũ trụ bao la. Họ còn
(biếc/biết) làm thơ, vẽ tranh, (sang/xáng) tác âm nhạc, tạo ra những công trình
kiến trúc (tuyệc / tuyệt) mĩ,... Họ đã làm trái đất trở nên tƣơi đẹp và tràn đầy
sức sống. Con ngƣời (sứng/xứng) đáng đƣợc gọi là “hoa của đất”.
* Giải câu đố để tìm từ chứa hiện tượng chính tả cần học.
Ví dụ:
Em đoán xem đây là những chữ gì:
a,

Để nguyên - loại quả thơm ngon

Thêm hỏi - co lại chỉ còn bé thôi.
Thêm nặng - mới thật lạ đời
Bỗng nhiên thành vết xong nồi nhọ nhem.

b,

Bình thƣờng dùng gọi chân tay
Muốn có bút vẽ: thêm ngay dấu huyền
Thêm hỏi - làm bạn với kim
Có dấu nặng đúng ngƣời trên mình rồi

* Rút ra quy tắc chính tả từ bài tập đã làm
Ví dụ: Điền vào chỗ trống r, d hoặc gi:
Mƣa …ăng trên đồng
Uốn mềm ngọn lúa
Hoa xoan theo gió
…ải tím mặt đƣờng.
NGUYỄN BAO

* Tập phát hiện và chữa lỗi chính tả
Ví dụ:
a. Xếp các từ ngữ sau đây vào hai cột (từ ngữ viết đúng chính tả, từ ngữ viết
sai chính tả):

15


Sắp sếp, sang sủa, sản sinh, tinh sảo, bổ xung, sinh động
Thân thiếc, thời tiết, công việc, nhiệc tình, chiết cành, mải miếc
Từ ngữ viết đúng chính tả


Từ ngữ viết sai chính tả

b. Chữa các lỗi ở các từ trong cột Từ ngữ viết sai chính tả lại cho đúng.
Phân môn Luyện từ và câu có vai trò quan trọng nhất trong việc rèn kĩ
năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh Tiểu học. Việc dạy phân môn này nhằm
mở rộng, hệ thống hóa vốn từ phong phú cho học sinh, cung cấp cho học sinh
những kiến thức sơ giản về từ và câu, rèn cho học sinh kỹ năng dùng từ đặt
câu và sử dụng các kiểu câu để phục vụ cho học tập và sinh hoạt hàng ngày.
Hệ thống bài tập trong phân môn Luyện từ và câu rất phong phú và đa dạng.
Tuy nhiên, các bài tập có vai trò chủ yếu trong rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ
cho học sinh phải kể đến những dạng sau:
Đầu tiên, phải kể đến hệ thống bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh:
Bài tập dạy nghĩa từ: bài tập dạng này giúp học sinh giải nghĩa của từ theo các
cách khác nhau nhƣ là giải nghĩa từ bằng trực quan (dựa vào tranh ảnh, hình
vẽ,..); giải nghĩa từ bằng cách đối chiếu với các từ khác; giải nghĩa từ bằng
các từ đồng nghĩa, trái nghĩa; giải nghĩa từ bằng cách phân tích từ thành các
thành tố riêng hay có thể giải nghĩa từ bằng định nghĩa. Tiếp theo, phải kể đến
bài tập hệ thống hóa vốn từ, dạng bài tập này bao gồm các loại bài sau: bài tập
tìm từ (tìm từ cũng chủ đề, tìm từ cùng lớp từ vựng, bài tập tìm từ cùng tiểu
loại, từ loại và cuối cùng là bài tập tìm từ có cùng đặc điểm cấu tạo); bài tập
phân loại từ. Cuối cùng, phải kể đến bài tập sử dụng từ, bao gồm các dạng
sau: Bài tập điền từ vào chỗ trống (có thể cho trƣớc từ hoặc để học sinh tự
nghĩ ra từ và điền vào); bài tập thay thế từ; bài tập tạo ngữ từ; bài tập đặt câu;
bài tập viết văn; bài tập chữa lỗi dùng từ. Tất cả những dạng bài tập này giúp
học sinh hiểu đƣợc nghĩa cụ thể của từ từ đó biết cách sử dụng từ cho hợp lý
để tránh các lỗi mắc phải trong quá trình dùng từ để hành văn.

