Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay các dự án thuỷ điện tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN QUANG HUY

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY
CÁC DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI
NHÁNH GIA LAI

TP HỒ CHÍ MINH – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN QUANG HUY

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY
CÁC DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI
NHÁNH GIA LAI

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 8 34 02 01



Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA

TP HỒ CHÍ MINH – 2019


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hiện nay, thủy điện đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất điện,
đóng vai trị quan trọng cho an ninh năng lượng quốc gia.
Cho vay các dự án thủy điện là một trong những hoạt động truyền
thống của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và của
Chi nhánh Gia Lai nói riêng. Đối với BIDV Chi nhánh Gia Lai, trong những
năm qua hoạt động cho vay đối với các dự án thủy điện đã góp phần giúp chi
nhánh hồn thành xuất xắc các chỉ tiêu kinh doanh, tuy nhiên vẫn còn những
tồn tại, rủi ro trong hoạt động cho vay ngành thủy điện. Các rủi ro đối với cho
vay các Dự án thuỷ điện đến nay tuy chưa ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh
doanh của Chi nhánh, tuy nhiên do Dư nợ của các Dự án thuỷ điện tại Chi
nhánh Gia Lai là tương đối cao do đó nếu khơng có các biện pháp kiểm sốt
rủi ro thì nếu một trong các Dự án thuỷ điện xảy ra rủi ro sẽ ảnh hưởng ngay
tới hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh, các chỉ số rủi ro về nợ xấu, nợ q
hạn sẽ vượt q tỷ lệ bình qn có thể chấp nhận được, từ đó có thể ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Các giải pháp nâng
cao hiệu quả cho vay các Dự án thuỷ điện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt nam – Chi nhánh Gia Lai”. Làm đề tài luận văn của mình.
Kết cấu luận văn bao gồm 3 chương với các nội dung chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về cho vay và hiệu quả cho vay các dự án thuỷ
điện của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng hiệu quả cho vay các dự án thuỷ điện tại Ngân
Hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Gia Lai

Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay các dự án thuỷ
điện tại Ngân Hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Gia
Lai.


Tác giả sử dụng những dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để đưa ra các nhận định
làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả công tác
cho vay các dự án thuỷ điện tại BIDV Gia Lai.
Trong chương 1, tác giả hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản về cho
vay và hiệu quả cho vay dự án đầu tư và cho vay các dự án thuỷ điện trong đó
tác giả làm rõ khái niệm cho vay, thời hạn cho vay và các hình thức cho vay
cũng như vai trị của của cho vay các dự án thuỷ điện trên các mặt kinh tế, xã
hội và Ngân hàng.
Khái niệm về hiệu quả kinh doanh bản chất của hiệu quả kinh doanh và
quan niệm về hiệu quả cho vay các dự án thuỷ điện cũng như sự cần thiết phải
nâng cao hiệu quả cho vay các dự án thuỷ điện.
Nâng cao hiệu quả cho vay các dự án thuỷ điện là cần thiết để phát triển
kinh tế và hỗ trợ bổ sung nguồn năng lượng cho sự phát triển quốc gia.
Nâng cao hiệu quả cho vay quyết định sự tồn tại và phát triển của các
ngân hàng thương mại.
Để đánh giá hiệu quả cho vay các dự án thuỷ điện, luận văn đưa ra các
chỉ tiêu định tính và định lượng như:
Chỉ tiêu định tính.
Chỉ tiêu định lượng.
Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
Nhóm chỉ tiêu tăng trưởng hoạt động cho vay
- Doanh số cho vay
- Dư nợ cho vay
Nhóm chỉ tiêu phản ánh độ an tồn
- Nợ q hạn và tỉ lệ nợ quá hạn

- Tỉ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản
- Nợ khó địi và tỷ lệ nợ khó địi


