Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngành giáo dục quốc phòng và an ninh, trường đại học sư phạm hà nội 2 hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (927.4 KB, 77 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNGTRƢỜNG
TÂM GIÁO
PHÒNG
ĐẠIDỤC
HỌCQUỐC
SƢ PHẠM
HÀ VÀ
NỘIAN
2 NINH
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

ĐẶNG THỊ NHAN
ĐẶNG THỊ NHAN

BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN NGÀNH
GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN NGÀNH
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN
NINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
HÀ NỘI 2 HIỆN NAY
HÀ NỘI 2 HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khóa luận


Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

ThS. Hoàng Xuân Vinh

Hà Nội – 2018
Hà Nội – 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

ĐẶNG THỊ NHAN

BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN NGÀNH
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN
NINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
HÀ NỘI 2 HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh
Ngƣời hƣớng dẫn khóa luận

ThS. Hoàng Xuân Vinh

Hà Nội – 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi còn
nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của thầy Hoàng Xuân Vinh giảng

viên trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học sư phạm Hà
Nội 2.
Đồng thời, tôi nhận được sự giúp đỡ, động viên, khích lệ của các thầy
trong trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học sư phạm Hà
Nội 2, sự động viên khích lệ của gia đình và những người thân trong suốt quá
trình tìm hiểu và nghiên cứu.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn những giúp đỡ quý
báu đó.
Do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn, bài nghiên cứu không tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý phê bình của quý thầy cô để đề tài
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 2018
Tác giả đề tài
Đặng Thị Nhan


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành là kết quả
nghiên cứu và do sự cố gắng nỗ lực của bản thân.
Nội dung khóa luận tốt nghiệp này không trùng với các kết quả nghiên
cứu của các tác giả khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Đặng Thị Nhan


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT


Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

GDQP&AN

Giáo dục quốc phòng và an ninh

2

ĐHSP

Đại học sư phạm

3

NXB

Nhà xuất bản


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 2
4. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 2

5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 2
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 2
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................. 3
8. Kết cấu khóa luận...................................................................................... 3
NỘI DUNG....................................................................................................... 5
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIAO TIẾP ........................... 5
1.1. Một số nội dung cơ bản về giao tiếp và kỹ năng giao tiếp ................. 5
1.1.1. Khái niệm về giao tiếp ......................................................................... 5
1.1.2. Khái niệm kỹ năng giao tiếp................................................................ 5
1.1.2.1. Kỹ năng .............................................................................................. 5
1.1.2.2. Kỹ năng giao tiếp .............................................................................. 6
1.1.3. Phân loại kỹ năng giao tiếp................................................................. 7
1.1.3.1. Kỹ năng thiết lập mối quan hệ trong giao tiếp.................................. 7
1.1.3.2. Kỹ năng biết cân bằng nhu cầu của chủ thể và đối tượng giao tiếp . 7
1.1.3.3. Kỹ năng nghe đối tượng giao tiếp ..................................................... 7
1.1.3.4. Kỹ năng tự chủ cảm xúc hành vi ....................................................... 7
1.1.3.5. Kỹ năng tự kiềm chế kiểm tra đối tượng giao tiếp. ........................... 8
1.1.3.6. Kỹ năng diễn đạt cụ thể, dễ hiểu ....................................................... 8
1.1.3.7. Kỹ năng linh hoạt mềm dẻo trong giao tiếp ...................................... 8
1.1.3.8. Kỹ năng thuyết phục đối tượng giao tiếp .......................................... 8
1.1.3.9. Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp ............................................. 9


1.1.3.10.

Sự nhạy cảm trong giao tiếp .......................................................... 9

1.1.4. Vai trò của giao tiếp........................................................................... 10
1.1.5. Các hình thức giao tiếp ..................................................................... 11
1.1.6. Đặc trưng cơ bản của giao tiếp ......................................................... 12

1.1.7. Các nguyên tắc giao tiếp ................................................................... 12
1.1.7.1. Tôn trọng nhân cách người giao tiếp với mình ............................... 13
1.1.7.2. Thiện chí trong giao tiếp ................................................................. 13
1.1.7.3. Vô tư, không vụ lợi trong giao tiếp ................................................. 13
1.1.7.4. Đồng cảm trong giao tiếp ................................................................ 13
1.1.8. Các giai đoạn chủ yếu của giao tiếp ................................................. 13
1.1.8.1. Giai đoạn định hướng giao tiếp ...................................................... 13
1.1.8.2. Giao đoạn diễn biến giao tiếp ......................................................... 14
1.1.8.3. Giai đoạn kết thúc giao tiếp ............................................................ 14
1.1.9. Chức năng của giao tiếp ................................................................... 14
1.1.9.1. Phối hợp hoạt động: ........................................................................ 14
1.1.9.2. Thông tin:......................................................................................... 14
1.1.9.3. Nhận thức và đánh giá lẫn nhau: .................................................... 15
1.1.9.4. Định hướng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động: .............................. 15
1.2. Kỹ năng giao tiếp của ngƣời giáo viên, giảng viên GDQP&AN...... 15
1.2.1. Khái niệm kỹ năng giao tiếp của người giáo viên giảng viên
GDQP&AN ..................................................................................................... 15
1.2.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................... 16
1.2.3. Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản của người giáo viên, giảng viên
GDQP&AN ..................................................................................................... 16
1.2.3.1. Kỹ năng định hướng trong giao tiếp ............................................... 16
1.2.3.2. Kỹ năng định vị trong giao tiếp ....................................................... 17
1.2.3.3. Kỹ năng điều chỉnh, điều khiển trong giao tiếp .............................. 17
1.2.3.4. Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp .......................................... 17


Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 18
Chƣơng 2: NHU CẦU GIAO TIẾP VÀ THỰC TRẠNG KỸ NĂNG
GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ
AN NINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 HIỆN NAY ....... 19

2.1. Nhu cầu chung về giao tiếp.................................................................... 19
2.1.1. Nhu cầu giao tiếp của sinh viên nhà trường sư phạm ....................... 19
2.1.2. Vai trò của giao tiếp sư phạm trong nhà trường ................................ 20
2.1.2.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi sinh viên .................................................... 20
2.1.2.2. Vai trò của giao tiếp trong sự hình thành, phát triển nhân cách sinh
viên Sư phạm ................................................................................................... 21
2.2. Thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên ngành GDQP&AN hiện
nay ................................................................................................................... 23
2.2.1. Đặc điểm của sinh viên ngành GDQP&AN ....................................... 23
2.2.2. Thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên chuyên ngành
GDQP&AN hiện nay ...................................................................................... 25
2.2.2.1. Kỹ năng linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp ................................... 25
2.2.2.2. Kỹ năng diễn đạt cụ thể, dễ hiểu ..................................................... 26
2.2.2.3. Kỹ năng nghe đối tượng giao tiếp ................................................... 28
2.2.2.4. Kỹ năng cân bằng nhu cầu cá nhân và đối tượng........................... 29
2.2.2.5. Kỹ năng chủ động điều khiển quá trình giao tiếp ........................... 29
2.2.2.6. Kỹ năng thuyết phục đối tượng giao tiếp ........................................ 31
2.2.2.7. Khả năng thiết lập mối quan hệ ...................................................... 32
2.2.2.8. Kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi .................................................... 33
2.2.2.9. Kỹ năng tự kiềm chế và kiểm tra người khác .................................. 34
2.2.2.10.

Sự nhạy cảm trong giao tiếp ........................................................ 34

2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng ............................................................... 35
2.2.3.1. Ưu điểm .............................................................................................. 35
2.2.3.2. Hạn chế .............................................................................................. 36


2.2.3.3. Nguyên nhân hạn chế ......................................................................... 36

Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 36
Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
CHO SINH VIÊN NGÀNH GDQP&AN HIỆN NAY ............................... 37
3.1. Cơ sở đề ra một số biện pháp ................................................................ 37
3.1.1. Mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo.............................................................. 37
3.1.1.1. Mục tiêu, yêu cầu đào tạo của trường đối với chuyên ngành
GDQP&AN...................................................................................................... 37
3.1.1.2. Nhiệm vụ của trường .......................................................................... 37
3.1.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên
chuyên ngành GDQP&AN, trường ĐHSP Hà Nội 2 ................................... 37
3.1.3. Nguyện vọng của sinh viên chuyên ngành GDQP&AN, trường ĐHSP
Hà Nội 2 hiện nay .......................................................................................... 38
3.2. Nội dung biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ........ 38
3.2.1. Tổ chức nhiều hơn các hoạt động dạy học tích cực góp phần rèn
luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên. .......................................................... 38
3.2.1.1. Mục tiêu .............................................................................................. 38
3.2.1.2. Nội dung ............................................................................................. 38
3.2.2. Sinh viên chuyên ngành GDQP&AN tích cực tham gia vào các câu
lạc bộ của trường, của trung tâm. ................................................................. 39
3.2.2.1. Mục tiêu .............................................................................................. 39
3.2.2.2. Nội dung ............................................................................................. 39
3.2.3. Sinh viên chuyên ngành GDQP&AN tích cực giao lưu ngoại khóa
với sinh viên tín chỉ học tại trung tâm. ......................................................... 40
3.2.3.1. Mục tiêu .............................................................................................. 40
3.2.3.2. Nội dung ............................................................................................. 41
3.2.4. Bồi dưỡng cho sinh viên kỹ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp
......................................................................................................................... 41


3.2.4.1. Mục tiêu .............................................................................................. 41

3.2.4.2. Nội dung ............................................................................................. 41
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 42
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 43
1. KẾT LUẬN .............................................................................................. 43
2. KIẾN NGHỊ............................................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 45


