Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Văn hóa truyền thông đại chúng ở việt nam trong điều kiện kinh tế thị trường và toàn cầu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.58 MB, 105 trang )


VÂN HÓA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG ở VIỆT NAM
TRONG ĐIẼU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÂ TOÀN CẨU HÓA


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PGS.TS. Đặng Thị Thu Hương

VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
ở VIỆT NAM
TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ t h ị
VÀ TOÀN CẦU HÓA

trư ờ n g

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


Nhóm biên soạn
PGS.TS. Nguyễn ĩh àn h Lợi
TS.Trẩn Bá Dung
PGS.TS. Nguyễn Thế Kỷ
PGS.TS. Đinh Văn Hường
PGS.TS. Mai Quỳnh Nam
6

TS. Đỗ Thị Quyên

7



PGS.TS. Hoàng Tất Thắng

8

TS. Huỳnh Văn Thông

9

TS.Bùi ChíTrung

10

TS. Trương Thị Kiên


MỤC LỤC
Trang

Lời tựa.................................................................................................. 11
Lời nói đ ấu............................................................................................ 15
M ở đ ầ u ..................................................................................... 19

Chương I
TRUYỂN THÔNG ĐẠI CHÚNG, VẪN HÓA ĐẠI CHÚNG
VÀ VẨN HÓA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẨU HÓA
1.1. Khái niệm ....................................................................................... 41
1.2. Nghiên cứu văn hóa truyến thông đại chúng - quan điểm tiếp cận liên ngành
và đa n g à n h .................................................................................... 51

1.3. Văn hóa, truyền thông đại chúng, tư tưởng và bá quyền................................ 65
1.4. Cơ chế tác động của truyển thông đại chúng đối với văn hóa đại chúng
và đặc điểm của văn hóa truỵển thông đại chúng........................................ 72
1.5. Văn hóa truyển thông đại chúng trong bổi cảnh toàn cấu h ó a ......................... 87
1.6. Hệ thống truyền thông đại chúng Việt Nam trong bỗi cảnh kinh tế thị trường.....97

Chương II
VẪN HỔATRUYÉN THÔNG ĐẠI CHÚNG
ở MỘT SỐ QUỐC GIA
2.1. Văn hóa truyền thông đại chúng Trung Q uốc.......................................... 111
2.2. Văn hóa truỵển thông đại chúng Hàn Q uốc............................................ 124
2.3. Văn hóa truyễn thông đại chúng M ỹ .................................................... 139


VẰN HÓA TRUYỂN THÔNG ĐẠI CHÚNG ở VIỆT NAM...

Chương III
VĂN HÓA TRUYÉN THÔNG ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM
NHÌN Từ KÊNH TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
3.1. Điếu kiện hưởng thụ văn hóa truyển thông đại chúng của người dân
và những vấn để bát cập của khoảng cách công nghệ số ............................. 155
3.2. Định hướng giá trị thông qua những tấm gương điển hình
và vấn để người "nổi tiếng" trên các phương tiện
truỵển thông đại chúng hiện n a y ........................................................ 164
3.3. Văn hóa phản biện và sự dân chủ hóa đời sổng xã hội
trong bổi cảnh bùng nổ truỵển thòng đại ch ú n g ...................................... 174
3.4. Văn hóa đọc và văn hóa nghe nhìn trong bối cảnh truyền thông kỹ thuật sổ... 180
3.5. Hội nhập văn hóa truyền thông đại chúng quốc tế
và vấn để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc truyền th ố n g ............................. 188


Chương IV
VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM
NHÌN Từ GÓC Độ CÔNG CHÚNG TIẾP NHẬN
4.1. Sự hình thành nhóm công chúng mới - cái tôi được thể hiện, khẳng định và đế cao.. 201
4.2. Sự thay đổi vế lố! sổng, thói quen sinh hoạt,
cách thức giao tiếp, truyến bá thông tin, tri thức...................................... 209
4.3. Sự biến đổi trong văn hóa gia đình và văn hóa học đường........................... 216
4.4. Sự thay đổi trong văn hóa thời gian rỗi
và sự hình thành các hình thức văn hóa giải trí mới................................... 222
4.5. Sựthay đổi trong tiêu dùng văn hóa và văn hóa tiêu dùng dưới ảnh hưởng
của văn hóa truyền thông đại ch ú n g .....................................................233
4.6. Ngôn ngữ thời công nghệ sổ và sự giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt........... 242
4.7. Đánh giá của còng chúng vế báo chí truyền thông Việt N a m ........................ 245


MỤC LỤC

Chương V
VẪN HỐA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG: NHÌN VỀ PHÍA TƯƠNG LAI
5.1. Xu thế văn hóa truyền thông đại chúng trên thế g iớ i................................ 253
5.2. Một số vấn để đặt ra đổi với văn hóa truyền thông đại chúng Việt N a m ........... 256
5.3. Giải pháp phát triển báo chí truyền thông
và văn hóa truyền thông đại chúng ở Việt N am ....................................... 259
Kết lu ậ n ............................................................................................. 299
Tài liệu tham khảo.................................................................................305


