Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Từ vay mượn tiếng anh trong một số tác phẩm văn học việt nam đương đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (961.49 KB, 122 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

DƯƠNG MỸ LINH

TỪ VAY MƯỢN TIẾNG ANH
TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC
VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI, 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

DƯƠNG MỸ LINH

TỪ VAY MƯỢN TIẾNG ANH
TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC
VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. ĐỖ THỊ THU HƯƠNG

HÀ NỘI, 2019



LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin cảm ơn PGS.TS Đỗ Thị Thu Hương- một người cô
vô cùng đáng kính, đã tận tình giúp đỡ tôi định hướng đề tài, hướng dẫn tôi
thực hiện khoá luận và hoàn thành khoá luận này. Đồng thời, tôi cũng xin gửi
lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới các thầy cô khoa Ngữ văn trường
Đại học sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Ngôn Ngữ cùng
với bạn bè và người thân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi để có thể hoàn thành
khoá luận với đề tài “Từ vay mượn tiếng Anh trong một số tác phẩm văn
học Việt Nam đương đại”
Để hoàn thành khoá luận này, chúng tôi cũng đã cố gắng tìm hiểu và
nghiên cứu. Tuy nhiên, khoá luận cũng không tránh khỏi những thiếu xót. Vì
vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các thầy cô và bạn bè để
khoá luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2019
Sinh viên

Dương Mỹ Linh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Đỗ Thị Thu Hương. Các nội dung nghiên cứu trong
khoá luận là xác thực. Những kết luận khoa học trong khoá luận chưa từng
được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.


Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2019
Sinh viên

Dương Mỹ Linh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 3
6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 4
7. Bố cục khóa luận .......................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT................................................................ 5
1.1 Lí thuyết về từ vay mượn ............................................................................ 5
1.1.1 Khái niệm ................................................................................................ 5
1.1.2 Nguyên nhân vay mượn từ vựng ............................................................. 7
1.1.3 Các cách vay mượn từ vựng .................................................................... 8
1.2 Từ vay mượn trong tiếng Việt .................................................................... 9
1.2.1 Khái niệm ................................................................................................ 9
1.2.2 Các nguồn vay mượn ............................................................................... 9
1.2.3 Vai trò của từ vay mượn trong hệ thống từ vựng tiếng Việt ................. 13
TIỂU KẾT ...................................................................................................... 15
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM, CÁCH THỨC VAY MƯỢN TỪ TIẾNG ANH
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI ........................................ 16
2.1 Sự xuất hiện của từ tiếng Anh trong tiếng Việt ........................................ 16
2.1.1 Nguyên nhân xuất hiện .......................................................................... 16
2.1.2. Kết quả thống kê phân loại ................................................................... 17

2.1.2.1 Từ vay mượn tiếng Anh trong văn học Việt Nam đương đại xét theo
đặc điểm cấu tạo và đặc điểm ý nghĩa ............................................................ 17
2.1.2.2 Từ vay mượn tiếng Anh trong văn học Việt Nam đương đại xét theo
cách thức vay mượn ........................................................................................ 18
2.2 Đặc điểm từ vay mượn tiếng Anh trong văn học Việt Nam đương đại .... 18
2.2.1. Đặc điểm cấu tạo từ vay mượn tiếng Anh trong văn học Việt Nam
đương đại ........................................................................................................ 18


2.2.2. Đặc điểm ý nghĩa từ vay mượn tiếng Anh trong văn học Việt Nam
đương đại ........................................................................................................ 28
2.3 Cách thức vay mượn từ tiếng Anh trong văn học Việt Nam đương đại ... 30
2.3.1. Vay mượn tiếng Anh nguyên dạng của nguyên ngữ ............................ 32
2.3.2. Vay mượn tiếng Anh bằng cách phiên âm chuyển tự ........................... 35
2.3.3 Vay mượn tiếng Anh bằng cách viết tắt ................................................ 37
2.4 Những vấn đề đặt ra với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ......... 38
TIỂU KẾT ...................................................................................................... 41
KẾT LUẬN ................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiếng Việt của chúng ta đã có nguồn gốc từ rất xa xưa, trải qua một quá
trình phát triển lâu dài đến nay vẫn tràn đầy sức sống. Sức sống đó đã biểu
hiện cho một tinh thần dân tộc vô cùng mạnh mẽ và sáng tạo của dân tộc Việt
Nam trong các cuộc đấu tranh xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc. Sự phát
triển của dân tộc, của đất nước luôn song hành với sự phát triển của một nền
quốc ngữ, quốc văn và quốc học, Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Ngôn ngữ dân tộc không bất biến mà nó luôn có sự vận động, biến đổi
và phát triển qua nhiều gia đoạn lịch sử. Trong một giai đoạn cụ thể nào đó,
bao giờ cũng xảy ra hiện tượng giữ lại những từ cũ, cấu tạo những từ mới, vay
mượn những từ tiếng nước ngoài để có thể bộc lộ, miêu tả các sự vật, sự việc
một cách dễ dàng nhất.
Vay mượn từ vựng là một hiện tượng phổ biến của mọi ngôn ngữ, tiếng
Việt không tách khỏi qui luật chung này. Các từ vay mượn là nguồn bổ sung
quan trọng cho vốn từ tiếng Việt cả về số lượng lẫn chất lượng. Có thể thấy,
hiện tượng vay mượn từ vựng là một con đường làm phong phú, giàu có thêm
cho vốn từ vựng tiếng Việt. Lịch sử vay mượn từ vựng của Tiếng Việt trải
qua một thời gian rất lâu dài. Tiếng Việt vay mượn rất nhiều đơn vị từ vựng,
trong đó phần nhiều vay mượn từ vựng tiếng Hán, tiếng Pháp và tiếng Anh.
Văn học đương đại là văn học của thời đại hiện nay đang diễn ra. Văn
học đương đại là một cách gọi để chỉ về một sự vận động, mà sự vận động đó
đang tạo nên một hệ hình tư duy mới, có nhiệm vụ thay thế cho hệ hình tư
duy cũ đã diễn ra trước đó. Ở Việt Nam, việc tìm hiểu các tác phẩm văn học
Việt Nam đương đại ngày càng được quan tâm, tìm hiểu, nghiên cứu và ứng
dụng vào đời sống văn học, từ hoạt động của nhà nghiên cứu đến sáng tạo của
người nghệ sĩ.
Qua việc khảo sát các tác phẩm văn học Việt Nam đương đại, chúng tôi
nhận thấy các từ vay mượn tiếng Anh xuất hiện khá nhiều. Sự xuất hiện của
chúng phản ánh rõ những biến đổi của đời sống xã hội, tâm lí con người, đặc
biệt là ngôn ngữ. Chính vì vậy, để hiểu rõ hơn về sự hình thành, phát triển
vốn từ vay mượn của tiếng Việt trong một số tác phẩm văn học Việt Nam