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giao tiếp là một hoạt động đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống
hàng ngày của chúng ta. Dù trong cuộc sống hay trong công việc giao tiếp đều
là cầu nối giữa con người với con người giúp chúng ta hiểu nhau hơn. Qua
giao tiếp chúng ta có thể xác định được các mức độ nhu cầu, tư tưởng, tình
cảm, vốn sống, kinh nghiệm…của đối tượng giao tiếp, nhờ đó mà chủ thể
giao tiếp đáp ứng kịp thời, phù hợp với mục đích và nhiệm vụ giao tiếp.
Đối với nghề dạy học, giao tiếp không những có vai trò quan trọng trong
sự hình thành và phát triển nhân cách của giáo viên mà nó còn tác động đến sự
hình thành nhân cách của học sinh, sinh viên. Giao tiếp là một bộ phận cấu
thành cũng là công cụ duy nhất để tổ chức hoạt động dạy và học. Nếu không có
giao tiếp thì chúng ta cũng không thể tưởng tượng được hoạt động sư phạm của
thầy và trò có đi đúng hướng để đạt được mục đích giáo dục hay không. Do đó,
vấn đề đặt ra đối với nhiệm vụ đào tạo nghề sư phạm là mỗi sinh viên phải
được chuẩn bị và chủ động chuẩn bị cho mình về năng lực giao tiếp.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 là một trong những nơi đào tạo ra những nhà
giáo tương lai phục vụ công tác xây dựng nguồn lực đáp ứng yêu cầu của xã
hội. Hành trang của sinh viên sư phạm trường ĐHSP Hà Nội 2 không chỉ có
tư cách, phẩm chất, đạo đức, lòng nhiệt huyết mà còn phải mạnh về năng lực
giao tiếp. Vì vậy, việc rèn luyện năng lực giao tiếp đối với mỗi sinh viên
ngành GDQP&AN là vấn đề cấp thiết.

Trung tâm GDQP&AN trường ĐHSP Hà Nội 2 là nơi đào tạo giáo viên
GDQP&AN. Với đặc thù của môn học và công việc giảng dạy đối tượng là
những học sinh đang độ tuổi phát triển về nhận thức, tâm sinh lý nên kỹ năng
giao tiếp lại càng là vấn đề cấp thiết đối với mỗi sinh viên của khoa. Với đặc
thù của môn học sinh viên ngành GDQP&AN phải ăn ở tập trung, cũng hạn
chế ra ngoài, bên cạnh đó thái độ giao tiếp của nhiều sinh viên…cũng làm ảnh

1


hưởng không ít đến kỹ năng giao tiếp, môi trường giao tiếp của sinh viên
chuyên ngành trong trường đã bị hạn chế đi nhiều.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, để khắc phục những khó khăn ấy
và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngành GDQP&AN ở Trung tâm
GDQP&AN là vô cùng cần thiết. Từ những lý do trên tôi lực trọn đề tài:
“Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngành Giáo dục quốc
phòng và an ninh, Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 hiện nay.”
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất những biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên
ngành GDQP&AN ở Trung tâm GDQP&AN trường ĐHSP Hà Nội 2, góp
phần trang bị kỹ năng giao tiếp cần thiết cho sinh viên.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và thữ tiễn của việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp
cho sinh viên ngành GDQP&AN trường ĐHSP Hà Nội 2
Tìm hiều nhu cầu giao tiếp và thực trạng kỹ năng giao tiếp cũng như
giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên ngành GDQP&AN.
Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngành GDQP&AN.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngành GDQP&AN
ở Trung tâm GDQP&AN trường ĐHSP Hà Nội 2.

5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu những biện pháp rèn luyện kỹ năng
giao tiếp cho sinh viên ngành GDQP&AN. Đối tượng là sinh viên ngành
GDQP&AN ở Trung tâm GDQP&AN trường ĐHSP Hà Nội 2.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Được nghiên cứu, phân tích,
tổng hợp, khái quất các tài liệu lý luận khóa học và các văn bản, các quy định
liên quan đến đề tài.

2


Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát khoa
học, Phương pháp điều tra.
Phương pháp trao đổi, trò chuyện.Phương pháp này nhằm tìm hiểu sâu
hơn về kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường
Phương pháp quan sát: Phương pháp này dùng hỗ trợ cho các phương
pháp điều tra nhằm làm sáng tỏ thêm nội dung nghiên cứu. Quan sát hoàn
cảnh sinh viên giao tiếp thực tế với bạn bè, thầy cô trong và ngoài lớp học.
Phương pháp trắc nghiệm: Sử dụng trắc nghiệm V.P.Dakharop về kỹ
năng giao tiếp.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
7.1. Ý nghĩa khoa học
Làm sáng tỏ vấn đề lý luận về kỹ năng giao tiếp, bổ sung nội dung vào
kho tàng lý luận.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Làm sáng tỏ tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho
sinh viên ngành GDQP&AN trường ĐHSP Hà Nội 2
- Làm rõ thực trạng về kỹ năng giao tiếp của sinh viên ngành
GDQP&AN trường ĐHSP Hà Nội 2