- Chỉ tiêu vịng quay vốn tín dụng
Từ những lý luận trên, tác giả có thêm cơ sở và phương pháp luận đúng
đắn để đi vào đánh giá thực trạng hiệu quả cho vay các dự án thuỷ điện của
BIDV Gia Lai trong chương 2.
Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu khái quát về BIDV Gia Lai đồng
thời tác giả phân tích thực trạng hiệu quả cơng tác cho vay các dự án thuỷ
điện tại BIDV Gia Lai. Qua phân tích thực trạng hoạt động cho vay các dự án
thuỷ điện, dựa trên một số chỉ tiêu đánh giá gồm định lượng và định tính, có
thể thấy trong những năm vừa qua công tác cho vay các dự án thuỷ điện đã có
những kết quả tốt.
+ Tốc độ tăng trưởng cho vay đối với dự án thuỷ điện từ 2013-2017.
+ Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn đối với cho vay các dự án thuỷ điện.
+ Lợi nhuận từ cho vay các dự án thuỷ điện từ 2013-2017, con số này
khơng ngừng tăng qua các năm, điều đó cho thấy hoạt động cho vay các dự án
thuỷ điện là một trong những hoạt động chủ yếu của Chi nhánh và tiếp tục
duy trì trong những năm tới.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong hoạt động cho vay các dự án
thuỷ điện còn tồn tại và chưa hiệu cần phải giải quyết như sau:
Một là, Nguồn vốn để cho vay các Dự án thuỷ điện (nguồn vốn trung
dài hạn) trên tổng nguồn vốn cho vay thấp.
Hai là, việc trích dự phịng rủi ro cho các khoản nợ nhóm 2, nợ xấu lớn
ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh.
Ba là, chất lượng cán bộ còn nhiều bất cập, còn thiếu kinh nghiệm nên
khi cho vay các dự án thuỷ điện công tác thẩm định dự án trên phương diện
kinh tế kỹ thuật và tư vấn đầu tư của cán bộ tín dụng thực hiện chưa được tốt.
Bốn là, tỷ lệ lợi nhuận từ cho vay các dự án thuỷ điện trên tổng dư nợ

cho vay thấp.


Năm là, hệ thống thơng tin tín dụng cịn nhiều hạn chế.
Sáu là, hệ thống kiểm soát chưa hiệu quả.
Trên cơ sở các nguyên nhân của những hạn chế rút ra từ q trình phân
tích ở chương 2 về thực trạng hiệu quả cho vay các dự án thuỷ điện của BIDV
Gia Lai tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay
các dự án thuỷ điện tại BIDV Gia Lai trong chương 3.
Trong chương 3, tác giả nêu lên định hướng phát triển hoạt động kinh
doanh của BIDV Gia Lai và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng
cao hiệu quả cho vay các dự án thuỷ điện tại BIDV Gia Lai bao gồm:
Nhóm giải pháp về giảm chi phí.
Nhóm giải pháp tăng lợi nhuận
Nhóm giải pháp hỗ trợ
Trong tồn bộ luận văn, tác giả đã nêu ra những vấn đề lý luận cơ bản ở
chương 1, phân tích thực trạng ở chương 2 và nêu ra giải pháp ở chương 3.
tác giả đã đánh giá được hiệu quả cho vay các dự án thuỷ điện tại BIDV Gia
Lai, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này.
Do những hạn chế về kiến thức, thời gian nghiên cứu cũng như kinh
nghiệm thực tế nên luận văn này của em khơng tránh khỏi những thiếu sót, vì
vậy em rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy cơ cũng như từ phía ngân
hàng.
Qua đây, tác giả cũng muốn gửi lời cảm ơn của mình đến thầy giáo
hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Tuyết Nga và BIDV Gia Lai đã giúp đỡ tác giả
hoàn thành luận văn này.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: NGUYỄN QUANG HUY

Sinh ngày 10 tháng 10 năm 1983 – tại Gia Lai
Quê quán: Nhơn Mỹ, An Nhơn Bình Định.
Hiện cơng tác tại: Phịng Khách hàng Doanh nghiệp 2 - Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai.
Là học viên cao học lớp: CH18B1 của Trường Đại học Ngân hàng
Thành phố Hồ Chí Minh.
Cam đoan đề tài: “Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay các dự
án thuỷ điện tại Ngân Hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi
Nhánh Gia Lai”.
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 020118160082
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA.
Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí
Minh.
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ
một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác
giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được
công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các
trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm về lời cam đoan của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 05 năm 2019
Người cam đoan


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy
hướng dẫn khoa học của tôi, TS. Nguyễn Thị Tuyết Nga, người đã tận tình
hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tơi với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt
quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt

những kiến thức khoa học chuyên ngành, chia sẻ kinh nghiệm cho tôi trong
thời gian học tại lớp Cao học Tài chính Ngân hàng vừa qua.
Xin cảm ơn các Thầy, Cơ Phịng đào tạo sau đại học đã tạo điều kiện cho
tôi cập nhật các thông tin liên quan kịp thời trong suốt quá trình học và làm đề
tài luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh chị đồng nghiệp tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai đã
cung cấp các số liệu và tạo điều kiện giúp tơi hồn thành đề tài nghiên cứu
này.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người
đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thời gian làm
luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài này một cách hoàn chỉnh
nhất. Xong vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác nghiên cứu khoa
học cũng như kiến thức cịn hạn chế nên sẽ khơng thể tránh khỏi các sai sót.
Tơi rất mong nhận được sự góp ý của các Giảng viên và các bạn đọc để có thể
hồn chỉnh luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY VÀ HIỆU QUẢ CHO
VAY CÁC DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ... 5
1.1 Tổng quan về cho vay dự án đầu tư trung dài hạn của NHTM ...... 5