1


đương đại, chúng tôi đã lựa chọn đề tài Từ vay mượn tiếng Anh trong một số
tác phẩm văn học Việt Nam đương đại. Trên cơ sở nghiên cứu và tìm hiểu,

chúng tôi mong muốn tạo dựng một cái nhìn toàn cảnh về việc vay mượn và
sử dụng từ vay mượn tiếng Anh trong văn học Việt Nam hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu
Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vay mượn từ
vựng trong thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Trong cuốn Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á (của Phan Ngọc và
Phạm Đức Dương) [7], tác giả Phan Ngọc đã trình bày vấn đề tiếp xúc của
ngôn ngữ và những cơ sở lí luận của tiếp xúc ngôn ngữ cùng với việc ảnh
hưởng của ngữ pháp châu Âu lên ngữ pháp tiếng Việt. Phan Ngọc viết:
“Trong quá trình tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ tất yếu xảy ra sự vay mượn. Tuy
nhiên, hiện tượng vay mượn xảy ra khác nhau tùy theo yêu cầu khách quan
của sự giao tiếp và yêu cầu của cấu trúc ngôn ngữ. Về yêu cầu khách quan
của sự giao tiếp thể hiện rõ nhất ở sự vay mượn từ.” [7, tr.113]
Một trong những công trình nghiên cứu khá đầy đủ và toàn diện từ vay
mượng trong tiếng Việt hiện nay phải kể đến là cuốn Từ ngoại lai trong tiếng
Việt của Nguyễn Văn Khang. Trong cuốn sách này, Nguyễn Văn Khang đã
giới thuyết một cách đầy đủ, toàn diện, hệ thống các vấn đề lí thuyết về vay
mượn từ vựng. Ông khẳng định “Vay mượn từ vựng là một trong những
phương thức quan trọng để bổ sung vốn từ vựng của một ngôn ngữ” [15]. Tác
giả đã trình bày một cách cụ thể các phương thức vay mượn từ vựng, từ các
bình diện vay mượn của từ đến các cách vay mượn từ vựng. Từ chương hai
đến chương bảy của cuốn sách, tác giả đã đi vào trình bày các vấn đề cụ thể
về các lớp từ vay mượn, tuy nhiên, tác giả vẫn tập trung nghiên cứu về vay
mượn tiếng Hán là chủ yếu, chỉ có hai chương nghiên cứu về vay mượn từ
tiếng Pháp và từ tiếng Anh.
Góp phần vào thành tựu nghiên cứu về vay mượn từ vựng trong tiếng
Việt, còn có một số công trình như: Trần Nhật Chính (2002) [3], Nguyễn
Thiện Giáp (2000) [8]. Tuy nhiên, trong những bài nghiên cứu này, các tác
giả chưa nghiên cứu sâu về sự vay mượn từ tiếng Anh trong tiếng Việt.


2


Hay trong một số bài báo nghiên cứu khoa học của Nguyễn Ngọc Trâm
(1995) [22], Nguyễn Văn Khang (2008) [13],Vũ Bá Hùng (2000) [12] được in
trong tạp chí Ngôn ngữ cũng có nghiên cứu về vay mượn từ tiếng Anh trong
tiếng Việt nhưng chưa nghiên cứu cụ thể hiện tượng vay mượn trong văn học.
Điểm qua các công trình nghiên cứu kể trên, có thể khẳng định, hầu hết
các công trình này mới chỉ tập trung cung cấp những vấn đề lí thuyết về từ
vay mượn nói chung, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể, chi
tiết hiện tượng vay mượn tiếng Anh trong các tác phẩm văn học Việt Nam
đương đại. Kế thừa thành tựu nghiên cứu của các tác giả đi trước, chúng tôi
lựa chọn đề tài tìm hiểu từ tiếng Anh trong một số tác phẩm văn học Việt
Nam đương đại, với hi vọng góp phần làm sáng tỏ bức tranh từ vay mượn
tiếng Anh trong tiếng Việt ở giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu
Với việc nghiên cứu các từ vay mượn tiếng Anh trong các tác phẩm
văn học Việt Nam đương đại, khóa luận tập trung làm rõ một số đặc điểm của
từ tiếng Anh được vay mượn trong tiếng Việt. Qua đó, khẳng định những mặt
tích cực của việc vay mượn từ tiếng nước ngoài. Nếu hoàn thành tốt, khóa
luận sẽ là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho những người quan tâm đến
việc vay mượn từ tiếng Anh trong các tác phẩm văn học Việt Nam đương đại.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu lí thuyết về từ vay mượn nói chung, từ vay mượn trong
tiếng Việt nói riêng.
4.2 Thống kê và phân loại từ vay mượn tiếng Anh trong các tác phẩm
văn học Việt Nam đương đại
4.3 Đặc điểm, cách thức vay mượn từ tiếng Anh trong văn học Việt
Nam đương đại.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các từ tiếng Anh xuất hiện trong
một số tác phẩm văn học Việt Nam đương đại
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Ngữ liệu khảo sát được thống kê từ 76 tác phẩm văn học Việt Nam

3


đượng đại trong năm tập truyện: Họ đã thấy bầu trời rộng lớn, NXB Trẻ, 2014.
Tắm heo và tắm tiên, NXB Văn học 2016. Mình từng là điều đặc biệt của
nhau, NXB Văn học, 2017. Nhật ký nhân viên văn phòng, NXB Trẻ, 2012. Thị
Thành Ký, NXB Thế giới, 2015
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện khóa luận, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp miêu tả.
- Thủ pháp thống kê, phân loại.
7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của
khóa luận được triển khai thành hai chương:
- Chương 1: Cơ sở lí thuyết
- Chương 2: Đặc điểm, cách thức vay mượn từ tiếng Anh trong văn học
Việt Nam đương đại