- Chứng minh rằng có thể nâng cao mức độ kỹ năng giao tiếp cho sinh
viên nếu có biện pháp tác động thích hợp và nhà trường tạo điều kiện thuận
lợi để tổ chức thực hiện các biện pháp tác động cho sinh viên ngành
GDQP&AN trường ĐHSP Hà Nội 2.
8. Kết cấu khóa luận
Phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3
chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về giao tiếp
Chương 2: Nhu cầu giao tiếp và thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh
viên ngành GDQP&AN trường ĐHSP Hà Nội 2 hiện nay

3


Chương 3: Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên
ngành GDQP&AN trường ĐHSP Hà Nội 2 hiện nay

4


NỘI DUNG
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIAO TIẾP
1.1. Một số nội dung cơ bản về giao tiếp và kỹ năng giao tiếp
1.1.1. Khái niệm về giao tiếp
Bàn về giao tiếp, các nhà kinh điển cũng như các nhà tâm lý học có
quan niệm khác nhau. Tuy nhiên, các quan niệm đều có điểm chung thống
nhất ở việc khẳng định, giao tiếp là một hình thức đặc thù chỉ có ở con người
và xã hội loài người, nảy sinh trong quan hệ giữa con người với con người.
C.Mác cho rằng: giao tiếp với những người khác đã trở thành khí quan
biểu hiện sinh hoạt của tôi và một trong những phương thức chiếm hữu sinh

hoạt của con người. Nhà tâm lý học Nga K.K.Platonov cho rằng: giao tiếp là
những mối liên hệ có ý thức của con người trong cộng đồng loài người.
A.A.Leonchiev cho rằng: giao tiếp là một hệ thống những quá trình có mục
đích và động cơ trong hoạt động tập thể, thực hiện các mối quan hệ xã hội và
nhân cách, các quan hệ tâm lý và sử dụng những đặc thù, mà trước hết là
ngôn ngữ. Ở đây, giao tiếp được hiểu là quá trình đặc biệt mà con người sử
dụng các công cụ tâm lý, nhất là ngôn ngữ được hiện thực hóa các quan hệ xã
hội của mình. Trên cơ sở các quan niệm trên đây, chúng ta có thể quan niệm
giao tiếp như sau: Giao tiếp là quá trình tác động tâm lý giữa người với người
nhằm trao đổi thông tin, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm, hiểu biết; ảnh
hưởng và thúc đẩy lẫn nhau để thực hiện một mục đích nhất định.
1.1.2. Khái niệm kỹ năng giao tiếp
1.1.2.1. Kỹ năng
Theo từ điển Tiếng Việt 2000, Nhà Xuất bản Thanh Niên, Viện ngôn
ngữ học Việt Nam thì kỹ năng là năng lực làm việc khéo léo. Trong tâm lý
học nhiều tác giả đưa ra những định nghĩa về kỹ năng khác nhau như:
Trần Trọng Thủy quan niệm về kỹ năng là mặt kỹ thuật của hoạt động,
con người nắm được cách hành động tức là có kỹ thuật hành động, có kỹ năng.

5


Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Ánh Tuyết, Ngô Công Hoàn, Trần Quốc
Thành…quan niệm về kỹ năng là năng lực của con người khi thực hiện một
công việc có kết quả trong những điều kiện nhất định, trong một khoảng thời
gian tương ứng.
Như vậy có hai quan niệm khác nhau về kỹ năng.
+ Quan niệm thứ nhất: Xem xét kỹ năng nghiêng về mặt kỹ thuật của
hành động, người có kỹ năng là người nắm vững tri thức về hành động và
thực hiện hành động theo đúng yêu cầu của nó mà không cần tính đến kết quả

hành động.
+ Quan niệm thứ hai: Xem xét kỹ năng là một biểu hiện năng lực con
người chứ không phải đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành động. Coi kỹ năng
là năng lực thực hiện một công việc kết quả với chất lượng cần thiết trong
một thời gian nhất định.
Trong đề tài của mình, tôi chọn quan niệm thứ hai về kỹ năng.
1.1.2.2. Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là hệ thống những thao tác, cử chỉ, điệu bộ, hành vi
được con người phối hợp hài hòa, hợp lý nhằm đảm bảo kết quả cao trong
hoạt động có sự tiếp xúc giữa con người với con người.
Trong kỹ năng giao tiếp bao gồm cả tri thức và logic các thao tác, hành
động và hướng tới thực hiện mục đích của hoạt động giao tiếp. Khi thực hiện
kỹ năng giao tiếp, con người phải sử dụng các phương tiện giao tiếp (ngôn
ngữ và phi ngôn ngữ) phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh giao tiếp. Tham khảo
các khái niệm về kỹ năng giao tiếp, định nghĩa về kỹ năng giao tiếp như sau:
Kỹ năng giao tiếp là sự thực hiện có hiệu quả một hành động trong hoạt động
giao tiếp bằng cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để
tác động đến đối tượng, điều khiển bản thân, tổ chức quá trình giao tiếp nhằm
đạt được mục đích đề ra.