LỜI TỰA

Toàn cẩu hoá là xu thế tất yêu, khách quan, đã và đang tác

động mạnh mẽ tói tất cả các lĩnh vực trong đời sông xã hội ở
mọi quốc gia trên th ế giới. Báo chí truyền thông là một trong
những lĩnh vực chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của tiến trình toàn
cầu hóa. Nhờ sự phát triển của công nghệ số, báo chí truyền
thông có sự biến đổi chưa từng có với truyền thông hội tụ, đa
phương tiện, mạng xã hội toàn cầu... đồng thời, sự phát triêh
này trờ thành nhân tố biên thế giới thành ngôi làng chung, thúc
đẩy quá trình toàn cầu hóa ngày càng sâu sắc.
Truyền thông đại chúng Việt Nam thực sự hội nhập với thế
giới kể từ năm 1997, thời điểm Việt Nam chính thức hòa mạng
Internet toàn cầu. Chỉ sau một vài năm, diện mạo truyền thông
đại chúng ở Việt Nam đã thay đôi vượt bậc cả về số lượng và
chất lượng: báo chí nói riêng và các phương tiện truyền thông
đại chủng (PTTTĐC) nói chung không chỉ truyền tải thông tin
tới công chúng với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết, mà còn ngày
một chuyên biệt và chuyên nghiệp hơn trong việc đáp ứng các
yêu cầu, thị hiếu khác nhau của công chúng.
Từ giữa thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật, đời sôhg vật châ't và tinh thần của con người không
ngừng được nâng lên, đổng thời đưa đến nliững thay đổi căn
bản trong sáng tạo, sản xuất, truyền bá, và hưởng thụ, sừ dụng
các sản phẩm văn hóa. Nêu ừrrớc đây, quá ữình sản xuất, thưởng
thức các giá trị văn hóa được thực hiện theo phương ửiức cổ điển:


v A n h ó a t r u y ể n t h ô n g đ ạ i c h ú n g ở v iệ t n a m

...

những sáng tạo văn hóa thường bắt đầu từ các cá nhân, là sự

sáng tạo mang dấu ấn cá nhân, có tính độc đáo, tính đơn nhất,
thì giờ đây, sản phẩm văn hóa được sản xuất hàng loạt, có số
lượng lớn với sự hỗ trợ của máy móc và công nghệ. Trước khi
phát thanh ra đời, các sản phẩm văn hóa chỉ phục vụ cho các
tầng lớp có điều kiện và có trình độ Iihất định. Ngày nay, đối
tượng thụ hưởng các sản phẩm văn hóa là đại đa số dân chúng.
Những giá trị văn hóa được phô cập, truyền bá thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, tiếp đó là
truyền hình, Internet... giúp phục vụ cho đông đảo công chúng
một cách nhanh nhất, tiện lợi nhất, đã tạo ra nền văn hóa
truyền thông đại chúng.
Đ ể các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, đặc
biệt là các thế hệ sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh ngành báo
chí truyền thông, văn hóa học,... hiểu sâu sắc hơn về văn hóa
truyền thông đại chúng, những vấn đề lý luận và thực tiên phát
triển văn hóa truyền thông đại chúng trên thế giới và Việt Nam,
chúng tôi xuất bản cuốn sách '‘Văn hóa truyền thôn<ị đại chúng ờ
Việt Nam trong điều kiện kinh tê'thị trườn<ị và toàn cẩu hóa”. Đây là
một trong những kết quả nghiên CÚ0J chính của Đề tài khoa học
cấp Nhà nước mã số KX.03.18/11-15, do PGS.TS. Đặng Thị Thu
Hương làm Chủ nhiệm đề tài.
Dựa trên nhiều nguồn tu liệu phong phú trong và ngoài
nước, với cách tiếp cận đa ngành và liên ngành, cuôri sách
chuyên khảo này là công trình đầu tiên hệ thống hóa cơ sở lí
luận và phương pháp nghiên CÚII về vân đề truyền thông đại
chúng, văn hóa đại chúng và văn hóa truyền thông đại chúng,
cơ chế và ánh hưởng tác động của kinh tế thị trường và toàn
cầu hóa tới văn hóa truyền thông đại chúng. Các tác giả đã
khảo sát, tổng kết và nêu rõ thực trạng, cũng Iiltư nêu bật
những thành tựu và hạn chế của văn hóa truvển thông đại



LỜI TỰA

n

chúng ở nước ta hiện nay. Những khảo cứu về văn hóa truyền
thông đại chúng của Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ được giới
thiệu nhằm đem lại thông tin gợi mờ và kinh nghiệm phát triển
văn hóa truyền thông đại chúng ở những quốc gia này.
Cuốn sách chuyên khảo là tài liệu thiê't thực cho các sinh
viên, học viên, nghiên cứu sinh ngành Báo chí Truyền thông,
Văn hóa học và những ai quan tâm đến lĩnh vực này.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Các tác giả


LỜI NÓI ĐẨU

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng lớn với râ't nhiều
cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sông vật chất
và tinh thần của con người. Văn hóa là nền tảng tinh thần của
xã hội, là sức mạnh nội sinh của sự phát triển, được biểu hiện
trong cuộc sống bằng nhiều hình thái và qua nhiều hoạt động,
ở đó con người giữ vị trí chủ đạo và trung tâm.
Văn hóa là sản phẩm của loài người, được hình thành và
phát triển trong môi quan hệ thích nghi giữa con người với tự
nhiên, giữa con người vói xã hội, và cũng chính văn hóa lại
tham gia vào việc tạo nên con người, duy trì sự phát triến bền

vững cho xã hội. Văn hóa, theo cách hiểu của xã hội học và
nhân học, không chỉ liên quan đến đời sống tinh thần mà còn là
lối sống, bao gồm cả phương thức sản xuất và công nghệ, khối
tri thức và cách tạo ra tri thức, cách suy nghĩ và cảm xúc, cách
sinh hoạt và giải trí, cách giáo dục và đào tạo con người. Văn
hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá
trình xã hội hóa - hoạt động không chỉ bó hẹp trong mối quan
hệ giao tiêp trực tỉêp giữa cá nhân với gia đình và cộng đồng xã
hội, mà còn thông qua các mối quan hệ giao tiỀp gián tiỄp giữa
con người với các PTTTĐC.
Khó mà hình dung cuộc sông của chúng ta trong xã hội
hiện đại mà thiếu vắng các PTTTĐC. Truyền thông kết nối
chúng ta với thế giới, giúp chúng ta liên hệ được với thực tê' xã
hội rộng rãi, đa chiều nằm ngoài môi trường xung quanh bên


VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG ở VIỆT NAM...

cạnh ta hàng ngày. Truyền thông góp một phần quan trọng
trong sự phát triêh của chúng ta, xây dựng sự hiêli biết của
chúng ta về chính bản thân mình và th ế giới. Nhiều nhà nghiên
cứu truyền thông đã nhấn mạnh về vai trò của truyền thông đại
chúng trong đời sôhg xã hội, không chi đơn thuần là hoạt động
truyền đạt thông tin, mà còn có nhiệm vụ xây dựng, duy trì và
phát triển nền văn hóa.
Với sự ra đời của báo in, phát thanh, truyền hình, và
Internet, thế kỷ XX là thế kỷ mà các PTTTĐC có những bước
phát triển mạnh mẽ, tạo tiền đề cho sự phát triển của xã hội
thông tín trong nền kinh tế tri thức ở thế kỳ XXL Các PTTTĐC là
tác nhân cơ bản tạo nên văn hóa đại chúng, và chính sự liên kết

chặt chẽ này đã làm xuất hiện văn hóa truyền thông đại chúng.
Các kênh truyền thông rời rạc, riêng rẽ đang trở nên hội tụ,
tích hợp và đa phương tiện trong thời đại kỹ thuật số. Dòng
chảy thông tin không phải một chiều, hai chiều mà đa chiều tạo
nên thời đại bùng nổ thông tin, trong đó nhiều giá trị tốt xấu
đan xen nhau và khó kiểm soát hơn bao giờ hê't... Diện mạo
mới của truyền thông đại chúng đang tạo nên làn sóng mới vê'
văn hóa truyền thông đại chúng, và tác động ngược trở lại, tạo
nên sự thay đổi về văn hóa, xã hội, kinh tế và cả chính trị của xã
hội loài người.
Trong bối cảnh kinh tế thị trường và toàn cầu hóa hiện
nay, việc nhận diện rõ ràng, sâu sắc bản chất của văn hóa
truyền thông đại chúng, đánh giá toàn diện về văn hóa
truyền thông đại chúng, nghiên cứu cơ ch ế hình thành, cũng
như vai trò tác động của văn hóa truyền thông đại chúng đối
với xã hội và công chúng Việt Nam, để từ đó đưa ra những
tiêu chí nhằm tiếp cận các vấn đề của truyền thông đại chúng
dưới góc độ truyền thông đại chúng, xã hội học và văn hóa
học, là m ột việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.


LỜI NÓI ĐẨU

(3

Chính vì vậy, chuyên khảo này sẽ bổ sung cơ sở lí luận cho
nhiều học phẩn ở bậc cử nhân, thạc sỹ và tiến sĩ tại các cơ sở
đào tạo báo chí truyền thông, văn hóa học,... trong cả nước,
như "Cơ sở lí ìuận háo chí truyền thông", "Các học thuyết v ề truyền
thông đại chúng", và đặc biệt là học phẩn "Truyền thông đại chúng

và văn hóa đại chúng'',....
Cuốn sách chuyên khảo này chắt lọc các kết quả nghiên
cứu chính của Đề tài khoa học cấp Nhà nước, mã số
KX.03.18/11-15 thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ
trọng điểm mã số KX.03/11-15. Kết quả khoa học của đề tài kêt
tinh công sức lao động học thuật trong nhiều năm của một tập
thể các nhà khoa học, làm việc trên tinh thần phối hợp chặt chẽ,
đầy tâm huyê't. Đ ể hoàn thành cuốn chuyên khảo này, chúng
tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự ủng hộ, giúp
đỡ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Văn phòng các Chương
trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước, Ban
Chủ nhiệm Chương trình KX.03/11-15. Tôi cũng xin bảy tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đối với Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn (cơ quan chủ trì đề tài), các
cơ quan phối hợp triển khai nghiên cứu như Ban Tuyên giáo
Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt
Nam, Đại học Văn hóa, Khoa Báo chí và Truyền thông (Trường
Đại học Khoa Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố
Hổ Chí Minh), Khoa Báo chí và Truyền thông (Trường Đại học
Khoa học H u ê),...
Nhân dịp này, chiing tôi xin được tri ân sự giúp đỡ vô cìing
quý báu của các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo như GS. Hà
Minh Đ úq GS.TS. Nguyễn Chí Bền, PGS.TS. Nguyễn Thị Minh
Thái, PGS.TS. Dương Xuân Sơn, PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh
Huyền, PGS.TS. Phạm Duy Đức, PGS.TS. Đinh Thị Vân Chi,
PGS.TS. Bùi Hoài Sơn, PGS.TS. Nguyễn Toàn Thắng, PGS.TS. Ngô


VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG ở VIỆT NAM...