1.1.1. Khái niêm về cho vay của ngân hàng thương mại………………5
1.1.2. Phân loại các loại hình cho vay của ngân hàng thương mại…….6
1.1.3. Vai trò của cho vay trung dài hạn Ngân hàng thương mại đối với
nền kinh tế …...............……………………………………………………...11
1.1.4. Quy định về cho vay dự án đầu tư trung và dài hạn …..……….12
1.1.5. Nguồn vốn cho vay dự án đầu tư trung và dài hạn của NHTM..13
1.1.6. Quy định về cấp tín dụng cho vay đối với dự án thuỷ
điện…………………………………………………………………………..14
1.2. Hiệu quả cho vay các dự án thuỷ điện của Ngân hảng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam ..………………………………………………..16
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh ………………………….…16
1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay của BIDV đối với các dự án
đầu tư thuỷ điện ……………………………………………………………..18
1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay đầu tư dự án
thuỷ điện của BIDV …………………………………………………………25
Tóm tắt chương 1...…………………………………………………………32


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY CÁC DỰ ÁN
THUỶ ĐIỆN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH GIA LAI…………………………………….33
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam Chi
nhánh Gia Lai. ...................................................................................... ....33
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................... 33
2.1.2 Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai ................................................................ 35
2.2 Thực trạng hiệu quả cho vay các dự án thuỷ điện của Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai ............... 41
2.2.1. Quy mô cho vay các dự án thuỷ điện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai ........................................... 41

2.2.2. Nguồn vốn BIDV Gia Lai huy động để cho vay dài hạn .............. 44
2.2.3 Độ an toàn trong cho vay đối với các dự án thuỷ điện của chi nhánh
.......................................................................................................... ....... 47
2.2.4 Lợi ích từ cho vay các dự án thuỷ điện tại Chi nhánh ................... 50
2.3 Đánh giá khái quát về hiệu quả cho vay các dự án thuỷ điện tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai
..................................................................................................................... 54
2.3.1. Kết quả đạt được .......................................................................... 54
2.3.2. Những mặt còn tồn tại và chưa hiệu quả trong cho vay các dự án
thuỷ điện tại BIDV Gia Lai .................................................................... 58
2.2.3 Nguyên nhân của những tồn tại và chưa hiệu quả ........................ 59
Tóm tắt chương 2...…………………………………………………………65


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY CÁC DỰ
ÁN THUỶ ĐIỆN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH GIA LAI……………………….....................66
3.1 Định hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai .............................................................. 66
3.1.1 Định hướng chung về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai đến năm 2023 ...... 66
3.1.2 Định hướng và kỳ vọng cho vay các dự án đầu tư thuỷ điện ........ 68
3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay các dự án thuỷ điện tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai
..................................................................................................................... 70
3.2.1 Giải pháp về giảm chi phí đầu vào ................................................. 71
3.2.2 Giải pháp giảm tỷ lệ nợ q hạn, nợ xấu . ...................................... 72
3.2.3 Có chính sách hợp lý ..................................................................... 74
3.2.4 Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính đối với các dự án thuỷ
điện .......................................................................................................... 77

3.2.5 Nâng cao trình độ Cán bộ Quản lý khách hàng ............................ 83
3.2.6 Phát triển hệ thống thu thập thông tin ............................................. 85
3.2.7 Nâng cao vai trị của cơng tác thanh tra kiểm soát ........................ 86
3.2.8 Một số giải pháp hỗ trợ khác ........................................................ 87
3.3 Một số kiến nghị ................................................................................. 88
3.3.1 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước ........................................... 88
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ........................ 91
3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
.................................................................................................................. 92
Tóm tắt chương 3...…………………………………………………………95
KẾT LUẬN..........…………………………………………………………..96


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1

ATM

Máy rút tiền tự động

2

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

3

BSMS


4

BIDV GIA LAI

5

CIC

Trung tâm thơng tin tín dụng

6

CN

Chi nhánh

7

DATĐ

Dự án thuỷ điện

8

FDI

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

9


FTP

Cơ chế quản lý vốn tập trung

10

GDP

Tổng thu nhập quốc dân

11

HSC

Hội sở chính

12

INTERNET BANKING

Ngân hàng trực tuyến

13

LIBOR

Lãi suất liên ngân hàng London

14


NHNN

Ngân hàng nhà nước

15

NHTM

Ngân hàng thương mại

16

NIM

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần

17

QLVTT

Quản lý vốn tập trung

18

SIBOR

Lãi suất liên ngân hàng Singapore

19


TCTD

Tổ chức tín dụng

20

DATĐ

Dự án thuỷ điện

21

TMCP

Thương mại cổ phần

22

VAMC

Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng

Dịch vụ nhắn tin tự động tài khoản khách hàng
qua điện thoại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
– Chi nhánh Gia Lai