4


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1 Lí thuyết về từ vay mượn
1.1.1 Khái niệm
- Thuật ngữ vay mượn
Vay, mượn, vay mượn vốn là từ ngữ sử dụng trong đời sống hàng ngày
được chuyển dùng làm thuật ngữ ngôn ngữ học.
Vay: nhận tiền hay vật của người khác để sử dụng với điều kiện sẽ trả
lại bằng cái cùng loại ít nhất có số lượng hoặc giá trị tương đương.
Mượn: lấy của người khác để dùng trong một thời gian rồi sẽ trả lại, với
sự đồng ý của người đó.
Vay mượn dẫn theo Nguyễn Văn Khang, có hai trường hợp diễn ra
trong việc vay mượn từ của một ngôn ngữ.
Thứ nhất là vay mượn do không có, thiếu với nội dung “thiếu thì phải
vay mượn”. Thiếu cái gì thì vay mượn cái đó, trong vốn từ vựng của một
ngôn ngữ nếu thiếu các đơn vị từ vựng thì về lí thuyết (hay nguyên tắc) có thể
vay mượn từ vựng của ngôn ngữ đang có. Chẳng hạn, tiếng Việt vay mượn từ
ngữ chỉ các bộ phận xe của tiếng Pháp (dưới dạng phỏng âm): guidon: ghi
đông, envelope: lốp, chambre à air: săm, frein/freiner: phanh…
Thứ hai, có sẵn rồi nhưng vẫn vay mượn. Bên cạnh việc vay mượn do
thiếu, còn có kiểu vay mượn các đơn vị từ vựng nước ngoài mà bản thân hệ
thống từ vựng của ngôn ngữ đó đã có từ biểu thị. Ví dụ, tiếng Việt du nhập
những từ gốc Hán khi đã có sẵn các từ có nghĩa tương đương trong tiếng Việt:
chết/hi sinh/ từ trần; nhớ/ tưởng/ tưởng niệm; buồn/ sầu/ sầu não,…
Xung quanh việc sử dụng thuật ngữ “từ vay mượn” còn tồn tại các tên gọi
khác nhau. Chẳng hạn trong tiếng Anh có một số thuật ngữ chỉ từ vay mượn:
(1) Loan chỉ đơn vị từ vựng đến từ ngôn ngữ khác, được ngôn ngữ đi
vay sử dụng. Tiếng Việt tương đương: từ mượn, từ ngoại lai.
(2) Loan word chỉ các đơn vị từ vựng đến từ ngôn ngữ hay phương ngữ

5



khác, được ngôn ngữ đi vay sử dụng thông qua thủ pháp dịch âm, phỏng dịch.
Tiếng Việt tương đương: từ ngoại lai.
(3) Loan translation / calque chỉ các đơn vị từ vựng đến từ ngôn ngữ
hay phương ngữ khác, được ngôn ngữ đi vay sử dụng thông qua thủ pháp dịch
âm, phỏng dịch. Tiếng Việt tương đương: phỏng dịch, dịch, can-ke ngữ nghĩa
(4) Loan blends chỉ các đơn vị từ vựng đến từ ngôn ngữ hay phương ngữ
khác bằng phương thức pha tạp giữa một phần ngữ âm mượn và một phần ngữ
âm của ngôn ngữ đi vay. Tiếng Việt tương đương: từ hỗn hợp ngoại lai.
(5) Borrowed/ Borrowing (word) chỉ các đơn vị từ vựng được mượn từ
ngôn ngữ khác, bất kể là đồng hoá hay chưa đồng hoá về hình thức hay nội
dung (tức là còn nguyên dạng hay là đã thay đổi ít nhiều). Tiếng Việt tương
đương: từ mượn, từ vay mượn.
(6) Hybrid word chỉ các đơn vị từ vựng phức hợp được cấu tạo từ các
thành phần có nguồn gốc từ ngôn ngữ cho vay và ngôn ngữ đi vay. Tiếng Việt
tương đương: từ hỗn chủng, từ hỗn huyết.
(7) Alien word chỉ các đơn vị từ vựng đến từ ngôn ngữ khác nói chung.
Alien có nghĩa là “ngoại quốc”, nên alien word để chỉ “từ nước ngoài” nói
chung. Tiếng Việt tương đương: từ ngoại quốc, từ nước ngoài.
(8) Foreign word chỉ các đơn vị từ vựng đến từ ngôn ngữ khác.Tiếng
Việt tương đương: từ ngoại quốc, từ nước ngoài.
Cách dùng thông dụng, phổ biến hiện nay là borrowed word, loan
word. Tương ứng trong tiếng Việt hiện đang sử dụng ba cách gọi: từ vay
mượn, từ mượn, từ ngoại lai. [15, tr.29,30]
- Khái niệm từ vay mượn
Theo nghĩa của từ “mượn” trong Từ điển tiếng Việt [18], “mượn” có
năm nét nghĩa.
(1) “Mượn” là lấy của người khác để dùng trong một thời gian rồi sẽ
trả lại, với sự đồng ý của người đó.