Văn Giá, PGS.TS. Phạm Minh Sơn, PGS.TS. Hoàng Anh, PGS.TS.
Vũ Duy Thông, TS. Nguyễn Thị Quý Phương, TS. Đỗ Anh Đức,
ThS. Phạm Đình Lân, ThS. Lê Thu Hà, ThS. Nguyễn Đình Hậu,
ThS. Hoàng Thị Thu Hà, ThS. Nguyễn Minh, ThS. Nguyễn Cao
Cường, ThS. Nguyễn Thị Hằng, ... và nhiều bạn bè đổng nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng chuyên khảo không
tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi râ't mong nhận được sự góp ý,
chỉ dẫn của các nhà nghiên cihi, các thầy giáo, cô giáo, các anh
chị em sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh và quý vị độc giả để
tiếp tục hoàn thiện hơn công trình nghiên cứu của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!

PGS.TS. Đặng Thị Thu Hương


MỞ ĐẨU

Văn hóa là giá trị vật chất và tinh thần được hình thành và
chọn lọc trong quá trình lịch sử lâu dài, là hệ giá trị, chuẩn mực
đế thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động của con người, là động lực
đế phát triển xã hội theo hướng nhân văn, bền vững. Các
phương tiện truyền thông đại chúng (PTTTĐC), đặc biệt là
truyền hình và Internet... đang góp phần làm cho th ế giới giao
lưu, quan hệ mật thiết về văn hóa - thông tin. Các PTTTĐC, vói
những sản phẩm sản xuất hàng loạt, chuyên chở nhiều giá trị
văn hóa được truyền đêh cho công chúng, vừa tăng thêm nhận
thức văn hóa, vừa góp phần tạo ra cả "nền văn hóa đại chúng"
cho rất đông người.
Văn hóa đại chúng gắn liền với sự xuất hiện của công
nghiệp văn hóa (culture industry) - thuật ngữ xuất hiện lần đầu

tiên trong bài tiểu luận kinh điển "Công nghiệp văn hóa: Biện
chứng của thời đại khai sáng" của Max Horkheim er và Theodor
Andorno vào năm 1947, trong đó, hai đại diện tiêu biểu của
trường phái Frankfurt cho rằng, văn hóa đã được thương phẩm
hóa, được con người mua bán, và nó dường như mất đi khả
năng đóng vai trò phê phán mang tính trừu tượng. Họ cho rằng
văn hóa đại chúng thuộc về nền văn hóa công nghiệp, trong đó,
nguyên tắc thương nghiệp thay th ế cho nguyên tắc nghệ thu ật
yêu cầu thị trường thay thế cho yêu cầu tinh thần, và điều này
khiến cho văn hóa đại chúng trở nên tầm thường và chỉ mang ý


VĂN HÓA TRUYỂN THÔNG ĐẠI CHÚNG ở VIỆT NAM,

nghĩa minh họa, không có quan hệ gì tới tính chân thực hoặc
giá trị nghệ thuật’.
Các học già của trường phái Frankfurt cho rằng, công
chúng là những người tiêu thụ thụ động, không có kha năng đề
kháng trước sự thuyết phục của các PTTTĐC, là các cá nhân
đang bị biến thành nhũng khối đại chúng (masses), chỉ biết làm
theo người khác, và không còn óc phê phán. Theo họ, tính đại
chúng trong các sản phẩm văn hóa đại chúng xét về mặt ý thức
hệ, đại diện cho sự sáng tạo cám tính của tập đoàn chiếm hữu
tư bản văn hóa xã hội, là sự lừa dối, chế ngự đại chúng một
cách công khai của chủ nghĩa cực quyền trong xã hội tư bản
thông qua các hoạt động giải trí^. Nói cách khác, tính đại chúng
của văn hóa đại chúng không phải do quảng đại quẩn chúng
quyê't định, không phải nảy sinh từ nhu cầu của bản thân
quảng đại quần chúng nhân dân, và vì vậy, tính đại chúng của
văn hóa đại chúng nằrn ngoài đại chúng. Các học giả của

trường phái Frankfurt phê phán các đặc trưng của văn hóa đại
chúng gồm: xu hướng hàng hóa hóa, xu hướng kỹ thuật hóa, xu
hướng tiêu chuẩn hóa và xu hướng cưỡng bức hóa.
Cũng cần phải nói thêm rằng, trước khi trường phái
Frankfurt lên tiếng phê phán mạnh mẽ công nghiệp văn hóa,
F.R. Leavis và một số nhà nghiên cứu khác như Q.D. Leavis và
T.s. Eliot cũng đã chi trích "văn hóa đại chúng", trên lập trường
cua văn hóa tinh hoa (elite culture). Trong tác phẩm ''Khai hóa
văn minh và văn hóa thiểu sô*' (1930), Leavis cho rằng văn hóa đại
chúng không có giá trị thẩm mỹ như văn hóa tinh hoa - loại văn
Đặng Thị Thu Hương, 2013. "M ột số vâh đề về truyền thông đại chúng,
văn hóa đại chúng và văn hóa truyền thông trong kỷ nguyên kỹ thuật sô'".
In trong sách "Văn hóa iniyền thôn<ị đại cliiìng troiiq bôl cảìiỉi hội nhập", NXB
Thông tin và Truyền thông.
Đặng Thị Thu Hương, 2013. Sđd.