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của BIDV Chi nhánh Gia Lai (Từ năm 2014 – 2016)

– Trang 36
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay các dự án thuỷ điện – Trang 40
Bảng 2.3: Tình hình dư nợ cho vay các dự án thuỷ điện từ năm 2013-2017 – Trang
42
Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn và cơ cấu nguồn vốn năm 2014, 2015, 2016,
2017 – Trang 45
Bảng 2.5: Nợ quá hạn (Nợ nhóm 2) cho vay dự án trung dài hạn và cho vay các Dự
án thủy điện – Trang 47
Bảng 2.6: Nợ xấu (Nợ nhóm 3 - nhóm 5) cho vay trung dài hạn và cho vay các Dự
án thủy điện – Trang 48
Bảng 2.7: Tình hình thu nhập, chi phí và trích lập DPRR từ cho vay các dự án thuỷ
điện năm 2014-2017 – Trang 49
Bảng 2.8 Lợi nhuận từ cho vay dự án thuỷ điện năm 2013-2017 – Trang 51
Bảng 2.9 Tình hình doanh lợi tổng vốn cho vay các dự án thuỷ điện và mức doanh
lợi doanh thu vốn cho vay các dự án thuỷ điện 2014-2017 – Trang 52
Bảng 2.10: Lợi nhuận từ cho vay dự án thuỷ điện 2014-2017 – Trang 56
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu kế hoạch định hướng giai đoạn 2018-2023 – Trang 65


DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của BIDV Gia Lai – Trang 34
Biểu đồ 2.2: Tình hình dư nợ cho vay của BIDV Gia Lai giai đoạn 2013-2017
– Trang 41
Sơ đồ 2.3: HSC thực hiện điều hịa vốn giữa các chi nhánh thơng qua cơ chế
“mua/bán” vốn – Trang 44
Sơ đồ 2.4: Tình hình huy động vốn và cơ cấu nguồn vốn từ năm 2014 – 2017
– Trang 46


1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay nhu cầu sử dụng điện để phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt ngày
càng tăng với mức từ 13%-15%/năm. Theo đánh giá của Tập đoàn điện lực
Việt Nam (EVN), Việt Nam đã không thể đáp ứng nhu cầu điện khoảng 3%
trong 5 năm qua và EVN cần phải đầu tư 3 tỷ đô la/năm cho các nhà máy điện
mới và hạ tầng cơ sở truyền dẫn trong khoảng giữa năm 2011 và năm 2020.
Do vậy, để bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, phát triển các nguồn điện
theo hướng năng lượng sạch thì thủy điện đang là một hướng đi của Việt
Nam. Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có
xét tới năm 2030, Việt Nam tiếp tục ưu tiên phát triển các nguồn thủy điện,
đưa tổng công suất các nguồn thủy điện từ 9.200 MW (2011) lên 17.400 MW
vào năm 2020. Trên thực tế, hiện nay thủy điện đang chiếm tỷ trọng lớn trong
cơ cấu sản xuất điện, đóng vai trị quan trọng cho an ninh năng lượng quốc
gia. Ngoài mục tiêu phát điện, các nhà máy thủy điện cịn có nhiệm vụ cắt và
chống lũ cho hạ du trong mùa mưa bão, đồng thời cung cấp nước phục vụ sản
xuất và nhu cầu dân sinh trong mùa khơ. Việt Nam hiện có 75 cơng trình thủy
điện lớn và khoảng hơn 470 cơng trình thủy điện vừa và nhỏ có cơng suất từ
1.000-3.000 MW. Nước ta có 2.360 con sơng đây sẽ là điều kiện thuận lợi để
phát triển thủy điện, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Việc đầu tư vào các Dự án thủy điện là công cụ thực hiện chủ trương
của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội theo chủ trương chung về
việc phát triển hạn tầng năng lượng quốc gia đáp ứng nhu cầu năng lượng
ngày càng tăng của xã hội. Thông qua sự đánh giá, phân tích hiệu quả của các
dự án thủy điện đã góp phần khai thác tiềm năng về tài nguyên nước (năng
lượng sạch), lao động và tiền vốn để tăng năng lực sản xuất xã hội, giải quyết
công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động … Mặt khác, các dự án
thủy điện cũng tạo nguồn thu vững chắc cho ngân sách Nhà nước: Trong
trường hợp nguồn điện sản xuất ra được tiêu thụ với khối lượng lớn, ổn định

sẽ tạo ra nguồn thu cho ngân sách từ thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên


2

nước, thuế mơi trường rừng. Do đó việc đầu tư vào các dự án thủy điện tại các
vùng miền được nâng cao sẽ góp phần tăng hiệu quả sản xuất xã hội, đảm bảo
sự phát triển cân đối giữa các vùng, các ngành trong cả nước, ổn định và phát
triển kinh tế.
Bắt kịp nhu cầu vốn của các dự án thủy điện, các ngân hàng thương
mại đã đưa ra các gói sản phẩm tín dụng cho vay dự án thủy điện cũng như
quy trình, thủ tục cho vay lĩnh vực này. Cho vay các dự án thủy điện là một
trong những hoạt động truyền thống của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam nói chung và của Chi nhánh Gia Lai nói riêng. Đối với BIDV
Chi nhánh Gia Lai, trong những năm qua hoạt động cho vay đối với các dự án
thủy điện đã góp phần giúp chi nhánh hoàn thành xuất xắc các chỉ tiêu kinh
doanh, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại, rủi ro trong hoạt động cho vay ngành
thủy điện. Các rủi ro đối với cho vay các Dự án thuỷ điện đến nay tuy chưa
ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh, tuy nhiên do Dư nợ
của các Dự án thuỷ điện tại Chi nhánh Gia Lai là tương đối cao do đó nếu
khơng có các biện pháp kiểm sốt rủi ro thì nếu một trong các Dự án thuỷ
điện xảy ra rủi ro sẽ ảnh hưởng ngay tới hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh,
các chỉ số rủi ro về nợ xấu, nợ quá hạn sẽ vượt quá tỷ lệ bình qn có thể chấp
nhận được, từ đó có thể ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
của Chi nhánh.
Xuất phát từ thực tiễn đó, nhằm đánh giá một cách cụ thể và chính xác
hiệu quả cho vay đối với các dự án thủy điện, qua đó đưa ra các giải pháp góp
phần khai thác tối đa những tiềm năng sẵn có, nâng cao hiệu quả cho vay tại
BIDV Chi nhánh Gia Lai, tác giả chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả cho vay
các dự án thủy điện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt NamChi nhánh Gia Lai ”.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá thực trạng và hiệu quả cho vay đối với các Dự án thuỷ điện
tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai.


3

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay các Dự án thủy điện
và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay các Dự án thuỷ điện tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai trong
thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa một số quan điểm về cơ sở lý luận trong cho vay đối với
các Dự án thuỷ điện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và thực trạng cho vay cho
vay đối với các Dự án thuỷ điện tại BIDV – Chi nhánh Gia Lai những năm
vừa qua.
- Đúc rút được những mặt tích cực, hạn chế trong cơng tác cho vay đối
với các Dự án thuỷ điện tại BIDV – Chi nhánh Gia Lai. Phân tích các ngun
nhân cịn tồn tại trong công tác cho vay đối với các Dự án thuỷ điện tại BIDV
Chi nhánh Gia Lai.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho
vay các Dự án thuỷ điện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
– Chi nhánh Gia Lai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay đối với các Dự án thuỷ điện
của BIDV Chi nhánh Gia Lai.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu mảng hoạt động cho vay đối
với các Dự án thuỷ điện tại BIDV Chi nhánh Gia Lai trong khoảng thời gian

từ năm 2013 đến năm 2017 và kiến nghị đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Do tính chất của đề tài chủ yếu dựa vào dữ liệu đã có của một NHTM,
kết hợp với sự quan sát những yếu tố, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế
của hiệu quả cho vay các dự án thuỷ điện của những trường hợp thực tế. Qua
đó tiến hành phân tích và rút ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả cho vay
các dự án thuỷ điện của NHTM.


4

Vì vậy luận văn này sử dụng phương pháp chủ yếu là phương pháp
định tính. Ngồi ra, tác giả cịn sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê so
sánh đối chiếu, phân tích và suy luận logic có sử dụng công thức, bảng biểu,
thu thập thông tin, tài liệu qua sách, Internet để phục vụ quá trình nghiên cứu.
Đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích
đặt ra trong luận văn.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục các cơng trình
nghiên cứu, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, kết cấu của luận văn
được chia làm 3 Chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về cho vay và hiệu quả cho vay các dự án thuỷ
điện của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng hiệu quả cho vay các dự án thuỷ điện tại Ngân
Hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Gia Lai
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay các dự án thuỷ
điện tại Ngân Hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Gia
Lai.