6


1.1.3. Phân loại kỹ năng giao tiếp
Dựa vào sự nghiên cứu của V.P.Dakharop về kỹ năng giao tiếp có thể
chia thành 10 kỹ năng giao tiếp chính là:
1.1.3.1. Kỹ năng thiết lập mối quan hệ trong giao tiếp
- Biết cách làm quen với người lạ; biết làm cho người lạ gần gũi mình
- Biết cách mở đầu câu chuyện đối với đối tượng giao tiếp
- Có khả năng tiếp xúc đám đông

- Có khả năng thích nghi với môi trường mới
- Tiếp xúc với mọi người dễ dàng và tự nhiên
1.1.3.2. Kỹ năng biết cân bằng nhu cầu của chủ thể và đối tượng giao tiếp
- Biết kết hợp hài hòa nhu cầu, sở thích của mình với mọi người khi
giao tiếp
- Biết quan tâm tới nhu cầu, sở thích của họ
- Thường cố gắng tìm hiểu nhu cầu của người khác
1.1.3.3. Kỹ năng nghe đối tượng giao tiếp
- Trong lúc nghe đối tượng giao tiếp thì không suy nghĩ việc riêng.
- Nhắc lại được bằng lời những gì đối tượng giao tiếp đã nói
- Diễn đạt chính xác ý đồ trong lời nói của đối tượng giao tiếp
- Nhận biết được ý nghĩa giọng điệu của lời nói
- Nhận ra ngụ ý trong lời nói của đối tượng giao tiếp
- Tập trung lắng nghe
- Nhận biết đối tượng giao tiếp lạc đề
1.1.3.4. Kỹ năng tự chủ cảm xúc hành vi
- Kiềm chế được trêu chọc, khích bác, nói xấu.
- Giữ được bình tĩnh khi người tiếp xúc có định kiến, chụp mũ mình.
- Tự chủ cảm xúc, hành vi của mình khi tranh luận.
- Không bị mất cân bằng cảm giác.

7


1.1.3.5. Kỹ năng tự kiềm chế kiểm tra đối tượng giao tiếp.
- Áy náy khi xen vào chuyện người khác.
- Biết hay khuyên bảo, chỉ dẫn người khác trong giao tiếp là không tốt.
- Biết cách an ủi những người đang có điều gì lo lắng, buồn phiền.
- Biết ngăn cản người hay nói.
- Biết cách tác động vào người đang lung túng, bối rối.

- Biết làm cho người nói chuyện bị xúc động chi phối ngừng lời.
1.1.3.6. Kỹ năng diễn đạt cụ thể, dễ hiểu
- Nói chuyện hấp dẫn, có duyên.
- Diễn đạt ngắn gọn ý kiến của mình.
- Biết nhiều lời trong giao tiếp là không tốt.
- Nhận ra người khác nói chuyện rời rạc.
1.1.3.7. Kỹ năng linh hoạt mềm dẻo trong giao tiếp
- Tiếp thu ý kiến, quan điểm của người khác.
- Chú ý tới lý lẽ mới của đối tượng giao tiếp.
- Không bảo thủ giữ khư khư ý kiến trong tranh luậ nếu biết nó sai lầm.
- Biết được “gió chiều nào che chiều đó” là không tốt.
- Biết được thái độ, phản ứng của đối tượng giao tiếp là những thông tin
rất quan trọng cần để ý tới.
- Thay đổi quan điểm trong tình thế câu chuyện đã theo hướng khác.
1.1.3.8. Kỹ năng thuyết phục đối tượng giao tiếp
Thuyết phục là khả năng dùng các công cụ gây ảnh hưởng làm cho
người khác làm một điều gì đó.
Để thuyết phục hiệu quả có rất nhiều cách. Trong đó có cách sử dụng
chiến lược sau:
- Sử dụng uy tín: trình độ, chú tâm, danh tiếng, nhân cách.
- Lập luận lôgic. Để lập luận lôgic thì luận cứ, chứng cứ giữ vai trò rất
quan trọng.

8


- Thể hiện tình cảm. Ông bà ta có câu: “Một bồ cái lý không bằng một
tí cái tình”.
V.P.Dakharop cho rằng một người có kỹ năng thuyết phục trong lúc
giao tiếp là người có những năng lực sau:

- Biết dùng tình cảm để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của người khác.
- “Nói có sách, mách có chứng” khi tranh luận.
- Biết đầu tư thời gian thuyết phục người trái ý với mình.
1.1.3.9. Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp
V.P.Dakharop, một người có kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp là
người có những năng lực sau:
- Duy trì nề nếp trong lớp, tổ chức của mình.
- Tự tin khẳng định điều gì đó như “đinh đóng cột” khi biết rõ về điều
đó 100% - Biết cách tạo bầu không khí tin tưởng, giúp đỡ nhau trong lớp.
- Tổ chức, đề xướng các hoạt động tập thể và các cuộc vui của bạn bè.
- Giữ vai trò tích cực, sôi nổi trong hoạt động chung.
- Hướng mọi người tập trung dứt điểm việc nào đó khi chuyển sang
việc khác.
- Tự tin trong khi trò chuyện.
1.1.3.10. Sự nhạy cảm trong giao tiếp
- Áy náy khi làm phiền người khác.
- Biết được thái độ của đối tượng giao tiếp đối với mình.
- Động lòng trước đứa trẻ khóc.
- Nhạy cảm với nỗi đau của bạn bè và người thân.
- Áy náy, băn khoăn với sự khó chịu của bạn bè, người thân.
- Nắm bắt trạng thái của người khác.
- Động lòng khi thấy người bên cạnh đau khổ.
Trong khóa luận chọn cách phân loại kỹ năng giao tiếp của
V.P.Dakkarop để tìm hiểu thực trạng về kỹ năng giao tiếp của sinh viên ngành
GDQP&AN trường ĐHSP Hà Nội 2.