MỞ ĐẨU

hóa được gìn giữ thông qua văn học, nghệ thuật, âm nhạc và tư
tưởng, loại văn hóa chỉ do một số ít người tạo ra và một số ít
người có khả năng thưởng thức và chiêm nghiệm, trong khi
văn hóa đại chúng là tẩm thường và giải trí phàm tục vì "văn
hóa đại chúng" là loại văn hóa tiêu dùng dành cho đại chúng có
trình độ văn hóa thấp... ô n g và những người cộng sự cho rằng
văn hóa và thương mại là hệ nhị phân đối lập: thương mại là
mối hiểm họa cơ bản của văn hóa, trong khi đó, thương mại lại
gắn liền với sản phẩm đại chúng và văn hóa đại chúng.
Trong tiểu luận "Sự khủn<Ị ìwản<Ị trong vãn hóa" (The Crisis
in Culture), Hannah Arendt (1960)^ viết rằng: "Truyền thông

trong nền kinh tế thị trường sẽ dẫn đến việc áp đặt của giải trí
đôl với văn hóa". Susan Sontag (1964)^ quan niệm, những chủ
đề do truyền thông đại chúng đê' cập đang dần trở thành những
vân đề xã hội, do đó, phần lớn văn hóa của chúng ta, nhâ't là các
giá trị, đang bị chi phối bởi ngành công nghiệp giải trí. Một số
nhà phê bình cho rằng, văn hóa đại chúng đang xuống cấp khi
báo chí tràn ngập những thông tin về các ngôi sao giải trí,
nhũng bức ảnh thiêu vải của người đẹp,... tin tức thời sự
truyền hình dần bị thay thế bởi hài kịch, những chương trìnli
làm vườn, nấu ăn, thời trang, các chương trình truyền hình
thực tế hay những bộ phim dài tập... khiêh con người chìm
đắm trong văn hóa giải trí.
Trong bài viê't "A theorv of Mass Culture" (Một lý thuyết
về văn hóa đại chúng) in trong cuốn sách do B. Rosenberg và
D.M. VVhite chủ biên về "M ass Culture" (Văn hóa đại chúng)
(1957), MacDonald cho rằng: Văn hóa đại chúng là một thứ văn
'

Arendt, H., 1960. The Crisis in Culture. http;//www.celinecondorelli.eu/
files/ arendtcrisisinculture_v2.pdf.

2 Sontag,

s.,

1964. Notes on 'Cam p'. https://m 0n0sk0p.0rg/im ages/5/59/

Sontag_ Susan_1964_Notes_on_Camp.pdf.



VẰN HÓA TRUYỂN THÔNG ĐẠI CHÚNG ở VIỆT NAM...

hóa thiển cận, hời hợt dẫn đêh hậu qua là, qua vài thế hệ chịu
ảnh hưởng, quần chúng sẽ hướng đến những sán phẩm văn
hóa đơn giản, dễ dãi^ Trong bài viết "O f happiness and of
despair we have no measure" (Về hạnh phúc và thất vọng mà
chúng ta không đo đếm được) cũng trong cuốn sách này, Van
den Haag đưa ra ý kiến rằng: tất cả các phương tiện truyền
thông đại chúng cuôì cùng sẽ loại bỏ con người ra khỏi những
trải nghiệm trực tiếp, làm tăng sự cách ly của họ đối với những
người khác, với thực tế và với chính bản thân họ2.
Nhiều nhà phê bình truyền hình và phim ảnh cho rằng
chất lượng của chương trình truyền hìrửi bị giảm sút là do các
đài truyền hình theo đuổi lợi nhuận bằng cách tập trung vào
những chiêu trò câu khách, phục vụ số đông. Trong lĩnh vực
điện ảnh, văn hóa và giá trị Hollyvvood ngày càng thống trị thế
giới. Khác với cách làm phim truyền thống, phim Hollyvvood
nhấn mạnh đềh việc gây sô"c và hành động kỳ quái, cũng như
sử dụng các kỹ xảo đặc biệt, với các chủ đề tập trung đến bản
năng của con người về bạo lực, trả thù và tình dục.
Đô'i lập với trường phái Frankfurt về lập trường và phương
pháp nghiên cứu, là trường phái Birmingham (Anh), với các đại
diện tiêu biểu là Raymond Wiliams, Stuart Hall, Tony Bennett,
Janet VVollacott và John Fiske. Một số công trình của Raymond
VViliams đã đặt nền móng cho nhiều lĩnh vực nghiên cứu liên
quan đến các vâh đề văn hóa và chính trị, như tác phẩm "Văn
hóa và xã hội", xuâ't bản lần đâu tiên năm 1958 và sau đó được
dịch và xuất bản tại nhiều nước như Italia, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Thổ Nhĩ Kỳ và CHLB Đức. Năm 1974, Ravmond VVilliams tiếp
'


D. MacDonald, 1957. A theorv of M ass Culture. In B. Rosenberg & D.M.
VVhite (ed). Mass Culture. Free Press.

2 E. Van den Haag, 1957. O f happiness and of Despair We have no measure.
In B. Rosenberg & D.M. W hite (ed). M ass Culture.ĨTee Press.