5

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY VÀ HIỆU QUẢ CHO VAY
CÁC DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về cho vay dự án đầu tư trung dài hạn của NHTM
1.1.1 Khái niêm về cho vay của ngân hàng thương mại
Với nền kinh tế hiện đại, ngân hàng thương mại là một trong những tổ
chức tín dụng quan trọng bậc nhất. Nó cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng
và hữu ích nhất. Một trong rất nhiều dịch vụ của ngân hàng thương mại là cho
vay. Cho vay đem lại lợi nhuận cho ngân hàng, đồng thời cũng gắn liền với
quá trình hình thành và phát triển của một ngân hàng thương mại. Trong các
hoạt động cho vay thì hoạt động cho vay doanh nghiệp là một mục tiêu hàng
đầu để mở rộng tín dụng của các ngân hàng. Không chỉ ở các nước đang phát
triển như Việt Nam hiện nay mà ngay đến cả các cường quốc cũng coi khách
hàng doanh nghiệp là đối tượng chú ý của các ngân hàng thương mại. Hoạt
động cho vay của ngân hàng thương mại được hiểu như sau : “ Cho vay là
một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng thương mại (NHTM) giao cho
khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào một mục đích và thời gian
nhất định theo thoả thuận với ngun tắc có hồn trả gốc và lãi”.
Từ khái niệm trên, hoạt động cho vay là một giao dịch về tài sản trên cơ
sở hồn trả và có các đặc điểm sau:
- Tài sản giao dịch trong quan hệ cho vay là hình thức cho vay bằng tiền.
- Xuất phát từ ngun tắc hồn trả, vì vậy ngân hàng khi chuyển giao
tài sản cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng phải có cơ sở để tin rằng
doanh nghiệp sẽ hoàn trả đúng hạn.
- Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói
cách khác là doanh nghiệp phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc.



6

- Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở cam
kết hồn trả vơ điều kiện.
1.1.2 Phân loại các loại hình cho vay của ngân hàng thương mại
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế với xu hướng tự do hoá, các
NHTM hiện nay ln ln nghiên cứu và đưa ra các hình thức cho vay khác
nhau, để có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất
và tái sản xuất, từ đó đa dạng hố các danh mục đầu tư, mở rộng tín dụng, thu
hút khách hàng, tăng lợi nhuận và phân tán rủi ro. Dựa vào nhiều tiêu thức mà
NHTM phân chia thành các khoản cho vay.
Căn cứ vào thời hạn cho vay: gồm có cho vay ngắn han, cho vay trung
hạn và cho vay dài hạn.
Cho vay ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn không quá 12 tháng
(1năm). Cho vay ngắn hạn thường được sử dụng để cho vay bổ sung vốn lưu
động và các nhu cầu thiếu hụt tạm thời về vốn của các chủ thể vay vốn.
Cho vay trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm.
Cho vay trung hạn thường được sử dụng để cho vay sửa chữa, cải tạo tài sản cố
định, các nhu cầu mua sắm tài sản cố định… có thời gian thu hồi vốn nhanh
hoặc các nhu cầu thiếu hụt vốn nhưng có thời hạn hồn vốn trên một năm.
Cho vay dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 5 năm. Cho vay
dài hạn thường được sử dụng để cho vay các nhu cầu mua sắm tài sản cố
định, xây dựng cơ bản… có thời gian thu hồi vốn lâu (thời gian hoàn vốn
vay trên 5 năm).
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay: có cho vay sản xuất và cho vay
tiêu dùng.
Cho vay sản xuất, lưu thơng hàng hố: là loại tín dụng được cung cấp
cho các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hố. Nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn
trong q trình sản xuất kinh doanh để dự trữ nguyên vật liệu, chi phí sản xuất



7

hoặc đáp ứng nhu cầu thiếu vốn trong quan hệ thanh toán giữa các chủ thể
kinh tế.
Cho vay tiêu dùng: là loại tín dụng được sử dụng để cho vay các nhu
cầu tiêu dùng. Loại tín dụng này thường được sử dụng để cho vay các cá nhân
đáp ứng cho nhu cầu phục vụ đời sống và thường được thu hồi dần từ nguồn
thu nhập của cá nhân vay vốn.
Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: gồm cho vay có
bảo đảm và cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản.
Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: gồm hai loại
Món vay được đảm bảo bằng tài sản của khách hàng vay : Hình thức
đảm bảo là cầp cố hoặc thế chấp. Các món vay có đảm bảo bằng tài sản của
khách hàng sẽ an toàn hơn cho ngân hàng, song gặp khó khăn trong việc định
giá, bảo quản, làm cho thời gian phân tích tín dụng kéo dài.
Món vay được đảm bảo bằng tài sản hình thành từ nguồn tài trợ của
ngân hàng. Đây là biện pháp cuối cùng để ngân hàng có thể hạn chế việc bán
tài sản hình thành từ vốn vay. Tuy nhiên, nếu người vay khơng trả được nợ thì
phần lớn tài sản đảm bảo này cũng giảm giá hoặc khó bán. Do vậy ngân hàng
cũng khó có thể thu hồi đủ gốc và lãi.
Cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản: gồm ba loại sau đây
Cho vay bảo đảm bằng uy tín của người vay : Thơng thường là những
món vay nhỏ, ngân hàng cho vay đối với khách hàng có quan hệ lâu dài và
khách hàng có uy tín cao.
Cho vay bảo đảm bằng uy tín của bên thứ ba : Đây là sự bảo lãnh của
bên thứ ba đối với khoản vay. Bên thứ ba cam kết sẽ trả thay cho khách hàng
nếu người vay không trả được nợ cho ngân hàng.
Cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản theo chỉ định của Chính phủ:
Một số khoản vay riêng biệt Chính phủ yêu cầu ngân hàng cho vay.