(2) Nhờ làm giúp việc gì.
(3) Nhờ làm rồi trả công mướn.
(4) Nhờ, dựa vào, dùng làm phương tiện làm việc gì.
6


(5) Tiếp nhận cái vốn không phải của mình để dùng.
Theo nghĩa của từ “vay trong Từ điển tiếng Việt, “vay mượn” có hai
nét nghĩa.
(1) Vay (nói khái quát) Nhận tiền hay vật của người khác để sử dụng
với điều kiện sẽ trả lại bằng cái cùng loại ít nhất có số lượng hoặc giá trị
tương đương.
(2) Lấy cái đã có sẵn của người khác dùng làm của mình, thay cho việc
tự mình sáng tạo ra (nói khái quát).
Dựa vào nghĩa của từ mượn và từ vay mượn trong từ điển Tiếng Việt,
có thể hiểu, vay mượn từ vựng trong ngôn ngữ là tiếp nhận cái vốn không có
của mình để dùng và lấy cái có sẵn của người khác dùng làm cái của mình,
thay cho việc tự mình sáng tạo ra.
Vậy có thể rút ra kết luận Từ vay mượn là khái niệm để chỉ việc sử
dụng đơn vị từ vựng của ngôn ngữ khác vào ngôn ngữ của mình với nhiều
cách thức vay mượn khác nhau như dịch âm, phỏng dịch, nguyên ngữ, dịch
nghĩa,… và việc sử dụng đơn vị từ vựng này không làm cho từ vựng của ngôn
ngữ nào mất đi.
1.1.2 Nguyên nhân vay mượn từ vựng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc vay mượn từ vựng trong ngôn
ngữ. Do quá trình tiếp xúc lịch sử, kinh tế và giao lưu văn hoá giữa các dân
tộc. Ngôn ngữ của dân tộc có sức mạnh kinh tế, chính trị cao hơn sẽ có ảnh
hưởng tới ngôn ngữ của dân tộc có sức mạnh kinh tế, chính trị thấp hơn. Ngôn
ngữ của dân tộc có trình độ văn hoá cao sẽ ảnh hưởng tới ngôn ngữ của dân
tộc có trình độ văn hoá thấp hơn (thông qua các kênh văn hoá, giáo dục, nghệ

thuật,…). Ngôn ngữ của dân tộc có số lượng người nói đông hơn sẽ có ảnh
hưởng đến ngôn ngữ của dân tộc có số lượng người nói ít hơn.
Bên cạnh đó, nhân tố chính trị - xã hội cũng tạo nên nguyên nhân vay
mượn từ vựng. Ngôn ngữ có sức thẩm thấu mạnh thường dễ dàng tiếp thu và
ảnh hưởng của ngôn ngữ khác. Những ngôn ngữ có quan hệ gần gũi, thân
thuộc với nhau về loại hình sẽ chịu ảnh hưởng của nhau và có xu hướng vay

7


mượn nhau. Ngôn ngữ không có chữ viết sẽ dễ chịu ảnh hưởng và tiếp thu các
yếu tố của ngôn ngữ có chữ viết.
1.1.3 Các cách vay mượn từ vựng
1.1.3.1 Dịch nghĩa (Can-ke ngữ nghĩa)
Dịch nghĩa hay can-ke ngữ nghĩa là vay mượn phần ngữ nghĩa, còn các hình
thức khác như vỏ ngữ âm, chữ viết, hình thái - cấu trúc của ngôn ngữ thì không.
Ví dụ: Thuế giá trị gia tăng (VAT - value - added tax), thị trường hối
đoái (exchange market), chuột máy tính (mouse), hạn ngạch nhập khẩu
(import quotas),…
1.1.3.2 Phiên âm chuyển tự
Phiên âm là hình thức vay mượn từ vựng bằng cách phỏng theo âm đọc
của từ cho vay để ghi từ đó bằng cách đọc, cách viết của ngôn ngữ đi vay.
Mỗi một ngôn ngữ đều có một phương thức phiên âm mang tính nguyên tắc.
Chuyển tự là phương thức thực hiện giữa các ngôn ngữ không cùng hệ văn tự.
Kết hợp phiên âm và chuyển tự là cùng sử dụng hai hình thức cho một từ
mượn (một bộ phận xử lí bằng phương thức phiên âm, một bộ phận xử lí bằng
phương thức chuyển dịch) .
Trong tiếng Việt, những năm 60 và 70 của thế kỉ XX, phiên âm được
hiểu là phiên chuyển (sự kết hợp giữa phiên âm và chuyển tự). Ví dụ:
- Phiên âm: a-xít (acide), ca-ra-vát/ ca-vát (cravate), cao bồi (cowboy),

cà phê (café),…
- Phiên chuyển: mi lô (milo) (nghiêng về chữ), va-len-tin (nghiên về
chữ), va len thai (nghiêng về âm đọc- valentine),…
1.1.3.3 Mượn nguyên dạng của nguyên ngữ
Mượn nguyên dạng của nguyên ngữ là vay mượn thể hiện qua hình
thức chữ viết: sử dụng nguyên cách viết chính tả của đơn vị từ vựng ngôn ngữ
cho vay. Tuy nhiên cách đọc thì cố gắng đọc sao cho sát với cách đọc của
nguyên ngữ.
Ví dụ, tiếng Việt vay mượn một số từ tiếng Anh dưới dạng nguyên ngữ
như stress, marketing, live show, computer,… thì khi đọc, người viết luôn cố
gắng đọc sao cho sát cách đọc của nguyên ngữ.

8


1.2 Từ vay mượn trong tiếng Việt
1.2.1 Khái niệm
Từ vay mượn trong tiếng Việt là những từ tiếng Việt vay mượn của
ngôn ngữ khác nhưng có sự thay đổi về hình thức ngữ âm, ngữ nghĩa để phù
hợp với hệ thống ngữ âm, ngữ nghĩa tiếng Việt.
1.2.2 Các nguồn vay mượn
1.2.2.1 Vay mượn tiếng Hán
Có rất nhiều các quan niệm khác nhau về từ vay mượn Hán trong tiếng
Việt. Theo cách định nghĩa về “từ mượn” ở trên thì từ mượn Hán là những từ
mượn tiếng Hán. Dù gọi từ mượn Hán là từ gốc Hán hay từ Việt gốc Hán thì
chúng đều là những từ có nguồn gốc từ tiếng Hán, bao gồm cả những từ mang
vỏ vay mượn và cả từ được Việt hoá cao, kể cả từ mượn theo lối can-ke ngữ
nghĩa. Dù nhìn dưới góc độ khác nhau nhưng đây vẫn là từ mượn Hán. Cách
gọi này đã bao quát được gần hết những từ ngữ Hán được du nhập vào tiếng
Việt dưới các dạng biến thể.