9


1.1.4. Vai trò của giao tiếp

Ngày nay, giao tiếp trở thành vấn đề rộng lớn có ý nghĩa quan trọng
trong khoa học và cuộc sống.
C.Mác đã nêu ra một luận điểm rất nổi tiếng: “Bản chất con người
không phải là trừu tượng vốn có của một cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện
thực của nó, bản chất con người là tổng hòa của tất cả những mối quan hệ xã
hội”. [8]. Vì vậy không thể nghiên cứu con người với tính cách độc lập,
không phụ thuộc vào môi trường xã hội xung quanh.
Cơ sở của quan hệ phụ thuộc lẫn nhau là những nhu cầu của con người
biểu thị mối liên hệ của con người với những người khác cũng như với những
đối tượng và những hoàn cảnh có ý nghĩa quan trọng sống còn đối với họ và
quy định vị trí cá nhân trong môi trường xã hội. Nói cho thật đúng thì tất cả
những nhu cầu của một người riêng lẻ đều chỉ có thể thỏa mãn khi tính đến
những nhu cầu của những người xung quanh. Đồng thời nhu cầu càng phức
tạp thì quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữ người này với người khác càng tăng.
Giao tiếp là điều kiện quan trọng nhất của sự hình thành bản thân con
người như là con người xã hội, đồng thời là điều kiện tất yếu của sự tồn tại
con người.
Giao tiếp có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển của xã hội và sự
phát triển của mỗi các nhân. Giao tiếp vừa là điều kiện, vừa là một trong
những con đường cơ bản để phát triển nhân cách, thông qua giao tiếp và bằng
giao tiếp, con người với tư cách (chủ thể) tiến hành trao đổi thông tin, tình
cảm, vốn sống, kinh nghiệm cho nhau; tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau; đòi hỏi và
yêu cầu lẫn nhau; tác động, ảnh hưởng, điều khiển, điều chỉnh lẫn nhau làm
cho đời sống tâm lý của con người ngày càng hoàn thiện và phát triển cả về số
lượng và chất lượng. Giao tiếp là phương thức cơ bản, điều kiện cần và đủ để
thực hiện hóa các mối quan hệ xã hội giữa con người với con người; đồng
thời, có tác dụng định hướng, điều khiển, điều chỉnh thái độ, hành vi, hành

10



động của mỗi các nhân cho phù hợp các chuẩn mực của mối quan hệ người –
người. Trong hoạt động sư phạm, giao tiếp có vai trò rất quan trọng đối với
hoạt động của người giáo viên và sự phát triển nhân cách của mỗi học sinh,
sinh viên. Giao tiếp là con đường cơ bản để người giáo viên, giảng viên bồi
dưỡng tri thức, vốn sống, kinh nghiệm, tình cảm, qua đó giáo dục nhân cách
học sinh, sinh viên đáp ứng yêu cầu hoạt động học tập, chính trị - xã hội. Giao
tiếp là phương thức thiết lập, duy trì và thực hiện các mối quan hệ của giáo
viên đối với học sinh, sinh viên. Đồng thời, giao tiếp là con đường để giáo
viên nắm thông tin ngược từ phía người học; qua đó điều khiển, điều chỉnh
quan điểm, nhận thức, thái độ, hành vi cũng như các quyết định cuả mình cho
phù hợp. Giao tiếp tạo ra khả năng tác động qua lại lẫn nhau giữa các học
sinh, sinh viên để hoàn thành nhiệm vụ, chức trách và hoàn thiện, phát triển
nhân cách theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo.
1.1.5. Các hình thức giao tiếp
Giao tiếp có rất nhiều hình thức khác nhau, tùy theo căn cứ phân chia
mà có các hình thức giao tiếp cụ thể dưới đây:
- Căn cứ vào mức độ tiếp xúc, có hai hình thức đó là:
Giao tiếp trực tiếp, nghĩa là hai bên giao tiếp đều có mặt.
Giao tiếp gián tiếp, nghĩa là hai bên giao tiếp sử dụng các phương tiện
trung gian như: thư từ, internet, điện thoại, văn bản,…
- Căn cứ vào số lượng người tham gia giao tiếp, có ba hình thức:
Giao tiếp giữa các nhân với các nhân; giao tiếp giữa các nhân với tập
thể; giao tiếp giữa tập thể với tập thể.
- Căn cứ phương tiện sử dụng có hai hình thức đó là:
Giao tiếp bằng ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ.
- Căn cứ vào tính chất giao tiếp có hai hình thức đó là:
Giao tiếp chính thức, nghĩa là các chủ thể đặt ra kế hoạch, xác định
trước thời gian, địa điểm, chuẩn bị nội dung, phương tiện… và giao tiếp