8

Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn: có cho vay vốn lưu động và
cho vay vốn cố định.
Cho vay vốn lưu động: được cung cấp để bổ sung vốn lưu động cho các
thành phần kinh tế, có quan hệ tín dụng với ngân hàng.
Cho vay vốn cố định: cho vay để hình thành nên tài sản cố định cho các
thành phần kinh tế, có quan hệ tín dụng với ngân hàng.
Căn cứ vào hình thức cho vay: gồm có cho vay trực tiếp và cho vay
gián tiếp.
Cho vay trực tiếp: Đây là hình thức cho vay phổ biến nhất của ngân
hàng. Ngân hàng cho vay trực tiếp đối với khách hàng và thu nợ cũng từ
khách hàng vay. Khách hàng là người chịu hoàn toàn trách nhiệm về khoản
vay của mình.
Cho vay gián tiếp: Hình thức cho vay này không phổ biến như cho vay
trực tiếp, tuy nhiên trong một số trương hợp ngân hàng vẫn cho vay gián tiếp
bởi khi đó sẽ đem lại lợi ích cho cả ngân hàng và người vay. Một số nhóm,
hội, tổ chức thành lập theo mục đích riêng nhưng đều dựa trên việc bảo vệ
quyền lợi chung của các thành viên. Ngân hàng cho các thành viên trong
nhóm hội vay thơng qua các tổ chức trung gian này. Tổ chức trung gian có thể
đứng ra bảo lãnh, thu nợ, phát tiền vay… cho các thành viên. Đối với các
thành viên khơng có hay khơng đủ tài sản thế chấp thì việc cho vay này rất có
lợi cho họ.
Căn cứ vào phương thức cho vay: Đây là cách phân chia thông dụng
nhất mà các NHTM hay sử dụng. Với cách phân chia này, ngân hàng dễ dàng
kiểm sốt món vay và có biện pháp xử lí kịp thời. Bao gồm:
Cho vay thấu chi : Là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép
người vay chi trội (vượt) trên số dư tiền gửi thanh tốn của mình đến một giới

hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Giới hạn này gọi là hạn


9

mức thấu chi. Khi khách hàng có tiền nhập về tài khoản tiền gửi, ngân hàng sẽ
thu nợ gốc và lãi. Số lãi mà khách hàng phải trả :
Số lãi phải trả = thời gian thấu chi * Lãi suất thấu chi * số tiền thấu chi
Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản,
phần lớn khơng có tài sản đảm bảo. Hình thức này chỉ áp dụng đối với khách
hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kỳ thu nhập ngắn.
Cho vay trực tiếp từng lần : Hình thức này tương đối phổ biến trong
hoạt động cho vay của ngân hàng. Ngân hàng cho vay đối với một số khách
hàng khơng có nhu cầu vay thường xun hoặc khơng đủ điều kiện để được
cấp hạn mức thấu chi. Những khách hàng này chỉ sử dụng vốn của ngân hàng
trong một số giai đoạn nhất định của nhu cầu kinh doanh. Nghiệp vụ cho vay
từng lần đơn giản, dễ kiểm soát từng món vay riêng lẻ. Số tiền cho vay
thường dựa trên tài sản đảm bảo.
Cho vay theo hạn mức : Là hình thức cho vay mà ngân hàng thoả
thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng số dư tối đa tại thời điẻm tính.
Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kì hoặc cuối kì. Trên cơ sở kế hoạch
sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng mà
ngân hàng sẽ cấp hạn mức tín dụng hợp lý. Trong kỳ kế hoạch khách hàng
có thể vay trả nhiều lần nhưng dư nợ khơng được vượt q hạn mức tín
dụng. Trường hợp ngân hàng quy định hạn mức cuối kỳ thì dư nợ trong kỳ
có thể lớn hơn hạn mức. Tuy nhiên khách hàng phải đảm bảo dư nợ cuối kì
khơng được vượt quá hạn mức. Hình thức cho vay này phù hợp với khách
hàng có nhu cầu vay thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá
trình sản xuất kinh doanh.
Cho vay luân chuyển : Việc cho vay dựa trên luân chuyển của hàng

hố. Để đề phịng sụ thiếu vốn khi mua hàng, từ đầu kì ngân hàng và khách
hàng đã có sự thoả thuận về phưong thức vay, hạn mức tín dụng, nguồn cung