Nguyên nhân vay mượn tiếng Hán chủ yếu là để bổ sung từ vựng còn
thiếu trong vốn từ vựng tiếng Việt. Thời kì đầu tiếng Việt còn thiếu nhiều từ
trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá - giáo dục, văn học - nghệ thuật,… nên
đã vay mượn các từ ngữ gốc Hán chủ yếu những từ ngữ là thuật ngữ khoa học
chuyên môn. Ngoài ra, tiếng Việt còn mượn một số từ ngữ tiếng Hán có ý nghĩa
cơ bản giống với tiếng Việt nhưng được bổ sung thêm các sắc thái ý nghĩa.
Ở nước ta, hiện tượng vay mượn tiếng Hán diễn ra khá sớm từ trước thế
kỉ X và kéo dài đến hết thế kỉ XX. Trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ và vay
mượn từ nguồn từ vựng của tiếng Hán, tiếng Việt đã chủ động tiếp nhận khá
nhiều từ gốc Hán. Xét về mức độ (bao gồm cả số lượng và chất lượng), trong
tiếng Việt, số lượng đơn vị từ vựng mượn tiếng Hán chiếm khá lớn và được
đồng hoá rất cao. Đơn vị từ vựng mượn tiếng Hán xuất hiện ồ ạt vào nước ta
xuất phát từ lí do bổ sung khái niệm do vào giai đoạn đó, vốn từ cơ bản của
tiếng Việt chưa hoàn chỉnh và còn nguyên do từ các nhân tố xã hội, ngôn ngữ.
Nhân tố xã hội ảnh hưởng tới việc vay mượn từ vựng tiếng Hán là do

9


vai trò của lịch sử, địa lý, kinh tế, sự giao lưu tiếp biến văn hoá có tác động
như một tác nhân thúc đẩy sự tiếp xúc và dẫn đến việc vay mượn từ vựng.
Về địa lý, Việt Nam và Trung Quốc có đường biên giới trải dài, tiếp
giáp nhau tới hàng nghìn cây số. Chính vì vậy, đây là điều kiện thuận lợi để
tiếp xúc ngôn ngữ đặc biệt qua con đường khẩu ngữ
Về chính trị và quân sự, Việt Nam và Trung Quốc từ xưa đến nay vẫn
luôn có một mối quan hệ với nhau. Thời kì Bắc thuộc là quan hệ giữ kẻ xâm
lược và dân tộc bị xâm lược. Thời kì độc lập của nước Đại Việt là mối quan
hệ bình đẳng. Thời kì xã hội chủ nghĩa là mối quan hệ hợp tác,… Vì vậy, các
từ mượn Hán đã xuất hiện trong tiếng Việt xuyên suốt chiều dài lịch sử trong
mối quan hệ giữa hai đất nước Việt - Trung.

Về kinh tế, hai nước đặt quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế với nhau từ
chính ngạch đến tiểu ngạch. Vì vậy, trong số các từ vay mượn tiếng Hán,
những từ về kinh tế thương mại chiếm một số lượng khá lớn.
Về văn hoá - xã hội, Trung Hoa là cái nôi của văn minh của vùng Đông
Á. Vì vậy, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng rõ nét của nền văn hoá Trung Hoa
qua tiếng Hán. Vì thế, các từ vay mượn tiếng Hán về văn hoá chiếm một vị trí
quan trọng trong lớp từ văn hoá của tiếng Việt.
Ngoài các nhân tố trên, còn có rất nhiều những nhân tố khác cũng có
ảnh hưởng tới việc tiếng Việt vay mượn từ ngữ tiếng Hán. Các nhân tố xã hội
này không tồn tại độc lập riêng lẻ, mà có sự đan xen hoà quyện lẫn nhau. Ở
mỗi giai đoạn lịch sử thì sẽ có một nhân tố chiếm ưu thế, vậy nên việc vay
mượn từ vựng gốc Hán cần được nhìn nhận tổng thể của cả quá trình lịch sử.
Với tư cách là biến thể, các từ vay mượn tiếng Hán hoạt động trong
tiếng Việt ở tất cả các cấp độ của hệ thống từ vựng tiếng Việt, tham gia vào
các phong cách chức năng giao tiếp tiếng Việt. Việc du nhập, đồng hoá và
thực thế sử dụng này, các từ vay mượn gốc Hán đã hoà nhập và trở thành một
yếu tố của hệ thống từ vựng tiếng Việt và thành các tầng, các lớp. Có nhiều
tầng dễ dàng để bóc tách, thông hiểu. Nhưng có những tầng cần sự trợ giúp
của thao tác ngôn ngữ học lịch sử thì mới có thể chỉ ra được. Tuy nhiên vẫn
còn nhiều tầng, nhiều lớp cho đến nay vẫn chưa thể khám phá bản chất căn

10


nguyên gốc rễ vấn đề. Tất cả những điều trên đây làm cho khái niệm từ mượn
tiếng Hán nói chung mới chỉ được xác định về mặt lí thuyết và do vậy, bức
tranh của từ vay mượn tiếng Hán trở nên vô cùng phong phú, đa dạng trong
tiếng Việt.
1.2.2.2 Vay mượn gốc Ấn - Âu
Vay mượn từ Ấn - Âu là nói về việc sử dụng các đơn vị từ vựng ngôn