MỞ0ẨU

tục cho xuâ't bản cuốn sách "Truyền hình: Công nghệ và hình thức
văn hóa", nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực truyền hình, trong
đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò và ý nghĩa của sự phát triển
công nghệ cũng như ảnh hưởng của truyền hình đối với nền
tảng văn hóa của đòi sống xã hội hiện đại.
Raymond VViliams và các đại diện của truờng phái
Birmingham cho rằng văn hóa đại chúng có 3 đặc trưng là:
không mang tính kinh điển, chú ý tính sáng tạo của người tiêu
dùng trong quá trình tiếp nhận sản phẩm văn hóa công nghiệp
và có sự loại bỏ sự khác biệt giữa nghệ thuật cao cấp và văn hóa
đại chúng. Họ không tán thành việc phân chia văn hóa thàixh
hai loại: văn hóa cao câp (high culture) và văn hóa thấp kém (low
culture), đổng thời khẳng định tính tích cực, chủ động sáng tạo
của đại chúng, cũng như tính nghệ thuật và cảm giác tììẩm mỹ
của đại chúng trong quá trình tiêu dùng và thụ hưởng sản phẩm
văn hóa đại chúng. Với thái độ lạc quan với văn hóa đại chúng,
các học giả của trường phái Birmingham mở rộng nội hàm của
thuật ngữ "văn hóa" và khắng định, văn hóa là thực tiễn mà
cũng là kinh nghiệm, vì vậy, nghiên cứu văn hóa không chỉ giới
hạn trong sản phẩm văn hóa, mà còn là toàn bộ quá trình sản

xuất, phân phối, và tiêu thụ sản phẩm văn hóa.
Văn hóa, bao gồm cả văn hóa vật chất và tinh thần luôn
tiếp biêh và quá trình này diễn ra nhanh chóng do các nguyên
nhân chủ yếu gồm phát minh, khám phá, phổ biến và khuyếch
tán. Với sự ra đời của phát thanh, truyền hình, và Internet, thế
kỷ XX là thế kỷ mà các phương tiện truyền thông đại chúng có
những bước phát triển mạnh mẽ, tạo tiền đề cho sự phát triển
của xã hội thông tin trong nền kinh tê'tri thức trong thế kỷ XXL
Các phương tiện truyền thông đại chúng là tác nhân cơ bản tạo


VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG ở VIỆT NAM...

nên văn hóa đại chúng*. Nói như K. Tuner (1984)", thì văn hóa
đại chúng và truyền thông đại chúng có mối quan hệ cộng sinh
phụ thuộc lẫn nhau một cách mật thiết, và chính sự liên kê't chặt
chẽ này đã làm xuất hiện văn hóa truỵền thông đại chúng {media
cuỉture) - hình thức văn hóa hình thành sau khi văn hóa đại
chúng đã phát triển đến một giai đoạn mới, với đặc trưng cơ
bản chịu sự quy định bởi đặc trung của bản thân các PTTTĐC.
Dưới ảnh hưởng của các PTTTĐC, biêh đổi mạnh mẽ nhất của
văn hóa hiện nay được nhiều nhà nghiên cứu lên tiếng cảnh
báo là sự tiêp biến từ văn hóa đọc sang văn hóa nghe nhìn, từ
văn hóa bút mực sang văn hóa mạng, từ văn hóa tinh hoa sang
văn hóa tiêu dùng, vận hành theo quy luật của thị trường vói
xu hướng chủ yêu là hàng hóa hóa nghệ thuật và nghệ thuật
hóa hàng hóa...
"Xung đột văn hóa" hay "sự đụng độ của các nền văn minh"
là quan niệm do nhà tương lai học người Mỹ s.p. Huntington
(1993)3 đưa ra để dự báo cho sự phát triển của văn hóa nhân

loại thế kỷ XXL Theo đó, nguồn gốc cơ bản của các xung đột
trên th ế giới này sẽ không còn là hệ tư tường hay kinh tế nữa,
mà các ranh giới quan trọng nhất chia rẽ loài người và nguồn
gốc bao trùm của các xung đột sẽ lả văn hóa; sự đụng độ giữa
các nền văn minh sẽ trở thành nhân tố chi phối chính trị th ế giới
và ranh giói giữa các nền văn minh là chiến tuyến tương lai.
Trong nửa sau của thế kỷ XX và đầu thế ky XXI, sự phát
triển như vủ bão của khoa học và công nghệ, nhất là sự bùng
Mai Quỳnh Nam, 2010. Truyền thông đại chúng: tương tác văn hóa,
In trong: Báo chí - Những vãh đ ề lý lítậìi vả tììực tiễn, tập 7. NXB Đại hục
Quốc gia Hà Nội, tr.81 - 88.
Tuner, K., 1984. Mí7ss Media and Popiilnr Cultiire. Chicago: Science Research
Huntington, S.P., 1997. The Clasìi o f CìVÌlizations and tlìC Remark o f Worìá
Ordcr. Penguin Books.


MỞ ĐÁU

nô của công nghệ thông tin với sự xuâ't hiện của truyền hình,
video và các phương tiện nghe nhìn khác làm tăng tốc độ và đa
dạng hóa các hình thức truyền thông. Những tiến bộ công
nghệ, kỹ thuật truyền thông trong xã hội hiện đại đã, đang và
sẽ làm thay đổi quan niệm của con người vô'n có về bản thân,
về vũ trụ, về xã hội, làm cho con người hôm nay khác xa với
con người thê' kỷ trước trong việc tiếp nhận thông tin, tri thức,
... Truyền thông đóng góp rất lớn cho sự lan truyền và truyền
tải văn hóa về chiều rộng và chiều sâu. Trong mây chục năm
trở lại đây, sự quan tâm của các nhà nghiên cứu về văn hóa
truyền thông đại chúng ngày càng tăng lên, trên rất nhiều khía
cạnh và những cấp độ khác nhau.