10

cấp hàng hoá và khả năng tiêu thụ. Ngân hàng và khách hàng đều phải nghiên
cứu kế hoạch lưu chuyển hàng hố để dự đốn dịng ngân quỹ trong thời gian
tới. Người cho vay cam kết khoản vay được trả cho người bán và mọi khoản
thu bán hàng đều dùng để trả vào tài khoản tiền vay trước khi được trích trả
lại tài khoản tiền gửi thanh tốn của khách hàng. Cho vay luân chuyển thường
áp dụng đối với doanh nghiệp thương nghiệp hoặc sản xuất kinh doanh có chu
kì tiêu thụ ngắn ngày, có quan hệ vay mượn thường xuyên với ngân hàng.
Cho vay theo dự án đầu tư : khách hàng có nhu cầu vay thêm vốn phục
vụ dự án đầu tư và ngân hàng xét thấy dự án khả thi, hiệu quả cao sẽ đưa ra
quyết định cho vay.
Mức cho vay = tổng nhu cầu vốn của dự án - vốn chủ sở hữu đầu tư
vào dự án - vốn khác (nếu có)
Cho vay trả góp: Ngân hàng cho khách hàng vay với điều kiện trả gốc
làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng thoả thuận. Cho vay trả góp thường áp
dụng đối với khoản vay trung và dài hạn dùng để tài trợ cho tài sản cố định
hoặc hàng lâu bền. Ngân hàng thường cho vay trả góp đối với người tiêu dùng
thơng qua hạn mức nhất định. Ngân hàng có thể thanh tốn cho người bán lẻ
về số hàng hoá mà người mua đã trả góp. Các cửa hàng này trở thành đại lí
thu tiền cho ngân hàng hoặc khách hàng trả trực tiếp cho ngân hàng. Khách
hàng thường dùng tài sản mua trả góp làm vật đảm bảo và việc thu hồi nợ của
ngân hàng phụ thuộc vào thu nhập hàng tháng của khách hàng. Vì vậy rủi ro
trong cho vay trả góp lớn. Do đó lãi suất cho vay trả góp thường cao hơn các
hình thức cho vay khác.
Cho vay thơng qua việc phát hành và sử dụng thẻ tín dụng : Ngân hàng

cho khách hàng vay trong phạm vi số dư nhất định và chuyển vào tài khoản
cho khách hàng. Khách hàng được cấp thẻ tín dụng để thanh tốn tiền mua
hàng hoá dịch vụ hoặc rút tiền tại ATM hay điểm ứng tiền mặt của ngân hàng.


11

Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phịng : Ngân hàng cam kết cho
khách hàng vay vốn trong một hạn mức tín dụng nhất định đã thoả thuận từ
trước. Khách hàng có thể khơng sử dụng đến hạn mức này nếu khơng có nhu
cầu. Trường hợp này chỉ áp dụng đối với một số tình huống khách hàng
khơng dự đốn được chi phí phát sinh trong một khoảng thời gian nào đó.
1.1.3 Vai trị của cho vay trung dài hạn Ngân hàng thương mại đối
với nền kinh tế
Tín dụng có vai trị quan trọng trọng nền kinh tế, hoạt động tín dụng
trung - dài hạn nếu có hiệu quả sẽ có tác động tới mọi lĩnh vực kinh tế - chính
trị - xã hội. Phát triển cho vay tín dụng trung - dài hạn sẽ giảm bớt đáng kể
các khoản bao cấp từ ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản và giảm bớt thâm
hụt ngân sách. Xuất phát từ chức năng tập trung và phân phối lại vốn trong
nền kinh tế tín dụng trung - dài hạn đã thu hút được nguồn vốn dư thừa, tạm
thời nhàn rỗi để đưa vào sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh
nghiệp, từ đó phục vụ cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Mặc dù là một đơn vị kinh doanh, nhưng các ngân hàng quốc doanh
vẫn là một bộ phận của nhà nước, hoạt động tín dụng trung - dài hạn cũng
nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia thông qua các chính
sách ưu đãi trong tín dụng. Về nguyên tắc, ngân hàng ưu đãi đối với các cơng
trình sản xuất trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hoá và thắt chặt điều kiện vay
vốn với doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ.
Đầu tư tín dụng trung - dài hạn của ngân hàng theo trọng điểm của
ngành và trong nội bộ từng ngành góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý.

Hoạt động tín dụng theo chiều sâu, xây dựng mới… đã tạo ra cơ sở vật chất kĩ
thuật vững chắc cho nền kinh tế phát triển lâu dài, góp phần tăng cường kim
ngạch xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong cạnh
tranh trên thị trường quốc tế. Với năng lực sản xuất tăng, hàng hoá sản phẩm


×