16



Bài tập theo mạch kiến thức và kỹ năng về từ và câu, ở dạng bài tập này
chia ra làm hai loại chính đó là bài tập thep mặc kiến thức và kỹ năng về từ
(khái niệm từ, cấu tạo từ, từ loại, biện pháp tu từ, các lớp từ có quan hệ nghĩa:
từ đa nghĩa, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, đồng âm chơi chữ) và bài tập
theo mạch kiến thức và kỹ năng về câu (bao gồm những nội dung sau: khái
niệm về từ, câu; các kiểu câu, thành phần câu, các kiểu liên kết câu). Ngoài
hai dạng bài chính vừa nêu, ngoài ra hệ thống bài tập này còn có các bài tập
theo mạch kiến thức về ngữ âm (cấu tạo âm tiết) và quy tắc viết hoa. Từ
những kiến thức đầy đủ nhƣ vậy học sinh sẽ tránh đƣợc những lỗi sai cơ bản
về ngôn ngữ trong quá trình hành văn của mình.
Nếu nhƣ ở phân môn Chính tả rèn kĩ năng viết chính tả, phân môn Luyện
từ và câu rèn kĩ năng sử dụng từ và viết câu thì phân môn Tập làm văn sẽ rèn
luyện các kĩ năng bao hàm của cả hai phân môn vừa nêu trƣớc đó. Đồng thời
chữa các lỗi về nghệ thuật viết văn cho học sinh. Với nhiệm vụ rèn kĩ năng sử
dụng ngôn ngữ cho học sinh thì phân môn Tập làm văn có vai trò cực kỳ quan
trọng bởi vì: các lỗi ngôn ngữ không chỉ nằm trong các từ hay câu cụ thể nữa
mà nó còn nằm ở trong cả đoạn văn, cả bài văn. Học sinh phải viết sao cho các
đoạn văn liên kết với nhau chặt chẽ. Tránh các hiện tƣợng nhƣ lặp từ, thiếu từ,
thừa từ. Phải dùng từ sao cho hợp với phong cách của cả bài văn. Ngoài ra các
từ phải kết hợp với nhau hợp lý tránh hiện tƣợng mắc lỗi về quan hệ kết hợp.
Ví dụ:
(1) Nhà em có nuôi một ông bố
(Nguyễn Bá Lâm - lớp 5B Trƣờng Tiểu học An Lập)
1.2.2 Kiểu bài rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh lớp 5
1.2.2.1. Phân môn chính tả
* Điền vào chỗ trống:
Ví dụ: Tìm tên huân chƣơng phù hợp với mỗi chỗ trống dƣới đây:

17



a, Huân chƣơng cao quý nhất của nƣớc ta là……
b, …….là huân chƣơng dành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều
thành tích xuất sắc trong chiến đấu và xây dựng quân đội.
c, ……. là huân chƣơng dành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều
thành tích xuất sắc trong lao động và sản xuất.
* Tìm từ có đặc điểm chính tả và có ý nghĩa nhất định (hoặc tìm từ có đặc
điểm chính tả thuộc kiểu từ loại/ kiểu cấu tạo từ nhất định)
Ví dụ:
Tìm và viết các từ:
a. Chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa nhƣ sau:
- Giữ lại để dùng về sau
- Biết rõ, thành thạo.
- Đồ đựng đan bằng nứa, đáy phẳng, thành cao.
b. Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã có nghĩa nhƣ sau:
-Dám đƣơng đầu với khó khăn, nguy hiểm
- Lớp mỏng bọc bên ngoài của cây, quả.
- Đồng nghĩa với giữ gìn.
* Phân biệt cách viết chính tả các chữ
Ví dụ: Có thể đặt dấu hỏi hay dấu ngã vào chữ in đậm nào trong mẩu
chuyện vui sau?
Sợ mèo không biết
Một ngƣời bị bệnh hoang tương, suốt ngày ngỡ mình là chuột, cuối
cùng cũng đƣợc ra viện nhƣng anh ta cứ đứng tần ngần mai ở cổng viện mà
không đi. Một bác sĩ thấy lạ bèn đến hỏi. Bệnh nhân sợ hai giai thích:
- Bên công có một con mèo.
Bác sĩ bảo:
- Nhƣng anh đã biết mình không phai là chuột kia mà.


18


Anh chàng trả lời:
- Tôi biết nhƣ vậy hỏi có ăn thua gì. Nhơ con mèo nó không biết điều
ấy thì sao?
Theo BÍ QUYẾT SỐNG LÂU
(TIẾNG VIỆT 5 tập 2)

* Giải câu đố để tìm từ chứa hiện tượng chính tả cần học.
Ví dụ: Giải câu đố và viết đúng tên các nhân vật lịch sử trong câu đố sau:
Ai từng đóng cọc trên sông
Đánh tan thuyền giặc, nhuộm hồng sóng xanh
Vua nào thần tốc quân hành
Mùa xuân đại phá quân thanh tơi bời?
Vua nào tập trận đùa chơi
Cờ lau phất trận một thời ấu thơ?
Vua nào thảo Chiếu dời đô?
Vua nào chủ sƣớng Hội thơ Tao Đàn?
Theo Trần Liên Nguyễn
(TIẾNG VIỆT 5, tập 2)

* Rút ra quy tắc chính tả từ bài tập đã làm
Ví dụ: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu dƣới đây:
Vậy là việc đã quyết định rồi. Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ đi. Đã có một
làng Bạch Đằng Giang do những ngƣời dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu.
Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó ở mãi phía chân trời…
a. Tìm danh từ riêng là tên ngƣời, tên địa lí trong bài.
b. Nhắc lại uy tắc viết hoa tên ngƣời, tên địa lí Việt Nam.
(TIẾNG VIỆT 5- tập 2)


* Tập phát hiện và chữa lỗi chính tả
Ví dụ: Tìm và viết lại cho đúng các tên riêng có trong đoạn thơ sau:

19


×