ngữ có nguồn gốc từ các nước thuộc châu Âu, Tây Trung và Nam Á. Số
lượng từ vay mượn gốc Ấn - Âu trong tiếng Việt chủ yếu đến từ các đơn vị
từng vựng mượn từ tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga. Sự tiếp xúc của tiếng
Việt với các ngôn ngữ Ấn - Âu diễn ra khá muộn so với tiếng Hán. Lúc này,
tiếng Việt đã vay mượn một cách có hệ thống những từ ngữ tiếng Hán cần
thiết để bổ sung cho vốn từ vựng của mình, do đó, các từ ngữ Ấn - Âu chỉ
được vay mượn một cách lẻ tẻ, rời rạc và chủ yếu là trong các lĩnh vực khoa
học - kĩ thuật và các thuật ngữ.
Nguyên nhân dẫn tới việc vay mượn từ vựng có nguồn gốc Ấn - Âu là
do vai trò của địa lý, giao dịch thương mại, chiến tranh cùng hoàng loạt các
nhân tố chính trị, văn hoá xã hội có tác động như một tác nhân thúc đẩy sự
tiếp xúc và dẫn đến việc vay mượn từ vựng này.
Mục đích của việc tiếng Việt vay mượn từ ngữ Ấn - Âu trước hết là để
bổ sung những từ còn thiếu trong vốn từ vựng tiếng Việt. Tuy nhiên, trong
một số trường hợp, các từ ngữ Ấn - Âu được mượn vào tiếng Việt còn nhằm
mục đích bổ sung một lớp từ có nghĩa chính xác hơn từ thuần Việt hoặc Hán
Việt đã có trước đó (ví dụ: xúp lơ, mù tạt), nhất là trong lĩnh vực sử dụng từ
thuật ngữ. Trong một số trường hợp đặc biệt, nguyên nhân vay mượn từ ngữ
Ấn - Âu ở tiếng Việt chỉ mang tính thời thượng, trào lưu (ví dụ: nhạc dance,
like, status,…).
Thời kì đầu tiên, tiếng Việt không vay mượn từ ngữ Ấn - Âu một cách trực
tiếp mà tiếp nhận nó bằng cách gián tiếp qua tiếng Hán. Do đó, các âm Ấn - Âu
đều có dáng dấp của âm Hán Việt. Ví dụ: Mĩ, Nhật, Tân Gia Ba, Ba Lan, Phần
Lan, câu lạc bộ (club), y sĩ phi lí thuần (insporation),… Về sau, cách vay mượn
này đã được giảm bớt, thay thế bằng cách vay mượn trực tiếp hoặc thông qua

11


tiếng Pháp. Tuy nhiên, trong thời gian trở lại đây, xu hướng vay mượn trực tiếp

diễn ra phổ biến hơn.
Ngoài việc tiếp nhận hình thức và ý nghĩa của các từ ngữ Ấn - Âu,
tiếng Việt còn mô phỏng cấu trúc của một số từ ngữ Ấn - Âu, tạo nên những
từ ngữ và cách nói có cấu trúc nghĩa giống như trong tiếng Ấn - Âu ở tiếng
Việt. Ví dụ: chiến tranh lạnh, giết thời gian (tiếng Pháp); đĩa cứng, đĩa mềm
(tiếng Anh); nhà văn hoá (tiếng Nga),…
Hiện tượng vay mượn từ gốc Ấn - Âu là một hiện tượng vay mượn có ý
thức và đầy sáng tạo. Ban đầu là giữ nguyên dạng trong cách viết, về sau là
từng bước Việt hoá theo các qui luật hoạt động của từ tiếng Việt. Nét độc đáo
là cho đến nay, rất nhiều từ được sử dụng quen thuộc trong cuộc sống hàng
ngày nhưng không dễ dàng để nhận ra nguồn gốc từ mượn của chúng. Sự có
mặt của các từ vay mượn gốc Ấn - Âu đã làm cho hệ thống từ vựng tiếng Việt
trở nên phong phú, đa dạng đồng thời cũng làm tăng thêm chất lượng của
tiếng Việt với nhiều các khái niệm mới, từ ngữ mới được cập nhật liên tục
hàng ngày.
Với 80 năm đô hộ, thực dân Pháp đã để lại dấu ấn đậm đà của tiếng
Pháp đối với tiếng Việt, trong đó có lớp từ vay mượn tiếng Pháp. Tiếng Pháp
đã trải qua một quá trình đồng hoá phức tạp do có sự khác nhau về loại hình
học giữa hai hệ hình ngôn ngữ. Sự xuất hiện của bộ máy cai trị song ngữ với
tiếng Pháp được sử dụng làm ngôn ngữ chính đã tạo nên sự lai tạp ngôn ngữ,
đan xen tiếng Pháp và tiếng Việt, bắt nguồn cho sự vay mượn tiếng Pháp
trong tiếng Việt. Các nguyên nhân do về bối cảnh xã hội cũng là một trong
những lí do hình thành các con đường du nhập tiếng Pháp vào tiếng Việt và
tạo ra các biến thể của từ mượn tiếng Pháp vào trong tiếng Việt.
Sự xuất hiện của tiếng Anh tại Việt Nam thông qua sự có mặt của người
Mĩ giai đoạn binh lính Mĩ tham chiến giúp Pháp và tiếp xúc song ngữ Anh - Việt
chính thức bắt đầu rộng rãi từ giai đoạn 1954 - 1975 vào thời kì Mĩ - Ngụy. Tuy
nhiên, số lượng từ tiếng Anh được Việt hoá hay vay mượn không nhiều. Phải
đến khi Việt Nam đi vào công cuộc đổi mới toàn tiện từ kinh tế đến văn hoá,
mở cửa hội nhập giao lưu quốc tế với xu thế toàn cầu hoá kéo theo sự xuất


12


hiện của tiếng Anh vào Việt Nam đã khiến cho từ vay mượn tiếng Anh gia
tăng một cách đáng kể cả về số lượng lẫn chất lượng.
Có thể thấy rằng, vay mượn từ vựng là xu thế tất yếu, tích cực, tiết
kiệm của một xã hội tiến bộ, đáp ứng được nhu cầu tư duy và giao tiếp của
con người trong xã hội ngày nay. Vay mượn không phải là bắt chước, không
phải là sành điệu. Vay mượn là nhu cầu cần thiết nhưng cũng không được làm
mất đi bản sắc riêng của dân tộc. Hiện tượng vay mượn theo cách gọi đã trở
thành một thói quen, không xoá nhoà bản sắc dân tộc, vì thế không nên dùng
quá nhiều từ nước ngoài trong một văn bản. Trong những trường hợp cần
thiết cần phải đặt từ ngữ trong hệ thống, viết và nói sao cho rõ ràng, mạch lạc,
dễ hiểu.
1.2.3 Vai trò của từ vay mượn trong hệ thống từ vựng tiếng Việt
Việc vay mượn từ nước ngoài trong hệ thống từ vựng tiếng Việt đã góp
phần giúp biểu đạt các sự vật hiện tượng mới mà tiếng Việt không có từ để
biểu đạt.
Ví dụ như tiếng Việt không có từ để biểu đạt sự vật hiện tượng như: pi-lê,
ghi-đông, ICOM, kilogram, amateur,… Chính vì vậy, tiếng Việt đã vay mượn từ
tiếng Pháp và tiếng Anh để có thể diễn tả đúng sự vật, sự việc muốn đề cập tới.
Vay mượn từ vựng trong hệ thống từ tiếng Việt còn góp phần tăng giá
trị phong cách của từ ngữ tiếng Việt và làm phong phú, sinh động thêm hệ
thống từ vựng tiếng Việt.
Nếu như các từ Hán Việt xuất hiện trong tiếng Việt khi hệ thống từ
vựng tiếng Việt đã tương đối ổn định cơ bản về vốn từ, thì sự xuất hiện của
chúng góp phần tăng thêm các giá trị phong cách mà từ tiếng Việt chưa có
được. Tuy nhiên, điều này làm xuất hiện các cặp từ đồng nghĩa trong tiếng
Việt nhưng lại có những sắc thái ý nghĩa khác nhau. Ví dụ, một số từ thuần