Năm 1995, Giáo sư người Mỹ Douglas Kellner cho xuâ't bản
cuốn Văn hóa truyền thông đại chúng (Media culture), trong đó
tác giả đề cập đến những nội dung khác nhau liên quan đến các
phương pháp tiếp cận mới về văn hóa, môi liên hệ giữa văn hóa
truyền thông và đời sống chính trị xã hội, những vấn đề về chủ
nghĩa hiện đại và hậu hiện đại trong văn hóa, xã hội và truyền
thông. Trước đó, năm 1989, Giáo sư Vincent Porter công bố trên
tạp chí Văn hóa, truyền thông và xã hội một bài viê't nhan đề "Sự
sắp đặt lại của truyền hình: tính đa nguyên, tính hợp pháp và thị
trườn<^ tự do ở Mỹ, Tây Đức, Pháp và Vương quốc Anh", trong đó
chi rõ những tác động mạnh mẽ của hệ thống truyền thông đại
chúng nói chung (truyền hình nói riêng) đối với toàn bộ đời
sống văn hóa xã hội ở Tây Âu trong giai đoạn nửa cuối th ế kỷ
XX. Liên tiêp trong những thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ XX,
nhiều công trình nghiên cứu tập trung về những vấn đề rất đa
dạng của văn hóa truyền thông đại chúng như: "Truyền thông,
văn hóa và xã hội'' (Collins, 1986); "Truyền hình, khán giả và nghiên
cứu văn hóa" (Morley, 1992); “Văn hóa truyền thông đại chúng: đánh
giá v ề truyền thông đa quốc gia" (Skovmand & Schroder, 1992);


VÀN HÓA TRUYỂN THÔNG ĐẠI CHÚNG ở VIỆT NAM.

"Văn hóa và không gian công cộng" (McGuigan, 1996); "N ghề làm
báo và văn hóa đại chúng” (Gripsrud, 1992); và "Hiểu biết v ề văn
hóa truyền thông đại chúng" (Stevenson, 2002)...
Có thể nói, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, văn hóa truyền
thông đại chúng là thuật ngữ chỉ xã hội tư bản phương Tây
hình thành và phát triển từ th ế kỷ XX dưới tác động của hệ
thông truyền thông đại chúng. Thuật ngữ này ngụ ý đến toàn

bộ các tác động và định hướng tư tưởng mà các phương tiện
truyền thông đem lại (chủ yếu từ tivi và ngày nay là Internet,
nhưng cũng có cả báo in, phát thanh và điện ảnh), không chỉ
tạo lập dư luận xã hội mà còn ảnh hưởng đến thị hiê'u và các
giá trị xã hội. Các nghiên cứu phần lớn đều xuất phát từ góc độ
tiếp cận đa ngành báo chí truyền thông, văn hóa, xã hội học,
triết học và lịch sử, và bàn luận nhiều khía cạnh, nhiều vâh đề
của văn hóa truyền thông đại chúng, những cơ chế tác động và
ảnh hưởng cúa nó không chi đến văn hóa, mà quan trọng hơn,
đến công chúng tiếp nhận, từ đó ảnh hưởng tới toàn xã hội.
Tuy nhiên, bô'i cảnh chính trị, kừứì tê' xã hội được phân
tích, nghiên cứu trong các công trình nghiên cứu này là xã hội
phương Tây, vì vậy, những luận giải, và những mô hình được
đưa ra hoàn toàn không thế áp dụng, vận dụng một cách máy
móc, nguyên si vào điều kiện đặc thù của Việt Nam hiện nay.
ở Việt Nam, có một sô' công trình nghiên cứu về truvền
thông đại chúng và ở mức độ nhất định cũng đã đề cập đến
những bình diện khác nhau của văn hóa truyền thông đại
chúng. Có thể kể tên một số tác phẩm như: "Vai trò của truyền
thông đại chúng trong giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay" của
Trần Ngọc Tăng (2001); "Báo chí truyền thông và kinh tê'văn hóa
xã hội'' của Lê Thanh Bình (2005); "Phương tiện truyền thông mới
và những thay đổi văn hóa xã hội ở Việt Nam" của Bùi Hoài Sơn
(2008); "Những vấn đ ề văn hóa báo chí truyền thông” do Phạm


Mở ĐẦU

Ngọc T ru n g chủ biên hay một số bài viê't của tác giả Mai Quỳnh
Nam V'ề "Truyền thông đại chúng: tươriẹ tác văn hóa" (2010), "Văn

hóa đại chúng và văn hóa gia đình'' (2000)...
T u y nhiên, cuốn "Những vấn đ ề vãn hóa báo chí truyền
thông" (TS. Phạm Ngọc Trung chủ biên) không đề cập đêh văn
hóa truyền thông đại chúng như một thực thể, một thành tố
tạo n ẽn nền văn hóa trong xã hội đương đại, mà thế hiện
những suy nghĩ, kiến giải của nhóm tác giả về các vấn đề liên
quan 'đến văn hóa - báo chí - truyền thông. Có nghĩa là, mặc
dù, tên gọi của cuôVi sách là "Nhữn<ị vân đ ể văn hóa báo chí
truyền thông", nhưng cuốn sách thực tế là một tập hợp các bài
viết vé' 3 lĩnh vực rộng lớn là văn hóa, báo chí và truyền thông,
vì yậY, mới chỉ điểm được một vài khía cạnh của các lĩnh vực
này, v à nhóm tác giả không chủ ý nghiên cứu về "văn hóa
truyền thông đại chú ng".
M ột công trình nghiên cứu khá công phu, nghiêm túc về
"Truyền thông đại chúng và công chúng đại chúng ở Việt Nam" là
luận án tiến sỹ của Trần Hữu Quang (2000). Sử dụng phương
pháp điều tra xã hội học với lượng mẫu lớn, ở nhiều khu vực
khác nhau của Tp. Hồ Chí Minh, phân tích tổng hợp tù’ hàng
trăm bài báo, và tài liệu chuyên ngành trong và ngoài nước, tác
giả đã có được những kết luận về vấn đề nghiên cứu như sau:
- Các giới công chúng ở Tp. Hổ Chí Minh có nhiều mô thức
tiê'p nhận khác nhau đối với các PTTTĐC, tùy theo những đặc
điếm cá nhân và xã hội của họ.
- Truyền thông đại chúng là một trong những cơ sở xã hội
tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái sản xuất xã hội, hay nói
cách khác, nó góp phần vào việc tái tạo lại cơ cấu xã hội đang
tổn tai.