11


không chính thức, nghĩa là các chủ thể không xác định trước về thời gian,
không gian, nội dung, phương tiện, không có kế hoạch từ trước.
1.1.6. Đặc trưng cơ bản của giao tiếp
Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ người – người;
là tiền đề cơ bản cho sự phát triển của xã hội, cộng đồng, dân tộc. Giao tiếp
càng phát triển, đa dạng, phong phú thì đời sống tâm lý – xã hội càng phát
triển và ngược lại.
Về phương diện nhận thức, giao tiếp là một quá trình con người với tư
cách chủ thể luôn ý thức được rõ về mục đích, nội dung giao tiếp và những
phương tiện cần thiết để đạt được kết quả khi giao lưu, tiếp xúc với người
khác.
Quá trình giao tiếp luôn diễn ra sự trao đổi thông tin, tư tưởng, tình
cảm, thế giới quan và nhân sinh quan… Qua đó, mỗi cá nhân tự hoàn thiện
mình theo yêu cầu nhóm, tập thể, xã hội. Đây là cơ sở của quá trình xã hội
hóa các nhân, là điều kiện để hình thành, phát triển nhân cách.
Giao tiếp là biểu hiện đặc trưng của quan hệ xã hội, mang tính chất xã
hội thể hiện ở: thời gian, không gian, điều kiện xã hội – lịch sử cụ thể. Nội
dung của giao tiếp phản ánh những nội dung xã hội, nghĩa là quá trình giao
tiếp chịu sự chi phối, quy định bởi điều kiện, môi trường xã hội – lịch sử,
nhiệm vụ xã hội.
Trong quá trình giao tiếp, luôn diễn ra sự chuyển hóa và đổi ngôi vị liên
tục giữa chủ thể giao tiếp và đối tượng giao tiếp làm cho các khía cạnh tâm lý
cá nhân xâm nhập vào nhau, chuyển hóa lẫn nhau; tác động ảnh hưởng và
điều khiển, điều chỉnh lẫn nhau cả về mục tiêu, mục đích, nội dung, phương
pháp cũng như kỹ năng.
1.1.7. Các nguyên tắc giao tiếp
Giao tiếp của con người luôn chịu sự quy định của hệ thống các nguyên

tắc cơ bản sau đây:

12


1.1.7.1. Tôn trọng nhân cách người giao tiếp với mình
Nguyên tắc đòi hỏi phải có sự khiêm tốn, lịch thiệp, văn hóa; có niềm
tin, tôn trọng đối tượng giao tiếp; không xem thường hay xúc phạm đối tượng
giao tiếp; biết lắng nghe ý kiến và có thái độ đúng mực với người giao tiếp với
mình. Việc đặt ra những yêu cầu với đối tượng giao tiếp trong khi giao tiếp
phải bảo đảm tính vừa sức, phù hợp đặc điểm tâm lý của đối tượng giao tiếp.
1.1.7.2. Thiện chí trong giao tiếp
thể hiện ở việc chủ thể phải có tính thiện chí, mong muốn thực hiện mục đích
giao tiếp; có thái độ chân thành, trung thực, thẳng thắn, độ lượng, không ác ý,
không định kiến, hẹp hòi và luôn có thái độ hợp tác với đối tượng giao tiếp.
Đồng thời, sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu, những đòi hỏi và mong muốn
của đối tượng giao tiếp; sẵn sàng điều chỉnh bản thân theo những đòi hỏi,
mong muốn chính đáng của đối tượng giao tiếp.
1.1.7.3. Vô tư, không vụ lợi trong giao tiếp
Thể hiện ở việc chủ thể phải biết điều tiết các quan hệ lợi ích, luôn tôn
trọng lợi ích của đối tượng giao tiếp, không đề cao lợi ích cá nhân, không quá
tính toán thiệt hơn, sẵn sang hy sinh lợi ích để các pha giao tiếp thành công.
1.1.7.4. Đồng cảm trong giao tiếp
Thể hiện ở việc biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, thông cảm với điều
kiện, hoàn cảnh, đặc điểm riêng của người giao tiếp với mình; luôn thể hiện
sự am hiểu và biết đặt mình vào tâm lý, hoàn cảnh của đối tượng giao tiếp
nhằm tạo ra sự tin tưởng lẫn nhau.
1.1.8. Các giai đoạn chủ yếu của giao tiếp
Mỗi quá trình, pha giao tiếp thường gồm 3 giai đoạn chủ yếu sau:
1.1.8.1. Giai đoạn định hướng giao tiếp

Diễn ra trước khi giao tiếp, chủ thể xác định trước về mục đích, nội
dung, phương pháp, phương tiện, thời gian, địa điểm giao tiếp; dự kiến các
hình huống trong giao tiếp và cách xử trí nhằm mang lại hiệu quả cao.