Việt gây cảm giác thô tục, ghê sợ, đau đơn như: chảy máu, chết, nôn,… thì từ
Hán - Việt lại tạo được cảm giác lịch sự, trung hoà như: xuất huyết, từ trần,
thổ,… Điều này đã gióp phần gia tăng vốn từ đồng nghĩa trong hệ thống từ
vựng tiếng Việt, đồng thời góp phần biểu đạt chính xác thế giới tư tưởng của
con người.

13


Tiếng Việt vay mượn từ ngữ Ấn - Âu là để biểu đạt các sự vật, hiện tượng
mới thuộc các lĩnh vực khoa học - kĩ thuật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp
nhất định, các từ ngữ Ấn - Âu còn được mượn vào tiếng Việt nhằm mục đích bổ
sung lớp từ vựng có ý nghĩa chuẩn xác hơn từ thuần Việt hoặc từ Hán - Việt (ví
du: mù tạt, xúp lơ), nhất là trong lĩnh vực thuật ngữ. Ví dụ: internet, xăng
(essence), xì căng đan (scandal), Xô Viết (Soviet), Tuốc-nơ-vít (tuounevis), ban
công (balcon), cờ lê (clé).

14


TIỂU KẾT
Vay mượn từ vựng là xu thế tất yếu của mọi ngôn ngữ trên thế giới,
trong đó có tiếng Việt. Vay mượn từ vựng là hệ quả của sự ảnh hưởng, tiếp
xúc giữa các ngôn ngữ với nhau do các điều kiện khách quan và điều kiện chủ
quan tạo thành. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc vay mượn từ vựng
trong ngôn ngữ như qua quá trình tiếp xúc lịch sử, giao lưu văn hoá, giao lưu
kinh tế giữa các quốc gia, dân tộc. Vay mượn từ vựng xảy ra theo các phương
thức: dịch nghĩa, phiên âm, chuyển tự và mượn nguyên dạng của nguyên ngữ.
Tiếng Việt chủ yếu vay mượn tiếng Hán và ngôn ngữ Ấn - Âu. Quá
trình vay mượn diễn ra từ lâu đời, bằng nhiều phương thức và con đường khác

nhau. Việc vay mượn các từ nước ngoài đã giúp biểu đạt các sự vật hiện
tượng mới mà tiếng Việt không có từ để biểu đạt, làm tăng giá trị phong cách,
tăng sự phong phú, sinh động của hệ thống từ vựng tiếng Việt.

15


CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM, CÁCH THỨC VAY MƯỢN TỪ TIẾNG ANH
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
2.1 Sự xuất hiện của từ tiếng Anh trong tiếng Việt
2.1.1 Nguyên nhân xuất hiện
Tiếp theo từ mượn tiếng Hán, tiếng Pháp là sự xuất hiện của các từ
mượn tiếng Anh trong tiếng Việt. Trong thời kì thực dân Pháp đô hộ Việt
Nam, tiếng Anh đã xuất hiện trên đất Việt thông qua sự có mặt của người Mĩ,
đặc biệt là giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp khi binh lính
Mĩ tham chiến giúp Pháp. Một số tỉnh Nam Bộ thời đó đã xuất hiện nhiều ấn
phẩm sách báo, phim ảnh, hàng hoá bằng tiếng Anh. Nhiều thông ngôn tiếng
Pháp chuyển sang học tiếng Anh để làm việc cho Mĩ, hay như việc tiếng Anh
được đưa vào giảng dạy trong trường học đã cho thấy vai trò của tiếng Anh
tại Việt Nam đã được bắt đầu. Tiếp xúc song ngữ Anh - Việt chính thức bắt
đầu rộng rãi từ giai đoạn năm 1954 - 1975. Đây là thời kì Mĩ - Nguỵ. Tuy
nhiên, số lượng từ tiếng Anh được Việt hoá lại không nhiều.
Nhìn vào thực tế ở Việt Nam, có thể thấy, sự bùng nổ tiếng Anh bắt
đầu từ năm 1986 - thời kì đổi mới đất nước. Việt Nam tiến hành thông
thương, đổi mới, mở cửa, hội nhập với thế giới nên tiếng Anh trở thành cầu
nối quan trọng bậc nhất để nước ta vươn ra thế giới. Sự đòi hỏi bức thiết này
đã thúc đẩy sự mở rộng và nâng cao vị thế của tiếng Anh ở Việt Nam. Việc
bùng nổ nhu cầu sử dụng tiếng Anh tại Việt Nam cũng như xuất hiện các từ
vay mượn tiếng Anh trong tiếng Việt có thể bởi các nguyên nhân sau: Nhu

cầu sử dụng tiếng Anh thực sự do đòi hỏi của hội nhập đã tác động đến từng
thành viên trong xã hội, đặc biệt là những người cần quan hệ hợp tác với nước
ngoài, sử dụng tiếng Anh là công cụ giao tiếp. Các thiết bị sản phẩm xuất hiện
ở Việt Nam được ghi chú cách dùng bằng tiếng Anh. Các giao dịch với nước
ngoài được sử dụng chủ yếu bằng tiếng Anh. Các cơ quan, doanh nghiệp tại
Việt Nam đều yêu cầu phải biết sử dụng thành thạo ngoại ngữ (cơ bản là
ngoại ngữ tiếng Anh). Các ấn phẩm bằng tiếng Anh xuất hiện ngày càng