VĂN HÓA TRUYỂN THÔNG ĐẠI CHÚNG ở VIỆT NAM..


Tuy nhiên, nghiên cứu của học gia Trần Hữu Quang (2000)
nhằm mục đích nhận diện và khảo sát những mô thức tiếp
nhận thông tin của các tầng lớp công chúng ờ Tp. Hổ Chí Minh
đối với các PTTTĐC, chứ không nhằm mục đích nghiên cứu
ảnh hưởng của các PTTTĐC đôl với việc hình thành nền V'ăn
hóa truyền thông đại chúng trong cư dân Tp. Hổ Chí Minh.
Đồng thời, với đối tượng nghiên cứu là cách ứng xử và thái độ
của các nhóm công chúng đối với các PTTTĐC ờ Tp. Hổ Chí
Minh, công trình này không để cập đêh góc độ những người
làm công tác truyền thông (nhà báo, phóng viên, các cơ quan
thông tâVi báo chí, phát thanh truyền hình...). Bên cạnh đó, tác
giả chưa có điều kiện khảo sát về các mô hình văn hóa đang tổn
tại nơi dân cư Tp. Hổ Chí Minh, và hướng tiếp cận văn hóa mới
chi được để cập đến trong phần phác thảo giả thuyê't, do đó,
những luận điểm nghiên cứu về những thay đối về thái độ đối
với truyền thông đại chúng, và khả năng dân đến những thay
đổi về mô hình văn hóa và ngược lại, chưa được đề cập đến
trong cuốn sách này.
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ về ''Tâc dộng của Iihữn<ị phương
tiện truyền thông mới đối với đời sôh'^ văn hóa của cư dân đô thị ở
Việt Nam" (khảo sát ở Hà Nội và Tp. Hổ Chí Minh) do TS. Bùi
Quang Thắng làm chủ nhiệm đề tài năm 2006. Nghiên cứxi này
sử dụng kê't hợp nhiều phương pháp nghiên cứu trong đó tập
trung vào phương pháp điều tra xã hội học về mức độ sử dụng
Internet (phỏng vấn bằng bảng hỏi 1076 người) và điện thoại di
động (phỏng vấn 1035 người) về cách thức tiêp nhận thông tin
của họ thông qua những phương tiện truyền thông mới nà)'.
Nghiên cứu này đã chỉ ra quá trình được gọi là "cá nhân hóa"
(individualization) khi tiêp nhận thông tin từ Internet và thông

qua sử dụng điện thoại di động. Mỗi cá nhân đều có sự lựa
chọn hay từ chôl những "hàng hóa văn hóa" (vô'n rất phong


MỞ ĐẨU

phú, đa dạng) chứ không phai kiểu tiêu thụ hàng hóa là sản
phẩm của thời kỳ thông tin một chiều, áp đặt của các phương
tiện và quan điếm truyền thông truyền thống. Nghiêu cứu cũng
chi ra mối liên kê't của các cá nhân trong môi trường truyền
thông mới đã tạo ra những cộng đồng đặc biệt trong công
chúng - cộng đồng văn bản (textual communities) và cho rằng,
đối vói các PTTTĐC, "các cá nhân không có cơ hội tương tác,
đặc biệt là các nhóm xã hội "ờ phía dưới" hay những nhóm
"thiểu sô'" thì nay, nhờ có các phương tiện truyền thống mới,
các nhóm thiểu sô' được "trao quyền" và càng ngày họ càng có
"tiếng nói" lớn hơn đối với cộng đổng... Nhò đó, sinh hoạt xã
hội trở nên dân chủ hơn, đa chiều hơn và đời sôVig văn hóa
cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn, không còn mang
tính một chiều nữa". Cũng theo các tác giả, "quá trình này
không chi diễn ra trong lĩnh vực văn hóa, xã hội mà cả ở
những lĩnh vực tưởng như ít bị tác động nhất là chính trị".
Mặc dù nêu ra một số vâh đề thể hiện sự thay đổi trong
văn hóa tiếp nhận thông tin của công chúng, hình thành nên
những nét văn hóa mới trong cộng đổng, tuy nhiên, nghiên
cứu này chưa đặt những thay đổi/tác động về văn hóa này
trong nền tảng văn hóa truyền thông đại chúng ở Việt Nam.
Chính vì vậy, nghiên cứu này chưa phân tích, và đánh giá
được thực trạng văn hóa truyền thông đại chúng ở nước ta
hiện nay, những tác động và nguyên nhân tác động đên công

chúng và xã hội trong quá trình phát triển của đâ't nước; đồng
thời, chưa nêu được những lực cản, những bâ't cập khiến cho
các PTTTĐC có thể hạn ch ế vai trò của động lực văn hóa trong
chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam.
Sử dụng khá nhiều kê't quả nghiên cứu của đề tài "Tác động
của những phương tiện truyền thông mới đối với đời sống văn hóa
của cư dân đô thị ở Việt Nam", trong cuốn sách "Phương tiện


×