13


1.1.8.2. Giao đoạn diễn biến giao tiếp
Đây là giai đoạn hiện thực hóa mục đích, nhiệm vụ, nội dung giao tiếp.
Chủ thể giao tiếp trực tiếp tiếp xúc, tác động qua lại với đối tượng giao tiếp.
Do đó, chủ thể phải tạo ra được bầu không khí tâm lý thoải mái, gây được
cảm tình, sự chú ý của đối tượng, biểu đạt các nội dung thông tin một cách
đầy đủ, sáng tỏ nhằm thực hiện mục đích giao tiếp.
1.1.8.3. Giai đoạn kết thúc giao tiếp
Các chủ thể thực hiện đối chiếu với mục đích, nội dung, yêu cầu đã đặt
ra; đánh giá những kết quả đạt được và chưa được, rút ra bài học kinh nghiệm
cho lần giao tiếp sau.
1.1.9. Chức năng của giao tiếp
1.1.9.1. Phối hợp hoạt động:
Trong quá trình giao tiếp cá nhân thực hiện phối hợp hoạt động cùng
nhau để giải quyết một nhiệm vụ nào đó, nhằm đạt tới mục đích chung nhất
định. Muốn vậy, các chủ thể phải gây được thiện cảm, xóa đi sự ngăn cách
tâm lý, làm cho mỗi cá nhân mạnh dạn bộc lộ tâm tư, tình cảm. Trên cơ sở sự
bộc lộ, tỏ thái độ của người khác để mỗi cá nhân tự điều chỉnh hành vi, cử
chỉ, lời nói, tình cảm, việc làm, ý nghĩ của mình cho thích hợp với hoàn cảnh,
với mục đích mỗi người.
1.1.9.2. Thông tin:
Thông qua quá trình giao tiếp giữa các cá nhân thực hiện sự trao đổi,
truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm, vốn sống, nhiệm vụ với nhau theo những
mục đích hoạt động cụ thể. Quá trình này mang tính chủ thể và gắn với điều

kiện hoạt động của đơn vị trong những giai đoạn khác nhau. Chức năng này
phụ thuộc khả năng huy động các cơ quan cảm giác để phản ánh của mỗi cá
nhân như: miệng nói, tai nghe, mắt nhìn, tay ra hiệu, óc phán đoán, khái quát,
trừu tượng hóa thông tin.

14


1.1.9.3. Nhận thức và đánh giá lẫn nhau:
Quá trình giao tiếp, mỗi các nhân luôn có mong muốn nhận thức được
người khác, tác động và đánh giá đối với họ; đồng thời, mỗi học sinh, sinh
viên luôn có xu hướng tự bộc lộ quan điểm, tư tưởng, mong muốn của mình
để người khác đánh giá nhận xét, đánh giá và thấu hiểu bản thân mình.
1.1.9.4. Định hướng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động:
Thông qua quá trình giao tiếp, các cá nhân thực hiện sự điều khiển,
điều chỉnh nhận thức, tình cảm, động cơ, mục đích, hành vi, hành động của
mình và của đối tượng giao tiếp. Đối với người giáo viên, giao tiếp nhằm thực
hiện sự tác động đến quá trình thực hiện nhiệm vụ của mỗi học sinh, sinh
viên; đánh giá và điều khiển, điều chỉnh các hoạt động ấy theo mục tiêu, kế
hoạch đã định.
1.2. Kỹ năng giao tiếp của ngƣời giáo viên, giảng viên GDQP&AN
1.2.1. Khái niệm kỹ năng giao tiếp của người giáo viên giảng viên
GDQP&AN
“Kỹ năng giao tiếp của người giáo viên, giảng viên quốc phòng và an
ninh là khả năng nhận biết nhanh chóng, chính xác những biểu hiện bên
ngoài cũng như diễn biến tâm lý bên trong của đối tượng và bản thân trong
giao tiếp; đồng thời, sử dụng hợp lý các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn
ngữ để điều chỉnh, điều khiển quá trình giao tiếp nhằm đạt mục đích”[4].
Kỹ năng giao tiếp của giáo viên, giảng viên quốc phòng và an ninh
phản ánh trình độ vận dụng những kiến thức, kỹ xảo vào những tình huống,

những pha giao tiếp mang lại hiệu quả giao tiếp. Đó là sự nhận biết nhanh
chóng, chính xác các khía cạnh tâm lý của đối tượng cũng như bản thân; đồng
thời, tác động và điều khiển được các khía cạnh tâm lý ấy nhằm đạt mục đích
giao tiếp. Khi thực hiện kỹ năng giao tiếp, giáo viên, giảng viên phải sử dụng
các phương tiện giao tiếp bao gồm ngôn ngữ, phi ngôn ngữ phù hợp với điều
kiện, hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.

15


×