16


nhiều. Các chương trình truyền hình cũng thường xuyên sử dụng từ tiếng
Anh, cách diễn đạt theo kiểu tiếng Anh. Công nghệ thông tin đặc biệt là mạng
internet đã bổ sung vốn từ tiếng Anh một cách tự nhiên cho mọi người. Trong
giáo dục, tiếng Anh được coi là một môn học chính tại các trường từ cấp tiểu
học đến trung học phổ thông.
Những lí do trên đã hình thành trạng thái song ngữ Anh - Việt đối với
những người thành thạo tiếng Anh và trở thành cách giao tiếp trộn mã (trộn
yếu tố từ tiếng Anh trong cách nói tiếng Việt) ở những người không biết tiếng
Anh. Việc sử dụng tiếng Anh và vay mượn từ tiếng Anh đã trở thành điều phổ
biến trên thế giới, không riêng gì Việt Nam. Điều này đã khiến cho trạng thái
son ngữ Anh - Việt được mở rộng và vì thế nó tác động lớn tới tiếng Việt. Sự
bùng nổ công nghệ thông tin đã tạo cơ hội cho việc tiếng Anh trở thành công
cụ hữu ích tác động đến giao tiếp mọi quốc gia trên thế giới, trong đó có tiếng
Việt của Việt Nam. Sự giao lưu giữa những người thuộc các quốc gia, dân tộc
có nền văn hoá khác nhau trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ở
mọi lĩnh vực một cách gián tiếp hay trực tiếp bằng tiếng Anh đã tác động đến
ngôn ngữ tiếng Việt.
Những lí do trên đã khiến cho ngôn ngữ trên thế giới có một vùng từ
vựng chung là tiếng Anh. Việc vay mượn từ tiếng Anh của tiếng Việt cũng

không nằm ngoài vòng xoáy này.
2.1.2. Kết quả thống kê phân loại
Chúng tôi đã tiến hành thống kê 76 tác phẩm văn học Việt Nam đương
đại. Tổng số từ tiếng Anh chúng tôi thu thập được là 858 từ. Dưới đây là bảng
tổng hợp kết quả phân loại.
2.1.2.1 Từ vay mượn tiếng Anh trong văn học Việt Nam đương đại xét theo
đặc điểm cấu tạo và đặc điểm ý nghĩa
STT
1

Đặc điểm

Từ

Số lượng

Tỉ lệ

554

66,56%

Từ ghép

223

26,0%

Từ phái sinh


34

3,96%

Đặc điểm cấu tạo Từ đơn

17


STT

Đặc điểm

2

Đặc điểm ý
nghĩa

Từ

Số lượng

Tỉ lệ

Từ chỉ địa danh

105

12,23%


Từ chỉ tên riêng

82

9,55%

671

78,22%

Từ chỉ các sự vật,
hiện tượng đời
sống hàng ngày

2.1.2.2 Từ vay mượn tiếng Anh trong văn học Việt Nam đương đại xét theo
cách thức vay mượn
STT

Cách thức vay mượn

Số lượng

Tỉ lệ

1

Nguyên dạng

796


92,78%

2

Phiên âm, chuyển tự

21

2,45%

3

Viết tắt

41

4,77%

858

100%

Tổng

2.2 Đặc điểm từ vay mượn tiếng Anh trong văn học Việt Nam đương đại
2.2.1. Đặc điểm cấu tạo từ vay mượn tiếng Anh trong văn học Việt Nam
đương đại
(a) Từ đơn
Theo Mai Ngọc Chừ, “Từ đơn là những từ được tạo ra theo phương thức
từ hoá hình vị, do đó trong cấu tạo của từ đơn chỉ có một hình vị.” [4;tr.186]. Ví

dụ: hot, see, life,… trong tiếng Anh, đi, làm, với,… trong tiếng Việt. Dựa vào
định nghĩa này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát các từ tiếng Anh xuất hiện trong
tác phẩm văn học Việt Nam đương đại và thu được 554 từ đơn trên tổng số 76
truyện ngắn. Trung bình xuất hiện 7,3 từ trong một tác phẩm.

18


@

Tần
số
xuất
hiện
1

0,11%

Art

1

Avatar

Tần số
xuất
hiện

Tỉ lệ


Chip

1

0,11%

0,11%

Cleopatra

1

0,11%

3

0,35%

Click

1

0,11%

Mall

1

0,11%


Cm

1

0,11%

Australia

6

0,70%

Coca

1

0,11%

Amylaza

1

0,11%

Cognac

1

0,11%


Amsterdam

1

0,11%

Com lê

1

0,11%

Baltic

3

0,35%

Comment

5

0,58%

Bangkok

3

0,35%


Complex

1

0,11%

Bar

10

1,16%

Côngtơmét

1

0,11%

Birmingham

1

0,11%

Continental

1

0,11%


Bitexco

1

0,11%

Coszacoalcos

1

0,11%

Bia

7

0,71%

Cotton

1

0,11%

Blue

1

0,11%


Country

1

0,11%

Book

1

0,11%

Dakota

1

0,11%

Bordeaux

1

0,11%

Dammieta

1

0,11%


Brazil

1

0,11%

diva

1

0,11%

Brest

1

0,11%

Đô

10

1,16%

Buffet

1

0,11%


Đô la

2

0,23%

Bulgaria

1

0,11%

Down

1

0,11%

Buratino

1

0,11%

Drap

1

0,11%


Bus

4

0,46%

Dream

1

0,11%

Bush

1

0,11%

Eiffel

1

0,11%

Business

1

0,11%


Elizabeth

1

0,11%

Buýt

5

0,58%

Estonia

1

0,11%

buzy

1

0,11%

Euro

1

0,11%


Bye

4

0,46%

Executive

2

0,23%

Cairo

1

0,11%

Fan

1

0,11%

Từ

Tỉ lệ

Từ


19


×